Như đã biên ở bài trước, một trong những sự tệ hại nhất của chế độ bao cấp mà nhà nước cộng sản áp dụng là chính sách bao cấp lương thực. Những ai sống ở miền Bắc sau năm 1954 và miền Nam sau tháng 4.1975 đều biết rõ chuyện này. Biết rõ bởi không phải được nghe nói, mà chính bản thân trải qua, cuộc đời mình giống như mà ca thử nghiệm trong phòng thí nghiệm của chế độ. May mà nó (chế độ bao cấp lương thực ấy) chấm dứt vào đầu thập niên 1990.
Nông thôn miền Bắc sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi chưa kịp ổn định thì rơi vào cơn bão mới. Cái tâm trạng mà thi sĩ Vũ Cao thể hiện trong bài thơ “Núi Đôi”: “Anh nghe có tiếng người qua chợ/Ta gắng mùa sau lúa sẽ nhiều/Ruộng thấm mồ hôi từng nhát cuốc/Làng ta rồi đẹp biết bao nhiêu” chả kéo dài được bao nhiêu. Trận cuồng phong mới có tên mỹ miều hợp tác xã, hay còn gọi là hợp tác hóa nông nghiệp. Gia đình nông dân nghèo, nhất là bần cố nông, vừa được cách mạng chia vài sào ruộng trong đợt cải cái ruộng đất đẫm máu (1953 - 1957) chưa kịp làm chủ thì tới năm 1959 bị nhà nước gợi ý góp hết ruộng đất vào tổ đổi công, giống như bước thăm dò phản ứng của dân chúng.
Có nhẽ do nóng vội tiến lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện sản xuất lớn, bắt chước Liên Xô, Trung Quốc biến nông thôn thành nông trường, thành công xã nên tới năm 1960 thì miền Bắc tiến hành hợp tác hóa ồ ạt. Tất cả ruộng đất, trâu bò đều bị sung công, hiến cho hợp tác xã. Nông dân trở thành xã viên, làm ruộng theo giờ giấc quy định, “nghe tiếng kẻng reo vui thấy chân trời mở rộng”, được tính công điểm, căn cứ vào công điểm ấy mà người ta chia cho thóc, khoai, rơm rạ...
Không bàn chuyện chính trị. Chỉ quan tâm các vấn đề xã hội. Đá để xây chứ không để ném. nguyenthong8355@gmail.com
Trang
▼
Thứ Năm, 26 tháng 11, 2020
Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020
Một kiểu khốn nạn
Ngày xưa, vào cái thời mà người cộng sản gọi là chế độ phong kiến thối nát, những ông vua được coi đấng minh quân thường tự vi hành để trực tiếp xem xét nắm bắt cuộc sống thực của dân chúng, từ đó mà có những quyết sách ích nước lợi dân.
Tôi đề nghị, thực ra là yêu cầu, mấy ông bà trụ cột triều đình cộng sản hiện nay, cụ thể là ông chủ tịch nước, ông thủ tướng, bà chủ tịch quốc hội hãy tạm dẹp việc bàn nhân sự của các ông bà lại, sau đó cải trang, đội mũ đeo râu, thêm tí son phấn cho nó khác đi, rồi mò ra sân bay Tân Sơn Nhất bắt xe, để coi cái đám bầy tôi của các ông các bà hành dân như thế nào. Bản thân mỗi ông bà hãy cõng chiếc va li hoặc khệ nệ xách túi hành lý leo lên tầng 4 tầng 5 nóng bức chật chội để tự mình trải nghiệm xem nào. Xe đưa xe rước mãi rồi, bụi không dính gót giày, nay thử làm dân một lần cho biết.
Xin nhớ rằng, cán bộ làm gì cũng phải đặt quyền lợi của dân chúng lên trên hết, vậy mà chúng chỉ cốt nhẹ cho chúng, còn đổ hết gánh nặng nề vất vả khổ sở cho dân. Chúng khoe thực hiện phân làn tạo được làn đường thông thoáng vắng vẻ, nhưng vắng thế để làm gì khi người dân phải chen chúc, vất vả, tốn kém, mang vác bồng bế cực khổ trăm bề. Người dân còn nghèo, họ có quyền chọn thứ dịch vụ phải trả ít tiền nhất, sao lại vì thế mà để chúng bắt chẹt họ, lấy thứ quyền hành mà chính dân đã buộc phải trao cho chúng nhằm hại lại dân.
Tôi đề nghị, thực ra là yêu cầu, mấy ông bà trụ cột triều đình cộng sản hiện nay, cụ thể là ông chủ tịch nước, ông thủ tướng, bà chủ tịch quốc hội hãy tạm dẹp việc bàn nhân sự của các ông bà lại, sau đó cải trang, đội mũ đeo râu, thêm tí son phấn cho nó khác đi, rồi mò ra sân bay Tân Sơn Nhất bắt xe, để coi cái đám bầy tôi của các ông các bà hành dân như thế nào. Bản thân mỗi ông bà hãy cõng chiếc va li hoặc khệ nệ xách túi hành lý leo lên tầng 4 tầng 5 nóng bức chật chội để tự mình trải nghiệm xem nào. Xe đưa xe rước mãi rồi, bụi không dính gót giày, nay thử làm dân một lần cho biết.
Xin nhớ rằng, cán bộ làm gì cũng phải đặt quyền lợi của dân chúng lên trên hết, vậy mà chúng chỉ cốt nhẹ cho chúng, còn đổ hết gánh nặng nề vất vả khổ sở cho dân. Chúng khoe thực hiện phân làn tạo được làn đường thông thoáng vắng vẻ, nhưng vắng thế để làm gì khi người dân phải chen chúc, vất vả, tốn kém, mang vác bồng bế cực khổ trăm bề. Người dân còn nghèo, họ có quyền chọn thứ dịch vụ phải trả ít tiền nhất, sao lại vì thế mà để chúng bắt chẹt họ, lấy thứ quyền hành mà chính dân đã buộc phải trao cho chúng nhằm hại lại dân.
Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2020
Cái nào ra cái đó
Nói theo kiểu triết học An Nam (thì vừa lập viện Triết đấy thây), không biết mà cứ nói thì không có trí, biết mà không dám nói thì không có dũng.
Nhà cháu cả trí lẫn dũng đều mỏng nhưng được cái nói thẳng nói thật.
Rất nhiều người đã nhầm lẫn hoặc cố ý nhầm lẫn một cách không thuyết phục khi nêu bài thơ của ông chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lần ổng về thăm trường cũ. Lại còn nhấn vào các chi tiết lớp 10B, anh cả, cánh diều, v.v.., lại còn chê về thăm thầy mà dám xưng anh cả đỏ...
Thế là không công bằng. Cần nhớ rằng bài được gọi là thơ ấy ổng viết từ cách nay năm 1962 (theo như đương sự tự khai), tức là đã cách nay 58 năm, không liên quan gì tới anh cả đỏ, tới sách cánh diều, tới thái độ đối với thầy cô. Tôi kiểm tra trên bản tin của TTXVN thấy viết rõ như vậy. Nhưng TTXVN cũng không thể tin được (mà báo chí mậu dịch thì có cái nào đáng tin), nhỡ ra nó viết chính xác, sau đó nghe dư luận ì xèo nó vội sửa lại thì sao, bèn nghe lại đoạn clip video thì đúng là tác giả bài "thơ" bảo viết hồi lớp 10, làm báo tường.
Nhà cháu cả trí lẫn dũng đều mỏng nhưng được cái nói thẳng nói thật.
Rất nhiều người đã nhầm lẫn hoặc cố ý nhầm lẫn một cách không thuyết phục khi nêu bài thơ của ông chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lần ổng về thăm trường cũ. Lại còn nhấn vào các chi tiết lớp 10B, anh cả, cánh diều, v.v.., lại còn chê về thăm thầy mà dám xưng anh cả đỏ...
Thế là không công bằng. Cần nhớ rằng bài được gọi là thơ ấy ổng viết từ cách nay năm 1962 (theo như đương sự tự khai), tức là đã cách nay 58 năm, không liên quan gì tới anh cả đỏ, tới sách cánh diều, tới thái độ đối với thầy cô. Tôi kiểm tra trên bản tin của TTXVN thấy viết rõ như vậy. Nhưng TTXVN cũng không thể tin được (mà báo chí mậu dịch thì có cái nào đáng tin), nhỡ ra nó viết chính xác, sau đó nghe dư luận ì xèo nó vội sửa lại thì sao, bèn nghe lại đoạn clip video thì đúng là tác giả bài "thơ" bảo viết hồi lớp 10, làm báo tường.
Thứ Hai, 16 tháng 11, 2020
Một kiểu có đuôi man rợ
Kể từ hôm 14.11 tây vừa rồi, đám quản lý ga sân bay Tân Sơn Nhất đã chính thức áp dụng quy định do chúng đặt ra, và tất nhiên được các cấp liên quan như Tổng công ty Cảng hàng không VN (ACV), Sở GTVT TP.HCM, Cục Hàng không, Bộ GTVT, thậm chí cả chính phủ, phê duyệt đồng ý. Quy định rằng xe nào được vào chỗ nào để đón khách, trong lãnh địa có tên chữ là cảng hàng không Tân Sơn Nhất.
Điều thấy rất rõ, các quan sân bay lấy lý do đảm bảo an toàn, giảm ùn ứ ùn tắc xe cộ trong khu vực các làn đường trước sảnh nhà ga nên chấn chỉnh lại. Lâu nay, nhà chức việc xứ này làm điều gì mà chả có lý do chính đáng, vì nọ vì kia. Điều họ cố ỉm đi không nói ra: vì chính họ và vì túi tiền, từ cái thói lăng loàn, độc quyền, ích kỷ, coi thường dân chúng của họ.
Sân bay Tân Sơn Nhất, cũng như rất nhiều cơ sở vật chất hạ tầng ở nước này, là tài sản quốc gia, công cộng, của chung toàn dân, của cộng đồng chứ không phải riêng ai. Chính người dân đã đổ máu, “anh gục xuống đường băng Tân Sơn Nhất”, đã còng lưng đóng thuế nộp vào ngân sách để có sân bay, để củng cố cho nó tồn tại. Nó được giao cho đơn vị này nọ, người này người kia chỉ để họ quản lý, duy trì sự hoạt động phục vụ đất nước, xã hội, dân chúng, chứ không phải bị biến thành của riêng, độc quyền, muốn làm gì thì làm, dùng thế nào thì dùng, biến nó thành công cụ hành dân. Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.
Điều thấy rất rõ, các quan sân bay lấy lý do đảm bảo an toàn, giảm ùn ứ ùn tắc xe cộ trong khu vực các làn đường trước sảnh nhà ga nên chấn chỉnh lại. Lâu nay, nhà chức việc xứ này làm điều gì mà chả có lý do chính đáng, vì nọ vì kia. Điều họ cố ỉm đi không nói ra: vì chính họ và vì túi tiền, từ cái thói lăng loàn, độc quyền, ích kỷ, coi thường dân chúng của họ.
Sân bay Tân Sơn Nhất, cũng như rất nhiều cơ sở vật chất hạ tầng ở nước này, là tài sản quốc gia, công cộng, của chung toàn dân, của cộng đồng chứ không phải riêng ai. Chính người dân đã đổ máu, “anh gục xuống đường băng Tân Sơn Nhất”, đã còng lưng đóng thuế nộp vào ngân sách để có sân bay, để củng cố cho nó tồn tại. Nó được giao cho đơn vị này nọ, người này người kia chỉ để họ quản lý, duy trì sự hoạt động phục vụ đất nước, xã hội, dân chúng, chứ không phải bị biến thành của riêng, độc quyền, muốn làm gì thì làm, dùng thế nào thì dùng, biến nó thành công cụ hành dân. Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.
Thứ Năm, 12 tháng 11, 2020
Thành ngữ ‘Mặt nghệt như mất sổ gạo’
Chưa cần liếc gì thêm, chỉ đọc mấy chữ đó, nhiều người nghĩ ngay tới thời bao cấp, ngẫm lại đến giờ đầu óc còn khiếp; nhớ mở rộng chút nữa là thời tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, tiến mãi không tới nơi; thu hẹp một chút thì là cuộc sống kinh tế và xã hội miền Nam sau biến cố “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” năm Ất Mão, 1975 tháng 4.
Các cụ xưa thường dạy “ôn cố tri tân”, nghĩa là nhắc lại, xem lại (ôn) cái cũ để biết (tri) cái mới. Thú thực, có những thứ cũ, quên đi càng tốt, quên nhanh, quên được bao nhiêu hay bấy nhiêu, bởi mỗi lần gợi nhớ, mỗi lần ôn lại chỉ tổ rùng mình. Không ít lần, tôi tự hỏi tại sao bản thân và nhiều người như mình, thế hệ mình lại sống được trong cái vũng lầy lịch sử ấy, mà không bị chết bởi đói, bởi khốn cùng, bế tắc, tuyệt vọng, liều mình như biết bao người. Nếu chiến tranh bom đạn chết chóc từng giây xô đẩy người ta vào cùng đường đã đi một nhẽ, đằng này ngay cả khi hòa bình, cuộc sống tự do, đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh… nó vẫn vênh váo ngự trị. Nó được gọi bằng cái tên “thời bao cấp”, trong chứa đựng đủ cả nghèo đói, bất công, khốn khổ, lầm than. Và cha đẻ của nó, không phải ai khác, chính là người cộng sản, bên thắng cuộc.
Các cụ xưa thường dạy “ôn cố tri tân”, nghĩa là nhắc lại, xem lại (ôn) cái cũ để biết (tri) cái mới. Thú thực, có những thứ cũ, quên đi càng tốt, quên nhanh, quên được bao nhiêu hay bấy nhiêu, bởi mỗi lần gợi nhớ, mỗi lần ôn lại chỉ tổ rùng mình. Không ít lần, tôi tự hỏi tại sao bản thân và nhiều người như mình, thế hệ mình lại sống được trong cái vũng lầy lịch sử ấy, mà không bị chết bởi đói, bởi khốn cùng, bế tắc, tuyệt vọng, liều mình như biết bao người. Nếu chiến tranh bom đạn chết chóc từng giây xô đẩy người ta vào cùng đường đã đi một nhẽ, đằng này ngay cả khi hòa bình, cuộc sống tự do, đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh… nó vẫn vênh váo ngự trị. Nó được gọi bằng cái tên “thời bao cấp”, trong chứa đựng đủ cả nghèo đói, bất công, khốn khổ, lầm than. Và cha đẻ của nó, không phải ai khác, chính là người cộng sản, bên thắng cuộc.
Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2020
Góp ý với các nhà báo (phóng viên, biên tập viên): Lời tựa, tựa đề, nhan đề
Cần nói ngay, góp ý này không chỉ dành cho các nhà báo mà với rất nhiều “nhà”, trong đó có cả những người được xếp vào diện có học, kiến thức cao, thầy cô giáo, sinh viên, thậm chí cả quan chức văn hóa.
Sẽ có ai đó bảo ông tự cho mình là gì mà dám đụng vào những đấng bậc, thứ hạng cao như vậy. Đành phải thú thực rằng tôi chả là gì sất, chỉ thường dân như biết bao người quanh ta, tuy nhiên thấy cái sai thì góp ý, còn đối tượng có tiếp nhận được hay không lại là chuyện khác.
Đọc trên báo, nghe trên tivi, đôi lúc nghe trò chuyện đâu đó, thấy người ta gọi tên cuốn sách, bộ phim, vở kịch, hoặc một tác phẩm văn học bằng từ “tựa đề”. Ví dụ: tựa đề “Số đỏ”, tựa đề “Áo lụa Hà Đông”, tựa đề “Đường Sơn đại huynh”…
Biết đâu có người lý sự rằng ngôn ngữ luôn vận động, phát triển, biến đổi qua thời gian, nơi này gọi thế này, nơi kia gọi thế khác, ngoài bắc khác, trong nam khác, bắt bẻ nhau làm gì. Nếu nói thế thì tôi xin chịu bởi biết cãi cũng không lại... bê tông. Tôi chỉ góp ý với những “nhà” chuyên sử dụng tiếng Việt thôi.
Sẽ có ai đó bảo ông tự cho mình là gì mà dám đụng vào những đấng bậc, thứ hạng cao như vậy. Đành phải thú thực rằng tôi chả là gì sất, chỉ thường dân như biết bao người quanh ta, tuy nhiên thấy cái sai thì góp ý, còn đối tượng có tiếp nhận được hay không lại là chuyện khác.
Đọc trên báo, nghe trên tivi, đôi lúc nghe trò chuyện đâu đó, thấy người ta gọi tên cuốn sách, bộ phim, vở kịch, hoặc một tác phẩm văn học bằng từ “tựa đề”. Ví dụ: tựa đề “Số đỏ”, tựa đề “Áo lụa Hà Đông”, tựa đề “Đường Sơn đại huynh”…
Biết đâu có người lý sự rằng ngôn ngữ luôn vận động, phát triển, biến đổi qua thời gian, nơi này gọi thế này, nơi kia gọi thế khác, ngoài bắc khác, trong nam khác, bắt bẻ nhau làm gì. Nếu nói thế thì tôi xin chịu bởi biết cãi cũng không lại... bê tông. Tôi chỉ góp ý với những “nhà” chuyên sử dụng tiếng Việt thôi.
Thứ Hai, 2 tháng 11, 2020
Vĩnh vẽ phía sau màu (tiếp)
Phần 2: Cuộc hòa hợp xóa nhòa ngăn cách
Nói thêm về 2 lần đàn đúm ở nhà anh Nguyễn Khắc Nhượng và anh Lê Hải. Dĩ nhiên Vĩnh trẻ nhất đám nhưng lại như cục nam châm hút mạnh nhất. Đận nhà Lê Hải đông hơn, có thêm anh Lê Nguyễn (dịch giả), anh Lê Học Lãnh Vân, nhà thơ Lý Đợi... Không gian thật ấm cúng thân tình, xung quanh là tranh, trên bàn bày rượu. Chứng kiến cuộc vui là những Hữu Loan, Trịnh Công Sơn, Văn Cao, Phùng Quán, Tô Thùy Yên… ngự trên tường. Và không chỉ ngắm tranh Vĩnh, còn được nghe chàng hát. Thật lạ, tuổi chưa vào ngưỡng 4 (sinh năm 1986) sao tài hoa thế, hiểu nhiều hiểu sâu thế. Những ngón tay kia tưởng chỉ quen cầm cọ chạy trên phím ghi ta thật điêu luyện. Vĩnh thuộc rất nhiều bài của miền Nam trước 1975, thậm chí những bài có từ khi đất nước mới chia cắt. Vĩnh hát “Chuyến đò vĩ tuyến” của Lam Phương nghe lặng người, buồn não nề, rồi cả Ngô Thụy Miên, Trúc Phương, Trịnh Công Sơn, Phạm Duy… Có cảm tưởng trước mặt không phải chàng họa sĩ trẻ mà một ca sĩ lãng tử, ẩn dật, chỉ khi lòng thôi thúc lắm mới cất lên giai điệu chất chứa tự bao giờ.
Nhẩm lại cái địa chỉ triển lãm Vọng, tôi ruổi hết con đường Ngô Thời Nhiệm quận 3, tới tận đầu đường. Có nhẽ những người được giao trách nhiệm đặt tên đường ở đất Sài Gòn nên điều chỉnh lại cho đúng tên danh nhân Ngô Thì Nhậm. Triều Nguyễn bắt thiên hạ phải kiêng húy, né tránh hai tiếng Thì và (Hồng) Nhậm (tên vua Tự Đức hồi nhỏ) thành Thời và Nhiệm. Lẽ nào suốt bao năm, những cái đầu bác học của chính quyền mới lại cứ duy trì mãi tên gọi Ngô Thời Nhiệm một cách vô trách nhiệm như vậy.
Nói thêm về 2 lần đàn đúm ở nhà anh Nguyễn Khắc Nhượng và anh Lê Hải. Dĩ nhiên Vĩnh trẻ nhất đám nhưng lại như cục nam châm hút mạnh nhất. Đận nhà Lê Hải đông hơn, có thêm anh Lê Nguyễn (dịch giả), anh Lê Học Lãnh Vân, nhà thơ Lý Đợi... Không gian thật ấm cúng thân tình, xung quanh là tranh, trên bàn bày rượu. Chứng kiến cuộc vui là những Hữu Loan, Trịnh Công Sơn, Văn Cao, Phùng Quán, Tô Thùy Yên… ngự trên tường. Và không chỉ ngắm tranh Vĩnh, còn được nghe chàng hát. Thật lạ, tuổi chưa vào ngưỡng 4 (sinh năm 1986) sao tài hoa thế, hiểu nhiều hiểu sâu thế. Những ngón tay kia tưởng chỉ quen cầm cọ chạy trên phím ghi ta thật điêu luyện. Vĩnh thuộc rất nhiều bài của miền Nam trước 1975, thậm chí những bài có từ khi đất nước mới chia cắt. Vĩnh hát “Chuyến đò vĩ tuyến” của Lam Phương nghe lặng người, buồn não nề, rồi cả Ngô Thụy Miên, Trúc Phương, Trịnh Công Sơn, Phạm Duy… Có cảm tưởng trước mặt không phải chàng họa sĩ trẻ mà một ca sĩ lãng tử, ẩn dật, chỉ khi lòng thôi thúc lắm mới cất lên giai điệu chất chứa tự bao giờ.
Nhẩm lại cái địa chỉ triển lãm Vọng, tôi ruổi hết con đường Ngô Thời Nhiệm quận 3, tới tận đầu đường. Có nhẽ những người được giao trách nhiệm đặt tên đường ở đất Sài Gòn nên điều chỉnh lại cho đúng tên danh nhân Ngô Thì Nhậm. Triều Nguyễn bắt thiên hạ phải kiêng húy, né tránh hai tiếng Thì và (Hồng) Nhậm (tên vua Tự Đức hồi nhỏ) thành Thời và Nhiệm. Lẽ nào suốt bao năm, những cái đầu bác học của chính quyền mới lại cứ duy trì mãi tên gọi Ngô Thời Nhiệm một cách vô trách nhiệm như vậy.