Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020

Một án văn nghệ ít người biết (kỳ 2)

Nước Nam ta xưa nay, án văn nghệ thời nào cũng có. Không kể đến những án ghê gớm liên quan tới Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát…, chỉ riêng thời cộng sản nắm quyền đã nẩy sinh nhiều vụ oan sai, tai tiếng, vẩn đục cả làng văn nghệ. Những người từng sống ở miền Bắc từ thập niên 50 về sau, chả mấy ai không biết không nghe về những vụ liên quan đến văn nghệ sĩ, đến những tác phẩm bị nhà cai trị “rút phép thông công” như nhóm Nhân văn giai phẩm (với Nguyễn Hữu Đang, Trương Tửu, Phan Khôi, Trần Dần, Phùng Quán, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Thụy An, Đặng Đình Hưng, Trần Duy…), “Nhãn đầu mùa” của Trần Thanh - Xuân Tùng, “Phá vây” của Phù Thăng, “Hai trận tuyến” của Hà Minh Tuân, “Sắp cưới” của Vũ Bão, “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan, “Tây tiến” của Quang Dũng, “Mở hầm” của Nguyễn Dậu, “Những người thợ mỏ” của Võ Huy Tâm, một số bài ký của Nguyễn Tuân… Sau nữa là “Cửa mở” của Việt Phương, “Cây táo ông Lành” của Hoàng Cát, “Vòng trắng” của Phạm Tiến Duật, “Sẹo đất” của Ngô Văn Phú… Rồi “Đề cương văn nghệ năm 1986” của Nguyên Ngọc, “Ly thân” của Trần Mạnh Hảo, “Chuyện kể năm 2000” của Bùi Ngọc Tấn, những phát ngôn của Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Minh Châu, v.v.. Có cái thành án, thậm chí tác phẩm bị cấm tiệt, tác giả bị tù tội; có cái chỉ do lệnh miệng vu vơ rồi chịu số phận dập vùi, cấm cửa ở các nhà xuất bản, không một tờ báo hoặc cơ quan truyền thông nào dám nhắc tới nữa. Tất cả chỉ bởi vì chính quyền-nhà cai trị không thích, không hài lòng, nhẹ thì cho nó là dao hai lưỡi, lập lờ hai mặt, ám chỉ, xuyện tạc, nặng thì bị quy thành chống đối, phản động, thù địch.

Nhưng như thế đã đi một nhẽ. Đằng này có cả không ít tác phẩm theo dòng chủ lưu ca ngợi, đề cao, tâng bốc, xu nịnh (những điều mà người cộng sản rất thích, rất chú trọng) cũng bị xử luôn. Tôi muốn nhắc ở đây trường hợp một bài hát từng khá nổi tiếng, bài “Khi ta nghe tiếng người” của nhạc sĩ Lê Lan.

Chuyện sinh đẻ có kế hoạch

Con người cũng như con vật, phải có sinh đẻ thì mới bảo tồn được nòi giống, mới tồn tại được. Còn làm thế nào để có sự sinh đẻ lại là chuyện “nhạy cảm”, khó nói, không tiện nhắc ở đây, hì hì.

Hồi cuối tháng 4 (2020) vừa rồi, dư luận xã hội lao xao về cái quyết định gì đó của chính phủ do ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký, nội dung đề nghị dân chúng đẻ sớm, trước 30 tuổi càng tốt, đẻ nhiều, nhà nước không hạn chế. Nghị định cũng không nói rõ sớm nhất là bao nhiêu, nếu đẻ nhiều có được nhà nước, chính phủ nuôi không. Tôi còn nhớ đọc cuốn sách về bà Trần Lệ Xuân vợ ông Ngô Đình Nhu, sách kể rằng bà cụ thân sinh bà Xuân lấy chồng sớm từ khi 12 tuổi, tới 13 tuổi đã đẻ, mà đẻ ra tinh dững siêu nhân. Hay là ông Phúc cũng có đọc cuốn ni rồi mới đẻ ra cái nghị định ấy. Tôi có đứa cháu con người bạn thân (thầy Nguyễn Văn Vy, đồng hương, đồng môn, đồng nghiệp), vợ chồng nó sang định cư ở Úc, bên ấy thiếu người nên cho đẻ thoải mái, chả cấm đoán kế hoạch gì, đẻ càng nhiều thì trợ cấp của nhà nước càng cao, tới tận 18 tuổi lận. Nay nó chưa đầy 4 sọi (40) mà đã 3 đứa lít nhít, tôi giục bảo mày cứ làm thêm vài đứa nữa, chả tội gì không đẻ, đã có bọn Úc giãy chết nuôi, cho chúng nó sập tiệm luôn.

Mà chẳng phải chỉ riêng ông Phúc, có một dạo, cuối năm ngoái 2019, ông Nguyễn Thiện Nhân không biết do ai xúi, cũng lên tiếng giục chị em đẻ nhiều. Lão hàng xóm nhà tôi cười, cha Nhân dạo ni rảnh nhỉ, lo cả chuyện đẻ đái, đi sâu vào quần… chúng. Tôi bảo phỉ phui cái miệng ông đi, đẻ nhiều càng tốt chứ sao, thành phố của ông Nhân đang thiếu lao động, cứ đẻ cho thật lực vào, có thế đàn ông mới có việc.

Phạt

Nói ra thì dễ bị mang tiếng, rằng chống chủ trương chính sách của chính phủ. Nhưng không nói thì ấm ức... đéo chịu được.

Tự dưng các bố ban quy định cho phép công an được dừng và kiểm tra bất cứ người chạy xe nào dù không hề vi phạm. Có ông cán bộ còn tuyên bố đâu phải chỉ ta mới làm thế, Mỹ nó cũng làm, ra cái điều ta giờ mới thực hiện là đã nhân tình lắm, chậm lắm rồi.

Tôi nỏ cần biết bọn Mỹ giãy chết nó thế nào, chỉ biết đang chả mắc lỗi gì mà bị chặn xét hạch hỏi thì chỉ muốn chửi cho bõ tức.

Hay là các bố nhìn ai cũng nghi là thế lực thù địch, 100 thằng dân tử tế thì có 99 thằng đáng nghi nên cứ chặn xét cho chắc ăn.

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020

Thói giả dối

Từ thuở cha sinh mẹ đẻ tới giờ, chưa khi nào tôi thấy thói giả dối trắng trợn lên ngôi như thời này. Giả dối thì lúc nào cũng có, nhưng giả dối nghênh ngang, giả dối leo tận lên nóc thì có nhắm mắt cũng vẫn hình dung nó đang diễn ra thế nào.

Sẽ có người nhân danh bảo vệ này nọ, nhân danh đạo đức (mà chả hiểu đó là thứ đạo đức gì) thách thức, kiểu rằng đừng có vu vơ thế, hãy chứng minh đi. Thì chứng minh.

Khi cả nước đang lao đao chống dịch viêm phổi Vũ Hán, tính mạng con người treo đầu sợi tóc, dẫu có làm hết sức mình còn chưa đủ tử tế, thì có những kẻ thay mặt cơ quan nhà nước trắng trợn ăn tiền mua máy cứu chữa người bệnh. Cái máy giá chưa đầy 2 tỉ đồng, chúng đôn lên 6, 7, gần 8 tỉ đồng, chênh lệch khủng, chấm mút chia nhau đồng tiền tội lỗi bẩn thỉu từ nỗi đau của dân chúng, cộng đồng. Chuyện xảy ra không chỉ ở một vài tỉnh thành mà phổ biến nhiều nơi, cứ như có tập đoàn ăn chia điều hành. Đó đã là điều khốn nạn. Và khốn nạn hơn nữa, khi sự khốn nạn bị phát giác thì chúng giả dối, quay ngoắt trắng trợn phân bua, cãi chày cãi cối, lấp liếm rằng máy mượn, mới chỉ thỏa thuận, chưa mua bán gì. Đó là sự khốn nạn thứ 2. Chưa dừng lại ở đó, hình như “người ta” sợ rút dây động rừng, xấu chàng hổ ai nên vụ việc “ăn không chừa một thứ gì” ấy đang có vẻ bị chìm vào quên lãng, hòa cả làng. Là sự khốn nạn thứ 3. Ba tầng khốn nạn trong một vụ việc, trời còn chả chịu thấu nữa là dân.

Chém cha cái sổ hộ khẩu, bàn tới bàn lui làm gì

Mấy hôm nay, xứ An Nam với vai trò đầu têu của quốc hội lại um xùm quanh chuyện hộ khẩu. Cuốn sổ hộ khẩu bé bằng 2 bàn tay lần này lại được nâng lên đặt xuống. Cần phải nói thẳng ra rằng nó không phải chỉ là cuốn sổ biên trong đó những thông tin về con người, gia đình, mà thực chất là cái cùm cái gông cái xích cái vòng kim cô… cùm trói, đè nặng lên số phận công dân nước này. Khi đã là cùm thì nó thành thứ công cụ cai trị, kẻ cầm quyền chỉ muốn giữ chứ mấy khi bỏ. Kéo dài đã ¾ thế kỷ trói buộc bằng sổ hộ khẩu kể cũng đã quá lâu, giờ mới bàn tới chuyện bỏ là khí muộn. Chẳng trách gì cái sổ hộ khẩu bởi nó chỉ là thứ vật chất vô tình, đáng trách là ở những kẻ có quyền bấy lâu này dung túng nó chỉ cốt bảo vệ thứ quyền lợi băng nhóm xấu xa ích kỷ.

Đã có những tín hiệu khả quan cho sự kết liễu sổ hộ khẩu. Đích thân ông đại tướng Tô Lâm đăng đàn trình trước các vị nghị viên về việc xóa cùm. Trước đó bà chủ tịch quốc hội Kim Ngân cũng có lần ề à than phiền hộ khẩu gây tai ách cho bà thế nào, “tôi cũng làm mất sổ hộ khẩu, phải đi khai báo lại 2 - 3 lần” (theo báo VNN ngày 23.4.2020), ra cái điều ta đây cũng bức xúc lắm, từng là nạn nhân chớ bộ. Xa tí nữa, năm 2017, chỉ 1 năm sau khi ngồi ghế thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc đặt thẳng vấn đề bỏ sổ hộ khẩu, cũng than rằng “thì là mà” nó tai ách lắm. Dân tình sướng ran, tưởng phen này chính phủ liêm chính kiến tạo sẽ cởi cùm trói cho mình, ai dè cứ lặng đi luôn, ném đá ao bèo, chìm dần, mất hút. Có nhẽ ông thủ tướng đã phải chờn trước đám lợi ích có súng đang sống bằng việc bu vào cuốn sổ mỏng mảnh tai quái đó.

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2020

Ép làm người tốt

Điều hầu như ai cũng thấy, là cứ vài ba ngày, thậm chí liên tục, thủ tướng Phúc lại họp với ban chỉ huy phòng chống dịch Vũ Hán, còn gọi là COVID-19. Dân chúng ghi nhận sự tích cực và trách nhiệm của ông. Mỗi lần họp đều cập nhật thông tin, đề ra những hành động mới, chứ không phải khề khà ngồi nói dăm ba câu, vỗ tay khen nhau rồi kéo đi ăn mừng cuộc họp thành công tốt đẹp.

Sáng 15.5, ông Phúc cũng họp, chính ông đặt ngay vấn đề "không được vận động, ép dân ký đơn từ chối nhận sự hỗ trợ của chính phủ". Vụ này diễn ra ở nhiều nơi, cộm nhất tại Thanh Hóa, một tỉnh giàu tài nguyên nhưng nghèo nhất nước. Tiếng dữ đồn xa, tới nay đã vài tuần, bây giờ cụ thủ mới đề cập, nêu ra, mới chỉ đạo xử lý là khí muộn.

Nhưng muộn còn hơn không. Khi ông Phúc nói không được thế này, không được thế nọ tức là ổng đã nhìn thấy sự thực, thấy có tình trạng ép dân, bức bách người nghèo. Những kẻ làm sai làm bậy đều trong bộ máy chính quyền, cần lôi cổ chúng ra. Sáng nay đọc báo, thấy chúng đổ cho trưởng thôn. Đèo mẹ, chúng khôn lỏi, bởi trưởng thôn do dân bầu, chỉ như anh loong toong, không nằm trong hệ thống chính trị. Đổ cho trưởng thôn tức là dân làm sai với nhau chứ cán bộ không hề sai. Thay dân phạt dân chứ không thể thay cán bộ phạt cán bộ.

Một án văn nghệ ít người biết

Hôm rồi, Ban Tuyên giáo của đảng tổ chức khá long trọng lễ trao giải cho những cá nhân, tập thể, tác phẩm học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách của cụ Hồ. Điều này nhà nước chính quyền thực hiện hằng năm nhưng năm nay là mốc kỷ niệm chẵn hoành tráng (130 năm) nên độ lễ cũng hoành tráng hơn.

Cứ như những hàng chữ “đại tự” và con số cũng to chẳng kém trên phông màn (ảnh kèm theo) thì cuộc lễ này là “Lễ trao giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 - 2020”. Nhiều giải lắm. Trao nhận tíu tít. Nhưng cảm thấy lạ nhất là ban tổ chức lại lần mò quá khứ, trao giải đặc biệt (tức là giá trị trên cả giải nhất) cho một bài thơ chỉ thế hệ tôi (và trước hoặc sau đó mươi năm) biết, bài “Hồ Chí Minh, tên người là cả một niềm thơ” của nhà thơ cộng sản Cuba Felix Pita Rodriguez. Có nhẽ ban tổ chức đã chuẩn bị kỹ lưỡng nên mời cả con gái thi sĩ quá cố tới nhận giải ngay trên sân khấu, do đích thân nhân vật số 2 của đảng, ông Trần Quốc Vượng trao.

Phải nói như này, đó là một bài thơ viết về cụ Hồ vào hạng hay nhất. Mà lại do người nước ngoài viết. Tôi lẩn thẩn cho rằng còn hay hơn cả thơ Tố Hữu về cụ, vốn chỉ ca ngợi một cách thái quá, giọng điệu nịnh nọt lộ liễu. Có nhẽ chỉ bài thơ nội địa “Muôn vàn tình thương yêu trùm lên khắp quê hương” của nhà chính trị-thi sĩ Việt Phương mới sánh nổi. Lứa chúng tôi (sinh giữa thập niên 50) hầu như đứa nào cũng biết, thậm chí thuộc làu bản dịch bài thơ của Phê Lích (thời ấy cứ gọi nôm na tên của Felix Pita Rodriguez thành Phê Lích Pi Ta Rô Đri Ghết). Hình như người ngoài họ nhìn vào ta sẽ khách quan chân thực và táo bạo hơn. Đó là chưa nói thứ tư duy của Tây có những vượt thoát ra khỏi khuôn mẫu tầm thường (mà phương đông hay có), tạo ra những hình ảnh đặc biệt. Lúc ban đầu,

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020

Chuyện Nguyễn Văn Hiến thời Tam quốc

Yên nào, đừng sốt ruột, để tui kể cho mà nghe.

Tôi biết chắc sẽ rất nhiều mới đọc cái tít ngắn ngủn 7 chữ kia sẽ thắc mắc: vớ vẩn, bên Tàu, thời Tam quốc lấy đâu ra Nguyễn Văn Hiến, làm quái gì có họ Nguyễn.

Vâng, thời Tam quốc, thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên đúng là không có Nguyễn Văn Hiến, cùng lắm chỉ có một tướng tên Hiến là Tống Hiến, kẻ thân tín của Lã Bố, sau hàng Tào Tháo, bị Nhan Lương đại tướng của Viên Thiệu chém chết.

Nhưng họ Nguyễn thì Tàu có nhé, nhất là ở vùng Nam Việt (Quảng Đông, Quảng Tây bây giờ), vốn đất của Triệu Đà xưa. Trong “Hịch tướng sĩ” bất hủ, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn từng viết “Vương Công Kiên là người thế nào, tì tướng của y là Nguyễn Văn Lập là người thế nào mà giữ được thành Điếu Ngư nhỏ như cái đấu, khiến cho trăm vạn sinh linh nhà Tống phải đội ơn sâu”. Bài ni có trong sách “Trích giảng văn học” lớp 7 (hệ 10 năm ở miền Bắc) hồi tôi học. Thầy văn Nguyễn Minh Phất bắt chúng tôi phải học thuộc lòng, cũng như phải thuộc “Bình Ngô đại cáo”, “Ta đi tới”, “Rằm tháng giêng”, “Nổi gió”, thuộc cả câu trứ danh “Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta” dùng để mở bài… Khi đọc đến cái tên Nguyễn Văn Lập, thằng Nguyễn Văn Ao (bằng tuổi tôi, người thôn Phương Đôi) học cùng lớp bảo, ơ, bên Trung Quốc cũng có họ Nguyễn chúng mày ạ, như tao, như thằng Nguyễn Văn Đến (thôn Quế Lâm), thằng Nguyễn Văn Thông (thôn Trà Phương), hay nhỉ. Anh Ngô Trọng Tiến cười, hay cái đéo gì, làm tì tướng thì khác gì thằng hầu, phải làm tướng mới thích, Ngô Khởi chẳng hạn. Ao sau này đi bộ đội vào nam rồi hy sinh, tên anh trong tấm bia ở nghĩa trang xã tôi, khắc đề Liệt sĩ Nguyễn Văn Ao.

Cái người mà tôi gọi là “Nguyễn Văn Hiến thời Tam quốc” thực ra không phải họ Nguyễn mà họ Sái. Ai từng đọc bộ danh tác này chắc đều nhớ Sái Mạo (còn gọi là Thái Mạo), một viên tướng tâm phúc

Chuyện áo rét (phần 2, cuối)

Miền Bắc, Hải Phòng, mùa hạ, tháng 5.1967 (hoặc 1968 chi đó). Như đã kể, tôi và đứa cháu họ, hai thằng hí hửng vớ được mấy cục nước đá to bằng cái gối mây, bọc kỹ rơm bên ngoài, đặt lên xe cải tiến kéo về. Từ Kiến An tới nhà còn mười mấy cây số nữa, đã tối nhọ mặt, cứ nghĩ tới cảnh ở nhà có nước đá uống lúc đang bức sốt, mỗi người làm cốc nước chanh đá mà lại phấn chấn. Hai chiếc xe cải tiến lọc cọc lọc cọc thứ âm thanh buồn đơn điệu. Thỉnh thoảng cứ vài cây số lại dừng kiểm tra đá, coi có còn không. Còn, nhưng nhỏ đi nhiều, đám rơm thì ướt đẫm. Về đến đầu làng thì trời tối lắm, đường không một bóng người, cả làng chìm trong màn tối đen. Hai thằng dừng lại sờ đá lần cuối, chả thấy đâu cả. Nó đã tan hết, không để lại dấu tích gì. Trí cười mếu, thế là toi bữa tiệc nước chanh. Tôi về nhà kể cho bà Khoắn chị cả tôi nghe, bà chị bảo các ông ngu vừa vừa chứ, đá ấy nó làm bằng nước sông nước ao chứ sạch sẽ gì, nó để ướp cá cho tươi, cá bán hết thì nó vứt đi, thế mà cũng cố kéo về, rõ ngố.

Đang kể chuyện áo rét, vòng vèo chuyện nước đá hơi lâu, giờ lại quay về chủ đề chính.

Tiếng Việt mình lạ lắm. Nói tới áo rét, áo lạnh, ai cũng hiểu đó là thứ áo gì, để làm gì. Nhưng nếu tự dưng có ông bà nào vào cửa hàng quần áo bô bô rằng ở đây có bán áo ấm không, cô bán hàng liền lấy ngay cho xem mấy chiếc áo rét, áo lạnh. Vẽ, lạnh hay ấm thì cũng chỉ để chống rét. Khi tôi vào sống hẳn trong miền Nam, nơi nóng quanh năm, chỉ được mươi ngày trước và sau lễ Giáng sinh trời se se lạnh (có người bảo đó là phép màu của Chúa, ban cho con chiên để hưởng lễ vui vẻ), nên gần như không phải mặc áo rét. Con trai con gái người già trẻ con đều quần áo mỏng, đồ cộc đồ ngắn, chả cần biết áo len áo bông. Giả dụ có sắm bộ veston cũng chỉ mặc xúng xính khi có đám cưới đám cheo, xong lại cất biệt vào tủ. Nhớ có lần cùng đám nhà báo đi Lâm Đồng dự lễ khởi công cái nhà máy thủy điện Đạ Dâng-Dachamo, năm 2005 thì phải, mình cùng hai bác phóng viên ảnh tên Thành (Đức Thành-SGGP, Công Thành-Tuổi Trẻ) mò ra chợ đêm Đà Lạt. Thành phố này là nơi duy nhất ở miền Nam bán áo rét áo len, bán quanh năm, chứ không như miền Bắc chỉ trưng vào mùa đông. Chiếc áo khoác dày vải simili chỉ 70.000 đồng, áo len dài tay cổ lọ có trăm mốt (110.000). Mình hứng chí, đúng cái thói của người từng rét run bần bật, khuân cả hai về Sài Gòn. Suốt 2 năm trời, không mặc được lần nào, cuối cùng lại phải cho ra bắc để chúng có điều kiện làm nhiệm vụ chống rét.

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2020

Chuyện áo rét

Hai hôm rồi, đầu tháng 4 lịch ta Canh Tý 2020, miền Bắc lại vào cữ rét rớt, rét thêm, còn được gọi bằng cái tên âu yếm “rét nàng Bân”. Bà bạn tôi gọi điện vào hỏi trong mày thế nào, có rét không, chứ ngoài này cóng chết đi được. Tôi không giả nhời ngay, cho bả coi cảnh đang… cởi trần (gầy chê xương sống xương sườn giơ ra), bồ hôi bồ kê đầm đìa, hai cái quạt châu vào hai bên như tả phù hữu bật. Bà bạn bảo eo khiếp, trông hãi bỏ mẹ. Chả biết hãi hiện vật hay hãi nóng. Lại nhớ thằng Xuân Ba có lần nửa đêm gọi điện vào, thủng thẳng nhận xét, xứ mình một nước hai chế độ, mày ạ, hai chế độ thời tiết ấy. Rồi nó còn đèo thêm, mày cho tao hỏi khí không phải, thế chính quyền trong ta có còn không.

Phải công nhận nhiều năm giở lại đây ít xảy ra rét nàng Bân, thậm chí người ta còn nghĩ hay nó mất rồi. Vẫn biết biến đổi khí hậu có thể tạo ra những điều không ngờ, thay được cả quy luật nghìn năm vạn năm triệu năm của giời, nhưng có những đổi thay khiến con người ngẩn ngơ, sửng sốt. Nói đâu xa xôi, vài năm qua, ở miền Bắc năm nào cũng bị mưa đá, nhất là mấy tỉnh miền ngược như Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng, và vùng Nghệ Tĩnh. Hôm qua 23.4, trên mạng lan truyền đoạn video clip mưa đá ở Cao Bằng, những cục đá to bằng quả trứng từ trên giời nện ào ào xuống, ngó mà kinh. Ngày xưa sống ở nông thôn nghèo nàn, có lúc đám trẻ con chúng tôi chỉ ao ước có mưa đá như bên Trung Quốc để nhặt uống nước chanh đá. Hồi ấy, ngoài Trung Quốc và khối các nước XHCN ra thì dân bắc chỉ biết thêm nước Mỹ, chứ những nước khác nhìn chung đều mù tịt, chả biết chúng nó giãy chết thế nào, cùng lắm chỉ đọc được cái tên nước trên bản đồ.

Một phiên tòa

Gọi là phiên tòa cũng được bởi nó có nhiều yếu tố của tòa án như chủ tọa (chánh án), kiểm sát, luật sư, bị cáo (vắng mặt)…, nhưng bảo không phải tòa cũng được bởi nó giống như cuộc họp biểu quyết của những cán bộ đảng viên cầm đầu cơ quan pháp luật cao nhất xứ này.

Đó là “phiên tòa” xử vụ án Hồ Duy Hải, y án tử hình, vừa kết thúc chiều 8.5.

Đây là phiên tòa điển hình cho nền tư pháp xã hội chủ nghĩa. Nghĩa là xử theo định hướng, theo chỉ đạo chứ không cần luật.

Gọi là tòa nhưng những người có trách nhiệm, cụ thể là 17 vị thẩm phán cao nhất nước (hội đồng thẩm phán), tụ tập với nhau biểu quyết chứ không phải nhằm mục đích xét xử, dưới cây đũa chỉ huy của nhạc trưởng chánh án tối cao, sếp-thủ lĩnh của 16 vị kia.

Cho tới nay, kể từ khi xảy ra vụ giết người ở Bưu điện Cầu Voi (H.Thủ Thừa, Long An), đã 11 năm trôi qua. Hồ Duy Hải bị cáo buộc tội giết người, nhận án tử hình. Nếu như giống các tử tù khác tội rõ trắng đen, có nhẽ anh ta bị thi hành án lâu rồi chứ không phải lằng nhằng chờ chết tới bây giờ. Tức là có vấn đề gì đó chưa ổn về mặt pháp luật, thậm chí có người còn bảo có sự can thiệp về tâm linh nên mới thế. Việc xác định đúng người đúng tội là cần thiết, nhưng không làm rõ được những khúc mắc nghi ngờ, mà vội vàng biểu quyết y án, quyết định giết một người (lần quyết định cuối cùng), quả là quá hấp tấp, không thuyết phục, dù quyền hành lần này đã lên tới cấp cao nhất.

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2020

Tổ chức cán bộ

Dư luận đang khen ngợi cụ Nguyễn Đình Hương (vừa mất hôm 3.5) là một chuyện gia siêu đẳng về công tác tổ chức cán bộ, người gần như cả đời làm công việc này. Thôi thì “nghĩa tử là nghĩa tận”, khen cụ cũng phải đạo, mà thực ra trong các quần thần của triều đình làm công tác tổ chức chọn người, hiếm ai như cụ Hương. Tôi chưa gặp cụ bao giờ nhưng qua chuyện thế sự suốt mấy chục năm, biết cụ là người tử tế, thẳng thắn, ghét thói dối trá, kiên quyết với nạn tham nhũng, và hình như sống rất trong sạch, không để lại điều tiếng gì. Vậy nên tôi quý cụ, không nói về cụ mà chỉ nói tới khâu tổ chức cán bộ của trung ương mà cụ từng là thành viên, là người cầm trịch.

Công tác này (tổ chức cán bộ) được bộ máy cầm quyền cộng sản rất coi trọng, thậm chí đặt lên hàng đầu. Cụ Hồ, nghe kể là một siêu phàm về tổ chức cán bộ, thường nhắc nhở “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong”. Cụ đã từng đặt vào ghế lãnh đạo cấp cao rất nhiều người mà nếu cứ theo lý luận, quy trình máy móc thì những người ấy cả đời sẽ bị chìm khuất trong đám vô danh tiểu tốt, không ai biết đến. Ông Nguyễn Hữu Đang chẳng hạn. Cụ bảo “khó thì mới giao cho chú”, khen thay con mắt tinh đời. Những người được cụ tin và chọn như ông Đang không phải ít. Tiếc rằng cụ không đủ tâm và bản lĩnh bảo vệ họ tới cùng.

Đảng cầm quyền, cũng như cụ Hồ, luôn xem tổ chức cán bộ là khâu then chốt, là chìa khóa mở mọi ổ khóa (giống như chú bé có tài mở khóa của nhà văn Nguyễn Quang Thân, hì hì), là quyết định đối với mọi quyết định, thành công cho mọi thành công. Một bộ máy, một hệ thống chính trị, nó hay hay dở, tốt hay xấu, vững mạnh hay rệu rã… phần lớn do công tác cán bộ. Đó là điều không thể chối cãi. Dĩ nhiên chỉ đúng với thể chế do người cộng sản nắm quyền, chứ ở những thể chế, xã hội dân chủ thì dân quyết định, dân chọn ra người tài chứ không phải ban này bộ nọ, ông này bà kia.

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2020

Ngồi xó bếp nói chuyện thế giới: Phong kiến

Xứ An Nam ta, người cộng sản làm cách mạng là để đánh đuổi thực dân, lật đổ phong kiến thối nát, thậm chí còn quá đà "trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ". Có nghĩa là... đéo chơi với phong kiến. Mày mà lòi ra, ông chặt không còn một mống. Hồi tôi còn bé, biết cả chuyện con cái nhà lý lịch phong kiến không được vào đoàn, không cho đi học, thậm chí không bắt vào bộ đội. Đánh phong kiến là cứ đánh diệt tận gốc, trường kỳ, tiệt nọc thì thôi.

Nhưng họ (cộng sản Việt) lại anh em thân thiết với đám cai trị Triều Tiên. Bọn ấy miệng thì rao theo CNXH nhưng phong kiến đặc sệt. Rõ nhất là cha truyền con nối. Đây là đặc điểm số 1, hàng đầu của nhà nước phong kiến. Thằng bố chết, truyền thằng con, con chết, truyền thằng cháu, cứ thế chút chít chụt chịt. Nối nhau làm vua, làm thiên tử, mà nó gọi chệch thành tổng bí thư, chủ tịch. Thiên tử cái con bà nhà nó, chướng bỏ mẹ.

Bọn phong kiến nó kiểu cách vậy, nên thiên hạ đang lăn tăn thằng con của Ủn mới 10 tuổi khó có thể kế vị. Thôi, xin các ông các bà. Cho nó chơi game thì được. Muốn để nó sống thì đừng bắt nó làm vua. Tôi đảm bảo, thằng học lớp 3 ấy mà làm vua, chỉ hôm trước hôm sau toi ngay. Bố nó đã gieo rắc căm hờn, hận thù cho quá nhiều người rồi, chưa kể ông nó, cụ nó trong 2 triều đại trước, mà một trong những “thành tích” là chống phá Việt Nam kịch liệt vụ Campuchia cũng như vụ chiến tranh chống quâm xâm lược Trung cộng năm 1979.

Lạ là ở chỗ, mấy ông bà xứ này, chả biết lợi dụng được gì ở đám phong kiến ấy mà cứ anh em thân thiết hữu nghị với nó, khen nó, bắt tay bắt chân, mời nó chơi đàn bầu, lâu lâu lại cấp cho vài nghìn tấn gạo. Để làm gì, cạnh tranh với Tàu cộng chăng, tranh thủ được nó thỉnh thoảng khen vài câu chăng...

Xin các ông các bà, đã đánh phong kiến rồi lại còn bợ đỡ phong kiến, thói đâu có cái thói như thế. Nghỉ chơi ngay với thằng du côn phong kiến XHCN ấy đi. Đừng có ôm rơm rặm bụng.

Nguyễn Thông