Có dịch bệnh thì phải chống dịch. Nó là thứ thiên tai địch họa, muốn tránh cũng chả được. Phòng chống ngăn ngừa dịch là chủ trương lớn của nhà nước, của cả hệ thống từ trung ương tới địa phương. Những chỉ đạo của chính phủ và các bộ, nhất là từ những người cầm đầu như thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng… được xem như pháp lệnh, khi đã ban ra dân chúng nhất nhất phải thực hiện. Vấn đề đáng nói là chủ trương như thế nào.
Đã từng diễn ra cảnh dở khóc dở cười khi chính phủ đẻ hết chỉ thị này tới chỉ thị khác, theo đầu óc chủ quan, tư duy mệnh lệnh, tạo nên kiểu ngăn sông cấm chợ mới. Chẳng hạn cấm dân ra đường từ 6 giờ chiều tới 6 giờ sáng không khác chi thiết quân luật; lập tràn lan các trạm xét hỏi đòi đủ thứ giấy tờ, gây ra đủ thứ phiền hà; cấm tuyệt đối cả những nhu cầu tối thiểu của con người, nên mới có chuyện dở khóc dở cười coi bánh mì không phải là lương thực, sữa không phải hàng hóa. Chống dịch nhẽ ra phải bằng tư duy và biện pháp khoa học, bằng chuyên môn, thì người ta lại dựa vào chính trị, vào thứ thói quen chính trị cổ hủ từng tồn tại quá lâu ở xứ này. Ví dụ việc tiêm vắc xin cho người dưới 18 tuổi, nhất là cho trẻ em, cũng phải chờ bộ chính trị duyệt. Nếu chỉ là chuyện khôi hài đã đi một nhẽ. Đằng này cười ra nước mắt.
Không bàn chuyện chính trị. Chỉ quan tâm các vấn đề xã hội. Đá để xây chứ không để ném. nguyenthong8355@gmail.com
Trang
▼
Thứ Tư, 29 tháng 12, 2021
Thứ Ba, 28 tháng 12, 2021
Hỏng vô phương cứu chữa
Phải nói thẳng, chỉ có thời loạn, suy đồi thì mới đẻ ra những chuyện thế này:
- Tòa án xử vụ gian dối bán bằng thật cho người học giả, người mua bằng của Trường đại học Đông Đô. Tòa trắng trợn phán quyết không thể xử lý hình sự người mua bằng (những người này báo chí đã thông tin rất rõ phần lớn là cán bộ nhà nước). Trong hơn 400 người mua bằng, công an cũng ráo hoảnh nói rằng có 221 người có tên trong danh sách nhưng hiện không biết là ai, làm gì, ở đâu, không điều tra ra được.
Tòa án và công an thực thi pháp luật kiểu vô thiên vô pháp như thế đã đi một nhẽ, nhưng những kẻ cao hơn, cầm đầu, lãnh đạo toàn diện cũng mặc nhiên chấp nhận sự chà đạp pháp luật thì đúng là cả hệ thống cai trị dột từ nóc, mục ruỗng, công khai thách thức dân chúng.
Lời bàn: Tòa mà như vậy thì dẹp m.ẹ tòa đi.
- Bộ Khoa học - Công nghệ, chắc sau thời gian ủ mưu tính toán dữ lắm, không còn cách nào khác, không thể im lặng mãi, không còn chỗ trốn, nên tối qua 27.12 đã phải chường mặt ra làm trò,
- Tòa án xử vụ gian dối bán bằng thật cho người học giả, người mua bằng của Trường đại học Đông Đô. Tòa trắng trợn phán quyết không thể xử lý hình sự người mua bằng (những người này báo chí đã thông tin rất rõ phần lớn là cán bộ nhà nước). Trong hơn 400 người mua bằng, công an cũng ráo hoảnh nói rằng có 221 người có tên trong danh sách nhưng hiện không biết là ai, làm gì, ở đâu, không điều tra ra được.
Tòa án và công an thực thi pháp luật kiểu vô thiên vô pháp như thế đã đi một nhẽ, nhưng những kẻ cao hơn, cầm đầu, lãnh đạo toàn diện cũng mặc nhiên chấp nhận sự chà đạp pháp luật thì đúng là cả hệ thống cai trị dột từ nóc, mục ruỗng, công khai thách thức dân chúng.
Lời bàn: Tòa mà như vậy thì dẹp m.ẹ tòa đi.
- Bộ Khoa học - Công nghệ, chắc sau thời gian ủ mưu tính toán dữ lắm, không còn cách nào khác, không thể im lặng mãi, không còn chỗ trốn, nên tối qua 27.12 đã phải chường mặt ra làm trò,
Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2021
Đêm Giáng sinh
Nhà cháu là đứa vô đạo, lại thiếu đức tin, lại được học tập và trưởng thành dưới mái trường xã hội chủ nghĩa nên kết quả là hư hỏng nặng, lếu láo khó dạy. Hồi còn bé tí đã biết ra chùa vặt trộm nhãn, có hôm còn lấy cả oản đang cúng trên tam bảo, đem về bị bu mắng cho phải lén mang trả. May mà sư cụ không thấy, mà có khi biết cũng lờ đi. Người tu hành nhìn chung cao thượng, không chấp nhặt những ô trọc của đời. Cứ giả dụ bữa đó sư cụ túm cổ thằng giặc, dắt ra gọi ngõ thầy nó kể tội đạo chích khi phật chưa ban lộc thì đời mình toi, ít nhất là trong lý lịch cá nhân có dòng ghi ngày ấy tháng ấy vạch bờ chùa vào trộm cắp, dù chỉ là thó oản, do đói. Tiền án tiền sự rành rành, chối đằng giời, có khi chỉ học hết lớp 4 rồi bị đuổi học, cấp 2 cũng quyết đóng cửa không nhận, chứ nói chi đại học.
May mà đã trả oản, ngoan ngoãn nghe lời bu nên từ đó dần biết làm người. May mà gặp vị trụ trì một bậc chân tu, tình thương người rộng như đầm làng, không những xóa cho án tích mà còn thỉnh thoảng vào chơi với thày mình, khen thằng bé hiền lành, thật thà (ý nói nó đã đem trả oản). Cụ sư ấy là hòa thượng Thích Quảng Mẫn, một nhà sư danh tiếng lẫy lững ở miền Bắc. Cụ là bạn thân của cụ hòa thượng Thích Phổ Tuệ, người vừa mất hồi tháng 10 tây. Cụ Tuệ cũng từng có thời gian ngắn tu ở chùa Trà Phương làng mình, rồi lúc sư Mẫn thay thế về trụ trì thì sư Tuệ sang chùa Kim Đới cách đó vài cây số đường vòng.
May mà đã trả oản, ngoan ngoãn nghe lời bu nên từ đó dần biết làm người. May mà gặp vị trụ trì một bậc chân tu, tình thương người rộng như đầm làng, không những xóa cho án tích mà còn thỉnh thoảng vào chơi với thày mình, khen thằng bé hiền lành, thật thà (ý nói nó đã đem trả oản). Cụ sư ấy là hòa thượng Thích Quảng Mẫn, một nhà sư danh tiếng lẫy lững ở miền Bắc. Cụ là bạn thân của cụ hòa thượng Thích Phổ Tuệ, người vừa mất hồi tháng 10 tây. Cụ Tuệ cũng từng có thời gian ngắn tu ở chùa Trà Phương làng mình, rồi lúc sư Mẫn thay thế về trụ trì thì sư Tuệ sang chùa Kim Đới cách đó vài cây số đường vòng.
Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2021
Tội ác chưa bị trừng phạt
Vụ “Việt Á kit test” đã cứa một nhát chí tử, phun máu vào đời sống xã hội nước ta. Dư luận phẫn nộ về những kẻ gây tội ác, chỉ có điều chưa chỉ ra căn nguyên và kẻ cầm đầu. Thủ phạm giấu mặt còn ẩn khuất và chưa bị điểm mặt chỉ tên, chưa bị trừng phạt.
Báo chí và cộng đồng mạng xã hội đã nêu rõ nhiều chi tiết sửng sốt về Công ty Việt Á, chả hạn nhà xưởng chỉ có mươi mét vuông, trụ sở công ty xập xệ như nhà cấp 4 cấp 5, nhân công lèo tèo hơn chục người, máy móc phương tiện sản xuất không bằng đồ dùng nhà bếp… Có nghĩa là, chỉ nhìn bằng mắt thường cũng thấy sự lừa đảo dối trá. Vậy nhưng không biết bằng cách nào, ma quỷ âm binh nào đứng sau nó, mà chỉ trong thời gian rất ngắn chưa đầy năm, nó đã thu về món lợi khổng lồ 4.000 tỉ đồng. Chỉ bán bộ dụng cụ y tế mà người ta gọi là kit test, nói đơn giản gồm mấy cái que, cái ống nhựa, chút dung dịch, chọc que vào mũi hoặc họng dân chúng để lấy mẫu thử, bỏ vào dung dịch trong ống, đưa vào máy xét nghiệm, một lúc sau ra kết quả có bị vi rút hay không, ta quen gọi là dương tính, âm tính. Dụng cụ ấy, sản xuất khi nào, ở đâu, bằng máy móc gì, sản lượng ra sao, v.v.., không ai biết. Nhưng nó đã thu về tiền tươi thóc thật, hàng nghìn tỉ đồng trong thời gian ngắn.
Báo chí và cộng đồng mạng xã hội đã nêu rõ nhiều chi tiết sửng sốt về Công ty Việt Á, chả hạn nhà xưởng chỉ có mươi mét vuông, trụ sở công ty xập xệ như nhà cấp 4 cấp 5, nhân công lèo tèo hơn chục người, máy móc phương tiện sản xuất không bằng đồ dùng nhà bếp… Có nghĩa là, chỉ nhìn bằng mắt thường cũng thấy sự lừa đảo dối trá. Vậy nhưng không biết bằng cách nào, ma quỷ âm binh nào đứng sau nó, mà chỉ trong thời gian rất ngắn chưa đầy năm, nó đã thu về món lợi khổng lồ 4.000 tỉ đồng. Chỉ bán bộ dụng cụ y tế mà người ta gọi là kit test, nói đơn giản gồm mấy cái que, cái ống nhựa, chút dung dịch, chọc que vào mũi hoặc họng dân chúng để lấy mẫu thử, bỏ vào dung dịch trong ống, đưa vào máy xét nghiệm, một lúc sau ra kết quả có bị vi rút hay không, ta quen gọi là dương tính, âm tính. Dụng cụ ấy, sản xuất khi nào, ở đâu, bằng máy móc gì, sản lượng ra sao, v.v.., không ai biết. Nhưng nó đã thu về tiền tươi thóc thật, hàng nghìn tỉ đồng trong thời gian ngắn.
Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2021
Văn hóa (kỳ 4)
Chốt lại những ý ở các phần bài trước, rằng không phải cứ cái gì của phong kiến cũng là xấu, là phải bỏ và thay bằng cái mới. Có những giá trị đã được thử thách, chịu cuộc dâu bể và tồn tại mãi tới ngày nay. Lễ chính là thứ giá trị ấy, thành thứ chuẩn mực đạo đức, lối sống, văn hóa, đã là con người thì phải có nó, không thể bỏ được.
Tuy nhiên, gìn giữ ngàn đời nhưng có thể phá trong phút chốc. Thể chế nhân danh cách mạng đã hủy hoại biết bao nhiêu điều tốt đẹp mà cha ông từng gìn giữ bảo vệ, cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong đó có lễ. Không ai phá lễ, hủy lễ “giỏi” bằng bộ máy cai trị. Trên ngồi chẳng chính ngôi, nên bề tôi, kẻ dưới mới lăng loàn. Trên thì hống hách, cao ngạo, khinh rẻ người như rơm rác, dưới thì hèn hạ, rạp mình, mất tư cách, không ra thể thống gì. Chả bao giờ như thời nay, nên chính những kẻ vô lễ ấy đã đúc rút ra thứ lễ “tiến lên ta quyết tiến lên/tiến lên ta gọi cấp trên bằng thằng”. Quan lớn quan nhỏ đều mất lễ, bảo sao dân chúng không coi khinh xem thường. Vụ cái vòng hoa viếng nạn nhân tử vong do Covid-19 là biểu hiện “vô lễ” thiếu văn hóa rõ nhất.
Việc giáo sư thành viên Hội đồng lý luận trung ương Trần Ngọc Thêm đòi bớt khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”, xét về cơ bản là đòi bỏ lễ, nhưng nếu gạn đục khơi trong thì cũng có phần chấp nhận được. Cái được nằm ở vấn đề ông Thêm đòi bỏ khẩu hiệu. Ít nhiều ông Thêm đã dám thách thức thứ trật tự an bài, đã bày tỏ thái độ phản kháng đối với sự áp đặt vốn được coi là không thể thay đổi của nhà cai trị.
Tuy nhiên, gìn giữ ngàn đời nhưng có thể phá trong phút chốc. Thể chế nhân danh cách mạng đã hủy hoại biết bao nhiêu điều tốt đẹp mà cha ông từng gìn giữ bảo vệ, cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong đó có lễ. Không ai phá lễ, hủy lễ “giỏi” bằng bộ máy cai trị. Trên ngồi chẳng chính ngôi, nên bề tôi, kẻ dưới mới lăng loàn. Trên thì hống hách, cao ngạo, khinh rẻ người như rơm rác, dưới thì hèn hạ, rạp mình, mất tư cách, không ra thể thống gì. Chả bao giờ như thời nay, nên chính những kẻ vô lễ ấy đã đúc rút ra thứ lễ “tiến lên ta quyết tiến lên/tiến lên ta gọi cấp trên bằng thằng”. Quan lớn quan nhỏ đều mất lễ, bảo sao dân chúng không coi khinh xem thường. Vụ cái vòng hoa viếng nạn nhân tử vong do Covid-19 là biểu hiện “vô lễ” thiếu văn hóa rõ nhất.
Việc giáo sư thành viên Hội đồng lý luận trung ương Trần Ngọc Thêm đòi bớt khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”, xét về cơ bản là đòi bỏ lễ, nhưng nếu gạn đục khơi trong thì cũng có phần chấp nhận được. Cái được nằm ở vấn đề ông Thêm đòi bỏ khẩu hiệu. Ít nhiều ông Thêm đã dám thách thức thứ trật tự an bài, đã bày tỏ thái độ phản kháng đối với sự áp đặt vốn được coi là không thể thay đổi của nhà cai trị.
Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2021
Nhặt nhạnh
Trước khi đưa tiếp bài về "Văn hóa", nhà cháu nhặt nhạnh vài điều này đã.
-Hai ngày qua, chính quyền Sài Gòn tổ chức bán đấu giá hàng chục nghìn mét vuông đất ở Thủ Thiêm, giá mỗi mét vuông lên tới cả tỉ đồng (báo thì nói 1 tỉ, báo nói tỉ 2, báo nói 2 tỉ, thậm chí có báo khẳng định là 2 tỉ 4, nhưng chung quy lại đều trên 1 tỉ). Vẫn biết để có giá ấy, người ta đã bỏ ra nhiều tiền xây dựng hạ tầng (đường sá, điện nước...) tạo nên giá trị gia tăng, nhưng có mấy ai nhớ lại lúc người dân Thủ Thiêm bị cướp đất (mà nhà cai trị gọi bằng từ mỹ miều giải tỏa đền bù), giá bèo mỗi mét vuông chỉ vài tô phở không. Cướp của dân là lời nhất.
-Nguyễn Đức Chung chủ tịch Hà Nội ra tòa, tất nhiên do sai phạm của y, nhưng cần thấy rằng đó là để trả tội lỗi mà y đã gây ra, đã tham gia trong vụ Đồng Tâm (sắp 2 năm tròn). Luật nhân quả, luật trời, làm ác phải tội, phải trả giá, không kẻ nào tránh được. Chỉ hơn 1 năm sau vụ việc, trời bắt Chung đền tội ngay. Kẻ nào đó nghĩ rằng mình lọt lưới là nhầm to. Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó thoát, không sớm thì muộn, mà chả muộn lắm đâu, không hẳn cứ phải ra tòa.
-Trước tòa, đám quan lại như Trần Vĩnh Tuyến, Nguyễn Thành Tài, Nguyễn Đức Chung đều thiếu tư cách, hèn hạ, không dám mình làm mình chịu, tự gánh vác hậu quả hành vi của mình. So với Vũ nhôm, hoặc thậm chí trùm ma túy Văn Kính Dương cũng còn kém xa, chứ làm sao so được với con người trượng nghĩa hiên ngang như Trương Duy Nhất.
Nguyễn Thông
-Hai ngày qua, chính quyền Sài Gòn tổ chức bán đấu giá hàng chục nghìn mét vuông đất ở Thủ Thiêm, giá mỗi mét vuông lên tới cả tỉ đồng (báo thì nói 1 tỉ, báo nói tỉ 2, báo nói 2 tỉ, thậm chí có báo khẳng định là 2 tỉ 4, nhưng chung quy lại đều trên 1 tỉ). Vẫn biết để có giá ấy, người ta đã bỏ ra nhiều tiền xây dựng hạ tầng (đường sá, điện nước...) tạo nên giá trị gia tăng, nhưng có mấy ai nhớ lại lúc người dân Thủ Thiêm bị cướp đất (mà nhà cai trị gọi bằng từ mỹ miều giải tỏa đền bù), giá bèo mỗi mét vuông chỉ vài tô phở không. Cướp của dân là lời nhất.
-Nguyễn Đức Chung chủ tịch Hà Nội ra tòa, tất nhiên do sai phạm của y, nhưng cần thấy rằng đó là để trả tội lỗi mà y đã gây ra, đã tham gia trong vụ Đồng Tâm (sắp 2 năm tròn). Luật nhân quả, luật trời, làm ác phải tội, phải trả giá, không kẻ nào tránh được. Chỉ hơn 1 năm sau vụ việc, trời bắt Chung đền tội ngay. Kẻ nào đó nghĩ rằng mình lọt lưới là nhầm to. Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó thoát, không sớm thì muộn, mà chả muộn lắm đâu, không hẳn cứ phải ra tòa.
-Trước tòa, đám quan lại như Trần Vĩnh Tuyến, Nguyễn Thành Tài, Nguyễn Đức Chung đều thiếu tư cách, hèn hạ, không dám mình làm mình chịu, tự gánh vác hậu quả hành vi của mình. So với Vũ nhôm, hoặc thậm chí trùm ma túy Văn Kính Dương cũng còn kém xa, chứ làm sao so được với con người trượng nghĩa hiên ngang như Trương Duy Nhất.
Nguyễn Thông
Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2021
Chính trị chính em
Kẻ đầu lĩnh Campuchia chủ trì hội nghị cấp cao ASEAN năm 2022 đã quyết mời tên sát nhân Miến Điện dự, chứ không nói "không" như những lần trước.Tư cách thằng thủ Cam thế nào, ai cũng rõ, nó cũng chỉ làm theo thằng thầy T.à.u.
ASEAN như vầy, sớm muộn gì cũng giải tán, những thành viên cũ như Sing, Mã, Thái, Phi... sẽ rút bởi không thể sống chung với những kẻ phá hoại nó.
Thái độ như thế, nói năng như thế, tất nhiên thiên hạ sẽ khinh bỉ, coi thường, coi phát ngôn quốc gia không có một li ông cụ giá trị nào. Cũng chả khác gì giọng điệu gái Quất Lâm, Đồ Sơn, thậm chí không bằng.
ASEAN như vầy, sớm muộn gì cũng giải tán, những thành viên cũ như Sing, Mã, Thái, Phi... sẽ rút bởi không thể sống chung với những kẻ phá hoại nó.
Đồng ý hay không đồng ý với quyết định của nó thì phải dứt khoát, chứ không thể nửa nạc nửa mỡ, ỡm ờ, rằng "Việt Nam và các nước ASEAN luôn coi Myanmar là một thành viên quan trọng trong gia đình ASEAN, mong muốn Myanmar đóng góp tích cực vào tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN cũng như hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực".
Thái độ như thế, nói năng như thế, tất nhiên thiên hạ sẽ khinh bỉ, coi thường, coi phát ngôn quốc gia không có một li ông cụ giá trị nào. Cũng chả khác gì giọng điệu gái Quất Lâm, Đồ Sơn, thậm chí không bằng.
Thứ Năm, 9 tháng 12, 2021
Long trọng viên
Tôi cứ thẳng thắn đề nghị, mấy ông to bà nhớn có đi dự lễ, thăm thú đâu đó, làm long trọng viên chuyên nghiệp, nếu được mời phát biểu thì cứ lên bục nói vo vài ba điều, nói những gì mình biết. Ví dụ thăm Quảng Ninh thì khen nó lắm than, vàng đen của tổ quốc, thăm Thanh Hóa thì nhắc phát huy tiềm năng thế mạnh 5 lờ (L) là lúa, lợn, lạc, luồng, ..., thăm Điện Biên thì tự hào 'lừng lẫy, chấn động địa cầu", thăm Hà Giang thì đá, rồi hát "Hà Giang mến yêu ơi", v.v.. Biết đến đâu nói đến đấy, ngắn thôi, rồi ra hiệu lệnh "vỗ tay".
Đâu có cái thói cứ cắm đầu cắm cổ đọc những thứ đứa khác viết, khác gì làm loa cho chúng nó, thiên hạ cười cho. Mà ai thèm nghe.
Nếu dự hội nghị, đại hội, đọc báo cáo đã đi một nhẽ, còn làm long trọng viên thì nói in ít ngăn ngắn thôi, các bố ạ.
Đâu có cái thói cứ cắm đầu cắm cổ đọc những thứ đứa khác viết, khác gì làm loa cho chúng nó, thiên hạ cười cho. Mà ai thèm nghe.
Nếu dự hội nghị, đại hội, đọc báo cáo đã đi một nhẽ, còn làm long trọng viên thì nói in ít ngăn ngắn thôi, các bố ạ.
Thứ Tư, 8 tháng 12, 2021
Văn hóa (kỳ 3)
Không ít người bênh giáo sư Thêm đã về hùa với ông ta, nói rằng bỏ lễ là đúng. Họ cũng như ông Thêm, đánh đồng lễ với nho giáo, với phong kiến, với sự kìm hãm bằng tôn ti trật tự để trói buộc con người. Họ không cần biết người Việt cả nghìn đời nay đã biến lễ vốn từ sự tuân phục, cung kính giáo điều, chấp nhận sự ngoan ngoãn tẻ nhạt, thành đạo đức, văn hóa, lối sống, thái độ sống, hành vi sống tốt đẹp. Có thể nói không ngoa rằng, người Việt hiện nay còn được người nước khác yêu mến, nể trọng, thì phần rất quan trọng là nhờ thứ “lễ-đạo đức-văn hóa” ấy, chứ không phải do giỏi đánh nhau.
Lại kể chuyện hồi tôi qua Thái Lan, mọi người trong đoàn khách Việt sau cuộc chiêm quan đã có những nhận xét khác biệt về đất Thái, nhưng đều nhất trí với nhau rằng người Thái Lan rất đáng yêu dễ mến. Họ luôn đối xử với nhau và với khách nước ngoài bằng sự nhẹ nhàng, mềm mỏng, ân cần, dịu dàng, gần như chẳng thấy cau có, mặt nặng mày nhẹ, lớn tiếng, cục súc, chửi bới bao giờ. Không có bún quát cháo chửi, không hề thấy vênh mặt lườm nguýt du khách… Thái Lan không bị ảnh hưởng nho giáo nặng đậm như Việt Nam nhưng họ có thứ lễ riêng trong mọi mối quan hệ xã hội rất đáng tự hào. Đó chính là thứ tạo nên bản sắc đẹp đẽ cao quý của người Thái, chứ không phải như ai đó là vênh váo về chuyện giỏi đánh nhau, “tự hào đánh thắng ba đế quốc to” này nọ.
Lại kể chuyện hồi tôi qua Thái Lan, mọi người trong đoàn khách Việt sau cuộc chiêm quan đã có những nhận xét khác biệt về đất Thái, nhưng đều nhất trí với nhau rằng người Thái Lan rất đáng yêu dễ mến. Họ luôn đối xử với nhau và với khách nước ngoài bằng sự nhẹ nhàng, mềm mỏng, ân cần, dịu dàng, gần như chẳng thấy cau có, mặt nặng mày nhẹ, lớn tiếng, cục súc, chửi bới bao giờ. Không có bún quát cháo chửi, không hề thấy vênh mặt lườm nguýt du khách… Thái Lan không bị ảnh hưởng nho giáo nặng đậm như Việt Nam nhưng họ có thứ lễ riêng trong mọi mối quan hệ xã hội rất đáng tự hào. Đó chính là thứ tạo nên bản sắc đẹp đẽ cao quý của người Thái, chứ không phải như ai đó là vênh váo về chuyện giỏi đánh nhau, “tự hào đánh thắng ba đế quốc to” này nọ.
Thứ Hai, 6 tháng 12, 2021
Đất, tội lỗi, và sự khốn cùng
Hôm nay 6.12, Sài Gòn mở phiên tòa xử đám quan chức ăn đất. Nhân vật chính là phó chủ tịch thành phố Trần Vĩnh Tuyến, cùng đám quan tham Lê Tấn Hùng em cựu bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải...
Sắp tới, cựu phó bí thư thường trực Thành ủy Tất Thành Cang cũng được ưu tiên nhận tội. Và còn nhiều kẻ nữa trong bộ máy cai trị phải đối mặt với pháp luật, dù dân chúng không tin vào pháp luật xứ này cho lắm.
Không chỉ Tuyến, Cang, Hùng, những Nguyễn Thành Tài, rồi thượng tướng đô đốc Nguyễn Văn Hiến, đám đầu lĩnh chính quyền ở Khánh Hòa, Đà Nẵng... đều chết nghẹn bởi đất. Đất là cái mồ chôn sự nghiệp, danh tiếng của chúng. Nhưng đất cũng đẩy dân chúng lương thiện vào sự khốn cùng. Lôi kẻ phạm tội ra vành móng ngựa thì đồng thời cũng phải trả lại quyền lợi chính đáng cho người dân bị tước đoạt đất đai.
Nhớ trong quyển sách hồi nào, cuốn "Những con đường đói khát" của nhà văn Brazil G.Amado có dẫn lại câu của nhà thơ Petofi (Hungary) "Đất hỡi, mi ăn gì mà quá khát/Sao uống nhiều nước mắt, máu tươi", rất đúng với hiện trạng đất và người ở xứ ta nhiều năm nay.
Sắp tới, cựu phó bí thư thường trực Thành ủy Tất Thành Cang cũng được ưu tiên nhận tội. Và còn nhiều kẻ nữa trong bộ máy cai trị phải đối mặt với pháp luật, dù dân chúng không tin vào pháp luật xứ này cho lắm.
Không chỉ Tuyến, Cang, Hùng, những Nguyễn Thành Tài, rồi thượng tướng đô đốc Nguyễn Văn Hiến, đám đầu lĩnh chính quyền ở Khánh Hòa, Đà Nẵng... đều chết nghẹn bởi đất. Đất là cái mồ chôn sự nghiệp, danh tiếng của chúng. Nhưng đất cũng đẩy dân chúng lương thiện vào sự khốn cùng. Lôi kẻ phạm tội ra vành móng ngựa thì đồng thời cũng phải trả lại quyền lợi chính đáng cho người dân bị tước đoạt đất đai.
Nhớ trong quyển sách hồi nào, cuốn "Những con đường đói khát" của nhà văn Brazil G.Amado có dẫn lại câu của nhà thơ Petofi (Hungary) "Đất hỡi, mi ăn gì mà quá khát/Sao uống nhiều nước mắt, máu tươi", rất đúng với hiện trạng đất và người ở xứ ta nhiều năm nay.
Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2021
Văn hóa (kỳ 2)
Đang lúc “toàn đảng toàn dân phấn khởi thực hiện đường lối văn hóa mới” do tổng bí thư cầm giấy đọc/trình bày tại hội nghị văn hóa toàn quốc thì xảy ra chuyện. Như dội gáo nước lạnh. Ông Trần Ngọc Thêm giáo sư tiến sĩ, thành viên hội đồng lý luận trung ương công khai lập ngôn, bảo rằng đã đến lúc cần bỏ ngay câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”, khiến xã hội nhao nhác, cãi nhau như mổ bò. Lễ hay văn là một chuyện, điều quan trọng ở chỗ nó đụng đến văn hóa.
Nếu một đứa thường dân, loại trẻ trâu, du côn du kề, kẻ lê la đầu đường xó chợ, người đầu tắt mặt tối chỉ chúi đầu vào việc kiếm miếng ăn, v.v.. mà đòi bỏ lễ, bỏ cái dòng chữ khẩu hiệu trứ danh kia, thì dễ thông cảm. Đằng này từ mồm ông có học, ông hội đồng lý luận, nên thiên hạ không thể coi là lời nói gió bay.
Trong cuộc tranh cãi sư nói sư phải vãi nói vãi hay, ông Thêm có phân trần rằng mọi người chưa hiểu hết ý tôi, chưa nghe hết điều tôi nói đã lao vào ném đá. Vâng, có thể xảy ra trường hợp như vậy. Nhưng thưa giáo sư, cũng chính ông đã nhấn mạnh chữ lễ đã kìm hãm sự phát triển, sáng tạo của con người, của người đi học, “nó xuất phát từ Nho giáo, bảo vệ chế độ phong kiến, mà chế độ này chỉ cần người dân biết lễ nghĩa, biết trên dưới là đủ chứ không cần một xã hội phát triển, dân chủ và sáng tạo” (trả lời phỏng vấn của báo VTCNews ngày 27.11). Ông nhầm to. Trình độ giáo sư mà chỉ hiểu đến thế thì bị ném đá là phải.
Nếu một đứa thường dân, loại trẻ trâu, du côn du kề, kẻ lê la đầu đường xó chợ, người đầu tắt mặt tối chỉ chúi đầu vào việc kiếm miếng ăn, v.v.. mà đòi bỏ lễ, bỏ cái dòng chữ khẩu hiệu trứ danh kia, thì dễ thông cảm. Đằng này từ mồm ông có học, ông hội đồng lý luận, nên thiên hạ không thể coi là lời nói gió bay.
Trong cuộc tranh cãi sư nói sư phải vãi nói vãi hay, ông Thêm có phân trần rằng mọi người chưa hiểu hết ý tôi, chưa nghe hết điều tôi nói đã lao vào ném đá. Vâng, có thể xảy ra trường hợp như vậy. Nhưng thưa giáo sư, cũng chính ông đã nhấn mạnh chữ lễ đã kìm hãm sự phát triển, sáng tạo của con người, của người đi học, “nó xuất phát từ Nho giáo, bảo vệ chế độ phong kiến, mà chế độ này chỉ cần người dân biết lễ nghĩa, biết trên dưới là đủ chứ không cần một xã hội phát triển, dân chủ và sáng tạo” (trả lời phỏng vấn của báo VTCNews ngày 27.11). Ông nhầm to. Trình độ giáo sư mà chỉ hiểu đến thế thì bị ném đá là phải.
Thứ Bảy, 4 tháng 12, 2021
Hạn sử dụng
Suốt một tuần qua, blog nhà cháu bị đánh phá, không vào được, không đăng được. Hôm nay chắc "nó" chán, tháo khoán nên nhà cháu lại vào được nhà mình.
Chả biết từ năm nào, những người nhà tôi khi đi mua đồ ăn thức uống đều dặn nhau nhớ coi “đát” (date), coi cái hạn sử dụng của nó tới ngày tháng năm được nhà sản xuất ghi trên bao bì. Nhưng có lẽ đó là thói quen mới sau mốc lịch sử 1975 bởi trước đó chính tôi và những người cùng thời ở miền Bắc chả bao giờ lưu ý về điều này.
Miền Bắc những năm dài thiếu thốn, thứ gì cũng thiếu, thì quan tâm đến hạn sử dụng làm gì. Mà có lẽ không có loại sản phẩm nào ghi “đát”, bởi hình như nhà sản xuất không quan tâm, hoặc thấy không cần thiết. Hạt gạo, ký bột mì, cái bánh cái kẹo, cho tới viên thuốc cảm thuốc ho, tất tật đều do cửa hàng quốc doanh phân phối bán lẻ, nhiều thứ phải mua bằng bìa bằng sổ, có được là may, chứ ở đó mà săm soi hạn dùng. Gạo mọt thì đãi mọt, bột mì ẩm thì đem phơi, bánh mốc thì nướng lại, đường bị kiến thì hòa nước vớt ra…, không bỏ bất cứ thứ hư hỏng nào.
Hạn sử dụng
Nhân chuyện Bộ Y tế và mấy ông bà “giết người không dao” khẳng định vắc xin hết hạn sử dụng vẫn dùng tốt, vẫn hiệu quả, không bị ảnh hưởng đến chất lượng, tôi thấy phải có mấy dòng.Chả biết từ năm nào, những người nhà tôi khi đi mua đồ ăn thức uống đều dặn nhau nhớ coi “đát” (date), coi cái hạn sử dụng của nó tới ngày tháng năm được nhà sản xuất ghi trên bao bì. Nhưng có lẽ đó là thói quen mới sau mốc lịch sử 1975 bởi trước đó chính tôi và những người cùng thời ở miền Bắc chả bao giờ lưu ý về điều này.
Miền Bắc những năm dài thiếu thốn, thứ gì cũng thiếu, thì quan tâm đến hạn sử dụng làm gì. Mà có lẽ không có loại sản phẩm nào ghi “đát”, bởi hình như nhà sản xuất không quan tâm, hoặc thấy không cần thiết. Hạt gạo, ký bột mì, cái bánh cái kẹo, cho tới viên thuốc cảm thuốc ho, tất tật đều do cửa hàng quốc doanh phân phối bán lẻ, nhiều thứ phải mua bằng bìa bằng sổ, có được là may, chứ ở đó mà săm soi hạn dùng. Gạo mọt thì đãi mọt, bột mì ẩm thì đem phơi, bánh mốc thì nướng lại, đường bị kiến thì hòa nước vớt ra…, không bỏ bất cứ thứ hư hỏng nào.
Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021
Dân như vậy thì chả trông mong được gì
- Có những người trông mặt mũi cũng tử tế hiền lành, ăn mặc chỉn chu, đeo cả quân hàm quân hiệu, lên mạng, lên mặt báo chê rằng dân ta lắm chuyện, cứ hay nâng chuyện nhỏ lên thành quan điểm, làm to chuyện. Cái cô thi hoa hậu tại Mỹ nó chơi đàn bài "Cô gái vót chông" thì kệ nó, người Mỹ biết quái gì về lời hát, họ chỉ nghe âm thanh thôi, sao ta cứ phải bới ra.
Lời bàn: Đúng là người Mỹ hầu hết không biết nội dung bài hát về chông chỉa ấy, nhưng chỉ cần một người biết mà lên tiếng thì cũng xong om. Và quan trọng là sự vô cảm, vô ý thức, vô ơn, thiếu văn hóa của đám chuẩn bị cho cô thí sinh hoa hậu, thậm chí của cả lãnh đạo bộ văn hóa. Không thể nói họ không biết. Bằng chứng là họ luôn phạt những cô đi thi hoa hậu chui, chỉ chấp nhận những ai được họ cấp phép. Cô "cô gái vót chông" này đã được họ cấp phép, họ duyệt, có mà chối đằng giời. Đám quản văn hóa lại chính là những kẻ vô văn hóa nhất.
- Không ít người nức nở khen ông tổng bí thư giàu kiến thức, nhớ dai, nhớ nhiều, đủ cả thơ Kiều (Nguyễn Du), Nguyễn Bính, Phạm Tiến Duật, lời bài hát Trần Hoàn, ca dao dân ca..., giống như cái túi khôn, thứ chi cũng biết.
Lời bàn: Đúng là người Mỹ hầu hết không biết nội dung bài hát về chông chỉa ấy, nhưng chỉ cần một người biết mà lên tiếng thì cũng xong om. Và quan trọng là sự vô cảm, vô ý thức, vô ơn, thiếu văn hóa của đám chuẩn bị cho cô thí sinh hoa hậu, thậm chí của cả lãnh đạo bộ văn hóa. Không thể nói họ không biết. Bằng chứng là họ luôn phạt những cô đi thi hoa hậu chui, chỉ chấp nhận những ai được họ cấp phép. Cô "cô gái vót chông" này đã được họ cấp phép, họ duyệt, có mà chối đằng giời. Đám quản văn hóa lại chính là những kẻ vô văn hóa nhất.
- Không ít người nức nở khen ông tổng bí thư giàu kiến thức, nhớ dai, nhớ nhiều, đủ cả thơ Kiều (Nguyễn Du), Nguyễn Bính, Phạm Tiến Duật, lời bài hát Trần Hoàn, ca dao dân ca..., giống như cái túi khôn, thứ chi cũng biết.
Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2021
Đảng tiêu tiền
Hôm qua 27.11, các báo quốc doanh mậu dịch rầm rộ đưa tin triều đình đảng tổ chức buổi lễ cực kỳ trọng thể để trao quyết định... nghỉ hưu cho mấy ông bà "nguyên ủy viên bộ chính trị, ban bí thư". Trước đó vài hôm, họ cũng làm động tác ấy với mấy ông "nguyên ủy viên bộ chính trị".
Sự màu mè, đỏ loẹt, cờ đèn kèn trống, tặng cho nhau những lời có cánh là một chuyện, vấn đề còn ở chỗ họ tiêu tiền của dân của nước vào những việc riêng họ, dân nước chẳng được chút lợi lộc gì, thậm chí chỉ có thiệt.
Giành quyền lãnh đạo tức là đã giành được biết bao quyền lợi cho tổ chức mình, cho thành viên tổ chức mình. Thôi thì lúc họ đang "phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân" đã đi một nhẽ, dân rộng lòng chấp nhận họ xài tiền, chả đến mức ke re két rét, đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành. Nhưng theo luật tự nhiên, hết tuổi thì nghỉ thì về, gọi là hưu. Ai cũng vậy. Đứa công nhân hưởng lương tối thiểu cũng như ông bà lớn ăn trên ngồi trốc lương cao ngất ngưởng, ai có phận có việc của người ấy, đều là đóng góp, phục vụ, cứ hết tuổi, xong việc thì về. Thử hỏi cứ bất kỳ người về hưu nào cũng phải làm lễ trọng thể thì có mà tiền chất cao hơn núi Bà Đen cũng chả đủ. Thói đâu có cái thói lấy tiền của dân ném vào việc riêng của đảng như thế.
Sự màu mè, đỏ loẹt, cờ đèn kèn trống, tặng cho nhau những lời có cánh là một chuyện, vấn đề còn ở chỗ họ tiêu tiền của dân của nước vào những việc riêng họ, dân nước chẳng được chút lợi lộc gì, thậm chí chỉ có thiệt.
Giành quyền lãnh đạo tức là đã giành được biết bao quyền lợi cho tổ chức mình, cho thành viên tổ chức mình. Thôi thì lúc họ đang "phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân" đã đi một nhẽ, dân rộng lòng chấp nhận họ xài tiền, chả đến mức ke re két rét, đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành. Nhưng theo luật tự nhiên, hết tuổi thì nghỉ thì về, gọi là hưu. Ai cũng vậy. Đứa công nhân hưởng lương tối thiểu cũng như ông bà lớn ăn trên ngồi trốc lương cao ngất ngưởng, ai có phận có việc của người ấy, đều là đóng góp, phục vụ, cứ hết tuổi, xong việc thì về. Thử hỏi cứ bất kỳ người về hưu nào cũng phải làm lễ trọng thể thì có mà tiền chất cao hơn núi Bà Đen cũng chả đủ. Thói đâu có cái thói lấy tiền của dân ném vào việc riêng của đảng như thế.
Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2021
Liệu có “ngày đàng sàng khôn”?
Ông bà ta có câu “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” để nhắc con cháu đừng có suốt ngày ru rú trong lô cốt pháo đài tự sướng với nhau đất nước chưa bao giờ thế này, chưa bao giờ thế nọ. Đi cho thêm khôn bớt lú, mở con mắt nhìn cái hay của thiên hạ mà học hỏi, “đi cho biết đó biết đây/ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”.
Đi với mục đích vậy, chứ không phải để khoe khoang hoặc xin xỏ, kiểu như chúng ta thay phiên nhau canh giữ hòa bình thế giới, kiểu như ngoại giao vác rá thời xưa. Mở rộng quan hệ làm ăn là một chuyện, mà quan trọng nhìn thấy người ta thế nào rồi về mà sửa mình.
Chuyến thăm Nhật Bản của ông thủ tướng xét mặt nào đó đã thành công, đặc biệt là hợp tác làm ăn, giao thương, ký kết được nhiều thứ về kinh tế. Chơi với Nhật về kinh tế thì chỉ có lợi trở lên, nếu mình tử tế, đàng hoàng, tư cách. Cả thế giới cúi mình khâm phục cách làm ăn, phát triển kinh tế của người Nhật, giờ ta mới sốt sắng thúc đẩy “nâng lên tầm cao, đi vào chiều sâu” với họ là đã khí muộn.
Đi với mục đích vậy, chứ không phải để khoe khoang hoặc xin xỏ, kiểu như chúng ta thay phiên nhau canh giữ hòa bình thế giới, kiểu như ngoại giao vác rá thời xưa. Mở rộng quan hệ làm ăn là một chuyện, mà quan trọng nhìn thấy người ta thế nào rồi về mà sửa mình.
Chuyến thăm Nhật Bản của ông thủ tướng xét mặt nào đó đã thành công, đặc biệt là hợp tác làm ăn, giao thương, ký kết được nhiều thứ về kinh tế. Chơi với Nhật về kinh tế thì chỉ có lợi trở lên, nếu mình tử tế, đàng hoàng, tư cách. Cả thế giới cúi mình khâm phục cách làm ăn, phát triển kinh tế của người Nhật, giờ ta mới sốt sắng thúc đẩy “nâng lên tầm cao, đi vào chiều sâu” với họ là đã khí muộn.
Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021
Văn hóa
Hôm nay 24.11, nhà cai trị xứ này tổ chức hội nghị văn hóa toàn quốc. Sau 73 năm kể từ hội nghị lần thứ 2 (năm 1948) giờ mới chú ý tới văn hóa, kể ra khí lâu, hèn gì văn hóa xuống cấp thảm hại.
Văn hóa là khái niệm rất rộng, chứ không phải chỉ là hát hò, thơ phú, phim ảnh, kịch cọt, nhảy nhót... Nhưng nó rất hẹp bởi chỉ gắn với con người. Chưa ai nói văn hóa của lợn, của cừu bao giờ cả. Người chỉ khác con lợn ở chỗ có văn hóa. Còn người mà không có văn hóa thì chưa bằng con lợn.
Bàn về văn hóa, có ngồi với nhau cả tháng cũng chả nói được một góc, nên để khi khác, tranh cãi sau.
Tôi chỉ nhắc, muốn dân tộc, đất nước, nhân dân, cộng đồng có văn hóa thì mấy ông bà lãnh đạo cầm quyền phải gương mẫu thực hiện trước nhất. Đâu có cái thói miệng nói một đằng, thân làm một nẻo. Đó chỉ là phản văn hóa, thì còn làm gương văn hóa được cho ai.
Văn hóa là khái niệm rất rộng, chứ không phải chỉ là hát hò, thơ phú, phim ảnh, kịch cọt, nhảy nhót... Nhưng nó rất hẹp bởi chỉ gắn với con người. Chưa ai nói văn hóa của lợn, của cừu bao giờ cả. Người chỉ khác con lợn ở chỗ có văn hóa. Còn người mà không có văn hóa thì chưa bằng con lợn.
Bàn về văn hóa, có ngồi với nhau cả tháng cũng chả nói được một góc, nên để khi khác, tranh cãi sau.
Tôi chỉ nhắc, muốn dân tộc, đất nước, nhân dân, cộng đồng có văn hóa thì mấy ông bà lãnh đạo cầm quyền phải gương mẫu thực hiện trước nhất. Đâu có cái thói miệng nói một đằng, thân làm một nẻo. Đó chỉ là phản văn hóa, thì còn làm gương văn hóa được cho ai.
Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021
Những kẻ mù dẫn đường (phần 4)
Lại nói, trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” được công bố hồi tháng 5 năm nay, ông tổng bí thư khẳng định/cảnh báo/nhắc nhở rằng xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp vĩ đại, khó khăn, không thể nóng vội.
Sực nhớ ông anh họ tôi, một thầy giáo làng nhưng kiến thức thì không phải dạng vừa, hồi còn sống có lần bảo mấy ông cộng sản chỉ thích làm những thứ vĩ đại, làm đếch gì cũng gắn mác vĩ đại, đem bao nhiêu sức lực, của cải, thời gian ném vào đó, không cần biết nó sẽ đem lại gì cho dân chúng, đất nước. Ngẫm nhời của ông anh, thấy đúng thật. Thứ chủ nghĩa xã hội bánh vẽ vĩ đại mà các ông bà ấy theo đuổi tới nay đã hai phần ba thế kỷ rốt cục chỉ đem lại nghèo đói, lạc hậu, nội chiến, chiến tranh, xâu xé đất đai, tan rã rường mối xã hội, dân chúng bất hạnh, kìm hãm đất nước chậm tiến hàng chục năm, thậm chí cả trăm năm so với cả rất nhiều quốc gia khác… Nếu nó (chủ nghĩa xã hội) có đem lại chút gì “tích cực” thì chính ở chỗ đã tạo được cuộc sống đế vương cho tầng lớp lãnh đạo, mà trường hợp xơi thịt bò dát vàng là ví dụ rõ nhất.
Ăn bánh vẽ thì làm sao no mà bảo không thể nóng vội. Các ông bà “cửa son rượu thịt để ôi” thì mới đủng đỉnh, chứ dân chúng nóng vội sốt ruột lắm rồi. Nếu ai cũng như các ông nhà cao cửa rộng, biệt thự xa hoa, xe công miễn phí cả tài xế lẫn xăng, mua bán thì những Tôn Đản Nhà Thờ, bệnh tật nằm phòng riêng thì những Việt Xô 108, chết chôn nghĩa địa riêng, con cái được tập ấm cha truyền con nối để giữ “hồng phúc của dân tộc”… vậy sốt ruột làm gì cho nặng đầu khổ tâm. Ông giỏi lý luận, ông phải nói ra được cái điều liên quan tới vận mệnh của dân chúng cần lao, của cả dân tộc, của trăm triệu người, chứ không thể chỉ loanh quanh liên quan tới đám vua chúa quần thần. Đừng như kẻ làm vua xưa, khi được nghe tâu dân ngay cả cháo cũng không có mà ăn lại phán rằng sao họ không ăn thịt.
Sực nhớ ông anh họ tôi, một thầy giáo làng nhưng kiến thức thì không phải dạng vừa, hồi còn sống có lần bảo mấy ông cộng sản chỉ thích làm những thứ vĩ đại, làm đếch gì cũng gắn mác vĩ đại, đem bao nhiêu sức lực, của cải, thời gian ném vào đó, không cần biết nó sẽ đem lại gì cho dân chúng, đất nước. Ngẫm nhời của ông anh, thấy đúng thật. Thứ chủ nghĩa xã hội bánh vẽ vĩ đại mà các ông bà ấy theo đuổi tới nay đã hai phần ba thế kỷ rốt cục chỉ đem lại nghèo đói, lạc hậu, nội chiến, chiến tranh, xâu xé đất đai, tan rã rường mối xã hội, dân chúng bất hạnh, kìm hãm đất nước chậm tiến hàng chục năm, thậm chí cả trăm năm so với cả rất nhiều quốc gia khác… Nếu nó (chủ nghĩa xã hội) có đem lại chút gì “tích cực” thì chính ở chỗ đã tạo được cuộc sống đế vương cho tầng lớp lãnh đạo, mà trường hợp xơi thịt bò dát vàng là ví dụ rõ nhất.
Ăn bánh vẽ thì làm sao no mà bảo không thể nóng vội. Các ông bà “cửa son rượu thịt để ôi” thì mới đủng đỉnh, chứ dân chúng nóng vội sốt ruột lắm rồi. Nếu ai cũng như các ông nhà cao cửa rộng, biệt thự xa hoa, xe công miễn phí cả tài xế lẫn xăng, mua bán thì những Tôn Đản Nhà Thờ, bệnh tật nằm phòng riêng thì những Việt Xô 108, chết chôn nghĩa địa riêng, con cái được tập ấm cha truyền con nối để giữ “hồng phúc của dân tộc”… vậy sốt ruột làm gì cho nặng đầu khổ tâm. Ông giỏi lý luận, ông phải nói ra được cái điều liên quan tới vận mệnh của dân chúng cần lao, của cả dân tộc, của trăm triệu người, chứ không thể chỉ loanh quanh liên quan tới đám vua chúa quần thần. Đừng như kẻ làm vua xưa, khi được nghe tâu dân ngay cả cháo cũng không có mà ăn lại phán rằng sao họ không ăn thịt.
Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2021
Bác sĩ Hoàng
Ngày 16.11 tây vừa rồi, nhiều tờ báo, và nhất là các trang mạng xã hội, đưa tin một bác sĩ đã chết do vi rút Vũ Hán, quen gọi với cái tên dịch Covid-19. Người ấy là bác sĩ Lương Lễ Hoàng.
Khi còn bé, tôi có niềm tin ngây thơ đinh ninh rằng đã là bác sĩ thì không bao giờ bị bệnh, và rất khó chết. Cũng muốn sau này mình nhớn lên thành bác sĩ để khỏe, sống lâu hơn mọi người, nhưng học hơi bị dốt, nhất là các môn toán lý hóa sinh, nên cuối cùng chỉ được làm con bệnh cho các bác sĩ chữa.
Suốt bao nhiêu năm với lứa chúng tôi, hình ảnh bác sĩ luôn đẹp đẽ, cao cả, thiêng liêng, bởi họ vừa tài giỏi, vừa có đức hơn các tầng lớp khác. Những Tôn Thất Tùng, Hồ Đắc Di, Nguyễn Trinh Cơ, Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Chung, Đặng Văn Ngữ, Trần Hữu Tước, Đỗ Xuân Hợp, Phạm Biểu Tâm… được coi như những đấng bậc, những idol của xã hội. Nói gì thì nói, người Pháp đã đào tạo cho xứ ta đội ngũ thầy thuốc bác sĩ toàn vẹn tới mức sau này chế độ mới không làm được vậy.
Tôi gặp thầy thuốc Lương Lễ Hoàng (tốt nghiệp đại học y Sài Gòn trước 1975) chỉ mấy lần nhưng ấn tượng về vị bác sĩ này khá đặc biệt. Đó là một người tài giỏi, hiểu rộng biết nhiều, sâu chuyên môn, khéo ăn nói, rất dí dỏm hài hước, đẹp trai, biết nhiều ngoại ngữ… Như cục nam châm, sức hút rất mạnh. Nhớ có lần nghe bác sĩ Hoàng trò chuyện về sức khỏe, thuốc men, cuốn hút và duyên dáng quá, tôi bảo nhỏ anh Chánh Khải nhà báo, đàn bà mà không thích lão này thì cần tự xét lại, xem mình có phải thực đàn bà không, ông ạ.
Khi còn bé, tôi có niềm tin ngây thơ đinh ninh rằng đã là bác sĩ thì không bao giờ bị bệnh, và rất khó chết. Cũng muốn sau này mình nhớn lên thành bác sĩ để khỏe, sống lâu hơn mọi người, nhưng học hơi bị dốt, nhất là các môn toán lý hóa sinh, nên cuối cùng chỉ được làm con bệnh cho các bác sĩ chữa.
Suốt bao nhiêu năm với lứa chúng tôi, hình ảnh bác sĩ luôn đẹp đẽ, cao cả, thiêng liêng, bởi họ vừa tài giỏi, vừa có đức hơn các tầng lớp khác. Những Tôn Thất Tùng, Hồ Đắc Di, Nguyễn Trinh Cơ, Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Chung, Đặng Văn Ngữ, Trần Hữu Tước, Đỗ Xuân Hợp, Phạm Biểu Tâm… được coi như những đấng bậc, những idol của xã hội. Nói gì thì nói, người Pháp đã đào tạo cho xứ ta đội ngũ thầy thuốc bác sĩ toàn vẹn tới mức sau này chế độ mới không làm được vậy.
Tôi gặp thầy thuốc Lương Lễ Hoàng (tốt nghiệp đại học y Sài Gòn trước 1975) chỉ mấy lần nhưng ấn tượng về vị bác sĩ này khá đặc biệt. Đó là một người tài giỏi, hiểu rộng biết nhiều, sâu chuyên môn, khéo ăn nói, rất dí dỏm hài hước, đẹp trai, biết nhiều ngoại ngữ… Như cục nam châm, sức hút rất mạnh. Nhớ có lần nghe bác sĩ Hoàng trò chuyện về sức khỏe, thuốc men, cuốn hút và duyên dáng quá, tôi bảo nhỏ anh Chánh Khải nhà báo, đàn bà mà không thích lão này thì cần tự xét lại, xem mình có phải thực đàn bà không, ông ạ.
Thứ Năm, 18 tháng 11, 2021
Những kẻ mù dẫn đường (phần 3)
Suốt nhiều thập niên ở miền Bắc, cũng như ở miền Nam sau “giải phóng”, đám học sinh sinh viên “dưới mái trường xã hội chủ nghĩa” luôn được quán triệt rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đem lại hạnh phúc cho con người, chủ nghĩa cộng sản là mùa xuân của nhân loại. Cùng với đó, tất nhiên ngược chiều, chủ nghĩa tư bản cực kỳ ghê tởm, đáng ghét, chỉ bóc lột, xấu xa, làm giàu trên xương máu, mồ hôi nước mắt, công sức của người lao động. Xã hội tư bản, dù có phát triển mấy đi chăng nữa cũng chỉ phồn vinh giả tạo, về cơ bản vẫn là xã hội bóc lột, cần phải bị tiêu diệt. Công nhân, người lao động trong xã hội đó không có quyền làm chủ tập thể, không khác gì cái máy. Vì thế phải tiến hành đấu tranh giai cấp trên phạm vi toàn thế giới, phải chôn vùi tư bản, để xây dựng thế giới đại đồng. “Bao giờ thế giới đại đồng/Chúng ta sẽ thoát khỏi vòng gian truân”. Thậm chí họ còn vẽ ra tương lai “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, “Nước Nga có chuyện lạ đời/đem người nô lệ thành người tự do/sung sướng thay thợ thuyền Nga/những ngày nghỉ việc đều là ăn lương”, v.v..
Tất cả những điều tôi biên ra đây đều có trong lý luận về chủ nghĩa xã hội, không đứa sinh viên nào hồi thập niên 70 - 90 không biết, không thuộc. Ai không tin, cứ vào thư viện, tìm đọc cuốn “Dưới lá cờ vẻ vang của đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội” của ông Lê Duẩn, in lần đầu năm 1976, sau đó tái bản mấy chục lần, hàng chục vạn cuốn, không khác gì Mao tuyển, trước tác của Mao bên Tàu. Sinh viên thời ấy, không thuộc cuốn này, cầm chắc rớt môn chính trị-kinh tế học.
Tất cả những điều tôi biên ra đây đều có trong lý luận về chủ nghĩa xã hội, không đứa sinh viên nào hồi thập niên 70 - 90 không biết, không thuộc. Ai không tin, cứ vào thư viện, tìm đọc cuốn “Dưới lá cờ vẻ vang của đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội” của ông Lê Duẩn, in lần đầu năm 1976, sau đó tái bản mấy chục lần, hàng chục vạn cuốn, không khác gì Mao tuyển, trước tác của Mao bên Tàu. Sinh viên thời ấy, không thuộc cuốn này, cầm chắc rớt môn chính trị-kinh tế học.
Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2021
Những kẻ mù dẫn đường (phần 2)
Trong phần 1, tôi có nhắc tới nước Đức và bức tường Berlin, nó sụp đổ ngày 9.11.1989 cách nay 32 năm. Nước Đức thống nhất đoàn tụ một cách vĩ đại xét dưới góc độ nhân văn chứ không phải góc nhìn chiến tranh. Đem xương máu dân tộc, nhân dân nướng vào cuộc chiến tranh ý thức hệ tàn bạo, dưới danh nghĩa giải phóng, không có gì là vĩ đại cả, không có gì đáng ca ngợi cả (chuyện này sẽ nói sau trong một bài khác).
Lứa chúng tôi sinh ra giữa thập niên 50, khi miền Bắc chính thức xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội, về lý thuyết rất đẹp, đẹp tốt hơn bất kỳ thể chế nào. Và nó cũng đẹp trong văn nghệ, thơ ca. Nó đẹp từ mồm những người lãnh đạo, từ báo chí, đài phát thanh. Nó chỉ không đẹp, thậm chí chứa đầy xấu xa tệ hại, xấu hơn tệ hơn so với xã hội trước nó, là ở thực tế. Giữa lý luận và hiện thực là vực sâu thăm thẳm. Những người sống ở miền Bắc từ thập niên 50 tới 80 biết rõ điều này.
Phe xã hội chủ nghĩa/cộng sản khi tồn tại gồm 13 nước. Bất kỳ đứa học trò nào trải qua trường phổ thông ở miền Bắc đều nhớ nằm lòng những con số, chi tiết như vậy. 13 nước ấy gồm Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Mông Cổ, Cuba, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Bulgaria, Romania, Albania, Đức. Nam Tư đã sớm rời bỏ, còn Lào mãi sau này mới bị xúi gia nhập, nên không tính. Con số 13 cực xấu, bản thân nó đã chứa đầy nguy cơ tan vỡ, chiến tranh, nội chiến, đói nghèo, lạc hậu, lại cộng thêm bản chất chủ nghĩa xã hội với những độc tài, giả dối, phản dân chủ… nữa, nên nó tồn tại được trong gần nửa thế kỷ là đã quá nhiều. Nhẽ ra nó phải bị diệt vong sớm hơn.
Lứa chúng tôi sinh ra giữa thập niên 50, khi miền Bắc chính thức xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội, về lý thuyết rất đẹp, đẹp tốt hơn bất kỳ thể chế nào. Và nó cũng đẹp trong văn nghệ, thơ ca. Nó đẹp từ mồm những người lãnh đạo, từ báo chí, đài phát thanh. Nó chỉ không đẹp, thậm chí chứa đầy xấu xa tệ hại, xấu hơn tệ hơn so với xã hội trước nó, là ở thực tế. Giữa lý luận và hiện thực là vực sâu thăm thẳm. Những người sống ở miền Bắc từ thập niên 50 tới 80 biết rõ điều này.
Phe xã hội chủ nghĩa/cộng sản khi tồn tại gồm 13 nước. Bất kỳ đứa học trò nào trải qua trường phổ thông ở miền Bắc đều nhớ nằm lòng những con số, chi tiết như vậy. 13 nước ấy gồm Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Mông Cổ, Cuba, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Bulgaria, Romania, Albania, Đức. Nam Tư đã sớm rời bỏ, còn Lào mãi sau này mới bị xúi gia nhập, nên không tính. Con số 13 cực xấu, bản thân nó đã chứa đầy nguy cơ tan vỡ, chiến tranh, nội chiến, đói nghèo, lạc hậu, lại cộng thêm bản chất chủ nghĩa xã hội với những độc tài, giả dối, phản dân chủ… nữa, nên nó tồn tại được trong gần nửa thế kỷ là đã quá nhiều. Nhẽ ra nó phải bị diệt vong sớm hơn.
Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2021
Những kẻ mù dẫn đường
Cũng không hẳn là mù mắt, nhưng mù đầu mù óc, mù tư duy suy nghĩ thì quá rõ. Như các cụ xưa bảo, đường quang chẳng đi lại đâm quàng bụi rậm. Quờ quạng cây gậy lý luận khua khoắng dò đường, chỉ đâm vào ngõ cụt.
Ấy là tôi nói đến đám đang lãnh đạo xứ này, những kẻ mù nhận trọng trách dẫn đường.
Điều dễ nhận ra, với hệ thống báo chí truyền thông độc quyền, cứ vài ba bữa họ lại nức nở ca ngợi chủ nghĩa xã hội, đề cao con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, nhất là gần đây tán dương bài viết của ông tổng bí thư, xem nó như thứ ánh sáng chỉ lối soi đường, đuốc thời đại rọi tới tương lai. Rồi ông nọ bà kia, từ ông trẻ Thưởng, tới những bác già giáo sư tiến sĩ lập thân nuôi xác bằng chủ nghĩa Mác-Lênin, cả đám nhãi ranh Đối diện nữa, kéo nhau lên tivi, lên báo chí để lập ngôn, dạy dỗ, trấn an, đe nẹt, nhưng tất cả đều chỉ là thứ lý luận suông, giả dối, xiên xẹo, lập lờ, lảng tránh sự thật. Họ biết cả đấy, nhưng họ phải lờ đi bởi nếu nói đúng sự thật thì chả khác gì tự xé toạc mặt nạ, bóc trần bản chất tệ hại của mình.
Hôm qua, tôi coi đoạn phóng sự người Đức nhắc lại ngày 9.11.1989 đập bỏ bức tường ô nhục Berlin, vừa buồn vừa rùng mình, nhớ chuyện cũ.
Ấy là tôi nói đến đám đang lãnh đạo xứ này, những kẻ mù nhận trọng trách dẫn đường.
Điều dễ nhận ra, với hệ thống báo chí truyền thông độc quyền, cứ vài ba bữa họ lại nức nở ca ngợi chủ nghĩa xã hội, đề cao con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, nhất là gần đây tán dương bài viết của ông tổng bí thư, xem nó như thứ ánh sáng chỉ lối soi đường, đuốc thời đại rọi tới tương lai. Rồi ông nọ bà kia, từ ông trẻ Thưởng, tới những bác già giáo sư tiến sĩ lập thân nuôi xác bằng chủ nghĩa Mác-Lênin, cả đám nhãi ranh Đối diện nữa, kéo nhau lên tivi, lên báo chí để lập ngôn, dạy dỗ, trấn an, đe nẹt, nhưng tất cả đều chỉ là thứ lý luận suông, giả dối, xiên xẹo, lập lờ, lảng tránh sự thật. Họ biết cả đấy, nhưng họ phải lờ đi bởi nếu nói đúng sự thật thì chả khác gì tự xé toạc mặt nạ, bóc trần bản chất tệ hại của mình.
Hôm qua, tôi coi đoạn phóng sự người Đức nhắc lại ngày 9.11.1989 đập bỏ bức tường ô nhục Berlin, vừa buồn vừa rùng mình, nhớ chuyện cũ.
Thứ Ba, 9 tháng 11, 2021
Cách mạng 0 chấm 4
Cả một hệ thống cầm quyền, cứ mở mồm ra là tán tụng cách mạng 4.0, khoa học công nghệ then chốt, kinh tế số, xã hội số, điện tử điện sinh này nọ. Nghe thì khiếp lắm, nhưng thực tế hỡi ôi.
Nói chi điều xa xôi, chỉ nêu chuyện gần, cụ thể. Hầu như ai cũng biết, cứ đi tàu bay hoặc thậm chí chỉ vào siêu thị mua củ su hào, người ta đều đè dân ra khai báo y tế. Cũng có vẻ hợp lý bởi đang dịch bệnh căng thẳng, dễ lây lan, cần truy vết khi có chuyện. Nhưng vấn đề là kẻ có quyền trong tay, từ ông bảo vệ siêu thị tới bà nhân viên hãng tàu bay, cứ cắm đầu cắm cổ máy móc hành hạ người khác. Thực ra, chê trách họ cũng chưa đúng lắm, bởi họ chỉ làm theo lệnh của những kẻ cấp trên, cấp trên nữa, cấp trên nữa nữa. Bọn ấy ngồi phòng lạnh đâu biết điều gì nên làm, điều gì không nên làm.
Bất kỳ ai đi siêu thị ở Sài Gòn đều chịu cảnh này. Gửi xe xong, họ bắt phải khai báo. Giấy kia, bút kia, ngồi đó mà khai. Ghi rõ ra họ tên, chỗ ở, số điện thoại. Thôi thì mấy thứ thông tin ấy cứ cho là bắt buộc đi. Nhưng rồi phải mò mẫm tỉ mỉ khai bản thân có ho không, sốt không, khó thở không, đau họng không, đột ngột mất khứu giác (ngửi) không, đột ngột mất vị giác (nếm chua cay) không, 14 ngày qua đã tiếp xúc với ai, có ai bị nghi nhiễm bệnh, có ai bị cách ly không, có vừa đi máy bay trong nước và quốc tế không, có đi xe công cộng không, có đến chỗ đông người mà không đeo khẩu trang, không rửa tay sát khuẩn không, v.v.. Ối giời ôi, đó là chưa kể hết, chứ có nơi họ còn liệt kê tràng giang đại hải, chỉ riêng việc khai xong đã đủ phờ, chả thèm vào mua bán gì nữa. Không ăn thì đừng, không đi thì đừng, chứ mình có phải con cừu đâu mà nó đè ra vặt lông.
Nói chi điều xa xôi, chỉ nêu chuyện gần, cụ thể. Hầu như ai cũng biết, cứ đi tàu bay hoặc thậm chí chỉ vào siêu thị mua củ su hào, người ta đều đè dân ra khai báo y tế. Cũng có vẻ hợp lý bởi đang dịch bệnh căng thẳng, dễ lây lan, cần truy vết khi có chuyện. Nhưng vấn đề là kẻ có quyền trong tay, từ ông bảo vệ siêu thị tới bà nhân viên hãng tàu bay, cứ cắm đầu cắm cổ máy móc hành hạ người khác. Thực ra, chê trách họ cũng chưa đúng lắm, bởi họ chỉ làm theo lệnh của những kẻ cấp trên, cấp trên nữa, cấp trên nữa nữa. Bọn ấy ngồi phòng lạnh đâu biết điều gì nên làm, điều gì không nên làm.
Bất kỳ ai đi siêu thị ở Sài Gòn đều chịu cảnh này. Gửi xe xong, họ bắt phải khai báo. Giấy kia, bút kia, ngồi đó mà khai. Ghi rõ ra họ tên, chỗ ở, số điện thoại. Thôi thì mấy thứ thông tin ấy cứ cho là bắt buộc đi. Nhưng rồi phải mò mẫm tỉ mỉ khai bản thân có ho không, sốt không, khó thở không, đau họng không, đột ngột mất khứu giác (ngửi) không, đột ngột mất vị giác (nếm chua cay) không, 14 ngày qua đã tiếp xúc với ai, có ai bị nghi nhiễm bệnh, có ai bị cách ly không, có vừa đi máy bay trong nước và quốc tế không, có đi xe công cộng không, có đến chỗ đông người mà không đeo khẩu trang, không rửa tay sát khuẩn không, v.v.. Ối giời ôi, đó là chưa kể hết, chứ có nơi họ còn liệt kê tràng giang đại hải, chỉ riêng việc khai xong đã đủ phờ, chả thèm vào mua bán gì nữa. Không ăn thì đừng, không đi thì đừng, chứ mình có phải con cừu đâu mà nó đè ra vặt lông.
Thứ Hai, 8 tháng 11, 2021
Háo hức
Nhà cai trị xứ này ít nhiều đã thành công trong việc dùng phương tiện báo chí truyền thông tâng bốc đường sắt Cát Linh-Hà Đông, dụ khị được khá đông dân chúng leo lên nó.
Từ khóa của 2 ngày qua là "háo hức", chưa bao giờ báo chí tivi thể hiện sự đĩ thõa đến thế.
Dân chúng, những người "háo hức", tò mò, vô tư mau chóng quên rằng con đường dài 13 cây số ấy đã đội vốn lãng phí gấp 3 lần so với ban đầu, tiêu tốn gần 1 tỉ đô (Mỹ) từ chính tiền thuế mà họ đóng góp, suốt mười mấy năm qua gây quá nhiều tai tiếng. Họ không hiểu rằng nhà cai trị đang xoa tay thở phào khi cho tàu chạy, coi như thế là xong, không bị thiên hạ bới đống rác Cát Linh-Hà Đông ra ngửi nữa.
Tôi nói thật, với kiểu dân háo hức an phận dễ quên như thế, đừng mong gì vào cái gọi "cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân". Chính dân tự tước cái quyền làm chủ của mình, tự cúi đầu trước kẻ cai trị, chứ không có ai bắt ép họ cả, trừ những trường hợp bị lừa. Tham một chút mồi dử "miễn phí" để tiếp tay cho những kẻ chủ trương ngu dân, ngu muội.
Nguyễn Thông
Ảnh: Một thủ đô hiện đại thế kỷ 21 mà con tàu trông giống như con sâu, không khác gì con sâu rau muống, xấu đau xấu đớn; còn coi những ảnh chụp trong tàu thì thấy nó không hơn tàu điện Bờ Hồ-Hà Đông từ thời Pháp.
Từ khóa của 2 ngày qua là "háo hức", chưa bao giờ báo chí tivi thể hiện sự đĩ thõa đến thế.
Dân chúng, những người "háo hức", tò mò, vô tư mau chóng quên rằng con đường dài 13 cây số ấy đã đội vốn lãng phí gấp 3 lần so với ban đầu, tiêu tốn gần 1 tỉ đô (Mỹ) từ chính tiền thuế mà họ đóng góp, suốt mười mấy năm qua gây quá nhiều tai tiếng. Họ không hiểu rằng nhà cai trị đang xoa tay thở phào khi cho tàu chạy, coi như thế là xong, không bị thiên hạ bới đống rác Cát Linh-Hà Đông ra ngửi nữa.
Tôi nói thật, với kiểu dân háo hức an phận dễ quên như thế, đừng mong gì vào cái gọi "cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân". Chính dân tự tước cái quyền làm chủ của mình, tự cúi đầu trước kẻ cai trị, chứ không có ai bắt ép họ cả, trừ những trường hợp bị lừa. Tham một chút mồi dử "miễn phí" để tiếp tay cho những kẻ chủ trương ngu dân, ngu muội.
Nguyễn Thông
Ảnh: Một thủ đô hiện đại thế kỷ 21 mà con tàu trông giống như con sâu, không khác gì con sâu rau muống, xấu đau xấu đớn; còn coi những ảnh chụp trong tàu thì thấy nó không hơn tàu điện Bờ Hồ-Hà Đông từ thời Pháp.
Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2021
Ăn tục nói phét
Vụ Tô Lâm đi ăn thịt bò rắc vàng ở nước Anh, báo chí quốc tế đang làm ầm cả lên. Đương nhiên báo chí tivi truyền thông mậu dịch im tiếng bởi chả tội gì dại vạch áo cho người xem lưng.
Có thể xem như sự nghiệp còn đảng còn mình của thực khách thịt bò chấm dứt. Tai tiếng quá thể.
Nhưng cũng cần phải nói thế này. Xưa các cụ dạy, cần chê đứa nào thì cứ gọi nó là quân ăn tục nói phét. Ăn tục dẫu xấu thật nhưng dù sao cũng chỉ xấu chỉ hại bản thân nó. Kẻ nói phét mới tai hại ghê gớm bởi nó có thể đánh lừa, làm khổ cả dân tộc. Chê cười là phải chê thằng nói phét mới đúng địa chỉ.
Phải nói thẳng rằng điều may mắn nhất cho siêu thực khách Tô Lâm và đội ngũ cai trị mà ông ta là thành viên ở chỗ đứa cầm dao mời thịt tận miệng ấy không phải là thích khách kiểu Kinh Kha, Chuyên Chư. Cái con dao sắc nhọn hơn lưỡi trủy thủ kia (coi nó xắt tảng thịt bò bén ngọt hơn rẽ nước), nó chả nhoáng phất một cái thì đầu lìa khỏi cổ trong chớp mắt. Lúc ấy có nhanh như điện cũng chẳng cứu kịp chứ nói gì người, kể cả Tô Ân Xô ngồi cạnh cũng như đám vệ sĩ. Hỏng, hỏng. May mà không có tang lễ cấp nhà nước, không phải đóng thùng kẽm ướp lạnh gửi về.
Có thể xem như sự nghiệp còn đảng còn mình của thực khách thịt bò chấm dứt. Tai tiếng quá thể.
Nhưng cũng cần phải nói thế này. Xưa các cụ dạy, cần chê đứa nào thì cứ gọi nó là quân ăn tục nói phét. Ăn tục dẫu xấu thật nhưng dù sao cũng chỉ xấu chỉ hại bản thân nó. Kẻ nói phét mới tai hại ghê gớm bởi nó có thể đánh lừa, làm khổ cả dân tộc. Chê cười là phải chê thằng nói phét mới đúng địa chỉ.
Nguyễn Thông
Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2021
Thực chất cuộc chống tham nhũng tiêu cực của ông Trọng
Sáng nay 6.11, tòa của các ông ấy tuyên phạt tù thằng phó tổng cục trưởng tình báo ăn hối lộ (mà tội thằng này chắc không phải chỉ đớp tiền đâu). Rồi cũng giơ cao đánh khẽ thôi, không hẳn bởi tội nhẹ hay có tình tiết giảm nhẹ, mà do nếu làm căng với nó, nó phun ra thì chết cả lũ (cha con nó thiếu gì bài ngửa).
Nói thẳng, tất cả những đứa bị công cuộc chống tham nhũng của ông Trọng lôi ra xử, bị cái lò tôn của ông ấy đốt, chỉ là một phần rất nhỏ trong bộ máy, lực lượng tham nhũng hùng hậu đang cai trị ở xứ này.
Mỗi khi đi thăm thú đâu đó, các ông bà ấy luôn tòi ra câu cửa miệng "tiềm năng thế mạnh". Áp dụng vào xứ An Nam ta thì thế mạnh là tham nhũng, tiềm năng là đám cán bộ hư hỏng, hỏng từ trên xuống dưới, không sót đứa nào.
Phải toẹt ra, cuộc đốt lò của đảng và ông tổng bí thư là việc vô ích, mất thì giờ, thậm chí tào lao vớ vẩn, bởi nó không thể nào diệt trừ, chấm dứt được nạn tham nhũng. Nó chỉ có tác dụng trang điểm cho một thể chế bị mục ruỗng.
Nói thẳng, tất cả những đứa bị công cuộc chống tham nhũng của ông Trọng lôi ra xử, bị cái lò tôn của ông ấy đốt, chỉ là một phần rất nhỏ trong bộ máy, lực lượng tham nhũng hùng hậu đang cai trị ở xứ này.
Mỗi khi đi thăm thú đâu đó, các ông bà ấy luôn tòi ra câu cửa miệng "tiềm năng thế mạnh". Áp dụng vào xứ An Nam ta thì thế mạnh là tham nhũng, tiềm năng là đám cán bộ hư hỏng, hỏng từ trên xuống dưới, không sót đứa nào.
Phải toẹt ra, cuộc đốt lò của đảng và ông tổng bí thư là việc vô ích, mất thì giờ, thậm chí tào lao vớ vẩn, bởi nó không thể nào diệt trừ, chấm dứt được nạn tham nhũng. Nó chỉ có tác dụng trang điểm cho một thể chế bị mục ruỗng.
Thứ Năm, 4 tháng 11, 2021
Báo ngu nịnh thối
Kính thưa báo An ninh thủ đô
Cứ tưởng đã báo chí, đã làm báo thì phải khôn, ai dè ngu thậm. Mà lại báo của ngành công an, cái ngành luôn cho mình khôn bậc nhất thiên hạ. Mà lại công an ở thủ đô, nơi tập trung những cái đầu khôn nhất thiên hạ. Chỉ có điều, rốt cuộc, hội đủ cả 3 chuẩn báo chí + công an + thủ đô = ngu.
Nghe quý báo viết "Không thể phủ nhận vai trò, hiệu quả của đường sắt Cát Linh - Hà Đông", muốn chửi quý báo quá, nhưng kìm được. Nhưng lão hàng xóm thì đếch giữ được bình tĩnh, lão mắng một thôi một hồi, đại loại báo chí ngu đéo gì mà ngu thế.
Nó, cái của nợ Cát Linh - Hà Đông ấy, chưa chở được người khách nào, phút nào, chưa biết nó sẽ đem lại cái lợi gì, vậy quý báo căn cứ vào đâu để khẳng định như vậy. Học hết lớp 12, lại phải học nghề mấy năm nữa mới được đi làm báo mà đéo hiểu nghĩa của từ hiệu quả (nguyên văn lời ông hàng xóm), cả thằng viết lẫn thằng duyệt không biết trong đầu nó chứa thứ gì. Vai mấy chả trò, hiệu mấy chả quả, chỉ vớ vẩn, nói phét quen mồm.
Nghe quý báo viết "Không thể phủ nhận vai trò, hiệu quả của đường sắt Cát Linh - Hà Đông", muốn chửi quý báo quá, nhưng kìm được. Nhưng lão hàng xóm thì đếch giữ được bình tĩnh, lão mắng một thôi một hồi, đại loại báo chí ngu đéo gì mà ngu thế.
Nó, cái của nợ Cát Linh - Hà Đông ấy, chưa chở được người khách nào, phút nào, chưa biết nó sẽ đem lại cái lợi gì, vậy quý báo căn cứ vào đâu để khẳng định như vậy. Học hết lớp 12, lại phải học nghề mấy năm nữa mới được đi làm báo mà đéo hiểu nghĩa của từ hiệu quả (nguyên văn lời ông hàng xóm), cả thằng viết lẫn thằng duyệt không biết trong đầu nó chứa thứ gì. Vai mấy chả trò, hiệu mấy chả quả, chỉ vớ vẩn, nói phét quen mồm.
Thứ Tư, 3 tháng 11, 2021
Tượng đài và lấy ý kiến dân
Vụ tượng đài đức Trần Hưng Đạo (Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, Đức thánh Trần) ven sông Sài Gòn, chủ trương của lãnh đạo thành phố HCM (tôi nói là lãnh đạo chứ không phải chính quyền, bởi ở xứ này quyết mọi thứ, cả lớn tới nhỏ đều do đảng, do những ông bà ủy) là "giữ nguyên hiện trạng".
Tôi rất ghét thứ chính trị mưu mẹo nên cứ phải nói toạc ra vậy. Mà cần gì phải lấy ý kiến theo kiểu hòm thư góp ý treo tuốt nóc nhà, ai mò tới được mà góp với chả ý. Vả lại, mấy năm nay, dân chúng đòi trả lư cho Ngài đã quá nhiều, nói rát họng, cứ căn vào đó thực hiện, vẽ vời góp ý làm chi cho... giả dối.
Họ công bố rõ như vậy, báo chí đăng rõ như vậy. Hiện trạng thế nào thì ai cũng rõ, là đang không có lư hương, bởi lư hương để dân chúng kính lễ Ngài đã bị các ông bà ấy cẩu đi, cẩu mà không thèm hỏi ý ai. Ý đồ của họ đã đóng đinh rồi, không lư hương lư hiếc gì đâu. Họ lấy ý kiến chẳng qua ra cái vẻ dân chủ thôi. Tố người này người khác lợi dụng quyền tự do dân chủ, nhưng không ai lợi dụng bằng họ.
Tôi rất ghét thứ chính trị mưu mẹo nên cứ phải nói toạc ra vậy. Mà cần gì phải lấy ý kiến theo kiểu hòm thư góp ý treo tuốt nóc nhà, ai mò tới được mà góp với chả ý. Vả lại, mấy năm nay, dân chúng đòi trả lư cho Ngài đã quá nhiều, nói rát họng, cứ căn vào đó thực hiện, vẽ vời góp ý làm chi cho... giả dối.
Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2021
Phiên tòa Thới Lai (kỳ 2)
Sau này, nếu ai viết về lịch sử tư pháp Việt Nam chớ có quên phiên tòa Thới Lai. Gắn cho nó màu gì, tùy người biên chép. Chỉ có điều nó rất buồn cười, thậm chí giống trò đùa.
Ai đời, như tường thuật của báo Tuổi Trẻ hôm 27.10, ngày đầu phiên xử Báo Sạch, tòa cho biết bị cáo Thắng đang ở Hà Nội có đơn xin vắng mặt, đã làm cam kết chấp nhận mọi phán quyết của tòa. Hỏi tại sao không triệu tập bị cáo vào, tòa bảo do hoàn cảnh, nhất là đang có dịch… Đúng là đùa, giống như học trực tuyến, giờ bắt chước xử trực tuyến chăng. Đường bay đã nối lại, đã “cuộc sống bình thường mới”, khó gì việc đưa đương sự vào. Nhưng tòa cứ thích xử vắng mặt, làm gì nhau.
Lại nhớ xứ này chả thiếu vụ xử vắng mặt. Thậm chí cả án tử hình vắng mặt. Chánh, phó tổng thống chính quyền Sài Gòn từng bị phe “cách mạng” kết án tử hình vắng mặt. Nhưng như thế vẫn chưa ghê bằng các văn nghệ sĩ Phạm Duy, Mai Thảo, Du Tử Lê cũng bị án tử hình treo. Ông Hoàng Văn Hoan do mâu thuẫn trốn sang Trung Quốc cũng nhận án tử hình… Cộng sản biết là không thể bắt được đối tượng, nhưng cứ lập tòa tuyên án triệt sinh cho bõ ghét, để trong lý lịch có vệt mực tàu án tử hình. Báo Sạch chả là cái đinh trước ý chí của quan tòa, tha tử hình là may. Chẳng phải không có lý khi người ta định nghĩa “cách mạng” là thích cách cái mạng của người khác, "cách" lớn thì bằng chiến tranh, "cách" nhỏ thì bằng tòa án.
Ai đời, như tường thuật của báo Tuổi Trẻ hôm 27.10, ngày đầu phiên xử Báo Sạch, tòa cho biết bị cáo Thắng đang ở Hà Nội có đơn xin vắng mặt, đã làm cam kết chấp nhận mọi phán quyết của tòa. Hỏi tại sao không triệu tập bị cáo vào, tòa bảo do hoàn cảnh, nhất là đang có dịch… Đúng là đùa, giống như học trực tuyến, giờ bắt chước xử trực tuyến chăng. Đường bay đã nối lại, đã “cuộc sống bình thường mới”, khó gì việc đưa đương sự vào. Nhưng tòa cứ thích xử vắng mặt, làm gì nhau.
Lại nhớ xứ này chả thiếu vụ xử vắng mặt. Thậm chí cả án tử hình vắng mặt. Chánh, phó tổng thống chính quyền Sài Gòn từng bị phe “cách mạng” kết án tử hình vắng mặt. Nhưng như thế vẫn chưa ghê bằng các văn nghệ sĩ Phạm Duy, Mai Thảo, Du Tử Lê cũng bị án tử hình treo. Ông Hoàng Văn Hoan do mâu thuẫn trốn sang Trung Quốc cũng nhận án tử hình… Cộng sản biết là không thể bắt được đối tượng, nhưng cứ lập tòa tuyên án triệt sinh cho bõ ghét, để trong lý lịch có vệt mực tàu án tử hình. Báo Sạch chả là cái đinh trước ý chí của quan tòa, tha tử hình là may. Chẳng phải không có lý khi người ta định nghĩa “cách mạng” là thích cách cái mạng của người khác, "cách" lớn thì bằng chiến tranh, "cách" nhỏ thì bằng tòa án.
Thứ Năm, 28 tháng 10, 2021
Phiên tòa Thới Lai
Mấy hôm nay, địa danh Thới Lai được người ta nhắc đến. Nếu không có phiên tòa cấp huyện, tôi dám chắc người xứ An Nam này chả mấy ai biết Thới Lai. Có khi mấy ông bà hơi già già còn nhầm thành Phù Lai, nói ở Thừa Thiên-Huế, bởi từng thuộc “Mà đất Phù Lai vẫn tốt cà”, hoặc nghĩ nó ở Bến Tre, “Thới Lai, Thới Thuận liền hai trận/Ba bốn nghìn quân, bảy máy bay”. Nếu hỏi mấy thí sinh săn tiền “Ai là triệu phú” rằng Thới Lai ở đâu, có khi 99% hết cả 4 quyền trợ giúp vẫn tắc tị.
Thới Lai là một huyện của Cần Thơ. Đất Nam Bộ nhiều vùng kiêng húy theo quy định triều Nguyễn, nên Thái bị đổi thành Thới. Thới Lai, Thới Bình, Thới An, Bình Thới… Tên người lại càng phải kiêng, nên có nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thới, tướng Nguyễn Thới Bưng. Ngay cả những câu châm ngôn cũng bị đổi. Hồi năm 1977 tôi nghe ông Nguyễn Hộ nói ở nhà văn hóa Thanh niên (quận 1), kết thúc bài, ông cao hứng “hết cơn bĩ cực tới hồi thới lai”. Gần chục năm sau, bởi khác quan điểm với mấy ông kễnh, nên ông Hộ thới lai chửa thấy đâu lại rơi vào bĩ cực.
Thới Lai là một huyện của Cần Thơ. Đất Nam Bộ nhiều vùng kiêng húy theo quy định triều Nguyễn, nên Thái bị đổi thành Thới. Thới Lai, Thới Bình, Thới An, Bình Thới… Tên người lại càng phải kiêng, nên có nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thới, tướng Nguyễn Thới Bưng. Ngay cả những câu châm ngôn cũng bị đổi. Hồi năm 1977 tôi nghe ông Nguyễn Hộ nói ở nhà văn hóa Thanh niên (quận 1), kết thúc bài, ông cao hứng “hết cơn bĩ cực tới hồi thới lai”. Gần chục năm sau, bởi khác quan điểm với mấy ông kễnh, nên ông Hộ thới lai chửa thấy đâu lại rơi vào bĩ cực.
Mồm loa mép giải
Phây búc (Facebook) vừa bịt miệng trói tay tôi 72 tiếng đồng hồ. Nó bảo tôi vi phạm quy định cộng đồng. Cũng chả hiểu tại sao, có lúc nghĩ lẩn thẩn hay mình kể bị đau răng, mà nó lại không thích chuyện đau răng. Biết đâu điều mình coi là lương thiện, có ích, hoặc vô hại thì nó quy thành nguy hiểm, vi phạm, chống đối, có hại. Nó cũng giống như ai kia, tự cho mình cái quyền, đã cai trị thì muốn làm gì thì làm, nói gì thì nói, đổi trắng thay đen, đánh lộn sòng, bịt mồm thiên hạ.
Trước kia, mỗi lần bị khủng bố trấn áp cấm đoán như thế, tôi đều giận thằng phây búc, làu bàu chửi nó, rủa thằng tóc xoăn chủ nó, và nghi ngờ có đứa đâm bị thóc chọc bị gạo nhúng tay vào, xúi giục, ném đá giấu tay. Hôm rồi đọc trên công báo, biết cu mắc xoăn đã đích thân ký kết với nhà nước độc tài hợp đồng bịt mồm trói tay thiên hạ thì không giận nó nữa mà chỉ thương hại. Nó, phây búc và mắc xoăn, đã đánh mất bản chất đẹp đẽ của phây búc bằng hành vi luồn cúi cường quyền.
Trước kia, mỗi lần bị khủng bố trấn áp cấm đoán như thế, tôi đều giận thằng phây búc, làu bàu chửi nó, rủa thằng tóc xoăn chủ nó, và nghi ngờ có đứa đâm bị thóc chọc bị gạo nhúng tay vào, xúi giục, ném đá giấu tay. Hôm rồi đọc trên công báo, biết cu mắc xoăn đã đích thân ký kết với nhà nước độc tài hợp đồng bịt mồm trói tay thiên hạ thì không giận nó nữa mà chỉ thương hại. Nó, phây búc và mắc xoăn, đã đánh mất bản chất đẹp đẽ của phây búc bằng hành vi luồn cúi cường quyền.
Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2021
Đường sắt và bộ giao thông
Ở xứ ta lúc nào cũng có chuyện nóng sốt để buôn. Ngay cả khi dịch chưa dứt hẳn, người chết mỗi ngày còn lên tới cả trăm, chuyện dịch trở thành câu cửa miệng, thì đã lòi ra chuyện khác. Chuyện ngành đường sắt “ngoại giao hàng thải” của Nhật. Chính phủ ngoại giao vắc xin được thì nhà hỏa xa cũng có quyền ngoại giao rác, thực chất đều là đi xin chứ ngoại giao ngoại giếc quái gì. Các bố cứ thích nói chữ cho văn vẻ màu mè che giấu thực chất.
Thoạt tiên phải công nhận hàng Nhật cực tốt. Nếu nước nào trên thế giới cũng làm ăn, phát triển được như nước Nhật thì quả đất này thành thiên đường lâu rồi. Họ cũng đi qua cuộc chiến tranh tàn khốc, bị tàn phá khủng khiếp, là nước duy nhất bị bom nguyên tử, nhưng chỉ thời gian ngắn hơn 2 chục năm họ vươn lên nhóm hàng đầu thế giới. Nhân loại phải ngả mũ cúi đầu kính phục người Nhật. Hàng Nhật, từ chiếc tàu thủy khổng lồ hiện đại cho tới gói mì ăn liền đều được xem như thứ tiêu chuẩn siêu hạng trên thế giới. Người ta có thể nghi ngờ chất lượng đồ của nước này nước khác chứ với đồ Nhật không có giây phút để lăn tăn.
Thoạt tiên phải công nhận hàng Nhật cực tốt. Nếu nước nào trên thế giới cũng làm ăn, phát triển được như nước Nhật thì quả đất này thành thiên đường lâu rồi. Họ cũng đi qua cuộc chiến tranh tàn khốc, bị tàn phá khủng khiếp, là nước duy nhất bị bom nguyên tử, nhưng chỉ thời gian ngắn hơn 2 chục năm họ vươn lên nhóm hàng đầu thế giới. Nhân loại phải ngả mũ cúi đầu kính phục người Nhật. Hàng Nhật, từ chiếc tàu thủy khổng lồ hiện đại cho tới gói mì ăn liền đều được xem như thứ tiêu chuẩn siêu hạng trên thế giới. Người ta có thể nghi ngờ chất lượng đồ của nước này nước khác chứ với đồ Nhật không có giây phút để lăn tăn.
Thứ Năm, 21 tháng 10, 2021
Mồm các ông bà ấy nói thế nào cũng được
Hôm qua 19.10, Văn phòng quốc hội họp báo để thông tin nội dung kỳ họp (diễn ra từ sáng nay 20.10), trong đó có nói về việc hoãn cải cách tiền lương.
Ông Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của QH tên Đặng Thuần Phong phát biểu nhấn mạnh: "Chúng ta thấy rằng, cả nước đang thắt lưng buộc bụng lo phòng chống dịch, chờ cơ hội để phục hồi kinh tế. Thế nên tôi cho rằng chỉ đạo của trung ương lùi thời điểm cải cách tiền lương là phù hợp”.
Dễ hình dung ra ngay trường hợp nếu trung ương vẫn quyết thực hiện cải cách tiền lương thì ông Thuần đảng thuần chính phủ này sẽ nói đại loại "Dù dịch gây rất nhiều tổn thất, kinh tế khó khăn nhưng trung ương vẫn quyết định cải cách tiền lương để nâng cao đời sống, đáp ứng nguyện vọng nhân dân, điều này cho thấy chính sách nhân đạo ưu việt của chế độ ta. Cải cách lúc này là phù hợp"...
Tức là thiên biến vạn hóa, dẫu thế nào đi chăng nữa các ông bà ấy cũng nói được, dù chỉ có một cái mồm.
Thưa ông Phong, tôi chỉ nói với ông rằng, phù hợp với ông và đồng chí của ông thôi, chứ dân đói nhăn răng ra rồi, hoãn mấy lần rồi, người về hưu già sắp chết rồi, các ông đừng dành tiền chi cho hội họp, xây trụ sở, dựng tượng đài... nữa.
Nguyễn Thông
Ông Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của QH tên Đặng Thuần Phong phát biểu nhấn mạnh: "Chúng ta thấy rằng, cả nước đang thắt lưng buộc bụng lo phòng chống dịch, chờ cơ hội để phục hồi kinh tế. Thế nên tôi cho rằng chỉ đạo của trung ương lùi thời điểm cải cách tiền lương là phù hợp”.
Dễ hình dung ra ngay trường hợp nếu trung ương vẫn quyết thực hiện cải cách tiền lương thì ông Thuần đảng thuần chính phủ này sẽ nói đại loại "Dù dịch gây rất nhiều tổn thất, kinh tế khó khăn nhưng trung ương vẫn quyết định cải cách tiền lương để nâng cao đời sống, đáp ứng nguyện vọng nhân dân, điều này cho thấy chính sách nhân đạo ưu việt của chế độ ta. Cải cách lúc này là phù hợp"...
Tức là thiên biến vạn hóa, dẫu thế nào đi chăng nữa các ông bà ấy cũng nói được, dù chỉ có một cái mồm.
Tôi luôn có ý thức văn hóa trong viết lách, giao tiếp, nhưng với trường hợp này đành phải ghi lại nguyên văn nhời của lão hàng xóm nhà tôi. Lão bảo "phù hợp cái đầu buồi".
Thưa ông Phong, tôi chỉ nói với ông rằng, phù hợp với ông và đồng chí của ông thôi, chứ dân đói nhăn răng ra rồi, hoãn mấy lần rồi, người về hưu già sắp chết rồi, các ông đừng dành tiền chi cho hội họp, xây trụ sở, dựng tượng đài... nữa.
Nguyễn Thông
Thứ Tư, 20 tháng 10, 2021
Nhùng nhằng
Báo chí mậu dịch, chứ không phải chỉ có mạng xã hội (lâu nay rất nhiều người trong đầu luôn ấn định mạng xã hội là xấu, vớ vẩn, không có giá trị thông tin), đã nói quá nhiều chuyện về bà Hằng vợ ông chủ công ty Đại Nam. Người nổi tiếng nên việc lớn việc nhỏ, việc dọc việc ngang đều nổi tiếng. Đúng sai thế nào, chưa rõ, phải đợi cơ quan pháp luật xác minh điều tra một cách tử tế đàng hoàng.
Ngày 17.10, bà Hằng lên “đài” của bả tố bị hành hung ngay tại cơ quan công an. Có người khuyên sao không làm đơn nhờ cơ quan báo chí, tivi can thiệp, lại lên mạng xã hôi lai chim làm chi cho phức tạp. Ông hàng xóm nhà tôi bảo nếu cứ đúng quy trình như thế thì đợi đến mục thất, bà ấy có “đài” riêng, tội gì không tố ngay cho nóng sốt.
Nghe bà Hằng tố, bên công an lên tiếng bảo làm gì có chuyện đó. Còn người ủng hộ công an cũng khẳng định làm gì có chuyện đánh người ngay tại “nhà” công an, trước mặt công an.
Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay.
Ngày 17.10, bà Hằng lên “đài” của bả tố bị hành hung ngay tại cơ quan công an. Có người khuyên sao không làm đơn nhờ cơ quan báo chí, tivi can thiệp, lại lên mạng xã hôi lai chim làm chi cho phức tạp. Ông hàng xóm nhà tôi bảo nếu cứ đúng quy trình như thế thì đợi đến mục thất, bà ấy có “đài” riêng, tội gì không tố ngay cho nóng sốt.
Nghe bà Hằng tố, bên công an lên tiếng bảo làm gì có chuyện đó. Còn người ủng hộ công an cũng khẳng định làm gì có chuyện đánh người ngay tại “nhà” công an, trước mặt công an.
Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay.
Thứ Ba, 19 tháng 10, 2021
Trò chuyện cùng Maddox
Lão ta, lão Maddox hàng xóm nhà tôi í, cười cay đắng, bảo bọn cán bộ đảng viên xứ này từ đứa lớn nhất tới đứa nhỏ nhất thực chất, tâm địa chỉ vậy thôi, nếu có khác nhau thì ở chỗ đã bị lộ và chưa bị lộ.
Ấy là lão nhắc tới thời sự nóng quanh vụ tên Tấn heo giám đốc sở ở Saigapore khẳng định trước văn võ bá quan trong cuộc họp, rằng "suốt 5 tháng bị dịch, cả thành phố không có ai bị thiếu ăn, khốn khổ". Lão còn ngâm thơ cổ "Cửa son rượu thịt để ôi/bao người chết đói xương phơi trắng đường", vua chúa thời xưa cũng vậy. Lão còn kể chuyện Tấn Huệ đế (cháu Tư Mã Ý) cai trị bất tài, dân đói khổ, quan tâu lên "dân không có gì ăn, cháo cũng không có ăn, chết đói nhiều lắm", Tấn Huệ đế bèn phán ngay "sao họ không ăn thịt". Tấn xưa với Tấn nay cách nhau 2.000 năm nhưng vẫn là một.
Ấy là lão nhắc tới thời sự nóng quanh vụ tên Tấn heo giám đốc sở ở Saigapore khẳng định trước văn võ bá quan trong cuộc họp, rằng "suốt 5 tháng bị dịch, cả thành phố không có ai bị thiếu ăn, khốn khổ". Lão còn ngâm thơ cổ "Cửa son rượu thịt để ôi/bao người chết đói xương phơi trắng đường", vua chúa thời xưa cũng vậy. Lão còn kể chuyện Tấn Huệ đế (cháu Tư Mã Ý) cai trị bất tài, dân đói khổ, quan tâu lên "dân không có gì ăn, cháo cũng không có ăn, chết đói nhiều lắm", Tấn Huệ đế bèn phán ngay "sao họ không ăn thịt". Tấn xưa với Tấn nay cách nhau 2.000 năm nhưng vẫn là một.
Thứ Năm, 14 tháng 10, 2021
Chính trị bạc bẽo
Chính trị và xã hội thường bị nhập nhèm. Dù có muốn "không bàn chuyện chính trị, chỉ quan tâm các vấn đề xã hội" nhưng có lúc vẫn phải lôi cổ chính trị ra, không phải để bàn, mà vạch trần bản chất của nó.
Có khi đó là thứ mưu mẹo ma lanh của đứa làm chính trị, kiểu như Herostratos đốt đền để lấy tiếng. Đừng nghĩ rằng câu nói "tiền trong dân còn khá nhiều" là buột miệng nhỡ miệng, có khi chủ ý cả đấy. Không nói ra, thì ai biết tới mình.
-Trong thế gian, đại đa số tồn tại bằng lao động, tay làm hàm nhai, chỉ có rất ít kẻ muốn thống trị đám đông mới theo đường chính trị. Chính trị, bản thân nó đã xấu xa, nên kẻ làm chính trị phần đông là xấu, ăn bám, lừa đảo, bán nước bọt, tráo trở, thiếu nhân cách. Rất ít người làm chính trị có đạo đức. Hiếm như sao giữa ban ngày.
Thứ Tư, 13 tháng 10, 2021
Luật pháp như đất nặn
Hồi đám chúng tôi còn nhỏ học cấp 1 có môn thủ công. Cô giáo dạy vẽ đường diềm, may vá (kỹ năng may vá cực kỳ cần thiết bởi quần áo rách là đặc sản thời đó), gấp giấy, đan lát, nặn con này con kia... Nguyên liệu để nặn là đất sét. Trước hôm có tiết thủ công nặn, vác cái thuổng ra cánh đồng đào một bọc to, loại đất sét hạng nhất vừa dẻo vừa trắng, lâu khô, đem về tha hồ nặn.
Kỹ năng nặn chả đứa nào giống đứa nào. Cô giáo yêu cầu nặn con trâu, đứa thì nặn ra mèo, đứa nặn giống con lợn có sừng, đứa nặn ra cái trống có 4 chân, thiếu hẳn đuôi... Cứ mỗi đứa một phách. Không có quy định bắt buộc cụ thể nên tha hồ phăng, lại còn cãi con trâu nhà em nó thế.
Trong cuộc chống dịch ở xứ này, nhiều chuyện cũng na ná như nặn thủ công đất sét. Mỗi đứa mỗi kiểu, tùy tiện "sáng tạo", không ra thể thống gì. Trò nào cũng cho mình đúng, tha hồ phát huy, khi bị chê, bị sai thì sửa, rồi còn cãi làm gì mà chẳng có sai.
Kỹ năng nặn chả đứa nào giống đứa nào. Cô giáo yêu cầu nặn con trâu, đứa thì nặn ra mèo, đứa nặn giống con lợn có sừng, đứa nặn ra cái trống có 4 chân, thiếu hẳn đuôi... Cứ mỗi đứa một phách. Không có quy định bắt buộc cụ thể nên tha hồ phăng, lại còn cãi con trâu nhà em nó thế.
Trong cuộc chống dịch ở xứ này, nhiều chuyện cũng na ná như nặn thủ công đất sét. Mỗi đứa mỗi kiểu, tùy tiện "sáng tạo", không ra thể thống gì. Trò nào cũng cho mình đúng, tha hồ phát huy, khi bị chê, bị sai thì sửa, rồi còn cãi làm gì mà chẳng có sai.
Thứ Hai, 11 tháng 10, 2021
Ghi chép thời sự dịch 2021 (kỳ 8)
21.7
Thanh bảo thời này giả dối, đạo đức giả lên ngôi. Ngày xưa đứa đạo đức giả còn ý tứ giấu diếm, che đậy sự giả dối của mình bằng thứ này thứ nọ, nhưng bây giờ chúng nó cứ sổ toẹt. Nó không còn ngại ai, nó không thèm sợ bởi tự cho thời bây giờ là của chúng nó. Tất cả đều cởi truồng thì đứa mặc quần áo lại thành trò cười.
Thanh nói, mày cứ để ý mà coi, những đứa leo lẻo mồm ca ngợi vắc xin tàu, khuyên dân chúng đừng kén cá chọn canh, đừng chậm trễ, nào vắc xin tàu tốt thế này thế nọ, nơi ấy nơi kia dân đều chích, chích có sao đâu, lại là những đứa ưa đồ Âu Mỹ nhất. Tao đảm bảo chính chúng nó tiêm phai dơ, mô đẹc na, át tra (Pfizer, Moderna, AstraZeneca) hết cả rồi, không chỉ chúng mà cả họ nhà chúng nữa. Cứ hỏi chúng nó, hãy nói thật đi, chúng mày thích tiêm loại gì, có muốn được chích vắc tàu không, đảm bảo ớ ra hết ngay. Bọn nhà báo chúng mày là những thằng đểu nhất, toàn xúi dân chích vắc tàu.
23.7
Các báo Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, báo Hải Phòng, lại cả báo Tiền Phong, rồi tivi mậu dịch, bọn Đối diện đối diếc… liên tục có bài, có chương trình lên án các thế lực thù địch, phản động, chống phá bôi xấu đảng, chính phủ, quân đội, công an trong chống dịch. Nhiều người bảo các bố cứ tưởng tượng ra ma quỷ, có ít xít thành nhiều, chuyện nhỏ nâng thành hệ trọng. Nếu các bố tốt thì người ta bôi xấu, chống đối làm gì. Mà cũng nên tự coi lại đường ăn ở thế nào để người ta thù địch. Chẳng ai rỗi hơi đi thù địch các bố cho mệt người.
Bác Chuyên nói, chính các vị ấy thù địch nhau, lại cứ đi đổ cho dân, rất vớ vẩn.
Thanh bảo thời này giả dối, đạo đức giả lên ngôi. Ngày xưa đứa đạo đức giả còn ý tứ giấu diếm, che đậy sự giả dối của mình bằng thứ này thứ nọ, nhưng bây giờ chúng nó cứ sổ toẹt. Nó không còn ngại ai, nó không thèm sợ bởi tự cho thời bây giờ là của chúng nó. Tất cả đều cởi truồng thì đứa mặc quần áo lại thành trò cười.
Thanh nói, mày cứ để ý mà coi, những đứa leo lẻo mồm ca ngợi vắc xin tàu, khuyên dân chúng đừng kén cá chọn canh, đừng chậm trễ, nào vắc xin tàu tốt thế này thế nọ, nơi ấy nơi kia dân đều chích, chích có sao đâu, lại là những đứa ưa đồ Âu Mỹ nhất. Tao đảm bảo chính chúng nó tiêm phai dơ, mô đẹc na, át tra (Pfizer, Moderna, AstraZeneca) hết cả rồi, không chỉ chúng mà cả họ nhà chúng nữa. Cứ hỏi chúng nó, hãy nói thật đi, chúng mày thích tiêm loại gì, có muốn được chích vắc tàu không, đảm bảo ớ ra hết ngay. Bọn nhà báo chúng mày là những thằng đểu nhất, toàn xúi dân chích vắc tàu.
23.7
Các báo Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, báo Hải Phòng, lại cả báo Tiền Phong, rồi tivi mậu dịch, bọn Đối diện đối diếc… liên tục có bài, có chương trình lên án các thế lực thù địch, phản động, chống phá bôi xấu đảng, chính phủ, quân đội, công an trong chống dịch. Nhiều người bảo các bố cứ tưởng tượng ra ma quỷ, có ít xít thành nhiều, chuyện nhỏ nâng thành hệ trọng. Nếu các bố tốt thì người ta bôi xấu, chống đối làm gì. Mà cũng nên tự coi lại đường ăn ở thế nào để người ta thù địch. Chẳng ai rỗi hơi đi thù địch các bố cho mệt người.
Bác Chuyên nói, chính các vị ấy thù địch nhau, lại cứ đi đổ cho dân, rất vớ vẩn.
Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2021
Chính phủ cũng không bằng tao
Tao ở đây không phải nhà cháu (xưng tao với chính phủ, lại chê nó, nó chả còng ngay chứ để ngồi đó mà lếu láo), mà là Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh thành khác có sân bay.
Dịch đã im dần nhạt dần, phải sớm quay lại cuộc sống bình thường, lo làm ăn đi lại sinh hoạt, chứ ngồi đó ngỏng cổ chờ "No Covid" có mà rã họng. Bởi vậy, phải cho tàu bay bay, xe lửa chạy, ô tô phóng nơi này nơi khác, tỉnh nọ tỉnh kia, nối cả nước.
Chính phủ dẫu không do dân bầu ra nhưng chí ít cũng phải mau mắn nhìn thấy việc, chủ động mà làm. Ai đời để cho dân dắt díu nhau mấy chục vạn người, ròng rã gần nửa tháng trời, kẻ đi bộ, người xe đạp, kẻ xe máy, đường xa cả nghìn cây số, chịu đày ải nắng mưa đói khát hiểm nguy. Vậy nhưng chính phủ cứ bình chân như vại, máy bay trùm mền, tàu hỏa khóa bánh, ô tô đóng bụi, hầm đóng cửa, quyết không chở dân, cho dân qua hầm, kiểu như kệ mẹ chúng mày, không liên quan gì đến tao.
Dịch đã im dần nhạt dần, phải sớm quay lại cuộc sống bình thường, lo làm ăn đi lại sinh hoạt, chứ ngồi đó ngỏng cổ chờ "No Covid" có mà rã họng. Bởi vậy, phải cho tàu bay bay, xe lửa chạy, ô tô phóng nơi này nơi khác, tỉnh nọ tỉnh kia, nối cả nước.
Chính phủ dẫu không do dân bầu ra nhưng chí ít cũng phải mau mắn nhìn thấy việc, chủ động mà làm. Ai đời để cho dân dắt díu nhau mấy chục vạn người, ròng rã gần nửa tháng trời, kẻ đi bộ, người xe đạp, kẻ xe máy, đường xa cả nghìn cây số, chịu đày ải nắng mưa đói khát hiểm nguy. Vậy nhưng chính phủ cứ bình chân như vại, máy bay trùm mền, tàu hỏa khóa bánh, ô tô đóng bụi, hầm đóng cửa, quyết không chở dân, cho dân qua hầm, kiểu như kệ mẹ chúng mày, không liên quan gì đến tao.
Thứ Tư, 6 tháng 10, 2021
Ghi chép thời sự dịch 2021 (kỳ 7)
30.8
Chỗ nào cũng chốt chặn, nơi nào cũng công an dân phòng. Chính phủ yêu cầu, thực ra là ban lệnh, “ai ở đâu ở yên đó”. Đứa cháu bên hàng xóm sáng nay khoe mới lẻn ra được chỗ bán rau chui ở đường số 9 gần đó, họ bán trong nhà thấy dân phòng công an đi tuần thì đóng cửa lại, mua vội được mấy bó rau muống, bí xanh, bầu, mướp, hành…, nó bảo có thể trụ thêm được tuần nữa. Hỏi chỗ ấy có bán thịt bán cá không, nó gật nhưng thè lưỡi, thịt ba rọi 270 nghìn/ký, thèm mấy cũng chịu, không tiền nào đu nổi. Tôi cười bảo mày lên tivi, hay tới tòa soạn báo SGGP, báo Nhân Dân mà mua, đầy mà lại rẻ.
Bà bạn Bùi Lan Hoa ngoài Hà Nội viết giờ chỉ ngóng chờ hết dịch, chả để làm gì, chỉ để ra phố ăn bát phở.
5.9
Nhà báo Huy Đức thuật lại ở Hà Nội có chuyện rất thương tâm. Một thanh niên tên Nguyễn Huy Dũng sống tại Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì bị đau ruột thừa nhưng không thể đưa đi cấp cứu bởi khu anh ở bị phong tỏa chặt. Gia đình gọi điện cho chính quyền và những lực lượng liên quan nhưng không ai giải quyết. Sau 3 ngày, đau quá rồi, người nhà quyết định khiêng anh qua chốt rồi gọi xe cấp cứu nhưng không kịp, anh đã chết ngay trên đường trước khi tới bệnh viện.
Chỗ nào cũng chốt chặn, nơi nào cũng công an dân phòng. Chính phủ yêu cầu, thực ra là ban lệnh, “ai ở đâu ở yên đó”. Đứa cháu bên hàng xóm sáng nay khoe mới lẻn ra được chỗ bán rau chui ở đường số 9 gần đó, họ bán trong nhà thấy dân phòng công an đi tuần thì đóng cửa lại, mua vội được mấy bó rau muống, bí xanh, bầu, mướp, hành…, nó bảo có thể trụ thêm được tuần nữa. Hỏi chỗ ấy có bán thịt bán cá không, nó gật nhưng thè lưỡi, thịt ba rọi 270 nghìn/ký, thèm mấy cũng chịu, không tiền nào đu nổi. Tôi cười bảo mày lên tivi, hay tới tòa soạn báo SGGP, báo Nhân Dân mà mua, đầy mà lại rẻ.
Bà bạn Bùi Lan Hoa ngoài Hà Nội viết giờ chỉ ngóng chờ hết dịch, chả để làm gì, chỉ để ra phố ăn bát phở.
5.9
Nhà báo Huy Đức thuật lại ở Hà Nội có chuyện rất thương tâm. Một thanh niên tên Nguyễn Huy Dũng sống tại Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì bị đau ruột thừa nhưng không thể đưa đi cấp cứu bởi khu anh ở bị phong tỏa chặt. Gia đình gọi điện cho chính quyền và những lực lượng liên quan nhưng không ai giải quyết. Sau 3 ngày, đau quá rồi, người nhà quyết định khiêng anh qua chốt rồi gọi xe cấp cứu nhưng không kịp, anh đã chết ngay trên đường trước khi tới bệnh viện.
Thứ Ba, 5 tháng 10, 2021
Những phát lộ đáng sợ (phần 2)
Trong vụ “cưỡng chế xét mũi” ở tỉnh Bình Dương hôm 28.9, điều may mắn nhất là kết quả xét nghiệm. Người phụ nữ đó cần cảm tạ trời đất và cả khoa học nữa khi có kết quả âm tính.
Cứ thử hình dung xem, nếu cô ấy bị dương tính sẽ như thế nào. Không chỉ nhà chức việc, chính quyền, đoàn thể, hệ thống chính trị, mà cả báo chí truyền thông mậu dịch sẽ được dịp lên án “đương sự” không tiếc lời. Từ một nạn nhân sẽ biến thành tội nhân trong phút chốc. Từ người phụ nữ đáng thương bị cưỡng chế, bị tước đoạt quyền con người sẽ thành kẻ chống đối, cứng đầu, gieo rắc dịch bệnh, thậm chí bị nâng lên thành thế lực thù địch. Còn ai dám bênh vực người thấp cổ bé miệng bị cường quyền đàn áp trước bộ máy hành sự và tuyên truyền như thế. Không loại trừ việc người ta còn xem đây là thắng lợi trong việc kiên quyết áp dụng biện pháp không khoan nhượng để phòng chống dịch nhằm “bảo vệ dân”, nhân rộng ra mọi nơi, rồi cưỡng chế tràn lan. Từ TP.Thuận An, Bình Dương sẽ lan ra khắp nước. Có khi còn được trung ương khen ngợi như điển hình… Tất cả đều có thể xảy ra nếu kết quả dương tính.
Hãy coi kỹ tấm ảnh mà xem, không ai nghĩ rằng đây là tét mũi tìm vi rút để bảo vệ sức khỏe nhân dân, mà là đang thi hành án tiêm thuốc độc, tử hình quyền con người.
Cứ thử hình dung xem, nếu cô ấy bị dương tính sẽ như thế nào. Không chỉ nhà chức việc, chính quyền, đoàn thể, hệ thống chính trị, mà cả báo chí truyền thông mậu dịch sẽ được dịp lên án “đương sự” không tiếc lời. Từ một nạn nhân sẽ biến thành tội nhân trong phút chốc. Từ người phụ nữ đáng thương bị cưỡng chế, bị tước đoạt quyền con người sẽ thành kẻ chống đối, cứng đầu, gieo rắc dịch bệnh, thậm chí bị nâng lên thành thế lực thù địch. Còn ai dám bênh vực người thấp cổ bé miệng bị cường quyền đàn áp trước bộ máy hành sự và tuyên truyền như thế. Không loại trừ việc người ta còn xem đây là thắng lợi trong việc kiên quyết áp dụng biện pháp không khoan nhượng để phòng chống dịch nhằm “bảo vệ dân”, nhân rộng ra mọi nơi, rồi cưỡng chế tràn lan. Từ TP.Thuận An, Bình Dương sẽ lan ra khắp nước. Có khi còn được trung ương khen ngợi như điển hình… Tất cả đều có thể xảy ra nếu kết quả dương tính.
Hãy coi kỹ tấm ảnh mà xem, không ai nghĩ rằng đây là tét mũi tìm vi rút để bảo vệ sức khỏe nhân dân, mà là đang thi hành án tiêm thuốc độc, tử hình quyền con người.
Thứ Hai, 4 tháng 10, 2021
Những chị Dậu thời nay (tiếp)
Phải nói thẳng rằng những cuộc trở về quê, hồi hương của hàng vạn lao động, chủ yếu là người trẻ, và gia đình họ hồi đầu tháng 7, rồi giữa tháng 8, rồi cuối tháng 9 đầu tháng 10 vừa xảy ra là những cuộc chạy trốn. Không có từ nào chính xác hơn.
Trốn dịch chỉ một phần, bởi với những người dưới đáy xã hội, lăn lộn vật vã kiếm sống quen rồi, dịch đối với họ chả là gì. Thứ mà họ sợ là đói, chết đói, không chỉ một mình mình mà cả nhà chết đói.
Khi mới bùng phát dịch lần 4, tâm lý chung là nó sẽ tan, như những lần trước. Lại cộng thêm những lời hứa, trấn an của nhà cầm quyền, của hệ thống chính trị nên người ta ráng chờ. Đếm ngày một ngày hai, tuần này tuần nữa, tháng này tháng sau, niềm hy vọng cạn dần. Nguy nhất là cạn tiền. Chủ công ty, xí nghiệp, nhà máy còn chết dở, huống hồ người làm thuê. Nhà nước chỉ hỗ trợ trên tivi, trên mồm cán bộ. Vài ba mớ rau con cá, thùng mì, chục ký gạo, mấy trăm bạc của hàng xóm láng giềng, nhà hảo tâm, người làm từ thiện, tổ dân phố giúp đỡ họ chỉ như muối bỏ bể. Không công ăn việc làm, mất thu nhập, gạo hết, tiền hết, không thể nợ mãi tiền thuê nhà, chi phí điện nước xăng dầu điện thoại, hàng trăm thứ bà rằn cần thiết. Có thể chịu đựng, thắt lưng buộc bụng, nhịn đói, sống dở vài tuần, một tháng, chứ không thể tháng này qua tháng khác. Chỉ còn cách duy nhất: Về.
Trốn dịch chỉ một phần, bởi với những người dưới đáy xã hội, lăn lộn vật vã kiếm sống quen rồi, dịch đối với họ chả là gì. Thứ mà họ sợ là đói, chết đói, không chỉ một mình mình mà cả nhà chết đói.
Khi mới bùng phát dịch lần 4, tâm lý chung là nó sẽ tan, như những lần trước. Lại cộng thêm những lời hứa, trấn an của nhà cầm quyền, của hệ thống chính trị nên người ta ráng chờ. Đếm ngày một ngày hai, tuần này tuần nữa, tháng này tháng sau, niềm hy vọng cạn dần. Nguy nhất là cạn tiền. Chủ công ty, xí nghiệp, nhà máy còn chết dở, huống hồ người làm thuê. Nhà nước chỉ hỗ trợ trên tivi, trên mồm cán bộ. Vài ba mớ rau con cá, thùng mì, chục ký gạo, mấy trăm bạc của hàng xóm láng giềng, nhà hảo tâm, người làm từ thiện, tổ dân phố giúp đỡ họ chỉ như muối bỏ bể. Không công ăn việc làm, mất thu nhập, gạo hết, tiền hết, không thể nợ mãi tiền thuê nhà, chi phí điện nước xăng dầu điện thoại, hàng trăm thứ bà rằn cần thiết. Có thể chịu đựng, thắt lưng buộc bụng, nhịn đói, sống dở vài tuần, một tháng, chứ không thể tháng này qua tháng khác. Chỉ còn cách duy nhất: Về.
Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2021
Ghi chép thời sự dịch 2021 (kỳ 6)
4.9
Một tờ báo nước Bỉ, tờ Metrotime ngày 3.9 nhận xét Hà Nội trong cơn dịch Covid là cái nhà tù. Nó giật tít “Hà Nội như cái nhà tù lộ thiên” khi phản ánh về chuyện ngăn cản, cấm đoán đi lại, chặn đường lập chốt, xét hỏi giấy tờ, yêu cầu “ai ở đâu thì ở đó”… Truyền thông báo chí mậu dịch lên tiếng phản đối báo Bỉ. Nhà báo Ngô Bá Nha (Ben Ngo) viết rằng báo Bỉ nói đúng sự thực đã không tiếp thụ lại còn tự ái. Nhưng nhiều người bảo họ tự ái cũng có lý của họ. Lâu nay được ca ngợi, tự tôn vinh là thành phố hòa bình, điểm sáng, nơi đáng sống, mặt trời tỏa sáng rực rỡ, nay có đứa sổ toẹt như thế thì dỗi là phải. Chả ai, nhất là chính quyền, muốn Hà Nội bị chê là nhà tù, dù sự thực nó giống như nhà tù trong cơn đại dịch.
11.9
Trên trang thông tin điện tử của Hội đồng lý luận trung ương, ông Tạ Ngọc Tấn giáo sư tiến sĩ, Phó chủ tịch hội đồng có bài "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng”, trong đó ông giáo sư Tấn ca ngợi: “như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phân tích, những cuộc khủng hoảng tài chính, năng lượng, sự khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, những phong trào phản kháng của quần chúng nhân dân bùng nổ mạnh mẽ ở Mỹ và các nước phương Tây như phong trào “99 chống 1”... đã chứng tỏ bản chất của chế độ TBCN là chế độ thống trị của số ít giàu có và những thứ tự do, dân chủ mà họ vẫn rêu rao vẫn chỉ là lớp son phấn che phủ cho thực chất chuyên chế của những tập đoàn tư bản độc quyền”. Coi xong, ông hàng xóm nhà tôi cười chua chát, buông câu gọn lỏn “đến khổ với mấy bố lý luận”. Hỏi sao khổ, ông nói giờ mà vẫn công thức “son phấn che phủ”, khác gì lâu nay các bố tiền bối vẫn chê tư bản giãy chết, phồn vinh giả tạo, dân chủ giả hiệu, dùng suốt bao năm để lừa mị.
Một tờ báo nước Bỉ, tờ Metrotime ngày 3.9 nhận xét Hà Nội trong cơn dịch Covid là cái nhà tù. Nó giật tít “Hà Nội như cái nhà tù lộ thiên” khi phản ánh về chuyện ngăn cản, cấm đoán đi lại, chặn đường lập chốt, xét hỏi giấy tờ, yêu cầu “ai ở đâu thì ở đó”… Truyền thông báo chí mậu dịch lên tiếng phản đối báo Bỉ. Nhà báo Ngô Bá Nha (Ben Ngo) viết rằng báo Bỉ nói đúng sự thực đã không tiếp thụ lại còn tự ái. Nhưng nhiều người bảo họ tự ái cũng có lý của họ. Lâu nay được ca ngợi, tự tôn vinh là thành phố hòa bình, điểm sáng, nơi đáng sống, mặt trời tỏa sáng rực rỡ, nay có đứa sổ toẹt như thế thì dỗi là phải. Chả ai, nhất là chính quyền, muốn Hà Nội bị chê là nhà tù, dù sự thực nó giống như nhà tù trong cơn đại dịch.
11.9
Trên trang thông tin điện tử của Hội đồng lý luận trung ương, ông Tạ Ngọc Tấn giáo sư tiến sĩ, Phó chủ tịch hội đồng có bài "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng”, trong đó ông giáo sư Tấn ca ngợi: “như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phân tích, những cuộc khủng hoảng tài chính, năng lượng, sự khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, những phong trào phản kháng của quần chúng nhân dân bùng nổ mạnh mẽ ở Mỹ và các nước phương Tây như phong trào “99 chống 1”... đã chứng tỏ bản chất của chế độ TBCN là chế độ thống trị của số ít giàu có và những thứ tự do, dân chủ mà họ vẫn rêu rao vẫn chỉ là lớp son phấn che phủ cho thực chất chuyên chế của những tập đoàn tư bản độc quyền”. Coi xong, ông hàng xóm nhà tôi cười chua chát, buông câu gọn lỏn “đến khổ với mấy bố lý luận”. Hỏi sao khổ, ông nói giờ mà vẫn công thức “son phấn che phủ”, khác gì lâu nay các bố tiền bối vẫn chê tư bản giãy chết, phồn vinh giả tạo, dân chủ giả hiệu, dùng suốt bao năm để lừa mị.
Thứ Bảy, 2 tháng 10, 2021
Sài Gòn đầu tháng 10 năm dịch
Ngày 1.10. Một ngày lịch sử với Sài Gòn mà không có chữ nào, họa chỉ có là gỗ đá.
Rất nhiều người lên tiếng thể hiện sự thất vọng về cách chỉ đạo nhũng nhẵng nửa dơi nửa chuột của chính quyền, nhất là sau tuyên bố của tay phó chủ tịch Võ Văn Hoan rằng việc đi lại sẽ bình thường nhưng sẽ phạt những ai ra đường không có lý do chính đáng.
Ông hàng xóm nhà tôi cáu kỉnh chửi tục "thằng" Hoan (không tiện biên ra đây). Tôi bảo ông không được nói bậy, thằng Hoan chỉ là đứa đầu sai, giơ đầu chịu báng, chứ không phải cá nhân nó dám quyết. Đau mắt là tại hướng đình/cả làng đều thế phải mình chi em. Nếu mắng, phải mắng cả đám chúng nó, thậm chí trên chúng nó. Hỏng từ nóc, sao lại chỉ kết án cái cột cái kèo.
Rất nhiều người lên tiếng thể hiện sự thất vọng về cách chỉ đạo nhũng nhẵng nửa dơi nửa chuột của chính quyền, nhất là sau tuyên bố của tay phó chủ tịch Võ Văn Hoan rằng việc đi lại sẽ bình thường nhưng sẽ phạt những ai ra đường không có lý do chính đáng.
Ông hàng xóm nhà tôi cáu kỉnh chửi tục "thằng" Hoan (không tiện biên ra đây). Tôi bảo ông không được nói bậy, thằng Hoan chỉ là đứa đầu sai, giơ đầu chịu báng, chứ không phải cá nhân nó dám quyết. Đau mắt là tại hướng đình/cả làng đều thế phải mình chi em. Nếu mắng, phải mắng cả đám chúng nó, thậm chí trên chúng nó. Hỏng từ nóc, sao lại chỉ kết án cái cột cái kèo.
Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2021
Ghi chép thời sự dịch 2021 (kỳ 5)
16.9
Trên mạng xã hội lùm xùm vụ nhà sư Thích Nhật Từ trụ trì chùa Giác Ngộ quận 10 Sài Gòn tổ chức lễ cầu nguyện để vắc xin NanoCovax do VN sản xuất được duyệt, được đưa vào lưu hành. Nhiều người cười bảo vắc xin thì phải căn cứ vào cơ sở khoa học chứ sao lại lôi thần phật vào đây. Có người nói chắc mấy ông sư dạo này hết việc, dân chúng thì đói ăn không có tiền cúng dường nuôi các ổng; lại có người nghi hay đám thầy chùa ăn tiền của doanh nghiệp... Nhà báo Ngọc Vinh (Vinh Râu) viết cái tút về vụ này liền bị FB chặn ngay tút suỵt, nó nói do thầy Nhật Từ yêu cầu. Ông em họ tôi nhận xét phật phiếc giờ cũng lắm chuyện phết. Tôi mắng nó, mày không được đụng đến phật, nhưng nếu mày nói sư siếc thì được. Sư quốc doanh một khi đã chủ trương “đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội” để tu hành thì chỉ thế thôi.
19.9
Ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xảy ra chuyện hiếm. Ông Nguyễn Bá Hùng Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Long Điền làm đơn xin nghỉ việc. Lý do “trong suốt thời gian qua, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nỗ lực, xuyên suốt trong công tác chỉ đạo phòng chống dịch nhưng bản thân tôi nhìn nhận vẫn còn những thiếu sót trong chỉ đạo, điều hành, vẫn để xảy ra tình trạng chưa nghiêm trong thực hiện chỉ thị 16… nên tôi xin nghỉ”. Dư luận nhận xét dạng cán bộ biết liêm sỉ, tự trọng như ông ta hơi bị hiếm. Vài ngày sau, báo đăng lại đi làm. Châng hẩng. Thằng con tôi bảo cỡ đó xách dép cho ông Đoàn Ngọc Hải ở Sài Gòn, nói nghỉ là nghỉ, không oong đơ lằng nhằng.
Trên mạng xã hội lùm xùm vụ nhà sư Thích Nhật Từ trụ trì chùa Giác Ngộ quận 10 Sài Gòn tổ chức lễ cầu nguyện để vắc xin NanoCovax do VN sản xuất được duyệt, được đưa vào lưu hành. Nhiều người cười bảo vắc xin thì phải căn cứ vào cơ sở khoa học chứ sao lại lôi thần phật vào đây. Có người nói chắc mấy ông sư dạo này hết việc, dân chúng thì đói ăn không có tiền cúng dường nuôi các ổng; lại có người nghi hay đám thầy chùa ăn tiền của doanh nghiệp... Nhà báo Ngọc Vinh (Vinh Râu) viết cái tút về vụ này liền bị FB chặn ngay tút suỵt, nó nói do thầy Nhật Từ yêu cầu. Ông em họ tôi nhận xét phật phiếc giờ cũng lắm chuyện phết. Tôi mắng nó, mày không được đụng đến phật, nhưng nếu mày nói sư siếc thì được. Sư quốc doanh một khi đã chủ trương “đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội” để tu hành thì chỉ thế thôi.
19.9
Ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xảy ra chuyện hiếm. Ông Nguyễn Bá Hùng Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Long Điền làm đơn xin nghỉ việc. Lý do “trong suốt thời gian qua, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nỗ lực, xuyên suốt trong công tác chỉ đạo phòng chống dịch nhưng bản thân tôi nhìn nhận vẫn còn những thiếu sót trong chỉ đạo, điều hành, vẫn để xảy ra tình trạng chưa nghiêm trong thực hiện chỉ thị 16… nên tôi xin nghỉ”. Dư luận nhận xét dạng cán bộ biết liêm sỉ, tự trọng như ông ta hơi bị hiếm. Vài ngày sau, báo đăng lại đi làm. Châng hẩng. Thằng con tôi bảo cỡ đó xách dép cho ông Đoàn Ngọc Hải ở Sài Gòn, nói nghỉ là nghỉ, không oong đơ lằng nhằng.
Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021
Những phát lộ đáng sợ
Vụ "đàn áp ngoáy mũi" ở TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương hôm 28.9 làm lộ ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Vẫn biết ở xứ mặt trời rực rỡ, mọi chuyện, nhất là chuyện xấu, sẽ qua đi rất nhanh, bị quên đi rất nhanh, thế nên mới có câu thành ngữ nổi tiếng "ném đá ao bèo", nhưng tránh sao khỏi bia miệng vẫn tạc chỗ này chỗ kia, khi ấy khi khác.
Phát lộ nhiều lắm. Như người ta nói với nhau, trận dịch khốn nạn này giết chết bao nhiêu người, tàn phá lung lay cả xã hội, còn ghê hơn chiến tranh, nhưng nó cũng có “công” làm phát lộ, phơi bày ra nhiều thứ xấu xa kín đáo, trong đó phần nhiều của nhà cai trị. Nhiều, khó mà kể hết được, chỉ tranh thủ nhặt ra đôi điều.
Sự đời xưa nay, ăn cây nào rào cây ấy, ăn oản phải thờ phật, làm thuê phải theo lệnh chủ, nhưng coi đoạn video người đàn bà tay không bị lực lượng hùng hậu trang bị tận răng phá cửa vào nhà, bị bẻ quặt tay ra sau lưng dong đi, chỉ để nhằm mỗi việc ngoáy mũi xét nghiệm, thấy thật kinh khủng và rất buồn. Quyền con người bị xâm phạm, pháp luật bị vi phạm trắng trợn đã đi một nhẽ (mấy thứ này để dành cho các luật sư phân tích), còn nhẽ khác rất đáng nói: đám sai nha hung tợn kia, nào phải ai khác, chính là công an, cảnh sát cơ động, dân phòng, tất tật đều do dân nuôi, thấm 6 điều cụ dạy, đều từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ… Trên lý thuyết, họ đều rất đẹp, nhưng lâu nay trong thực tế đã bị méo mó nhiều, trong vụ này thì hỏng hẳn.
Vẫn biết ở xứ mặt trời rực rỡ, mọi chuyện, nhất là chuyện xấu, sẽ qua đi rất nhanh, bị quên đi rất nhanh, thế nên mới có câu thành ngữ nổi tiếng "ném đá ao bèo", nhưng tránh sao khỏi bia miệng vẫn tạc chỗ này chỗ kia, khi ấy khi khác.
Phát lộ nhiều lắm. Như người ta nói với nhau, trận dịch khốn nạn này giết chết bao nhiêu người, tàn phá lung lay cả xã hội, còn ghê hơn chiến tranh, nhưng nó cũng có “công” làm phát lộ, phơi bày ra nhiều thứ xấu xa kín đáo, trong đó phần nhiều của nhà cai trị. Nhiều, khó mà kể hết được, chỉ tranh thủ nhặt ra đôi điều.
Sự đời xưa nay, ăn cây nào rào cây ấy, ăn oản phải thờ phật, làm thuê phải theo lệnh chủ, nhưng coi đoạn video người đàn bà tay không bị lực lượng hùng hậu trang bị tận răng phá cửa vào nhà, bị bẻ quặt tay ra sau lưng dong đi, chỉ để nhằm mỗi việc ngoáy mũi xét nghiệm, thấy thật kinh khủng và rất buồn. Quyền con người bị xâm phạm, pháp luật bị vi phạm trắng trợn đã đi một nhẽ (mấy thứ này để dành cho các luật sư phân tích), còn nhẽ khác rất đáng nói: đám sai nha hung tợn kia, nào phải ai khác, chính là công an, cảnh sát cơ động, dân phòng, tất tật đều do dân nuôi, thấm 6 điều cụ dạy, đều từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ… Trên lý thuyết, họ đều rất đẹp, nhưng lâu nay trong thực tế đã bị méo mó nhiều, trong vụ này thì hỏng hẳn.
Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021
Ghi chép thời sự dịch 2021 (kỳ 4)
5.6
Về tiêm vắc xin, thủ tướng Chính luôn khẳng định “Vắc xin tốt nhất là vắc xin tiêm sớm nhất”. Trên mạng xã hội lan truyền câu nhại bài vè từng nổi tiếng thời bao cấp, giờ có nội dung về vắc xin:
Phai dờ là của vua quan
Mô đe là của trung gian quần thần
Át tra cho đám thương nhân
Si nô chỉ của nhân dân anh hùng
(Phai dờ - Pfizer, Mô đe - Moderna, Át tra - AstraZeneca, 3 loại này của Tây; Si nô - Sinopharm, Sinovax, Vero Cell là của T-àu).
Ông hàng xóm nhà tôi cười bảo ông Chính nói đúng đấy, xứ này ai được tiêm vắc xin sớm nhất trước nhất, trung ương chứ ai, mà khi đó chưa có hàng tàu.
6.6
Hiệp hội Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) có báo cáo trình chính phủ, than thở nhiều tỉnh thành, nhất là các tỉnh phía nam, thực hiện chủ trương của chính phủ, cụ thể là chỉ thị 16, chỉ tập trung vào mục tiêu chống dịch mà không chịu “mục tiêu kép” nên sản xuất bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng. Theo VASEP kêu cứu, nếu cứ tiếp tục giãn cách kiểu này đến cuối tháng thì nguy cơ phá sản của doanh nghiệp rất cao, không thể nào phục hồi được.
Về tiêm vắc xin, thủ tướng Chính luôn khẳng định “Vắc xin tốt nhất là vắc xin tiêm sớm nhất”. Trên mạng xã hội lan truyền câu nhại bài vè từng nổi tiếng thời bao cấp, giờ có nội dung về vắc xin:
Phai dờ là của vua quan
Mô đe là của trung gian quần thần
Át tra cho đám thương nhân
Si nô chỉ của nhân dân anh hùng
(Phai dờ - Pfizer, Mô đe - Moderna, Át tra - AstraZeneca, 3 loại này của Tây; Si nô - Sinopharm, Sinovax, Vero Cell là của T-àu).
Ông hàng xóm nhà tôi cười bảo ông Chính nói đúng đấy, xứ này ai được tiêm vắc xin sớm nhất trước nhất, trung ương chứ ai, mà khi đó chưa có hàng tàu.
6.6
Hiệp hội Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) có báo cáo trình chính phủ, than thở nhiều tỉnh thành, nhất là các tỉnh phía nam, thực hiện chủ trương của chính phủ, cụ thể là chỉ thị 16, chỉ tập trung vào mục tiêu chống dịch mà không chịu “mục tiêu kép” nên sản xuất bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng. Theo VASEP kêu cứu, nếu cứ tiếp tục giãn cách kiểu này đến cuối tháng thì nguy cơ phá sản của doanh nghiệp rất cao, không thể nào phục hồi được.
Thứ Hai, 27 tháng 9, 2021
Ghi chép thời sự dịch 2021 (kỳ 3)
3.9
Ông Lưu Bình Nhưỡng đại biểu quốc hội, nhân vụ cả nước, nhất là ở Hà Nội và Sài Gòn nhà chức việc vẽ ra đủ thứ giấy tờ, quy định, app này app nọ hành dân, ông lên tivi nói chỉ có mỗi cái giấy đi đường mà cứ lúng ta lúng túng, hết công an hành tới chính quyền hành, nay đòi thế này, mai đòi thế khác, chỉ khổ dân. Ông Nhưỡng bảo rõ ràng Hà Nội đã không rút được bài học kinh nghiệm qua 2 lần dịch trước, cứ gây phiền hà cho dân. Ông ví dụ, đã có căn cước công dân gắn chip rồi, quản lý hiện đại 4.0 rồi, sao lại còn đòi giấy đi đường.
Cũng cái vụ hành dân đó, bác Nguyễn Thiện cho rằng nhà nước thực hiện bí quyết để người dân không dám ra đường là tạo ra ma trận, bày thật nhiều giấy tờ, thủ tục rắc rối khiến cho họ ngán ngẩm, chán chường, tặc lưỡi thà ở nhà cho rồi, dù biết rằng ở nhà thì đói, bệnh tật, căng thẳng, có khi phát điên.
5.9
Nhà thơ Đỗ Trung Quân, ông la hán gầy nổi tiếng với quê hương là chùm khế ngọt, than thở “3 tháng bị phong tỏa, cứ 16 + mãi thế này, không phải lockdown thì là cái của nợ gì hở trời”.
Ông Lưu Bình Nhưỡng đại biểu quốc hội, nhân vụ cả nước, nhất là ở Hà Nội và Sài Gòn nhà chức việc vẽ ra đủ thứ giấy tờ, quy định, app này app nọ hành dân, ông lên tivi nói chỉ có mỗi cái giấy đi đường mà cứ lúng ta lúng túng, hết công an hành tới chính quyền hành, nay đòi thế này, mai đòi thế khác, chỉ khổ dân. Ông Nhưỡng bảo rõ ràng Hà Nội đã không rút được bài học kinh nghiệm qua 2 lần dịch trước, cứ gây phiền hà cho dân. Ông ví dụ, đã có căn cước công dân gắn chip rồi, quản lý hiện đại 4.0 rồi, sao lại còn đòi giấy đi đường.
Cũng cái vụ hành dân đó, bác Nguyễn Thiện cho rằng nhà nước thực hiện bí quyết để người dân không dám ra đường là tạo ra ma trận, bày thật nhiều giấy tờ, thủ tục rắc rối khiến cho họ ngán ngẩm, chán chường, tặc lưỡi thà ở nhà cho rồi, dù biết rằng ở nhà thì đói, bệnh tật, căng thẳng, có khi phát điên.
5.9
Nhà thơ Đỗ Trung Quân, ông la hán gầy nổi tiếng với quê hương là chùm khế ngọt, than thở “3 tháng bị phong tỏa, cứ 16 + mãi thế này, không phải lockdown thì là cái của nợ gì hở trời”.
Lênin toàn tập
Thời những năm thập niên 60 ở miền Bắc, người ta hay thấy những tấm ảnh Mao Trạch Đông. Lúc thì trên họa báo Trung Quốc bản tiếng Việt, lúc trên báo chí Việt, và có nhiều bức được in riêng cho dân chúng đem về nhà treo. Có những bức in trên lụa, dệt bằng lụa, kỹ nghệ tinh vi, do bên Tàu làm và chúng cho không thằng em dại Việt, để theo cách nói bây giờ là "xâm lăng văn hóa", truyền bá tư tưởng Mao Trạch Đông. Còn sách Mao tuyển bìa đỏ in nổi hình Mao thì đủ cỡ, muốn xin bao nhiêu cuốn cũng được. Huy hiệu Mao cũng phát không, đi chăn trâu cũng đeo, có chiếc to bằng trôn bát ô tô.
Tấm ảnh Mao phổ biến nhất là ảnh y ngồi trước tủ sách dễ đến hàng nghìn cuốn, hàng hàng lớp lớp ngay ngắn, đều chằn chặn, cuốn nào cuốn nấy dày cỡ 2-3 đốt ngón tay. Chủ yếu sách kinh điển của Mác, Lênin, nhất là toàn tập Lênin. Tất nhiên trong đó có cả trước tác của Mao.
Tấm ảnh Mao phổ biến nhất là ảnh y ngồi trước tủ sách dễ đến hàng nghìn cuốn, hàng hàng lớp lớp ngay ngắn, đều chằn chặn, cuốn nào cuốn nấy dày cỡ 2-3 đốt ngón tay. Chủ yếu sách kinh điển của Mác, Lênin, nhất là toàn tập Lênin. Tất nhiên trong đó có cả trước tác của Mao.
Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2021
Ghi chép thời sự dịch 2021 (kỳ 2)
22.8
Trung ương quyết định điều động quân đội giúp Sài Gòn chống dịch. Ông Phan Văn Giang đại tướng bộ trưởng Quốc phòng tuyên bố phen này không thắng không về. Thủ tướng Phạm Minh Chính lên tivi kêu gọi vì miền Nam ruột thịt, cả nước hướng về miền Nam ruột thịt. Như không khí chiến tranh. Ông anh vợ tôi bảo nghe mấy ổng nói cứ ghê ghê, nhất là mấy câu vì miền Nam ruột thịt, gợi một thời muốn quên đi. "Vì" một lần đã đủ khổ tới giờ, nay lại "vì" nữa thì biết chạy đi đâu.
Nhớ hôm trước, ngồi với nhau, thằng Tân hát mấy câu trong bài “Đời chưa hết giặc là ta chưa về” của nhạc sĩ Huy Du, rằng “Thế quyết giữ trọn tình đất nước, anh em ta ơi. Ngày mai sẽ được cả đất nước, anh em ta ơi”, nó bảo hóa ra mấy ổng tham thật, quá bằng đi xâm lược, chiếm đất của người ta.
15.8
Một người đàn ông 49 tuổi ở quận Gò Vấp đi tiêm vắc xin. Lớ ngớ thế nào, chỉ trong hơn 1 phút ông ta chịu chích liền 2 mũi. Đúng là chuyện cười không nổi, chỉ có thể xảy ra trong thời dịch. Người thì cười chê đương sự, đã đi tiêm ít nhất cũng phải biết mình cần làm gì, như thế nào; người thì chê trách nhà chức việc, trước khi tiêm cho con người ta ít nhất cũng phải hỏi han vài ba câu, ai lại đè sấn ra tiêm như tiêm cho cây chuối, ẩu quá trời ẩu. Cười nhất là ông giám đốc trung tâm y tế quận giải thích không sao đâu, có 2 mũi mà ăn nhằm gì. Hóa ra hôm ấy chích vắc xin Trung Quốc, họ chỉ cốt cho nhanh, tính mạng dân mặc kệ.
Trung ương quyết định điều động quân đội giúp Sài Gòn chống dịch. Ông Phan Văn Giang đại tướng bộ trưởng Quốc phòng tuyên bố phen này không thắng không về. Thủ tướng Phạm Minh Chính lên tivi kêu gọi vì miền Nam ruột thịt, cả nước hướng về miền Nam ruột thịt. Như không khí chiến tranh. Ông anh vợ tôi bảo nghe mấy ổng nói cứ ghê ghê, nhất là mấy câu vì miền Nam ruột thịt, gợi một thời muốn quên đi. "Vì" một lần đã đủ khổ tới giờ, nay lại "vì" nữa thì biết chạy đi đâu.
Nhớ hôm trước, ngồi với nhau, thằng Tân hát mấy câu trong bài “Đời chưa hết giặc là ta chưa về” của nhạc sĩ Huy Du, rằng “Thế quyết giữ trọn tình đất nước, anh em ta ơi. Ngày mai sẽ được cả đất nước, anh em ta ơi”, nó bảo hóa ra mấy ổng tham thật, quá bằng đi xâm lược, chiếm đất của người ta.
15.8
Một người đàn ông 49 tuổi ở quận Gò Vấp đi tiêm vắc xin. Lớ ngớ thế nào, chỉ trong hơn 1 phút ông ta chịu chích liền 2 mũi. Đúng là chuyện cười không nổi, chỉ có thể xảy ra trong thời dịch. Người thì cười chê đương sự, đã đi tiêm ít nhất cũng phải biết mình cần làm gì, như thế nào; người thì chê trách nhà chức việc, trước khi tiêm cho con người ta ít nhất cũng phải hỏi han vài ba câu, ai lại đè sấn ra tiêm như tiêm cho cây chuối, ẩu quá trời ẩu. Cười nhất là ông giám đốc trung tâm y tế quận giải thích không sao đâu, có 2 mũi mà ăn nhằm gì. Hóa ra hôm ấy chích vắc xin Trung Quốc, họ chỉ cốt cho nhanh, tính mạng dân mặc kệ.
Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2021
Thời sự dịch 2021
Dịch Vũ Hán (mà người ta quen gọi thành COVID-19) 2 năm qua đã tàn phá cả địa cầu, nhân loại chứ không riêng gì xứ ta. Đúng là “bức tranh vân cẩu, con người tang thương”. Nhà cháu chỉ ghi nhanh ghi vội những gì xảy ra trong bức vân cẩu ấy, biên chép thô thôi, không có ý trau chuốt gọt giũa, thậm chí gác cả những quy tắc ngữ pháp. Đưa chúng lên đây cho mọi người cùng đọc, nếu ai (nhà văn, nhà viết sử) có ý định sử dụng, nhà cháu cũng chẳng hẹp hòi gì. Lịch sử luôn là của chung.
Do ghi chép dài, mỗi lần nhà cháu chỉ đưa 1.000 chữ cho dễ đọc. Thời gian cũng có thể lộn xộn không theo trình tự, nhưng đảm bảo sự chân thật.
28.7
Chở người nhà đi tiêm vắc xin mũi 2, tiện thể ghé cửa hàng bán sản phẩm của Vifon trên đường Hải Thượng Lãn Ông quận 5 mua thùng mì gói. Chả mấy khi được ra đường. Nhà hết mì đã lâu nhưng công an dân phòng chặn chốt khắp nơi, không đi được. Nếu nói lý do đi mua mì, chúng đuổi về thẳng cánh, hàng thiết yếu hay không cũng kệ. Trước khi có dịch, thùng mì này trong siêu thị chỉ gần 80.000 đồng, giờ lên 125.000 đồng.
Về than thở, bà xã bảo cái gì chẳng lên. Cá điêu hồng mà cái Hương vẫn bán gần cửa nhà mình có 48 - 50 nghìn/ký, hôm 15.8 ở đường số 9 lên gấp ba, tới 150.000, tôm từ 100.000 lên 200.000, bó rau muống 15.000 lên 30.000, nải chuối vừa vừa 40.000, trứng vịt vỉ một chục hột 28.000 lên 45.000, quả dưa hấu, cái gì ăn được cũng gấp đôi. Trên tivi và báo chí vẫn nói hàng hóa bình ổn, giá cả ổn định.
Ông anh tôi đế thêm thuốc lá cũng tăng, trước dịch gói Con mèo Craven có 18 nghìn, giờ 23 nghìn, phải cai thôi. Ông bảo đời tao chứng kiến và trải qua 3 đại nạn: chiến tranh, cộng sản, đại dịch. Mấy thứ ngăn sông cấm chợ, bao cấp… trong đời chưa là cái đinh gì. Hai thứ chiến tranh và dịch đều có thể chấm dứt nhưng cộng sản thì không biết nó sẽ kéo tới bao giờ.
Do ghi chép dài, mỗi lần nhà cháu chỉ đưa 1.000 chữ cho dễ đọc. Thời gian cũng có thể lộn xộn không theo trình tự, nhưng đảm bảo sự chân thật.
28.7
Chở người nhà đi tiêm vắc xin mũi 2, tiện thể ghé cửa hàng bán sản phẩm của Vifon trên đường Hải Thượng Lãn Ông quận 5 mua thùng mì gói. Chả mấy khi được ra đường. Nhà hết mì đã lâu nhưng công an dân phòng chặn chốt khắp nơi, không đi được. Nếu nói lý do đi mua mì, chúng đuổi về thẳng cánh, hàng thiết yếu hay không cũng kệ. Trước khi có dịch, thùng mì này trong siêu thị chỉ gần 80.000 đồng, giờ lên 125.000 đồng.
Về than thở, bà xã bảo cái gì chẳng lên. Cá điêu hồng mà cái Hương vẫn bán gần cửa nhà mình có 48 - 50 nghìn/ký, hôm 15.8 ở đường số 9 lên gấp ba, tới 150.000, tôm từ 100.000 lên 200.000, bó rau muống 15.000 lên 30.000, nải chuối vừa vừa 40.000, trứng vịt vỉ một chục hột 28.000 lên 45.000, quả dưa hấu, cái gì ăn được cũng gấp đôi. Trên tivi và báo chí vẫn nói hàng hóa bình ổn, giá cả ổn định.
Ông anh tôi đế thêm thuốc lá cũng tăng, trước dịch gói Con mèo Craven có 18 nghìn, giờ 23 nghìn, phải cai thôi. Ông bảo đời tao chứng kiến và trải qua 3 đại nạn: chiến tranh, cộng sản, đại dịch. Mấy thứ ngăn sông cấm chợ, bao cấp… trong đời chưa là cái đinh gì. Hai thứ chiến tranh và dịch đều có thể chấm dứt nhưng cộng sản thì không biết nó sẽ kéo tới bao giờ.
Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021
Ngoại giao tầm xóm ấp
Đứa nào thiết kế chuyến công du của ông chủ tịch nước sang tây bán cầu thì cứ lôi cổ nó ra mà chặt đi.
Ai đời trước khi sang Mỹ lại mò tới Cuba, hai nước vốn không ưa nhau, chống nhau hơn nửa thế kỷ rồi. Ở Cuba, ông nhà ta lại còn hứng chí tố cáo, đòi bỏ cấm vận, tuyên bố Việt Nam và Cuba sẽ chiến thắng. Thắng ai, thắng cái gì, đến khổ với các bố.
Tháng trước khi bạn sang xin gạo cứu đói, ta rộng lòng cho "bạn" 12 nghìn tấn, giờ ta sang, được bạn trả lễ bằng việc... bán cho 10 triệu liều vắc xin cây nhà lá vườn, thứ chưa được thế giới thừa nhận. Chỉ bán chứ không cho. Chả biết lôi thứ tự cung tự cấp ấy về tiêm chích cho ai, hay lại lôi dân ra thí nghiệm giùm "bạn".
Đi ngoại giao vắc xin, nói trắng ra là đi xin, giống như ông Lê Thanh Nghị xưa chuyên cắp rá khắp nơi, nay chỗ cần nhất là Mỹ; dự họp là phụ, xin là chính, mà lại tố nó, nói xấu nó, lên án chủ nghĩa tư bản, khẳng định đường lối cộng sản đúng đắn, rồi xem liệu có nhà tư bản nào mở hầu bao vắc xin ra cho, đem về được cái gì...
Ai đời trước khi sang Mỹ lại mò tới Cuba, hai nước vốn không ưa nhau, chống nhau hơn nửa thế kỷ rồi. Ở Cuba, ông nhà ta lại còn hứng chí tố cáo, đòi bỏ cấm vận, tuyên bố Việt Nam và Cuba sẽ chiến thắng. Thắng ai, thắng cái gì, đến khổ với các bố.
Tháng trước khi bạn sang xin gạo cứu đói, ta rộng lòng cho "bạn" 12 nghìn tấn, giờ ta sang, được bạn trả lễ bằng việc... bán cho 10 triệu liều vắc xin cây nhà lá vườn, thứ chưa được thế giới thừa nhận. Chỉ bán chứ không cho. Chả biết lôi thứ tự cung tự cấp ấy về tiêm chích cho ai, hay lại lôi dân ra thí nghiệm giùm "bạn".
Đi ngoại giao vắc xin, nói trắng ra là đi xin, giống như ông Lê Thanh Nghị xưa chuyên cắp rá khắp nơi, nay chỗ cần nhất là Mỹ; dự họp là phụ, xin là chính, mà lại tố nó, nói xấu nó, lên án chủ nghĩa tư bản, khẳng định đường lối cộng sản đúng đắn, rồi xem liệu có nhà tư bản nào mở hầu bao vắc xin ra cho, đem về được cái gì...
Thứ Ba, 21 tháng 9, 2021
Chốt chặn
Tôi vừa có việc không thể không đi. Mấy tháng nay thường ở nhà nên cũng chả ông bà chức việc nào tới phát cho cái giấy được quyền ra đường, cũng chả có thẻ xanh thẻ đỏ. Mà nói thẳng, một xã hội buộc con người gắn trên mình đủ thứ giấy tờ, thẻ này thẻ nọ thì nó cũng chỉ là dạng quản lý áp bức bằng vòng kim cô chứ chẳng tốt đẹp hay ho gì.
Đường vừa đi vừa về có 4 cây số mà 3 cái chốt chặn. Chạy vài trăm vòng bánh xe thì dừng, xét, hỏi, vặn vẹo, trình bày, sừng sộ, nhăn nhó... Định bảo mày không cho tao đi thì tao cứ đứng ì ở đây, đéo về nữa. Chốt mí chả chặn. Chốt tới nay đã gần 4 tháng rồi mà dịch không giảm thì nhà cai trị cần phải bóp trán nghĩ xem nó có tác dụng gì không, để chuyển sang cách khác, chứ cứ hành hạ nhau mãi thế này, dân nào chịu nổi.
Trong thể chế này, từ khi hình thành tới nay, những việc những chuyện nó làm, khi đang xảy ra đều được nhà cầm quyền khẳng định là đúng, sáng suốt, bắt dân chúng phải phục tùng, tuân theo, nếu ai phản đối, chê bai, không tuân phục sẽ bị bắt tội, trừng trị.
Đường vừa đi vừa về có 4 cây số mà 3 cái chốt chặn. Chạy vài trăm vòng bánh xe thì dừng, xét, hỏi, vặn vẹo, trình bày, sừng sộ, nhăn nhó... Định bảo mày không cho tao đi thì tao cứ đứng ì ở đây, đéo về nữa. Chốt mí chả chặn. Chốt tới nay đã gần 4 tháng rồi mà dịch không giảm thì nhà cai trị cần phải bóp trán nghĩ xem nó có tác dụng gì không, để chuyển sang cách khác, chứ cứ hành hạ nhau mãi thế này, dân nào chịu nổi.
Trong thể chế này, từ khi hình thành tới nay, những việc những chuyện nó làm, khi đang xảy ra đều được nhà cầm quyền khẳng định là đúng, sáng suốt, bắt dân chúng phải phục tùng, tuân theo, nếu ai phản đối, chê bai, không tuân phục sẽ bị bắt tội, trừng trị.
Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2021
Nhố nhăng tên gọi
Vừa rồi ở Đà Nẵng, Sở Công Thương ra hẳn văn bản yêu cầu các cơ quan đơn vị, nhất là báo chí, khi viết tên của sở phải viết hoa đủ cả chữ công và chữ thương, là Sở Công Thương, chứ không được ỡm ờ Sở Công thương.
Xin nhớ, về nguyên tắc viết hoa được cho là chuẩn, lâu nay dùng đại trà, thì chỉ viết hoa chữ đầu và chữ thứ 2, sau đó viết thường hết. Ví dụ: Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Bộ Tài nguyên, môi trường... Về sau, có quy ước dùng dấu gạch ngang để ngăn cách từng bộ phận nên mới viết hoa những bộ phận sau dấu, ví dụ: Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội... Chỉ ngăn cách bằng dấu gạch ngang thì mới viết hoa những từ phía sau, còn đã viết liền thì cứ phải viết thường. Viết Sở Công thương là đúng chứ không sai, viết Sở Công Thương là sai chứ không đúng. Cũng như ta vẫn viết Sở Nông lâm, Trường đại học Y dược... dù nông và lâm, y và dược là 2 mảng khác nhau.
Nhân đây, bàn luôn đến những tên gọi của tổ chức, cơ quan, đơn vị ở tầm quốc gia. Phải nói ngay rằng rất tùy tiện, nhố nhăng, không hợp lý, không khoa học. Không có một đầu mối nào chịu trách nhiệm về quy chuẩn, mặc dù trong bộ máy có đủ bộ này bộ nọ liên quan (ví dụ Bộ Nội vụ), viện nọ viện kia (ví dụ Viện Hàn lâm khoa học xã hội, Viện Ngôn ngữ), trường hành chính quốc gia… Tất cả đều dửng dưng vô trách nhiệm, thờ ơ như không liên quan gì tới mình, kệ tình trạng mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy xưng. Chỉ ngốn ngân sách là giỏi.
Xin nhớ, về nguyên tắc viết hoa được cho là chuẩn, lâu nay dùng đại trà, thì chỉ viết hoa chữ đầu và chữ thứ 2, sau đó viết thường hết. Ví dụ: Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Bộ Tài nguyên, môi trường... Về sau, có quy ước dùng dấu gạch ngang để ngăn cách từng bộ phận nên mới viết hoa những bộ phận sau dấu, ví dụ: Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội... Chỉ ngăn cách bằng dấu gạch ngang thì mới viết hoa những từ phía sau, còn đã viết liền thì cứ phải viết thường. Viết Sở Công thương là đúng chứ không sai, viết Sở Công Thương là sai chứ không đúng. Cũng như ta vẫn viết Sở Nông lâm, Trường đại học Y dược... dù nông và lâm, y và dược là 2 mảng khác nhau.
Nhân đây, bàn luôn đến những tên gọi của tổ chức, cơ quan, đơn vị ở tầm quốc gia. Phải nói ngay rằng rất tùy tiện, nhố nhăng, không hợp lý, không khoa học. Không có một đầu mối nào chịu trách nhiệm về quy chuẩn, mặc dù trong bộ máy có đủ bộ này bộ nọ liên quan (ví dụ Bộ Nội vụ), viện nọ viện kia (ví dụ Viện Hàn lâm khoa học xã hội, Viện Ngôn ngữ), trường hành chính quốc gia… Tất cả đều dửng dưng vô trách nhiệm, thờ ơ như không liên quan gì tới mình, kệ tình trạng mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy xưng. Chỉ ngốn ngân sách là giỏi.
Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2021
Đẳng cấp
Hôm qua 17.9, làng báo có sự kiện chấn động. Báo Người Đô Thị đăng bài của nhà báo Phúc Tiến "Cần đặt lại lư hương và tôn tạo tượng đài Trần Hưng Đạo" nhân ngày giỗ Đức Thánh Trần 20.8 âm lịch.
Báo Người Đô Thị chỉ là tờ báo nhỏ, rất nhỏ nhưng đã làm được điều tất cả những tờ báo khác và cơ quan truyền thông xứ này không làm được, không dám làm, bởi mũ ni che tai, thiếu bản lĩnh, hèn, và nhất là thiếu ý thức thực sự với nước với dân, với lịch sử, với danh nhân, anh hùng dân tộc. Người Đô Thị bằng bài báo này đã định nghĩa lại khái niệm lớn hay nhỏ, đẳng cấp hay không của một cơ quan báo chí.
Nhà báo Phúc Tiến là một tên tuổi trong làng báo. Hồi thập niên 80 (và trước đó nữa, cuối thập niên 70), anh giữ ấn tiên phong về mảng giáo dục của báo Tuổi Trẻ. Thời ấy cứ nhắc tới cặp Phúc Tiến (Tuổi Trẻ) - Mai Lan (SGGP) hầu như ai cũng kính nể về sức viết, sự sắc sảo, hiểu biết sâu rộng. Hồi tôi còn dạy học, thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Năm trường DBĐH từng tổ chức một chuyến đi Vũng Tàu cho cán bộ và mời 2 phóng viên giáo dục sừng sỏ ấy đồng hành chỉ để được nghe những góp ý của họ về việc phát triển trường. Trong nghề báo, tôi gặp anh Phúc Tiến nhiều lần, chỉ nói ngắn gọn rằng đó là người giỏi, cực giỏi. Nửa chừng, anh ấy bỏ nghề lập công ty tư vấn du học cũng rất thành công. Chỉ cần đọc bài của Phúc Tiến kèm theo đây thì đủ biết giỏi và bản lĩnh thế nào.
Báo Người Đô Thị chỉ là tờ báo nhỏ, rất nhỏ nhưng đã làm được điều tất cả những tờ báo khác và cơ quan truyền thông xứ này không làm được, không dám làm, bởi mũ ni che tai, thiếu bản lĩnh, hèn, và nhất là thiếu ý thức thực sự với nước với dân, với lịch sử, với danh nhân, anh hùng dân tộc. Người Đô Thị bằng bài báo này đã định nghĩa lại khái niệm lớn hay nhỏ, đẳng cấp hay không của một cơ quan báo chí.
Nhà báo Phúc Tiến là một tên tuổi trong làng báo. Hồi thập niên 80 (và trước đó nữa, cuối thập niên 70), anh giữ ấn tiên phong về mảng giáo dục của báo Tuổi Trẻ. Thời ấy cứ nhắc tới cặp Phúc Tiến (Tuổi Trẻ) - Mai Lan (SGGP) hầu như ai cũng kính nể về sức viết, sự sắc sảo, hiểu biết sâu rộng. Hồi tôi còn dạy học, thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Năm trường DBĐH từng tổ chức một chuyến đi Vũng Tàu cho cán bộ và mời 2 phóng viên giáo dục sừng sỏ ấy đồng hành chỉ để được nghe những góp ý của họ về việc phát triển trường. Trong nghề báo, tôi gặp anh Phúc Tiến nhiều lần, chỉ nói ngắn gọn rằng đó là người giỏi, cực giỏi. Nửa chừng, anh ấy bỏ nghề lập công ty tư vấn du học cũng rất thành công. Chỉ cần đọc bài của Phúc Tiến kèm theo đây thì đủ biết giỏi và bản lĩnh thế nào.
Vụ báo Tiền Phong lâm nạn
Chuyện báo Tiền Phong, cơ quan trung ương của đoàn TNCS Hồ Chí Minh bị sao quả tạ do chú thích bậy ảnh, biến người sống thành người chết, thực ra dạng vụ việc như vậy không phải hiếm trong làng báo. Xôn xao một vài hôm thôi, ngày mai lại có thể trôi vào dĩ vãng. Chuyện gì cũng vậy.
Vấn đề là cái sai cái lỗi ấy đụng vào chỗ... nhạy cảm. Vẫn biết cứ đụng vào chỗ nhạy cảm ắt có vấn đề, hoặc sướng hoặc khổ. Lần này thì khổ. Nếu nhầm tên của Thông cào chẳng hạn, bắt chết 3 chục lần cũng chả sao, nhưng lại trúng tên đại tướng nên mới thành chuyện. Giống như dân gian bảo "Nghe tin bỗng thấy bàng hoàng/Đại tướng đang sống chuyển sang từ trần" (câu gốc là: Nghe tin bỗng thấy bàng hoàng/Bác Hồ đang sống chuyển sang từ trần, hồi năm 1969).
Tôi làm báo mấy chục năm, chuyên nghề biên tập, nên dễ thông cảm cho đám Tiền Phong. Xưa nay sai nhiều lắm. Còn nhớ có tờ báo chả biết mắt hếch lên giời làm sao mà viết sai cả tên cụ Hồ rất tai hại, đến nỗi tổng biên tập bị mất chức, cả ban thư ký trực bị kỷ luật, còn các tờ báo sau đó được quán triệt nếu có viết tên cụ, kể cả tên thành phố, thì cứ viết tắt là HCM, TP.HCM cho an toàn.
Vấn đề là cái sai cái lỗi ấy đụng vào chỗ... nhạy cảm. Vẫn biết cứ đụng vào chỗ nhạy cảm ắt có vấn đề, hoặc sướng hoặc khổ. Lần này thì khổ. Nếu nhầm tên của Thông cào chẳng hạn, bắt chết 3 chục lần cũng chả sao, nhưng lại trúng tên đại tướng nên mới thành chuyện. Giống như dân gian bảo "Nghe tin bỗng thấy bàng hoàng/Đại tướng đang sống chuyển sang từ trần" (câu gốc là: Nghe tin bỗng thấy bàng hoàng/Bác Hồ đang sống chuyển sang từ trần, hồi năm 1969).
Tôi làm báo mấy chục năm, chuyên nghề biên tập, nên dễ thông cảm cho đám Tiền Phong. Xưa nay sai nhiều lắm. Còn nhớ có tờ báo chả biết mắt hếch lên giời làm sao mà viết sai cả tên cụ Hồ rất tai hại, đến nỗi tổng biên tập bị mất chức, cả ban thư ký trực bị kỷ luật, còn các tờ báo sau đó được quán triệt nếu có viết tên cụ, kể cả tên thành phố, thì cứ viết tắt là HCM, TP.HCM cho an toàn.
Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2021
Giáo sư, hay gà sống thiến sót
Hội đồng "ný nuận" trung ương nhiệm kỳ mới vừa được chỉ định với những gương mặt... cũ, tinh những giáo sư giáo siếc. Từ ông thủ tới các ông phó, tới các ủy viên, rặt những lý luận gia cỡ Hoàng Chí Bảo, Phùng Hữu Phú, Nhị Lê, Tạ Ngọc Tấn, Đức Dũng..., đều giáo sư tiến sĩ cả.Thú thực là tôi chả tin vào mấy ông bà giáo sư được nhà nước này phong trong khoảng vài chục năm trở lại đây, nhất là mấy ông kễnh lãnh đạo, mấy ông lý luận tư tưởng mác lê, mấy ông tướng. Giáo sư của mấy ông ấy chắc chỉ để làm màu. Cứ test ngoáy mũi một phát tòi thực chất ngay. Không bám vào lý luận mác lê, không mài bằng chính trị cao cấp ra kiếm cái bỏ vào mồm, chỉ còn nước đi ăn mày, chết đói.
Trên trang thông tin điện tử của Hội đồng lý luận trung ương ngày 11.9 có đăng bài phỏng vấn ông Tạ Ngọc Tấn GSTS phó chủ tịch hội đồng, ông Tấn ca ngợi ông Trọng đã nhìn rõ "bản chất của chế độ tư bản chủ nghĩa là chế độ thống trị của số ít giàu có, và những thứ tự do, dân chủ mà họ vẫn rêu rao chỉ là lớp son phấn che phủ cho thực chất chuyên chế của những tập đoàn tư bản độc quyền". Thế kỷ 21 trôi qua đã hơn 2 thập niên mà bọn họ vẫn luận điệu như thế thì trông mong được gì.
Trên trang thông tin điện tử của Hội đồng lý luận trung ương ngày 11.9 có đăng bài phỏng vấn ông Tạ Ngọc Tấn GSTS phó chủ tịch hội đồng, ông Tấn ca ngợi ông Trọng đã nhìn rõ "bản chất của chế độ tư bản chủ nghĩa là chế độ thống trị của số ít giàu có, và những thứ tự do, dân chủ mà họ vẫn rêu rao chỉ là lớp son phấn che phủ cho thực chất chuyên chế của những tập đoàn tư bản độc quyền". Thế kỷ 21 trôi qua đã hơn 2 thập niên mà bọn họ vẫn luận điệu như thế thì trông mong được gì.
Thứ Ba, 14 tháng 9, 2021
Cười ai?
Tối 13.9 tivi phát sự họp trực tuyến của thủ tướng Chính với đám lãnh đạo 2 tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang. Hai tay bí thư quan đầu tỉnh khi được hỏi cụ thể về vùng đất mình trị nhậm cứ ớ ra, lúng túng như gà mắc dây thun trong cổ họng, ngó hết đứa cấp dưới này lại đứa cấp dưới nọ để nhờ chúng nó nhắc, tay chân quờ quạng tìm văn bản hợp với câu hỏi của sếp trung ương. Coi mà chán ngán, chết cười. Nhưng cười ai?
Lão hàng xóm nhà tôi bảo không thể chỉ trách thằng bí thư Kiên Giang hay Tiền Giang được. Đâu phải chỉ mình nó nói gì cũng phải dùng phao, không phao thì ú ớ ngậm hột thị. Đầy thằng to hơn nó, đi đâu, làm gì, nói chuyện với ai cũng cứ phải nhăm nhăm cuộn giấy do bọn trợ lý viết sẵn, ngay đến cả lời "chúc các đồng chí sức khỏe, chúc hội nghị thành công tốt đẹp" cũng cắm đầu vào giấy đọc, có khác gì con heo cắm mõm vào máng cám.
Lão hàng xóm nhà tôi bảo không thể chỉ trách thằng bí thư Kiên Giang hay Tiền Giang được. Đâu phải chỉ mình nó nói gì cũng phải dùng phao, không phao thì ú ớ ngậm hột thị. Đầy thằng to hơn nó, đi đâu, làm gì, nói chuyện với ai cũng cứ phải nhăm nhăm cuộn giấy do bọn trợ lý viết sẵn, ngay đến cả lời "chúc các đồng chí sức khỏe, chúc hội nghị thành công tốt đẹp" cũng cắm đầu vào giấy đọc, có khác gì con heo cắm mõm vào máng cám.
Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2021
Tình sâu nặng
Suốt hơn trăm ngày Sài Gòn phong tỏa, cấm đoán đi lại, trong đó gần 2 tháng trời lockdown (đóng cửa), gần như giới nghiêm, thứ thì chìm xuống, thứ lại nổi lên, chỉ tiếc mình không phải nhà văn như cô Phan Thúy Hà viết ra cuốn sách dạng phi hư cấu, cứ người thực việc thực, đủ tạo được miếng ghép cho bộ sử sau này.
Chính phủ nhiều việc, lo đủ điều lớn nhỏ, tôi chả trách gì, nhưng cứ phải nói thẳng, từ khi lockdown tới nay không hề thấy nhà chức việc héo lánh hỏi thăm, giúp đỡ, ban phát như thấy trên tivi. Vắng bặt, cả khu vực bình dân trong đó có nhà tôi, chứ không phải riêng hộ nào bị quên. Nếu có tí ti chút hệ thống chính trị xen vào, thì chỉ là bà tổ trưởng lâu lâu lại đến dúi cho mấy cái phiếu kèm lời thông báo miệng chút nữa ra công viên tét (test) nhá. Đứa cháu nhà hàng xóm hỏi tét là gì hở bác, tôi bảo đi ngoáy mũi để bắt con cô vít, giống như hôm trước tao bắt con sâu lông trên cây vối ấy. Nó chết khiếp, xua tay cháu không tét, cháu không tét.
Chính phủ nhiều việc, lo đủ điều lớn nhỏ, tôi chả trách gì, nhưng cứ phải nói thẳng, từ khi lockdown tới nay không hề thấy nhà chức việc héo lánh hỏi thăm, giúp đỡ, ban phát như thấy trên tivi. Vắng bặt, cả khu vực bình dân trong đó có nhà tôi, chứ không phải riêng hộ nào bị quên. Nếu có tí ti chút hệ thống chính trị xen vào, thì chỉ là bà tổ trưởng lâu lâu lại đến dúi cho mấy cái phiếu kèm lời thông báo miệng chút nữa ra công viên tét (test) nhá. Đứa cháu nhà hàng xóm hỏi tét là gì hở bác, tôi bảo đi ngoáy mũi để bắt con cô vít, giống như hôm trước tao bắt con sâu lông trên cây vối ấy. Nó chết khiếp, xua tay cháu không tét, cháu không tét.
Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2021
Bác Chơn về giời
Bác Chơn được nhắc ở trên là Lê Thành Chơn. Dân quê tôi chẳng hạn, một làng yên ả ở đất Hải Phòng có thể 99% không biết Lê Thành Chơn là ai. Nhưng binh chủng không quân (trong quân chủng phòng không không quân), giới viết lách văn nghệ (tức đám mà chúng ta âu yếm gọi là nhà văn), cả giới làm du lịch khách sạn nữa, một thời gian dài, nhắc tới Lê Thành Chơn, không ai không biết.
Bác Chơn dân miền Nam tập kết, cùng đợt, cùng chuyến tàu Ba Lan với ông anh vợ tôi, nhạc sĩ Lê Khiêm. Lại cùng quê, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, bác Chơn xã Tấn Mỹ, ông anh tôi xã Bình Phước Xuân. Lạ kỳ vùng đất Chợ Mới khỉ ho cò gáy này, nhất là cù lao Giêng, lại phát về văn nghệ, trong đó phải kể đến Nguyễn Quang Sáng, Hoàng Hiệp, Nguyễn Ngọc Bạch (ba của chị Hậu khảo cổ), Lê Thành Chơn… Ông Khiêm nhà tôi cũng là nhạc sĩ, trưởng đoàn ca múa quân khu 7. Hồi nhạc sĩ Khiêm tại thế, một hôm tôi nhắc tới bác Chơn, ổng bảo ai chứ thằng Chơn sao tao không biết. Ổng gọi là thằng bởi hơn nhau mấy tuổi, lại cùng lính tráng, cùng đi tàu Ba Lan…
Bác Chơn dân miền Nam tập kết, cùng đợt, cùng chuyến tàu Ba Lan với ông anh vợ tôi, nhạc sĩ Lê Khiêm. Lại cùng quê, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, bác Chơn xã Tấn Mỹ, ông anh tôi xã Bình Phước Xuân. Lạ kỳ vùng đất Chợ Mới khỉ ho cò gáy này, nhất là cù lao Giêng, lại phát về văn nghệ, trong đó phải kể đến Nguyễn Quang Sáng, Hoàng Hiệp, Nguyễn Ngọc Bạch (ba của chị Hậu khảo cổ), Lê Thành Chơn… Ông Khiêm nhà tôi cũng là nhạc sĩ, trưởng đoàn ca múa quân khu 7. Hồi nhạc sĩ Khiêm tại thế, một hôm tôi nhắc tới bác Chơn, ổng bảo ai chứ thằng Chơn sao tao không biết. Ổng gọi là thằng bởi hơn nhau mấy tuổi, lại cùng lính tráng, cùng đi tàu Ba Lan…
Thứ Năm, 9 tháng 9, 2021
Báo sạch và báo bẩn
Giữa lúc thiên hạ đang chú mục vào chuyện dịch bệnh thì thông tin nhà cai trị truy tố các thành viên nhóm Báo Sạch ít được quan tâm. Cũng như hôm kia người ta đề nghị khởi tố nhà báo Nguyễn Hoài Nam về "tội" chống tham nhũng theo cách riêng vậy.
Cũng chả thể trách cứ dư luận thờ ơ với những vụ việc trọng bởi người đời đang vật lộn với sự sống cái chết còn trọng hơn, tuy nhiên chọn cách công bố vào thời điểm này, nhà chức việc tránh được những ì xèo của dân chúng.
Điều thấy rõ nhất là nhà cai trị chuyên chính vô sản đã quyết trừng trị dập tắt những tiếng nói trái chiều mà họ quy gọn là phản động, chống đối, nói xấu, bôi nhọ. Một vụ quan trọng như thế nhưng họ giao cho viện kiểm sát huyện (huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ) truy tố (đành rằng có thể đúng theo quy trình, phân cấp). Nhóm Báo Sạch của các nhà báo Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Trung Bảo... bị quy tội với lý do "tất cả các thông tin đều là tiêu cực, phủ nhận hết mọi kết quả, thành tựu đạt được từ trước tới nay của đất nước, địa phương" (trích cáo trạng của viện kiểm sát Thới Lai). Cáo trạng Thới Lai cho rằng "Danh và đồng bọn" đã đăng tải nhiều bài viết thiếu tính xây dựng, mang ý nghĩa tiêu cực trong nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề của xã hội, của chế độ, của hệ thống chính trị đất nước...
Cũng chả thể trách cứ dư luận thờ ơ với những vụ việc trọng bởi người đời đang vật lộn với sự sống cái chết còn trọng hơn, tuy nhiên chọn cách công bố vào thời điểm này, nhà chức việc tránh được những ì xèo của dân chúng.
Điều thấy rõ nhất là nhà cai trị chuyên chính vô sản đã quyết trừng trị dập tắt những tiếng nói trái chiều mà họ quy gọn là phản động, chống đối, nói xấu, bôi nhọ. Một vụ quan trọng như thế nhưng họ giao cho viện kiểm sát huyện (huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ) truy tố (đành rằng có thể đúng theo quy trình, phân cấp). Nhóm Báo Sạch của các nhà báo Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Trung Bảo... bị quy tội với lý do "tất cả các thông tin đều là tiêu cực, phủ nhận hết mọi kết quả, thành tựu đạt được từ trước tới nay của đất nước, địa phương" (trích cáo trạng của viện kiểm sát Thới Lai). Cáo trạng Thới Lai cho rằng "Danh và đồng bọn" đã đăng tải nhiều bài viết thiếu tính xây dựng, mang ý nghĩa tiêu cực trong nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề của xã hội, của chế độ, của hệ thống chính trị đất nước...
Thứ Ba, 7 tháng 9, 2021
Thấm đòn chính phủ
Tình trạng ngăn đường, lập chốt, cấm qua lại, đòi đủ thứ giấy tờ, bắt phải nêu lý do chính đáng... mới "thông quan", dù chưa bao lâu nhưng người Hà Nội đã ngấm đòn. Thật đáng buồn khi phải so sánh, người Sài Gòn đã bị hành cả trăm ngày, hơn 3 tháng rồi, tới mức nhiều người giờ chỉ thích... ở nhà, không muốn ra đường nữa.
Đã sinh tâm lý mặc kệ, phó mặc, muốn đến đâu thì đến. Ngay cái thân mình, con người ta cũng không thèm quan tâm nữa. Chính quyền cấm cũng được, không cấm cũng chả sao. Lực lượng dân phòng công an quân đội đã hơi bị thất nghiệp ở các chốt, không căng thẳng như những ngày đầu lockdown (phong tỏa, đóng cửa) bởi dân đã chán ra đường, chán thực hiện yêu cầu của chính quyền.
Khi họ (dân) đã chán thì sau này nhỡ xảy ra việc gì, có dí súng vào gáy, họ cũng kệ. Tôi nói thật.
Nguyễn Thông
Đã sinh tâm lý mặc kệ, phó mặc, muốn đến đâu thì đến. Ngay cái thân mình, con người ta cũng không thèm quan tâm nữa. Chính quyền cấm cũng được, không cấm cũng chả sao. Lực lượng dân phòng công an quân đội đã hơi bị thất nghiệp ở các chốt, không căng thẳng như những ngày đầu lockdown (phong tỏa, đóng cửa) bởi dân đã chán ra đường, chán thực hiện yêu cầu của chính quyền.
Nói đâu xa, tôi nửa tháng nay không bước ra khỏi nhà dù nhà đang thiếu đủ thứ "hàng hóa thiết yếu". Không phải không có tiền, mà ngại bị mấy anh bộ đội, công an, dân phòng hạch hỏi căn vặn, ngại phải giãi bày xin xỏ, ngại bị đứa trẻ ranh lườm coi mình như tội phạm... Tôi chỉ là một trong nhiều triệu người bị đẩy vào thế "bãi quan, từ quan" (quan là cái cửa, cổng, chốt chặn).
Khi họ (dân) đã chán thì sau này nhỡ xảy ra việc gì, có dí súng vào gáy, họ cũng kệ. Tôi nói thật.
Nguyễn Thông
Thứ Hai, 6 tháng 9, 2021
Khai trường hay mở dịch
Hỡi nhà cai trị đầu đất, dịch bệnh đang như thần chết phủ bóng đen khắp mọi đám tụ tập đông người, vậy mà hôm nay vẫn máy móc cố tình cố ý tổ chức khai trường, bắt trẻ đi học, có khác nào đẩy chúng vào sự hiểm nguy, liều tính mạng.
Sao không nhớ bài học xương máu cố tình tổ chức giỗ tổ Hùng Vương, thỏa ý đồ chính trị cho chơi lễ 30.4 - 1.5 bừa phứa, tiến hành bầu cử khi vi rút nhởn nhơ khắp nơi..., đều là những tác nhân quan trọng để rồi dân nước chịu thảm cảnh này.
Chậm năm học một vài tháng, không sao cả, nhất là có thể kéo dài sang hè năm sau nếu khi ấy dịch đã nhạt, và quan trọng nhất là chỉ cần rút gọn cái chương trình nặng nề phô trương ít thực chất, chỉ có tác dụng... hành hạ thầy cô giáo và học trò.
Bắt các em các cháu tới trường, nói phỉ phui cái mồm, nhỡ thành ổ dịch, lây nhiễm, tử vong, các ông các bà đầu đất có dám đứng ra nhận trách nhiệm, đền mạng không.
Sao không nhớ bài học xương máu cố tình tổ chức giỗ tổ Hùng Vương, thỏa ý đồ chính trị cho chơi lễ 30.4 - 1.5 bừa phứa, tiến hành bầu cử khi vi rút nhởn nhơ khắp nơi..., đều là những tác nhân quan trọng để rồi dân nước chịu thảm cảnh này.
Chậm năm học một vài tháng, không sao cả, nhất là có thể kéo dài sang hè năm sau nếu khi ấy dịch đã nhạt, và quan trọng nhất là chỉ cần rút gọn cái chương trình nặng nề phô trương ít thực chất, chỉ có tác dụng... hành hạ thầy cô giáo và học trò.
Bắt các em các cháu tới trường, nói phỉ phui cái mồm, nhỡ thành ổ dịch, lây nhiễm, tử vong, các ông các bà đầu đất có dám đứng ra nhận trách nhiệm, đền mạng không.
Chủ Nhật, 5 tháng 9, 2021
Sống chung
Rất nhiều người đang lời ra tiếng vào về quan điểm "sống chung với dịch", khen thủ tướng, chê cái thằng trên tivi mậu dịch.
Tôi xưa nay, cái gì đáng khen thì khen, thứ gì đáng chê cứ nói huỵch toẹt.
Thiển nghĩ, cả người khen thủ tướng và chê đứa tivi kia đều không biết điều này, do dốt (mà cả tể tướng cũng dốt khi phát ngôn thiếu suy nghĩ như vậy, một phần do không có đứa giỏi làm trợ lý):
Con người chỉ có thể sống chung với vi rút, vi trùng chứ không thể nào sống chung với dịch. Cũng như có thể sống chung với vi trùng lao, vi trùng tả chứ không thể chung chạ với bệnh lao, bệnh tả. Khi nó đã thành bệnh, thành dịch thì chỉ có chữa (chữa chứ không phải chống), vào bệnh viện mà ăn vạ bác sĩ, không thì chết. Đó là chưa nói chính mồm các ông ấy hô hào chống dịch như chống giặc, gọi dịch là giặc, nay lại quay phắt, đòi sống chung với giặc.
Tôi xưa nay, cái gì đáng khen thì khen, thứ gì đáng chê cứ nói huỵch toẹt.
Thiển nghĩ, cả người khen thủ tướng và chê đứa tivi kia đều không biết điều này, do dốt (mà cả tể tướng cũng dốt khi phát ngôn thiếu suy nghĩ như vậy, một phần do không có đứa giỏi làm trợ lý):
Con người chỉ có thể sống chung với vi rút, vi trùng chứ không thể nào sống chung với dịch. Cũng như có thể sống chung với vi trùng lao, vi trùng tả chứ không thể chung chạ với bệnh lao, bệnh tả. Khi nó đã thành bệnh, thành dịch thì chỉ có chữa (chữa chứ không phải chống), vào bệnh viện mà ăn vạ bác sĩ, không thì chết. Đó là chưa nói chính mồm các ông ấy hô hào chống dịch như chống giặc, gọi dịch là giặc, nay lại quay phắt, đòi sống chung với giặc.
Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2021
Học cụ Hồ (phần 3)
Hôm nay 2.9, tính theo lịch tây là ngày mất của cụ Hồ, vào năm 1969. Theo kiểu chọn kỵ nhật (ngày giỗ) lịch ta từ xưa tới giờ xứ mình vẫn dùng, thì cúng vào 21.7 âm lịch. Cũng hơi lạ và hiếm, bởi thường cúng tây luôn đi trước cúng ta, năm nay lại cúng ta trước cúng tây những 6 ngày.
Muốn bổ sung những hiểu biết về cụ Hồ, không cần phải quanh năm suốt tháng miệt mài tìm tòi, chỉ cần đọc báo coi tivi vào 2 dịp chính, ngày 19.5 và ngày 2.9 thì vô thiên khênh. Đủ cả thực hư, chuyện người thật việc thật cũng như truyền thuyết. Tôi có ông bạn, cứ tới ngày cụ sinh cụ mất hằng năm cũng kiếm được mớ nhuận bút khá khá. Ngoài những dịp “lễ trọng” ấy, nhà cai trị còn tổ chức thường xuyên công cuộc “Học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh”, yêu cầu tất cả mọi người, nhất là cán bộ đảng viên phải thấm nhuần. Đó cũng là thứ tiêu chuẩn quan trọng để phân loại, đánh giá phẩm chất con người trong bộ máy cai trị.
Đã đặt ra thì phải thực hiện. Càng người “trên” càng phải gương mẫu thực hiện. Không thể cứ nói một đằng làm một nẻo. Không thể để cho người “dưới” xì xào “tại trên ngồi chẳng chính ngôi/để cho kẻ dưới chúng tôi lăng loàn”. Đừng lâu lâu ban kiểm tra trung ương lại kết luận tổ chức này cá nhân nọ đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh dự, uy tín…
Muốn bổ sung những hiểu biết về cụ Hồ, không cần phải quanh năm suốt tháng miệt mài tìm tòi, chỉ cần đọc báo coi tivi vào 2 dịp chính, ngày 19.5 và ngày 2.9 thì vô thiên khênh. Đủ cả thực hư, chuyện người thật việc thật cũng như truyền thuyết. Tôi có ông bạn, cứ tới ngày cụ sinh cụ mất hằng năm cũng kiếm được mớ nhuận bút khá khá. Ngoài những dịp “lễ trọng” ấy, nhà cai trị còn tổ chức thường xuyên công cuộc “Học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh”, yêu cầu tất cả mọi người, nhất là cán bộ đảng viên phải thấm nhuần. Đó cũng là thứ tiêu chuẩn quan trọng để phân loại, đánh giá phẩm chất con người trong bộ máy cai trị.
Đã đặt ra thì phải thực hiện. Càng người “trên” càng phải gương mẫu thực hiện. Không thể cứ nói một đằng làm một nẻo. Không thể để cho người “dưới” xì xào “tại trên ngồi chẳng chính ngôi/để cho kẻ dưới chúng tôi lăng loàn”. Đừng lâu lâu ban kiểm tra trung ương lại kết luận tổ chức này cá nhân nọ đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh dự, uy tín…
Thứ Năm, 2 tháng 9, 2021
Diệp Đức Minh người hiền
Trận dịch Vũ Hán tai ác lần này đã cướp đi của chúng ta biết bao người thân thiết. Có thể mới hôm qua hôm kia, tuần này tuần trước còn nói chuyện với nhau qua điện thoại, dòm nhau qua viber, zalo, thậm chí còn cười khi khí, chúc nhau an lành, cứng cỏi chống chọi vượt qua thằng dịch khốn khiếp, nhưng chỉ sau đó đã là hung tin, kẻ còn người mất. Tôi nhận thứ tin dữ kiểu vậy khi sáng nay các bạn cơ quan cũ báo Diệp Đức Minh vừa mất, sớm nay 1.9.
Có thể nhiều người không biết Diệp Đức Minh là ai. Cũng phải thôi, ngay cả bây giờ bất chợt túm chặt tay ai nào đó hỏi tên chủ tịch nước là gì, đảm bảo nhiều công dân ú ớ. Họ rành rẽ giống lúa, con tôm con cá, trái ổi trái xoài, chứ ai làm chủ tịch, làm tổng bí thư cũng thế thôi, biết chả để làm gì. Huống hồ Minh chỉ là người bình thường.
Tuy nhiên, giới làm báo, và nhất là những tay thợ ảnh, chụp ảnh, nhiếp ảnh, nhà báo ảnh, gọi nôm na dễ thương bằng phó nháy, thì Minh là cái tên, hình ảnh quen thuộc, nổi tiếng đằng khác. Với đám làm báo làm ảnh vài chục năm qua, tên tuổi Diệp Đức Minh không xa lạ gì.
Có thể nhiều người không biết Diệp Đức Minh là ai. Cũng phải thôi, ngay cả bây giờ bất chợt túm chặt tay ai nào đó hỏi tên chủ tịch nước là gì, đảm bảo nhiều công dân ú ớ. Họ rành rẽ giống lúa, con tôm con cá, trái ổi trái xoài, chứ ai làm chủ tịch, làm tổng bí thư cũng thế thôi, biết chả để làm gì. Huống hồ Minh chỉ là người bình thường.
Tuy nhiên, giới làm báo, và nhất là những tay thợ ảnh, chụp ảnh, nhiếp ảnh, nhà báo ảnh, gọi nôm na dễ thương bằng phó nháy, thì Minh là cái tên, hình ảnh quen thuộc, nổi tiếng đằng khác. Với đám làm báo làm ảnh vài chục năm qua, tên tuổi Diệp Đức Minh không xa lạ gì.
Thứ Tư, 1 tháng 9, 2021
Bộ Chính trị và Gia Cát Lượng
Phàm ở trên đời, khen ai chê ai là quyền của mỗi cá nhân. Cái quyền tối thiểu ấy mà không có thì con người ta chẳng có gì sất. Trong lịch sử thể chế này, đã có thời nhà cai trị bắt đám đông phải ngắm trăng tập thể, khi cán bộ bảo trăng đẹp thì mọi người phải khen đẹp, chê trăng mờ thì cũng ngậm ngùi rằng trăng mờ.
Viết vậy để nói rằng, dù chỉ là đứa dân đen nhưng tôi có ý thức tôn trọng quyền cá nhân của người khác. Họ phát ngôn, đánh giá, nhận xét, bày tỏ quan điểm, thậm chí chửi mắng, tôi đều tiếp nhận. Giày dép còn có size, kích cỡ khác nhau, nữa là người.
Hôm trước, tôi biên bài “Những chị Dậu thời nay” kể về cảnh khổ của người lao động tha hương chạy trốn dịch và cái đói. Không ít người nhào ra mắng mỏ, chê trách người chạy nạn vi phạm giãn cách, coi thường chỉ thị 16, xem thường đường lối chống dịch của chính phủ. Có người (chắc hưởng nhiều ơn huệ của chế độ) trịch thượng mắng tôi, ông đã làm được gì mà nói này nói nọ, có giỏi thì sao không đứng ra mà làm, người ta là Bộ Chính trị, là ban bí thư, là đầu não của đất nước, người ta ngu hơn ông chắc, người ta chờ ông chỉ bảo dạy dỗ chắc…, cứ thế mắng một thôi một hồi.
Viết vậy để nói rằng, dù chỉ là đứa dân đen nhưng tôi có ý thức tôn trọng quyền cá nhân của người khác. Họ phát ngôn, đánh giá, nhận xét, bày tỏ quan điểm, thậm chí chửi mắng, tôi đều tiếp nhận. Giày dép còn có size, kích cỡ khác nhau, nữa là người.
Hôm trước, tôi biên bài “Những chị Dậu thời nay” kể về cảnh khổ của người lao động tha hương chạy trốn dịch và cái đói. Không ít người nhào ra mắng mỏ, chê trách người chạy nạn vi phạm giãn cách, coi thường chỉ thị 16, xem thường đường lối chống dịch của chính phủ. Có người (chắc hưởng nhiều ơn huệ của chế độ) trịch thượng mắng tôi, ông đã làm được gì mà nói này nói nọ, có giỏi thì sao không đứng ra mà làm, người ta là Bộ Chính trị, là ban bí thư, là đầu não của đất nước, người ta ngu hơn ông chắc, người ta chờ ông chỉ bảo dạy dỗ chắc…, cứ thế mắng một thôi một hồi.
Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021
Con số
Nói ngay rằng lâu nay tôi luôn hồ nghi, nói thẳng là không tin, những con số do nhà cai trị, nhất là nhà cai trị cộng sản, đưa ra. Nó luôn ẩn chứa trong đó những mưu mẹo, âm mưu, mẹo mực, ý đồ có lợi cho bên này, có hại cho bên kia. Xét theo kiểu các cụ xưa, tin thì chỉ có đổ thóc giống ra mà ăn.
Nhưng phải nói cứ mỗi chiều tối suốt 3 tháng nay, rất choáng khi đọc những con số chính quyền thống kê, được công bố trên báo chí tivi. Chẳng hạn hôm qua 30.8: Cả nước 14.219 ca nhiễm mới, trong đó Sài Gòn 5.889 ca, Bình Dương 6.050 ca; số ca tử vong trong ngày là 315 (nguồn: Báo VnExpress). Nếu đó là sự thực thì quả thật quá khủng khiếp, rã rời, u ám. Sự khủng khiếp này, người ở những tỉnh thành khác, như Cao Bằng chẳng hạn (tỉnh ni nghe nói tới giờ vẫn chưa có ca mắc nào) sẽ không hình dung ra, nhưng nếu sống ở Sài Gòn hoặc Bình Dương thì chỉ thấy tương lai xám xịt như bầu trời mây đen vần vũ kia.
Tôi cũng không thoát khỏi tâm trạng đó. Hộ gia đình đối diện nhà tôi chỉ trong một tuần vừa rồi đã hai người chết do COVID. Cả khu vực tình làng nghĩa xóm nhưng không ai dám lại gần, dù chỉ muốn đi vụt qua nói liến thoắng với con cái họ một lời chia buồn. Nhà tôi cửa đóng then cài im ỉm cả chục ngày rồi, rác cũng không dám đem ra, nhỡ mình hé mở thì cô vít nó vụt lẻn vào. Lương thực thực phẩm đang cạn dần, có tiền cũng không mua được, vợ chồng con cái chỉ biết động viên nhau đội vùng đỏ cố lên, cố lên.
Nhưng phải nói cứ mỗi chiều tối suốt 3 tháng nay, rất choáng khi đọc những con số chính quyền thống kê, được công bố trên báo chí tivi. Chẳng hạn hôm qua 30.8: Cả nước 14.219 ca nhiễm mới, trong đó Sài Gòn 5.889 ca, Bình Dương 6.050 ca; số ca tử vong trong ngày là 315 (nguồn: Báo VnExpress). Nếu đó là sự thực thì quả thật quá khủng khiếp, rã rời, u ám. Sự khủng khiếp này, người ở những tỉnh thành khác, như Cao Bằng chẳng hạn (tỉnh ni nghe nói tới giờ vẫn chưa có ca mắc nào) sẽ không hình dung ra, nhưng nếu sống ở Sài Gòn hoặc Bình Dương thì chỉ thấy tương lai xám xịt như bầu trời mây đen vần vũ kia.
Tôi cũng không thoát khỏi tâm trạng đó. Hộ gia đình đối diện nhà tôi chỉ trong một tuần vừa rồi đã hai người chết do COVID. Cả khu vực tình làng nghĩa xóm nhưng không ai dám lại gần, dù chỉ muốn đi vụt qua nói liến thoắng với con cái họ một lời chia buồn. Nhà tôi cửa đóng then cài im ỉm cả chục ngày rồi, rác cũng không dám đem ra, nhỡ mình hé mở thì cô vít nó vụt lẻn vào. Lương thực thực phẩm đang cạn dần, có tiền cũng không mua được, vợ chồng con cái chỉ biết động viên nhau đội vùng đỏ cố lên, cố lên.
Thứ Hai, 30 tháng 8, 2021
Người lặng lẽ
Một trong những thông tin liên quan tới dịch rất đáng chú ý hôm qua, không phải thứ khơi sự tò mò hoặc tin tức nóng, chẳng hạn bao nhiêu ca mắc, khỏi bao nhiêu, chết bao nhiêu, v.v.. mà là thứ tin lành, tích cực. Báo chí truyền thông nhà nước cũng như mạng xã hội đã có nét vẽ hồng hào trên cái nền u ám.
Chả là Công ty Ô tô Trường Hải, mà ta vẫn biết qua cái tên tắt quen thuộc THACO, trao tặng cho chính quyền ở Sài Gòn món quà cực quý lúc này: 30 chiếc xe cứu thương và 25 xe chuyên dụng vào việc tiêm chủng di động, ngoài ra còn nhiều thứ “râu ria” cần thiết khác cho chống dịch. Tôi tò mò nhắn tin hỏi ông bạn hơi già tòng sự bên ấy, ông chỉ trả lời ngắn gọn, trái ngược hẳn với sự hoạt ngôn lâu nay, rằng tính đến thời điểm này THACO đã trao tặng 3 triệu 350 ngàn bộ kit test nhanh Covid, 63 xe chuyên dụng vận chuyển vắc xin, 63 xe tiêm chủng lưu động, 30 xe cứu thương; hỗ trợ 50 xe tiêm chủng cơ động cùng nhiều dụng cụ phương tiện hoạt động phòng chống Covid khác. Riêng đợt ngày 27.8 hơn 160 tỉ đồng, cộng dồn những lần trước (gọi là trước chứ thực ra cũng chưa bao lâu, kể từ khi dịch căng) sơ sơ 800 tỉ đồng. Với những người ngụ trong nhà cấp 3+ như tôi, số tiền nhân hậu ấy thực… khủng khiếp, bởi nó lớn quá, lớn quá.
Thời còn làm báo TN, tôi gặp ông chủ của Công ty Trường Hải vài lần, dạng “nhà giàu…nhìn từ xa”, chưa trực tiếp mặn chuyện bao giờ. Chả là có chú em bạn đồng nghiệp làm giám đốc một công ty dịch vụ quảng cáo, cứ có hợp đồng giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp nào đó, nó lại kêu tôi dự, anh viết cho em cái tin. Thế nên biết cả Trương Gia Bình - Hoàng Minh Châu (FPT), Đặng Thành Tâm - Đặng Hoàng Yến (Tân Tạo), Võ Quốc Thắng (Đồng Tâm), Đoàn Nguyên Đức (Hoàng Anh Gia Lai), Đặng Lê Nguyên Vũ (Trung Nguyên)…, tinh những anh tài, lừng lẫy thương trường. Trong số ấy tất nhiên có Trần Bá Dương, đang lên nhưng rất kín tiếng nên nhiều người chỉ nghĩ tầm vừa vừa, chưa đặt vào hàng đấng bậc. Về sau này, có dịp tìm hiểu kỹ, tôi mới biết mình và đông người đã nhầm do cái cách hay nhìn vào phần xổi.
Chả là Công ty Ô tô Trường Hải, mà ta vẫn biết qua cái tên tắt quen thuộc THACO, trao tặng cho chính quyền ở Sài Gòn món quà cực quý lúc này: 30 chiếc xe cứu thương và 25 xe chuyên dụng vào việc tiêm chủng di động, ngoài ra còn nhiều thứ “râu ria” cần thiết khác cho chống dịch. Tôi tò mò nhắn tin hỏi ông bạn hơi già tòng sự bên ấy, ông chỉ trả lời ngắn gọn, trái ngược hẳn với sự hoạt ngôn lâu nay, rằng tính đến thời điểm này THACO đã trao tặng 3 triệu 350 ngàn bộ kit test nhanh Covid, 63 xe chuyên dụng vận chuyển vắc xin, 63 xe tiêm chủng lưu động, 30 xe cứu thương; hỗ trợ 50 xe tiêm chủng cơ động cùng nhiều dụng cụ phương tiện hoạt động phòng chống Covid khác. Riêng đợt ngày 27.8 hơn 160 tỉ đồng, cộng dồn những lần trước (gọi là trước chứ thực ra cũng chưa bao lâu, kể từ khi dịch căng) sơ sơ 800 tỉ đồng. Với những người ngụ trong nhà cấp 3+ như tôi, số tiền nhân hậu ấy thực… khủng khiếp, bởi nó lớn quá, lớn quá.
Thời còn làm báo TN, tôi gặp ông chủ của Công ty Trường Hải vài lần, dạng “nhà giàu…nhìn từ xa”, chưa trực tiếp mặn chuyện bao giờ. Chả là có chú em bạn đồng nghiệp làm giám đốc một công ty dịch vụ quảng cáo, cứ có hợp đồng giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp nào đó, nó lại kêu tôi dự, anh viết cho em cái tin. Thế nên biết cả Trương Gia Bình - Hoàng Minh Châu (FPT), Đặng Thành Tâm - Đặng Hoàng Yến (Tân Tạo), Võ Quốc Thắng (Đồng Tâm), Đoàn Nguyên Đức (Hoàng Anh Gia Lai), Đặng Lê Nguyên Vũ (Trung Nguyên)…, tinh những anh tài, lừng lẫy thương trường. Trong số ấy tất nhiên có Trần Bá Dương, đang lên nhưng rất kín tiếng nên nhiều người chỉ nghĩ tầm vừa vừa, chưa đặt vào hàng đấng bậc. Về sau này, có dịp tìm hiểu kỹ, tôi mới biết mình và đông người đã nhầm do cái cách hay nhìn vào phần xổi.
Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2021
Phản biện
Thằng con tôi hỏi phản biện là gì, tôi bảo tao không hơi đâu giải thích tỉ mỉ được, bởi nếu dùng lý luận cao siêu như "người ta" thì có giảng giải, giáo hóa cho mày cả ngày cũng không thủng óc. Vả lại cũng khó, người thì bảo phản biện là góp ý xây dựng, người thì phán là phản động chống đối, chả biết đâu mà lần.
Tôi chỉ dùi đục chấm mắm cáy cho nó dễ hiểu, phản biện nghĩa là có những thứ người ta khen thì mình chê bởi thấy đáng chê, người ta chê thì mình khen bởi đáng khen.
Lấy ví dụ: Thiên hạ nức nở khen ông tân Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh khi ông tuyên bố "trong thời gian dịch, nếu để một người dân đói tôi sẽ từ chức", rằng bản lĩnh, tư cách, tử tế, dứt khoát... Khen cũng đáng. Nhưng chính ông Lĩnh và những người khen ổng không hiểu rằng trong cái guồng máy cai trị này, ai cho phép ông từ chức, có muốn từ cũng chẳng được. Đầy đứa lấm bê bết từ đầu xuống chân còn bị làm lãnh đạo, huống hồ người tử tế. Văn hóa từ chức rất xa lạ, thậm chí là chuyện không tưởng với xứ này. Chỉ có cách chức, buộc thôi chức, ngưng chức, xóa cả các chức nguyên... thì người ta mới chứng tỏ được uy quyền. Để ông từ chức dễ thế, khác gì ông nhổ vào mặt người ta, coi tổ chức không là cái đinh gì. Cứ nhất nhất phải theo nguyên tắc "bắt cởi trần phải cởi trần/cho may ô mới được phần may ô". Trong thể chế này, đừng tưởng nghĩ tốt, nói tốt, làm tốt mà được ủng hộ.
Tôi chỉ dùi đục chấm mắm cáy cho nó dễ hiểu, phản biện nghĩa là có những thứ người ta khen thì mình chê bởi thấy đáng chê, người ta chê thì mình khen bởi đáng khen.
Lấy ví dụ: Thiên hạ nức nở khen ông tân Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh khi ông tuyên bố "trong thời gian dịch, nếu để một người dân đói tôi sẽ từ chức", rằng bản lĩnh, tư cách, tử tế, dứt khoát... Khen cũng đáng. Nhưng chính ông Lĩnh và những người khen ổng không hiểu rằng trong cái guồng máy cai trị này, ai cho phép ông từ chức, có muốn từ cũng chẳng được. Đầy đứa lấm bê bết từ đầu xuống chân còn bị làm lãnh đạo, huống hồ người tử tế. Văn hóa từ chức rất xa lạ, thậm chí là chuyện không tưởng với xứ này. Chỉ có cách chức, buộc thôi chức, ngưng chức, xóa cả các chức nguyên... thì người ta mới chứng tỏ được uy quyền. Để ông từ chức dễ thế, khác gì ông nhổ vào mặt người ta, coi tổ chức không là cái đinh gì. Cứ nhất nhất phải theo nguyên tắc "bắt cởi trần phải cởi trần/cho may ô mới được phần may ô". Trong thể chế này, đừng tưởng nghĩ tốt, nói tốt, làm tốt mà được ủng hộ.
Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2021
Giết gà dùng dao mổ trâu
Xem ảnh, coi tivi, rất thương mấy chú bộ đội vất vả trong việc mua bán, phân phối, đem hàng tới tận từng nhà dân. Khu dân cư tôi ở chưa thấy chú nào héo lánh nhưng qua truyền thông cứ nghĩ tội nghiệp các chú. Đó là tôi nói thật lòng bởi tôi từ bé đã gắn bó với chú bộ đội. Đây cũng là status đầu tiên nhắc tới bộ đội.
Điều đáng lo là, như hồi đầu tháng 6 tôi từng lưu ý phải bằng mọi cách để dịch không lây lan vào doanh trại lính, tấn công quân đội. Dịch lan ra các thành phố lớn, chui vào những khu công nghiệp, thò về vựa kinh tế ĐBSCL (nuôi cả nước), về mặt nào đó đành phải chịu, nhưng để nó làm yếu quân đội thì nguy hiểm số 1, cực kỳ tai hại, không có gì phải bàn cãi.
Vậy nên, cần xem lại phương thức đưa binh lính từ khắp nơi đổ về túi dịch Sài Gòn, nơi mỗi mét vuông đều tiềm ẩn cả tỉ virus Vũ Hán, chỉ để lọ mọ đi đưa rau đưa cỏ, liệu có ổn không? Tôi không dám nghĩ cao xa thâm sâu như một nhà báo bảo rằng bên trong việc này có điều khó nói thẳng. Chỉ ngại khi các chú bộ đội ấy xong việc, trở về đơn vị mình lại vô tình đem theo cả thứ mà các chú vừa chống, thì tai hại biết chừng nào. Không khác gì nối giáo cho dịch.
Điều đáng lo là, như hồi đầu tháng 6 tôi từng lưu ý phải bằng mọi cách để dịch không lây lan vào doanh trại lính, tấn công quân đội. Dịch lan ra các thành phố lớn, chui vào những khu công nghiệp, thò về vựa kinh tế ĐBSCL (nuôi cả nước), về mặt nào đó đành phải chịu, nhưng để nó làm yếu quân đội thì nguy hiểm số 1, cực kỳ tai hại, không có gì phải bàn cãi.
Vậy nên, cần xem lại phương thức đưa binh lính từ khắp nơi đổ về túi dịch Sài Gòn, nơi mỗi mét vuông đều tiềm ẩn cả tỉ virus Vũ Hán, chỉ để lọ mọ đi đưa rau đưa cỏ, liệu có ổn không? Tôi không dám nghĩ cao xa thâm sâu như một nhà báo bảo rằng bên trong việc này có điều khó nói thẳng. Chỉ ngại khi các chú bộ đội ấy xong việc, trở về đơn vị mình lại vô tình đem theo cả thứ mà các chú vừa chống, thì tai hại biết chừng nào. Không khác gì nối giáo cho dịch.
Thứ Ba, 24 tháng 8, 2021
Chuyện mưa đá
Phải thủng thẳng rằng, trận dịch cô vít Vũ Hán này đã lấy của mỗi người bao nhiêu là nơ ron thần kinh. Hầu như người ta không quan tâm đến thứ gì khác ngoài nó. Bây giờ không được gặp nhau, bị chia cách còn hơn cả Ngưu Lang - Chức Nữ, nếu có gọi điện, thay vì chào nhau, thì câu đầu tiên sẽ là “tình hình dịch đằng ấy thế nào rồi”, sau đó hai bên kể lể một thôi một hồi, bị giãn cách ra sao, chỗ nào cấm đường cấm chợ, mua rau cỏ thịt cá…, tinh những chuyện cười ra nước mắt. Đứa cháu tôi cười nhận xét đó là kiểu chào hỏi nhau thời dịch.
À, sực nhớ dân mình rất lễ nghĩa, thích chào nhau. Hồi bé, tôi thấy người làng gặp nhau ngoài đường, thường chào bằng câu hỏi “bác/cô/chú/anh/chị đi đâu đấy”, rất tò mò. Ông anh họ tôi nói nhỏ, người ta đi đâu là chuyện của người ta, biết để đi theo chắc. Lại có đứa đang đứng đái ven đường, thấy thầy giáo ngang qua, lễ phép máy móc quá, “em chào thầy”. Thầy vốn vui tính, tếu táo, chào lại “chào em đứng đái”. Còn thằng tây rành tiếng Việt hồi xưa tôi quen có lần phàn nàn, mày ạ, đứa nào gặp tao cũng chào “ăn cơm chưa”, cứ như tao ăn hết của nhà nó không bằng…
Dịch căng đến nỗi thiên hạ không thèm để ý tới thứ gì khác, ngoại trừ nếu xảy ra trời sập. Trời không sập, nhưng chiều tối 22.8 tây lịch ở Sài Gòn có chuyện gần gần vậy, khiến dân tình xao xác. Mưa đá. Đúng hôm rằm tháng 7. Tít tận phương nam chứ không phải Lào Cai, Yên Bái… Chỗ nhà tôi cũng bị nhưng nhỏ, hột đá bé như đỗ xanh, còn ở mạn quận 7, quận 9, Thủ Đức, đá ra đá, có nơi bằng nắm tay trẻ con, phủ kín đất, đầy sân đầy đường. Chưa có thống kê về thiệt hại. Có nhẽ không ai vỡ đầu, bởi đơn giản là thành phố đang cấm triệt để người ra đường, phố xá vắng như chùa bà đanh. Chưa kịp bị đá nện vỡ đầu thì đã ăn quả phạt vi phạm. Trong cái rủi có cái may, chả biết đâu mà lần.
À, sực nhớ dân mình rất lễ nghĩa, thích chào nhau. Hồi bé, tôi thấy người làng gặp nhau ngoài đường, thường chào bằng câu hỏi “bác/cô/chú/anh/chị đi đâu đấy”, rất tò mò. Ông anh họ tôi nói nhỏ, người ta đi đâu là chuyện của người ta, biết để đi theo chắc. Lại có đứa đang đứng đái ven đường, thấy thầy giáo ngang qua, lễ phép máy móc quá, “em chào thầy”. Thầy vốn vui tính, tếu táo, chào lại “chào em đứng đái”. Còn thằng tây rành tiếng Việt hồi xưa tôi quen có lần phàn nàn, mày ạ, đứa nào gặp tao cũng chào “ăn cơm chưa”, cứ như tao ăn hết của nhà nó không bằng…
Dịch căng đến nỗi thiên hạ không thèm để ý tới thứ gì khác, ngoại trừ nếu xảy ra trời sập. Trời không sập, nhưng chiều tối 22.8 tây lịch ở Sài Gòn có chuyện gần gần vậy, khiến dân tình xao xác. Mưa đá. Đúng hôm rằm tháng 7. Tít tận phương nam chứ không phải Lào Cai, Yên Bái… Chỗ nhà tôi cũng bị nhưng nhỏ, hột đá bé như đỗ xanh, còn ở mạn quận 7, quận 9, Thủ Đức, đá ra đá, có nơi bằng nắm tay trẻ con, phủ kín đất, đầy sân đầy đường. Chưa có thống kê về thiệt hại. Có nhẽ không ai vỡ đầu, bởi đơn giản là thành phố đang cấm triệt để người ra đường, phố xá vắng như chùa bà đanh. Chưa kịp bị đá nện vỡ đầu thì đã ăn quả phạt vi phạm. Trong cái rủi có cái may, chả biết đâu mà lần.
Thứ Hai, 23 tháng 8, 2021
Người làm, kẻ phá
Trong cơn đại dịch, thiếu vắc xin là điều đau đầu nhất, giải quyết nó là việc quan trọng nhất lúc này. Chính phủ phải huy động toàn bộ hệ thống, kể từ ông thủ tướng tới các bộ ngành làm nhiệm vụ tìm kiếm vắc xin. Đã có hẳn thuật ngữ mới "ngoại giao vắc xin" ra đời trong hoàn cảnh ấy (các nhà ngôn ngữ học hãy nhớ lấy để bổ sung vào từ điển tiếng Việt).
Ngoại giao vắc xin thực chất là gì? Là khéo léo, mềm mỏng, thậm chí phải nhún nhường, hạ mình xuống một chút (chứ không ưỡn ngực kiêu hãnh như lâu nay) để có vắc xin tốt đem về. Tức là phải rất cố gắng, khiêm tốn, biết làm vui lòng đương sự đang có vắc xin. Trong những nước mà xứ ta hướng tới ngoại giao vắc xin có nhiều quốc gia ân oán cũ như Mỹ, Pháp, Nhật, Hàn, Úc, Đức... Họ (chính phủ các nước ấy) dường như quên hẳn chuyện xưa, bỏ tiệt quá khứ, chỉ hướng tới tương lai, giúp nước ta rất nhiệt tình, biếu và bán vắc xin rất rộng rãi, chân tình.
Phải ghi nhận điều đó và ủng hộ sự cố gắng của chính phủ ta, và biết ơn bạn bè.
Vậy nhưng, vẫn có kẻ phá, hay có thể nói là chọc gậy bánh xe. Tức giận ở chỗ, nếu nó là thế lực thù địch nào đó, việt tân việt tiếc, thì đã đi một nhẽ, đằng này ta đánh ta, rất tai hại.
Ngoại giao vắc xin thực chất là gì? Là khéo léo, mềm mỏng, thậm chí phải nhún nhường, hạ mình xuống một chút (chứ không ưỡn ngực kiêu hãnh như lâu nay) để có vắc xin tốt đem về. Tức là phải rất cố gắng, khiêm tốn, biết làm vui lòng đương sự đang có vắc xin. Trong những nước mà xứ ta hướng tới ngoại giao vắc xin có nhiều quốc gia ân oán cũ như Mỹ, Pháp, Nhật, Hàn, Úc, Đức... Họ (chính phủ các nước ấy) dường như quên hẳn chuyện xưa, bỏ tiệt quá khứ, chỉ hướng tới tương lai, giúp nước ta rất nhiệt tình, biếu và bán vắc xin rất rộng rãi, chân tình.
Phải ghi nhận điều đó và ủng hộ sự cố gắng của chính phủ ta, và biết ơn bạn bè.
Vậy nhưng, vẫn có kẻ phá, hay có thể nói là chọc gậy bánh xe. Tức giận ở chỗ, nếu nó là thế lực thù địch nào đó, việt tân việt tiếc, thì đã đi một nhẽ, đằng này ta đánh ta, rất tai hại.
Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2021
Thời cơ không muốn
Báo Thanh Niên (nơi tôi từng tòng sự 20 năm) sáng nay 22.8 ra thông báo sẽ tự đình bản báo in 3 tuần, tới sau ngày 15.9 mới xem xét khả năng quay trở lại.
Các bạn tôi ở đó đã cố hết sức rồi, cực chẳng đã mới phải chọn cách ấy. Nghĩ rất thương. In ra không được đem đi bán (phát hành), không có người mua, dẫu tiền núi cũng cạn. Tự chủ tài chính, tự hạch toán để nuôi mình, đã đứng vững được khá lâu, nay gặp cơn đại dịch mới ra nông nỗi này.
Đó là tin buồn cho bản báo, nhưng cũng nói lên thực trạng của báo chí trong đại dịch. Đây cũng là kết quả tất yếu của báo chí quốc doanh bao năm nay vừa phải ép mình thông tin theo định hướng, vừa không cạnh tranh nổi mạng xã hội, giờ thêm dịch như nhát búa đóng cái đinh cuối vào hòm sự nghiệp để tiễn đưa. Tôi nói báo chí nói chung chứ không phải riêng Thanh Niên.
Có lẽ dịch (kéo dài không biết bao giờ mới chấm dứt, cuộc sống mới quay lại "bình thường mới") là điều kiện bắt buộc và cơ hội để nhà cai trị nhìn nhận, xử lý lại nhiều vấn đề cho phù hợp với đời sống luôn thay đổi.
Các bạn tôi ở đó đã cố hết sức rồi, cực chẳng đã mới phải chọn cách ấy. Nghĩ rất thương. In ra không được đem đi bán (phát hành), không có người mua, dẫu tiền núi cũng cạn. Tự chủ tài chính, tự hạch toán để nuôi mình, đã đứng vững được khá lâu, nay gặp cơn đại dịch mới ra nông nỗi này.
Đó là tin buồn cho bản báo, nhưng cũng nói lên thực trạng của báo chí trong đại dịch. Đây cũng là kết quả tất yếu của báo chí quốc doanh bao năm nay vừa phải ép mình thông tin theo định hướng, vừa không cạnh tranh nổi mạng xã hội, giờ thêm dịch như nhát búa đóng cái đinh cuối vào hòm sự nghiệp để tiễn đưa. Tôi nói báo chí nói chung chứ không phải riêng Thanh Niên.
Có lẽ dịch (kéo dài không biết bao giờ mới chấm dứt, cuộc sống mới quay lại "bình thường mới") là điều kiện bắt buộc và cơ hội để nhà cai trị nhìn nhận, xử lý lại nhiều vấn đề cho phù hợp với đời sống luôn thay đổi.
Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2021
Cờ đến tay thì phải phất
Thưa bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn
Cần nói ngay rằng lúc này "tướng" ngành giáo dục phải mạnh mẽ đột phá, chứ cứ chần chừ dẫm vào vết những người tiền nhiệm, rồi nền giáo dục xứ ta sẽ chẳng đi đến đâu, thậm chí lụn bại.
Mấy chục năm nay, biết bao đời thượng thư-bộ trưởng bộ dục, gần như không ai để lại được dấu ấn đáng kể nào cho ngành, cho nước cho dân, nếu có thì thiên hạ chỉ nhớ tới mấy trò cười, kiểu như "nói không với bệnh thành tích", ngọng líu ngọng lo "nói tiếng Lào ra tiếng Ý", v.v.. Nửa thế kỷ tiến lên chủ nghĩa xã hội, không tìm đâu ra được những thuyền trưởng như Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu do "thực dân" Pháp đào tạo.
Nhiều người đang hy vọng vào vị bộ trưởng đương nhiệm, riêng tôi còn có cảm tình bởi là đồng hương huyện, đồng môn, đồng sư phụ, đồng nghiệp.
Nhưng thời gian cứ trôi như nước chảy, không đợi chờ ai. Nếu không quả quyết, quyết đoán thay đổi, sẽ bỏ lỡ thời cơ, phần hại cho cá nhân chỉ là chuyện nhỏ, mà cái hại lớn nhất là cả dân tộc đất nước phải gánh chịu.
Cần nói ngay rằng lúc này "tướng" ngành giáo dục phải mạnh mẽ đột phá, chứ cứ chần chừ dẫm vào vết những người tiền nhiệm, rồi nền giáo dục xứ ta sẽ chẳng đi đến đâu, thậm chí lụn bại.
Mấy chục năm nay, biết bao đời thượng thư-bộ trưởng bộ dục, gần như không ai để lại được dấu ấn đáng kể nào cho ngành, cho nước cho dân, nếu có thì thiên hạ chỉ nhớ tới mấy trò cười, kiểu như "nói không với bệnh thành tích", ngọng líu ngọng lo "nói tiếng Lào ra tiếng Ý", v.v.. Nửa thế kỷ tiến lên chủ nghĩa xã hội, không tìm đâu ra được những thuyền trưởng như Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu do "thực dân" Pháp đào tạo.
Nhiều người đang hy vọng vào vị bộ trưởng đương nhiệm, riêng tôi còn có cảm tình bởi là đồng hương huyện, đồng môn, đồng sư phụ, đồng nghiệp.
Nhưng thời gian cứ trôi như nước chảy, không đợi chờ ai. Nếu không quả quyết, quyết đoán thay đổi, sẽ bỏ lỡ thời cơ, phần hại cho cá nhân chỉ là chuyện nhỏ, mà cái hại lớn nhất là cả dân tộc đất nước phải gánh chịu.
Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2021
Thấy người ta ăn khoai, mình cũng vác mai đi đào
Nhân dịp kỷ niệm ngày sinh cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25.8), nhiều báo có bài. Cũng đúng thôi, viết về tướng Giáp, lại là người đã khuất, thì tha hồ kể, cả chuyện thiên hạ đã biết lẫn chưa biết, chuyện thực chuyện bịa, cụ đâu có cãi lại được.
Đu trào lưu ấy (thời nay gọi là đu trend), bà Phạm Thị Thanh Trà (chị ông buôn chổi đót) bộ trưởng Nội vụ vừa có một bài dài ơi là dài. Trong đó, bả nhấn mạnh cụ Giáp là người xây nền móng, đặt những viên gạch đầu tiên cho ngành nội vụ của bả.
Ôi giời, nhầm to. Đúng là cụ Giáp giữ chức bộ trưởng nội vụ đầu tiên thật đấy nhưng bà Trà đã bé cái nhầm. Sau cách mạng tháng 8, chính quyền mới được thành lập, gồm 15 bộ, trong đó ông Chu Văn Tấn làm bộ trưởng Quốc phòng, ông Võ Nguyên Giáp làm bộ trưởng Nội vụ. Thiếu bộ nào thì thiếu, chứ không thể thiếu 2 bộ này bởi nhà nước mới ra đời, nhiều thù trong giặc ngoài, việc đánh nhau là hệ trọng nhất. Bộ Nội vụ thực chất là bộ Công an, làm nhiệm vụ giữ an ninh trật tự, chứ không phải làm hành chính tổ chức, nên được giao cho ông Giáp - người có kinh nghiệm đánh nhau. Còn công tác quản lý hành chính, tổ chức cán bộ, chọn lựa nhân viên, lo việc bàn giấy... thì cứ tự mày mò, chưa có bộ biếc gì cả. Bộ Nội vụ do ông Giáp quản gồm nhiều nha (Nha Công an, Nha Thanh niên, Nha Giáo dục...) nhưng không có nha nào làm công tác tổ chức, nhân sự, quản lý hành chính cả. Nói toẹt ra, nội vụ trước kia và nội vụ bây giờ không liên quan gì với nhau.
Đu trào lưu ấy (thời nay gọi là đu trend), bà Phạm Thị Thanh Trà (chị ông buôn chổi đót) bộ trưởng Nội vụ vừa có một bài dài ơi là dài. Trong đó, bả nhấn mạnh cụ Giáp là người xây nền móng, đặt những viên gạch đầu tiên cho ngành nội vụ của bả.
Ôi giời, nhầm to. Đúng là cụ Giáp giữ chức bộ trưởng nội vụ đầu tiên thật đấy nhưng bà Trà đã bé cái nhầm. Sau cách mạng tháng 8, chính quyền mới được thành lập, gồm 15 bộ, trong đó ông Chu Văn Tấn làm bộ trưởng Quốc phòng, ông Võ Nguyên Giáp làm bộ trưởng Nội vụ. Thiếu bộ nào thì thiếu, chứ không thể thiếu 2 bộ này bởi nhà nước mới ra đời, nhiều thù trong giặc ngoài, việc đánh nhau là hệ trọng nhất. Bộ Nội vụ thực chất là bộ Công an, làm nhiệm vụ giữ an ninh trật tự, chứ không phải làm hành chính tổ chức, nên được giao cho ông Giáp - người có kinh nghiệm đánh nhau. Còn công tác quản lý hành chính, tổ chức cán bộ, chọn lựa nhân viên, lo việc bàn giấy... thì cứ tự mày mò, chưa có bộ biếc gì cả. Bộ Nội vụ do ông Giáp quản gồm nhiều nha (Nha Công an, Nha Thanh niên, Nha Giáo dục...) nhưng không có nha nào làm công tác tổ chức, nhân sự, quản lý hành chính cả. Nói toẹt ra, nội vụ trước kia và nội vụ bây giờ không liên quan gì với nhau.
Thứ Năm, 19 tháng 8, 2021
Lãnh đạo nguồn
Lão em tôi, mấy bạn tôi, người thì nhắc, người thì khuyên, rằng nói gì thì nói, tránh công kích cá nhân, nhé.
Nhưng khổ nỗi, cộng đồng nào cũng do cá nhân tập hợp thành, nên đám đông này, tập thể nọ cũng từ cá nhân mà ra, bảo tránh hơi bị khó. Thế mới biết cộng sản khôn tít mù. Cứ thành tựu, cái hay cái tốt thì do công sức, dấu ấn của cá nhân, còn thất bại, hư hỏng, xấu xa thì thuộc trách nhiệm tập thể. Kiếm được "thằng tập thể" để kỷ luật khó hơn tìm ra bát phở Hùng giữa những ngày đỉnh dịch.
Cho nên tôi rất nghi ngờ dụng ý của trung ương, của đám tổ chức khi đưa mấy tay cán bộ đoàn lên làm ông nọ bà kia. Nó là đoàn thì chỉ biết mùa hè xanh mùa hè đỏ, tư vấn mùa thi, dạy trẻ con tập hát tập bơi, vớt bèo dọn rác... chứ biết gì về quản trị mà nhét ghế lãnh đạo vào đít nó. Có phải định dìm nơi này nọ, ngành ấy ngành kia để kìm hãm chăng.
Thử hỏi, suốt 2 năm dịch bệnh ròng rã, cái Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội do một ông cựu cán bộ đoàn đứng đầu đã làm được gì để đến nỗi người lao động phải lếch thếch kéo nhau chạy trốn dịch như trốn giặc.
Nhưng khổ nỗi, cộng đồng nào cũng do cá nhân tập hợp thành, nên đám đông này, tập thể nọ cũng từ cá nhân mà ra, bảo tránh hơi bị khó. Thế mới biết cộng sản khôn tít mù. Cứ thành tựu, cái hay cái tốt thì do công sức, dấu ấn của cá nhân, còn thất bại, hư hỏng, xấu xa thì thuộc trách nhiệm tập thể. Kiếm được "thằng tập thể" để kỷ luật khó hơn tìm ra bát phở Hùng giữa những ngày đỉnh dịch.
Cho nên tôi rất nghi ngờ dụng ý của trung ương, của đám tổ chức khi đưa mấy tay cán bộ đoàn lên làm ông nọ bà kia. Nó là đoàn thì chỉ biết mùa hè xanh mùa hè đỏ, tư vấn mùa thi, dạy trẻ con tập hát tập bơi, vớt bèo dọn rác... chứ biết gì về quản trị mà nhét ghế lãnh đạo vào đít nó. Có phải định dìm nơi này nọ, ngành ấy ngành kia để kìm hãm chăng.
Thử hỏi, suốt 2 năm dịch bệnh ròng rã, cái Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội do một ông cựu cán bộ đoàn đứng đầu đã làm được gì để đến nỗi người lao động phải lếch thếch kéo nhau chạy trốn dịch như trốn giặc.
Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021
Nhặt nhạnh
Tôi cứ nói thẳng: phải cảnh giác trước những kết quả ngoại giao vắc xin. Đành rằng cần biết trân trọng sự cố gắng của chính phủ, của cá nhân thủ tướng, khi các vị ấy nhanh nhảu, xông xáo, chịu khó tìm nguồn vắc xin để xin hoặc mua về chống dịch cứu dân, nhưng không phải cứ tích cực đều đáng khen.
Đọc thông tin chính thống từ truyền thông nhà nước, tôi thấy những cuộc gặp gỡ hoặc điện đàm trao đổi với nước ngoài, chẳng hạn Czech (Séc), Ba Lan, Hungary... đều có kết quả khá giống nhau: được tặng vài trăm nghìn liều, và kèm theo được nhượng lại vài triệu liều. Số tặng thì luôn nói rõ thứ vắc xin gì (thường là xuất xứ Âu - Mỹ), số nhượng chỉ nói chung chung vắc xin, không ai biết vắc xin gì (tất nhiên thủ tướng và chính phủ biết nhưng cố ý không nói ra).
Các vị cứ nói liêm chính minh bạch nhưng trong những chuyện lớn nước nhà liên quan tới số phận, đời sống nhân dân thế, lại cứ cố ý không minh bạch. Sao không nghĩ mấy "nhà hảo tâm" kia họ mừng như bắt được vàng khi tìm được nơi đẩy thứ vắc xin mà dân của họ không ưa. Vắc xin không phải là... măng khô, để tới khi nào cũng được. Hết hạn dùng thì chỉ có đổ đi, ném vào sọt rác. Vớ được anh dại năn nỉ, thế là "nhượng" ngay, vừa đẩy được món hàng không muốn dùng, vừa thu được tiền vốn, đỡ lãng phí, lại được tiếng tốt, được biết ơn, một công ba bốn việc chứ không phải chỉ đôi việc. Ai cứ hay bảo bọn tây dại, nó có mà dại khối.
Đọc thông tin chính thống từ truyền thông nhà nước, tôi thấy những cuộc gặp gỡ hoặc điện đàm trao đổi với nước ngoài, chẳng hạn Czech (Séc), Ba Lan, Hungary... đều có kết quả khá giống nhau: được tặng vài trăm nghìn liều, và kèm theo được nhượng lại vài triệu liều. Số tặng thì luôn nói rõ thứ vắc xin gì (thường là xuất xứ Âu - Mỹ), số nhượng chỉ nói chung chung vắc xin, không ai biết vắc xin gì (tất nhiên thủ tướng và chính phủ biết nhưng cố ý không nói ra).
Các vị cứ nói liêm chính minh bạch nhưng trong những chuyện lớn nước nhà liên quan tới số phận, đời sống nhân dân thế, lại cứ cố ý không minh bạch. Sao không nghĩ mấy "nhà hảo tâm" kia họ mừng như bắt được vàng khi tìm được nơi đẩy thứ vắc xin mà dân của họ không ưa. Vắc xin không phải là... măng khô, để tới khi nào cũng được. Hết hạn dùng thì chỉ có đổ đi, ném vào sọt rác. Vớ được anh dại năn nỉ, thế là "nhượng" ngay, vừa đẩy được món hàng không muốn dùng, vừa thu được tiền vốn, đỡ lãng phí, lại được tiếng tốt, được biết ơn, một công ba bốn việc chứ không phải chỉ đôi việc. Ai cứ hay bảo bọn tây dại, nó có mà dại khối.
Thứ Ba, 17 tháng 8, 2021
Chết cười
Đúng ra thì dở khóc dở cười, cười ra nước mắt, hài hước hiếm thấy, bởi nó như màn bi hài kịch chỉ có ở thời đại này, cuộc sống này.
Chả là một ông ở quận Gò Vấp Sài Gòn, đã 49 tuổi rồi chứ có ít đâu, theo lời kêu gọi của đảng, nhà nước, thủ tướng, hệ thống chính trị... đi tiêm chích vắc xin Vero Cell, tức cái loại Sinopharm mà nhà chức việc cố giấu tên, gọi nôm na là vắc xin Tàu. Chỉ trong vòng 1 phút, ông ta chích luôn 2 mũi, hay nói đúng hơn là người ta chích liên tiếp cho ổng 2 mũi. Chích xong kêu toáng lên ối giời ơi là giời.
Chỉ xin bàn thế này:
-Đi chích vắc xin là đưa "con" vi rút vào người nhằm huấn luyện cơ thể người khả năng chống chọi nó, "thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu", cốt giữ sức khỏe. Chích thứ này phải nói thẳng là nguy hiểm, nguy cơ cao, độ an toàn thấp, chứ không giống như chích thuốc bổ (nếu tiêm thuốc bổ đã chả tới phần dân). Đã xác định đi chích, nhất là vắc xin tàu, là phải rất cẩn thận, cực kỳ kỹ lưỡng, thậm chí mất ngủ trằn trọc cả đêm hôm trước. Vào tới nơi chích, phải hỏi han này nọ, phải nắm thật chắc mới vén áo lên, mới thò tay ra. Đằng này, ông 49 chích xong mũi 1, đứng lên đi vài bước, ra cái bàn chích khác ngồi phệt xuống, người ta chả thèm hỏi han, bảo kéo áo cũng kéo, nói thò tay cũng thò, họ dúi kim chích ngay phát nữa cũng không phản ứng gì. Thế thì có kêu giời, giời cũng chịu. Đi bảo vệ tính mạng mà như kẻ mất hồn, ngơ ngẩn thế, còn kêu ai. Đúng như các cụ xưa dạy "tiên trách kỷ, hậu trách nhân".
Chả là một ông ở quận Gò Vấp Sài Gòn, đã 49 tuổi rồi chứ có ít đâu, theo lời kêu gọi của đảng, nhà nước, thủ tướng, hệ thống chính trị... đi tiêm chích vắc xin Vero Cell, tức cái loại Sinopharm mà nhà chức việc cố giấu tên, gọi nôm na là vắc xin Tàu. Chỉ trong vòng 1 phút, ông ta chích luôn 2 mũi, hay nói đúng hơn là người ta chích liên tiếp cho ổng 2 mũi. Chích xong kêu toáng lên ối giời ơi là giời.
Chỉ xin bàn thế này:
-Đi chích vắc xin là đưa "con" vi rút vào người nhằm huấn luyện cơ thể người khả năng chống chọi nó, "thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu", cốt giữ sức khỏe. Chích thứ này phải nói thẳng là nguy hiểm, nguy cơ cao, độ an toàn thấp, chứ không giống như chích thuốc bổ (nếu tiêm thuốc bổ đã chả tới phần dân). Đã xác định đi chích, nhất là vắc xin tàu, là phải rất cẩn thận, cực kỳ kỹ lưỡng, thậm chí mất ngủ trằn trọc cả đêm hôm trước. Vào tới nơi chích, phải hỏi han này nọ, phải nắm thật chắc mới vén áo lên, mới thò tay ra. Đằng này, ông 49 chích xong mũi 1, đứng lên đi vài bước, ra cái bàn chích khác ngồi phệt xuống, người ta chả thèm hỏi han, bảo kéo áo cũng kéo, nói thò tay cũng thò, họ dúi kim chích ngay phát nữa cũng không phản ứng gì. Thế thì có kêu giời, giời cũng chịu. Đi bảo vệ tính mạng mà như kẻ mất hồn, ngơ ngẩn thế, còn kêu ai. Đúng như các cụ xưa dạy "tiên trách kỷ, hậu trách nhân".