Cụ Tý từng được giải thưởng Hồ Chí Minh của chế độ năm 2001, còn được xét trao trước cả nhạc sĩ Phạm Tuyên, không cần phải đặc cách, ưu tiên, xin xỏ gì. Ngay cả giai thoại cụ có dính tới nhóm Nhân văn giai phẩm cũng không ảnh hưởng bao nhiêu tới việc xét giải, mà thực ra, theo như tôi biết, cũng chả dính bao nhiêu. Bây giờ, trong mắt và suy nghĩ của dân chúng, những văn nghệ sĩ Nhân văn giai phẩm có thể được xem như những anh hùng, những con người có khí tiết, tử tế, đáng kính trọng nhất của một thời bi kịch văn nghệ.
Hôm trước, trong cuộc tụ họp vui vẻ nhân lễ Giáng sinh 2019, mấy anh em chúng tôi ngồi với nhau theo lời mời của CEO Công ty du lịch Hoàn Mỹ - anh Nguyễn Thế Khải, có cả người con rể của GS toán Đặng Đình Áng. Nhân nhắc tới GS Áng, lại quành sang người anh ruột cụ Áng là nhạc sĩ Đặng Đình Hưng, một “nhân văn giai phẩm”, cha ruột của tay đàn piano lừng danh Đặng Thái Sơn. Cụ Hưng cũng một thời chìm nổi, khổ vì cái tội “nhân văn”, cuối đời may nhờ ông con nổi danh mà bớt phần nào khốn khó. Một đàn anh của tôi trong nghề, anh Nguyễn Khắc Nhượng, người rất mê Nhân văn giai phẩm, tôi từng nghe anh đọc thơ Hoàng Cầm nhiều bài không sót một chữ, anh bảo trong những người có khí tiết thời ấy tớ chỉ phục nể nhất cụ Hữu Loan, dứt là dứt hẳn, chứ ngay cả Nguyên Hồng có giận dỗi bỏ về Yên Thế vẫn còn chút lừng chừng, còn những vị kia về sau đều ít nhiều “tự diễn biến” không được như cốt cách ban đầu. Có nhẽ trong số “những vị kia”, anh Nhượng gộp cả những người như Đặng Đình Hưng, Nguyễn Văn Tý, tất nhiên có cả Hoàng Cầm, Lê Đạt, Văn Cao… Tôi thì tôi nghĩ, ẩn trong cái dấu 3 chấm kia chắc không có những tên tuổi Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Phùng Quán.
Lại nói về cụ Tý. Cụ nổi tiếng từ thời trẻ, khi đi kháng chiến chống Pháp. Thời ấy, chả ai không biết, không hát bài “Dư âm” của chàng. Nó xứng đáng hãnh diện bên những bài lừng lẫy của Văn Cao, Phạm Duy, Trần Hoàn, Tô Vũ… Mấy bà chị họ tôi ở thành phố, chả bà nào không thuộc bài “Dư âm”, hình như bà nào cũng tìm thấy hình bóng, tâm trạng mình trong cô thiếu nữ được vẽ lên bởi nốt nhạc, giai điệu của Nguyễn Văn Tý.
Hay là thế, phổ biến thế, nổi tiếng thế, nhưng vào thời kỳ sau năm 1954, “Dư âm” chết ặt, chả ai nhắc tới nữa. Nhắc tới hoặc hát nó là cũng chết ặt theo nó luôn. Cũng chẳng phải chỉ mình nó, rất nhiều bài khác lừng lẫy thời đánh Pháp cũng bị chôn vùi không thương tiếc. Chế độ mới gọi đó là nhạc vàng. Người ta giải thích nhạc vàng là thứ nhạc vàng vọt, ủy mị, yếu đuối, sướt mướt, cá nhân, đồi trụy, hủy hoại tâm hồn, làm mất sức chiến đấu... Con người và tâm trạng cá nhân không còn chỗ trong đời sống mới. Những thứ gì bị gắn mác tư sản, tiểu tư sản đều bị lôi ra hành hình, chẳng riêng gì nhạc vàng. Văn chương của Tự lực văn đoàn, thơ mới lãng mạn cùng chung số phận với nhạc vàng. Người ta đã nhân danh chế độ mới công nông binh giết chết cả nền văn học từng tồn tại, chỉ cấp “giấy phép sống” cho thứ văn chương nghệ thuật ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ca ngợi tập thể, đề cao sự nghiệp chiến đấu và lao động sản xuất vĩ đại của dân tộc. Sau này, sinh thời, nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến đã gọi chính xác đó là thứ văn học văn nghệ phải đạo. (còn tiếp)
Nguyễn Thông
"Hay là thế, phổ biến thế, nổi tiếng thế, nhưng vào thời kỳ sau năm 1954, “Dư âm” chết ặt, chả ai nhắc tới nữa. Nhắc tới hoặc hát nó là cũng chết ặt theo nó luôn"
Trả lờiXóaThời sau 1954, văn hóa văn nghệ cách mạng lên ngôi với những tên tuổi lớn như Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Tố Hữu vv ... vv ... Bài này di cư vào Nam, trở thành 1 phần của văn hóa Ngụy đồi trụy, aka văn hóa Việt Nam Cộng Hòa, thứ cần phải hủy diệt, according to cuốn sách khoa học & khách quan của Lữ Phương . Bài đó bặt hẳn ở miền Bắc, nhưng trở thành phổ thông ở những vùng bị địch tạm chiếm . Chờ tới giải phóng thì nó bắt đầu -từ Trần Long Ẩn- "rút vào hoạt động bí mật". May quá, Đảng các bác phản bội tất cả mọi thứ nên phát động đổi mới, nhạc Ngụy đồi trụy, aka văn hóa Việt Nam Cộng Hòa lại trỗi dậy, chiếm lĩnh toàn bộ các phương tiện nghe nhìn, ảnh hưởng tới toàn bộ tư di sáng tạo của toàn bộ văn nghệ sĩ cả nước . Cho tới bây giờ thì văn hóa văn nghệ cách mạng lại, theo Trần Long Ẩn, "rút vào hoạt động bí mật", và kết quả là bộ đội Cụ Hồ thất bại thảm hại ở Đồng Tâm .
Chính vì thế, cái chết của ô Nguyễn Văn Tí tạo ra 1 số những hiệu ứng đáng suy ngẫm . Trong khi bọn biệt kích văn hóa tưng bừng bản "Dư Âm" thì báo quân đội lại vinh danh đóng góp của ông vào sự nghiệp văn hóa cách mạng, aka phần "rút vào hoạt động bí mật" trong thời gian gần đây, cùng với những văn nghệ sĩ khét tiếng của nhạc đỏ như ông bô của Lưu Trọng Văn .
Chiện nhơn dăng dại phởm, hình như ô Đặng Thai Mai khuyên ông Tí bò lên vùng xa, vùng xâu, tận Việt Bắc & vùng núi Mù Căng Chải khi nhơn dăng bắt đầu nổ lớn . Nhờ không khí trong lành mà tâm hồn của ổng bớt đi vẩn đục nhơn dăng, thấm nhuần hơn nữa tinh thần cách mạng, trở thành 1 văn nghệ sĩ tiêu biểu của nền văn hóa cách mạng đã "rút vào hoạt động bí mật" như ông bô của Lưu Trọng Văn .
Bài dư âm của NVT hay bao nhiêu thì mấy chục năm sau NVT cho ra đời bài hát Người chăn nuôi giỏi nghe thúi như cứt heo! Đúng là thiên tài mà sống với cọng sản rồi thì cũng bị mai mọt thôi!
Trả lờiXóa