Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2021

Chuyện cúng rằm

Cho tới bây giờ, xứ ta vẫn xài lịch Tàu, âm lịch, mặc dù lịch Tây phổ biến hơn, được áp dụng hằng ngày.

Âm lịch do người Trung Quốc căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện về thời tiết, khí hậu, đất đai, phong tục của họ để chế ra, nhưng khi nhà cai trị Tàu kéo xuống phương nam thì đem theo mọi thứ của họ, trong đó có lịch, bắt bản địa phải tuân phục. Điều khá may mắn là vùng miền bắc nước Việt có khí hậu gần giống bên Tàu, đủ cả 4 mùa xuân hạ thu đông nên dùng âm lịch cũng không bị chỏi lắm.
Điều dễ thấy nhất khi dùng âm lịch là người ta rất coi trọng ngày giữa tháng, còn gọi ngày rằm. Theo quan niệm phương đông, mặt trời đồng nghĩa với ban ngày, là dương, còn mặt trăng ban đêm, là âm. Người tây dùng lịch tính theo chu kỳ mặt trời, dương, nên chả chú ý tới rằm riếc gì, ngày nào cũng như ngày nào, nếu có hơi kiêng một tí thì họ chỉ quan tâm ngày 13 trong mọi tháng, liên quan tới Chúa chứ cũng không dính gì tới mặt trời, khí hậu. Ngày duy nhất trong suốt 12 tháng mà họ quan tâm là ngày 1 của tháng đầu năm, đó là tết năm mới, cũng chỉ nghỉ vui chơi ngày ấy rồi sau đó đi làm. Những ngày như lễ Phục sinh, lễ Giáng sinh - Noel… chỉ liên quan tới người theo đạo Thiên chúa Jesus chứ không phải tất cả dân mắt xanh mũi lõ. Còn những lễ tình nhân, ha lô uyn… chỉ lẻ tẻ, không đáng kể. Ngẫm cứ đơn giản, gọn nhẹ thế mà lại sướng.

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

Tự nguyện hoàn thành nhiệm vụ (kỳ 5, cuối)

Những biên chép cuối của loạt bài này, tôi dành cho báo Tin Sáng. Xin nhớ là Tin Sáng chứ không phải Tia Sáng – phụ bản của báo “Khoa học và Phát triển” thuộc Bộ Khoa học – Công nghệ bây giờ. Nói đến tờ Tin Sáng, lớp trẻ hiện nay gần như hoàn toàn không biết, không có ý niệm gì về nó, nhưng với thế hệ đã trưởng thành trước thập niên 80 sống ở miền Nam, nhất là Sài Gòn - mảnh đất màu mỡ nhất cho báo chí cả xưa lẫn nay, thì ký ức về nó khó phai nhòa. Tin Sáng giờ chỉ còn trong hoài niệm bởi nó đã bị bức tử cách nay 40 năm, năm 1981, sau khi nhà cai trị buộc nó tự tuyên bố đã “hoàn thành nhiệm vụ”.
Phải nói thế này, trong một xã hội dân chủ và văn minh, không thể thiếu báo chí, các cơ quan ngôn luận. Báo chí thậm chí còn được ngầm xem như quyền lực thứ 4, sau lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhờ có báo chí, bộ mặt xã hội mới được phơi bày, những ẩn khuất che giấu mới được phát lộ, quyền của con người mới được bảo vệ. Ấy là đang nói tới thứ báo chí tự do, chứ báo chí mậu dịch, báo quốc doanh, báo định hướng thì chả kể. Thời nay, báo nhiều thì nhiều thật nhưng cũng chỉ như con khỉ Tôn Ngộ Không múa may với cái vòng kim cô trên đầu. Thiên hạ cười bảo nhau, cả gần nghìn cơ quan báo chí truyền thông cũng chỉ có chung một tổng biên tập là trưởng ban tuyên giáo. Nếu “tổng biên tập” là người hiểu biết, tử tế, cởi mở, khoáng đạt thì còn may, ít nhất cũng như các ông Trần Độ, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Hoàn, Hữu Thọ, chứ “ngoan” như chú Thưởng, hoặc ông thượng tướng thủ lĩnh đội AK47 thì báo chí chỉ còn biết ngậm ngùi, ngoài việc tung hô, tán tụng.

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2021

Yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau

Tôi nói dưới đây có gì không nên không phải, xin được thể tất.

Ấy là chuyện cụ cựu Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng (cựu chứ không phải nguyên như chính quyền và báo chí mậu dịch thích dùng cho ra vẻ) vừa qua đời.

Cụ về hưu đã lâu, vốn là người tử tế nên sau khi rời chính trường đầy khốc liệt, cụ đã sống bình dị, vui với cuộc sống thường dân, không ham hố những rùm beng, lòe loẹt, hoa hòe hoa sói, long trọng viên (như rất nhiều ông to bà nhớn đã hết thời), không thích chường mặt ra chốn "hội chợ phù hoa". Nói một cách ngắn gọn, cụ đã giác ngộ, nhận ra được chân giá trị ở đời. Nhiều người, nhất là dân chúng quý cụ bởi điều đó.

Nay nhà nước, vẫn thứ tư duy lề thói cổ hủ đã bám chặt vào não, tổ chức tang lễ rùm beng, ngay cả khi dịch bệnh đang cực kỳ căng thẳng. Hình như họ không làm thế thì không chịu được. Hình như họ cố duy trì lề thói cũ để chuẩn bị tới lượt mình. Họ không cần biết điều tiếng xã hội. Và điều quan trọng nhất, họ không làm đẹp cho người đã khuất mà chỉ gây tổn hại thêm cho ông cụ vốn đã đẹp, đẹp hơn họ. Ai không tin, cứ hỏi người dân Bến Tre.

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2021

Tiên và tiền

Ở đây chỉ bàn về nghĩa của vài từ Hán Việt có liên quan tới nội dung sẽ đề cập chứ không nói gì về tiên (người đẹp) hoặc tiền (tiền bạc, money), mặc dù đó là hai thứ ai cũng thích.

Hôm qua, nhân chuyện người đứng đầu đảng và nhà nước viếng tiền nhân tại khu Hoàng thành Thăng Long, báo chí, đài, tivi và các cơ quan truyền thông nhắc nhiều tới “tiên đế”, chẳng hạn bản tin của TTXVN viết “Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đến dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên đế, hiền tài, các anh hùng liệt sĩ có công với đất nước…”. Hầu như báo nào đăng tin về sự kiện này đều dùng chữ “tiên đế”. Hình như sau nhiều năm tích cực chống phong kiến, đả thực bài phong, đây là lần đầu tiên những ông vua thời phong kiến được người cộng sản nhắc tới một cách long trọng kính cẩn thế. Thôi thì, như các cụ bảo “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vua mới thờ vua cũ, dù khác triều đại, là chuyện dễ hiểu.

Có người thắc mắc sao lại tiên đế, bởi người ngoại tộc, không cùng triều đại, không phải đức vua kế vị thì không được dùng từ ấy. Thời xưa chỉ có con cháu, tử tôn trực hệ, dòng dõi của vua (đế hệ) mới được xài từ “tiên đế”. Hiểu thế có phần đúng nhưng máy móc, thực ra không hẳn vậy.

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2021

Trồng cây

Thiên hạ đang phàn nàn, chê cười, điều ra tiếng vào, chán ặt về chuyện cụ chủ tịch nước trồng cây. Cụ đi thăm Hoàng thành Thăng Long, viếng các "tiên đế" (lần đầu tiên báo chí truyền thông, có nhẽ được sự chỉ đạo, dùng từ tiên đế, thì cũng là vua cả mà), sau đó trồng cây. Đây là thứ "hủ tục" không thể thiếu của các nhà lãnh đạo, quan chức bự thời nay.

Tại sao người ta chán? Vì nhiều lẽ. Chỉ riêng ngó cái cây được trồng đã chán, lại thêm nhà vua rất thiếu gương mẫu trong phòng chống dịch đang cực kỳ căng thẳng, nhất quyết không đeo khẩu trang. Cụ đã nêu một tấm "gương" xấu, rất xấu về cả trồng cây lẫn phòng chống dịch bệnh.

Chuyện trồng cây, tôi đã từng viết dài về điều này, chỉ xin trích lại ít dòng có liên quan:

Nhắc tới việc trồng cây, không biên vài chữ về chuyện các nhà lãnh đạo trồng cây thì quả thật thiếu sót. Lâu lâu, dịp tết hoặc đi khai trương, khánh thành, về thăm nơi này nơi nọ, các ông bà ấy được đám lâu la kính cẩn mời đóng vai long trọng viên trồng cây kỷ niệm. Ừ thì trồng cây là tốt, có ai bảo xấu đâu, chỉ có điều bao nhiêu lời cụ Hồ, bao nhiêu sự gương mẫu của cụ, họ sổ toẹt hết.

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2021

Tự nguyện hoàn thành nhiệm vụ (kỳ 4)

Cuối phần 3 có nhắc tới việc đảng và nhà nước chính thức chấm dứt hoạt động của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Họ lập ra đẻ ra thì họ có quyền chấm dứt, bóp mũi, chả có gì lạ. Chỉ không bình thường ở chỗ, trong biên chép sử quốc doanh, trong sách giáo khoa, trong hoạt động tuyên giáo tuyên truyền, họ làm thiên hạ nghĩ rằng đó là của riêng người miền Nam, sản phẩm của sự uất ức, vùng lên tự giải phóng của người dân miền Nam. Nghe cái tên cũng rất dễ nhầm lẫn, bởi cả mặt trận lẫn chính phủ đều có yếu tố “miền Nam”, cứ như miền Bắc và cộng sản vô can.

Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thực chất là tổ chức của đảng cộng sản, của miền Bắc. Một thứ cánh tay nối dài của chế độ miền Bắc. Phải khẳng định rằng, không có cộng sản miền Bắc tiếp tay, mặt trận không thể ra đời. Chính những công văn, chỉ thị, chỉ đạo, sử sách của nhà nước cũng không giấu diếm chuyện này. Những người lãnh đạo mặt trận, nòng cốt của mặt trận đều là đảng viên cộng sản, được gấp rút đưa từ miền Bắc vào, hoặc cộng sản nằm vùng, như Nguyễn Hữu Thọ, Trần Nam Trung, Phan Văn Đáng, Trần Bạch Đằng, Trần Bửu Kiếm, Nguyễn Văn Linh, Huỳnh Tấn Phát… Những nhân sĩ, trí thức, đại diện tôn giáo sống ở miền Nam, nhất là ở Sài Gòn, Huế, nếu có tham gia mặt trận thì do chủ yếu được “giác ngộ cách mạng”, được rủ rê vào, có tác dụng làm hoa lá cành, cho có vẻ dân chủ, rộng rãi, tập hợp đông đảo quần chúng cách mạng miền Nam, kiểu như Ngô Bá Thành, Trịnh Đình Thảo, Nguyễn Phước Đại, hòa thượng Thích Thiện Hào, Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi, mục sư Ibi Aleo...

Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2021

Hoa đào không cần cứu

Lâu nay, mỗi khi có hiện tượng hàng hóa dư thừa, cung vượt quá cầu, giá quá rẻ so với sức mua và giá trị thực món hàng, v.v.. thì người ta hay lên tiếng kêu gọi giải cứu. Chẳng hạn giải cứu thanh long, dưa hấu, vải, khoai lang, bắp cải, hoa tết, thậm chí cả tôm hùm...
 
Sự "cứu" chỉ có ý nghĩa về tình cảm, đạo đức, san sẻ khó khăn chứ không đúng về quy luật kinh tế, nhất là kinh tế thị trường. Kẻ mua người bán đối với món hàng nào đó, thái độ và hành xử của họ là hoàn toàn tự nguyện. Bán được thì bán, mua được thì mua. Thuận mua vừa bán. Thế thôi.

Hoa đào cũng vậy. Không cần giải cứu nếu chỉ là món hàng trong điều kiện thương mại bình thường. Nếu hoa đào dư thừa, cung vượt quá cầu, người bán nói thách khiến người mua tẩy chay, nó sẽ tự héo.
Tết này, hoa đào đã chịu điều tiếng không hay từ cái lệnh mồm ất ơ về "đào rừng" của thủ tướng. Đó là nhân tai. Tuy nhiên khổ nạn của đào chưa hết, nó còn bị thiên tai, dịch tai. Đang yên đang lành, đang tràn hy vọng đem tiền về cho người trồng đào, đám đào phai đào bích ở vùng tâm dịch Hải Dương bỗng đột phắt thành món nợ đời, thành sự cay đắng cho họ. Dịch còn đang căng nóng

Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2021

Thông thoáng cái mả cha chúng nó

Đọc mấy chữ trên, chắc chắn nhiều người không hiểu gì. Vâng, tối nghĩa bỏ mẹ, nhưng yên, từ từ để tôi kể.

Ông bạn tôi, một gã hiền lành, từ hồi biết nhau tới giờ chưa thấy y mắng ai, nặng lời với ai. Nói kiểu văn cụ Nam Cao, hiền như giọt nước trên lá sen. Tôi chuẩn bị đi ngủ, nghe chuông réo, y gọi, hỏi đã về chưa. Tôi bảo dịch căng, chưa về được. Y nói tao về rồi, đèo mẹ chúng nó. Hỏi chửi ai, y bảo chửi những đứa khốn nạn chuyên nghiệp hành dân ở sân bay Tân Sơn Nhất.

Y kể một thôi một hồi, nào là về Bắc, lại còn đọc thơ “Có ai về Bắc ta đi với/Thăm lại non sông giống Lạc Hồng”, khi vào mấy đứa cháu đóng cho thùng quà quê đem vô Nam ăn lấy thảo. Đang lúc dịch, lại bay chiều vào nên giá rẻ, vé tàu bay chưa đầy 500 nghìn, thế mà thằng taxi được bọn sân bay ăn chia cho vào làn D đón khách chặt những hơn 400 nghìn về quận 8, đau như hoạn. Già, yếu, thêm thùng hành lý cồng kềnh, không leo lầu 5 đón xe công nghệ 4.0 được, còn ra ngoài đường Trường Sơn kêu 4.0 là chuyện không thể, khó hơn lên giời. Vả lại, ra đó mà không có xe đẩy, gùi hành lý để mà chết à… Lão than thở uất ức một thôi một hồi, nghe cả trong tê lê phôn tiếng thở hổn hển, cứ như đang gùi hành lý ra đường Trường Sơn.