Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2010

3 câu hỏi, 1 câu trả lời


"Thực tiễn là thước đo kiểm định mọi giá trị của chân lý" (Lênin)

1. Hồi mình còn trẻ, độ tuổi dưới 40, lúc ấy đi học và sau đó dạy học, nhìn và xét mọi việc hầu như chỉ một chiều, theo kiểu mà nhà thơ Việt Phương từng tổng kết "ta quả quyết đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ/ Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ". Ngồi trên giảng đường nghe các thầy chính trị Mác-Lênin nói thế, dù không hắn tin vẫn cứ cố tin; rồi đứng trên bục giảng mình cũng nói với trò như thế, chúng có tin hay không thì mình không biết. Nhưng mỗi cuộc tụ bạ, đàn đúm vài ba anh em với nhau, sau những chuyện đời thường lại hắn lên thắc mắc: Tại sao cứ những nước theo phe XHCN đều là nghèo đói, chậm phát triển, khổ hết đời nọ sang đời kia, xung đột sắc tộc, đánh nhau liên miên...; còn bọn tư bản giãy chết thì hàng hóa dồi dào, mức sống ngày càng cao, kinh tế phát triển, ăn sung mặc sướng, hàng hóa của nó luôn thuộc loại cao cấp mình chỉ có trong mơ... Vấn nhau chán, đứa nào cũng gút lại: vậy tại sao cứ phải theo CNXH? Không đứa nào đưa ra câu trả lời.

2. Đến lúc đi làm, lăn vào cuộc mưu sinh, chỉ lo cơm áo gạo tiền cũng đủ mệt, mình chả mấy khi nghĩ đến những chuyện khác. Nhưng (lại nhưng) cứ văng vẳng điều gì ghê gớm lắm, khi bình tâm tìm hiểu, mới ngộ ra rằng cuộc sống quá ngột ngạt, cái gọi là "dân chủ gấp nghìn lần thứ dân chủ tư sản" hình như chỉ lờ mờ, loáng thoáng, nhợt nhạt. Cả một nước, một dân tộc được một nhóm người đứng ra tự nhận quyền lãnh đạo, nếu họ tài giỏi, làm hay, đức tốt thì cộng đồng có phận nhờ, ngược lại thì ráng chịu. Mấy anh em, lúc này đã lớn cả rồi, lại ngơ ngác hỏi nhau: ở nhiều nước người ta có cần độc tôn như thế đâu mà cuộc sống hết sức dễ chịu, quyền của con người được tôn trọng, không khí dân chủ cởi mở, sao ta lại khăng khăng từ chối. Làm gì để dân chủ thành hiện thực như không khí, cơm ăn áo mặc hằng ngày? Cả mấy anh em, ai cũng sắn câu hỏi, ai cũng có thể trả lời, mà không ai trả lời.

3. Có thể vài năm nữa, hoặc vài chục năm nữa, các con cháu mình sẽ hưởng cuộc sống khác hẳn bây giờ, hy vọng là dễ chịu hơn, chất lượng đích thực hơn. Chúng sẽ thắc mắc tại sao cha ông lại cam chịu kéo dài sự khổ sở, thiếu thốn, ngột ngạt, mất quyền... như vậy. Chúng không hiểu vì sao.

4. Câu trả lời: Ngu!

2 nhận xét: