XUÂN BA (nhà báo)
Từng bần thần háo hức rồi thất vọng trước cái cổng chính làng Hoành Đồng Tâm nhưng không được vào…
Rồi những thời khắc nhúc nhắc chen chân để tròn mắt chứng kiến cuộc vào thôn Hoành xã Đồng Tâm của ông Đô trưởng Nguyễn Đức Chung ngày 22/4/2017 trực tiếp thương thảo với người dân và giải quyết biến cố Đồng Tâm chỉ trong có vỏn vẹn có 2 tiếng đồng hồ theo phương thức Win-Win, tạm hiểu là các bên cùng thắng! Người dân thắng và chính quyền không thua!
Lại tiếp những mắt tròn mắt dẹt chứng kiến những tíu tít rộn ràng cảnh các chiến sĩ cảnh sát cơ động được giải thoát có người chắp tay vái chào kính cẩn dân làng Đồng Tâm…
Và trực tiếp được ngó một văn bản cam kết độc nhất vô nhị từ thời có chính thể mới. Đó là có hai cái dấu điểm chỉ bằng son đỏ chóe, lưu lại dấu vân tay của ông Đô trưởng Chung và ông nghị Dương Trung Quốc thay cho đồng triện vuông, tròn.
v.v..
Vãn việc tha thẩn ngó lên chợt giật mình thấy cái cổng làng! Chao ôi cái cổng làng Hoành. Những là táo tác, bận rộn, những hỏi han cùng háo hức tò mò, nên bây giờ mới để ý đến cái cổng làng lù lù ngay cạnh. Ấy là cái khốn nạn cố hữu của thói cứ quen trông ngang và ngó xuống chứ ít khi nghển lên?
Không bàn chuyện chính trị. Chỉ quan tâm các vấn đề xã hội. Đá để xây chứ không để ném. nguyenthong8355@gmail.com
Trang
▼
Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017
Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017
Nghịch lý
Xứ này luôn tồn tại những nghịch lý, nhiều đến mức có ngồi suốt ngày tỉ mẩn đếm mỏi mồm cũng không hết. Chẳng hạn:
-Thấy bên Mỹ có ông bác sĩ gốc Việt tên Đào bị đuổi ra khỏi máy bay Mỹ, gớm, cả nước cứ ồn lên, cực lực lên án như chính mình vừa bị đuổi khỏi máy bay của Vietnam Airlines. Vậy nhưng cả một xã Đồng Tâm ngay sát nách thủ đô vùng dậy đòi đất (đất với họ là sự sống) thì hầu hết lại chiêm quan một cách rất thờ ơ, thậm chí không biết.
-Hàng triệu hộ gia đình từ Bắc chí Nam bị nhà nước cướp đất dưới dạng buộc phải nộp vào HTX, hoặc bị thu hồi với lý do dự án này nọ, mất gần trắng, lấy xong nhà nước chỉ bố thí lại cho 5% chính số đất của mình (kiểu bá Kiến đập bàn đập ghế đòi cho được 5 đồng nhưng són ra 5 hào vì thương anh Chí túng quá) thì ai nấy cũng vui vẻ chấp nhận, thậm chí còn hài lòng "biết ơn đảng và chính phủ".
-Ai cũng thấm thía lời cụ Hồ "không có gì quý hơn độc lập tự do" nhưng nhà cai trị ngang nhiên cướp sự tự do (biểu tình, báo chí, lập hội, xuất bản... chẳng hạn) ngay trước mặt thì lại chả dám phàn nàn lấy nửa lời.
-Cả xã hội, thậm chí cả bộ máy cầm quyền đều lên án những vụ bổ nhiệm người nhà, gia đình trị, cả họ làm quan... bởi cho rằng làm như thế là ngang nhiên chiếm đoạt vị trí của những người tài giỏi khác. Nhưng chính đảng cầm quyền không thèm giấu diếm chuyện giành quyền lãnh đạo, tự ban bố quy định chỉ có ai là đảng viên mới được cất nhắc vào vị trí này nọ trong bộ máy nhà nước, mọi chiếc ghế bị thu hết về cho đảng; tuy nhiên, ai cũng biết mà ai cũng chỉ dám thì thào với nhau tỏ sự bực bội, không dám đấu tranh đòi xóa bỏ cái nghịch lý cực kỳ vô lý ấy.
-Tôi chả đếm nữa, mỏi mồm rồi, rút lại là: Ai cũng thấy những nghịch lý nhưng đều sẵn sàng chấp nhận nghịch lý.
Nguyễn Thông
-Thấy bên Mỹ có ông bác sĩ gốc Việt tên Đào bị đuổi ra khỏi máy bay Mỹ, gớm, cả nước cứ ồn lên, cực lực lên án như chính mình vừa bị đuổi khỏi máy bay của Vietnam Airlines. Vậy nhưng cả một xã Đồng Tâm ngay sát nách thủ đô vùng dậy đòi đất (đất với họ là sự sống) thì hầu hết lại chiêm quan một cách rất thờ ơ, thậm chí không biết.
-Hàng triệu hộ gia đình từ Bắc chí Nam bị nhà nước cướp đất dưới dạng buộc phải nộp vào HTX, hoặc bị thu hồi với lý do dự án này nọ, mất gần trắng, lấy xong nhà nước chỉ bố thí lại cho 5% chính số đất của mình (kiểu bá Kiến đập bàn đập ghế đòi cho được 5 đồng nhưng són ra 5 hào vì thương anh Chí túng quá) thì ai nấy cũng vui vẻ chấp nhận, thậm chí còn hài lòng "biết ơn đảng và chính phủ".
-Ai cũng thấm thía lời cụ Hồ "không có gì quý hơn độc lập tự do" nhưng nhà cai trị ngang nhiên cướp sự tự do (biểu tình, báo chí, lập hội, xuất bản... chẳng hạn) ngay trước mặt thì lại chả dám phàn nàn lấy nửa lời.
-Cả xã hội, thậm chí cả bộ máy cầm quyền đều lên án những vụ bổ nhiệm người nhà, gia đình trị, cả họ làm quan... bởi cho rằng làm như thế là ngang nhiên chiếm đoạt vị trí của những người tài giỏi khác. Nhưng chính đảng cầm quyền không thèm giấu diếm chuyện giành quyền lãnh đạo, tự ban bố quy định chỉ có ai là đảng viên mới được cất nhắc vào vị trí này nọ trong bộ máy nhà nước, mọi chiếc ghế bị thu hết về cho đảng; tuy nhiên, ai cũng biết mà ai cũng chỉ dám thì thào với nhau tỏ sự bực bội, không dám đấu tranh đòi xóa bỏ cái nghịch lý cực kỳ vô lý ấy.
-Tôi chả đếm nữa, mỏi mồm rồi, rút lại là: Ai cũng thấy những nghịch lý nhưng đều sẵn sàng chấp nhận nghịch lý.
Nguyễn Thông
Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017
Có một thứ báo chí như thế này
BẠCH HOÀN (nhà báo, nữ)
Khi người dân Đồng Tâm được thông báo đi đo mốc giới rồi bị bắt vào ngày 15.4, họ im lặng.
Khi cảnh sát cơ động tiếp tục được tăng cường về Đồng Tâm và bị người dân buộc phải bắt giữ làm con tin vào ngày 16.4, họ im lặng.
Khi xuất hiện những thông tin (sai sự thật) người dân Đồng Tâm tẩm xăng vào cán bộ chiến sĩ cảnh sát cơ động, họ im lặng.
Những ngày sau đó là liên tiếp các thông tin người dân vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây rối trật tự công cộng, lấn chiếm đất quốc phòng, cản trở người thi hành công vụ...
Những ngày sau đó nữa là một bức tranh xấu xí, đáng sợ về người dân Đồng Tâm, về chân dung người thôn Hoành hung dữ kinh hoàng. Cảm xúc của người cầm bút cài lẫn thông tin ngày 15.4, cơ quan cảnh sát điều tra về bắt người theo quyết định khởi tố trước đó. Nó như một lời khẳng định hành vi bắt người hôm 15.4 là đúng!?
Báo chí, hầu như đã không cho người dân được lên tiếng cho đến khi ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND TP Hà Nội về huyện Mỹ Đức và sau đó là về thôn Hoành.
Khi người dân Đồng Tâm được thông báo đi đo mốc giới rồi bị bắt vào ngày 15.4, họ im lặng.
Khi cảnh sát cơ động tiếp tục được tăng cường về Đồng Tâm và bị người dân buộc phải bắt giữ làm con tin vào ngày 16.4, họ im lặng.
Khi xuất hiện những thông tin (sai sự thật) người dân Đồng Tâm tẩm xăng vào cán bộ chiến sĩ cảnh sát cơ động, họ im lặng.
Những ngày sau đó là liên tiếp các thông tin người dân vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây rối trật tự công cộng, lấn chiếm đất quốc phòng, cản trở người thi hành công vụ...
Những ngày sau đó nữa là một bức tranh xấu xí, đáng sợ về người dân Đồng Tâm, về chân dung người thôn Hoành hung dữ kinh hoàng. Cảm xúc của người cầm bút cài lẫn thông tin ngày 15.4, cơ quan cảnh sát điều tra về bắt người theo quyết định khởi tố trước đó. Nó như một lời khẳng định hành vi bắt người hôm 15.4 là đúng!?
Báo chí, hầu như đã không cho người dân được lên tiếng cho đến khi ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND TP Hà Nội về huyện Mỹ Đức và sau đó là về thôn Hoành.
Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2017
Hội ăn, vô tích sự
Vụ Đồng Tâm như thế, ngay cái tên của nó (Đồng Tâm) đã đủ chất liệu cho cả trăm vở kịch chứ chưa cần nhắc tới những bi thảm, dữ dội, ngang trái, ác độc, mưu mô, hèn hạ, tầm thường... diễn ra trong mấy ngày qua.
Xứ này nhiều năm nay có đủ các hội văn nghệ, thậm chí còn có cả Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật toàn quốc (tức là nhiều vô thiên lủng); có hội sân khấu, hội điện ảnh, hội nhiếp ảnh, hội nhà văn, hội... Không một hội nào lên tiếng, dù lúc nào cũng ra rả kêu gào thiếu chất liệu nóng bỏng cho tác phẩm.
Những lúc như thế, càng tiếc không có lấy một Lưu Quang Vũ. Thời đại bi thương, nhan nhản người mà không có lấy một con người ra hồn.
Ngoài vô vàn những hội nghệ thuật vô dụng, còn có cả tầng tầng lớp lớp hội thuộc dạng đoàn thể xã hội như công đoàn, hội nông dân, hội phụ nữ, hội thanh niên, hội nhà báo, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi, hội... nhưng cũng không hề thấy chút quan điểm nào, dù chỉ lời thều thào. Ngậm mồm cho thật chặt. Dường như những người dân ở xã Đồng Tâm do trời đưa xuống chứ không phải dân xứ này, không thuộc bất cứ hội nào.
Mà xã Đồng Tâm có lẽ từ sao Hỏa tách xuống thật, bởi ngay cả Mặt trận tổ quốc, cả Quốc hội (mà Thường vụ quốc hội khi ấy họp bàn đủ chuyện linh tinh, như chuyện cấm viết phây búc chẳng hạn) suốt mấy ngày cũng chả hé răng. Quốc hội, mặt trận xứ này không bàn chuyện, không quan tâm đến đại diện của sao Hỏa, kiểu như kệ mẹ chúng mày.
Tôi đem chuyện lắm hội nhiều đoàn nhưng tất cả đều im tiếng phàn nàn với lão Maddox hàng xóm nhà tôi. Lão cựu chiến binh hải quân năm 1964 này dí vào trán tôi đau điếng, nói như quát: hội l... vô tích sự (lão này nóng tính, ăn nói rất thiếu văn hóa nhưng tôi không biết biên cách nào khác, chỉ dám viết tắt đi).
Xứ này nhiều năm nay có đủ các hội văn nghệ, thậm chí còn có cả Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật toàn quốc (tức là nhiều vô thiên lủng); có hội sân khấu, hội điện ảnh, hội nhiếp ảnh, hội nhà văn, hội... Không một hội nào lên tiếng, dù lúc nào cũng ra rả kêu gào thiếu chất liệu nóng bỏng cho tác phẩm.
Những lúc như thế, càng tiếc không có lấy một Lưu Quang Vũ. Thời đại bi thương, nhan nhản người mà không có lấy một con người ra hồn.
Báo chí truyền thông có gần một nghìn cơ quan chính thống, đủ cả báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử, tập trung vào cái gọi là Hội Nhà báo với gần 20.000 hội viên có thẻ, vậy nhưng suốt mấy ngày đầu của cuộc nổi dậy cũng im thin thít, cứ như xã Đồng Tâm ở Campuchia hoặc Lào; trong khi đó thì cử người sang tận Syria để nói láo, thấy bên Mỹ có ông bác sĩ gốc Việt bị đuổi khỏi máy bay thì cứ nhào nhào sốt sắng như chính mình vừa bị đuổi.
Ngoài vô vàn những hội nghệ thuật vô dụng, còn có cả tầng tầng lớp lớp hội thuộc dạng đoàn thể xã hội như công đoàn, hội nông dân, hội phụ nữ, hội thanh niên, hội nhà báo, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi, hội... nhưng cũng không hề thấy chút quan điểm nào, dù chỉ lời thều thào. Ngậm mồm cho thật chặt. Dường như những người dân ở xã Đồng Tâm do trời đưa xuống chứ không phải dân xứ này, không thuộc bất cứ hội nào.
Mà xã Đồng Tâm có lẽ từ sao Hỏa tách xuống thật, bởi ngay cả Mặt trận tổ quốc, cả Quốc hội (mà Thường vụ quốc hội khi ấy họp bàn đủ chuyện linh tinh, như chuyện cấm viết phây búc chẳng hạn) suốt mấy ngày cũng chả hé răng. Quốc hội, mặt trận xứ này không bàn chuyện, không quan tâm đến đại diện của sao Hỏa, kiểu như kệ mẹ chúng mày.
Đồng Tâm nóng như thế, nhưng cái Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo, rồi cả ông cụ đứng đầu đảng cũng không thèm bớt 1 giây đứng ra giả nhời dân lấy một câu. Có vẻ các vị ấy bảo rằng chuyện nhỏ, chuyện vặt, không xứng với tầm đại nhân, yếu nhân.
Tôi đem chuyện lắm hội nhiều đoàn nhưng tất cả đều im tiếng phàn nàn với lão Maddox hàng xóm nhà tôi. Lão cựu chiến binh hải quân năm 1964 này dí vào trán tôi đau điếng, nói như quát: hội l... vô tích sự (lão này nóng tính, ăn nói rất thiếu văn hóa nhưng tôi không biết biên cách nào khác, chỉ dám viết tắt đi).
Nguyễn Thông
Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017
Lối thoát cho cuộc khủng hoảng Đồng Tâm
Cảm ơn nhà báo Bảo Hà về bài viết “Đối thoại ở thôn Hoành” trên VnExpress. Thú thực, cả đời tôi chưa bao giờ đọc được một bài báo nào hay như vậy! Chị Bảo Hà đã đến được tận nơi và mô tả những người nông dân chất phác, lam lũ ở thôn Hoành, huyện Mỹ Đức và tình thế tuyệt vọng của họ chân thực đến nao lòng.
Thì ra, sự cục cằn, thô bạo của những người nông dân này chỉ là lớp vỏ bên ngoài. Đằng sau lớp vỏ đó là những tâm hồn rất dễ bị tổn thương, là những nỗi niềm chất chứa không có cách gì giãi bày cho hết.
Đó là những con người vừa mới quát tháo, nhưng lập tức nghẹn ngào trình bày những oan ức của mình khi được lắng nghe.
Ai muốn chặt đầu tôi thì chặt, nhưng tôi nhất quyết không bao giờ tin những người dân ở Đồng Tâm, Mỹ Đức là thế lực thù địch, là những kẻ chống phá chính quyền!
Người dân thôn xã Đông Tâm cũng hiểu rất rõ toàn bộ sự nghiêm trọng của những việc mà họ đang làm. Nhưng, có lẽ, vì danh dự và vì trách nhiệm đối với cụ Kình, họ đã không làm khác được. Cái họ có thể làm và họ đã cố gắng làm là đối xử tử tế với những người bị bắt giữ làm con tin và không để xảy ra bạo lực đối với những người này.
Hiện nay, cả chính quyền và cả những người dân ở Đồng Tâm, Mỹ Đức đều cần một lối thoát. Lối thoát đó chính là đối thoại.
Và những người dân đã có lý khi họ đòi hỏi được đối thoại với cấp chính quyền mà họ chưa mất niềm tin. Đó là cấp thành phố. Rất may là tất cả chúng ta đều biết, Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chính thức khẳng định là ông sẵn sàng đối thoại với những người dân xã Đồng Tâm nếu cần thiết.
Xin thưa với Chủ tịch, đây là trường hợp cần thiết nhất từ trước đến nay đấy ạ!
Cứ nghĩ mà xem, với những kẻ ngoại bang xâm chiếm biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc chúng ta còn đối thoại được, thì tại sao với những người dân của chính mình lại không?!
Nguyễn Sĩ Dũng
(TS Nguyễn Sĩ Dũng nguyên nhiều năm là Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội)
Bài lấy từ báo VTC News, http://vtc.vn/xa-hoi/loi-ra-cho-khung-hoang-dong-tam-d317154.html
Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017
Giật thột chuyện 28 năm trước (viết nhân việc ở Đồng Tâm, Mỹ Đức)
XUÂN BA (nhà báo)
Tần ngần trước ngã rẽ chắc chẳng phải lối chính vào làng đương bị chặn bởi mấy chiếc xe bò, xe ba gác chổng ngược, loanh quanh mãi rồi cũng gặp được hai đàn ông đứng tuổi với ba thanh nam thanh niên chắc đang làm cái việc canh gác… Năn nỉ cùng trình ra đủ thứ giấy tờ tùy thân nhưng chỉ nhận được những cái lắc đầu kiên quyết kèm câu trả lời gióng một chắc nịch rằng báo ta báo tây, báo trung ương hay địa phương lề phải lề trái gì… đều cấm tiệt vào làng.
Đợi thêm một hồi nữa, hóa ra cái tin đối thoại không có.
Chợt bừng trong trí nhớ chuyện gần ba chục năm trước.
Cụ thể, 28 năm trước, ngày mồng 1 tháng 7 dương lịch. Cái tin dân của thôn Cộng Hòa, xã Thọ Ngọc, huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa bắt giữ 5 cán bộ công an, viện kiểm sát của huyện Triệu Sơn dậy khắp… Ấy là với Thanh Hóa thôi chứ hồi đó đâu đã có internet với điện thoại và mạng viễn thông hiện đại! Thời điểm ấy tôi đang có tí ti chức phận là cơ quan cử biệt phái ở tỉnh Thanh nên nhận được tin ấy khá nhanh.
Bươn bả đến chỗ ông Lê Huy Ngọ vừa mới chân ướt chân ráo về nhậm chức Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa thay ông Hà Trọng Hòa bị kỷ luật để hóng tin. Ông Ngọ, khuôn mặt vốn đăm đăm cố hữu khi ấy ngó lại càng thêm khó coi tợn! Qua trao đổi, ông Ngọ xác nhận có chuyện ấy thực nhưng bảo tôi về để đợi tỉnh giải quyết. Còn giải quyết như thế nào thì ông Ngọ và mấy thuộc hạ tin cẩn của ông chả thấy nói gì!
Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017
Nhà lý luận
Cũng giống như ở các nước lăn bánh xe vào vệt đường chủ nghĩa xã hội, những nhà lãnh đạo bộ máy cầm quyền Việt Nam rất thích lý luận. Theo họ, lý luận có tác dụng như ánh sáng (câu cửa miệng của họ là: dưới ánh sáng nghị quyết của đảng), như ngọn cờ, đưa đường chỉ lối, là điều kiện đầu tiên và tiên quyết, quyết định mọi thành bại trong thực tiễn. Không có lý luận cách mạng, sẽ không có phong trào cách mạng, họ khẳng định vậy.
Chính vì thế, người cộng sản phải xây dựng cho bằng được những nhà lý luận. Phong trào cộng sản quốc tế đến nay mặc dù đã lụi tàn, hấp hối, đang thở hắt ra chút sinh khí yếu ớt cuối cùng nhưng sử sách có lẽ còn nhớ ít nhiều đến tên tuổi của Karl Marx (Các Mác), Lenin (Lê Nin), Dimitrov, Mao Trạch Đông, Suslov, Hồ Chí Minh… những nhà lý luận “sáng chói” của đường lối này. Ai mà đi chệch một chút sẽ bị cả đám đông lên án là xét lại, bị tẩy chay, bị cô lập, cả khối không thèm chơi, như “tên phản bội” Tito nước Nam Tư thời thập niên 60-70.
Ở Việt Nam, lý luận thực ra cũng chỉ tầm tầm dạng lằng nhằng dây diện chứ chả có gì đỉnh cao, độc đáo, đặc sắc. Nó là thứ lý thuyết bát nháo được đẻ ra từ thực tiễn rồi người ta cố gượng ép tôn lên thành lý luận. Điều nguy hiểm ở chỗ, khi đã thành lý luận rồi thì cả bộ máy cứ thế vận hành theo, cả xã hội phải tuân theo, cả dân tộc phải đi theo, bất biết nó đúng - sai, hay - dở thế nào.
Một trong những nhà lý luận được đảng cầm quyền xứ này tôn vinh là ông Lê Duẩn. Họ vừa tổ chức rầm rộ lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh của ông, vào ngày 7.4.2017, tại ngay chính quê hương ông, Quảng Trị. Đó cũng là thứ hủ tục lâu nay của đảng và nhà nước. Ngày sinh, ngày mất của những nhà lãnh đạo đã chết cứ tới những năm mà họ gọi là năm chẵn luôn được giở ra kỷ niệm, phô trương như một dạng sự kiện quốc gia. Họ gọi là ăn quả nhớ kẻ trồng cây, biết ơn người đi trước, tuy nhiên nói gì thì nói, nó vẫn đậm màu sắc phong kiến cổ hủ. Dàn lãnh đạo cứ càng ngày càng đông, kẻ sau nối tiếp người trước, với cái đà kỷ niệm này, đến một ngày nào đó họ sẽ phải kỷ niệm quanh năm suốt tháng.
Chính vì thế, người cộng sản phải xây dựng cho bằng được những nhà lý luận. Phong trào cộng sản quốc tế đến nay mặc dù đã lụi tàn, hấp hối, đang thở hắt ra chút sinh khí yếu ớt cuối cùng nhưng sử sách có lẽ còn nhớ ít nhiều đến tên tuổi của Karl Marx (Các Mác), Lenin (Lê Nin), Dimitrov, Mao Trạch Đông, Suslov, Hồ Chí Minh… những nhà lý luận “sáng chói” của đường lối này. Ai mà đi chệch một chút sẽ bị cả đám đông lên án là xét lại, bị tẩy chay, bị cô lập, cả khối không thèm chơi, như “tên phản bội” Tito nước Nam Tư thời thập niên 60-70.
Ở Việt Nam, lý luận thực ra cũng chỉ tầm tầm dạng lằng nhằng dây diện chứ chả có gì đỉnh cao, độc đáo, đặc sắc. Nó là thứ lý thuyết bát nháo được đẻ ra từ thực tiễn rồi người ta cố gượng ép tôn lên thành lý luận. Điều nguy hiểm ở chỗ, khi đã thành lý luận rồi thì cả bộ máy cứ thế vận hành theo, cả xã hội phải tuân theo, cả dân tộc phải đi theo, bất biết nó đúng - sai, hay - dở thế nào.
Một trong những nhà lý luận được đảng cầm quyền xứ này tôn vinh là ông Lê Duẩn. Họ vừa tổ chức rầm rộ lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh của ông, vào ngày 7.4.2017, tại ngay chính quê hương ông, Quảng Trị. Đó cũng là thứ hủ tục lâu nay của đảng và nhà nước. Ngày sinh, ngày mất của những nhà lãnh đạo đã chết cứ tới những năm mà họ gọi là năm chẵn luôn được giở ra kỷ niệm, phô trương như một dạng sự kiện quốc gia. Họ gọi là ăn quả nhớ kẻ trồng cây, biết ơn người đi trước, tuy nhiên nói gì thì nói, nó vẫn đậm màu sắc phong kiến cổ hủ. Dàn lãnh đạo cứ càng ngày càng đông, kẻ sau nối tiếp người trước, với cái đà kỷ niệm này, đến một ngày nào đó họ sẽ phải kỷ niệm quanh năm suốt tháng.
Thứ Tư, 19 tháng 4, 2017
Đất, và đất quốc phòng
Từ vụ đất xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) thấy nảy ra những khía cạnh khác:
Năm 1980, nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của dân định làm sân bay, nhưng sân bay không làm thì phải trả lại cho nông dân chứ, cứ đâu chỉ cần 1 cái quyết định là mãi mãi bị tước đoạt.
Năm 1980, khi đó đất đai do HTX nông nghiệp trực tiếp quản lý (thực ra nó là đất ruộng cá thể được dân góp vào hợp tác) nên khi nhà nước thu hồi, HTX cống nộp cho nhà nước lớn, nông dân không được đền bù một xu nào. Nay sân bay thì không làm, hợp tác không còn nữa, đúng ra phải trả lại đất cho dân.
Rất nhiều đất đai được gắn mác quốc phòng nhưng thực ra đó là thứ lợi ích mà quân đội khư khư giành lấy, một dạng quy hoạch treo khủng, cứ xí phần đó đã, sau này làm gì trên đất thì bảo rằng cho nhiệm vụ quốc phòng.
Chưa có nhà báo nào lưu ý rằng cái quy hoạch sân bay Miếu Môn không chỉ nằm trên đất xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) mà còn nằm ở 3 xã nữa thuộc huyện Chương Mỹ. Sao không tìm hiểu "đất quốc phòng" ở huyện Chương Mỹ nay ra sao rồi.
Khi tỉnh Hà Tây còn tồn tại, đất đai không bị cuốn vào cơn lốc đô thị hóa. Nhưng nó thành thứ mồi ngon bị xâu xé sau khi tỉnh nhập vào Hà Nội, mở rộng thủ đô. Giá trị đất đai tăng vọt, bọn kinh doanh địa ốc thâu tóm, nông dân bị cướp đất, mất đất canh tác, bị đền bù với giá rẻ mạt, dẫn đến nhiều xung đột. Những kẻ ký án tử hình tỉnh Hà Tây phải chịu trách nhiệm chính trong bi kịch xã hội này.
Quân đội nhìn chung là tốt, nhưng có những bộ phận không nhỏ trong quân đội được hưởng quá nhiều bổng lộc, quyền lợi. Hầu hết nhà đất doanh trại, kho tàng, biệt thự sĩ quan của quân đội Sài Gòn sau năm 1975 thành đất quốc phòng, sau đó chuyển thành tài sản của tướng lĩnh, sĩ quan. Những khu đất ở đường 3 Tháng 2 quận 10, đất mênh mông trên đường Phan Văn Trị quận Gò Vấp, đường Hồ Văn Huê hoặc Đào Duy Anh quận Phú Nhuận, đường Cộng Hòa quận Tân Bình... chẳng hạn, thử hỏi có mấy người lính chen được vào. "Tiến về Sài Gòn, ta chiếm nhà mặt tiền. Tiến về Sài Gòn, ta chiếm nhà thật to", người ta hát mỉa mai thế.
Thời nào cũng vậy, nước sông công lính, góp thây trăm họ nên công vài người, khi chia bôi thì xẻng cuốc từ dưới lên, đường sữa từ trên xuống, nói chung chả trong sáng đạo đức gì.
Nguyễn Thông
Năm 1980, nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của dân định làm sân bay, nhưng sân bay không làm thì phải trả lại cho nông dân chứ, cứ đâu chỉ cần 1 cái quyết định là mãi mãi bị tước đoạt.
Năm 1980, khi đó đất đai do HTX nông nghiệp trực tiếp quản lý (thực ra nó là đất ruộng cá thể được dân góp vào hợp tác) nên khi nhà nước thu hồi, HTX cống nộp cho nhà nước lớn, nông dân không được đền bù một xu nào. Nay sân bay thì không làm, hợp tác không còn nữa, đúng ra phải trả lại đất cho dân.
Rất nhiều đất đai được gắn mác quốc phòng nhưng thực ra đó là thứ lợi ích mà quân đội khư khư giành lấy, một dạng quy hoạch treo khủng, cứ xí phần đó đã, sau này làm gì trên đất thì bảo rằng cho nhiệm vụ quốc phòng.
Chưa có nhà báo nào lưu ý rằng cái quy hoạch sân bay Miếu Môn không chỉ nằm trên đất xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) mà còn nằm ở 3 xã nữa thuộc huyện Chương Mỹ. Sao không tìm hiểu "đất quốc phòng" ở huyện Chương Mỹ nay ra sao rồi.
Khi tỉnh Hà Tây còn tồn tại, đất đai không bị cuốn vào cơn lốc đô thị hóa. Nhưng nó thành thứ mồi ngon bị xâu xé sau khi tỉnh nhập vào Hà Nội, mở rộng thủ đô. Giá trị đất đai tăng vọt, bọn kinh doanh địa ốc thâu tóm, nông dân bị cướp đất, mất đất canh tác, bị đền bù với giá rẻ mạt, dẫn đến nhiều xung đột. Những kẻ ký án tử hình tỉnh Hà Tây phải chịu trách nhiệm chính trong bi kịch xã hội này.
Quân đội nhìn chung là tốt, nhưng có những bộ phận không nhỏ trong quân đội được hưởng quá nhiều bổng lộc, quyền lợi. Hầu hết nhà đất doanh trại, kho tàng, biệt thự sĩ quan của quân đội Sài Gòn sau năm 1975 thành đất quốc phòng, sau đó chuyển thành tài sản của tướng lĩnh, sĩ quan. Những khu đất ở đường 3 Tháng 2 quận 10, đất mênh mông trên đường Phan Văn Trị quận Gò Vấp, đường Hồ Văn Huê hoặc Đào Duy Anh quận Phú Nhuận, đường Cộng Hòa quận Tân Bình... chẳng hạn, thử hỏi có mấy người lính chen được vào. "Tiến về Sài Gòn, ta chiếm nhà mặt tiền. Tiến về Sài Gòn, ta chiếm nhà thật to", người ta hát mỉa mai thế.
Thời nào cũng vậy, nước sông công lính, góp thây trăm họ nên công vài người, khi chia bôi thì xẻng cuốc từ dưới lên, đường sữa từ trên xuống, nói chung chả trong sáng đạo đức gì.
Nguyễn Thông
Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017
Ma và người
TRẦN VĂN SỸ
Ngày xưa Đông Quách tiên sinhTham gia đội sáo triều đình kiếm ăn
Vua nghe thổi sáo cả dàn
Chẳng phân biệt, thật hay gian, đâu là…
Cho nên Đông Quách nhà ta
Chẳng biết thổi sáo vẫn vờ thổi theo.
Lộc vua vẫn hưởng đều đều
Đến ngày vua chết, lệ triều đổi thay.
Vua mới thích tiếng sáo hay
Nhưng vua lại thích cái hay từng người
Nên vua có lệnh gọi mời
Từng người thổi sáo vua ngổi lắng nghe
Đông Quách sợ tội lộ ra
Vội vàng trốn biệt đi xa chẳng về.
Lời đề nghị với cả chính quyền và dân nhân vụ Đồng Tâm
Dân đã sống ngàn đời trên dải đất này, trong đó có xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, tỉnh Sơn Tây cũ. Chủ sở hữu ruộng đất là nông dân.
Khi nhà nước cần đất phục vụ cho việc quốc phòng thì chỉ cần ra quyết định thu hồi, người dân phải chấp hành nộp đất, bởi vận nước là trên hết, nước mà mất thì ruộng đất canh tác cũng không còn.
Năm 1980, nhà nước đã thu hồi đất tại 4 xã, trong đó có xã Đồng Tâm (huyện Mỹ đức, 3 xã kia ở huyện Chương Mỹ) để định làm sân bay quân sự Miếu Môn. Không biết vì lý do gì, kế hoạch bị bỏ dở, sân bay không hình thành. Không dùng đất nữa thì phải trả lại cho dân, bao giờ dùng thì dân lại chấp hành nộp cho nhà nước (đương nhiên, nếu vẫn có dự định làm đất phục vụ quốc phòng thì nhắc dân chỉ được canh tác, cấm tuyệt đối không được xây dựng bất cứ công trình nào).
Giờ nhà nước đòi thu hồi đất, cưỡng chế, khởi tố, tưởng để làm sân bay, xây ụ pháo, lập trận địa tên lửa, bãi chứa xe tăng, v.v.., nếu thế thì dân mà phản đối là dân sai; ai ngờ lấy lý do quốc phòng để thu lại đem giao cho Tập đoàn Viettel làm kinh tế. Viettel mà dùng đất này, xây cất nhà cửa trên đó, thì nơi đây muôn đời không phục vụ vào việc quốc phòng được nữa. Chả nhẽ xây sân bay trên nóc cao ốc. Dân phản đối, dân không chấp nhận là đúng quá rồi.
Nhà cầm quyền hãy nhìn thẳng vào sự thật, thừa nhận sai trái của mình, không quanh co lươn lẹo, không cố tình lập lờ khái niệm để đánh lừa dư luận và nhân dân. Càng làm vậy, chỉ càng làm tình hình thêm phức tạp, càng đổ thêm dầu vào lửa, càng khiến dân chúng mất lòng tin vào lực lượng cầm quyền.
Những thông báo vừa được công bố của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và của Công an Hà Nội thực chất chỉ nhằm đổ tội cho dân chứ hoàn toàn không có tính phục thiện, nhận lỗi. Xưa nay họ là vậy.
Nhưng, là một công dân, tôi đề nghị bà con xã Đồng Tâm nên thả nốt những công an, CSCĐ bị bắt giữ về. Hãy cao thượng trước chính quyền để tự họ thấy họ xấu và tầm thường thế nào.
Nguyễn Thông
Khi nhà nước cần đất phục vụ cho việc quốc phòng thì chỉ cần ra quyết định thu hồi, người dân phải chấp hành nộp đất, bởi vận nước là trên hết, nước mà mất thì ruộng đất canh tác cũng không còn.
Năm 1980, nhà nước đã thu hồi đất tại 4 xã, trong đó có xã Đồng Tâm (huyện Mỹ đức, 3 xã kia ở huyện Chương Mỹ) để định làm sân bay quân sự Miếu Môn. Không biết vì lý do gì, kế hoạch bị bỏ dở, sân bay không hình thành. Không dùng đất nữa thì phải trả lại cho dân, bao giờ dùng thì dân lại chấp hành nộp cho nhà nước (đương nhiên, nếu vẫn có dự định làm đất phục vụ quốc phòng thì nhắc dân chỉ được canh tác, cấm tuyệt đối không được xây dựng bất cứ công trình nào).
Giờ nhà nước đòi thu hồi đất, cưỡng chế, khởi tố, tưởng để làm sân bay, xây ụ pháo, lập trận địa tên lửa, bãi chứa xe tăng, v.v.., nếu thế thì dân mà phản đối là dân sai; ai ngờ lấy lý do quốc phòng để thu lại đem giao cho Tập đoàn Viettel làm kinh tế. Viettel mà dùng đất này, xây cất nhà cửa trên đó, thì nơi đây muôn đời không phục vụ vào việc quốc phòng được nữa. Chả nhẽ xây sân bay trên nóc cao ốc. Dân phản đối, dân không chấp nhận là đúng quá rồi.
Nhà cầm quyền hãy nhìn thẳng vào sự thật, thừa nhận sai trái của mình, không quanh co lươn lẹo, không cố tình lập lờ khái niệm để đánh lừa dư luận và nhân dân. Càng làm vậy, chỉ càng làm tình hình thêm phức tạp, càng đổ thêm dầu vào lửa, càng khiến dân chúng mất lòng tin vào lực lượng cầm quyền.
Những thông báo vừa được công bố của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và của Công an Hà Nội thực chất chỉ nhằm đổ tội cho dân chứ hoàn toàn không có tính phục thiện, nhận lỗi. Xưa nay họ là vậy.
Nhưng, là một công dân, tôi đề nghị bà con xã Đồng Tâm nên thả nốt những công an, CSCĐ bị bắt giữ về. Hãy cao thượng trước chính quyền để tự họ thấy họ xấu và tầm thường thế nào.
Nguyễn Thông
Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017
Cấm và cấp phép - căn bệnh của thói cửa quyền
Dường như bộ máy hành pháp, mà cụ thể là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, cụ thể hơn nữa là Cục Nghệ thuật biểu diễn, đang có vấn đề. Những “dầu mỡ” mà người ta vừa tra vào bộ máy ấy chẳng những không khiến nó trơn tru mà trái lại, làm khụng khiệng, trục trặc, phát lộ những xộc xệch, hoen rỉ ẩn chứa lâu nay.
Sự việc những ngày qua đậm chất bi-hài kịch. Dư luận chưa kịp lắng xuống từ chuyện Cục Nghệ thuật biểu diễn chả biết nổi cơn cớ gì tự dưng cấm một loạt 5 ca khúc cũ, trong đó có những bài như Con đường xưa em đi, Rừng xưa, Cánh thiệp đầu xuân… từng lan tỏa sâu rộng trong lòng người yêu nhạc, thì lại một phen choáng váng với việc cục này đòi hỏi muốn hát bài Nối vòng tay lớn của cố nhạc sĩ nổi tiếng Trịnh Công Sơn thì phải xin phép, chờ Cục cấp phép. Cục giải thích rằng từ xưa đến nay bài hát ấy chưa từng được cấp phép. Nó đã vô phép thì không được hát. Nếu cố tình hát là vi phạm pháp luật. Đòi hỏi này chả khác quả chùy giáng vào sự nhẫn nại của công chúng khiến họ phát cơn địa chấn bực bội. Họ đặt nghi vấn: Những nhà hành pháp đang thực thi pháp luật của nhà nước, hay là đang hành dân, hành hạ nghệ thuật?
Ai cũng hiểu xã hội phải được quản lý bằng luật pháp, bằng những quy định của thể chế. Cơ quan hành pháp là lực lượng trực tiếp chỉ đạo, ban bố, kiểm tra, theo dõi, uốn nắn, điều chỉnh việc thi hành những quy định của pháp luật. Cục Nghệ thuật biểu diễn làm việc được giao theo đúng chức trách thì chả có gì phải phàn nàn. Nhưng họ không làm vậy. Họ làm tùy hứng, làm theo ý thích, rất máy móc, phi thực tế, không cần biết hiệu quả ra sao. Dường như những vị có trách nhiệm chỉ ngồi trong phòng kín như bưng bấm nút ban hành những quy định mà chính bản thân họ cũng không hiểu chúng sẽ tồn tại như thế nào trong cộng đồng xã hội, trong cuộc sống hằng ngày. Khi bị dư luận phản ứng, họ chỉ còn biết cãi theo lập trình “chúng tôi làm theo quy định, làm đúng quy trình”, một kiểu cãi lấy được.
Sự việc những ngày qua đậm chất bi-hài kịch. Dư luận chưa kịp lắng xuống từ chuyện Cục Nghệ thuật biểu diễn chả biết nổi cơn cớ gì tự dưng cấm một loạt 5 ca khúc cũ, trong đó có những bài như Con đường xưa em đi, Rừng xưa, Cánh thiệp đầu xuân… từng lan tỏa sâu rộng trong lòng người yêu nhạc, thì lại một phen choáng váng với việc cục này đòi hỏi muốn hát bài Nối vòng tay lớn của cố nhạc sĩ nổi tiếng Trịnh Công Sơn thì phải xin phép, chờ Cục cấp phép. Cục giải thích rằng từ xưa đến nay bài hát ấy chưa từng được cấp phép. Nó đã vô phép thì không được hát. Nếu cố tình hát là vi phạm pháp luật. Đòi hỏi này chả khác quả chùy giáng vào sự nhẫn nại của công chúng khiến họ phát cơn địa chấn bực bội. Họ đặt nghi vấn: Những nhà hành pháp đang thực thi pháp luật của nhà nước, hay là đang hành dân, hành hạ nghệ thuật?
Ai cũng hiểu xã hội phải được quản lý bằng luật pháp, bằng những quy định của thể chế. Cơ quan hành pháp là lực lượng trực tiếp chỉ đạo, ban bố, kiểm tra, theo dõi, uốn nắn, điều chỉnh việc thi hành những quy định của pháp luật. Cục Nghệ thuật biểu diễn làm việc được giao theo đúng chức trách thì chả có gì phải phàn nàn. Nhưng họ không làm vậy. Họ làm tùy hứng, làm theo ý thích, rất máy móc, phi thực tế, không cần biết hiệu quả ra sao. Dường như những vị có trách nhiệm chỉ ngồi trong phòng kín như bưng bấm nút ban hành những quy định mà chính bản thân họ cũng không hiểu chúng sẽ tồn tại như thế nào trong cộng đồng xã hội, trong cuộc sống hằng ngày. Khi bị dư luận phản ứng, họ chỉ còn biết cãi theo lập trình “chúng tôi làm theo quy định, làm đúng quy trình”, một kiểu cãi lấy được.
Mối lo khó nói
Vụ việc "người nông dân nổi dậy" xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội ngày 15.4 đang kéo dài đến thời điểm này thu hút sự chú ý của mọi tầng lớp trong xã hội.
Nhà cầm quyền không nói ra điều sau đây nhưng có lẽ trong lòng họ đang rất lo: gần 30 công an, cảnh sát cơ động bị nông dân "côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó" tay không bắt giữ một cách ngon lành. Điều ấy nói lên cái gì: tức là những con người trang bị tận răng chuyên được giao việc đi đàn áp bây giờ cũng thức tỉnh phản kháng, không theo lệnh chỉ huy nữa, thà ngoan ngoãn để dân bắt còn hơn đánh nhau với dân.
Chứ gần 3 chục người lính cơ động võ nghệ cao cường, họ lại không chấp cả huyện chứ một xã nhằm nhò gì, mấy thanh niên, mấy bà phụ nữ canh gác đối với họ chỉ là con kiến.
Với nhà cầm quyền thì nguy ở chỗ đó. Không còn cái thời "bảo đi là đi, bảo đánh là thắng" được nữa.
Nhà cai trị thời nào cũng vậy, họ rất ngại sự thức tỉnh của dân chúng, ngại sự lăn tăn của người lính "trong tay cầm khẩu súng dài/ngắm đi ngắm lại bắn ai thế này".
Coi tấm ảnh những người lính cơ động trẻ măng ngồi bình thản trong "nhà giam" nhận sự chăm sóc của dân chúng, tôi thấy yêu mến, quý họ chứ không gợn một chút ghét bỏ nào. Về với dân là như cá trong nước rồi, có gì đâu mà phải sợ.
Chỉ thương ở chỗ, có thể những anh em nói trên sau khi được "giải cứu binh nhì" sẽ bị thải ngũ bởi không còn đủ độ tin cậy "còn đảng còn mình" nữa.
Nhà cầm quyền không nói ra điều sau đây nhưng có lẽ trong lòng họ đang rất lo: gần 30 công an, cảnh sát cơ động bị nông dân "côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó" tay không bắt giữ một cách ngon lành. Điều ấy nói lên cái gì: tức là những con người trang bị tận răng chuyên được giao việc đi đàn áp bây giờ cũng thức tỉnh phản kháng, không theo lệnh chỉ huy nữa, thà ngoan ngoãn để dân bắt còn hơn đánh nhau với dân.
Chứ gần 3 chục người lính cơ động võ nghệ cao cường, họ lại không chấp cả huyện chứ một xã nhằm nhò gì, mấy thanh niên, mấy bà phụ nữ canh gác đối với họ chỉ là con kiến.
Với nhà cầm quyền thì nguy ở chỗ đó. Không còn cái thời "bảo đi là đi, bảo đánh là thắng" được nữa.
Nhà cai trị thời nào cũng vậy, họ rất ngại sự thức tỉnh của dân chúng, ngại sự lăn tăn của người lính "trong tay cầm khẩu súng dài/ngắm đi ngắm lại bắn ai thế này".
Coi tấm ảnh những người lính cơ động trẻ măng ngồi bình thản trong "nhà giam" nhận sự chăm sóc của dân chúng, tôi thấy yêu mến, quý họ chứ không gợn một chút ghét bỏ nào. Về với dân là như cá trong nước rồi, có gì đâu mà phải sợ.
Chỉ thương ở chỗ, có thể những anh em nói trên sau khi được "giải cứu binh nhì" sẽ bị thải ngũ bởi không còn đủ độ tin cậy "còn đảng còn mình" nữa.
Nguyễn Thông
Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017
Thối nát
Con của dân đen chỉ xin vào học ở trường mầm non điểm thôi cũng phải xếp hàng từ nửa đêm, xô cổng vượt rào trầy vi tróc vẩy; còn con cháu, dâu rể, anh chị em của mấy ông "ủy" này chia nhau "gánh nặng" ghế quan chức vì dân. Quá thối nát.
Đảng của ông lão bảy mươi ơi, ra mà xem kìa. Hãy tạm đọc đoạn trích này trên báo chính thống đi:
"Cụ thể, trường hợp gia đình ông Nguyễn Hữu Tiến - bí thư Huyện ủy Kim Thành - có em trai là ông Nguyễn Hữu Hưng hiện đang giữ chức vụ phó chủ tịch UBND huyện. Anh trai của ông Tiến là ông Nguyễn Hữu Thưởng cũng được phân công công tác tại Chi cục Thuế huyện Kim Thành.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Hồng Cương, em rể của ông Tiến, được phân công nắm giữ chức vụ trưởng Ban tổ chức huyện ủy.
Con trai của ông Cương là Nguyễn Đức Trọng hiện cũng đang làm chuyên viên tại phòng thanh tra huyện. Được biết, ông Tiến vốn là con trai của ông Nguyễn Hữu Bạ - nguyên bí thư Huyện ủy Kim Thành.
Cũng có “thế lực” không kém gia đình ông Tiến, không ít thân nhân trong gia đình của ông Lê Ngọc Sang - phó bí thư thường trực Huyện ủy Kim Thành - được giao nắm giữ các chức vụ quan trọng.
Trong đó kể đến việc con trai của ông Sang là Lê Ngọc Dũng hiện đang là huyện ủy viên, trưởng phòng tài chính huyện.
Ông Lê Văn Vịnh (em ruột ông Sang) đang là phó chi cục trưởng Chi cục Thuế Kim Thành. Con dâu ông Sang là Đỗ Thị Thu làm phó giám đốc BHXH huyện Kim Thành và con gái ông Sang là Lê Thị Dung là chuyên viên phòng nội vụ.
Ông Sang vốn là con trai của ông Lê Văn Khoái - nguyên bí thư huyện Kim Thành, nguyên trưởng Ban tổ chức tỉnh ủy. Ông này có chị gái từng giữ chức vụ chủ tịch UBND huyện Kim Thành". (trích báo Tuổi Trẻ Online ngày 13.4).
Đảng của ông lão bảy mươi ơi, ra mà xem kìa. Hãy tạm đọc đoạn trích này trên báo chính thống đi:
"Cụ thể, trường hợp gia đình ông Nguyễn Hữu Tiến - bí thư Huyện ủy Kim Thành - có em trai là ông Nguyễn Hữu Hưng hiện đang giữ chức vụ phó chủ tịch UBND huyện. Anh trai của ông Tiến là ông Nguyễn Hữu Thưởng cũng được phân công công tác tại Chi cục Thuế huyện Kim Thành.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Hồng Cương, em rể của ông Tiến, được phân công nắm giữ chức vụ trưởng Ban tổ chức huyện ủy.
Con trai của ông Cương là Nguyễn Đức Trọng hiện cũng đang làm chuyên viên tại phòng thanh tra huyện. Được biết, ông Tiến vốn là con trai của ông Nguyễn Hữu Bạ - nguyên bí thư Huyện ủy Kim Thành.
Cũng có “thế lực” không kém gia đình ông Tiến, không ít thân nhân trong gia đình của ông Lê Ngọc Sang - phó bí thư thường trực Huyện ủy Kim Thành - được giao nắm giữ các chức vụ quan trọng.
Trong đó kể đến việc con trai của ông Sang là Lê Ngọc Dũng hiện đang là huyện ủy viên, trưởng phòng tài chính huyện.
Ông Lê Văn Vịnh (em ruột ông Sang) đang là phó chi cục trưởng Chi cục Thuế Kim Thành. Con dâu ông Sang là Đỗ Thị Thu làm phó giám đốc BHXH huyện Kim Thành và con gái ông Sang là Lê Thị Dung là chuyên viên phòng nội vụ.
Ông Sang vốn là con trai của ông Lê Văn Khoái - nguyên bí thư huyện Kim Thành, nguyên trưởng Ban tổ chức tỉnh ủy. Ông này có chị gái từng giữ chức vụ chủ tịch UBND huyện Kim Thành". (trích báo Tuổi Trẻ Online ngày 13.4).
Nguyễn Thông
(Nguồn: Báo Tuổi Trẻ: http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170413/lai-chuyen-ca-ho-lam-quan-o-hai-duong/1296995.html)
Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017
Góp ý nghiêm túc với Sài Gòn
Vụ Công ty Viễn Đông (ở Sài Gòn) phải bồi thường cho bà du khách nước ngoài bị vấp vào vật cản trên hè, té gẫy răng, rách mặt, thảo dân tôi chỉ xin có ý kiến thế này:
-Bồi thường là đương nhiên. Bà khách này hiền đấy, chứ gặp phải vị nào "máu" một chút, diễn viên Hollyood chẳng hạn, về nước làm đơn kiện thì chẳng những đền nhọc mà còn gì thể diện quốc gia.
-Lộ cái thói làm ăn ẩu tả. Chính quyền bắt dọn dẹp lề đường bị chiếm dụng, thế là miễn cưỡng tháo dỡ, cốt cho xong, chừa lại đủ thứ cạm bẫy trên lối đi, gây tại nạn cho người lương thiện. Tội này phải phạt thật nặng chứ bồi thường cũng chưa phải là xong.
-Từ việc bà khách vấp té bởi cái móc sắt, suy ra những chiếc hàng rào vật cản mà chính quyền cho lắp đặt trên lề nhằm ngăn cản đám chạy xe máy cũng vẫn có thể sinh thêm những nạn nhân khác. Công ty Viễn Đông thì bắt nó bồi thường được, vậy đặt trường hợp có người vấp té gẫy răng do mấy hàng rào kia, liệu chính quyền có chịu bồi thường không, hay lại bảo tại sao ông bà đi mà không nhìn ngó, vấp ráng chịu.
-Giải tỏa lề đường xong, cần kiểm tra lại ngay, bắt đứa lấn chiếm phải khôi phục nguyên trạng, đảm bảo an toàn, mỹ quan. Cứ như cái khách sạn Continental cạnh nhà hát lớn, bị yêu cầu dỡ bỏ tiểu cảnh lấn chiếm, dỡ xong cố ý không khôi phục, để chừa lại cảnh tan hoang với ý đồ trưng bày chứng tích chiến tranh, bêu xấu công cuộc dọn dẹp. Loại này cần định thời hạn khắc phục, nếu không cứ phạt nặng, thu hồi ngay chỗ đất ấy cho chừa.
Nguyễn Thông
-Bồi thường là đương nhiên. Bà khách này hiền đấy, chứ gặp phải vị nào "máu" một chút, diễn viên Hollyood chẳng hạn, về nước làm đơn kiện thì chẳng những đền nhọc mà còn gì thể diện quốc gia.
-Lộ cái thói làm ăn ẩu tả. Chính quyền bắt dọn dẹp lề đường bị chiếm dụng, thế là miễn cưỡng tháo dỡ, cốt cho xong, chừa lại đủ thứ cạm bẫy trên lối đi, gây tại nạn cho người lương thiện. Tội này phải phạt thật nặng chứ bồi thường cũng chưa phải là xong.
-Từ việc bà khách vấp té bởi cái móc sắt, suy ra những chiếc hàng rào vật cản mà chính quyền cho lắp đặt trên lề nhằm ngăn cản đám chạy xe máy cũng vẫn có thể sinh thêm những nạn nhân khác. Công ty Viễn Đông thì bắt nó bồi thường được, vậy đặt trường hợp có người vấp té gẫy răng do mấy hàng rào kia, liệu chính quyền có chịu bồi thường không, hay lại bảo tại sao ông bà đi mà không nhìn ngó, vấp ráng chịu.
-Giải tỏa lề đường xong, cần kiểm tra lại ngay, bắt đứa lấn chiếm phải khôi phục nguyên trạng, đảm bảo an toàn, mỹ quan. Cứ như cái khách sạn Continental cạnh nhà hát lớn, bị yêu cầu dỡ bỏ tiểu cảnh lấn chiếm, dỡ xong cố ý không khôi phục, để chừa lại cảnh tan hoang với ý đồ trưng bày chứng tích chiến tranh, bêu xấu công cuộc dọn dẹp. Loại này cần định thời hạn khắc phục, nếu không cứ phạt nặng, thu hồi ngay chỗ đất ấy cho chừa.
Nguyễn Thông
Người ta tính bản gì?
PHẠM QUANG LONG (giáo sư)
Cụ là cây đa cây đề cả về tri thức lẫn độ từng trải. Nhìn cụ cười, nụ cười đầy day dứt mà thấy đau. Cụ bảo "thì ông xem đấy. Cái tay ấy còn lộc gì chưa hưởng nữa mà vẫn còn vơ vét cả đến cái danh hiệu còm". Rồi lắc đầu, bỏ dở câu chuyện, ra về.
Việc cuốn đi. Lo làm lụng kiếm ăn cũng ít chú ý đến điều này. Giờ, việc đã tạm ngơi, ngồi tỉ mẩn giở cái đống đồ tạp nham ra lại thấy có ảnh cụ đang cười. Nhìn ảnh, nhớ người, nhớ những điều cụ nói. Ngẫm và lai thấy đau hơn.
Bản tính tư hữu của con người có lẽ không bao giờ hết. Từ cổ xưa đã thế rồi. Khi người ta cố vẽ ra một xã hội không thừa nhận tư hữu, thì người ta khôn lắm, họ giấu cái đó đi, làm ra vẻ thế thôi. Những người vẽ ra chuyện đó, không biết có dối mình không, cũng nói khắp thiên hạ rằng đến một lúc nào đó tư tưởng tư hữu sẽ bị tiêu diệt và xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Ngay ở các nước kiểm soát gắt gao thế mà từ bé đến lớn, nạn hối lộ, ăn cắp cả của công và tư còn làm rung rinh cả một chính thể, làm tiêu ma bao sự nghiệp, sụp đổ nhiều thứ... nữa là.
Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017
Ngược chiều
Hôm kia (8.4) trên cầu Nhật Tân ở Hà Nội có mấy đứa liều. Cầu người ta phân rõ rành 2 chiều xe nhưng chúng bất chấp, cứ chạy ngược chiều (chứ không phải chiều ngược lại), kệ bu tính mạng thiên hạ. Mạng nó, nó còn chả coi ra gì, mạng người khác chỉ là cỏ rác.
Lẩn thẩn, chỉ có vài đứa chạy ngược chiều đã kinh thế, vậy mà có cả những tập đoàn nhân danh này nọ cứ giương cờ lái chiếc xe cà tàng chạy ngược chiều, kệ tính mạng cả gần trăm triệu nạn nhân. Hầu hết thế giới văn minh tự giác đưa xe vào làn đường xuôi chiều tiến nhanh vùn vụt, chỉ còn các bố cứ ưỡn ngực ra chạy ngược chiều, bảo là đi tắt đón đầu. Chả thèm biết sẽ đi đến đâu.
Sực nhớ hồi năm 2012 xảy ra vụ Tiên Lãng chấn động địa cầu, tôi vội về ngay Hải Phòng để tìm gặp anh hùng Vươn nhưng không gặp, may lại được hầu chuyện một yếu nhân đất Phòng, vị đạo diễn, NSND Đào Trọng Khánh. Còn nhớ chiều mưa xuân đó, trong cuộc trò chuyện, ông nhón hột lạc rang nhai rất nghệ thuật, khẽ khàng ngụm bia, cười phớ lớ bảo: khổ nhất là các bố cứ thích cầm lái. Giá mà lái thạo, lại rành rẽ đường, thì cũng tạm cho là được đi. Chẳng hạn mấy anh em ta đòi đi Hà Nội, nói ông tài ơi cho chúng tôi đi Hà Nội nhé, nhưng bố vòng vèo thế nào lại đưa tuột mẹ nó cả xe lẫn người về Quảng Ninh. Tinh chạy ngược chiều. Thế nhưng cứ thích cầm lái. Khổ là khổ ở chỗ ấy.
Nguyễn Thông
Lẩn thẩn, chỉ có vài đứa chạy ngược chiều đã kinh thế, vậy mà có cả những tập đoàn nhân danh này nọ cứ giương cờ lái chiếc xe cà tàng chạy ngược chiều, kệ tính mạng cả gần trăm triệu nạn nhân. Hầu hết thế giới văn minh tự giác đưa xe vào làn đường xuôi chiều tiến nhanh vùn vụt, chỉ còn các bố cứ ưỡn ngực ra chạy ngược chiều, bảo là đi tắt đón đầu. Chả thèm biết sẽ đi đến đâu.
Sực nhớ hồi năm 2012 xảy ra vụ Tiên Lãng chấn động địa cầu, tôi vội về ngay Hải Phòng để tìm gặp anh hùng Vươn nhưng không gặp, may lại được hầu chuyện một yếu nhân đất Phòng, vị đạo diễn, NSND Đào Trọng Khánh. Còn nhớ chiều mưa xuân đó, trong cuộc trò chuyện, ông nhón hột lạc rang nhai rất nghệ thuật, khẽ khàng ngụm bia, cười phớ lớ bảo: khổ nhất là các bố cứ thích cầm lái. Giá mà lái thạo, lại rành rẽ đường, thì cũng tạm cho là được đi. Chẳng hạn mấy anh em ta đòi đi Hà Nội, nói ông tài ơi cho chúng tôi đi Hà Nội nhé, nhưng bố vòng vèo thế nào lại đưa tuột mẹ nó cả xe lẫn người về Quảng Ninh. Tinh chạy ngược chiều. Thế nhưng cứ thích cầm lái. Khổ là khổ ở chỗ ấy.
Nguyễn Thông
Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017
Phải biết quý từng đồng xu ngân sách
Nước ta còn nghèo, quá nghèo là đằng khác. Đừng ai đó tự sướng đem so với mấy nước Zimbabwe, Etiopia, Congo... bên xứ châu Phi để mà hãnh diện, cãi rằng nghèo đâu mà nghèo. Muốn biết giàu hay nghèo, sướng hay khổ, cứ lặn lội một buổi về vài vùng nông thôn thì rõ ngay.
Nghèo nhưng dân vẫn phải chịu làm lụng và nộp thuế, đóng góp vào ngân sách. Nghèo nên khai thác tối đa tài nguyên để góp vào ngân sách. Nghèo nên phải ban hành nhiều sắc thuế để mở nhiều kênh thu tiền cho ngân sách. Ơ, thế cái gì cũng ngân sách, vậy ngân sách để làm gỉ gì gì?
Làm nhiều việc. Nuôi quân đội, mua sắm vũ khí. Nuôi bộ máy cầm quyền (quân dân chính đảng, đoàn đội hội, nam phụ lão ấu...). Làm dự trữ quốc gia. Đầu tư phát triển sản xuất các mặt. Chăm lo cho những đối tượng chính sách. Xóa đói giảm nghèo... Ôi giời, trăm cái miệng vẩu chực chờ bầu vú ngân sách. Để nó đói, nó cắn một phát lại chả đứt núm, hết bú.
Đồng tiền đã eo hẹp thế, thì phải biết tính chi li, dè sẻn từng xu. Đừng có vung tay quá trán, vén tay áo đốt nhà táng giấy cháy đùng đùng. Đừng ném tiền qua cửa sổ ra vẻ đại gia. Đừng sấn sổ chi tiền vào những việc nhì nhằng.
Xứ này họp hành quá lắm. Hết nay họp lại mai họp. Họp triền miên. Đủ thứ lễ lạt, kỷ niệm. Nhập vào cũng họp, chi tiền. Tách ra lại họp, chi tiền. Thành lập cũng chi tiền, tan vỡ cũng chi tiền. Được 5 năm, bày trò kỷ niệm, xài tiền. Qua 10 năm, kỷ niệm, tiền. Trung ương cắn vú kiểu trung ương, địa phương cắn vú kiểu địa phương. Vú bà Nữ oa cũng chả đủ sữa cho các vị.
Hôm 9.4, Đảng ủy Khối các cơ quan trung ương long trọng làm lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (ảnh). Kèn trống tưng bừng. Đông hơn hội. Đủ mặt văn võ bá quan, kể từ ông chủ tịch nước, đến dự. Vỗ tay nồng nhiệt. Một cơ quan của đoàn thể (đảng) mà tổ chức khủng thế này, tiền ở đâu ra. Ai cũng hiểu làm gì có chuyện cả khách lẫn chủ tự bỏ tiền túi ra làm lễ, dự lễ. Phải từ ngân sách. Chắc chắn rất nhiều, tiền tỉ chứ không ít. Trang trí, kèn trống, hoa hoét, hội trường, quà cáp, ăn uống, phong bao phong bì, tiền xăng dầu cho hàng trăm đại biểu chạy xe công tới làm long trọng viên... bà Nữ oa chi tất.
Điều vô cùng bí mật là dân chúng không ai biết những khoản tiền chi cho những họp hành kiểu này là bao nhiêu, cho đoàn thể, cơ quan tổ chức ngậm vú ngân sách là bao nhiêu. Nó thuộc diện tối mật, tuyệt mật.
Cứ kiểu cắn vú như vậy, chỉ có bầu vú to như ông mặt trời thì mới đủ cho các vị ấy bú. Cháu vẽ ông mặt trời, chòm mây ở cạnh ông, cho các "ông" bú.
Nguyễn Thông
Nghèo nhưng dân vẫn phải chịu làm lụng và nộp thuế, đóng góp vào ngân sách. Nghèo nên khai thác tối đa tài nguyên để góp vào ngân sách. Nghèo nên phải ban hành nhiều sắc thuế để mở nhiều kênh thu tiền cho ngân sách. Ơ, thế cái gì cũng ngân sách, vậy ngân sách để làm gỉ gì gì?
Làm nhiều việc. Nuôi quân đội, mua sắm vũ khí. Nuôi bộ máy cầm quyền (quân dân chính đảng, đoàn đội hội, nam phụ lão ấu...). Làm dự trữ quốc gia. Đầu tư phát triển sản xuất các mặt. Chăm lo cho những đối tượng chính sách. Xóa đói giảm nghèo... Ôi giời, trăm cái miệng vẩu chực chờ bầu vú ngân sách. Để nó đói, nó cắn một phát lại chả đứt núm, hết bú.
Đồng tiền đã eo hẹp thế, thì phải biết tính chi li, dè sẻn từng xu. Đừng có vung tay quá trán, vén tay áo đốt nhà táng giấy cháy đùng đùng. Đừng ném tiền qua cửa sổ ra vẻ đại gia. Đừng sấn sổ chi tiền vào những việc nhì nhằng.
Xứ này họp hành quá lắm. Hết nay họp lại mai họp. Họp triền miên. Đủ thứ lễ lạt, kỷ niệm. Nhập vào cũng họp, chi tiền. Tách ra lại họp, chi tiền. Thành lập cũng chi tiền, tan vỡ cũng chi tiền. Được 5 năm, bày trò kỷ niệm, xài tiền. Qua 10 năm, kỷ niệm, tiền. Trung ương cắn vú kiểu trung ương, địa phương cắn vú kiểu địa phương. Vú bà Nữ oa cũng chả đủ sữa cho các vị.
Hôm 9.4, Đảng ủy Khối các cơ quan trung ương long trọng làm lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (ảnh). Kèn trống tưng bừng. Đông hơn hội. Đủ mặt văn võ bá quan, kể từ ông chủ tịch nước, đến dự. Vỗ tay nồng nhiệt. Một cơ quan của đoàn thể (đảng) mà tổ chức khủng thế này, tiền ở đâu ra. Ai cũng hiểu làm gì có chuyện cả khách lẫn chủ tự bỏ tiền túi ra làm lễ, dự lễ. Phải từ ngân sách. Chắc chắn rất nhiều, tiền tỉ chứ không ít. Trang trí, kèn trống, hoa hoét, hội trường, quà cáp, ăn uống, phong bao phong bì, tiền xăng dầu cho hàng trăm đại biểu chạy xe công tới làm long trọng viên... bà Nữ oa chi tất.
Điều vô cùng bí mật là dân chúng không ai biết những khoản tiền chi cho những họp hành kiểu này là bao nhiêu, cho đoàn thể, cơ quan tổ chức ngậm vú ngân sách là bao nhiêu. Nó thuộc diện tối mật, tuyệt mật.
Cứ kiểu cắn vú như vậy, chỉ có bầu vú to như ông mặt trời thì mới đủ cho các vị ấy bú. Cháu vẽ ông mặt trời, chòm mây ở cạnh ông, cho các "ông" bú.
Nguyễn Thông
Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2017
Góp ý với các nhà báo (phóng viên, biên tập viên): Nạn nhân chứ không phải bệnh nhân
Vừa rồi xảy ra vụ chiếc xe của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chở đoàn cán bộ đi công tác không may lao xuống vực tại huyện Nam Giang (tỉnh Quảng Nam), tất cả đều bị thương nặng, phải đưa vào bệnh viện cứu chữa, nhiều báo đều thông tin. Tuy nhiên, hầu hết các báo, kể cả những tờ to, khá chuẩn mực về tiếng Việt lâu nay... đều gọi các nạn nhân là bệnh nhân.
“Bệnh” theo Từ điển tiếng Việt, nếu xét ở góc độ y học thì để chỉ trường hợp cơ thể con người bị hư hỏng, suy yếu, trục trặc một hoặc vài bộ phận gì đó, do nhiều nguyên nhân như già yếu, thời tiết, vi rút vi khuẩn xâm nhập… Bệnh nhân tức là người bị bệnh, được đưa vào bệnh viện (cơ sở khám và điều trị bệnh) chạy chữa.
“Nạn” tức là trường hợp, hiện tượng thiên nhiên hoặc xã hội xảy ra gây thiệt hại cho con người, được gọi chung là tai nạn, ví dụ như sét đánh, mưa lũ, cháy nổ, chìm tàu, đánh nhau, tai nạn giao thông, chiến tranh... Nạn nhân là người bị nạn. Ta thường nói “nạn nhân chiến tranh”, “nạn nhân lũ lụt”… Trong trường hợp cụ thể xe của EVN nói trên, những người ngồi trên chiếc xe bị lao xuống vực đều là nạn nhân.
Theo thói thường, theo cách suy nghĩ của người trong nghề y, bất cứ ai vào bệnh viện để chữa trị đều là bệnh nhân (người bệnh). Họ gọi như vậy cho nó tiện, không phân biệt đối tượng này nọ. Tôi nhớ hồi năm 1978 thì phải, có một tên cướp bị công an bắn què, được đưa vào chữa trị tại Bệnh viện Bình Dân trên đường Điện Biên Phủ, quận 3, TP.HCM. Công an đưa kẻ bị bắn vào, bảo với bác sĩ, nó là thằng ăn cướp, các anh chữa thế nào thì chữa. Giáo sư bác sĩ Phạm Biểu Tâm khi đó là Giám đốc bệnh viện bước ra nói với công an rằng đây là việc của chúng tôi, những người thầy thuốc, chứ không phải của các anh. Người ta vào bệnh viện thì là "bệnh nhân", y đức của người thầy thuốc không phân biệt bệnh nhân là ai. Với các anh nó là kẻ cướp, với chúng tôi nó là bệnh nhân.
Kể lại chuyện trên để thấy ngành y họ quan niệm vậy, theo y đức, nhưng các ngành khác thì không thế. Báo chí truyền thông phản ánh những vụ việc xảy ra trong cuộc sống, trong xã hội, phải nói chính xác đối tượng, sự kiện. Xe chở đoàn cán bộ EVN đang đi công tác, xe bị nạn nên những người ngồi trong xe đều là nạn nhân (người bị nạn). Khi họ được đưa vào bệnh viện để chạy chữa thì trong mắt bác sĩ đó là những bệnh nhân, còn trong mắt nhà báo phải là nạn nhân. Họ không có bệnh tật gì, họ chỉ vào bệnh viện do bị nạn. Không chữa bệnh, mà chỉ chữa vết thương do tai nạn gây nên.
Không chỉ vụ này, hầu hết những vụ người bị nạn khi báo chí phản ánh đều bị gọi sai như vậy.
Nguyễn Thông
“Bệnh” theo Từ điển tiếng Việt, nếu xét ở góc độ y học thì để chỉ trường hợp cơ thể con người bị hư hỏng, suy yếu, trục trặc một hoặc vài bộ phận gì đó, do nhiều nguyên nhân như già yếu, thời tiết, vi rút vi khuẩn xâm nhập… Bệnh nhân tức là người bị bệnh, được đưa vào bệnh viện (cơ sở khám và điều trị bệnh) chạy chữa.
“Nạn” tức là trường hợp, hiện tượng thiên nhiên hoặc xã hội xảy ra gây thiệt hại cho con người, được gọi chung là tai nạn, ví dụ như sét đánh, mưa lũ, cháy nổ, chìm tàu, đánh nhau, tai nạn giao thông, chiến tranh... Nạn nhân là người bị nạn. Ta thường nói “nạn nhân chiến tranh”, “nạn nhân lũ lụt”… Trong trường hợp cụ thể xe của EVN nói trên, những người ngồi trên chiếc xe bị lao xuống vực đều là nạn nhân.
Theo thói thường, theo cách suy nghĩ của người trong nghề y, bất cứ ai vào bệnh viện để chữa trị đều là bệnh nhân (người bệnh). Họ gọi như vậy cho nó tiện, không phân biệt đối tượng này nọ. Tôi nhớ hồi năm 1978 thì phải, có một tên cướp bị công an bắn què, được đưa vào chữa trị tại Bệnh viện Bình Dân trên đường Điện Biên Phủ, quận 3, TP.HCM. Công an đưa kẻ bị bắn vào, bảo với bác sĩ, nó là thằng ăn cướp, các anh chữa thế nào thì chữa. Giáo sư bác sĩ Phạm Biểu Tâm khi đó là Giám đốc bệnh viện bước ra nói với công an rằng đây là việc của chúng tôi, những người thầy thuốc, chứ không phải của các anh. Người ta vào bệnh viện thì là "bệnh nhân", y đức của người thầy thuốc không phân biệt bệnh nhân là ai. Với các anh nó là kẻ cướp, với chúng tôi nó là bệnh nhân.
Kể lại chuyện trên để thấy ngành y họ quan niệm vậy, theo y đức, nhưng các ngành khác thì không thế. Báo chí truyền thông phản ánh những vụ việc xảy ra trong cuộc sống, trong xã hội, phải nói chính xác đối tượng, sự kiện. Xe chở đoàn cán bộ EVN đang đi công tác, xe bị nạn nên những người ngồi trong xe đều là nạn nhân (người bị nạn). Khi họ được đưa vào bệnh viện để chạy chữa thì trong mắt bác sĩ đó là những bệnh nhân, còn trong mắt nhà báo phải là nạn nhân. Họ không có bệnh tật gì, họ chỉ vào bệnh viện do bị nạn. Không chữa bệnh, mà chỉ chữa vết thương do tai nạn gây nên.
Không chỉ vụ này, hầu hết những vụ người bị nạn khi báo chí phản ánh đều bị gọi sai như vậy.
Nguyễn Thông
Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2017
Loanh quanh
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng ngẫm nghĩ và thốt ra lời: Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.
Mà đúng, loanh quanh mệt thực. Ấy là tôi liên hệ đến sự loanh quanh của mấy nhà chức việc nhà nước. Qua vài vụ:
-Chả hiểu vì sao, tự dưng các vị ấy hứng lên cấm mấy bài hát cũ, trong đó có bài "Con đường xưa em đi" của Châu Kỳ - Hồ Đình Phương vốn đã rất nổi tiếng, in đẫm vào đầu người yêu nhạc bao thế hệ. Sống lâu với người CS nên tôi biết, tôi hiểu cái duyên cớ họ cấm. Cũng lại cái mà họ coi là nhạy cảm, ca ngợi lính Sài Gòn, chính trị chính em cả thôi. Có lẽ dạo trước cấm còn sót, còn lọt, nên nay giở ra rà soát lại, cấm tiếp. Thì chính có một ông đã bảo "con đường xưa em đi là con đường nào, chiến trường anh bước đi là chiến trường nào". Nhà cai trị, không thích thì cứ cấm, nhưng đừng lòng vòng, loanh quanh, ú ớ. Thấy bị phản đối dữ quá, ông này ông kia liền bảo do vấn đề bản quyền, bản gốc, dị bản, chứ chúng tôi có cấm kiếc gì. Cứ như tốt lắm. Vớ vẩn, ăn nói linh ta linh tinh. Cấm thì cứ cấm mẹ nó đi, toàn vòng vo. Còn không thì thôi, nên đứng ra xin lỗi.
-Vụ dân Hà Tĩnh chiếm phủ huyện, thực chất là họ yêu cầu phải công khai, minh bạch, sòng phẳng trong việc chi trả tiền Formosa đền bù cho dân. Cứ nhìn những câu khẩu hiệu, băng rôn họ căng ra thì biết. Họ ức chính quyền, họ bực cái thói ăn chặn ăn bớt. (Tôi đã từng viết vụ chi trả tiền 500 triệu USD rồi sẽ rất phức tạp, ngay sau khi Formosa đồng ý đền bù).
Dân chúng không rảnh đến mức tới giờ còn kéo nhau đi phản đối Formosa. Họ thừa biết, đó là việc của nhà nước, của chính quyền. Trong vụ chiếm phủ huyện vừa rồi, họ không đối đầu với Formosa mà là đối đầu với chính quyền, đòi quyền lợi thiết thực. Nhưng chính quyền cũng như truyền thông của nhà nước cố tình lái vụ việc vào chuyện "kích động biểu tình phản đối ô nhiễm môi trường, phản đối Formosa" để gián tiếp quy kết rằng vụ Formosa nhà nước đã tích cực giải quyết, Formosa đã cam kết khắc phục, mà dân vẫn còn đòi này đòi nọ là dân không biết điều. Mưu mẹo này cũng khiến không ít người nhìn nhận, đánh giá sai cuộc "vùng dậy" của dân Hà Tĩnh, cho là họ quá đáng.
-Vụ Cục Hàng không định ép giá sàn vé máy bay cũng vậy, định lấy ý kiến cho phải phép (giống vụ Hà Nội lấy ý kiến về loa phường) nhưng rồi chờ thời cơ thuận lợi là áp giá. Thấy không xuôi, liền đổ cho doanh nghiệp, cụ thể là hàng Jetstar Pacific, bảo nó đề xuất thế chứ chúng tôi đã muốn thế đâu. Cũng trò loanh quanh, cãi chày cãi cối.
Sự loanh quanh nào rồi cũng dẫn đến kết quả chứ không phải cứ đi mãi, đi mãi. Nhưng những ý đồ thì không dễ giấu được như hồi một mình một chợ truyền thông.
Nguyễn Thông
Mà đúng, loanh quanh mệt thực. Ấy là tôi liên hệ đến sự loanh quanh của mấy nhà chức việc nhà nước. Qua vài vụ:
-Chả hiểu vì sao, tự dưng các vị ấy hứng lên cấm mấy bài hát cũ, trong đó có bài "Con đường xưa em đi" của Châu Kỳ - Hồ Đình Phương vốn đã rất nổi tiếng, in đẫm vào đầu người yêu nhạc bao thế hệ. Sống lâu với người CS nên tôi biết, tôi hiểu cái duyên cớ họ cấm. Cũng lại cái mà họ coi là nhạy cảm, ca ngợi lính Sài Gòn, chính trị chính em cả thôi. Có lẽ dạo trước cấm còn sót, còn lọt, nên nay giở ra rà soát lại, cấm tiếp. Thì chính có một ông đã bảo "con đường xưa em đi là con đường nào, chiến trường anh bước đi là chiến trường nào". Nhà cai trị, không thích thì cứ cấm, nhưng đừng lòng vòng, loanh quanh, ú ớ. Thấy bị phản đối dữ quá, ông này ông kia liền bảo do vấn đề bản quyền, bản gốc, dị bản, chứ chúng tôi có cấm kiếc gì. Cứ như tốt lắm. Vớ vẩn, ăn nói linh ta linh tinh. Cấm thì cứ cấm mẹ nó đi, toàn vòng vo. Còn không thì thôi, nên đứng ra xin lỗi.
-Vụ dân Hà Tĩnh chiếm phủ huyện, thực chất là họ yêu cầu phải công khai, minh bạch, sòng phẳng trong việc chi trả tiền Formosa đền bù cho dân. Cứ nhìn những câu khẩu hiệu, băng rôn họ căng ra thì biết. Họ ức chính quyền, họ bực cái thói ăn chặn ăn bớt. (Tôi đã từng viết vụ chi trả tiền 500 triệu USD rồi sẽ rất phức tạp, ngay sau khi Formosa đồng ý đền bù).
Dân chúng không rảnh đến mức tới giờ còn kéo nhau đi phản đối Formosa. Họ thừa biết, đó là việc của nhà nước, của chính quyền. Trong vụ chiếm phủ huyện vừa rồi, họ không đối đầu với Formosa mà là đối đầu với chính quyền, đòi quyền lợi thiết thực. Nhưng chính quyền cũng như truyền thông của nhà nước cố tình lái vụ việc vào chuyện "kích động biểu tình phản đối ô nhiễm môi trường, phản đối Formosa" để gián tiếp quy kết rằng vụ Formosa nhà nước đã tích cực giải quyết, Formosa đã cam kết khắc phục, mà dân vẫn còn đòi này đòi nọ là dân không biết điều. Mưu mẹo này cũng khiến không ít người nhìn nhận, đánh giá sai cuộc "vùng dậy" của dân Hà Tĩnh, cho là họ quá đáng.
-Vụ Cục Hàng không định ép giá sàn vé máy bay cũng vậy, định lấy ý kiến cho phải phép (giống vụ Hà Nội lấy ý kiến về loa phường) nhưng rồi chờ thời cơ thuận lợi là áp giá. Thấy không xuôi, liền đổ cho doanh nghiệp, cụ thể là hàng Jetstar Pacific, bảo nó đề xuất thế chứ chúng tôi đã muốn thế đâu. Cũng trò loanh quanh, cãi chày cãi cối.
Sự loanh quanh nào rồi cũng dẫn đến kết quả chứ không phải cứ đi mãi, đi mãi. Nhưng những ý đồ thì không dễ giấu được như hồi một mình một chợ truyền thông.
Nguyễn Thông
Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017
Áp giá sàn vé máy bay là cực kỳ vô lý
Dư luận nửa tháng nay xôn xao vụ Cục Hàng không (Bộ Giao thông vận tải) lấy ý kiến cho dự thảo quyết định đối với giá dịch vụ vận chuyển hành khách hạng vé phổ thông trên các đường bay nội địa. Gọi là lấy ý kiến cho có vẻ khách quan, thu nhận trí tuệ tập thể, làm bài bản, “đúng quy trình”… chứ thực ra nội ý của cơ quan quản lý nhà nước có vẻ nghiêng về sự áp giá.
Với ý định can thiệp sâu vào thị trường, vào hoạt động doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước đang làm trái quy luật, cụ thể nhất là Luật Cạnh tranh. Nói như ông Nguyễn Tiến Thỏa - nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), nhà nước rõ ràng không việc gì phải can thiệp vào việc doanh nghiệp như vậy. Nếu cố tình áp giá sàn, chắc chắn là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng không sẽ được lợi. Và đương nhiên, người tiêu dùng sẽ không được tiếp tục sử dụng dịch vụ với giá rẻ hơn như hiện nay.
Nói gần nói xa chẳng qua nói thật, Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không (mà mở rộng ra là nhà nước) hãy cứ làm nhiệm vụ chăm lo đời sống của dân cho tốt, để dân chúng hài lòng, chứ đừng bấn bíu vào mấy thứ giá vé, đừng sợ giá rẻ quá thì hãng nọ hãng kia sẽ bị lỗ, bị thua thiệt.
Cần biết rằng lỗ hay không là chuyện của doanh nghiệp. Dù công ty nhà nước hay tư nhân, đã chấp nhận kinh tế thị trường, tham gia kinh doanh thì phải tự lo cho sự sống còn của mình. Làm ăn phải chấp nhận sự cạnh tranh. Càng có cạnh tranh, người tiêu dùng càng được hưởng lợi, kể cả về mức giá, về điều kiện được phục vụ và chất lượng phục vụ. Người xưa bảo “khôn sống, mống chết”. Hãng tàu bay dù có bán vé thấp mấy chăng nữa thì cũng đã tính đủ thu bù chi, chả dại đến mức chuyến nào cũng lỗ mà vẫn cố bay. Hãng tàu bay "Tăng Tốc" của nhạc sĩ Hà Dũng bị chết yểu là bằng chứng. Còn nếu doanh nghiệp nào âm mưu cố tình hạ giá để tiến tới độc quyền nâng giá, tự tung tự tác làm thiệt hại khách hàng (kiểu cạnh tranh diệt hãng tàu thủy của cụ Bạch Thái Bưởi xưa kia), lúc ấy nhà nước hãy can thiệp, giở chuyên chính với nó.
Với ý định can thiệp sâu vào thị trường, vào hoạt động doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước đang làm trái quy luật, cụ thể nhất là Luật Cạnh tranh. Nói như ông Nguyễn Tiến Thỏa - nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), nhà nước rõ ràng không việc gì phải can thiệp vào việc doanh nghiệp như vậy. Nếu cố tình áp giá sàn, chắc chắn là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng không sẽ được lợi. Và đương nhiên, người tiêu dùng sẽ không được tiếp tục sử dụng dịch vụ với giá rẻ hơn như hiện nay.
Nói gần nói xa chẳng qua nói thật, Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không (mà mở rộng ra là nhà nước) hãy cứ làm nhiệm vụ chăm lo đời sống của dân cho tốt, để dân chúng hài lòng, chứ đừng bấn bíu vào mấy thứ giá vé, đừng sợ giá rẻ quá thì hãng nọ hãng kia sẽ bị lỗ, bị thua thiệt.
Cần biết rằng lỗ hay không là chuyện của doanh nghiệp. Dù công ty nhà nước hay tư nhân, đã chấp nhận kinh tế thị trường, tham gia kinh doanh thì phải tự lo cho sự sống còn của mình. Làm ăn phải chấp nhận sự cạnh tranh. Càng có cạnh tranh, người tiêu dùng càng được hưởng lợi, kể cả về mức giá, về điều kiện được phục vụ và chất lượng phục vụ. Người xưa bảo “khôn sống, mống chết”. Hãng tàu bay dù có bán vé thấp mấy chăng nữa thì cũng đã tính đủ thu bù chi, chả dại đến mức chuyến nào cũng lỗ mà vẫn cố bay. Hãng tàu bay "Tăng Tốc" của nhạc sĩ Hà Dũng bị chết yểu là bằng chứng. Còn nếu doanh nghiệp nào âm mưu cố tình hạ giá để tiến tới độc quyền nâng giá, tự tung tự tác làm thiệt hại khách hàng (kiểu cạnh tranh diệt hãng tàu thủy của cụ Bạch Thái Bưởi xưa kia), lúc ấy nhà nước hãy can thiệp, giở chuyên chính với nó.
Thứ Tư, 5 tháng 4, 2017
Dẹp, dẹp, dẹp
Nói tóm lại, Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không (mà mở rộng ra là nhà nước) cứ làm nhiệm vụ chăm lo dân cho tốt, để dân hài lòng, chứ đừng bấn bíu vào mấy thứ giá vé, đừng sợ giá rẻ quá thì hãng nọ hãng kia sẽ bị lỗ.
Mẹ kiếp, lỗ hay không là chuyện của nó. Dù công ty nhà nước hay tư nhân, nó đã chấp nhận kinh tế thị trường, tham gia kinh doanh thì phải tự lo cho sự sống còn của mình. Đứa nào tham đứa ấy sẽ chết, người ta tẩy chay không thèm đi. Nó có bán vé thấp mấy chăng nữa thì cũng đã tính đủ thu bù chi, chả dại đến mức chuyến nào cũng lỗ mà vẫn cố bay. Hãng tàu bay "Tăng Tốc" của ông nhạc sĩ bị chết yểu là bằng chứng. Còn nếu đứa nào âm mưu cố tình hạ giá để tiến tới độc quyền nâng giá (kiểu Pháp diệt Bạch Thái Bưởi xưa kia), lúc ấy hãy giở chuyên chính với nó.
Làm quản lý nhà nước thì cần biết rằng nhu cầu đi lại là không thể dẹp. Khi hành khách cần đi thì giá vé cao hay thấp vẫn phải đi. Đáng nhẽ phải hỗ trợ những hãng bán vé giá thấp, rẻ để dân chúng được cơ hội "biết ơn đảng và chính phủ", đằng này chỉ nhăm nhăm bảo vệ thằng nhà giàu, thằng say tiền móc túi dân là sao.
Cũng đừng lôi bọn đường sắt vào đây. Hơn nửa thế kỷ nay, nó ì ạch không bằng đường sắt thời Pháp thì cho nó chết luôn. Chạy chậm, dịch vụ quá kém, vé cao ngất trời, ai thèm đi, lại cứ bắt dân chịu mãi.
Quản lý nhà nước mà quản lý như thế à? Bỏ ngay cái thói bao cấp đó đi cho tôi nhờ. Suốt mấy chục năm nó hành dân chúng sống dở chết dở mà chưa đủ hay sao.
Nguyễn Thông đã ký
Mẹ kiếp, lỗ hay không là chuyện của nó. Dù công ty nhà nước hay tư nhân, nó đã chấp nhận kinh tế thị trường, tham gia kinh doanh thì phải tự lo cho sự sống còn của mình. Đứa nào tham đứa ấy sẽ chết, người ta tẩy chay không thèm đi. Nó có bán vé thấp mấy chăng nữa thì cũng đã tính đủ thu bù chi, chả dại đến mức chuyến nào cũng lỗ mà vẫn cố bay. Hãng tàu bay "Tăng Tốc" của ông nhạc sĩ bị chết yểu là bằng chứng. Còn nếu đứa nào âm mưu cố tình hạ giá để tiến tới độc quyền nâng giá (kiểu Pháp diệt Bạch Thái Bưởi xưa kia), lúc ấy hãy giở chuyên chính với nó.
Làm quản lý nhà nước thì cần biết rằng nhu cầu đi lại là không thể dẹp. Khi hành khách cần đi thì giá vé cao hay thấp vẫn phải đi. Đáng nhẽ phải hỗ trợ những hãng bán vé giá thấp, rẻ để dân chúng được cơ hội "biết ơn đảng và chính phủ", đằng này chỉ nhăm nhăm bảo vệ thằng nhà giàu, thằng say tiền móc túi dân là sao.
Cũng đừng lôi bọn đường sắt vào đây. Hơn nửa thế kỷ nay, nó ì ạch không bằng đường sắt thời Pháp thì cho nó chết luôn. Chạy chậm, dịch vụ quá kém, vé cao ngất trời, ai thèm đi, lại cứ bắt dân chịu mãi.
Nguyễn Thông đã ký
(nhưng không thèm chuyển thủ tướng. Đời thuở nhà ai, thứ gì cũng đá vào chân thủ tướng. Thủ tướng là ông thần vạn năng chắc).
Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017
Chuyện vặt thời đã qua (kỳ 3)
Hai lần trước tôi đã lẩn mẩn nhớ và biên lại những chuyện vặt còn nằm trong ký ức, gắn liền với tuổi thơ vất vả thiếu thốn nghèo đói của mình. Những việc vặt như châm dầu vào đèn, lau bóng đèn, rút rơm đem vào bếp để nấu ăn hoặc đưa ra chuồng cho trâu ăn đêm… thời ấy đứa trẻ nông thôn nào chả phải làm. Thời ấy tức là những năm 60 ở miền Bắc, còn nông thôn là vùng duyên hải Hải Phòng.
Tiếng là gần thành phố nhưng huyện Kiến Thụy quê tôi hồi đó nghèo lắm. Nghèo đến mức người nhớn lẫn trẻ con chỉ lo làm lụng chứ chả bao giờ dám nghĩ đến chuyện ăn mặc tươm tất một tí kéo nhau ra phố chơi. Mà nếu đi thì cũng cuốc bộ chứ chẳng có xe đạp. Vậy nên chỉ quanh quẩn làng trên xóm dưới, đồng xa đồng gần. Sáng (hoặc chiều) đến trường học, thì giờ còn lại thì đập nương, tát nước, nhổ mạ, cắt rạ, tỉa đỗ, đánh nhậy thuốc lào, đập lúa, phơi rơm, chăn trâu, đi câu, đánh dậm, băm rau lợn, quét sân, học bài… ôi giời trăm thứ việc. Thế mà vẫn còn thời gian để đánh trận giả.
Giờ nghĩ lại thấy hồi đó gớm thật. Mấy trò đánh khăng, đánh đáo, bật tường, nhảy chồng nụ chồng hoa, thả đỉa ba ba chơi mãi cũng chán. Chỉ có đánh trận giả là khoái nhất. Không biết ông bà nào nghĩ ra cái trò này, nhưng có lẽ tại dân mình máu, thích đánh nhau, thích chiến tranh nên trẻ con từ bé tí đã ham đánh trận. Đánh nhau sớm cho nó quen trận mạc, để 17 tuổi còn đi bộ đội, đi B, cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù. Đứa nào cũng được dạy như vậy.
Tiếng là gần thành phố nhưng huyện Kiến Thụy quê tôi hồi đó nghèo lắm. Nghèo đến mức người nhớn lẫn trẻ con chỉ lo làm lụng chứ chả bao giờ dám nghĩ đến chuyện ăn mặc tươm tất một tí kéo nhau ra phố chơi. Mà nếu đi thì cũng cuốc bộ chứ chẳng có xe đạp. Vậy nên chỉ quanh quẩn làng trên xóm dưới, đồng xa đồng gần. Sáng (hoặc chiều) đến trường học, thì giờ còn lại thì đập nương, tát nước, nhổ mạ, cắt rạ, tỉa đỗ, đánh nhậy thuốc lào, đập lúa, phơi rơm, chăn trâu, đi câu, đánh dậm, băm rau lợn, quét sân, học bài… ôi giời trăm thứ việc. Thế mà vẫn còn thời gian để đánh trận giả.
Giờ nghĩ lại thấy hồi đó gớm thật. Mấy trò đánh khăng, đánh đáo, bật tường, nhảy chồng nụ chồng hoa, thả đỉa ba ba chơi mãi cũng chán. Chỉ có đánh trận giả là khoái nhất. Không biết ông bà nào nghĩ ra cái trò này, nhưng có lẽ tại dân mình máu, thích đánh nhau, thích chiến tranh nên trẻ con từ bé tí đã ham đánh trận. Đánh nhau sớm cho nó quen trận mạc, để 17 tuổi còn đi bộ đội, đi B, cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù. Đứa nào cũng được dạy như vậy.
Đời làm báo, mấy ai được như nhà báo Thu Phương
BÁ TÂN (nhà báo)
Tiễn biệt đồng nghiệp Thu Phương
Về hưu vừa được 2 năm, tuổi đời chưa nhiều, dưng mà Thu Phương đã lên đường về cõi vĩnh hằng.
Tuổi thọ không tính bằng năm tháng sống, mà tính bằng khối lượng công việc. Đây là quan điểm của trường phái triết học hành động, luôn hướng tới mục tiêu phát triển và phát triển. Theo quan điểm này, Thu Phương là người có tuổi thọ cao, hơn hẳn tuổi đời.
Nhiều năm là người đứng đầu của một ban chuyên môn ở báo Đại Đoàn Kết, không chỉ điều hành quản lý thuộc cấp cũng như đội ngũ cộng tác viên, Thu Phương còn phải “hùng hục” viết bài trong mọi tình huống. Một phần vì máu nghề nghiệp. Phần khác, bởi yếu tố khách quan, nghèo bài có chất lượng. Chưa có số liệu thống kê nhưng điều này có thể khẳng định: Thu Phương là một trong những người có số lượng bài viết đạt đỉnh ở báo Đại Đoàn Kết. Dĩ nhiên, về mặt chuyên môn, số lượng bài viết với thứ hạng và uy tín tác giả không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận. Cố nhà báo Hữu Thọ có lần chia sẻ với đồng nghiệp trẻ rằng có những bài viết, có những cây bút làm nhạt nhòa tờ báo, thậm chí làm mất thanh danh cơ quan báo chí.
Ở báo Đại Đoàn Kết, tôi và Thu Phương là “cặp đôi” đa ngôn vào loại bậc nhất trong các cuộc họp, nhất là những lần trao đổi chuyên môn nghiệp vụ. Đa ngôn nhưng là đa chiều. Không phải lúc nào tôi và Thu Phương cùng về một phe. Những lần tôi và Thu Phương “nảy lửa” với nhau không phải là ít. Là nữ giới nhưng trong những lần tranh luận, âm lượng của Thu Phương luôn ở trạng thái cao trào. Về khoản này, với bản chất người Nghệ, tôi còn trội hơn Thu Phương. Có lần tôi thủ thỉ với Thu Phương tiếng chuông phụ thuộc chất lượng đồng.
Tuổi thọ không tính bằng năm tháng sống, mà tính bằng khối lượng công việc. Đây là quan điểm của trường phái triết học hành động, luôn hướng tới mục tiêu phát triển và phát triển. Theo quan điểm này, Thu Phương là người có tuổi thọ cao, hơn hẳn tuổi đời.
Nhiều năm là người đứng đầu của một ban chuyên môn ở báo Đại Đoàn Kết, không chỉ điều hành quản lý thuộc cấp cũng như đội ngũ cộng tác viên, Thu Phương còn phải “hùng hục” viết bài trong mọi tình huống. Một phần vì máu nghề nghiệp. Phần khác, bởi yếu tố khách quan, nghèo bài có chất lượng. Chưa có số liệu thống kê nhưng điều này có thể khẳng định: Thu Phương là một trong những người có số lượng bài viết đạt đỉnh ở báo Đại Đoàn Kết. Dĩ nhiên, về mặt chuyên môn, số lượng bài viết với thứ hạng và uy tín tác giả không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận. Cố nhà báo Hữu Thọ có lần chia sẻ với đồng nghiệp trẻ rằng có những bài viết, có những cây bút làm nhạt nhòa tờ báo, thậm chí làm mất thanh danh cơ quan báo chí.
Ở báo Đại Đoàn Kết, tôi và Thu Phương là “cặp đôi” đa ngôn vào loại bậc nhất trong các cuộc họp, nhất là những lần trao đổi chuyên môn nghiệp vụ. Đa ngôn nhưng là đa chiều. Không phải lúc nào tôi và Thu Phương cùng về một phe. Những lần tôi và Thu Phương “nảy lửa” với nhau không phải là ít. Là nữ giới nhưng trong những lần tranh luận, âm lượng của Thu Phương luôn ở trạng thái cao trào. Về khoản này, với bản chất người Nghệ, tôi còn trội hơn Thu Phương. Có lần tôi thủ thỉ với Thu Phương tiếng chuông phụ thuộc chất lượng đồng.
Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017
Bộ máy công quyền để làm gì ?
Với câu hỏi đó, người bình thường nhất cũng có thể tìm ra câu trả lời. Nhưng trong trường hợp tòa biệt thự và cơ ngơi cực kỳ hoành tráng của vợ chồng ông Phó trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk xây cất trái phép bị phát hiện và yêu cầu xử lý thì không dễ giải đáp chút nào. Mà chẳng phải chỉ có vụ này, rất nhiều vụ lâu nay đều khó đưa ra lời giải.
Hai ngày nay, dư luận khá gay gắt xung quanh thông tin biệt thự của ông Nguyễn Sĩ Kỷ - đương kim Phó trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk, nguyên Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk vấp quá nhiều sai phạm trong xây dựng. Bởi đây không phải tài sản bình thường mà là cực kỳ “khủng”, nếu gọi là dinh là phủ cũng chả sai, nên nó tạo ra sự bức xúc. Cũng vì gia sản quá lớn, dẫn đến những nghi ngờ làm cán bộ lấy đâu ra lắm tiền thế, xây nhà to thế, sống xa hoa hưởng lạc thế. Khi đã rơi vào vòng xoáy của dư luận và báo chí, chả cấm được, có giãi bày mấy cũng chẳng ăn thua.
Đã qua rồi cái thời cào bằng sự nghèo, đánh giá nhau chỉ có nghèo mới trong sạch. Nhà nước đang khuyến khích dân làm giàu. Dân giàu nước mạnh. Dân giàu thì cán bộ cũng có quyền giàu. Làm cán bộ mà không giàu, chẳng thà làm dân. Chỉ có điều, bất cứ ai giàu có đều phải bằng sức lao động, trí tuệ, sự phấn đấu không mệt mỏi của mình. Làm cán bộ, nhất là cán bộ to càng phải chứng minh tài sản mình kiếm được không do lợi dụng chức quyền, không từ tham nhũng tiêu cực. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt mục tiêu xây dựng một chính phủ liêm chính là vì vậy. Việc kê khai tài sản cán bộ cũng có mục đích giữ gìn, kiểm soát từ xa như vậy.
Thực ra cái biệt thự của ông Phó trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk làm từ nguồn tiền nào, tôi không quan tâm lắm. Tất cả rồi sẽ được làm rõ, chứng minh. Cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra tầng tầng lớp lớp sẽ vào cuộc, rồi sẽ có kết luận. Tôi chỉ muốn nêu ra khía cạnh khác liên quan đến bộ máy quản lý nhà nước đang tồn tại.
Hai ngày nay, dư luận khá gay gắt xung quanh thông tin biệt thự của ông Nguyễn Sĩ Kỷ - đương kim Phó trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk, nguyên Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk vấp quá nhiều sai phạm trong xây dựng. Bởi đây không phải tài sản bình thường mà là cực kỳ “khủng”, nếu gọi là dinh là phủ cũng chả sai, nên nó tạo ra sự bức xúc. Cũng vì gia sản quá lớn, dẫn đến những nghi ngờ làm cán bộ lấy đâu ra lắm tiền thế, xây nhà to thế, sống xa hoa hưởng lạc thế. Khi đã rơi vào vòng xoáy của dư luận và báo chí, chả cấm được, có giãi bày mấy cũng chẳng ăn thua.
Đã qua rồi cái thời cào bằng sự nghèo, đánh giá nhau chỉ có nghèo mới trong sạch. Nhà nước đang khuyến khích dân làm giàu. Dân giàu nước mạnh. Dân giàu thì cán bộ cũng có quyền giàu. Làm cán bộ mà không giàu, chẳng thà làm dân. Chỉ có điều, bất cứ ai giàu có đều phải bằng sức lao động, trí tuệ, sự phấn đấu không mệt mỏi của mình. Làm cán bộ, nhất là cán bộ to càng phải chứng minh tài sản mình kiếm được không do lợi dụng chức quyền, không từ tham nhũng tiêu cực. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt mục tiêu xây dựng một chính phủ liêm chính là vì vậy. Việc kê khai tài sản cán bộ cũng có mục đích giữ gìn, kiểm soát từ xa như vậy.
Thực ra cái biệt thự của ông Phó trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk làm từ nguồn tiền nào, tôi không quan tâm lắm. Tất cả rồi sẽ được làm rõ, chứng minh. Cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra tầng tầng lớp lớp sẽ vào cuộc, rồi sẽ có kết luận. Tôi chỉ muốn nêu ra khía cạnh khác liên quan đến bộ máy quản lý nhà nước đang tồn tại.