Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2021

Trẻ con làm gì những ngày cận Tết xưa?

Tết (nguyên đán) đã tới gần. Bây giờ nhiều người vẫn thích Tết dài nhưng cũng không ít người mong Tết qua mau. Chỉ có trẻ con, Tết bao giờ cũng là Tết, sự khác nhau chẳng qua do thời thế.

Ngày “xưa”, khi đất nước còn chiến tranh, nghèo khó thiếu thốn, Tết cổ truyền dân tộc như một thứ sinh khí làm thay đổi hẳn cuộc sống thường nhật. Cả người nhớn lẫn trẻ con bỗng chốc quên đi những sợ hãi, vất vả, lo lắng, buồn phiền. Dẹp chiến tranh sang một bên, dẹp nghèo đói sang một bên, người ta dồn thời gian, sức lực, tình cảm cho “ba ngày tết”. Chơi xuân cho hết xuân đi, cái già xồng xộc nó thì đến nơi.

Miền Bắc thập niên 50 - 70. Cuộc sống nông thôn về tinh thần vốn khá tẻ nhạt bỗng bừng lên khi năm cũ trôi nhanh vào tháng chạp. Đám trẻ con được bố mẹ, anh chị giao cho khối việc, mà đứa nào cũng háo hức, hào hứng. Cứ nghĩ tới cái tết đang cận kề, dáng xuân đã thập thò trước ngõ là cuống lên, thấy mình quan trọng hẳn. Cứ như nếu không có mình thò tay vào, Tết sẽ kém đẹp kém vui.

Thành ngữ mới “Mặt nghệt như mất sổ gạo” (kỳ 4)

Lại nói, chỉ cán bộ công nhân viên ăn lương nhà nước và dân thành phố có hộ khẩu mới được cấp sổ gạo, còn những thành phần khác như nông dân, người lao động tự do, dân buôn bán phe phẩy… phải tự mày mò tìm gạo mà bỏ vào mồm. Người có sổ gạo, ít nhất cũng tạm yên tâm mỗi tháng có hơn chục ký lương thực, không lo nỗi tháng ba ngày tám, mất mùa, bão lụt thiên tai. Cứ tới ngày quy định, đem sổ ra cửa hàng lương thực mua gạo theo giá nhà nước, thường chỉ 3 - 4 hào/ký.

Nghe thì đơn giản dễ dàng, nhưng “đoạn trường ai có qua cầu mới hay”, không ở trong chăn sao biết chăn có rận. Riêng cái vụ xếp hàng mua gạo cũng đủ chất liệu cho cuốn tiểu thuyết dày dặn về thời bao cấp, các nhà văn ạ. Tôi có nhiều người thân mưu sinh ngoài phố, cũng chỉ công nhân viên hoặc buôn bán nhì nhằng, kể cho nghe nỗi khổ sổ gạo, mua gạo. Tháng nóng cũng như tháng rét, nửa đêm gà gáy đã mò mẫm dậy đi xếp hàng. Tưởng mình đi sớm, “chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn/người đi cất bước trên đường thẳm”, ai dè tới nơi đã thấy dài dằng dặc. Đứng mãi mỏi chân thì đặt viên gạch, hòn đá, chiếc dép để xếp lốt, hoặc nhắn nhe gửi người trước người sau. Vậy nhưng tới khi mậu dịch viên mở cửa kêu nộp sổ, lại nháo nhào lên như chợ vỡ, thậm chí như bãi chiến trường, tranh cãi, chửi mắng, cả tỉ thí tay chân. Hạt gạo để ăn thấm đầy tủi nhục. Giành nhau hạt gạo bỏ vào mồm, chả khác gì đám thú hoang hung dữ cướp đoạt con mồi.

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2021

Tàn dư của bao cấp

Nhìn các ông bà ấy mỗi người một chiếc cặp đen giống hệt nhau, ít nhất cũng phải 1.587 chiếc, chắc chắn giá không hề rẻ, tôi lại nghĩ tới cái thời bao cấp khốn nạn đã bị chôn vùi.

Hơn 1 nghìn rưởi vị dự đại hội, chủ yếu để nghe và nhất trí, thế thì trang bị cặp làm gì, ngoài giải quyết được mỗi khâu oai, vênh váo.

Đừng bảo rằng trang bị thống nhất như thế nhằm đảm bảo an ninh. Tinh dững các ngài với nhau, thành phần lý lịch 3 đời bắt cua, đều là hồng phúc của dân tộc, được chọn lựa kỹ lưỡng cả, nếu tự xách cặp riêng vào sẽ biến thành thế lực thù địch hay sao.

Nếu không sắm sửa bằng ngân sách, bằng tiền thuế của dân, các vị có mua cho mỗi người một ông giời tôi cũng kệ, chả thèm ý kiến ý cò. Cặp cho đại biểu ở đại hội con tại tỉnh nghèo Quảng Bình đã đạt giá 3 triệu rưởi, vậy cặp lần này không phải dạng vừa đâu.

Chỉ béo thằng bán cặp. Đang không đẩy được nghìn rưởi cái cặp, quá sướng.

Nguyễn Thông


Mơ ngủ

"Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được như thế này", "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay"... Đó là những lời quen thuộc từ các nhà cầm quyền trong thời gian gần đây.

Trước hết, đã ở địa vị lãnh đạo thì phải khiêm tốn nhưng các vị này thích khoe khoang, luôn vỗ ngực ra vẻ ta đây, kiểu "anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta", công của ta là nhất. Nhà lãnh đạo nếu biết lấy đức làm đầu thì không bao giờ vênh váo thế.

Thứ nữa, đó là thứ tư duy cổ lỗ sĩ, không hiểu gì về lẽ trời, về sự vận động của vật chất theo dòng thời gian. Cái sau bao giờ cũng phải hoàn thiện, đầy đủ, tốt hơn trước, chứ chả nhẽ lại dậm chân tại chỗ hoặc thụt lùi. Khoe thế, cũng không khác gì từng khoe so với trước cách mạng tháng tám, nông thôn ta đã có bao nhiêu nhà ngói, quần áo nông dân đã lành lặn hơn.

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021

Không bằng trẻ con

Ai không bằng? Đó là đám người nhớn, lại cầm quyền, giành phần lãnh đạo xã hội. Ai trẻ con? Là các cháu bé tí, học sinh tiểu học trường thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Tây cũ. Những em bé thật dễ thương (ảnh), không chỉ gương mặt sáng láng, thông minh, tếu táo, mà nhất là ở tâm hồn, đạo đức. Các cháu vừa nhặt được số tiền lớn, 5 triệu đồng, đem hết tới công an để tìm trả cho người đánh rơi. Tâm hồn sáng trong hơn ngọc. Không thèm thứ không phải của mình, thật thà tử tế, lại càng không có ý vơ vét, chiếm đoạt như người ta. Đây mới chính là tương lai của đất nước, chứ không phải loại “hồng phúc của dân tộc”.

Thật thà, giản dị, tiết kiệm, không tham lam… là những phẩm chất thế hệ chúng tôi được giáo dục hồi còn nhỏ. Ngay trong những ngày cực khổ, khó khăn, nghèo nàn, đói rách nhất, vẫn cố giữ được như thế. Nói chẳng phải khoe, năm 1966, khi hơn chục tuổi, tôi nhặt được cái ví tiền của ông Sáu thủ kho lương thực (kho sơ tán về làng Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng quê tôi, ngay sát nhà), không ai biết. Trong ví có gần 100 đồng, số tiền rất lớn lúc bấy giờ, mà tôi thì chỉ tới tết mới được mừng tuổi vài ba hào, còn lại quanh năm không biết mùi tiền. Tôi thưa với thày (bố) tôi, sau đó hai bố con đem lên nhà bà Tươm trưởng công an xã nộp. May trong ví có cả giấy tờ của ông Sáu kho. Khi nhận lại, ông thổ lộ, vừa lĩnh lương, cả vợ lẫn chồng mới được chừng ấy tiền. Hôm qua khi phát hiện mất ví, cả nhà buồn hơn có tang. Ông cho 10 đồng nhưng tôi nhất quyết không lấy. Bà Tươm báo lên công an huyện, công an huyện báo lên công an thành phố Hải Phòng việc có thằng bé không tham tiền. Phó giám đốc Sở Công an Hải Phòng Nguyễn Duy Hạc ban ngay cho nó cái giấy khen, kèm hiện vật thưởng là 2 chiếc đĩa to của Đông Đức, tới giờ vẫn còn (ở quê nhà). Tôi thật thà như thế chỉ bởi đơn giản học gương thày tôi (chả tham lam tơ hào của ai thứ gì), phần nữa do thấy phần lớn cán bộ hồi ấy rất tiết kiệm, giản dị, liêm khiết, họ là tấm gương cho mọi người. Và quan trọng nữa là có gương cụ Hồ.

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2021

Chỉ giỏi phá

Mới đầu buổi sáng, nhưng cứ nói toẹt ra: cái lệnh cấm đem "đào rừng" về xuôi bán dịp tết, muốn chở đào đi phải được chính quyền xác minh là đào do nhà trồng, có dán tem chứng nhận... là thứ quy định dưới luật tào lao, vớ vẩn, nhố nhăng nhất đầu năm 2021.

Tay nào đề xuất sự nhố nhăng này cần bị xem lại, chắc đầu óc có vấn đề.

Lão Maddox hàng xóm nhà tôi làu bàu, đèo mẹ, đào mà cũng dán tem thì chẳng còn giời đất thiên địa gì nữa, chỉ tổ béo mấy thằng làm tem và đi dán.

Nghe lão nói, sực nhớ xứ này nhà cai trị đang duy trì lệnh đánh thuế xe ô tô nhập khẩu tới 150%, thằng còng lưng sản xuất xe chỉ ăn 1 thì thằng đếch làm gì toàn rung đùi vắt chân chữ ngũ nằm khểnh ăn gấp 3.

Đại hội

Hồi xưa xửa xừa xưa, lâu lắm rồi, cái thời chống đế quốc Mỹ, đám trẻ ranh chúng tôi ngoài miền Bắc được nghe người nhớn bảo rằng, ở đất nước “tất cả hành quân, tất cả thành chiến sĩ” thế ni, mần răng thì mần, họa có là gỗ đá thì mới không biết rung động. Câu ấy vốn của một ông gốc Huế nên tôi tôn trọng từ ngữ bản địa.

Chiến tranh đã tắt, cuộc can qua cốt nhục tương tàn đã chìm dần vào dĩ vãng, chả muốn nhắc tới nữa. Những rung động trong cái xã hội khủng khiếp hồi ấy cũng im ắng theo, lặng chôn vào lịch sử, văn chương, bới ra làm gì cho đau buồn. Làm người, ai chả muốn sự an bình, yên vui.

Suốt mấy tháng, xứ ta quá chộn rộn. Không kể dịch bệnh, thiên tai mà nơi đâu cũng xảy ra, thì đất An Nam mình đang quá ồn ào, mất thời gian, thậm chí lo lắng, bất an về đặc sản sự kiện đại hội đảng. Tốn phí quá nhiều thời gian, sức lực, tiền bạc, tinh thần, trí tuệ vào cuộc tụ họp của một tổ chức chính trị. Những cuộc ra quân rầm rộ của ngựa xe, tàu bay tàu bò, xe tăng xe bọc thép, súng ống đạn dược, sĩ quan binh lính, vừa để diễu võ dương oai, vừa nhằm đe dọa trấn áp khiến xã hội rất căng thẳng. Rồi lệnh cấm đường sá để bảo đảm an toàn cho đại hội, cho di chuyển đại biểu, không thể không tác động, ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày của số đông dân chúng.

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2021

Yêu cầu chứ không phải đề nghị

47 năm trước, ngày 19.1, bọn Tàu cộng chiếm đứt hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tức ở chỗ, nó là "anh em đồng chí như môi với răng" với mình mà lại trắng trợn cướp của mình.

Là một công dân, tôi đề nghị (đề nghị chứ chưa phải yêu cầu, bởi các vị là quan chức lãnh đạo cầm quyền, còn tôi chỉ dạng dân thường), từ nay giở đi, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, cũng có nghĩa là người phát ngôn của quốc gia, khi lên án những hành vi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam không được dùng từ "đề nghị" mà phải bằng từ "YÊU CẦU". 

Đề nghị gì mà đề nghị, với thằng ăn cướp thì đề nghị cái gì. Vừa yếu ớt, xin xỏ, quỵ lụy, bạc nhược, hèn yếu, tự nhận là kẻ dưới, mà có đề mấy nghị mấy chúng nó cũng chẳng thèm nghe. Cứ phải dõng dạc yêu cầu, đứng thẳng người lên mà nói, nhớ chửa. Đòi được chủ quyền hay không là một chuyện, nhưng ít ra cũng thể hiện sự thẳng thắn cứng cỏi ngang hàng không run sợ. Cần biết nhục khi cầu xin kẻ xâm lược.

Hãy nhớ rằng, cha ông ta từng đáp trả: "Đồng trụ chí kim đài dĩ lục" (của nó) bằng "Đằng giang tự cổ huyết do hồng" (của ta) đầy khí phách. Phải xứng với tổ tiên, chứ đừng làm nhục tổ tiên, dù có bao biện rằng đó là khôn khéo này nọ.

Nguyễn Thông

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2021

Bóp nặn

Hôm 9.1 báo VnExpress đăng tin "Theo Thông tư mới của Bộ Tài chính, từ nay đến hết tháng 6.2021, khi người dân chuyển từ chứng minh nhân dân (CMND) 9 số hoặc 12 số sang thẻ căn cước công dân thì mức lệ phí giảm từ 30.000 đồng mỗi thẻ xuống còn 15.000 đồng".

Phải nói rằng đám có quyền rất vớ vẩn, trắng trợn và tham lam. Bất cứ thứ gì, việc gì cũng tìm cách bóp nặn móc túi dân, ăn tàn bạo.

Tôi hỏi nhà nước và mấy ông công an, cái chứng minh thư (CMND) 9 số của người ta đang hợp pháp, còn thời hiệu sử dụng do chính các ngài quy định, nay các ngài bắt phải đổi sang thứ thẻ mới, đó là lỗi tại ai? Làm sai, sao lại bắt dân trả tiền? Túm lại là rất nhố nhăng.

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2021

Ngờ Vietlott

Rất nhiều người đã tỏ ý nghi ngờ những giải trúng của vé số Việt Lốt (Vietlott), chẳng hạn tại sao người trúng khi nhận giải lại phải che mặt. Tôi ra vẻ hiểu biết, cắt nghĩa với lão hàng xóm rằng tôi trúng mà không che mặt, ông không suốt ngày thậm thụt sang rủ đi karaoke rồi nhân tiện hỏi vay tiền thì tôi chớ kể. Che cũng được, nếu trúng.

Nhưng có trúng không mới là vấn đề. Một người còm trên phây búc, rằng mẹ đẻ trúng thì mới tin. Một vị khác nhanh nhảu nhảy vô còm ngay, mẹ đẻ cũng không tin, chỉ chính bản thân trúng mới tin. Cũng có lý. Lại một vị khác còm bảo báo chí đăng ảnh cái ông ABC gì đó trúng không đeo mặt nạ cũng không đáng tin, nhỡ "người nhà" Vietlott thì sao.

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2021

Chuyện đảng cai trị nước Mỹ (phần 2)

Dân chúng miền Bắc từ 1975 trở về trước chỉ có mỗi kênh thông tin chính thống của nhà nước là báo đài và mồm cán bộ tuyên truyền nên chỉ biết những thứ mà đảng và nhà nước công bố. Tất tần tật mọi thứ, tình hình trong nước cũng như quốc tế, người dân đều nắm bắt theo một chiều. Đảng bảo sao nghe vậy. Báo Nhân Dân đăng tin bài, đài Tiếng nói VN phát tin tức, lâu lâu cán bộ lại tập trung dân chúng để phổ biến và quán triệt chủ trương đường lối của đảng, thông tin về tình hình đất nước dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng. Bấy nhiêu thôi. Biết nhiều để làm loạn à. Chả dại.

Những anh nào mua sắm được đài (radio) phải đem lên công an huyện (ở thành phố thì lên khu, tương đương cấp quận bây giờ) đăng ký sử dụng, ký cam kết không nghe đài địch, như đài Sài Gòn, đài BBC, đài Tiếng nói Hoa Kỳ, đài Gươm thiêng ái quốc… Có những nơi, chỗ cấp phép còn cẩn thận đưa cho thợ chỉnh sửa lại radio, cắt hết những “kênh” (tần số) dễ khiến người nghe vi phạm, chỉ chừa lại kênh bắt được đài Tiếng nói VN. Hồi ấy, truyền nhau câu “Nghe đài đọc báo của ta/Đừng nghe đài địch bàn ra tán vào/Tin đài tin báo của ta/Chớ nghe tin địch ba hoa nói càn”. Có những anh ương bướng, tò mò, muốn biết đài địch nó nói cái gì, đợi đến đêm hôm khuya khoắt hết người rình mò, đóng chặt cửa, khóa khoáy cẩn thận, vẫn chưa yên tâm, còn trùm chăn kín mít để nghe đài địch, đài BBC. Âm thanh vặn vừa đủ, cách nói bấy giờ là nghe nhỏ như con kiến, để không bị lộ. Anh nào nghe đài địch mà bị phát giác, tố cáo, nhà cai trị xử nặng có khi phải đi tù, nhẹ thì kiểm điểm, cảnh cáo trước dân chúng, tịch thu đài. Mà cái đài là cả một tài sản quý hiếm, không phải nhà nào cũng có. Cho chừa cái tội phản động.

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2021

Tháng chạp tháng giêng

Hôm nay tròn 1 năm tây xảy ra vụ Đồng Tâm động trời, "đời tuôn nước mắt, trời tuôn sấm chớp", nhưng chưa phải là giỗ đầu cụ Kình (như không ít người đang nhầm). Cụ bị chính quyền giết vào rằm tháng chạp năm Kỷ Hợi 2019. Do năm Canh Tý 2020 nhuận 2 tháng tư nên ngày âm lùi cách xa ngày dương thêm cả tháng nữa so với bình thường không nhuận.

Người An Nam ta giỗ cúng tính theo âm lịch, nên hôm nay chỉ là ngày cụ Kình tròn năm qua đời, ta chỉ tưởng nhớ một con người NGƯỜI nhất đã khuất, chứ ngày giỗ là ngày 15 tháng chạp, trùng vào 27.1.2021 tây lịch.

Nhắc tới lịch âm dương, lại nhớ tới sự bảo thủ và ngu dốt của kẻ có quyền. Tổ chức Đoàn thanh niên tự đặt ra cái giải thưởng gọi là "Sao tháng giêng" nhân kỷ niệm ngày sinh viên học sinh toàn quốc 9.1. Ngày ấy 71 năm trước, 9.1.1950, sinh viên học sinh Sài Gòn xuống đường phản đối sự can thiệp của Mỹ vào VN, cuộc biểu tình bị đàn áp, một học sinh là anh Trần Văn Ơn trúng đạn chết. Lấy ngày 9.1 hằng năm (đang trúng vào hôm nay 9.1.2021) làm ngày sinh viên học sinh cũng được đi, nhưng nó là 9 tháng 1 chứ không phải 9 tháng giêng.

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2021

Chuyện đảng cai trị nước Mỹ

Nói luôn từ đầu, đây không phải chuyện nước Mỹ bây giờ (đang nóng rực) mà Mỹ ngày xưa, cái thời thập niên 60 - 70 thế kỷ ngoái cơ. Ai không thích chuyện cũ vẫn kịp out thoát ngay, đỡ mất công bực dọc.

Thật thà khai, nhà cháu ít quan tâm tới nước Mỹ, người Mỹ, đời sống Mỹ, đâu có được như các bác Ngô Nhật Đăng, Trần Đình Thu, Ngọc Vinh, Trần Đăng Khoa… sang Mỹ xoành xoạch, cái gì xảy ra ở Mỹ cũng biết, cấm sót điều nào. Lý do rất đơn giản: tiếng Anh không biết, học mấy chục năm vẫn bắt đầu từ quyển 1 bộ sách English Streamlines, rên rỉ mấy câu mẫu kiểu I am Thong, I am from Vietnam, What do you do?... Lại nữa, nói ra xấu hổ, cả đời chỉ quanh quẩn nước mình, chưa đi Mỹ đi tây lần nào, không biết nó hay dở đẹp xấu ra răng. Một ông anh đi Mỹ như đi chợ, từng tổ chức đưa cả vạn con dân Việt sang Mỹ du lịch, có lần bảo anh sẽ bao chú một chuyến, cả thủ tục và tiền bạc, đi cho biết đó biết đây. Mình thưa, để em nghĩ đã. Nghĩ mãi nghĩ mãi, bởi không có tiền nên ngại, nhờ vả ngại lắm, tới dịch Covid làm ăn khốn khó, bế quan tỏa cảng, xong phim, rốt cuộc vẫn ngó Mỹ qua tivi mậu dịch.

Thế mà lại đòi bàn chuyện nước Mỹ, đảng cai trị nước Mỹ. Liều. Ếch ngồi đáy giếng. Ngồi xó bếp nói chuyện thế giới, rõ dơ. Nhưng nhà cháu đã có nhời phi lộ rồi, chỉ nhắc chuyện xưa thôi, còn Trump, Biden, đảng này đảng nọ để cho thiên hạ bàn.

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2021

Cơn bực của bà bạn

Mới sáng sớm, khi con tắc kè trên cây viết trước nhà theo cái đồng hồ sinh học của nó khoảng 5 giờ vẫn chưa kêu “tắc kè, tắc kè” thì đã nghe chuông réo. Trời đất, mình khó ngủ, đêm nào cũng tầm canh 2 giờ mới chợp mắt, quả thực lười cầm cái cục 4.0 viễn liên kia quá. Tưởng ai, hóa ra bà bạn đồng môn (thú thực tôi cũng có đi học, bằng cấp đàng hoàng, chứ không phải bằng đại học Đông Đô). Hay là mụ ấy được ông nào tán tỉnh, sướng quá nên phải khoe ngay cho nóng sốt.

Thị bảo, mày ạ, mày nói giúp tao, tức ứ lên cổ rồi. Thị kể vừa xuống sân bay Tân Sơn Nhất, hai bà cháu quá mỏi mệt còn phải lếch thếch lội bộ tuốt đằng xa đón xe. Bọn taxi mài dao cạo sắc chém ác quá, không chịu nổi, lại lôi cháu, tha hành lý lên tầng 5. Xương khớp tuổi hơi già già đã rệu rã lỏng lẻo, vừa lết vừa thở, chỉ muốn chửi cha chúng nó, vạch trời thét một tiếng vang, rồi muốn đến đâu thì đến. Hành dân thì cũng có chừng có mực, một vừa hai phải, chứ ác độc thế chịu sao nổi.

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2021

Thành ngữ mới: Thành công tốt đẹp (phần 2)

Sự thành bại ở trên đời là một thứ quy luật, sản phẩm của tạo hóa. Nói theo kiểu triết học, là một cặp phạm trù, có thành thì có bại, cũng như tốt - xấu, hay - dở, khôn - dại, tròn - méo… vậy thôi.

Chẳng có ai cả đời chỉ thành mà không bại, hoặc chỉ bại mà không thành. Thể chế, bộ máy, chế độ, tổ chức, cơ quan, chính quyền, nhóm lãnh đạo… đều như thế. Dù là chủ tịch nước hay đứa làm thuê cũng đều có lúc thành khi bại. Chỉ kẻ hoang tưởng, tự sướng, sống trên mây mới dám tự nhận mình “đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”, thành công, thành công, đại thành công, đời đời, muôn năm, sống mãi.

Các cụ xưa dạy chớ lấy thành bại mà luận anh hùng. Thành không hẳn đã anh hùng. Bại chưa chắc đã tiểu nhân hèn hạ tầm thường. Cụ Phan Bội Châu tự nhận “đời tôi một trăm lần thất bại nhưng chưa một lần thành công” nhưng chẳng ai dám coi thường xem thường cụ. Các cụ Phan Sào Nam (Phan Bội Châu), Phan Chu Trinh trong mắt nhìn và suy nghĩ của dân ta là những đấng anh hùng. Cụ Nguyễn Thái Học làm cách mạng và bị lên đoạn đầu đài (máy chém) vẫn an ủi các đồng chí cùng số phận rằng chúng ta “không thành công thì cũng thành nhân”. Những đương sự Nhân văn giai phẩm như Nguyễn Hữu Đang, Phùng Quán, Hữu Loan, Trần Dần, Trương Tửu, Trần Đức Thảo, Phan Khôi, Hoàng Cầm… bị đày ải, người vào tù, kẻ long đong lận đận. Những Hoàng Minh Chính, Vũ Đình Huỳnh, Nguyễn Kiến Giang, Đặng Kim Giang,