Trang

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019

Thương thời thiếu thốn

Tôi không có ý định viết một bài “toàn chữ th” mặc dù cái tít tự dưng đủ cả 4 chữ ấy. Về vụ viết “văn” chỉ dùng một phụ âm suốt từ đầu tới cuối bài, phải hỏi hai bậc cao thủ là bọ Nập (nhà văn Nguyễn Quang Lập) và chủ tịch Hùng (nhà báo Đỗ Hùng). Đọc văn của hai tướng này, ôm bụng cười nắc nẻ. Sinh nghề tử nghiệp, bọ Nập mấy lần lên bờ xuống ruộng bởi thứ văn thuần đó, còn lão Hùng đã suýt giã từ dĩ vãng sau khi viết bông lơn đụng đến “bàn thờ”, bị bộ trưởng 4T Trương Minh Tuấn ra tay trừng trị. Những chuyện đó để kể sau.

Tôi đang định nói cái gì nhỉ, à nhớ rồi, thương một thời thiếu thốn, mà chính mình đã trải, là người trong cuộc. Bây giờ không kể, lỡ cái thế hệ cũ như mình trôi đi, bọn trẻ sau này lại ngơ ngác, chả biết có phải cha anh chúng nó đã sống thế không, hay chỉ nghe người ta nói phét.

Miền Bắc những năm thập niên 60 - 70. Khoảng thời gian đó chiếm hết của tôi thời thơ ấu, thiếu nhi (tức độ tuổi nhi đồng, thiếu niên) và tuổi hoa niên trưởng thành (còn gọi là thanh niên). Tuổi ấy đã bắt đầu hiểu đời, thứ gì in vào não thì bám chắc khừ, gỡ cũng chả ra. Nhớ 17 triệu dân miền Bắc hăm hở tiến lên chủ nghĩa xã hội, quyết xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Vừa đi qua cuộc chiến tranh, cứ tưởng yên hàn mà làm ăn, ai ngờ lại đánh nhau nữa. Dồn hết sức người sức của cho miền Nam. Giá như chỉ có tiêu tốn cho chiến tranh khiến chịu nghèo đã đi một nhẽ, đằng này nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, nhất nhất theo chỉ đạo của trung ương, từ việc mỗi năm làm ra bao nhiêu ký muối, mấy chiếc bát sành, nuôi bao nhiêu con lợn, sản xuất mấy hộp mứt, bao nhiêu lít nước mắm, in bao nhiêu cuốn sách, v.v.. đã không chỉ giết chết nền kinh tế mà còn đẩy gần hết xã hội vào thảm cảnh thiếu thốn, thèm khát đủ mọi thứ. Nói gần hết bởi vẫn còn “một bộ phận không nhỏ” là tầng lớp cầm quyền, nhất là trung ương, luôn no đủ, thậm chí thừa thãi. Câu ca một thời “Tôn Đản chợ của vua quan/Nhà Thờ chợ của trung gian nịnh thần/Đồng Xuân chợ của thương nhân/Vỉa hè chợ của nhân dân anh hùng” chính là thứ biên niên sử ngắn gọn lột tả chính xác chế độ bao cấp, phân biệt đối xử tàn bạo lúc bấy giờ.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

Cha bố bọn thực dân

Cần phạt ông nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân ở Huế. Phạt không phải bởi tội chê bai dè bỉu cụ Alexandre de Rhodes cha đẻ chữ quốc ngữ mà bởi do vi phạm bản quyền.

Chả là ổng bảo "chữ quốc ngữ được tạo ra không nhằm phát triển dân tộc ta mà là công cụ để xâm lăng". Ý này không mới, thậm chí cũ xì, ông Xuân chỉ lặp lại thứ quan điểm đã được người cộng sản nhồi sọ cho bao nhiêu thế hệ. Nhẽ ra ông ấy phải nói rõ là trích dẫn từ đảng và nhà nước, bản quyền câu ấy thuộc về đảng và nhà nước.

Nhớ hồi chúng tôi học cấp 2, cấp 3, sách giáo khoa chỉ ra rằng bọn thực dân Pháp rất nham hiểm. Chúng luôn rêu rao văn minh, khai hóa thuộc địa nhưng thực ra chỉ nhằm bóc lột. Chúng làm đường, xây cầu, đục hầm xuyên núi Hải Vân, mở đường sắt xuyên Việt, dựng cảng, làm nhà ga… chỉ cốt để chuyên chở tài nguyên đã khai thác được đem về chính quốc. Chúng xây phủ toàn quyền (phủ chủ tịch nước bây giờ), dinh thống sứ, công sở hoành tráng này nọ cốt để đám cai trị ở và làm việc. Chúng xây nhà bưu điện, lập nhà ngân hàng, cái nào cũng rất bề thế, cốt để phục vụ cho bọn tây. Chúng xây nhà hát lớn, rạp chiếu phim chỉ để cho bọn tây đú đởn, vui chơi. Chúng mở biết bao nhiêu trường học cốt chỉ để đào tạo bọn tay sai. Cái gì chúng làm ra cũng chỉ để phục vụ cuộc xâm lăng và bóc lột, chứ dân đâu có được hưởng. Cả chữ quốc ngữ, các cha cố tạo ra không phải để người An Nam có chữ dùng cho thuận tiện mà chỉ cốt để truyền đạo, áp đặt ách nô dịch.

Thầy logic (dành cho K17)

Nhân ngày 20.11, mình kể chuyện ngắn ngủn này

K17 Văn Hán Ngữ chúng ta suốt 4 năm rưỡi ở Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội được học rất nhiều thầy cô. Tinh người giỏi (ấy là mình đang nói về thầy cô, chứ không phải về sinh viên - đám giặc). Những cây đa cây đề đinh lim sến táu gụ tếch hoàng đàn sưa… quý hiếm nhiều lắm, không thể kể ra đây hết được.

Mỗi thầy cô dạy một phần, mà hàng chục thầy cô, cho nên tới giờ tụi mình vẫn chưa tiêu hóa hết kiến thức là vậy. Có những thầy dạy vài chục tiết, thậm chí có thầy kéo dài cả năm trời. Thầy Hà Minh Đức, thầy Nguyễn Trường Lịch, thầy Nguyễn Kim Đính, thầy Chu Xuân Diên, thầy Hoàng Xuân Nhị, thầy Trương Quang Chế, cô Ngô Anh Thơ (mình kể bên văn thôi) là những thầy cô gắn bó lâu dài với đám giặc chúng ta. Có những thầy dạy ít, chẳng qua do ít tiết, như thầy Đỗ Ngoạn, thầy Huy Liên, thầy Trần Vĩnh, thầy Đinh Gia Khánh, cô Đặng Thị Hạnh, thầy Lý Tân Hoa, thầy Nguyễn Tài Cẩn, thầy Hoàng Trọng Phiến… Nhưng có lẽ ít tiết nhất là thầy Bùi Thanh Quất.

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

Thương thời thiếu thốn

Tôi không có ý định viết một bài “toàn chữ th” mặc dù cái tít tự dưng đủ cả 4 chữ ấy. Về vụ viết “văn” chỉ dùng một phụ âm suốt từ đầu tới cuối bài, phải hỏi hai bậc cao thủ là bọ Nập (nhà văn Nguyễn Quang Lập) và chủ tịch Hùng (nhà báo Đỗ Hùng). Đọc văn của hai tướng này, ôm bụng cười nắc nẻ. Sinh nghề tử nghiệp, bọ Nập mấy lần lên bờ xuống ruộng bởi thứ văn thuần đó, còn lão Hùng đã suýt giã từ dĩ vãng sau khi viết bông lơn đụng đến “bàn thờ”, bị bộ trưởng 4T Trương Minh Tuấn ra tay trừng trị. Những chuyện đó để kể sau.

Tôi đang định nói cái gì nhỉ, à nhớ rồi, thương một thời thiếu thốn, mà chính mình đã trải, là người trong cuộc. Bây giờ không kể, lỡ cái thế hệ cũ như mình trôi đi, bọn trẻ sau này lại ngơ ngác, chả biết có phải cha anh chúng nó đã sống thế không, hay chỉ nghe người ta nói phét.

Miền Bắc những năm thập niên 60 - 70. Khoảng thời gian đó chiếm hết của tôi thời thơ ấu, thiếu nhi (tức độ tuổi nhi đồng, thiếu niên) và tuổi hoa niên trưởng thành (còn gọi là thanh niên). Tuổi ấy đã bắt đầu hiểu đời, thứ gì in vào não thì bám chắc khừ, gỡ cũng chả ra. Nhớ 17 triệu dân miền Bắc hăm hở tiến lên chủ nghĩa xã hội, quyết xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Vừa đi qua cuộc chiến tranh, cứ tưởng yên hàn mà làm ăn, ai ngờ lại đánh nhau nữa. Dồn hết sức người sức của cho miền Nam. Giá như chỉ có tiêu tốn cho chiến tranh khiến chịu nghèo đã đi một nhẽ, đằng này nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, nhất nhất theo chỉ đạo của trung ương, từ việc mỗi năm làm ra bao nhiêu ký muối, mấy chiếc bát sành, nuôi bao nhiêu con lợn, sản xuất mấy hộp mứt, bao nhiêu lít nước mắm, in bao nhiêu cuốn sách, v.v.. đã không chỉ giết chết nền kinh tế mà còn đẩy gần hết xã hội vào thảm cảnh thiếu thốn, thèm khát đủ mọi thứ. Nói gần hết bởi vẫn còn “một bộ phận không nhỏ” là tầng lớp cầm quyền, nhất là trung ương, luôn no đủ, thậm chí thừa thãi. Câu ca một thời “Tôn Đản chợ của vua quan/Nhà Thờ chợ của trung gian nịnh thần/Đồng Xuân chợ của thương nhân/Vỉa hè chợ của nhân dân anh hùng” chính là thứ biên niên sử ngắn gọn lột tả chính xác chế độ bao cấp, phân biệt đối xử tàn bạo lúc bấy giờ.

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

Thèm một con đường

Tôi chưa lãng mạn tới mức ẩn dụ như người ta “đường cách mạng”, “đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh”, “đường hạnh phúc gian nan lắm khúc”, “nào bên nhau cầm tay, ta lên đường hạnh phúc”… Cũng chả phải đường theo kiểu đường lối chính trị chính em. Tôi chỉ nói về đường đi trên mặt đất, cho vùng đồng bằng Nam Bộ.

Báo chí dư luận đang eo sèo về dự án đường sắt trị giá 100.000 tỉ đồng nối từ Lào Cai xuống Hà Nội và bò ra tận biển Hải Phòng. Từ Lào Cai ngược về phía bắc, nối tới đâu thì ai cũng biết. Có người bảo đó là nhánh rễ của “Vành đai và Con đường” dù xứ này mặt thì tuyên bố không ủng hộ nhưng lòng ngấm ngầm thực thi. Tôi kệ, chỉ biết đổ vào đó một trăm nghìn tỉ thì quá khiếp. Cũng chả khác gì từng đổ biết bao nhiêu nghìn tỉ vào cái con rắn bê tông loằng ngoằng Cát Linh - Hà Đông mà chưa biết sẽ thu lại được gì.

Nói tới hai con đường trên, sực nhớ một anh em với nó là tuyến đường sắt chạy tuốt từ Yên Viên (Hà Nội) tới thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh). Ném vào đây cả núi tiền. Đường xe lửa này được mở cách nay 17 năm, mỗi ngày chạy 1 chuyến khứ hồi, chuyến nào đông nhất được chục khách, còn bình thường chỉ có một vài khách, chủ yếu là hai bà buôn rau từ Bắc Ninh về Hạ Long. Duy trì cho nó hoạt động cũng cả núi tiền nữa. Đủ cả nhà ga, lái tàu, người bán vé, người phục vụ, kiểm tu, gác cửa, bảo dưỡng, xăng dầu… hằng ngày chỉ phục vụ hai bà bán rau. Ai cũng thấy, dân thấy, chính phủ thấy nhưng cứ kệ, cùng lắm thì bảo để phục vụ mục đích an ninh quốc phòng là xong. Như cái sân gôn Tân Sơn Nhất phục vụ an ninh quốc phòng, thế là tắt đài, kể cả đài Nguyễn Thiện Nhân.

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2019

Điều chưa biết về chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh (kỳ 3, cuối)

Tới bài kỳ này, điều chưa biết thì tôi đã “khai” rồi, mọi người khá tỏ rồi, chỉ còn một số điều chưa biết về thầy Năm, về những gì liên quan tới cách cư xử của chế độ mới.

Thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Năm có học vị phó tiến sĩ (nay gọi là tiến sĩ) cơ khí, học ở Liên Xô về. Trước tháng 4.1975, thầy là giảng viên Trường đại học cơ điện Bắc Thái (hai tỉnh Bắc Cạn và Thái Nguyên hồi đó nhập một, tên như vậy). Trường đặt ở thị xã Thái Nguyên, nay ai có dịp tới thành phố miền núi này sẽ thấy một cơ sở trường ven quốc lộ 3- đường 3 Tháng 2, rất to rộng, hoành tráng, Trường đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên, vốn sinh ra từ nó. Tôi có ông bạn người Tày, tên Ma Duy Giang, học văn Tổng hợp xong về dạy ở đây, vừa được trời gọi hồi tháng 10. Tất nhiên hai vị không biết nhau bởi khi anh Giang hồi cư tỉnh Thái thì phó tiến sĩ Năm đã đương chức Hiệu trưởng Trường dự bị đại học Tiền Giang, cơ sở 1 tại huyện Châu Thành (Tiền Giang), cơ sở 2 tại 91 Nguyễn Chí Thanh quận 5, tiếp thu cơ sở vật chất của Đại học khoa học Sài Gòn cũ.

Bộ máy của trường sau giải phóng đương nhiên là các sĩ quan quân đội, hai thiếu tá mới chỉ hết lớp 10, Nguyễn Văn Su và Phan Văn Thạnh, đóng chức hiệu phó. Thêm một cán bộ tuyên huấn chuyên nghiệp cao to hồng hào như Tây là cụ Nguyễn Nhu từ Đại sứ quán bên Liên Xô về cũng hiệu phó luôn. Ba vị này chủ yếu làm công tác tổ chức và quản trị. Gánh nặng chuyên môn dồn lên ngài phó tiến sĩ hiệu trưởng. Phải khen cho những người làm tổ chức của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, họ đã lần mò lên tận Thái Nguyên khỉ ho cò gáy chấm được một người xứng đáng cầm đầu ngôi trường mới toe. Nó phát triển nhanh như thế, chững chạc như thế, dĩ nhiên công của nhiều người, có cả tôi, hì hì, nhưng công đầu là thầy Năm. Các đời hiệu trưởng về sau, chỉ việc kế thừa, hưởng thụ và… phá là chính.

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2019

Dùng người và quy trình

Chiều nay 22.11, Quốc hội họp, dành quá nhiều thì giờ để làm thủ tục miễn nhiệm một bà bộ trưởng tới tuổi về hưu. Họ gọi đó là quy trình. Quy trình nó thế, không thể làm khác được. Họ bảo vậy.

Luật lệ hay quy trình đều do con người tạo ra. Những anh cộng sản là chúa rườm rà, đẻ ra đủ thứ quy định, tự trói mình rồi bắt người khác phải theo. Nếu ai làm khác đi, họ sẽ mắng sao lại không theo quy trình, linh ta linh tinh… Cãi lại họ, họ sẽ bắt như bắt Phạm Chí Dũng chứ chả đùa.

Ai đó sẽ bảo rằng quốc hội đã “đẻ” ra bà bộ trưởng Tiến thì để quốc hội quyết là đúng rồi, vậy cho tôi hỏi, ở biết bao nước khác, bộ trưởng bị nghỉ hoặc xin nghỉ nhoay nhoáy, nghỉ người này lập tức có người khác thay, có phải quy trình không. Mà chả riêng cỡ bộ trưởng, ngay thủ tướng cũng vậy, họ cần quái gì quy trình. Lấy cái lợi ích của nước của dân đặt lên hàng đầu thì quy trình rườm rà hình thức chỉ đáng vứt vào sọt rác.

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

Tòa, Hải, và luật sư

Phiên tòa quốc doanh xử luật sư Trần Vũ Hải “tội trốn thuế” đã khép lại. Nó đang bị chìm vào quên lãng như mọi sự kiện nẩy ra ở trên đời, ở mọi nơi cũng như ở xứ này. Nhưng lòng người liệu có yên có quên?

Tôi cũng như hầu hết mọi người đều không thích tòa án. Chả ai dại gì để tòa mời tòa gọi tòa triệu tập. Các cụ xưa dặn rồi “Vô phúc đáo tụng đình” (chỉ những kẻ vô phúc mới tới tòa). Sống ngoài tòa còn chửa yên, đáo tòa để thân tàn ma dại, tù tội, nhận cái kết quả “thân thể tại ngục trung”, ai mà muốn.

Về lý thuyết, tòa án là nơi tượng trưng cho công lý, thực hành công lý, nhưng lâu nay tòa ở xứ này cóc cần công lý. Tòa chỉ cốt cho có, để đe dọa con người, làm công cụ của nhà cai trị. Hiếm có phiên tòa quốc doanh nào xử thắng cho người bị oan ức. Rất nhiều người sau khi bị tòa phán quyết án, thụ án, tới khi được minh oan thì đã tàn tạ sống dở chết dở, gia đình tan nát, khổ đau ngút tận trời.

Tòa quốc doanh không cần luật, bất chấp pháp luật có tồn tại hay không. Xử công khai nhưng cứ lôi vào phòng kín, cấm người tham dự, thậm chí cấm cả nhà báo, sẵn sàng cúp điện khi có “sự cố”, chặn đường ngăn phố không cho ai lai vãng, bịt mồm bị cáo, đuổi cả luật sư… là những chuyện phổ biến trong lịch sử tư pháp xứ này.

Án của tòa hiếm khi căn cứ vào pháp luật mà chủ yếu là thứ án bỏ túi, án chỉ đạo, tuân theo chủ quan của những kẻ cầm quyền. Dù xử trong 1 ngày, thậm chí một tiếng đồng hồ, hay kéo dài vài tuần, thì án cũng đã có sẵn trước khi tòa tuyên. Luật chả là cái đinh gì. Một chế độ đã từng xóa sổ trường luật thì những kẻ hậu sinh của nó cần gì luật.

Điều chưa biết về chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh (kỳ 2)

Đúng ra phải kể ngay về thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Năm, nhưng thôi, gác lại để sau, sợ mọi người sốt ruột.

Tôi dỡ cái áo mưa ra, không đi công chuyện nữa, ngồi nghe thầy Năm rủ rỉ qua điện thoại. Và đây là lời thầy:

Mày nhớ không, hồi sau giải phóng, trường ta được thành lập để thu nạp các đối tượng chính sách, bồi dưỡng cho họ một năm trước khi họ vào đại học. Đối tượng thì mày rõ rồi, gồm bộ đội, cán bộ, con em cán bộ, con em gia đình cách mạng, thanh niên xung phong. Ban đầu chỉ tập trung vào những người ấy, sau nữa mới mở ra người dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa…

Năm 1977, tao bất ngờ nghe báo có khách, nói với ông Can bảo vệ cho mời vào. Nghe khách giới thiệu, tao biết mình đang nói chuyện với ông Nguyễn Hữu Hạnh, chuẩn tướng quân đội Sài Gòn, người có công rất lớn với cách mạng, nhất là ở chặng cuối cùng. Ông bảo, tôi nghe người quen thân giới thiệu anh có thể giúp được nên mạo muội tìm đến anh. Nhìn ông, thấy ngay cả sự bức xúc, dồn nén, buồn bã, thất vọng bộc lộ ra ngoài, mặc dù khuôn mặt rất hiền, nói năng nhỏ nhẹ. Tao bảo, anh cứ nói, liệu tôi có giúp được gì chăng.

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2019

Chuyện chè chai đồng nát (kỳ 2)

Hình ảnh bà chè chai đồng nát cùng đôi quang gánh và lời rao buồn thảm gắn liền với nông thôn miền Bắc suốt mấy chục năm trời. Trong ký ức tuổi thơ tôi, bà chè chai và những nhân vật thời đại tiêu biểu khác ở thôn quê, gồm ông hoạn lợn, ông thợ cắt tóc, chú bán kem que, ông phó cối (thợ đóng cối), và bà Dậm bán bánh đúc buổi tối rất khó phai, bởi không có họ sẽ không phải thời thơ dại nữa, dù tuổi thơ đậm nét nghèo khó.

Mặt hàng chè chai đồng nát cũng dần biến đổi theo cuộc sống xã hội. Có nhẽ các nhà xã hội học cũng nên lưu ý khía cạnh này. Lúc đầu là giấy cũ, lông gà lông vịt, tóc rối, giẻ rách, đồng nát, sắt vụn, mảnh chai thủy tinh, về sau tự nhiên tăng thêm thứ này, loại bỏ thứ khác. Dần dà, các bà không mua mảnh chai, giẻ rách nữa, nhưng lại rao “ai dép nhựa rách bán không”. Vài chục năm gần đây, người thu mua ve chai thu lon bia, đồ nhựa, thậm chí mấy anh ve chai chạy xe máy bắt kịp thời cách mạng công nghệ, khoa học kỹ thuật, trong lời rao có cả tivi cũ, máy giặt, tủ lạnh, máy tính, laptop, điện thoại… hư cũ, mua tất. Lẽ dĩ nhiên, họ mua rất rẻ, nhưng bán cho họ cũng còn hơn vứt bỏ đi chẳng kiếm được xu nào.

Chuyện chè chai đồng nát

Hôm qua trên tivi phát cảnh Hội liên hiệp thanh niên tỉnh Bắc Ninh phát động phong trào thu gom vỏ chai nhựa để bảo vệ môi trường. Ai nấy ăn mặc đẹp, quần áo xúng xính, thiếu nhi đeo khăn quàng đỏ, thanh niên áo xanh da trời, người người, trường trường nô nức đem vỏ chai nhựa, túi ni lông, thậm chí cả những cái can nhựa, thùng nhựa có lẽ còn dùng được, tới điểm thu gom. Mọi người hỉ hả, phấn khởi khi đã góp phần bé tí làm quả đất sạch hơn.

Hồi tôi còn nhỏ, học cấp 1, cấp 2 ở miền Bắc những năm thập niên 60, cũng từng nhặt nhạnh đủ thứ, cũng nô nức phong trào, gọi là kế hoạch nhỏ. Nhưng chả bao giờ nghĩ tới chuyện bảo vệ môi trường, mà chỉ một phần do đoàn-đội phát động, ra chỉ tiêu, không thể không tham gia, phần khác bán mấy thứ ve chai sẽ có tiền mua bút chì, mua kẹo, dù “thu nhập” chả bao nhiêu. Giờ nghĩ lại, thời ấy cái gì cũng thiếu, nên chẳng bỏ đi thứ gì. Người lớn thì “dọn tí phân rơi, nhặt từng ngọn lá/mỗi hòn than, mẩu sắt, cân ngô/ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ”, còn trẻ con thì suốt ngày lùng sục, tìm bới, nhặt nhạnh bất cứ những gì có thể bán được, nộp được cho kế hoạch nhỏ. Những loại “hàng” chính là giấy vụn, sắt vụn, mảnh chai (thủy tinh), tóc rối, lông gà lông vịt, giẻ rách. Hồi đó gọi mớ phế thải là chè chai đồng nát, bây giờ người ta nói gọn bằng tên cụt lủn ve chai. Thỉnh thoảng lại nghe ngoài đường làng mấy bà quang gánh vừa đi vừa rao “Ai lông ngan lông gà lông vịt đồng nát giẻ rách bán không”, “Ai chè chai đồng nát bán không”, “Ai chè chai đồng nát nào”. Bây giờ cũng có người thu mua như vậy, chỉ khác một chút là đội ngũ đã được trẻ hóa chứ không chỉ thuần bà già, rao cũng khác, theo ngôn ngữ thời đại: “Ve chai bán không”.

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2019

Điều chưa biết về chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh

Nói đến chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh nhiều người biết, lẽ đâu dám viết rằng “điều chưa biết”. Nhưng quả thật, tôi nghĩ điều tôi sắp kể ra đây, người biết chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Trước khi kể, vòng vo chút đã, như các cụ ngày xưa bảo phải “nói có đầu đuôi”. Tất nhiên tôi không khề khà tới mức, kiểu thưa ông con tằm nó nhả ra tơ, người ta đem tơ bán cho người tàu, người tàu dệt thành the rồi bán sang ta, ông đi mua the về may thành áo… Tôi chỉ làm chút lý lịch trích ngang thôi.

Ông Hạnh là chuẩn tướng, sĩ quan cao cấp của quân đội Việt Nam cộng hòa, mà người cộng sản gọi là “quân đội ngụy, ngụy quân”. Ông được mặt trận (tức phe cách mạng) móc nối, dụ dỗ nên ngả theo cách mạng. Thời trước 1975 ở miền Nam có câu “Ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản”, dạng này nhiều lắm, trong đó có ộng Hạnh. Ông Hạnh thuộc nhóm “ăn cơm” kiểu Nguyễn Thành Trung, Tôn Nữ Thị Ninh, chứ không thể xếp chung vào nhóm Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn, Đặng Trần Đức, Vũ Ngọc Nhạ… bởi những ông vừa kể ăn cơm cộng sản, giả vờ phụng sự quốc gia. Một dạng là tình báo, điệp viên, còn một dạng là hai mang, bề tôi thờ hai chúa.

Dân đen như chúng tôi tất nhiên trước ngày đất nước thống nhất chả biết gì về ông Ẩn, ông Nhạ, lại càng không biết những người như ông Hạnh. Chỉ sau năm 1975, chỗ này chỗ kia xì ra, có lúc um lên, nhà văn nhà veo ghi chép thì công tích, sự nghiệp của họ mới rõ dần. Người ta biết ông Hạnh chủ yếu ở những giây phút cuối cùng, khi ván bài đã chuẩn bị ù, ông giúp cho tướng Dương Văn Minh có những động tác và chỉ thị mang tính quyết định để… đầu hàng, có lợi cho cách mạng. Nói gì thì nói, chỉ cần một lời khuyên của ông Hạnh với tướng Minh khi ấy, đã cứu được hàng nghìn người, thậm chí cả vạn người khỏi cái chết, giúp cho Sài Gòn gần như còn nguyên vẹn. Tất nhiên cả ông Hạnh lẫn tướng Minh big đều không hình dung ra được về sau lời ca của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã bị cải biên thành “tiến về Sài Gòn, ta chiếm nhà mặt tiền; tiến về Sài Gòn, ta chiếm nhà thật toooo…”.

Nhạc và nhạc

Dư luận đang um về phát ngôn của ông nhạc sĩ phong trào Trần Long Ẩn. Cũng chưa rõ ổng có nói hẳn vậy không, chỉ thấy trên mạng xã hội và vài tờ báo, nhưng sự phản đối thì khá quyết liệt. Ai muốn biết ông Ẩn Long nói gì, cứ vào gu gồ gõ chữ Trần Long Ẩn thì ra ngay kết quả, nhà cháu không mất công thuật lại.

Chỉ nói riêng rằng, ông này có nhẽ được mỗi bài Tình đất đỏ miền Đông, còn những bài viết về sau, như Một đời người một rừng cậy, Đi qua vùng cỏ non... chỉ tinh lý sự, triết lý vớ vẩn, chẳng hạn "khi nghĩ về cuộc đời, tôi thường nghĩ về rừng cây", "ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai"... nghe rất chối, nổ mìn vào lỗ tai. Mọi người cứ thử ngẫm mà xem, không phải cứ hô hào triết lý mà ra lẽ đời đâu. Anh nào càng kêu to, càng nói lắm, càng rỗng tuếch. Ngược lại, đọc những ca từ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà coi, không hề lên giọng dạy dỗ, lý sự, nhưng câu nào chữ nào cũng là chiều sâu cuộc đời, là thân phận con người. À, mà thôi, đem so ông Ẩn Long với cụ Trịnh, quá khập khiễng.

Nhân tối hôm qua "bàn" về âm nhạc, lại nhớ chuyện này.

Có một hôm, tôi ngồi lai rai với các đồng nghiệp, cả bắc cả nam. Mọi người bảo bây giờ đến tiết mục hát. Mấy anh Đoàn Khắc Xuyên, Nguyễn Duy Thông cười bảo ông Thông hát một bài nghe coi. Các bác ấy thừa biết giọng thuốc lào của tôi thì hát hò cái gì. Nhưng họ không biết gót chân Asin mà tôi giấu kín. Cái kim bọc giẻ lâu ngày cũng ra. Nhà báo Bùi Anh Tú cùng dân bắc như tôi buột mồm anh Thông chỉ biết nhạc đỏ thôi, muốn hát nhạc đỏ thì anh ấy chơi được, chứ nhạc khác thì chịu.

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2019

Khoai và sự tử tế (kỳ 3, cuối)

Trẻ con nông thôn miền Bắc những năm thập niên 50 - 70 không chỉ ăn khoai thay cơm mà gần như đứa nào cũng biết… mót khoai. Mót khoai, mót lúa đã thành thứ nghề tay trái khi làng quê biến thành hợp tác xã. Đám chúng tôi không biết chơi tem, nuôi cá vàng, đánh đàn ghi ta, vẽ vời này nọ như các bạn thành phố sơ tán về, nhưng lại rất giỏi đánh dậm, cất vó tép, câu cá, gánh lúa, nhổ mạ, đun nấu bằng rơm rạ hoặc lá tre, kiếm rau lợn, rút rơm trâu, trèo cây hái quả, ngụp lặn dưới cừ, và biết mót lúa mót khoai.

Cũng chả biết ai đã đặt cho cái việc ấy là “mót”. Trong tiếng Việt, chữ mót có nhiều nghĩa, cái nghĩa mà tôi muốn nhắc tới là nhặt nhạnh, tìm kiếm những gì còn sót lại. Cuộc đời đổi thay, bây giờ ngay cả những vùng nghèo nhất cũng không còn “nghề” mót nữa. Nó chỉ là dấu ấn của một thời, một giai đoạn nghèo đói, thiếu thốn, vất vả.

Sau khi miền Bắc hòa bình lập lại, nông thôn đang đà trở mình thay da đổi thịt, xóa dần nghèo đói, đùng một cái, nhà nước học tập mô hình kinh tế bên Liên Xô, Trung Quốc, bắt tất cả nông dân phải vào hợp tác xã. Mỗi thôn (làng) là một hợp tác xã, bỏ hết tên cũ, đặt cho tên mới rất kêu, đầy sắc màu cách mạng, nào là Quyết Tiến, Thắng Lợi, Bình Minh, Rạng Đông, Cờ Đỏ, Thành Công… Thôn Trà Phương quê tôi đông khẩu, được tách ra thành hai hợp tác, Bình Minh và Thụy Sơn. Ruộng đất, trâu bò của các hộ gia đình bị sung công hết vào hợp tác, chỉ chừa cho mảnh vườn có căn nhà đang ở. Mọi thành viên trong gia đình được gọi là xã viên. Nhà nào lần chần không chịu vào, chính quyền và hợp tác làm tình làm tội.

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2019

Khoai và sự tử tế (kỳ 2)

Đang kể dở chuyện khoai. Vị tân bộ trưởng tư pháp Nhật Bản ý thức rất rõ rằng một chính phủ liêm chính như chính phủ Nhật cũng như dân Nhật dứt khoát không chấp nhận mọi hành vi hối lộ, tham nhũng, dù “phương tiện” hối lộ chỉ là khoai, là xoài, là dứa, những thức nhà trồng được, tự cung tự cấp, cây nhà lá vườn. Và ngay cả lý do chỉ biếu để bày tỏ tình cảm, cảm ơn theo lẽ đời thông thường, nhưng bị đặt vào trường hợp này, người Nhật cũng không chấp nhận. Hôm nay biếu củ khoai, ngày mai biết đâu sẽ mua chuộc người khác bằng những thứ ghê gớm hơn nhiều. Minh bạch, liêm chính là vậy.

Nói thế để thấy rằng, ở xứ An Nam, giữa lời nói và bản chất, không bằng một góc người Nhật. Hệ thống quan chức tham nhũng tràn lan, từ trên xuống dưới. To hốc kiểu to, nhỏ xơi kiểu nhỏ. Mua quan bán tước đã thành lệ. Đi đêm, chạy cửa sau không là chuyện hiếm. Một kẻ cầm đầu bộ Thông tin – Truyền thông như Trương Minh Tuấn viết sách dạy đời, khuyên răn thiên hạ phải giữ lòng trong, từng chỉnh đốn cấp dưới dịp tết đừng biếu xén quà cáp, nhưng chính y lại lợi dụng vị thế mình để bề tôi tổ chức ca ngợi ông bố đẻ quá mức, xòe tay ra túm một nhát 300 nghìn đô Mỹ do đám lâu la chạy cửa sau. Kẻ tiền nhiệm y, Nguyễn Bắc Son, còn kinh hơn, đút túi vài triệu đô, coi chừng ấy chưa là cái đinh gì. Nếu vụ AVG - MobiFone không vỡ lở do ăn chia không đều, thì đám này vẫn vênh vang “trong sạch vững mạnh”, tha hồ đè đầu cưỡi cổ dân, tha hồ hại người ngay, người lương thiện. Nói đâu xa, chính tôi cũng là một trong hàng nghìn nạn nhân bởi bàn tay tàn bạo của Trương Minh Tuấn khi tôi tố giác thói rởm đời của y và đồng bọn, ngay khi y đang ngồi ghế cao ngất ngưởng. Nhưng tôi không thù y, bởi tôi luôn tin trời có mắt, và cuối cùng y đã biết thế nào là luật nhân quả.

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019

Nhân văn giai phẩm

Hôm vừa rồi ra Hà Nội, tới thăm bác Chuyên. Ấy là tôi muốn nói về ông anh đáng kính, thiếu tướng Phạm Chuyên, cựu giám đốc Công an Hà Nội. Tới nơi đã thấy quan năm, đại tá Đào Lê Bình chờ sẵn ngoài cổng, cười bảo đi đứng kiểu đếch nào mà lâu thế. Y không biết tôi lạc đường.

Cả bác Chuyên giai lẫn bác Chuyên gái (bác Trinh) niềm nở ân tình. Ông anh bảo, lần trước em tới chưa kịp coi kỹ kiểm kê gia sản nhà anh, lần này anh cho em thực mục sở thị. Tưởng vàng bạc châu báu ngọc ngà sừng tê đồi mồi san hô đá quý gì, mà những thứ ấy làm sao hợp với một người trong sạch, hóa ra chỉ tinh tranh là tranh. Mua có, tặng có, sưu tầm cũng có. Ấn tượng nhất là mấy bức chân dung chủ nhà và tranh phong cảnh. Góc tranh, ký tên họa sĩ Trần Duy. Tôi đeo cái kính vào để coi cho kỹ, đang định hỏi thì đại ca đã đoán được ý thằng em, nói ngay, của Trần Duy đấy, Trần Duy nhân văn giai phẩm.

Cái tên gợi lại cả một thời kỳ lịch sử, một chặng đường oanh liệt và đau thương.

Thế hệ sinh giữa thập niên 50 chúng tôi, hầu như ai cũng được biết về cái gọi là vụ án Nhân văn giai phẩm, biết những con người dám xông lên đoạt trời như Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Trương Tửu, Phùng Quán, Trần Dần, Trần Duy, Phan Kế An, Hữu Loan, Văn Cao, Lê Đạt, Nguyễn Bính... Đó là những "người nhất" trong mười mấy triệu người ở miền Bắc trước năm 1960.

Ngồi xó bếp nói chuyện thế giới

Ngài tổng thống cánh tả xứ Bolivia, Evo Morales đã phải từ chức và nghe nói đã có lệnh bắt giam. Đang trốn chui trốn lủi, chả biết có thoát không.

Trên thế giới, những đảng có xu hướng cộng sản và chủ nghĩa xã hội, dính dáng tới tí mác-lênin, búa liềm, thì tự nhận là cánh tả, tiến bộ, để đối lập với cánh hữu (bảo thủ, hung ác, phản động).

Morales là bạn thân của mấy anh em nhà độc tài Cuba dòng họ Castro, chơi thân với đám Hugo Chavez và Maduro bên xứ thiên đường Venezuela, cánh hẩu với Daniel Ortega ở Nicaragua. Morales chủ trương thắt chặt quan hệ với các nước đỉnh cao thời đại Cuba, Venezuela, Triều Tiên, Nicaragua, Nga và... (thôi, ai cũng biết rồi), tinh bạn bè chí cốt.

Ngày 20.10, Mo tuyên bố thắng cử bằng cuộc bầu cử gian lận. Cánh tả nào mà chả gian lận. Dân chúng phản đối ầm ầm. Mo kệ.

Dân chúng biểu tình đòi Mo từ chức. Mo kệ.

Đêm trắng Bách Thảo – Thiên Sơn Suối Ngà (kỳ 5, cuối)

Dân văn tụi mình, chả riêng gì K17, chắc ai cũng biết cuốn tiểu thuyết lừng danh “Năm đêm trắng” của F.Dostoievski. Nghe thầy Chung giảng, đứa nào cũng mê Đốt. Rồi lại xem phim ở rạp Kinh Đô gần vườn hoa Cửa Nam nữa. Chuyện về hai người trẻ gặp nhau trong 5 đêm trắng và nhờ những đêm kỳ diệu đó đã thoát ra khỏi cuộc sống cô độc. Chả biết các anh chị, các bạn K17 khác thế nào, nhưng bản thân mình, mình đã mang cái tâm trạng và sự giải thoát ấy mỗi lần K17 đàn đúm. Và lần này, dù chỉ có 2 đêm trắng, một đêm Bách Thảo và một đêm Thiên Sơn Suối Ngà.

Mà lạ. Có lần, mình nghe cái Bùi Lan Hoa, hay đứa nào đó, cười bảo “chả có gì, chỉ có già”. Ấy là nó đùa vui. Nhưng mình tưởng thật. Đều đuôi 6 đầu 7 cả, chả già thì trẻ với ai. Ngày thường, ai cũng nói thằng Cào như ông cụ. Già nua, nhăn nheo, gắt gỏng, cam chịu. Có lúc mình ao ước được trẻ như… anh Hồng, Trần Ngọc Hồng, hì hì. Vậy mà lần nào cũng thế, cứ gặp đồng bọn K17 mình lại tự thoắt thay đổi, như đứa trẻ con, nhí nhố, múa may, chắc trông rất buồn cười. Họp lớp, họp khóa giống như cuộc cải lão hoàn đồng. Những đêm trắng như làm ta trẻ lại, sống với ngày xưa, cảm thấy 4 năm Mễ Trì thật gần chứ không phải xa lơ xa lắc.

Bữa tối xơi món lợn mán ở Thiên Sơn Suối Ngà quả là đáng chép vào sử biên niên của K17. Thằng Ba múa may thế nào dính cụ nó tóc vào bát mắm tôm để chấm đặc sản nòng nợn nuộc. Nê Lin chưa kịp bàn về nòng nợn nuộc thì mớ “mấn như ti” của nó đã bàn rất đậm. Đám con gái cười như chưa bao giờ được cười, đứa thì lấy khăn ướt lau mắm tôm, đứa chạy tìm dây thun, đứa lo cột tóc, đứa chụp ảnh, đứa bón cơm cho nó… Tất cả xúm xít quanh thằng giặc đầy hương mắm. Lúc ấy trông nó chẳng khác gì ông vua, mặc cho đám phi tần, thị nữ, quân hầu muốn vật vã, hành hạ, làm gì thì làm. Nhà ăn Suối Ngà vui như đám hội. Bọn trẻ phục vụ đứng ngó mấy ông bà chú bác ngả nghiêng cười giỡn vui tươi, chả khác gì được xem tuồng chèo miễn phí. Mỗi lần như thế, có cảm giác K17 không phải là bọn sồn sồn ngấp nghé già nữa mà đám trẻ mục đồng. Hỏi sao mà không trẻ lại, không vui cho được.

Công an oan

Tôi là người dễ mủi lòng. Khi các anh chị công an nhưng là đồng nghiệp ở báo Công an đòi nhà suốt 10 năm không được dù đã đóng đủ tiền tỉ; rồi lại cả chục cán bộ chiến sĩ công an huyện Đông Anh (quê cụ chủ tịch nước) hôm qua cực chẳng đã phải ra đường căng biểu ngữ đòi nhà sau 17 năm trời bị lừa đảo, tự dưng tôi thấy thương họ, như thương mọi dân oan khác ở xứ này.

Nói như nhà thơ Dương Tường, tôi đứng về phe nước mắt, bất kể họ có còn đảng còn mình hay không.

Trong vốn từ tiếng Việt, từ "dân oan" có lâu rồi, nhưng ít được dùng, chỉ thỉnh thoảng xuất hiện trong văn học hiện thực phê phán thời Pháp cai trị. Dân oan hồi đó hiếm lắm, mặc dù người cách mạng tố bọn Pháp rất tàn ác. Dân oan trong đời thực ở xứ này chỉ phổ biến khi chế độ mới vì dân nhưng không vì dân, đại trà nhất là sinh ra từ những vụ cướp đất theo luật đất đai sở hữu toàn dân.

Bây giờ dân oan không đơn độc nữa, bởi có cả công an oan. Biết đâu rồi có ngày sinh thêm cán bộ oan, đảng viên oan, trung ương oan...

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2019

Đêm trắng Bách Thảo – Thiên Sơn Suối Ngà (kỳ 4)

Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc tới một thành viên K17 không có mặt mà cũng như có trong cuộc hội ngộ mùa thu Kỷ Hợi này. Nguyễn Huy Hoàng. Mình cố ý tách y ra khỏi bài kỳ 3 để mọi người cùng nhớ về một người bạn đặc biệt đang ở nơi xa xôi, hơn vạn cây số.

Hoàng đen không phải mọi cuộc vui đều vắng, dù ở rất xa, đi về quá tốn kém. Lần hội khoa hội khóa năm 2006, Hoàng là cục nam châm thu hút bạn bè. Y kể chuyện, đọc thơ, y chụp ảnh kỷ niệm với người này người khác, tíu tít cả lên. Mình còn giữ được tấm ảnh rất đẹp mình đận ấy chụp cảnh thầy trò trao đổi trò chuyện tâm đắc, thầy Hà Minh Đức với trò quý Huy Hoàng. Tóc thầy tóc trò sương đậm như nhau. Còn những cuộc khác, nếu y không về, không tham gia thì bao giờ cũng có quà, cho cả bọn. Quà từ nước Nga, của một đồng, công một nén.

Sau đít cua Bách Thảo của bác cả Năng, khi bạn Đạm lên công bố gói quà to đùng Hoàng đen gửi về, mình lẩm bẩm phen này thì sô cô la ngập chân răng. Y như rằng, sướng ngon không thể tả. Mình vừa loi choi chụp ảnh (lấy cớ thôi) vừa thoăn thoắt nhảy bàn này bàn khác nhót sô cô la chén đã đời. Không dám lấy mãi một chỗ sợ “chúng nó” biết mình ăn tham, đồ chết đói. Vừa nhồm nhoàm sô cô la Nga, vừa thầm cầu giời khấn phật sang năm 2020, lại tháng 10, mùa thu, thị Đạm hay thị Hà thị Nga chẳng hạn, hiên ngang cướp diễn đàn hét lên giữa hội trường, các bạn im, im, để tớ thông tin về Nguyễn Huy Hoàng. Thì ra, khi đã yêu nhau, quý nhau chân thành, chung những kỷ niệm, dù cách trở vạn dặm vẫn đến được với nhau.

Khoai và sự tử tế

Hôm qua 31.10, báo chí đưa tin một vị bộ trưởng trong nội các Nhật của thủ tướng Shinzo Abe, ông Katsuyuki Kawai, đứng đầu Bộ Tư pháp, đã tự giác từ chức. Lý do: khi ông tranh cử nghị viên, bà vợ ông đã thật thà biếu khoai và ngô, những thức cây nhà lá vườn, tự trồng được, cho cử tri. Dư luận Nhật bảo rằng đó cũng là hành vi mang tính hối lộ, mua chuộc. Người Nhật dứt khoát không chấp nhận sự lem nhem. Ông Kawai không muốn mang tiếng là người lem nhem. Chuyện này sẽ bàn thêm ở phần cuối.

Nhắc tới khoai, nghĩ ngay tới xứ mình. Khoai là một phần của cuộc sống người Việt, là bản sắc Việt, có khi còn hơn cả hoa sen, áo dài, những thứ gần đây được xưng tụng, tung hô thành quốc này quốc nọ. Khoai có nhẽ chỉ chịu xếp đứng sau rau muống và truyện Kiều.

Suốt thời thò lò mũi xanh, quần đùi cởi trần đánh dậm, tới tận khi biết để ý gái làng, tôi rặt ăn khoai. Bữa chính khoai, bữa phụ cũng khoai. Sáng khoai, tối khoai, đến nỗi đùa nhau, nhà mày ăn cơm chưa, chứ nhà tao khoái ăn sang (sáng ăn khoai). Nồi cơm, gọi là cơm cho ra vẻ chứ thực ra một phần gạo bốn phần khoai. Đang dở bữa, thấy khách tới, chị tôi kín đáo đậy vung nồi lại kẻo người ta nhìn thấy sẽ cười thày bu. Chị tôi bảo vậy. Chị thường giành ngồi đầu nồi, không phải để tranh ăn, mà chủ động nhặt nhạnh bới xới những chỗ có cơm rải rác dồn vào bát thày bu, sau đó là các em, khi tới phần mình chỉ rặt khoai là khoai. Ký ức về khoai, chị tôi và sự tử tế cứ theo mãi tới bây giờ.

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2019

Đêm trắng Bách Thảo - Thiên Sơn Suối Ngà (kỳ 3)

Sẽ có ai đó bảo, gớm, chỉ gặp nhau thôi, mà nhều nhào gì đâu, vỏn vẹn mấy chục tiếng đồng hồ, cứ làm như họp quốc hội không bằng, mà viết lắm thế, lại còn tãi ra, lại còn sụt sùi, lại còn kể lể con cà con kê... Nhưng khổ nỗi, mình lâu nay “quen mất nết đi rồi”, vả lại có mấy khi được nói đâu, chứ cứ như bọn Xuân Ba, Bá Tân, thị Thúy, chúng mồm năm miệng mười, chúng cóc cần viết lách, chữ nghĩa, đã đi một nhẽ. Thôi thì ai thích thì đọc, cũng để mua vui được một vài trống canh.

Nếu được nói riêng về những bạn lớp Văn K17, mình sẽ rụt rè bảo thế này, các anh chị ạ, các bạn ạ, chúng ta đã có những tháng ngày thật vui thật đẹp. Cứ tưởng tượng, do… biến đổi khí hậu chẳng hạn, tự dưng K17 tan đàn xẻ nghé, chẳng thế liên lạc gì với nhau, chả nhớ được bất cứ chút xíu ký ức bao nhiêu năm xưa cũ, chắc là buồn lắm. Những người khác, mình không biết thế nào, chứ với bản thân, khi hiểu rằng đang mấp mé già, thì xa lớp, xa bạn bè, xa K17 là điều khó vô cùng, nhiệm vụ bất khả thi. Chả hạn mình không thể thì thào vào tai Xuân Ba hoặc Chiến trắng, rằng không chơi với chúng mày, tao đâu có thiệt gì, tao thiếu quái gì chỗ chơi, v.v.. Mình lâu nay được phong danh hiệu “ba phải”, giống như một dạng chủ tịch ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc K17, mười rằm cũng ư, mười tư cũng gật, cứ thích chơi với tất cả, chả muốn làm mất lòng ai bao giờ. Vậy nên mỗi cuộc gặp, mỗi đêm trắng chỉ bổ sung niềm vui, chỉ thấy vui thôi, kể mãi cũng không hết.

Nói thật lòng, K17, và nhất là đám lớp văn, vốn nghèo. Dạng khơ khớ chỉ đếm được trên đầu ngón tay út. Nhưng tiền bạc không cản trở được những cuộc í ới hẹn hò. Hưu hiếc cả rồi, ra đi là sự đã liều, đi đâu cũng cân nhắc, kể cả về quê, nhưng khi nghe bác cả Năng, bác cả Thuận, bác cả Nguyệt phát tín hiệu là lên đường. Đêm trắng thứ nhất ở vườn Bách Thảo, mình hát cho thằng Đồng nghe “tình sâu với nghĩa nặng, biến ta lại nhớ rừng, nên chi giữa đồng bằng, mà gió ngàn bay về, tìm âm vang sóng vỗ”, đúng cái tâm trạng của đứa ở xa được về tụ với bè bạn. Có cuộc đoàn viên như thế này, xin cảm ơn tất cả anh chị, các bạn.

Bệnh hình thức đã quá nặng

Thủ tướng nước này, ông Nguyễn Xuân Phúc, đang dự hội nghị cấp cao tại Bangkok (Thái Lan). Coi những hình ảnh do TTXVN gửi về, chỉ mong sao chuyến "quan hệ quốc tế" của ngài có kết quả thiết thực. Lại sực nhớ lần xuất ngoại của ngài thủ tướng hồi tháng 9 mà lăn tăn đôi điều.

Tôi nhận thấy, qua tất cả những gì mà báo chí quốc doanh thông tin (có lợi) về chuyến "thăm cấp nhà nước" của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Nga, Na Uy, Thụy Điển, có điều rất đáng quan tâm.

Riêng anh Nga ngố không nói làm gì, vẫn nặng phô trương, màu mè, hoa hòe hoa sói, một thứ di sản còn đậm của triều cộng sản Liên Xô chưa dễ gì xóa được, thì ở 2 nước Na Uy, Thụy Điển, những điều diễn ra của nước chủ nhà khiến ta phải ngẫm nghĩ kính phục.

Hai nước này vẫn còn duy trì thể chế quân chủ, tức là còn vua, còn hoàng gia, dưới hoàng gia là chính phủ. Cứ tưởng phong kiến đặc sệt thế, họ sẽ màu mè cờ đèn kèn trống, tiền hô hậu ủng, hoa hoét ngập tràn. Ai ngờ, đón tiếp, trò chuyện, hội đàm với thủ tướng của một nước "từng đánh thắng hai đế quốc to", "đất anh hùng của thế kỷ 20", cả đức vua lẫn thủ tướng hai nước quá giàu này đã tổ chức rất mực giản dị, thân mật, không rùm beng hoa hoét mà vẫn lịch sự, trọng thị. Căn phòng tiếp khách, chỗ ngồi, cái bàn cái ghế đều chỉ như ở một công sở hạng thường xứ ta. Và đặc biệt, hầu như không bày biện hoa này hoa nọ. Chả hạn trên cái bàn tiếp đón của vua Thụy Điển chỉ có mỗn bình hoa bé tí xíu, để gọi là có. Đón tiếp cũng không có cảnh bắt đám trẻ con ngơ ngác cầm hai tay hai cờ vẫy rối rít. Nếu ta bất chợt nhìn thấy cảnh này thì hóa ra do Đại sứ quán VN tổ chức, xuất khẩu cả đặc sản ra xứ người.

Ăn nhau là ở cái thái độ đối với con người, chứ không phải hoa. Nước càng giàu, cỡ như Na Uy, Thụy Điển, lại càng thiết thực, giản dị, thực chất. Tôi cũng từng nghe nước Hà Lan cũng là một quốc gia rất giàu, họ trồng hoa xuất đi khắp thế giới, cả nước họ là một vườn hoa khổng lồ rực rỡ, nhưng những cuộc đón tiếp quốc khách của nhà nước cũng rất bình dị, không hoa hoét quá đà.