Nghĩa phụ của từ war là xung đột, sự giải quyết tranh chấp về quyền lợi. Nghĩa phụ này chỉ dùng trong những trường hợp phạm vi hẹp, chẳng hạn giải quyết mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân, nhóm này với nhóm khác, cao lắm là phạm vi làng xã, đơn vị, tổ chức này nọ.
Rất khốn nạn, phải nói là rất khốn nạn, cho tới lúc này, cuộc chiến tranh đẫm máu ở Ukraine do bọn Nga xâm lược gây ra, đã hơn 1 năm rưỡi, vẫn được nhà cai trị, giới cầm quyền, ban tuyên giáo, báo chí mậu dịch quốc doanh xứ An Nam gọi là xung đột. Chúng coi rẻ mạng người không bằng con sâu cái kiến, bất chấp cả luân thường đạo lý, công lý, sự thực; rất vô văn hóa, vô đạo đức, không còn tư cách con người.
Vậy nên cái ý định ném 350 nghìn tỉ đồng để xây dựng văn hóa, chỉnh đốn tư cách con người chỉ là thứ ý định điên rồ, rất vớ vẩn, cực kỳ vớ vẩn.
Nếu có giỏi, thực tâm, hãy bỏ ngay cái từ "xung đột" bị dùng một cách rất khốn nạn kia đi. Tự chỉnh đốn mình đi.
Người đọc tử tế hãy tẩy chay những báo đài nào cố tình dùng từ xung đột. Chúng không đáng được quan tâm.
Nguyễn Thông
Rất đúng . Bỏ 2 chữ "xung đột" đi, vì đây là "giải phóng", hoặc tệ lắm cũng là "thống nhất đất nước". "xung đột" làm mất đi chính nghĩa của cuộc đấu tranh này
Trả lờiXóa