Chính trị và xã hội thường bị nhập nhèm. Dù có muốn "không bàn chuyện chính trị, chỉ quan tâm các vấn đề xã hội" nhưng có lúc vẫn phải lôi cổ chính trị ra, không phải để bàn, mà vạch trần bản chất của nó.
Có khi đó là thứ mưu mẹo ma lanh của đứa làm chính trị, kiểu như Herostratos đốt đền để lấy tiếng. Đừng nghĩ rằng câu nói "tiền trong dân còn khá nhiều" là buột miệng nhỡ miệng, có khi chủ ý cả đấy. Không nói ra, thì ai biết tới mình.
-Trong thế gian, đại đa số tồn tại bằng lao động, tay làm hàm nhai, chỉ có rất ít kẻ muốn thống trị đám đông mới theo đường chính trị. Chính trị, bản thân nó đã xấu xa, nên kẻ làm chính trị phần đông là xấu, ăn bám, lừa đảo, bán nước bọt, tráo trở, thiếu nhân cách. Rất ít người làm chính trị có đạo đức. Hiếm như sao giữa ban ngày.
-Làm chính trị phải có thời cơ, được số đông ủng hộ. Thời cơ chính trị rất hiếm, lâu lâu mới xảy ra một lần, không biết chớp lấy, tận dụng thì nó trôi đi. Năm 1990 phe xã hội chủ nghĩa tan rã, năm 1991 Liên Xô sụp đổ, những nước nào biết chớp thời cơ để thay đổi đều khá hơn, những nước để vuột mất đều phải trả giá về sự u mê, cuồng tín. Đám làm chính trị lãnh đạo ở VN là dẫn chứng rõ nhất.
Thời cơ chính trị thường có màu xám, thể hiện bằng cuộc sống u ám tăm tối của dân chúng. Nó là thứ "tài nguyên" nếu kẻ làm chính trị biết khai thác sẽ thành công, bởi được dân chúng ủng hộ. Năm 1945 là ví dụ cụ thể. Dịch bệnh năm 2021 cũng chả khác gì nạn đói năm Ất Dậu.
Nguyễn Thông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét