Nước ta dài, trải suốt từ bắc chí nam tính theo đường chim bay gần 2 nghìn cây số, từ Lũng Cú (Hà Giang) tới chót mũi Cà Mau. Dài nên nhiều vùng khí hậu. Khi tôi đang cửi trần gõ mổ cò bàn phím mấy chữ này trong cái nắng nóng 34 - 35 độ C thì ông bạn tôi, các em các cháu tôi đang co ro trong giá rét xuống gần 10 độ, áo bông áo len khăn quàng cổ mũ trùm tai sùm sụp. Năm xưa, cũng rét như thế, ông bạn nửa đêm gọi điện vào, bảo mày ơi, tao hỏi khí không phải, chính quyền trong ta có còn không. Tôi ớ ra. Hoảng hồn, hay là y gần trung ương, biết cơ sự gì đã xảy ra mà mình chưa được tỏ. Y cười khì khì, ấy là tao nói một nước hai chế độ, hai chế độ thời tiết đó. Về sau, tôi kể cho một bậc đàn anh người trong này chuyện ấy, ảnh bảo quá tiếc, mừng hụt.
Không bàn chuyện chính trị. Chỉ quan tâm các vấn đề xã hội. Đá để xây chứ không để ném. nguyenthong8355@gmail.com
Trang
▼
Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023
Táo, hoa, và chúc tết (kỳ 3)
Thôi, không nhắc chuyện táo thực vật nữa, hồi bé bọn trẻ con thường lếu láo chơi chữ là táo dai (dái tao), để chút nữa bàn thêm về táo nhưng là táo hề, táo hài, táo Xuân Bắc trong cái gọi là Táo quân, còn có tên “Gặp gỡ cuối năm” trên tivi tàng hình. Giờ nói về hoa đã.
Nước ta dài, trải suốt từ bắc chí nam tính theo đường chim bay gần 2 nghìn cây số, từ Lũng Cú (Hà Giang) tới chót mũi Cà Mau. Dài nên nhiều vùng khí hậu. Khi tôi đang cửi trần gõ mổ cò bàn phím mấy chữ này trong cái nắng nóng 34 - 35 độ C thì ông bạn tôi, các em các cháu tôi đang co ro trong giá rét xuống gần 10 độ, áo bông áo len khăn quàng cổ mũ trùm tai sùm sụp. Năm xưa, cũng rét như thế, ông bạn nửa đêm gọi điện vào, bảo mày ơi, tao hỏi khí không phải, chính quyền trong ta có còn không. Tôi ớ ra. Hoảng hồn, hay là y gần trung ương, biết cơ sự gì đã xảy ra mà mình chưa được tỏ. Y cười khì khì, ấy là tao nói một nước hai chế độ, hai chế độ thời tiết đó. Về sau, tôi kể cho một bậc đàn anh người trong này chuyện ấy, ảnh bảo quá tiếc, mừng hụt.
Nước ta dài, trải suốt từ bắc chí nam tính theo đường chim bay gần 2 nghìn cây số, từ Lũng Cú (Hà Giang) tới chót mũi Cà Mau. Dài nên nhiều vùng khí hậu. Khi tôi đang cửi trần gõ mổ cò bàn phím mấy chữ này trong cái nắng nóng 34 - 35 độ C thì ông bạn tôi, các em các cháu tôi đang co ro trong giá rét xuống gần 10 độ, áo bông áo len khăn quàng cổ mũ trùm tai sùm sụp. Năm xưa, cũng rét như thế, ông bạn nửa đêm gọi điện vào, bảo mày ơi, tao hỏi khí không phải, chính quyền trong ta có còn không. Tôi ớ ra. Hoảng hồn, hay là y gần trung ương, biết cơ sự gì đã xảy ra mà mình chưa được tỏ. Y cười khì khì, ấy là tao nói một nước hai chế độ, hai chế độ thời tiết đó. Về sau, tôi kể cho một bậc đàn anh người trong này chuyện ấy, ảnh bảo quá tiếc, mừng hụt.
Thứ Hai, 30 tháng 1, 2023
Phân công lao động
Hồi tôi nghỉ dạy, cũng chưa theo nghiệp... báo (gớm, nhiều nghiệp quá, nhà Phật có thuyết vô ngã nghiệp báo), tôi đi làm cho ông Choi (theo tiếng Việt là ông Thái) người Hoa Hồng Kông, mấy năm. Ông ni rành tiếng Hoa, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Thái, không biết có đạt tới mức hai mươi mấy thứ tiếng như idol không, phải nói là một doanh nhân siêu đẳng, thượng thừa về ngoại ngữ.
Trò chuyện với ông Choi tôi cứ chém sa sả tiếng Việt bởi về ngoại ngữ thì chỉ bập bẹ tiếng Nga do các thầy cô Trần Khuyến, Trương Quang Chế, Ngô Anh Thơ dạy, sử dụng bập bà bập bõm (giờ thì quên tiệt rồi), mà ông Choi lại không biết tiếng Nga, nhưng rất thạo tiếng Việt. Ông còn bảo tiếng Nga thì học làm gì, mất thời gian. Năm ấy 1992, y như rằng năm sau tiếng Nga rơi vào cơn dâu bể, dần mất hút. Khoa Nga, ở trường tôi từng dạy, sau đó phải chuyển thành khoa tiếng nước ngoài, chủ yếu dạy tiếng Anh.
Trò chuyện với ông Choi tôi cứ chém sa sả tiếng Việt bởi về ngoại ngữ thì chỉ bập bẹ tiếng Nga do các thầy cô Trần Khuyến, Trương Quang Chế, Ngô Anh Thơ dạy, sử dụng bập bà bập bõm (giờ thì quên tiệt rồi), mà ông Choi lại không biết tiếng Nga, nhưng rất thạo tiếng Việt. Ông còn bảo tiếng Nga thì học làm gì, mất thời gian. Năm ấy 1992, y như rằng năm sau tiếng Nga rơi vào cơn dâu bể, dần mất hút. Khoa Nga, ở trường tôi từng dạy, sau đó phải chuyển thành khoa tiếng nước ngoài, chủ yếu dạy tiếng Anh.
Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2023
Táo, hoa, và chúc tết (kỳ 2)
Nhắc tới táo, lại lẩn mẩn nhớ vụ “cây táo ông Lành”. Đó là cái truyện ngắn in trên báo Văn nghệ tháng 6 năm 1974, của thi sĩ Hoàng Cát. Truyện chỉ gần nửa trang, nội dung đại loại về cây táo, mớ táo rụng và lũ học trò nhỏ tinh nghịch, đọc nhẹ nhàng xúc động, đầy tình người. Ấy, đọc xong nghĩ thế thôi, tặc lưỡi đánh tách “gớm, cái nhà ông Hoàng Cát viết thích nhỉ” nào ai ngờ được chỉ ít ngày sau um xùm “vụ án Cây táo ông Lành”. Không biết xuất phát từ đâu, không nguyên cáo, không xét xử, mọi thứ rất mơ hồ, chỉ có bị cáo là thật bỗng dưng lăn ra chết như giặc. Người ta xúm vào đánh hội đồng, chả biết nhà văn thương binh tuổi ngựa từng phải bỏ lại một cẳng chân trên chiến trường đất Quảng bị vùi hất lên bờ xuống ruộng thế nào, chỉ thấy mãi hơn mười mấy năm sau thiên hạ mới được đọc lại Hoàng Cát qua đôi bài thơ đăng báo này báo khác.
Nện ghê nhất là tạp chí Học tập (sau này đổi thành tạp chí Cộng sản, ông Nguyễn Phú Trọng có thời là Tổng biên tập) nã đại bác vào thành trì thứ văn nghệ mà họ gọi là rác rưởi.
Nện ghê nhất là tạp chí Học tập (sau này đổi thành tạp chí Cộng sản, ông Nguyễn Phú Trọng có thời là Tổng biên tập) nã đại bác vào thành trì thứ văn nghệ mà họ gọi là rác rưởi.
Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2023
Tết nghèo của trẻ con thời chưa xa lắm (kỳ 3)
Ngày tết với những đứa trẻ nghèo nông thôn miền Bắc thập niên 50 - 70, sự háo hức vụt qua nhanh lắm. Thày bu quanh năm bận rộn, vất vả nên những đứa trẻ nghèo sớm có sự sẻ chia. Nông thôn lại lắm việc, Tết chỉ là khoảng lặng ngắn ngủi chứ việc không dừng. Ngay từ trước Tết, bu tôi đã dặn nhà mình ngày mùng 2 dỡ khoai tây, mấy đứa bay đừng đi đâu nhé. Mấy đứa tức là 4 chị em tôi, vốn đang khấp khởi những chuyến du xuân ra chùa, lên huyện.
Khoai tây thường được thu hoạch khoảng trước và sau Tết. Dỡ sớm quá thì khoai chưa đủ to, mà muộn quá sẽ dễ hỏng bởi cây khoai lúc ấy đã tàn rồi. Bu tôi còn bảo để thêm ngày nào, chuột nó xơi ngày ấy. Vẫn biết mùng 2 tết được đi chúc tết, đi chơi, nhưng chuột nó không phân biệt mùng, cứ sẵn khoai thì xơi thôi. Có những lần vừa dỡ khoai, vừa nhìn thiên hạ nối nhau đi trên đường làng, ai cũng quần áo đẹp, nói cười ríu rít, có đứa đem pháo theo thỉnh thoảng lại đốt nổ vang trời, thèm ứa nước mắt. Ngó sang ruộng bên, hai anh em nhà anh Minh, Dinh, rồi mấy cha con cậu Đại, mẹ con bà Hiếm cũng đang thừ người ngắm ngó cuộc du xuân. Mà đâu chỉ dỡ khoai, những chân ruộng xuân mới cấy cứ vài ba ngày lại cạn nước, hai chị em hoặc anh em tôi lại lếch thếch chiếc gầu dai mò ra đồng tát nước. Lúa còn cần ăn tết hơn người, nó mà khát thì cả năm người đói, rồi lấy đâu thóc đóng nghĩa vụ cho hợp tác xã, cho “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.
Khoai tây thường được thu hoạch khoảng trước và sau Tết. Dỡ sớm quá thì khoai chưa đủ to, mà muộn quá sẽ dễ hỏng bởi cây khoai lúc ấy đã tàn rồi. Bu tôi còn bảo để thêm ngày nào, chuột nó xơi ngày ấy. Vẫn biết mùng 2 tết được đi chúc tết, đi chơi, nhưng chuột nó không phân biệt mùng, cứ sẵn khoai thì xơi thôi. Có những lần vừa dỡ khoai, vừa nhìn thiên hạ nối nhau đi trên đường làng, ai cũng quần áo đẹp, nói cười ríu rít, có đứa đem pháo theo thỉnh thoảng lại đốt nổ vang trời, thèm ứa nước mắt. Ngó sang ruộng bên, hai anh em nhà anh Minh, Dinh, rồi mấy cha con cậu Đại, mẹ con bà Hiếm cũng đang thừ người ngắm ngó cuộc du xuân. Mà đâu chỉ dỡ khoai, những chân ruộng xuân mới cấy cứ vài ba ngày lại cạn nước, hai chị em hoặc anh em tôi lại lếch thếch chiếc gầu dai mò ra đồng tát nước. Lúa còn cần ăn tết hơn người, nó mà khát thì cả năm người đói, rồi lấy đâu thóc đóng nghĩa vụ cho hợp tác xã, cho “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.
Thứ Năm, 26 tháng 1, 2023
Chuyện xe đạp (kỳ 7)
Nhớ tới chiếc xe đạp ở miền Bắc thời bao cấp và chiến tranh trước năm 1975, thậm chí ngay cả chục năm sau kể từ tháng 4.75 nữa, có mà kể cả ngày chả hết. Điều đầu tiên được nhiều người trong cuộc, đã từng trải qua năm tháng ấy, là nghĩ ngay chuyện xe đạp phải đem đi đăng ký với công an và có biển số xe. Hồi năm 1977 tôi vào nhận công tác ở Sài Gòn, mấy tháng đầu để ý quan sát xem cuộc sống từng dưới ách kìm kẹp của Mỹ ngụy có khổ như mình đã nghe nói không, thấy xe đạp ít hơn xe máy, xích lô máy, xe lam, ô tô. Và điều đặc biệt, xe đạp không hề có biển số. Chiếc xe đạp duy nhất có biển số trong Nam, mà biển số Hà Nội đàng hoàng, nơi ký túc xá tôi ở, là của chị Nguyễn Thị Từng. Cả hai anh chị (chồng chị là anh Phan Đình Nham) đều là giảng viên Khoa Sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau “giải phóng”, anh đi nghiên cứu sinh bên Hungary, còn chị được điều vào Nam, đem theo cả chiếc xe gia tài còn nguyên biển số miền Bắc. Nhiều người “tại chỗ” dòm nó, rất ngạc nhiên sao xe đạp cũng biển số. Thầy Duyệt dạy lý, thầy Hảo dạy toán là những giáo viên cũ được cách mạng “lưu dung” có lần trong cuộc trà lá tối, bảo rằng miền Bắc cái gì cũng độc đáo, chả giống ai, xe đạp mà cũng đeo biển, chỉ thiếu điều chưa gắn cho người.
Đã gắn biển số thì sinh ra chuyện số đẹp số xấu. Anh Bùi Trọng Cường bộ đội đi học thời đại học với tôi có chiếc Phượng Hoàng cánh chả, biển số Hà Tây (nhà anh ấy ở Sơn Tây, xứ Đoài), biển số đẹp, hình như 3 số 5. Biển số xe khi ấy có cả những biển 9 nút, số tiến, không khác chi biển số xe máy sau này. Xứ ta rất lạ, hầu như cái gì gắn với số là đem vận vào người. Có lần thằng Nhật em họ tôi cười, giày dép còn có số nữa là người. Anh Nguyễn Bác Chính trưởng phòng hành chính trường tôi năm 1982 sau khi bán con xe máy Babeta, thêm tiền mua được con Honda DD đỏ, loại cực xịn bấy giờ, chả biết nhờ ai mà gắn được biển số 666, chín nút, tam lộc, rất hãnh diện. Oai hơn cả thầy hiệu trưởng. Vừa rồi coi tivi thấy quốc hội bàn cãi náo nhiệt về việc đấu giá biển số đẹp, thậm chí ông giám đốc công an Hà Nội còn đòi phải bán với giá thật cao, giá khởi điểm 100 triệu đồng chiếc, nghĩ buồn cười. Vừa tham tiền, lại vừa mê tín, chả ra làm sao. May mà thời xe đạp biển số, các vị ấy chưa có hoặc đang quần thủng đít, chứ không lại tiền gà bằng ba tiền thóc, tiền biển bằng tiền xe thì bỏ cụ.
Đã gắn biển số thì sinh ra chuyện số đẹp số xấu. Anh Bùi Trọng Cường bộ đội đi học thời đại học với tôi có chiếc Phượng Hoàng cánh chả, biển số Hà Tây (nhà anh ấy ở Sơn Tây, xứ Đoài), biển số đẹp, hình như 3 số 5. Biển số xe khi ấy có cả những biển 9 nút, số tiến, không khác chi biển số xe máy sau này. Xứ ta rất lạ, hầu như cái gì gắn với số là đem vận vào người. Có lần thằng Nhật em họ tôi cười, giày dép còn có số nữa là người. Anh Nguyễn Bác Chính trưởng phòng hành chính trường tôi năm 1982 sau khi bán con xe máy Babeta, thêm tiền mua được con Honda DD đỏ, loại cực xịn bấy giờ, chả biết nhờ ai mà gắn được biển số 666, chín nút, tam lộc, rất hãnh diện. Oai hơn cả thầy hiệu trưởng. Vừa rồi coi tivi thấy quốc hội bàn cãi náo nhiệt về việc đấu giá biển số đẹp, thậm chí ông giám đốc công an Hà Nội còn đòi phải bán với giá thật cao, giá khởi điểm 100 triệu đồng chiếc, nghĩ buồn cười. Vừa tham tiền, lại vừa mê tín, chả ra làm sao. May mà thời xe đạp biển số, các vị ấy chưa có hoặc đang quần thủng đít, chứ không lại tiền gà bằng ba tiền thóc, tiền biển bằng tiền xe thì bỏ cụ.
Thứ Tư, 25 tháng 1, 2023
Thưa với trung ương
Vẫn biết trung ương là tầm lãnh đạo quốc gia, hơi đâu làm những chuyện cỏn con, nhưng không mách việc cho các ông bà mần, có khi các ông bà lại rỗi rãi không có việc gì làm, rồi sinh ra nhàn cư vi bất thiện. Nay cầm tay chỉ việc:
- Vụ chú em Xuân Bắc, không oong đơ toa cát gì hết, cấp trên cần cách ngay cái chức giám đốc nhà hát kịch VN của nó đi. Một người tư cách như thế hoàn toàn không xứng đáng đứng đầu một nhà hát nghệ thuật của quốc gia. Cứ thử nghĩ xem, trong đội ngũ nhà hát còn có biết bao người tử tế, để kẻ thiếu tư cách lãnh đạo họ thì khác gì biến nhà hát thành trò cười.
Xuân Bắc có thể đi diễn, hành nghề, làm trò ở bất cứ đâu nhưng đài truyền hình VN (VTV) cần chấm dứt cho anh ta lên sóng. Hai cậu nhạc sĩ, diễn viên đi mua dâm ở nước ngoài còn bị cắt, thì cái "tội" khinh rẻ chửi bới khán giả VTV của Xuân Bắc nghiêm trọng hơn nhiều. VTV lâu nay đã xuống cấp toàn diện trầm trọng rồi, đừng biến đài quốc gia do dân nuôi thành nơi nhí nhố, nhố nhăng nữa.
- Vụ chú em Xuân Bắc, không oong đơ toa cát gì hết, cấp trên cần cách ngay cái chức giám đốc nhà hát kịch VN của nó đi. Một người tư cách như thế hoàn toàn không xứng đáng đứng đầu một nhà hát nghệ thuật của quốc gia. Cứ thử nghĩ xem, trong đội ngũ nhà hát còn có biết bao người tử tế, để kẻ thiếu tư cách lãnh đạo họ thì khác gì biến nhà hát thành trò cười.
Xuân Bắc có thể đi diễn, hành nghề, làm trò ở bất cứ đâu nhưng đài truyền hình VN (VTV) cần chấm dứt cho anh ta lên sóng. Hai cậu nhạc sĩ, diễn viên đi mua dâm ở nước ngoài còn bị cắt, thì cái "tội" khinh rẻ chửi bới khán giả VTV của Xuân Bắc nghiêm trọng hơn nhiều. VTV lâu nay đã xuống cấp toàn diện trầm trọng rồi, đừng biến đài quốc gia do dân nuôi thành nơi nhí nhố, nhố nhăng nữa.
Tết nghèo của trẻ con thời chưa xa lắm (kỳ 2)
Dọn dẹp nhà cửa phong quang, sạch sẽ, tinh tươm xong thì tính tới chuyện tát ao. Đây là việc trọng, cả năm mới một lần. Nông thôn vốn đã bấn việc, những ngày cận Tết càng lút đầu lút cổ. Hầu hết chỉ có thể thực hiện sau ngày cúng tiễn ông Táo chầu giời, 23 tháng chạp. Cũng như bây giờ, các trường học cấp 1 cấp 2 thời đó vẫn bắt bọn học trò học hết ngày 25 tháng chạp mới cho nghỉ. Khi lệnh nghỉ tết của thầy cô hiệu trưởng được bung ra, đứa nào đứa nấy vắt chân lên cổ chạy đua với tết.
Nông thôn miền Bắc năm xa đó hầu như mỗi gia đình ngoài đất thổ cư đều có cái ao, dù lớn dù nhỏ nhưng là phần không thể thiếu cho cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Ao để thả cá, thả bè rau muống, rau rút, thả bèo nuôi lợn. Cầu ao là chỗ rửa ráy sau buổi làm đồng, nơi tắm của trẻ con, chỗ rửa chân trước khi đi ngủ. Trong cuộc hợp tác hóa, ao cũng bị tính vào diện tích đất công hữu, phải nộp hết cho hợp tác xã. Nhà nào muốn giữ lại ao thì bị trừ vào phần diện tích vườn tược. Nhà tôi cũng vậy, hơn 9 sào ruộng thày bu tôi sau bao năm tích cóp dành dụm mua được, phải góp hết vào hợp tác. Bu tôi đã sớm nhìn thấy ích lợi của ao nên chấp nhận “hy sinh” không hưởng phần đất 5% theo quy định, để giữ lại ao. Chính cái ao rộng hơn sào ấy đã góp phần quan trọng nuôi một gia đình 6 miệng ăn và những con lợn sề trong cơn khốn khó.
Nông thôn miền Bắc năm xa đó hầu như mỗi gia đình ngoài đất thổ cư đều có cái ao, dù lớn dù nhỏ nhưng là phần không thể thiếu cho cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Ao để thả cá, thả bè rau muống, rau rút, thả bèo nuôi lợn. Cầu ao là chỗ rửa ráy sau buổi làm đồng, nơi tắm của trẻ con, chỗ rửa chân trước khi đi ngủ. Trong cuộc hợp tác hóa, ao cũng bị tính vào diện tích đất công hữu, phải nộp hết cho hợp tác xã. Nhà nào muốn giữ lại ao thì bị trừ vào phần diện tích vườn tược. Nhà tôi cũng vậy, hơn 9 sào ruộng thày bu tôi sau bao năm tích cóp dành dụm mua được, phải góp hết vào hợp tác. Bu tôi đã sớm nhìn thấy ích lợi của ao nên chấp nhận “hy sinh” không hưởng phần đất 5% theo quy định, để giữ lại ao. Chính cái ao rộng hơn sào ấy đã góp phần quan trọng nuôi một gia đình 6 miệng ăn và những con lợn sề trong cơn khốn khó.
Thứ Ba, 24 tháng 1, 2023
Tết nghèo của trẻ con thời chưa xa lắm
Tết (nguyên đán) đã tới, hôm nay là mùng 3. Bây giờ nhiều người vẫn thích Tết dài nhưng cũng không ít người mong Tết qua mau. Chỉ có trẻ con, Tết bao giờ cũng là Tết, sự khác nhau chẳng qua do thời thế.
Ngày “xưa”, khi đất nước còn chiến tranh, nghèo khó thiếu thốn, Tết cổ truyền dân tộc như một thứ sinh khí làm thay đổi hẳn cuộc sống thường nhật. Cả người nhớn lẫn trẻ con bỗng chốc quên đi những sợ hãi, vất vả, lo lắng, buồn phiền. Dẹp chiến tranh sang một bên, dẹp nghèo đói sang một bên, người ta dồn thời gian, sức lực, tình cảm cho “ba ngày tết”. Chơi xuân cho hết xuân đi, cái già xồng xộc nó thì đến nơi.
Miền Bắc thập niên 50 - 70. Cuộc sống nông thôn về tinh thần vốn khá tẻ nhạt bỗng bừng lên khi năm cũ trôi nhanh vào tháng chạp. Đám trẻ con được bố mẹ, anh chị giao cho khối việc, mà đứa nào cũng háo hức, hào hứng. Cứ nghĩ tới cái tết đang cận kề, dáng xuân đã thập thò trước ngõ là cuống lên, thấy mình quan trọng hẳn. Cứ như nếu không có mình thò tay vào, Tết sẽ kém đẹp kém vui.
Ngày “xưa”, khi đất nước còn chiến tranh, nghèo khó thiếu thốn, Tết cổ truyền dân tộc như một thứ sinh khí làm thay đổi hẳn cuộc sống thường nhật. Cả người nhớn lẫn trẻ con bỗng chốc quên đi những sợ hãi, vất vả, lo lắng, buồn phiền. Dẹp chiến tranh sang một bên, dẹp nghèo đói sang một bên, người ta dồn thời gian, sức lực, tình cảm cho “ba ngày tết”. Chơi xuân cho hết xuân đi, cái già xồng xộc nó thì đến nơi.
Miền Bắc thập niên 50 - 70. Cuộc sống nông thôn về tinh thần vốn khá tẻ nhạt bỗng bừng lên khi năm cũ trôi nhanh vào tháng chạp. Đám trẻ con được bố mẹ, anh chị giao cho khối việc, mà đứa nào cũng háo hức, hào hứng. Cứ nghĩ tới cái tết đang cận kề, dáng xuân đã thập thò trước ngõ là cuống lên, thấy mình quan trọng hẳn. Cứ như nếu không có mình thò tay vào, Tết sẽ kém đẹp kém vui.
Thứ Hai, 23 tháng 1, 2023
Táo, hoa, và chúc tết
Nói tới táo và hoa, lại nhớ câu thơ buồn trong bài thơ buồn của thi sĩ Lưu Quang Vũ: “Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa/Tại sao cây táo lại nở hoa” (Phố ta). Lưu tiên sinh có nhiều bài cực hay, như bài ấy, hoặc bài “Tiếng Việt”, bài “Đêm đông chí uống rượu với bác Lâm và bác Khánh, nói về những cuộc chia tay thời loạn”, bài “Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi”, v.v.. Lưu Quang Vũ đã chen vào ngự chỗ chắc chắn nhất trong đầu, trong ký ức thế hệ tôi, nói phỉ phui cái miệng, có muốn xóa, muốn đục bỏ cũng không thể xóa đục nổi.
Nhớ buổi sáng lạnh năm xa ấy, tháng 2.2012, suýt soát 11 năm trước, ngồi co ro trong căn nhà hàng ven sông Cấm, tôi được nghe bác Đào Trọng Khánh nói về Lưu Quang Vũ, về tại sao cây táo lại nở hoa, trong đủ thứ chuyện bác phát sóng bữa đó. Hình như không ai kể, bàn về Lưu Quang Vũ hay bằng bác Khánh. Có nhẽ một phần họ chung lứa tuổi (hơn kém nhau tí chút thôi), là bạn thi nhân nghèo, là tri âm tri kỷ. Cái tên Khánh viết hoa trong tít bài thơ “Đêm đông chí…” chính là bác Đào Trọng Khánh, nhà thơ, NSND, vị đạo diễn điện ảnh (phim tài liệu) lừng danh.
Nhớ buổi sáng lạnh năm xa ấy, tháng 2.2012, suýt soát 11 năm trước, ngồi co ro trong căn nhà hàng ven sông Cấm, tôi được nghe bác Đào Trọng Khánh nói về Lưu Quang Vũ, về tại sao cây táo lại nở hoa, trong đủ thứ chuyện bác phát sóng bữa đó. Hình như không ai kể, bàn về Lưu Quang Vũ hay bằng bác Khánh. Có nhẽ một phần họ chung lứa tuổi (hơn kém nhau tí chút thôi), là bạn thi nhân nghèo, là tri âm tri kỷ. Cái tên Khánh viết hoa trong tít bài thơ “Đêm đông chí…” chính là bác Đào Trọng Khánh, nhà thơ, NSND, vị đạo diễn điện ảnh (phim tài liệu) lừng danh.
Thứ Năm, 19 tháng 1, 2023
Chuyện xe đạp (kỳ 6)
Bọn trẻ, thanh thiếu niên bây giờ được “đội ta lớn lên cùng đất nước”, hưởng những thành quả của cuộc sống đổi thay theo thời gian (chậm so với ở nhiều nước khác cùng xuất phát điểm) nên hầu như không có mấy kiến thức về xe đạp. Cũng phải thôi, chả nhẽ bắt chúng chịu mãi phận nghèo khó như cha anh chúng. Kể những gì liên quan tới loại “xe của một thời” này, phần để mua vui, phần cho con cháu ngậm ngùi biết cha mẹ ông bà chúng đã đoạn trường như thế nào.
Như nhà cháu đã biên hầu các vị, chiếc xe đạp những năm 80 trở về trước là thứ tài sản giá trị nhất của nhiều gia đình, có nhẽ chỉ sau căn nhà. Quê tôi nông thôn nông dân, rất nhiều nhà mãi tới thập niên 90 mới sắm được xe đạp, có cái để đi lại, đi làm, cho con học trường xa đỡ vất vả. Quý lắm. Hồi thập niên 80 người ta chen nhau đi tìm đường cứu nước cứu nhà, bằng cách sang Tây xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Tiệp Khắc, Đức, Bun làm thuê, gọi màu mỡ riêu cua là hợp tác lao động. Trong dân gian truyền nhau câu vè “Có vợ mà để đi tây/Như xe không khóa bỏ ngay bờ hồ”, chẳng khác gì mời cụ xơi. Bờ hồ Gươm khi ấy là ổ trộm cắp, người ta bảo nhau mỗi mét vuông phải vài đứa. Mất xe đạp là đại hạn. Vợ cho đi tây và xe không khóa để bờ hồ na ná nhau.
Như nhà cháu đã biên hầu các vị, chiếc xe đạp những năm 80 trở về trước là thứ tài sản giá trị nhất của nhiều gia đình, có nhẽ chỉ sau căn nhà. Quê tôi nông thôn nông dân, rất nhiều nhà mãi tới thập niên 90 mới sắm được xe đạp, có cái để đi lại, đi làm, cho con học trường xa đỡ vất vả. Quý lắm. Hồi thập niên 80 người ta chen nhau đi tìm đường cứu nước cứu nhà, bằng cách sang Tây xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Tiệp Khắc, Đức, Bun làm thuê, gọi màu mỡ riêu cua là hợp tác lao động. Trong dân gian truyền nhau câu vè “Có vợ mà để đi tây/Như xe không khóa bỏ ngay bờ hồ”, chẳng khác gì mời cụ xơi. Bờ hồ Gươm khi ấy là ổ trộm cắp, người ta bảo nhau mỗi mét vuông phải vài đứa. Mất xe đạp là đại hạn. Vợ cho đi tây và xe không khóa để bờ hồ na ná nhau.
Thứ Tư, 18 tháng 1, 2023
Quanh chuyện ông Bảy Phúc
Thiên hạ, trong đó có đứa thường dân như tôi, quên cả tết đã đến đít, bởi đang chú mục chú tâm vào chuyện bãi chức chủ tịch nước đối với đương sự Phúc dù ông ta mới được nửa nhiệm kỳ.
Nói vậy thôi, chứ ở xứ này làm gì có quốc hội, chỉ có gật gù thôi, mười rằm cũng ư, mười tư cũng gật. Thách kẹo cũng chả dám hó hé phản đối.
Thiên hạ đều biết không phải vô cớ đang dở nhiệm kỳ mà ông Phúc bị họp bất thường xử như vậy. Không có lửa dữ làm sao có khói độc. Chỉ có điều vài hôm trước, ai có ý chê bai ông ấy là bị quy thù địch này nọ ngay, tội bôi xấu lãnh đạo.
Thứ Ba, 17 tháng 1, 2023
Thua
Việt Nam thua Thái Lan về bóng đá thật ra chưa là gì, mà đáng nói nhất là đám lãnh đạo xứ này đã không tỉnh ra sau khi nghe được lời nhận xét ân tình của nhà vua Thái Bhumibol Adulyadej "các ngài tự hào đã đánh thắng được 3 đế quốc to, còn chúng tôi thì tự hào không phải đánh nhau với đế quốc nào cả".
Thua ấy là thứ thua toàn diện, trả giá bằng sinh mạng của nhiều triệu con người, bằng sự nghèo đói lạc hậu kéo dài, bằng sự luẩn quẩn không dứt của những cái đầu lú lẫn, vĩ cuồng, kiêu ngạo cộng sản thời hậu chiến, anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta.
Thua 0 - 1 chả là gì so với thua nghìn - 0, vạn - 0, triệu - 0... chưa biết khi nào mới dừng.
Nguyễn Thông
Ảnh chống trôi (nguồn internet): Ven đô Đà Nẵng năm 1967
Thua ấy là thứ thua toàn diện, trả giá bằng sinh mạng của nhiều triệu con người, bằng sự nghèo đói lạc hậu kéo dài, bằng sự luẩn quẩn không dứt của những cái đầu lú lẫn, vĩ cuồng, kiêu ngạo cộng sản thời hậu chiến, anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta.
Thua 0 - 1 chả là gì so với thua nghìn - 0, vạn - 0, triệu - 0... chưa biết khi nào mới dừng.
Nguyễn Thông
Ảnh chống trôi (nguồn internet): Ven đô Đà Nẵng năm 1967
Thứ Hai, 16 tháng 1, 2023
Tiếng Việt bị méo mó
Trên báo chí thời nay, ta thường bắt gặp những câu có động từ "lọt", ví dụ: Việt Nam lọt vòng chung kết, thủy sản VN lọt nhóm nước xuất khẩu hàng đầu, người đẹp lọt Top 15... Cách dùng từ như vậy sai trầm trọng. Điều nguy hiểm là nó sẽ thành thói quen, khiến người ta đọc mãi sẽ chấp nhận cái sai, tiếng Việt sẽ bị hỏng, không còn trong sáng nữa.
"Lọt" là động từ chỉ sự vượt qua một không gian thật nhỏ để từ chỗ này sang chỗ kia. Thành ngữ Việt có câu "lọt sàng xuống nia", sàng (chỗ này) vốn có những lỗ rất nhỏ, hạt gạo lọt qua sẽ rơi xuống nia (chỗ kia), chẳng mất đi đâu mà sợ.
"Lọt" là động từ chỉ sự vượt qua một không gian thật nhỏ để từ chỗ này sang chỗ kia. Thành ngữ Việt có câu "lọt sàng xuống nia", sàng (chỗ này) vốn có những lỗ rất nhỏ, hạt gạo lọt qua sẽ rơi xuống nia (chỗ kia), chẳng mất đi đâu mà sợ.
Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2023
Phát mệt với cái bộ máy xứ này
Vụ "Húp lít" (trường đại học Huflit) chưa biết thực hư thế nào, lại dính tới đối tượng nhạy cảm, các bác nhân dân trên mạng đòi điều tra ngay, làm sáng tỏ ngay, có mà khó hơn lên giời.
Các bác chắc chưa quên vụ anh lính binh nhì Trần Đức Đô "tự nguyện chết" năm 2021, rành rành thế, vậy vẫn được thu xếp xong.
Có những điều, muốn ngay là xong ngay, chỉ trong nháy mắt. Nhưng có những điều không thể ngay, mà chỉ... cong, rồi "để lâu cứt trâu hóa bùn".
Cũng có điều họ muốn ngay nhưng không ngay được do quá kém, vụ cháu bé "lọt xuống hố cọc" ở Đồng Tháp là ví dụ. Tới giờ đã 2 tuần trôi qua, họ vẫn loay hoay đủ phương án mà chưa đưa xác cháu lên được. Báo chí vài ngày đầu dùng từ giải cứu, sau đó dùng cụm từ "đưa xác lên", giờ thì hình như chán chả thấy nhắc gì nữa.
Các bác chắc chưa quên vụ anh lính binh nhì Trần Đức Đô "tự nguyện chết" năm 2021, rành rành thế, vậy vẫn được thu xếp xong.
Có những điều, muốn ngay là xong ngay, chỉ trong nháy mắt. Nhưng có những điều không thể ngay, mà chỉ... cong, rồi "để lâu cứt trâu hóa bùn".
Cũng có điều họ muốn ngay nhưng không ngay được do quá kém, vụ cháu bé "lọt xuống hố cọc" ở Đồng Tháp là ví dụ. Tới giờ đã 2 tuần trôi qua, họ vẫn loay hoay đủ phương án mà chưa đưa xác cháu lên được. Báo chí vài ngày đầu dùng từ giải cứu, sau đó dùng cụm từ "đưa xác lên", giờ thì hình như chán chả thấy nhắc gì nữa.
Thứ Năm, 12 tháng 1, 2023
Con giun xéo mãi
Nói thẳng, tôi không có ô tô và cũng không có tiền mua ô tô, nhưng yêu cầu nhà cai trị xứ này bỏ ngay các thứ thuế và phí tàn bạo (trong đó có thuế nhập khẩu cực cao và thuế tiêu thụ đặc biệt) đánh vào chiếc ô tô (nhập khẩu, hoặc lắp ráp trong nước).
Ai đời chiếc ô tô khi đến tay người dùng ở xứ này chỉ riêng phần thuế-phí đã cao hơn rất nhiều so với giá nhập khẩu, tất nhiên cao hơn rất nhiều nhiều so với giá xuất xưởng. Ngồi mát ăn bát vàng. Không tham gia sản xuất, không tham gia thị trường, chỉ bằng công cụ thuế-phí đã rung đùi thu gấp rưỡi nhà sản xuất. Còn ác hơn bọn bóc lột.
Sự móc túi người tiêu dùng Việt trên cái ô tô đã quá lâu, quá lâu rồi, cần chấm dứt ngay.
Tất cả sự vô lý, trấn lột được diễn ra công khai, được bảo kê bằng luật. Nhà cai trị thử cử người sang Cam sang Lào hàng xóm láng giềng (vốn bị coi là đàn em, lạc hậu) xem giá xe ô tô bên nó thế nào, dân nó mua với giá thế nào. Ngượng.
Ai đời chiếc ô tô khi đến tay người dùng ở xứ này chỉ riêng phần thuế-phí đã cao hơn rất nhiều so với giá nhập khẩu, tất nhiên cao hơn rất nhiều nhiều so với giá xuất xưởng. Ngồi mát ăn bát vàng. Không tham gia sản xuất, không tham gia thị trường, chỉ bằng công cụ thuế-phí đã rung đùi thu gấp rưỡi nhà sản xuất. Còn ác hơn bọn bóc lột.
Sự móc túi người tiêu dùng Việt trên cái ô tô đã quá lâu, quá lâu rồi, cần chấm dứt ngay.
Tất cả sự vô lý, trấn lột được diễn ra công khai, được bảo kê bằng luật. Nhà cai trị thử cử người sang Cam sang Lào hàng xóm láng giềng (vốn bị coi là đàn em, lạc hậu) xem giá xe ô tô bên nó thế nào, dân nó mua với giá thế nào. Ngượng.
Thứ Tư, 11 tháng 1, 2023
Chuyện xe đạp (kỳ 5)
Nói thêm, nhà tôi cũng như nhiều nhà khác không có xe đạp bởi nhiều lý do, như không thuộc diện phân phối, không có tiền, vả lại thày bu làm được đồng nào còn để dành dụm tiết kiệm sinh sống, đóng tiền học phí cho con cái. Nhà tôi chỉ cách bãi biển Đồ Sơn gần hai chục cây số nhưng mãi tới ngoài hai mươi tuổi, khi gần tốt nghiệp đại học tôi mới biết biển Đồ Sơn mặt mũi nó thế nào. Đi bộ thì xa, mượn xe thì ngại. Lâu nay đi bộ vốn quen, gọi đùa là đi “xe căng hải” (xe hai cẳng) vài cây số là thường, thậm chí nhiều lần kéo xe cải tiến chở dưa hấu, rau cải tàu ra tận ngoài chợ An Dương ở Phòng, cuốc bộ hai chục cây số, nhưng đó là đi bán hàng, chứ tự dưng đi bộ chơi bời thì xa quá ngại quá, thà ở nhà.
Nhân dịp có ông Hiệp anh họ ở ngoài Phòng (dân quen gọi nội thành Hải Phòng như vậy) về chơi, tôi mượn được chiếc xe đạp ra sân hợp tác tập. Khổ nỗi xe nam gióng ngang, chân thì ngắn, phải luồn qua khung tập lấy đà, vẹo hẳn một bên trông như làm xiếc. Ông anh sợ tôi ngã làm xước sơn xe, còn cẩn thận trải rơm lên mặt sân gạch, vì thế càng khó chạy. Phải mất mấy lần tập kiểu đó, rồi cũng biết chạy xe. Nhưng rồi vẫn đi bộ, tập sẵn cho biết chạy thôi.
Nhân dịp có ông Hiệp anh họ ở ngoài Phòng (dân quen gọi nội thành Hải Phòng như vậy) về chơi, tôi mượn được chiếc xe đạp ra sân hợp tác tập. Khổ nỗi xe nam gióng ngang, chân thì ngắn, phải luồn qua khung tập lấy đà, vẹo hẳn một bên trông như làm xiếc. Ông anh sợ tôi ngã làm xước sơn xe, còn cẩn thận trải rơm lên mặt sân gạch, vì thế càng khó chạy. Phải mất mấy lần tập kiểu đó, rồi cũng biết chạy xe. Nhưng rồi vẫn đi bộ, tập sẵn cho biết chạy thôi.
Thứ Ba, 10 tháng 1, 2023
Đêm lạnh 3 năm trước
Nếu tính theo tây lịch, thì hôm qua 9.1 là ngày giỗ cụ Kình, cụ Lê Đình Kình trong vụ kinh thiên động địa Đồng Tâm, tròn 3 năm. Tất nhiên theo lịch ta, "đệ tam chu niên kỵ nhật" của cụ thì đã hôm rằm tháng chạp, cách nay 4 hôm.
Nhớ "cái đêm hôm ấy đêm gì" 3 năm trước. Tôi và anh ruột, một thương binh, đận ấy đang ở quê ngoài Phòng, bởi trước đó vài ngày về chịu tang bà chị cả. Xong việc trọng, hai anh em về ngủ vài đêm trong ngôi nhà thày bu để lại, nơi mấy chị em đã trải qua tuổi thơ ấu và thanh niên vất vả. Đêm rằm, lạnh, dù đắp lên người cả đống chăn mền, cả hai không ngủ được, rì rầm trò chuyện suốt.
Nhớ "cái đêm hôm ấy đêm gì" 3 năm trước. Tôi và anh ruột, một thương binh, đận ấy đang ở quê ngoài Phòng, bởi trước đó vài ngày về chịu tang bà chị cả. Xong việc trọng, hai anh em về ngủ vài đêm trong ngôi nhà thày bu để lại, nơi mấy chị em đã trải qua tuổi thơ ấu và thanh niên vất vả. Đêm rằm, lạnh, dù đắp lên người cả đống chăn mền, cả hai không ngủ được, rì rầm trò chuyện suốt.
Thứ Hai, 9 tháng 1, 2023
Mày có trốn đằng giời
Đó là cái câu nhà cháu thường thốt lên khi đi móc rốc (quê tôi đất Phòng gọi con rốc, giờ ta quen nói là con cua đồng). Thọc cánh tay trẻ con vào cái hang rốc sâu trong bờ ruộng, chạm được nó rồi mà nó cứ lùi cứ lùi, bèn lẩm bẩm ông rút thuổng ra thì mày có chạy đằng giời.
Giờ nghĩ lại, mình đúng là quân phá hoại. Cái bờ ruộng hợp tác đang ngon lành thế, mình làm vài nhát thuổng, chỉ cốt bắt con rốc, tan hoang bờ vùng bờ thửa, phá hợp tác xã. Nhưng không túm thằng rốc cua đồng ấy thì nhà không có chi nấu canh, ăn canh mùng tơi hoặc rau tập tàng suông mãi chịu không nổi. Hóa ra trên đời cái gì cũng có giá của nó.
Chuyện cũ, thôi, để lúc khác kể. Giờ biên chuyện mới.
Hôm trước, nhà cháu vô tình lích (click) chuột vào cái tút quảng cáo giày dép trên phây (thực ra lúc đầu cũng có ý định mua một đôi loàng xoàng diện tết, sau tiếc tiền nên rụt lại). Thế là suốt từ đó tới giờ, cả trăm trang, trăm địa chỉ bán giày bán dép, thượng vàng hạ cám, loại một hai trăm, loại cả vài triệu, cứ đổ vào phây nhà cháu như tháo cống. Mở ra là thấy gạ mua giày, không khác gì réo “ai mua giày nào, ai mua giày rẻ thì khỏe nào”… Tinh giày là giày, không còn chỗ để đọc điều hay lẽ phải, tin tức thời sự nóng hổi từ mấy ông bà như Văn Công Hùng, Phạm Xuân Nguyên, Trương Huy San, Lê Nguyễn Hương Trà, Kim Dung… nữa. Kiểu ni mà kéo dài, có khi thời sự trời sập cũng chả biết.
Giờ nghĩ lại, mình đúng là quân phá hoại. Cái bờ ruộng hợp tác đang ngon lành thế, mình làm vài nhát thuổng, chỉ cốt bắt con rốc, tan hoang bờ vùng bờ thửa, phá hợp tác xã. Nhưng không túm thằng rốc cua đồng ấy thì nhà không có chi nấu canh, ăn canh mùng tơi hoặc rau tập tàng suông mãi chịu không nổi. Hóa ra trên đời cái gì cũng có giá của nó.
Chuyện cũ, thôi, để lúc khác kể. Giờ biên chuyện mới.
Hôm trước, nhà cháu vô tình lích (click) chuột vào cái tút quảng cáo giày dép trên phây (thực ra lúc đầu cũng có ý định mua một đôi loàng xoàng diện tết, sau tiếc tiền nên rụt lại). Thế là suốt từ đó tới giờ, cả trăm trang, trăm địa chỉ bán giày bán dép, thượng vàng hạ cám, loại một hai trăm, loại cả vài triệu, cứ đổ vào phây nhà cháu như tháo cống. Mở ra là thấy gạ mua giày, không khác gì réo “ai mua giày nào, ai mua giày rẻ thì khỏe nào”… Tinh giày là giày, không còn chỗ để đọc điều hay lẽ phải, tin tức thời sự nóng hổi từ mấy ông bà như Văn Công Hùng, Phạm Xuân Nguyên, Trương Huy San, Lê Nguyễn Hương Trà, Kim Dung… nữa. Kiểu ni mà kéo dài, có khi thời sự trời sập cũng chả biết.
Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2023
Thơ tự lòng mình
Hôm qua cái chân không chịu ở nhà, nổi máu… giang hồ, mình liền lẻn ra sạp báo.
Ôi trời, trên giời dưới báo xuân. Lật giở tất tần tật chỉ thấy bạt ngàn thơ. Nếu thơ mà ăn được, năm nay dân mình no, chính phủ chả cần cứu đói nữa. Sực nhớ hôm qua bác nhà văn Sương Nguyệt Minh viết than/khen/càu nhàu trên phây búc: “Không hiểu sao năm nay báo tết bát ngát thơ? Chắc mùa màng ấm no đã về?”. Nhà văn nủi tiếng như bác í còn giật mình, thì thiên hạ giật thồn thột.
Nhưng thơ cũng như con người, như đàn bà con gái, có ba bảy đường. Cái bài nhà cháu viết, kèm theo đây, giới thiệu tập thơ của Thu Mẫn, vừa rồi đã định dâng cho phây, độp một cái xảy ra vụ “nhà thơ thế giới” Tống GIẢI Ngân, đành kìm lại. Lúc thiên hạ đang lời ra tiếng vào về thơ, dễ bị không phải đầu cũng phải tai, ấy là chẳng phải cho mình mà cho Thu Mẫn.
Giờ đã yên hàn, gió xuân thập thò khe cửa, nhà cháu chỉ muốn nói với mọi người rằng thơ Mẫn rất “đẹp”, nét thơ riêng hiếm có thời nay.
Ôi trời, trên giời dưới báo xuân. Lật giở tất tần tật chỉ thấy bạt ngàn thơ. Nếu thơ mà ăn được, năm nay dân mình no, chính phủ chả cần cứu đói nữa. Sực nhớ hôm qua bác nhà văn Sương Nguyệt Minh viết than/khen/càu nhàu trên phây búc: “Không hiểu sao năm nay báo tết bát ngát thơ? Chắc mùa màng ấm no đã về?”. Nhà văn nủi tiếng như bác í còn giật mình, thì thiên hạ giật thồn thột.
Nhưng thơ cũng như con người, như đàn bà con gái, có ba bảy đường. Cái bài nhà cháu viết, kèm theo đây, giới thiệu tập thơ của Thu Mẫn, vừa rồi đã định dâng cho phây, độp một cái xảy ra vụ “nhà thơ thế giới” Tống GIẢI Ngân, đành kìm lại. Lúc thiên hạ đang lời ra tiếng vào về thơ, dễ bị không phải đầu cũng phải tai, ấy là chẳng phải cho mình mà cho Thu Mẫn.
Giờ đã yên hàn, gió xuân thập thò khe cửa, nhà cháu chỉ muốn nói với mọi người rằng thơ Mẫn rất “đẹp”, nét thơ riêng hiếm có thời nay.
Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2023
Trông người ngẫm ta
Hôm rồi 5.1, cộng đồng Thiên chúa giáo thế giới nói chung, và Tòa thánh Vatican (đất nước của Chúa) nói riêng, tổ chức tang lễ cho đức cựu Giáo hoàng Benedict 16. Tang lễ trọng thể, người từ khắp nơi trên thế giới đến viếng ngài.
Giáo hoàng là đấng bậc như thế nào, quyền năng thế nào, được cả tỉ giáo dân trên địa cầu kính trọng thế nào, có nhẽ không cần phải giải thích gì thêm.
Nhưng hãy nhìn chiếc quan tài dành cho ngài, thực giản dị, chỉ là gỗ bình thường, không kiểu cách, không trang trí, chẳng chạm trổ cầu kỳ. Đó là chiếc áo quan của mọi người dân bình thường. Nó cũng chỉ được đặt trên chiếc cáng đơn giản có mấy người khiêng, không cần xe này xe nọ.
Tôi không có ý so sánh Đức Giáo hoàng với những ông bà lãnh đạo cấp cao ở xứ này bởi làm thế là khập khiễng, vả lại họ không xứng đáng được đem ra so với ngài.
Giáo hoàng là đấng bậc như thế nào, quyền năng thế nào, được cả tỉ giáo dân trên địa cầu kính trọng thế nào, có nhẽ không cần phải giải thích gì thêm.
Nhưng hãy nhìn chiếc quan tài dành cho ngài, thực giản dị, chỉ là gỗ bình thường, không kiểu cách, không trang trí, chẳng chạm trổ cầu kỳ. Đó là chiếc áo quan của mọi người dân bình thường. Nó cũng chỉ được đặt trên chiếc cáng đơn giản có mấy người khiêng, không cần xe này xe nọ.
Tôi không có ý so sánh Đức Giáo hoàng với những ông bà lãnh đạo cấp cao ở xứ này bởi làm thế là khập khiễng, vả lại họ không xứng đáng được đem ra so với ngài.
Thứ Năm, 5 tháng 1, 2023
Bạn cây tre
Trên báo chí quốc doanh chứ không phải tôi bịa:
- Ngay đầu năm mới, suốt ngày tết dương lịch 1.1.2023, Nga dồn dập bắn hàng trăm quả tên lửa phá hạ tầng của Ukraine, tập trung vào hệ thống điện để người Ukraine chịu một "mùa đông chết chóc" (cách nói của báo chí Nga, được báo chí An Nam dùng lại). Trước đó, ngày chính lễ Giáng sinh 25.12, Nga đã bắn hàng trăm quả dội lên đầu người kính Chúa (bọn "đế quốc Mỹ hung ác" năm 1972 còn biết chừa ngày này).
- Hôm 1.1, ngày đầu năm 2023, Triều Tiên chúc mừng năm mới bằng việc phóng tên lửa đạn đạo, bất chấp sự phản đối của Liên Hợp Quốc. Trước đó, ngày 31.12, Ủn đã tranh thủ phóng 3 quả để... khinh thường nhân loại.
- Nga và Triều Tiên lâu nay, và cho tới bây giờ, vẫn là bạn thắm thiết của ngoại giao cây tre. Chả hiểu ra làm sao. Những ai đã từng cực lực lên án Mỹ ném bom nhà máy điện Yên Phụ năm 1972 mà lại im hơi không nửa lời về việc quân xâm lược Nga hủy diệt hệ thống điện của Ukraine, thật không hiểu họ là loại người gì.
Biên niên sử nhân loại chắc chả bỏ qua những chuyện như vậy. Sau này con cháu đọc sẽ ngượng.
Nguyễn Thông
- Ngay đầu năm mới, suốt ngày tết dương lịch 1.1.2023, Nga dồn dập bắn hàng trăm quả tên lửa phá hạ tầng của Ukraine, tập trung vào hệ thống điện để người Ukraine chịu một "mùa đông chết chóc" (cách nói của báo chí Nga, được báo chí An Nam dùng lại). Trước đó, ngày chính lễ Giáng sinh 25.12, Nga đã bắn hàng trăm quả dội lên đầu người kính Chúa (bọn "đế quốc Mỹ hung ác" năm 1972 còn biết chừa ngày này).
- Hôm 1.1, ngày đầu năm 2023, Triều Tiên chúc mừng năm mới bằng việc phóng tên lửa đạn đạo, bất chấp sự phản đối của Liên Hợp Quốc. Trước đó, ngày 31.12, Ủn đã tranh thủ phóng 3 quả để... khinh thường nhân loại.
- Nga và Triều Tiên lâu nay, và cho tới bây giờ, vẫn là bạn thắm thiết của ngoại giao cây tre. Chả hiểu ra làm sao. Những ai đã từng cực lực lên án Mỹ ném bom nhà máy điện Yên Phụ năm 1972 mà lại im hơi không nửa lời về việc quân xâm lược Nga hủy diệt hệ thống điện của Ukraine, thật không hiểu họ là loại người gì.
Biên niên sử nhân loại chắc chả bỏ qua những chuyện như vậy. Sau này con cháu đọc sẽ ngượng.
Nguyễn Thông
Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2023
Lộn xộn địa danh (kỳ 3)
Trong các bài kỳ 1 và 2, tôi đã đề cập tới 2 cái tên “chỉ dẫn địa lý” rất lộn xộn là Vĩnh Mốc/Vịnh Mốc và Vụ Quang/Vũ Quang. Những cái tên đã đi vào lịch sử, đã hằn vào trí não bao thế hệ, vậy mà bất chợt lúc nào đó, bị ai đó (người có quyền, nhà báo, nhà văn) tùy tiện thay đổi, trong sự thờ ơ, bỏ mặc, vô trách nhiệm của nhà nước, chính quyền. Kiểu chuyển đổi ấy diễn ra ngày càng nhiều, như một xã hội vô chính phủ.
Không khó để tìm ra những địa danh, tên vùng tên đất đang đủ kiểu viết, rất lăng nhăng lộn xộn ở xứ này. Cần phải nói ngay rằng có những cái tên đã gắn bó, in sâu vào đầu nhiều thế hệ, từ đời này sang đời khác, có khi cả vài trăm năm, được các sử sách, văn bản hành chính, tác phẩm văn nghệ biên chép, ghi dấu. Nói đâu xa, đó là những con đèo vùng núi cao phía bắc như Ô Quy Hồ (Lào Cai), Mã Pí Lèng (Hà Giang), huyện Mù Cang Chải (Yên Bái)… không chỉ trên các giấy tờ chỉ dẫn địa lý, bản đồ, mà trong những tác phẩm truyện, bút ký, ghi chép của những nhà văn lừng danh cẩn thận chỉn chu mực thước như Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyễn Thành Long, với những bài được đưa vào sách giáo khoa các cấp gắn với nhiều thế hệ học trò. Vậy nhưng, chả biết tự khi nào, trên báo chí, truyền thông (tivi, đài phát thanh), thậm chí cả trong văn bản nhà nước, cứ tùm lum cả lên, Ô Quý Hồ, Mã Pì Lèng, Mã Pi Lèng, Mù Căng Chải…
Không khó để tìm ra những địa danh, tên vùng tên đất đang đủ kiểu viết, rất lăng nhăng lộn xộn ở xứ này. Cần phải nói ngay rằng có những cái tên đã gắn bó, in sâu vào đầu nhiều thế hệ, từ đời này sang đời khác, có khi cả vài trăm năm, được các sử sách, văn bản hành chính, tác phẩm văn nghệ biên chép, ghi dấu. Nói đâu xa, đó là những con đèo vùng núi cao phía bắc như Ô Quy Hồ (Lào Cai), Mã Pí Lèng (Hà Giang), huyện Mù Cang Chải (Yên Bái)… không chỉ trên các giấy tờ chỉ dẫn địa lý, bản đồ, mà trong những tác phẩm truyện, bút ký, ghi chép của những nhà văn lừng danh cẩn thận chỉn chu mực thước như Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyễn Thành Long, với những bài được đưa vào sách giáo khoa các cấp gắn với nhiều thế hệ học trò. Vậy nhưng, chả biết tự khi nào, trên báo chí, truyền thông (tivi, đài phát thanh), thậm chí cả trong văn bản nhà nước, cứ tùm lum cả lên, Ô Quý Hồ, Mã Pì Lèng, Mã Pi Lèng, Mù Căng Chải…