Rất nhiều người Việt, kể cả những lãnh đạo cấp cao, cả những người làm luật, những người chuyên nghề soạn văn bản của nhà nước, lại là người không rành tiếng Việt, không biết dùng chính xác tiếng mẹ đẻ.
Tôi lấy 2 ví dụ rất phổ biến trên báo chí truyền thông, trong các văn bản mang tính quốc gia (tức đã được cơ quan cao nhất là quốc hội duyệt, thông qua) dùng sai tới mức người ta không biết sai, cứ tưởng đúng, hoặc biết sai nhưng ngại nói ra (với tâm lý nói ra cũng chả thay đổi được gì, ai thèm nghe).
Trước hết, trong những thông tin về pháp luật, ta thường nghe/đọc cụm từ "tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" mỗi khi có cán bộ bị xử lý kỷ luật. Cụm từ này không phải do báo chí tự đặt ra, mà được trích từ điều 356 và 357 Bộ luật Hình sự (năm 2015, vẫn còn hiệu lực). Trong 2 điều đó, đều có cụm từ nói trên, "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Không bàn chuyện chính trị. Chỉ quan tâm các vấn đề xã hội. Đá để xây chứ không để ném. nguyenthong8355@gmail.com
Trang
▼
Thứ Tư, 30 tháng 10, 2024
Thứ Hai, 28 tháng 10, 2024
Chống lãng phí: Có chống được không? (kỳ 2)
Đọc toàn bài “Chống lãng phí” của ông Tô Lâm, rà kính soi từng câu từng chữ, tôi không thấy ông ấy đề cập tới những thứ lãng phí đang diễn ra công khai, hằng ngày, những lãng phí đã được luật hóa bằng nghị định này, chỉ thị nọ của đảng, nhà nước.
Đặc biệt, bài viết đứng tên ông Tô Lâm hoàn toàn không đả động gì tới bệnh hình thức mạn tính gây cực kỳ lãng phí đã thành thứ tệ nạn kinh khủng hết thuốc chữa ở xứ này, cũng không chỉ ra sự duy trì quá nhiều tổ chức hội đoàn, ban bệ, cánh tay phải tay trái, cánh dài cánh ngắn rất vô tích sự ngốn ngân sách từ tiền thuế của dân.
Tới hôm 26.10, phát biểu tại Quốc hội với tư cách đại biểu quốc hội, Tổng bí thư Tô Lâm trăn trở: "Lãng phí xảy ra nhiều lắm. Tại sao mình lại vướng mình, làm khó mình đến vậy? Quy định làm sao mà để cuối cùng mình không thực hiện được? Nhà nước còn không làm được thì sao doanh nghiệp làm được?". Ông hàng xóm nhà tôi đọc xong cười bảo: Vẫn chung chung.
Đặc biệt, bài viết đứng tên ông Tô Lâm hoàn toàn không đả động gì tới bệnh hình thức mạn tính gây cực kỳ lãng phí đã thành thứ tệ nạn kinh khủng hết thuốc chữa ở xứ này, cũng không chỉ ra sự duy trì quá nhiều tổ chức hội đoàn, ban bệ, cánh tay phải tay trái, cánh dài cánh ngắn rất vô tích sự ngốn ngân sách từ tiền thuế của dân.
Tới hôm 26.10, phát biểu tại Quốc hội với tư cách đại biểu quốc hội, Tổng bí thư Tô Lâm trăn trở: "Lãng phí xảy ra nhiều lắm. Tại sao mình lại vướng mình, làm khó mình đến vậy? Quy định làm sao mà để cuối cùng mình không thực hiện được? Nhà nước còn không làm được thì sao doanh nghiệp làm được?". Ông hàng xóm nhà tôi đọc xong cười bảo: Vẫn chung chung.
Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2024
Chống lãng phí: Có chống được không?
Ông Tô Lâm viết (hoặc ai viết giùm) khi nào thì tôi không rõ, chỉ biết chiều 13.10.2024 báo chí quốc doanh đồng loạt đăng bài “Chống lãng phí” đứng tên ông, ở cương vị Tổng bí thư, Chủ tịch nước, hai vị trí cao vót trong "bộ tứ". Điều này có nghĩa đây là mệnh lệnh của quốc gia.
Kể từ khi ngồi ghế tổng bí thư, lúc kiêm luôn cả chủ tịch nước, ông Tô Lâm có những phát ngôn rất "đổi mới", xé rào, tích cực, phá vỡ vùng cấm, được hầu hết dư luận xã hội, dân chúng đồng tình, đánh giá cao. Nhiều người bảo đó là tư duy, tinh thần kiểu Gorbachov, hiếm xuất hiện ở xứ này gần thế kỷ nay.
Suốt bao năm, nếu người nói không phải quan chức đứng đầu sẽ bị xử lý "tội" vạ miệng, chịu lên bờ xuống ruộng, nát đám cỏ gà. Những Trần Độ, Trần Xuân Bách, Hồ Đức Việt... là ví dụ. Dân mà phát ngôn vậy có khi bị bắt, đi tù do tội "chống lại đảng, nhà nước", "lợi dụng quyền tự do, dân chủ".
Kể từ khi ngồi ghế tổng bí thư, lúc kiêm luôn cả chủ tịch nước, ông Tô Lâm có những phát ngôn rất "đổi mới", xé rào, tích cực, phá vỡ vùng cấm, được hầu hết dư luận xã hội, dân chúng đồng tình, đánh giá cao. Nhiều người bảo đó là tư duy, tinh thần kiểu Gorbachov, hiếm xuất hiện ở xứ này gần thế kỷ nay.
Suốt bao năm, nếu người nói không phải quan chức đứng đầu sẽ bị xử lý "tội" vạ miệng, chịu lên bờ xuống ruộng, nát đám cỏ gà. Những Trần Độ, Trần Xuân Bách, Hồ Đức Việt... là ví dụ. Dân mà phát ngôn vậy có khi bị bắt, đi tù do tội "chống lại đảng, nhà nước", "lợi dụng quyền tự do, dân chủ".
Thứ Tư, 23 tháng 10, 2024
Đường quang không đi cứ đâm quàng bụi rậm
Không cần bàn về thể chế như thế nào là tốt, điểm nghẽn điểm nghiếc cho mất thì giờ, loanh quanh luẩn quẩn. Cứ banh mắt nhìn ra nước người ta rồi cứ thế mà quyết định. Đâu xa, thì Hàn Quốc, Nhật, Sing, Thái, thậm chí Campuchia ngay sát sạt.
Muốn như Cuba, Triều Tiên, Venezuela... cũng chẳng ai cấm.
Buồn cười nhất là tay cầm đầu Cuba vừa rồi cứ nằng nặc đổ việc mất điện do bị cấm vận, tại Mỹ gây ra. Nói như ông Trọng, mình có thế nào thì người ta mới thế chứ.
Muốn như Cuba, Triều Tiên, Venezuela... cũng chẳng ai cấm.
Buồn cười nhất là tay cầm đầu Cuba vừa rồi cứ nằng nặc đổ việc mất điện do bị cấm vận, tại Mỹ gây ra. Nói như ông Trọng, mình có thế nào thì người ta mới thế chứ.
Quanh năm suốt tháng ra rả chửi "nó", chống "nó", thề không đội trời chung, thế định đòi nó phải cơm bưng nước rót, nấu sơn hào hải vị mời tới tận mồm chắc. Cuba mí chả cu bốn, tới giờ còn chưa mở mắt banh đầu thì có cúp điện quanh năm suốt tháng cũng đúng. Chỉ khổ dân. Nhưng dân như thế cũng đáng chịu khổ.
Nguyễn Thông
Thứ Ba, 22 tháng 10, 2024
Thời sự 20.10
Tối hôm 20.10, tôi vừa ăn cơm vừa coi tivi, mà lại tivi mậu dịch (chắc nghiện khó cai). Tôi nghe người đứng đầu bộ máy cầm quyền xứ này đọc diễn văn, liên tục nhắc đi nhắc lại cụm từ "đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch". Cứ tưởng cuộc sống hòa bình, yên ổn làm ăn, sống để yêu thương, ai dè không như mình nghĩ.
Nhưng thôi, ma nhát hoặc nhát ma là chuyện của người ta, tôi chỉ lăn tăn về từ ngữ họ dùng. Cần hiểu rằng từ ngữ trong văn bản hoặc lời nói phản ánh suy nghĩ, ý thức, tình cảm, thái độ của người sử dụng. Chỉ những người không hiểu diều này mới dùng từ một cách ba vạ.
Trước hết là từ "thù địch". Trong cuộc sống, dù cá nhân hay đoàn thể, tổ chức, đơn vị, thậm chí một nước, một phe... đều có thế lực thù địch, kẻ thù địch, chống đối mình. Lẽ đương nhiên phải chống lại, đấu tranh, phản bác nó. Một chế độ như chế độ xã hội chủ nghĩa lắm thế lực thù địch nhất, vừa có thật, vừa do tưởng tượng ra. Đường vinh quang xây xác quân thù. Nói theo kiểu của Lê Nin, không có thế lực thù địch thì không phải chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa công sản. Không khi nào hết thế lực thù địch, bởi vậy không cần bàn về từ/chữ này. Đấu tranh, phản bác nó thì đương nhiên rồi. Tôi không phản đối, ý kiến ý cò gì.
Từ tiếp theo, "sai trái", rất có vấn đề. Chả hiểu sao họ cứ thích dùng. Có nhẽ do bản chất của họ.
Xưa các cụ dạy "nhân vô thập toàn", nghĩa là con người không ai có thể mười thứ toàn vẹn cả mười. Ngay tôi đây, nếu mười điều, chắc chỉ được một rưỡi ở sự chăm chỉ. Thích cào chẳng hạn, biết không hay, nhưng rằng quen mất nết đi rồi.
Nhưng thôi, ma nhát hoặc nhát ma là chuyện của người ta, tôi chỉ lăn tăn về từ ngữ họ dùng. Cần hiểu rằng từ ngữ trong văn bản hoặc lời nói phản ánh suy nghĩ, ý thức, tình cảm, thái độ của người sử dụng. Chỉ những người không hiểu diều này mới dùng từ một cách ba vạ.
Trước hết là từ "thù địch". Trong cuộc sống, dù cá nhân hay đoàn thể, tổ chức, đơn vị, thậm chí một nước, một phe... đều có thế lực thù địch, kẻ thù địch, chống đối mình. Lẽ đương nhiên phải chống lại, đấu tranh, phản bác nó. Một chế độ như chế độ xã hội chủ nghĩa lắm thế lực thù địch nhất, vừa có thật, vừa do tưởng tượng ra. Đường vinh quang xây xác quân thù. Nói theo kiểu của Lê Nin, không có thế lực thù địch thì không phải chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa công sản. Không khi nào hết thế lực thù địch, bởi vậy không cần bàn về từ/chữ này. Đấu tranh, phản bác nó thì đương nhiên rồi. Tôi không phản đối, ý kiến ý cò gì.
Từ tiếp theo, "sai trái", rất có vấn đề. Chả hiểu sao họ cứ thích dùng. Có nhẽ do bản chất của họ.
Xưa các cụ dạy "nhân vô thập toàn", nghĩa là con người không ai có thể mười thứ toàn vẹn cả mười. Ngay tôi đây, nếu mười điều, chắc chỉ được một rưỡi ở sự chăm chỉ. Thích cào chẳng hạn, biết không hay, nhưng rằng quen mất nết đi rồi.
Thứ Năm, 10 tháng 10, 2024
Tiếp quản hay giải phóng?
Hôm nay, ngày 10 tháng 10 (ngày chứ không phải mùng), cái ngày được nhà nước hiện thời và giới truyền thông của họ gọi là “ngày giải phóng thủ đô”. Ngày 10.10 xưa cũ ấy đã cách nay 70 năm, 10.10.1954, bộ đội vào tiếp quản thủ đô, sau cuộc kháng chiến 9 năm chống quân đội và bộ máy cai trị của Pháp.
Tôi là người kiệm nhời nhưng bướng bỉnh, những gì không đáng nói thì không lên tiếng, nhưng với cái nhố nhăng, sai trái thì không chịu được. Nói ra không phải để hả lòng mình, mà trước hết vì sự thật, vì sự tử tế của con người.
Thời lứa tôi đi học, ở trường cũng như trên báo chí truyền thông (hồi ấy đâu có nhiều, chỉ vài tờ báo do đảng và nhà nước quản lý, nhất là báo Nhân Dân và đài phát thanh, chưa có tivi-đài truyền hình), cứ nói tới sự kiện này, ngày 10.10.1954, chỉ có cách gọi duy nhất “ngày tiếp quản thủ đô”, “ngày tiếp quản Hà Nội”. Cách gọi đã nói lên đúng bản chất sự việc, đúng sự thật lịch sử. Ngay cụ Hồ cũng diễn đạt như thế, báo Nhân Dân cũng nói thế, viết thế. Tôi đố ông bà nào tìm được tư liệu gốc thể hiện rằng cụ Hồ nói/viết là “ngày giải phóng thủ đô/Hà Nội”, hoặc báo Nhân Dân thời điểm lịch sử đó viết “ngày giải phóng thủ đô”. Con người ta không ai sai hoặc đúng hoàn toàn. Cụ Hồ và báo Nhân Dân có thể sai điều gì đó, nhưng trường hợp này thì hoàn toàn đúng. Cãi lại cụ, cố ý làm sai lời cụ là vô phép, vô lễ, coi thường người trên. Nếu học cụ, trước hết hãy học ngay sự chính xác này, chỉnh sửa ngay thói tự ý xuyên tạc lịch sử.
Tôi là người kiệm nhời nhưng bướng bỉnh, những gì không đáng nói thì không lên tiếng, nhưng với cái nhố nhăng, sai trái thì không chịu được. Nói ra không phải để hả lòng mình, mà trước hết vì sự thật, vì sự tử tế của con người.
Thời lứa tôi đi học, ở trường cũng như trên báo chí truyền thông (hồi ấy đâu có nhiều, chỉ vài tờ báo do đảng và nhà nước quản lý, nhất là báo Nhân Dân và đài phát thanh, chưa có tivi-đài truyền hình), cứ nói tới sự kiện này, ngày 10.10.1954, chỉ có cách gọi duy nhất “ngày tiếp quản thủ đô”, “ngày tiếp quản Hà Nội”. Cách gọi đã nói lên đúng bản chất sự việc, đúng sự thật lịch sử. Ngay cụ Hồ cũng diễn đạt như thế, báo Nhân Dân cũng nói thế, viết thế. Tôi đố ông bà nào tìm được tư liệu gốc thể hiện rằng cụ Hồ nói/viết là “ngày giải phóng thủ đô/Hà Nội”, hoặc báo Nhân Dân thời điểm lịch sử đó viết “ngày giải phóng thủ đô”. Con người ta không ai sai hoặc đúng hoàn toàn. Cụ Hồ và báo Nhân Dân có thể sai điều gì đó, nhưng trường hợp này thì hoàn toàn đúng. Cãi lại cụ, cố ý làm sai lời cụ là vô phép, vô lễ, coi thường người trên. Nếu học cụ, trước hết hãy học ngay sự chính xác này, chỉnh sửa ngay thói tự ý xuyên tạc lịch sử.
Thứ Ba, 8 tháng 10, 2024
Vụn về Hưng Yên (kỳ 9, cuối)
Cuốn “Nhãn đầu mùa” viết về cái gì mà đến nỗi hai tác giả Xuân Tùng - Trần Thanh bị đánh lên bờ xuống ruộng? Đọc nó lâu lắm rồi, từ đầu thập niên 60 tới giờ đã hơn 60 năm, tôi không còn nhớ chi tiết nữa, nhưng vẫn mang máng rằng “Nhãn đầu mùa” là chuyện về cuộc chiến đấu chống Pháp ở Hưng Yên. Nơi này có đội nữ du kích Hoàng Ngân (bà Ngân là cán bộ phụ nữ, bị quân Pháp bắt, quyết không khai, chịu xử bắn. Sau khi bà Ngân mất, đội du kích nữ ở Hưng Yên lấy tên bà đặt cho đội) chiến công lẫy lừng, giặc cũng phải khiếp sợ. Hưng Yên thời Pháp có bà Hoàng Ngân, Hải Dương có bà Mạc Thị Bưởi (giờ ngay trung tâm Sài Gòn, quận 1, nối với đường Đồng Khởi có đường Mạc Thị Bưởi, nghe đâu giá đất chục tỉ mỗi mét vuông), Thái Bình có bà Nguyễn Thị Chiên “tay không bắt giặc”…
Cùng sát cánh chiến đấu với đội nữ Hoàng Ngân là một đơn vị bộ đội vệ quốc, tất nhiên đàn ông. Cứ có đàn ông đàn bà, lại trẻ nữa, là sinh chuyện. Yêu nhau, để ý nhau, hẹn hò, tỏ tình.Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén. Yêu nhau đâu có tội. Trong chiến tranh, tình yêu thường đẹp đẽ và bi thương. Ông Nguyễn Đình Thi chả viết “Anh yêu em/Và yêu khẩu súng trường trên vai em” là gì. Các tác giả “Nhãn đầu mùa” kể về mối tình như vậy. Nói thật, chuyện của cô du kích Tý với anh bộ đội, chỗ tả mùi mẫn nhất cũng chỉ là cái hôn nhè nhẹ lên… trán, là ôm nhau thấy bộ ngực nóng bỏng phập phồng, rạo rực rạo rực. Chỉ tả bạo đến thế thôi, bọn trẻ bây giờ mà đọc lại chẳng lăn ra cười, tưởng “trái cấm” thế nào, chứ văn chương bây giờ đầy thứ gấp tỉ lần, còn đưa vào cả sách giáo khoa cho trẻ con học nữa, gọi là giáo dục giới tính.
Cùng sát cánh chiến đấu với đội nữ Hoàng Ngân là một đơn vị bộ đội vệ quốc, tất nhiên đàn ông. Cứ có đàn ông đàn bà, lại trẻ nữa, là sinh chuyện. Yêu nhau, để ý nhau, hẹn hò, tỏ tình.Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén. Yêu nhau đâu có tội. Trong chiến tranh, tình yêu thường đẹp đẽ và bi thương. Ông Nguyễn Đình Thi chả viết “Anh yêu em/Và yêu khẩu súng trường trên vai em” là gì. Các tác giả “Nhãn đầu mùa” kể về mối tình như vậy. Nói thật, chuyện của cô du kích Tý với anh bộ đội, chỗ tả mùi mẫn nhất cũng chỉ là cái hôn nhè nhẹ lên… trán, là ôm nhau thấy bộ ngực nóng bỏng phập phồng, rạo rực rạo rực. Chỉ tả bạo đến thế thôi, bọn trẻ bây giờ mà đọc lại chẳng lăn ra cười, tưởng “trái cấm” thế nào, chứ văn chương bây giờ đầy thứ gấp tỉ lần, còn đưa vào cả sách giáo khoa cho trẻ con học nữa, gọi là giáo dục giới tính.
Thứ Hai, 7 tháng 10, 2024
Nỗi lo tiếng mẹ đẻ
Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có ngôn ngữ của riêng mình. Gọi nôm na là tiếng mẹ đẻ. Dù trong cuộc sống hằng ngày ở đủ mọi lĩnh vực, con người ta có sử dụng bao nhiêu ngoại ngữ/tiếng nước ngoài đi chăng nữa, nhất là khó cưỡng ở xu thế hội nhập, thì tiếng mẹ đẻ vẫn là ngôn ngữ chủ đạo, chính thống, được phát triển, giữ gìn, bảo vệ.
Mấy chục năm qua, nước ta nhiều đổi thay, phát triển cả về vật chất lẫn tinh thần. Bức tranh đất nước đẹp hơn, nhiều sắc màu hơn, con người sống hạnh phúc, đầy đủ, văn minh hơn so với trước. Cuộc sống tinh thần, văn hóa ngày càng giàu có, phong phú; những giá trị cổ truyền và giá trị thời đại hòa quện, sinh sắc càng tạo thêm phấn chấn trên con đường đi tới.
Nhưng, vẫn ẩn chứa chữ “nhưng”, trong niềm vui sướng ấy còn không ít điều khiến người ta băn khoăn, lo ngại, thậm chí giận dữ. Ở đây, trong phạm vi đang bàn, chúng tôi muốn đề cập tới nỗi lo về việc dùng tiếng Việt, tức tiếng mẹ đẻ được coi là quốc túy quốc hồn. Càng tìm hiểu kỹ, ngó kỹ, chứng kiến những điều đang diễn ra, không thể không lo, thậm chí rất lo.
Mấy chục năm qua, nước ta nhiều đổi thay, phát triển cả về vật chất lẫn tinh thần. Bức tranh đất nước đẹp hơn, nhiều sắc màu hơn, con người sống hạnh phúc, đầy đủ, văn minh hơn so với trước. Cuộc sống tinh thần, văn hóa ngày càng giàu có, phong phú; những giá trị cổ truyền và giá trị thời đại hòa quện, sinh sắc càng tạo thêm phấn chấn trên con đường đi tới.
Nhưng, vẫn ẩn chứa chữ “nhưng”, trong niềm vui sướng ấy còn không ít điều khiến người ta băn khoăn, lo ngại, thậm chí giận dữ. Ở đây, trong phạm vi đang bàn, chúng tôi muốn đề cập tới nỗi lo về việc dùng tiếng Việt, tức tiếng mẹ đẻ được coi là quốc túy quốc hồn. Càng tìm hiểu kỹ, ngó kỹ, chứng kiến những điều đang diễn ra, không thể không lo, thậm chí rất lo.
Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2024
Chơi như thủ đô
Nói ngay, từ thủ đô không cần phải viết hoa. Cả từ "tổ quốc" cũng thế. Danh từ chung mà viết hoa cái gì. Đám có quyền có tiền bây giờ đang phá nát những quy chuẩn của tiếng Việt.
Cứ nghĩ tới những đồng tiền thuế do dân và doanh nghiệp nộp vào ngân sách nhà nước bị chi xài vô tội vạ ở Hà Nội mà cám cảnh, tthương cho vai gầy của dân.
Những cuộc ném tiền qua cửa sổ, trăm nghìn đổ một trận cười như không, nặng màu mè hình thức ở xứ này là thứ tai ách không biết khi nào mới chấm dứt. Tối ngày bày vẽ kỷ niệm kỷ niếc, cổng chào cổng choẹt, chăng đèn kết hoa... Đúng lời các cụ bảo, vén tay áo xô, đốt nhà táng giấy.
Nó, tai ách ấy, sẽ mãi còn khi vẫn cỏn tồn tại cái gọi là ban tuyên giáo.
Lại nhớ chuyện truyền khẩu, khi bí thư Hà Nội Nguyễn Văn Trân than không có tiền, ông Lê Duẩn bèn bảo không có tiền thì in ra mà chi dùng, thiếu gì mà thiếu. Nay có lẽ Hà Nội đang làm cách đó.
Về vụ kỷ niệm giải phóng thủ đô, tôi đã dặn lòng đừng thèm quan tâm khi họ ương bướng quyết dùng từ "giải phóng" chứ không phải từ "tiếp quản", cố tình xxuyên tạc sự thật lịch sử, nhưng coi mấy cái mô hình ngứa mắt đốt tiền thì lại không đừng được.
Thông cào (tôi mà không đau chân thì còn quất dài nữa, bởi rất ghét mấy trò đốt tiền dân này)
Cứ nghĩ tới những đồng tiền thuế do dân và doanh nghiệp nộp vào ngân sách nhà nước bị chi xài vô tội vạ ở Hà Nội mà cám cảnh, tthương cho vai gầy của dân.
Những cuộc ném tiền qua cửa sổ, trăm nghìn đổ một trận cười như không, nặng màu mè hình thức ở xứ này là thứ tai ách không biết khi nào mới chấm dứt. Tối ngày bày vẽ kỷ niệm kỷ niếc, cổng chào cổng choẹt, chăng đèn kết hoa... Đúng lời các cụ bảo, vén tay áo xô, đốt nhà táng giấy.
Nó, tai ách ấy, sẽ mãi còn khi vẫn cỏn tồn tại cái gọi là ban tuyên giáo.
Lại nhớ chuyện truyền khẩu, khi bí thư Hà Nội Nguyễn Văn Trân than không có tiền, ông Lê Duẩn bèn bảo không có tiền thì in ra mà chi dùng, thiếu gì mà thiếu. Nay có lẽ Hà Nội đang làm cách đó.
Về vụ kỷ niệm giải phóng thủ đô, tôi đã dặn lòng đừng thèm quan tâm khi họ ương bướng quyết dùng từ "giải phóng" chứ không phải từ "tiếp quản", cố tình xxuyên tạc sự thật lịch sử, nhưng coi mấy cái mô hình ngứa mắt đốt tiền thì lại không đừng được.
Thông cào (tôi mà không đau chân thì còn quất dài nữa, bởi rất ghét mấy trò đốt tiền dân này)
Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2024
Vụn về Hưng Yên (kỳ 8)
Ấy, đã nhắc Hưng Yên thì chớ quên nhãn. "Dừa ngon Bình Định, Vĩnh Long/Thanh trà xứ Huế, nhãn lồng Hưng Yên". Hồi dạy chúng tôi văn học dân gian phần ca dao, thầy Chu Xuân Diên ví dụ câu "Hỡi cô cắt cỏ bên sông/Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây" rồi giải thích kiểu chơi chữ này chắc xuất phát từ vùng Hưng Yên bởi chỉ đất Phố Hiến cũ mới có nhãn lồng.
Nhãn lồng nức tiếng cả nước, nghe thiên hạ nói vậy, chứ ngay cả lúc há hốc mồm nghe thầy Diên giảng, tôi cũng chưa được ăn nhãn lồng bao giờ. Miền Bắc những năm thập niên 60 - 70 là thế, vùng miền có đặc sản, nhưng do chiến tranh, do đi lại khó khăn, nhất là nghèo không có tiền, nên cứ tự cung tự cấp, tự sản tự tiêu. Trái cây ư, quê tôi quanh đi quẩn lại cũng chỉ quả táo quả ổi quả bòng quả khế, người quê tôi chả bao giờ (trừ số ít chả mấy khi) biết vải thiều Thanh Hà, nhãn lồng Hưng Yên, cam Xã Đoài, táo Thiện Phiến, hạt dẻ Trùng Khánh... Chúng chỉ xuất hiện trong sách giáo khoa, thơ văn, sách vở, lời kể, nghe bảo ngon thì biết là ngon thôi.
Nhãn lồng nức tiếng cả nước, nghe thiên hạ nói vậy, chứ ngay cả lúc há hốc mồm nghe thầy Diên giảng, tôi cũng chưa được ăn nhãn lồng bao giờ. Miền Bắc những năm thập niên 60 - 70 là thế, vùng miền có đặc sản, nhưng do chiến tranh, do đi lại khó khăn, nhất là nghèo không có tiền, nên cứ tự cung tự cấp, tự sản tự tiêu. Trái cây ư, quê tôi quanh đi quẩn lại cũng chỉ quả táo quả ổi quả bòng quả khế, người quê tôi chả bao giờ (trừ số ít chả mấy khi) biết vải thiều Thanh Hà, nhãn lồng Hưng Yên, cam Xã Đoài, táo Thiện Phiến, hạt dẻ Trùng Khánh... Chúng chỉ xuất hiện trong sách giáo khoa, thơ văn, sách vở, lời kể, nghe bảo ngon thì biết là ngon thôi.
Thứ Ba, 1 tháng 10, 2024
Đường sắt kiểu Nhật
Mấy hôm nay, trên tivi quốc doanh nhan nhản chương trình PR, lăng xê cho đường cao tốc.
Thú thực, tôi không náo nức tí nào với cái dự án đường sắt bắc nam cao tốc ấy. Vì sao?
Nghe bảo phải ít nhất 15 - 20 năm mới xong, lúc ấy có khi mình trên nóc tủ ngắm gà khỏa thân rồi. Sống lâu mà buồn lo cũng chả khoái. Viết cái tút phây mà còn bị cấm lên gỡ xuống thì sống lâu chỉ mệt thân.
Làm lãnh đạo người ta phải nhìn xa trông rộng lo cho dân, không lo được hôm nay thì lo ngày mai, phản đối cái giề, sẽ có lý luận vậy. Tôi không phản đối, nhưng cứ căn cứ vào thực tế thì cảm thấy dân xứ này vài chục năm nữa chưa chắc đã thoát nghèo, "nghèo bền vững" (đứa nào chế ra 3 chữ này để ám vào dân tộc nên cách cổ nó đi), tiền đi tàu chợ, xe đò còn chả có, lấy đâu ra vé cao tốc ăn sáng HN, ăn trưa SG. Mua cái vé giá rẻ của Bamboo, VietJet còn mửa mật kia kìa, cao mí chả tốc.
Thú thực, tôi không náo nức tí nào với cái dự án đường sắt bắc nam cao tốc ấy. Vì sao?
Nghe bảo phải ít nhất 15 - 20 năm mới xong, lúc ấy có khi mình trên nóc tủ ngắm gà khỏa thân rồi. Sống lâu mà buồn lo cũng chả khoái. Viết cái tút phây mà còn bị cấm lên gỡ xuống thì sống lâu chỉ mệt thân.
Làm lãnh đạo người ta phải nhìn xa trông rộng lo cho dân, không lo được hôm nay thì lo ngày mai, phản đối cái giề, sẽ có lý luận vậy. Tôi không phản đối, nhưng cứ căn cứ vào thực tế thì cảm thấy dân xứ này vài chục năm nữa chưa chắc đã thoát nghèo, "nghèo bền vững" (đứa nào chế ra 3 chữ này để ám vào dân tộc nên cách cổ nó đi), tiền đi tàu chợ, xe đò còn chả có, lấy đâu ra vé cao tốc ăn sáng HN, ăn trưa SG. Mua cái vé giá rẻ của Bamboo, VietJet còn mửa mật kia kìa, cao mí chả tốc.