Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Không sợ quả báo

-Cụ dậy sớm thế.
-Già không ngủ được, vả lại "thế sự du du nại lão hà", cụ ạ.
-Ừ, nghe chuyện thế sự mà buồn, như bữa qua họ lôi mấy cậu nhạc sĩ ra xử tù đó.
-Tôi đọc tờ báo của ông đại tá bên dầu khí thấy viết hai cậu đó đội lốt nhạc sĩ để chống phá nhà nước, chỉ muốn chửi tục một câu.
-Cụ chấp làm gì thứ ấy. Chỉ lạ ở chỗ chống Tàu cộng xâm lược bành trướng mà là chống nhà nước, có vẻ không ổn.
-Cụ bảo không ổn nhưng người ta bảo ổn. Chống Tàu tức là chống ta.
-Này, hết xử ông Điếu Cày đến cậu nhạc sĩ Việt Khang, nghe chừng công lý xứ ta có vấn đề, thưa cụ.
-Nhưng mấy người ngồi vai quan tòa họ không sợ người đời lên án, con cháu bị quả báo hay sao...
-Thôi, đừng bàn chuyện ấy nữa, mất ngủ thêm.

31.10.2012
Nguyễn Thông

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Ta hơn Mỹ là cái chắc

Xứ ta vừa bị cơn bão số 8 quần cho tơi tả suốt mấy tỉnh Bắc Bộ và khu 4, thiệt hại vật chất không biết bao nhiêu mà kể. Gần như cùng lúc, bên nước Mỹ cũng bị trời giận, bão Sandy hoành hành, ước tính thiệt hại lên đến hàng chục tỉ đô la.

Những bài hát của một thời (54): Bài ca về đường 9

Trong số hơn nửa trăm bài hát "một thời" đã từng giới thiệu lên, có thể nói đây là bài mình và nhà sưu tầm Zanhanoi phải bỏ công vất vả, kỳ khu nhất. Đã từng vang suốt thời chiến tranh, vậy mà về sau hầu như không mấy ai nhắc đến, hát lại, dựng lại, kể cả trên những chương trình truyền hình kỷ niệm này nọ. Thực ra thì cũng có đôi lần, được mấy ca sĩ trẻ hậu chiến Trọng Tấn, Việt Hoàn, Đăng Dương thể hiện, nhưng thành thật mà nhận xét, chán lắm, chả toát lên được cái chất hào hùng, tươi sáng, tình cảm của tác phẩm. Thật may, Zanhanoi đã mày mò lục lọi, và cuối cùng ra ngay đồ trân quý. Đó là bản thu âm do chính ca sĩ nổi tiếng Trần Khánh hát. (nói thêm, bản MP3 thì sẵn có nhưng không đưa lên hệ thống blogspot được, chỉ có bản định dạng FLV mới được thôi).

Trong gia tài âm nhạc thời chiến tranh chống Mỹ, có những cặp viết nhạc-soạn lời rất ăn ý, mà cặp Huy Du - Xuân Sách là ví dụ tiêu biểu. Nhạc sĩ Huy Du đã phổ thật hay nhiều bài thơ của Xuân Sách, chẳng hạn Đường chúng ta đi, Cùng anh tiến quân trên đường dài, Bài ca về đường 9. Nhạc nâng tầm, mở rộng đời sống cho thơ, còn thơ làm nền tảng cốt lõi giá trị cho nhạc.

Nghe lại khúc ca này, những người lính từng xông pha trên chiến trường Trị - Thiên những năm từ 66 đến 72 chắc sẽ bồi hồi nhớ lại một quãng đời đáng nhớ. Và càng nhớ hơn vì có biết bao đồng đội đã nằm xuống trên chiến địa khốc liệt tột cùng ấy, vĩnh viễn không về quê hương, thân thể tan vào cây cỏ đất trời. Tôi đưa bài hát này lên cũng như thắp một nén nhang để tưởng nhớ đến các anh, những con người mãi mãi tuổi đôi mươi.

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

3 bài thơ của Nguyễn Khắc Nhượng

Lời giới thiệu:
Anh Nguyễn Khắc Nhượng quê Quảng Nam, từng là Tổng thư ký tòa soạn báo Thanh Niên, đã về hưu, hiện sống tại Sài Gòn. Thơ anh, tôi chả biết nói thế nào cho phải, chính là cõi lòng anh, một người xù xì chứa tâm hồn đa cảm. Điều đặc biệt là, khi còn đương chức, không bao giờ anh lợi dụng cương vị của mình để in thơ trên báo nhà, kể cả báo tết, mặc dù điều ấy với anh quá dễ. Xin giới thiệu một số bài anh viết trong thời gian mấy chục năm qua:

Tháng giêng hương ảo

Trời tháng giêng tôi lạc dấu giày
Em về hôm trước buồn hôm nay
Khóc em một chút hương còn lại
Hương ảo vô thường lọt kẽ tay

Trời tháng giêng mây trời rất trắng
Tặng em một nửa trời tháng giêng
Mai kia tóc bạc lưng chừng núi
Còn nửa phương trời để ngóng em

Mồi ngon của bão số 8

Phải công nhận cơn bão số 8 vừa đổ vào duyên hải Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ quá kinh. Số 8 có khác. May mà không phải 88. Chả hiểu sao sức gió chưa đến cấp 11 - 12 mà gây gãy đổ ngổn ngang. Rõ nhất là cây cột tháp truyền hình 180 mét cao nhất miền bắc trong chớp mắt đã sụm bà chè, rất tang thương. Những mấy chục tỉ đồng (có tờ báo bảo hơn 40 tỉ) chứ ít đâu, khánh thành mới hơn 1 năm, nay thành sắt vụn. Xem ảnh cái đống sắt vụn ấy, ai cũng giật mình. Tháp cao 180m mà nguyên vật liệu gầy gò mỏng mảnh như đồ chơi con nít. Đổ là phải. Nhà nước bỏ ra mấy chục tỉ để thanh toán cái công trình này, chả biết phết phảy, hoa hồng, phần trăm chiếm bao nhiêu. Bão đã làm lộ ra một khoảng tối. Nghe nói công an đang điều tra, không phải vì sao tháp bị gãy (do bão thì quá rõ rồi) mà trước khi xảy ra bão cơ.

Nhìn cây cột gãy, lại liên tưởng đến cái tàu roro Hoa Sen của Vinashin trị giá 1.300 tỉ đồng đang nằm vạ vật bên cảng Chiết Giang (Trung Quốc), không biết khi nào mới được thả về. Đống sắt vụn ấy mới khiếp.

Ôi tiền tỉ. Chục tỉ. Trăm tỉ. Nghìn tỉ...
Đạo đức kẻ lắm tiền không đáng một xu.

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Ngu hết chỗ nói

Cơn bão số 8 đang hoành hành một dải dài các tỉnh ven biển miền Bắc, suốt từ Quảng Ninh vào tới Quảng Bình. Trên báo chí xứ ta, đã hai hôm nay, cứ lôi bão Sơn Tinh ra réo. Khốn nạn, ngu gì mà ngu hết chỗ nói.

Tôi chả biết ai, nước nào đặt tên cho cái cơn bão này nhưng tôi nghĩ chắc là Việt Nam. Thế giới chẳng thiếu gì tên mà phải lấy tên của Việt Nam, vả lại họ có biết gì về Sơn Tinh. Nhưng đã là người nước Nam ta thì phải biết. Từ nhỏ đã được cha ông rót vào tai truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh, há chẳng biết Sơn Tinh là Thánh Tản Viên, là phúc thần, thần bảo hộ cho cuộc sống dân lành hàng nghìn đời nay. Có nhẽ đâu Sơn Tinh lại phá phách, hủy hoại, thành mối tai họa cho con người?

Đứa nào xúc phạm dân tộc như thế, đem chém nó đi. Hay là đã đến lúc chúng nó chẳng cần đếm xỉa gì đến đạo lý, tín ngưỡng dân tộc nữa.

28.10.2012
Nguyễn Thông

Ban chỉ đạo... tham nhũng, vàng, Tiên Lãng

Đọc (xem, nghe) cái tít trên đã thấy rối, thể hiện thứ tư duy lộn xộn của người thiếu trí lự. Nhưng khổ nỗi đủ món linh tinh khó chịu chất chứa trong đầu, không xả ra thì còn chết nữa. May nhờ có cái cờ-lốc cá nhân này, chứ chả có nó, lại không như bác Khổng Ất Kỷ khùng của cụ Lỗ tiên sinh, ra đường gào lên xệch miệng đến tận mang tai. Lẩn thẩn liên hệ, bữa qua mấy vị họp quốc hội cắm cúi bàn chuyện có nên cho tư nhân xuất bản hay không, mình chợt nghĩ cho hay không cho là quyền của các nhà chức việc, tuy nhiên xuất bản là hoạt động tự nhiên, cấm cũng chả được. Ít nhất thì cũng phải tôn trọng quyền con người được tự do xuất bản những suy nghĩ cá nhân. Người chứ có phải con bò con cừu đâu. Vì vậy đừng nên kể lể công ơn kiểu "các vị cứ nói nhà nước cấm đoán, sao vẫn được tự do thoải mái viết blog đó thôi". Em xin bác nào "tuyên giáo" em như thế, nói vậy người ta cười cho. Đấy là cái quyền tự do tối thiểu của con người, hở tí là cấm thì còn ra thể thống gì.

1. Tự dưng nghĩ đến chuyện quốc hội kỳ này đang họp bàn việc chuyển giao cái gọi là Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương từ tay chính phủ về tay đảng, hay cụ thể hơn là đặt ghế cầm đầu ban ấy từ Thủ tướng về Tổng bí thư. Không ít người coi đây là cuộc cách mạng. Nhiều người hồ hởi, phấn khởi ra mặt, xem như một thời đại chống tham nhũng mới được mở với tín hiệu tốt lành. Cũng không ít người chán nản, lắc đầu, buông câu lạnh lùng "đánh bùn sang ao"... Tôi tự xét mình không thuộc những đối tượng ấy. Tôi chỉ nghĩ ngắn, nông cạn thế này:

Sáng kiến chống tham nhũng

BÁ TÂN
Tham nhũng còn nguy hiểm hơn cả bệnh ung thư. Tai ác nhất trong các loại bệnh nhưng ung thư vẫn đang có thầy có thuốc, kể cả tây y và đông y để trị. Đến giai đoạn cuối mới thật sự bất lực. Nếu phát hiện sớm, ung thư vẫn có thể bị ngăn chặn hoặc bịt đường gây hại của nó ở mức nhỏ nhất.

Tham nhũng thì ngược lại. Cả hệ thống chính trị hùng hậu. Các ngành chức năng hợp thành sức mạnh như chẻ tre. Các cấp lãnh đạo đưa ra đủ loại chỉ thị trong các diễn đàn. Nhìn vào thế trận ấy cứ tưởng tham nhũng sẽ bị nghiền nát bất cứ lúc nào. Tưởng dzậy nhưng không phải dzậy, thậm chí còn là ngược lại. Tham nhũng không giảm mà còn tăng. Tham nhũng từ số ít phát triển thành một bộ phận không nhỏ. Bọn đầu nậu câu kết tạo ra tập đoàn tham nhũng. Có gia đình cả nhà cùng tham nhũng, hại dân hại nước.

Bản nhạc tặng bạn ngày chủ nhật

Xin mến tặng các bạn cùng thế hệ mình 3 bản nhạc mini. Hầu như những người đã sống, trưởng thành trong thập niên 60 - 70 không mấy ai không biết đến những giai điệu thân thiết này. Kỷ niệm giản dị mà đằm thắm, yêu thương.

Chúc ngày chủ nhật vui trọn vẹn.

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Bạn vàng

Mạnh Kiến Trụ, Mạnh Kiến Trụ
Ai phái mi sang, hỡi kẻ sài lang
Toan tính chi bao mưu đồ ác hiểm
Định khơi gì những uất ức căm hờn
Biên giới sáu tỉnh chừ, chuyển rung khinh bỉ
Biển Đông một dải chừ, cuộn sóng hờn căm
Mi chỉ xứng nhận cà chua trứng thối!
Có lẽ đâu giương biểu ngữ trưng cờ?

Giả đò thân thiện
Giấu diếm mưu gian
Miệng nam mô, lòng dạ tối đen
Tay nắm chặt, dao găm lóe sáng
Cười cười nói nói, phỉnh phờ kẻ nhẹ dạ cả tin
Bắt tay bắt chân, dọa dẫm người thân dân yêu nước
Rao bốn tốt miệng sặc mùi chém giết
Giảng chữ vàng lòng chứa khí hôi tanh
Định chiếm khắp biển Đông, hùng hổ xua tàu thuyền chinh phạt
Quyết vẽ đường lưỡi bò, càn rỡ đem hải giám lấn sang
Sao chẳng nhớ
Ải Chi Lăng đầu Liễu Thăng thoắt rụng
Sông Bạch Đằng, xác Ô Mã vội chìm

Ông Tâm gặp nguy hiểm

Bữa trước, mình có bài ngắn (trước bài này) ái ngại cho hoàn cảnh chị em nhà họ Đặng. Cứ thầm nghĩ thầm mong rồi họ cũng lần hồi qua được cơn bĩ cực, cuộc bãi bể nương dâu, nào ngờ tai họa ngày càng nặng. Hôm nay báo Petrotimes của đại tá Nguyễn Như Phong làm bài hoành tráng "Bom KBC sắp phát nổ", trong đó chỉ ra nhiều "tội lỗi" của ông Đặng Thành Tâm, tất nhiên có liên quan đến chị ông là bà Đặng Thị Hoàng Yến (xem ở đây).

Thế này thì "Bác Tâm thôi đã thôi rồi/nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta". Không biết đang lưu lạc xứ nào (nghe đâu ở Nhật Bản), ông Tâm có thay mặt chị ruột mà cám cảnh thốt lên rằng "Ới chàng cóc ơi chàng cóc ơi/thiếp bén duyên chàng có thế thôi/nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé/nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi".

27.10.2012
Nguyễn Thông

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Ông Tâm bà Yến

Tôi chưa gặp bà Đặng Thị Hoàng Yến, chưa lần nào, chỉ đôi lần thấy trên tivi. Có đận trên mạng xã hội, thiên hạ cười chê cái vụ bà Yến trao học bổng Hoa trạng nguyên, nói sai nói nhầm cả tên tuổi, chức danh của bộ trưởng bộ Học, sai mà vẫn còn cười rổn rảng. Họ bảo rằng rõ cái người vô duyên, cậy tiền. Chả sai, bởi hồi ấy bà ta đang leo đến gần đỉnh danh vọng, quyền lực rồi, nhìn xuống chỉ "mục hạ vô nhân" là điều dễ hiểu.

Ông em bà Yến, ông Đặng Thành Tâm thì tôi từng gặp mấy lần, nhất là cái hôm công ty ông Tâm tổ chức họp báo tại khách sạn Sheraton Sài Gòn trên đường Đồng Khởi, Q.1. Ông Tâm thấp lùn, lại hơi đen, đứng giữa bọn ký giả, nhất là mấy cô cao ráo xinh xẻo, trông cứ quê quê thế nào ấy. Nhưng thông minh, giả nhời đâu ra đó, diễn đạt giản dị, dù sinh ở Bắc nhưng nhập vai Nam bộ khá tốt. Nhìn chung dễ mến, không cảm thấy xa cách như một số anh nhà giàu mới nổi, quen gọi là trọc phú, thậm chí có anh rất vô học.

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Gọi cho chính xác sự kiện Truông Bồn

Thật cảm động khi biết báo Tiền Phong phối hợp với một số cơ quan, đơn vị tổ chức lễ kỷ niệm 44 năm ngày hy sinh của những anh hùng liệt sĩ ở truông Bồn (tỉnh Nghệ An). Và tôi thở phào nhẹ nhõm khi Ban tổ chức đặt cho chương trình đầy ý nghĩa và cảm động này cái tên "Truông Bồn, huyền thoại và tri ân". Rất biết ơn báo Tiền Phong đã gọi chính xác tên một sự kiện lịch sử.

Có tâm trang ấy bởi mấy bữa nay trên một số tờ báo và đài truyền hình, cụ thể là VTV, toàn dùng hô ngữ "kỷ niệm chiến thắng Truông Bồn". Tôi nhắn với ông bạn tôi, người vừa viết một mạch mấy bài về những TNXP dũng cảm bám trụ truông Bồn, một tấc không đi một li không dời, rằng sao lại cứ đem thứ tư duy cổ lỗ sĩ "ta thắng địch thua" gán cho mọi điều, cái gì cũng phải chiến thắng, chiến thắng. Cứ phải thắng thì mới vinh quang hay sao. Chiến trường khốc liệt, quân dân ta chiến đấu với kẻ thù mạnh hơn gấp bội, hy sinh là chuyện khó tránh. Một sự kiện, theo như những người có trách nhiệm thời ấy ghi lại "vào lúc 6 giờ đến 6 giờ 10 phút ngày 31.10.1968, trận bom thù trút xuống truông Bồn đường 15A, một ngày trước khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực, đã cướp đi sinh mạng của 13 TNXP (gồm 1 nam, 12 nữ) đại đội 317 TNXP Nghệ An". Chừng ấy người chết (hy sinh) khiến chúng ta đau lòng, tưởng nhớ, biết ơn, nhưng bảo là "chiến thắng" thì hoàn toàn không phải. Gọi tên cho chính xác không phải là xem thường, hạ thấp công ơn các liệt sĩ mà để có cách biểu lộ, ứng xử cho phải đạo.

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Cảm tác sau khi xem tivi

Tặng nhà làm sử Dương Trung Quốc

Quan thì trâng tráo xảo ngôn
Dân thì nhẹ dạ cả tin, dễ lừa
Đường còn xa, đích còn xa
Hỡi người tráng sĩ quét nhà nấu cơm.

(câu 2 có dị bản của chính tác giả: Dân thì dở dại dở khôn, ù lì)

24.10.2012
Nguyễn Thông

Vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng (Hải Phòng): Sao chỉ bắt ông Khanh?

Đề nghị xem xét trách nhiệm bí thư, chủ tịch huyện

Thứ Ba, 23/10/2012 23:45

Liên quan đến việc Cơ quan CSĐT Công an Hải Phòng khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, chiều 23-10, ông Lương Văn Trong, Phó chủ tịch Liên chi hội Nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng, khẳng định trong vụ việc này, nếu ông Khanh phải chịu trách nhiệm hình sự thì cũng cần xem xét những người đứng đầu huyện Tiên Lãng mà cụ thể là ông Bùi Thế Nghĩa, Bí thư Huyện ủy và ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, bởi việc cưỡng chế trái luật là xuất phát từ chủ trương và quyết định của ông Hiền.

Trao đổi với phóng viên trước khi bị Cơ quan CSĐT khởi tố và bắt tạm giam, ông Khanh cho biết khi bàn về cưỡng chế, ông không được tham dự buổi nào. Thậm chí, khi họp thường vụ huyện ủy về việc cưỡng chế, có giấy mời nhưng ông lại được cử đi làm việc khác.

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Vụ Tiên Lãng: Báo Dân Trí nói gì?

Diễn biến mới vụ Tiên Lãng: Dân nói vẫn "quýt làm cam chịu”!

(Dân trí) - Chưa bao giờ chiếm vị trí chủ đạo trong hàng ngàn ý kiến người dân lại tỏ rõ sự bất bình, cảm thương và xa xót cho số phận của 1 con người có thể nói là cũng đã có chức có quyền, nhưng lại vướng phải vòng lao lý theo cách…khó hiểu như vậy.

Hai điều, một dài một ngắn

1-Nếu còn tại thế, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã tròn bách niên (ông sinh ngày 22.10.1912), thiên hạ quen gọi rằng "sống lâu trăm tuổi". Chỉ tiếc ông vắn số, ở với đời được có 27 năm. Nhưng những gì ông để lại cho đời thì cứ đem gộp một trăm nhà văn cho sống liên tục 2.700 năm cũng không làm ra bằng Vũ. Bây giờ người ta, dù vẫn cái học thuyết quan điểm chủ kiến như hồi những năm 60, 70, 80 thế kỷ trước, lại ca ngợi, đưa ông lên tận mây xanh. Thành tựu văn chương của Vũ Trọng Phụng được ca tụng là đúng, là chính xác rồi, không cần bàn cãi, tuy nhiên những vị ngày xưa kết tội, lên án, vùi dập ông thì được người ta được lờ đi. Chẳng nói đâu xa, thế hệ chúng tôi hồi học phổ thông không được học tí gì về Vũ Trọng Phụng, nếu có đọc có nghe ai đó nói, viết về Vũ thì rặt thấy họ mắng ông, nào suy đồi, đồi trụy, khiêu dâm, tự nhiên chủ nghĩa, cổ động cho lối sống bản năng, xác thịt, thậm chí còn vu ông là phần tử Troskist... Mấy thế hệ không được tiếp cận văn chương của Vũ Trọng Phụng một cách công khai, đàng hoàng, ai chịu trách nhiệm về điều này? Một người bạn tôi, nhà báo Đoàn Xuân Hải bảo rằng ở ngoài ấy các anh không được học Vũ Hoàng Chương, Vũ Bằng, Vũ Trọng Phụng, Đinh Hùng, Nguyễn Vỹ, Nhất Linh, Khái Hưng, thơ mới, văn xuôi lãng mạn... chứ chúng tôi trong Nam vẫn được học tuốt cả Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Hoài Thanh, Huy Cận, Nguyễn Huy Tưởng..., học ngay trong trường học, chả ai cấm, cứ cái gì hay, tốt là học. Nghe bạn nói thế, tôi thầm hiểu tại sao những người đồng thế hệ ở Sài Gòn phần lớn có kiến thức phong phú, tư tưởng phóng khoáng, nhìn nhận vấn đề thường cởi mở hơn những người được học hành ở miền Bắc như tôi.

2-Bác cựu hải quân đánh tàu Maddox mặt mũi giận dữ lắm thò cổ sang nói vọng: nghe bọn hắn khua môi múa mép trốn tránh trách nhiệm cá nhân chỉ muốn đá phăng vào cái tivi. Không biết tự trọng là gì. Tìm được lòng tự trọng của bọn hắn còn khó hơn xuất hiện kỳ rụng trứng của người đàn bà mãn kinh, ông ạ. Nhìn chúng nhơn nhơn trên các diễn đàn quốc gia mà lộn cả ruột.

23.10.2012
Nguyễn Thông 

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Đọc thơ Nguyễn Khắc Nhượng: Mưa chiêm bao- những giấc mơ một đời người

Tôi biết anh Nguyễn Khắc Nhượng từ năm 1996. Khi tôi chân ướt chân ráo về báo TN thì anh lúc ấy đã là Tổng thư ký tòa soạn. Nay anh về hưu, không được may mắn như nhiều người hưởng vui thú điền viên mà hằng ngày phải vất vả chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác. Nhưng cứ như không, luôn sôi nổi với bạn bè, coi bệnh chả là cái đinh gì.

Có những ai đó, ta cứ ngỡ họ quan tâm đến mọi thứ trên đời, trừ làm thơ bởi lấy đâu ra thời gian mà thi với phú, thì bất chợt xuất hiện cùng nguyên tập thơ dày dặn, mỗi bài như một dấu mốc cuộc đời mình. Lần đầu tiên tôi biết một người thơ như thế khi anh Nguyễn Khắc Nhượng, tài hoa và nắn nót ký tặng tôi tập Mưa chiêm bao.

Đã tìm được lối ra cho vụ đầm Vươn

Sau hơn 9 tháng loay hoay cân nhắc (chứ không phải điều tra), cuối cùng người ta cũng tìm được lối thoát cho vụ đầm Vươn để lôi anh em nhà anh cu Vươn ra xử. Bắt phó chủ tịch huyện thuốc lào Nguyễn Văn Khanh là phương án tối ưu. Thế mà mình cứ tưởng phải nhằm tới ông Thành, ông Thoại, ông Ca, ông Hiền, ông Liêm, cuối cùng lại là "đồng chí" huyện Khanh, người được gia đình anh cu Vươn từng làm đơn giãi bày rằng đó là cán bộ thông cảm với dân đen Vươn - Quý nhất, đề nghị không xử lý kỷ luật. Xứ ta kể cũng nhiều chuyện chả biết nên khóc hay nên cười. Chỉ biết rõ mươi mươi, với động thái này của họ, hết phương cứu anh em Vươn thoát tội.

Vậy dân gian có thơ rằng:

Ai gây nên vụ đầm Vươn
Hay là con tép con tôm trong đầm.

Đồng chí Tư Mã Thiên ơi, nhớ biên lại cho chính xác khách quan những gì xảy ra để con cháu sau này thi tốt nghiệp môn sử đạt điểm kha khá một chút nhá.

22.10.2012
Nguyễn Thông
Con thuyền (hạnh phúc hay công lý) rách nát trong đầm nhà Vươn (ảnh Nguyễn Thông)

Những bài hát của một thời (53): Như một lời chia tay

Nhạc Trịnh Công Sơn mang âm hưởng chủ đạo buồn, dù đề cập đến thứ gì cũng buồn, kể cả tình yêu, và nhất là sự chia ly. Chia tay, từ bỏ một gì đó thường gây tiếc nuối, nhưng có khi cũng là sự giải thoát, chả biết thế mà mà nói cho phải được.

Không hiểu cuối năm nay ca sĩ Khánh Ly về nước, có định hát bài này không?

 22.10.2012
Nguyễn Thông


Những hẹn hò từ nay khép lại
Thân nhẹ nhàng như mây
Chút nắng vàng chiều nay cũng vội

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

Tập trận chiếm đảo. Đảo nào?

Tôi định đặt cho entry này cái tên nôm na "Ngồi xó bếp nói chuyện thế giới", có ai (nhất là các bác nhà binh) cười mình ngớ ngẩn vụng dại cũng dễ thể tất bởi chấp làm gì thằng ngồi xó bếp.

Cả báo chí, truyền thông Việt Nam lẫn thế giới (trong đó có Trung Quốc) gần tuần nay đều chú ý đặc biệt tới việc nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc ra lệnh cho quân đội liên tiếp tổ chức những cuộc tập trận đổ bộ, chiếm đảo. Không nói rõ tập ở vùng biển nào (mãi đến chiều 18.10 thì nói là vùng biển... Hoa Đông), trên đảo nào, định chiếm đảo nào... nhưng gây không khí rất căng thẳng, lo ngại. Diễn đạt kiểu các nhà ngoại giao Mỹ thì là cực kỳ quan ngại. Vì thông tin chưa rõ ràng nên ông Lương Thanh Nghị chưa lên tiếng (phản đối hoặc ủng hộ). Tuy nhiên, cứ qua cách bày tỏ của báo giới thì có thể tạm hiểu lãnh đạo Trung Quốc đang nhăm nhe đảo Điếu Ngư/Senkaku, tức là sẽ có thể xảy ra đánh nhau với Nhật Bản. Biết đâu sẽ có cuộc chiến tranh Trung - Nhật lần thứ 3 (lần 1 năm 1894, lần 2 năm 1937) mà kẻ châm ngòi là Trung cộng.

Tôi lại nghĩ khác. Hiểu vậy thì nhầm, nhầm to. Trung Quốc ráo riết tập trận chiếm đảo là chuyện có thật, nhưng không phải để chiếm Senkaku, cũng không chiếm bãi cạn Scarborough của Philippines, mà chiếm Trường Sa. Tại sao?

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Cấm đoán thành thói quen

Trên báo Tuổi Trẻ bữa qua có bản tin nho nhỏ ít người để ý. Nguyên văn như sau:

Cân nhắc khi thiết lập “khu vực cấm”
TT - Đây là một trong những nội dung được UBND TP.HCM lưu ý trong chỉ đạo về “Hướng dẫn thực hiện một số nội dung trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước” vừa ban hành.
TP cho rằng việc cắm biển “khu vực cấm”, “địa điểm cấm” là vấn đề rất nhạy cảm về chính trị, xã hội.
Vì vậy các đơn vị cần cân nhắc trước khi quyết định cắm biển cấm, chỉ cắm biển cấm khi không có biện pháp bảo vệ nào tốt hơn.
Đối với các công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, đã có lực lượng vũ trang hoặc lực lượng bảo vệ chuyên trách bảo vệ 24/24 giờ thì không cần thiết cắm biển cấm. 
VIỄN SỰ
(bản gốc ở đây)

Thực ra, không phải chỉ xứ ta mới sinh chuyện cấm đoán. Xứ nào cũng cấm, có nơi còn cấm tàn bạo hơn là khác. Nhưng nhìn chung những quốc gia văn minh rất hạn chế cấm đoán. Miệng thì nói quyền con người, quyền tự do nhưng hơi tí thò tay lông lá cấm cấm sao được. Chỉ khi nào, chỗ nào chẳng đặng đừng, nhất là liên quan đến an ninh quốc gia quá đặc biệt thì mới cấm. Còn lại cho đi lại ra vô, xem xét, chụp ảnh thoải mái, không những thể hiện quyền tự do dân chủ mà còn tạo được cảm tình, sự thân thiện, có khi còn thu

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Nếu tôi là đại biểu quốc hội ở Hải Phòng...

Mấy bữa nay, sau hội nghị 6, hai vị tổng bí thư và chủ tịch nước với tư cách đại biểu quốc hội hăng hái đi gặp gỡ cử tri dân chúng. Mỗi ông không chỉ một cuộc gặp mà hai, ba, có thể còn nữa. Ông Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội, ông Trương Tấn Sang ở Sài Gòn. Cũng là một cách phân công cán bộ đi giãi bày trước dân về điều này điều nọ, xả sú páp cho họ. Bình nén để căng quá dễ nguy hiểm, cần tháo bớt ra. Thiên hạ nhìn vào các cuộc gặp gỡ, nghe các vị ấy nói, hứa hẹn, nhiều người thấy an ủi phần nào sau những bực bội giận hờn. Cũng không ít người vẫn khó tính, hoài nghi, bảo cứ để xem sao đã. Nhìn chung hai vị ấy nói hay, còn sự làm thì vẫn trong lời hứa hẹn. Những cuộc gặp của ông chủ tịch gây ấn tượng hơn của ông tổng bí thư, hình như ông Sang không bị ràng buộc bởi thứ lý luận cố cựu, lại ăn nói theo phong cách Nam Bộ bình dân, cứ rõ ràng huỵch toẹt luôn, được dân thích. Thậm chí tôi còn định viết một cái entry ngắn bình chọn chủ tịch Trương Tấn Sang là người nói hay nhất trong tháng (nhưng thôi, không viết nữa).

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Thế mới là cử tri

BÁ TÂN

Chương trình thời sự đài truyền hình Việt Nam tối thứ tư 17.10.2012 đưa tin tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri tại Hà Nội, chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri tại TP.HCM.

Cử tri Hà Nội nói với tổng bí thư những gì, như thế nào. Ai cũng muốn biết nhưng không được nghe cụ thể, chỉ thấy nhà đài phản ánh lại theo cách của họ. Còn tại Sài Gòn thì ngược lại. Người xem tivi thật sự tâm đắc với ý kiến của các cử tri trong buổi tiếp xúc với chủ tịch nước. Những ý kiến của cử tri được phát lại y nguyên cả về hình và lời nói, giọng nói. Ý kiến cử tri thật cụ thể, xoáy vào từng vấn đề, rất máu lửa, tạo ra sự bắt gặp với sóng ngầm của số đông người dân. Nhìn gương mặt của họ đã có thể nhận ra sóng ngầm tiềm ẩn bên trong. Giọng nói hừng hực như từ đoàn quân ra trận. Chằng biết “một bộ phận không nhỏ”có nhìn thấy và nghe cử tri đang xát muối vào mặt bọn họ hay không.

Dành cho K17: Tin buồn

Mới nhận được tin nhắn của bạn Bé, báo tin:

Bố của bạn Nguyễn Minh Huệ vừa qua đời tại TP Hải Phòng. Lễ viếng bắt đầu từ chiều nay 18.10 đến 15 giờ ngày mai 19.10.2012.

Xin chân thành chia buồn cùng bạn Nguyễn Minh Huệ và gia đình.

(Ghi chú: Ông cụ quê Nghệ An, là bác sĩ, sống và công tác tại Hải Phòng từ những năm 1960.
Số điện thoại của bạn Huệ: 0915525406, thư điện tử minhhue64@gmail.com).

Cơ hội ư? Không có cơ hội nào cả

Tôi không định nhắc về điều này bởi nó có vẻ hơi hướng chính chị chính em, không hợp với thứ nguyên tắc mà chính tôi đặt ra "không bàn chuyện chính trị" (có ai đó nói chữ, gọi là câu slogan), dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng để đánh, làm khó mình. Khổ nỗi tính xã hội của vấn đề cũng quá lớn quá rõ, thôi thì biên ra vài dòng coi như góp thêm một ý vào cái được gọi là dư luận.

Thật lòng, tôi chả mấy quan tâm đến hội nghị Trung ương 6 (trong khi rất nhiều người, cả những người dân bình thường ít để mắt đến những event tương tự xưa nay đặc biệt quan tâm) vì nhiều lẽ: đó là chuyện của đảng, không phải chuyện của dân đen mình; người ta kín đáo, dấm dúi, bí mật, cài then đóng cửa chặt thế, mình tò mò làm gì; lâu nay lòng tin suy giảm nhiều nên cũng không háo hức như trước nữa... Nó khai mạc, nó kết thúc, nó ra tuyên bố này nọ, cũng cứ coi như nhiều thứ khác diễn ra hằng ngày. Khi ông tổng bí thư đọc lời bế mạc trên tivi, tôi vẫn đang rửa bát, chả chịu gác việc chạy ra coi. Vậy nhưng hai ngày qua thấy thiên hạ ì xèo quá đành lật giở dăm ba tờ báo xem lại. Gớm, kín đặc những chữ. Sao mà họ uyên bác lắm chữ thế không biết. Lần mần mãi cũng tạm hiểu được đôi điều.

Chính vì có đọc báo cáo bế mạc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và bản nghị quyết của hội nghị Trung ương 6 nên thành thật mà nói tôi không đồng tình với nhận xét của một số quý vị, tuyền những người mà tôi rất, rất khâm phục về tài năng, đạo đức, tư duy sắc sảo, tấm lòng với dân với nước. Trong số đó có giáo sư Tương Lai, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nhà báo Osin Huy Đức, hai nhà văn Nguyễn Quang Lập, Thùy Linh. Xin nói ngay, không đồng tình với 1 dạng ý kiến của quý vị chứ không phải tất cả các ý kiến. Có thể các vị ấy đúng, tôi sai, nhưng cứ bày tỏ ra cho dân chủ, công khai. Đó là các vị ấy nhận xét về cái cơ hội (khoảnh khắc đẹp, hiếm có cần phải tận dụng, chớp lấy để hành động), có người còn cho rằng là cơ hội vàng nghìn năm có một, vừa bị đảng bỏ qua. Chẳng hạn các anh chị Huy Đức, Thùy Linh, Nguyễn Quang Lập đã nhận định như vầy:

Chính kiến

Tôi một người dân, thường bày tỏ thẳng thắn những suy nghĩ của mình, tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến sau đây của ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Tại cuộc gặp đại diện cử tri Sài Gòn hôm qua 17.10, ông Sang đã bộc bạch rằng:

"Tôi khuyên cô bác cử tri đừng thụ động, cần mạnh dạn bày tỏ chính kiến của mình, tâm tư nguyện vọng của mình. Nếu ai nói người dân nói sai thì chính người đó đã sai".

Thế là đủ, không cần bình luận gì sất.

18.10.2012
Nguyễn Thông

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Khổ vì nước

Chiều qua và chiều nay (2 và 3 tháng chín Nhâm Thìn), Sài Gòn bị đợt triều cường chưa từng thấy trong lịch sử phương nam, có nhẽ từ ngày chúa tiên Nguyễn Hoàng mở cõi. Mức đo tại trạm Phú An bữa nay là 1,61m, đỉnh của các đỉnh. Vận nước thế là ghê lắm. Coi cái hình kèm đây thì thấy. Phóng viên báo TN chụp ngay trên con đường mình vẫn qua lại hằng ngày, nhưng không phải "lối gầy về nhà em hoa vẫn nở" nữa, mà

Chuông quý chùa Trà Phương có còn?

NGUYỄN CÔNG KHA
Các lão làng kể chuông chùa Trà Phương (xã Thụy Hương, H.Kiến Thụy, Hải Phòng) cực quý đúc từ thời nhà Mạc. Sử cũ ghi rằng tiếng chuông vang xa cả chục dặm. Chả biết có đúng thế không nhưng nhà tôi cách chùa theo đường chim bay khoảng 300 m về phía đông nam, cứ khoảng vào giờ Dậu là tiếng chuông chùa ngân vang, vừa trong vắt vừa ấm áp đã thành kỷ niệm khó quên. Có những hôm theo bố mẹ đi làm trên đồng Hương cách chùa hơn 1 cây số vẫn nghe tiếng chuông chiều ngân nga, càng xa tiếng ngân càng vọng càng hay, khó diễn đạt thành lời.

Năm 1969 tôi học lớp 4/10 cùng với chú tiểu chùa Trà, nên hay trốn việc nhà ra học nhóm cùng tiểu. Nhiều hôm vào giờ Dậu tiểu rủ lên chùa chính thỉnh chuông, giúp tiểu châm hương. Tôi vẫn nhớ khi đó phải vươn người mới đánh vào núm chuông, tiếng chuông ngân nga khó tả.

Đầu thế kỷ 21 có dư luận rằng chuông hiện treo ở chùa Trà không phải chuông quý cũ mà là chuông khác, bởi tiếng không vang, không vọng, không ngân nga, chỉ cách vài trăm mét đã không nghe được gì. Hình như người ta đã đổi chuông, mà đổi lúc nào chưa ai rõ.

Lá phiếu

BÁ TÂN

Em là Lá Phiếu. Cuộc đời em đầy ắp niềm vui nhưng cũng chồng chất nỗi buồn. Thậm chí nhiều phen oan ức bầm gan tím ruột.

Có người ví em như loại thuốc lưỡng tính, tác dụng trái ngược, lợi cho người này nhưng lại hại với người khác. Thực ra đó là do sử dụng, chứ bản tính em chỉ có một, và một mà thôi. Rất nhiều trường hợp, người ta mượn tay chúng em để thực hiện mưu đồ họ đã định trước, oan chúng em lắm.

Nơi nào có bầu bán, ở đó không thể thiếu bọn em. Bầu thật hay giả đều phải có phiếu thật. Người ta có thể làm ra tiền giả (một trong những thứ khó làm giả nhất) nhưng phiếu giả hình như chưa bắt được lần nào. Đi tìm cái giả thời nay dễ lắm, nhìn đâu cũng thấy. Riêng bọn em, có thể bị biến hóa thành giá trị giả nhưng lá phiếu vẫn là thật. Gia phong bọn em là vậy, dù có bị sóng gió cuộc đời làm cho tơi tả vẫn giữ lấy lề.

Thắng thua, được mất- những việc hệ trọng như vậy có khi chỉ cách nhau đúng một lá phiếu. Hơn một lá phiếu là thắng, là được. Thua một phiếu thì thua, thì mất. Những lúc như thế, giá trị của bọn em trên cả tuyệt vời. Không phải tự dưng mà hơn một lá phiếu hoặc mất đi một lá phiếu. Bọn em như là cứ điểm mang tính yết hầu, không bên nào chịu nhường bên nào, cả hai bên quyết đấu giành cho được bọn em.

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Thương lũ trẻ quê bác

Cách đây gần tháng, nhà báo Khánh Hoan có gửi cho tôi bài viết về cuộc sống học hành cơ cực của những đứa trẻ nghèo mấy xã huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An) (xem ở đây). Thương lắm. Bữa qua, mở tờ báo Tiền Phong ra đọc, lại thấy ngay trang nhất bài phông Thương lắm, Tương Dương của nhà báo Quang Long. Thương vô cùng. Sao cảnh khổ nghèo cứ đùn về xứ Nghệ thế. Xin trích vài đoạn làm bằng chứng:

"Tôi khom người chui vào một túp lều, thấy cô bé học sinh đang lúi húi dọn cơm chiều. Một mình một nồi, chẳng có tý thức ăn, bé múc nước suối đổ thẳng vào xoong cơm, dùng thìa xúc ăn ngon lành.
Con suối nhỏ vắt ngang triền núi, bên này là trường học, bên kia là nhà bán trú của 90 em học sinh người Mông, người Poọng thuộc xã rẻo cao Tam Hợp.
Từng nhóm 5-7 em quây quần bên bữa cơm tối đạm bạc. Nhóm nào “sang”, bữa cơm có thêm ít canh bí, hầu hết các em phải ăn cơm chan với nước suối.

Vua dỏm

Mình không là người của đoàn thể, chỉ suốt đời đóng thằng dân quèn, mình không bầu ông ấy nên không coi ông ấy là vua. Không hô đức vua vạn tuế.
Nhưng một nước chuyên chế không thể không có vua. Ừ thì thay trời trị dân, được coi là vua. Nhưng nhìn vua thất thần xơ xác, chả ra cái giống gì,  mình không khỏi chạnh lòng nhớ đến câu anh em nhà Ngô gia văn phái (Thì Sĩ, Thì Ức, Thì Du...) quật cho đồng chí Lê Chiêu Thống trong Hoàng Lê nhất thống chí: "Nước Nam ta từ khi có đế vương đến giờ, chưa có ông vua nào đê hèn và luồn cúi đến thế".
Khi xưa, tuần huyện Nguyễn Văn Trang nộp chúa Trịnh cho quân Tây Sơn, thày dạy Trang là Lý Trần Quán nghe tin bèn trách mắng. Trang lý luận "sợ thầy không bằng sợ giặc, yêu chúa không bằng yêu thân". Tưởng chỉ có một Chiêu Thống, một huyện Trang, ai ngờ...
Thương cho dân mình biết mấy.

16.10.2012
Nguyễn Thông

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Trăn trở của Nam Cao

"Thế nào chúng mình cũng phải viết một cái gì để ghi lại cái thời này. Nếu khéo làm còn có thể hay bằng mấy cái Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Phụng nó còn sống đến lúc này thì phải biết!".
(trích Đôi mắt của Nam Cao)

Thưa cụ Trần Hữu Tri và cụ Vũ Trọng Phụng, chúng cháu sẽ cố, cố, cố gắng.

15.10.2012
Nguyễn Thông

Ghi nhời bọn trẻ chăn trâu

Hai thằng trẻ trâu cự nhau:
-Sao trâu làng mày cứ thả sang ăn mạ làng tao thế.
-Làng ông cứ thả thế đấy, làm gì được chúng ông nào. Làng mày ngu cho làng mày chết, hớ hớ.
-Thì làng tao chả làm gì được làng mày, nhưng chúng mày cùn như thế thì chúng ông cũng chả coi ra cái đếch gì.
Dắt trâu về, chiều rồi. Không thằng nào thổi sáo kiểu "mục đồng địch lý ngưu quy tận" ngày xưa.

Chiều 15.10.2012

Cách mạng (trích AQ chính truyện)

LỖ TẤN
...Tình hình làng Mùi dần dần êm đềm trở lại. Theo những tin đồn gần đây người ta biết rằng: tiếng là bọn cách mạng đã vào huyện nhưng cũng chẳng có gì thay đổi khác trước. Quan huyện vẫn là quan huyện cũ, chẳng qua bây giờ gọi là quan gì gì ấy, mà cụ Cử cũng làm quan gì gì ấy! ... Những chức tước mới, ở làng Mùi chả ai hiểu gì hết. Còn ông lãnh binh thì cũng vẫn là ông lãnh binh ngày trước. Duy có một điều đáng sợ là trong đó có mấy người cách mạng không tốt xen vào làm rối loạn cả lên. Ngay ngày hôm sau, chúng nó đã đi cắt đuôi sam của người ta rồi. Nghe đâu bác Bảy Cân làm nghề chèo thuyền trên làng trên đã bị chúng cạo trọc, thành thử trông không thành hình người nữa! Tuy nhiên, việc đó cũng chưa đáng sợ, bởi vì dân làng Mùi chẳng mấy khi lên huyện, mà dẫu có việc lên huyện thì họ cũng không lên nữa, khỏi nguy hiểm. Chính AQ lâu nay vẫn có ý định lên huyện thăm người quen, sau lúc được tin này, cũng thôi.

Thế lực thù địch

Chả biết chính xác từ thời điểm cụ thể giờ nào phút nào, chỉ thấy khi mở blogspot sáng nay 15.10, hệ thống blogspot đã xóa sạch những con số tính đếm cũ, lại bắt đầu từ số 0. Nếu đây là lỗi của Google thì mong Google khắc phục, còn không phải thì chắc là của những nhà quản lý kiểu gúc-gồ chấm tiên lãng (google.tienlang). Nhiều khả năng trong thời gian tới các blog sẽ bị tấn công, xóa dữ liệu, không post bài hoặc comment được. Lại sắp quay về thời vua Louis 14 chăng?

Ngay bản thân mình cũng đang tự hỏi có nên nản hay không nữa.

15.10.2012
Nguyễn Thông

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

Tự hỏi mình

Đài thông báo biển Đông đang hình thành những cơn bão mới
Thành phố Sài Gòn như mọi tháng mọi năm lại lập đỉnh triều cường
Dòng người tha hương từ các tỉnh miền tây vẫn ngập tràn mọi nẻo
Khúc ruột miền Trung oằn mình lo thủy điện, lũ quét, phá rừng và nhiều thứ tai ương.

Phiên chợ quê nghèo càng thêm vắng người mua rau mua cá
Đất đai bỏ nông dân thành sân gôn, dự án phục vụ mấy kẻ giàu
Sân khấu xập xình lũ trẻ đáng thương mắt xanh tóc đỏ
Tivi dày đặc trò chơi nhảy nhót quay cuồng chân dài chân ngắn thi nhau

Báo chí vẫn đăng cướp giết hiếp tăng ti-ra hoặc tô son cho mảng đen thực tại
Hội nhà văn tổ chức hội thảo bàn tính hiện đại trong thơ Nguyễn Quang Thiều
Phụ nữ sồn sồn hỏi nhau sàn nhảy nào có nhiều thày khiêu vũ giỏi
Trung ương bận bịu họp hành tính chuyện vài ba chục năm thì tốn hết bao nhiêu

Bà mẹ liệt sĩ tuổi 95 mỏi mòn ôm mớ đơn chờ xin chế độ
Cậu trai trẻ siêu mẫu năm kia vớ được chị gái già
Bốn trăm trường đại học mải mê săn lùng kẻ đóng tiền mua chữ
Tàu giặc đang rập rình mưu chiếm hải đảo xa.

Bạn ơi
Đừng mê ngủ nữa
Cuộc sống đang chờ.

14.10.2012
Nguyễn Thông

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Ớ này anh Ba anh Tư ơi, í a luống công đợi chờ

Đây là bài hát tặng bạn ngày chủ nhật. Nghe khúc quan họ cho đậm đà bản sắc dân tộc, nghe các bác.
Chúc ngày chủ nhật an lành.

14.10.2012
Nguyễn Thông


Lòng vẫn đợi chờ.
Em không giăng gió, hững hờ mà lại gió giăng, rằng anh Hai ơi, cơn cớ diệu thường, thấp thoáng thấp thoáng giăng, thấp thoáng bóng giăng.
Sao hôm mới mọc, cũng rằng ông sao mai, mai em lại mờ, bấy lâu lòng vẫn đợi chờ.
Ông tơ bà nguyệt cũng se nhầm là se nhầm, se mấy phải duyên ai, rằng anh Ba ơi. Tâm sự này, biết ngỏ biết ngỏ cùng ai.
Anh Tư (ố là Tư) đã có chốn để chúng em chờ, là em chờ, chờ đợi luống công. Chữ chung tình, đã hẹn xưa, đã hẹn từ xưa.
Ví không duyên, cũng đâu thế này, tưởng gió mà lại trông mây, em xin quan họ người đừng, tưởng gió mây mà tưởng gió trông mây.

Cứ từ từ

-Cụ ơi, ấp ta dạo ni lộn xộn, mất an ninh quá, trộm đạo cướp giật tràn lan...
-Cụ cứ yên tâm. Đang họp các tổ trưởng dân ấp để chấn chỉnh, bàn biện pháp cứu vãn cho dân dễ thở.
-Tôi cũng nghe bà con đồn sẽ có thay đổi, kể cả ban lãnh đạo ấp, chả biết có đúng không.
-Cụ ơi, tôi sống ở ấp này lâu lâu lắm rồi, đủ hiểu để chắc chắn với cụ rằng ban lãnh đạo ấp có mối gắn kết với nhau vì cái gọi là quyền lợi chung, chả bao giờ họ chấp nhận lộn xộn đâu, không vội gì thay ai đâu, cứ để luân chuyển từ từ cho êm đẹp. Tôi chứng kiến nhiều vụ thế rồi. Cũng có thể chấn chỉnh tí ti thôi. Mấy người trên phố cứ xì xào thay thay đổi đổi là bởi họ không hiểu gì về bản chất của lãnh đạo ấp ta.
-Vậy mà tôi cứ tưởng ấp ta sắp được chuyển lên thành phường.
-Không thay thế gì đâu, cụ ơi, tin tôi đi. Cụ xơi nước đi, kẻo nguội.

13.10.2012
Nguyễn Thông

Bẫy "vì đại cục"- tại sao chỉ VN thực hiện, còn TQ thì không?

TỐNG VĂN CÔNG (nguyên Tổng biên tập báo Lao Động)

Ngày 12.10, nhiều báo đưa tin Trung Quốc liên tiếp vi phạm nghiêm trọng chủ quyền VN: Ngày 1.10 tổ chức lễ kéo cờ kỷ niệm Quốc khánh tại đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa; ngày 3.10 diễn tập trực chiến khẩn cấp tại vùng biển Hoàng Sa; ngày 8.10 thành lập Phòng Khí tượng “thành phố Tam Sa”.

Trả lời câu hỏi của phóng viên, Người phát ngôn Bộ ngoại giao Lương Thanh Nghị nói: “VN yêu cầu TQ tôn trọng chủ quyền của VN, không có thêm những hoạt động sai trái tương tự, đóng góp thiết thực vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa VN và TQ cũng như duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông”. Lời lẽ đầy thiện chí, hòa hiếu vẫn như lâu nay.

Tuy nhiên, những hành động liên tiếp vi phạm chủ quyền nước ta như kể trên chắc chắn không phải do cấp dưới của họ gây ra vì chưa quán triệt “thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao của hai nước”! Hành động đó cho thấy, họ đang chuẩn bị dư luận, chờ đợi thời cơ để thực thi kịch bản bành trướng về hướng Đông Nam Á.

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Bọ Lập nói hay đếch chịu được

Nếu có cái giải Nobel về nói hay thì nhà cháu chả ngần ngại gì mà không đề cử bọ Lập, Nguyễn Quang Lập. Nào, ai đồng ý thì giơ tay lên, giơ cao cao lên. Các đồng chí Hải Phòng có đồng ý về trường hợp bọ Nập không, giơ tay luôn. 1, 2, 3, 4... được rồi, 100%.

Đáng nhẽ phải diễn đạt chính xác là "Bọ Lập nói hay khó tả" nhưng bỗ bã đa nghĩa theo kiểu Hải Phòng thì cũng tương đương với "Bọ Nập nói hay đếch chịu được". Hay ở chỗ nào, về cái gì? Này nhé, bọ bảo:

Kho vàng ở núi Tàu là kho gì?

SỸ VĂN
            Từ tháng 2.2001 đến nay, trên các báo có  nhiều bài nói về việc tìm kiếm kho vàng 4.000 tấn ở núi Tàu, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Câu chuyện tìm “kho vàng ở núi Tàu” này tạo sự quan tâm của nhiều bạn đọc. Nhiều người cho là cụ Trần Văn Tiệp (97 tuổi) rất tâm huyết với đất nước nên không ngại tốn kém công sức và của cải để tìm kho báu này. UBND tỉnh Bình Thuận cũng có văn bản, đồng ý cho nhóm của cụ Tiệp thăm dò và tìm kiếm “kho vàng” này. Vàng đâu chưa thấy, nhưng núi non bị đào bới tan hoang, môi trường bị phá hoại thì thấy rồi. Dư luận thì cũng nhiều ý kiến khác nhau, song vẫn  nhiều người cho là nên để cụ Tiệp tiếp tục tìm kiếm, vì nghe đâu đã tìm thấy ‘cửa kho”. Vậy nên hiểu chuyện này thế nào?

Tội nghiệp cô giáo (hay là) nghiệp chướng giáo dục

Mấy bữa trước, thấy một vài tờ báo đưa ra thông tin bài văn "canh gà Thọ Xương", thú thực tôi cũng không quan tâm lắm, bởi nghĩ chuyện nhỏ, sự vụ kiểu thế bây giờ có mà đầy, còn ối cái tệ hơn nhiều, lớn hơn nhiều, đáng lưu ý hơn nhiều. Hôm nay lại nghe tin cô giáo chấm bài "canh gà Thọ Xương" bị sốc, bị xì-trét nặng, phải nhập viện, thì thấy tội nghiệp, thương cảm. Rất nhiều khi, báo chí truyền thông từ những chuyện chả đâu vào đâu đã dồn ai đó vào chân tường, gây nên những bi kịch không đáng. Ở đây, cần nói cho rõ quan điểm, có những chuyện, với những người nhất định, phải đấu tranh, vạch trần đến cùng, không khoan nhượng; nhưng có những trường hợp, sự quyết đấu sẽ đem lại cái gì, nếu tốt ít hại nhiều thì có nên chăng? Nhân tiện, tôi xin kể 1 trường hợp cụ thể:
Khuya hôm qua 11.10 lúc 12 giờ 30 (chính xác là 0 giờ 30 ngày 12.10) tôi hết ca trực, về nhà. Tới giao lộ Trần Hưng Đạo- Tản Đà (Q.5, Sài Gòn) gặp đèn đỏ. Đã có nhóm 4 - 5 thanh niên dừng sẵn chờ đèn xanh. Nhìn kiểu cách đầu tóc ăn mặc biết ngay họ là những tay chơi. Nhưng rất nghiêm túc, tôn trọng luật dù đường ngang cực vắng. Ngay lúc ấy, một cảnh sát áo xanh còn khá trẻ nhưng bệ vệ, chạy chiếc xe máy Honda PCX tới, mặc đèn đỏ, mặc những người khác dừng chờ, anh ta chần chừ một chút rồi phớt tất, vọt luôn. Tôi nhìn con số báo trên đèn đỏ, còn 10 giây nữa. Tôi dõi biển số xe vi phạm, 59S1- 001.2? (tôi giấu 1 số cuối). Anh chàng không có vẻ gì đang thực thi công vụ. Một thanh niên trong nhóm trên buột miệng "đù má nó". Có thể nói anh công an đó đã tạo một hành vi rất xấu, rất tai hại. Tôi định công khai đầy đủ chuyện này nhưng rồi nghĩ lại, dù mình có ý định xây dựng mấy đi chăng nữa vẫn có thể khiến người chủ chiếc xe PCX kia bị phiền toái bởi lỗi tạm coi là nho nhỏ. Trên đời mấy ai không có lúc vô tình sai phạm.

Cô giáo trường Lomonosov cũng vậy. Tôi hoàn toàn không tán thành sự không thành khẩn nhận sai sót của cô (có người bảo là quanh co, giả dối) nhưng các vị ạ, cô ấy chỉ là nạn nhân, là kết quả tất yếu của nền giáo dục đã xuống cấp quá lâu, quá kéo dài, quá trầm trọng ở xứ này. Nhiều thứ cần được mổ xẻ chê trách hơn, làm quyết liệt, làm ra ngô ra khoai chứ không phải cô giáo "canh gà Thọ Xương".

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Thăm lại đầm Vươn

Một người bạn (giấu tên) vừa gửi cho nhà cháu bài thơ này, như lời chia sẻ với anh Đoàn Văn Vươn. Xin cám ơn tác giả. Chúc anh Vươn sớm được tự do.

Thăm lại đầm Vươn
Kính tặng anh Vươn, anh Quý

Lặng lẽ, âm thầm, từng vuông tôm anh bám trụ lâu nay
Độc ác, vô tình, đồng nuôi tôm chúng quyêt chiếm từ anh
Đâu vườn rau cũ bên những vuông tôm, nhà kia đã tan xao xác nỗi lòng
Những ô cửa nhỏ xinh tháng năm đâu còn
Nhớ ngày gian khó xô nước chia đôi
Vườn xanh bếp rêu đơn sơ bữa cơm chiều
Những vui buồn ngày ấy bên nhau ngỡ bền lâu

Vô giá trị

Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao ngày 11.10, trả lời câu hỏi đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước những việc làm từ phía Trung Quốc: ngày 1.10, Trung Quốc đã tổ chức lễ kéo cờ kỷ niệm quốc khánh Trung Quốc tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa; ngày 3.10, Hạm đội Nam Hải Trung Quốc tổ chức diễn tập trực chiến khẩn cấp tại khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa; ngày 8.10, Trung Quốc thành lập Phòng khí tượng thành phố Tam Sa. Trước đó, ngày 23.9, báo chí Trung Quốc đưa tin Trung Quốc sẽ sử dụng máy bay không người lái tăng cường giám sát các vùng biển, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ:

Những hoạt động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10.2011, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, làm cho tình hình biển Đông thêm phức tạp. Những việc làm của phía Trung Quốc là hoàn toàn vô giá trị.
(theo TTXVN)

Từ chuyện thuốc, nghĩ về sâu

BÁ TÂN
      Câu hỏi này được đặt ra sau khi đoàn kiểm tra của Bộ Y tế kết thúc đợt kiểm tra tại các bệnh viện đông y. Hơn 50% mẫu thuốc bắc thuộc loại kém chất lượng, thậm chí có những loại tồn dư trong đó chất độc gây ra mầm bệnh ung thư. Đoàn kiểm tra với đối tượng kiểm tra có cùng “sân chơi” thuộc ngành y tế. Nếu có đoàn kiểm tra độc lập, tỷ lệ sai phạm có khi còn cộng thêm mấy chục phần trăm.

     Thôi thì, cứ cho kết quả kiểm tra là không có sai số. Chừng đó cũng đủ khẳng định: phần lớn thuốc bắc trong các bệnh viện đông y khác chi là thuốc độc. Tại các bệnh viện mà còn như thế. Thuốc bắc ngoài luồng, dọc đường ngoài chợ, tỷ lệ “thuốc độc” chắc còn ghê gớm hơn nhiều.

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Nhân vô thập toàn

Vừa nghe đứa em đi dự cuộc "họp báo" của Phước Sang về kể lại mọi chi tiết, mình buột mồm nói với nó:
Phước Sang có thể là một diễn viên hài kịch giỏi nhưng là tác giả kịch bản rất tồi.
Đứa em bảo đúng đúng, không có kịch bản nào tồi dở như vậy. Vua hài cũng không thể diễn nổi, nói chi đến Quyền Linh, Lâm Quang Tèo.

10.10.2012
Nguyễn Thông

Chiến công

Chủ nhật, anh cu Tèo chán Sài Gòn quá rồi, đi Vũng Tàu tắm biển, đổi gió. Dậy từ sớm đi cho mát.
-A lô, báo cáo anh, tên Tèo dậy lúc 4 giờ rưỡi, đánh răng rửa mặt vệ sinh xong, có làm gói mì Omachi lót dạ, ăn hết 15 phút. Đi lúc 5 giờ kém 3 phút, xe máy Honda dame biển số 80B-0000, theo lối xa lộ Hà Nội.
Tèo vừa đi vừa ngắm cảnh, lòng phơi phới lẩm nhẩm câu gì đó. Đến Long Thành dừng lại đổ xăng, gọi điện cho bạn, hút hết điếu thuốc rồi đi tiếp.
-A lô, báo cáo anh, tên Tèo vừa chạy xe vừa quan sát, hình như tìm ai đó. Hắn trao đổi suốt dọc đường, giả bộ đọc thơ nhưng rõ thực là phát tín hiệu. Hắn có cơ sở ở Long Thành, gần trạm xăng số 8, chúng tôi đã lấy được mẩu thuốc lá hắn gài làm tín hiệu ở đó.
Chiếc xe Honda già nua trở chứng, Tèo đành ghé tiệm gần cầu Cỏ May sửa.
-Báo cáo anh, hắn đã tới cơ sở 2, có 3 tên đang tụ tập chờ tại đó, một tên bụng bầu khoảng 6 tháng rưỡi ngụy trang làm người bán cá, một tên đã già trên 70 chạy chiếc xe đạp Martin 007 cũ giả vờ bán vé số vào bơm xe, tên còn lại khoảng 4 tuổi ở truồng, giới tính nữ.
Mãi trưa mới tới nơi, Tèo gửi xe máy vào bãi, thay chiếc quần soọc rồi nhào xuống bãi Sau. Hai cô đầm tóc vàng đi ngang, quá hấp dẫn, hắn nổi hứng nháy mắt, chào hello, hello. Hắn ăn 1 con ghẹ, làm lon bia Huda Huế.
-A lô, báo cáo anh, chúng tôi đã quay được toàn bộ hành vi liên lạc với thế lực thù địch nước ngoài của đối tượng, gồm hai phụ nữ khoảng 25-31, mặc bikini xanh chấm bông, vòng 1 cỡ 105, tóc vàng. Chúng trao đổi với nhau 2 lần bằng tiếng Anh, có nháy mắt. Tên Tèo được nước ngoài trả công bằng 1 con ghẹ và 1 lon bia, đã thu được tất cả tang vật gồm mai, còng ghẹ, đủ 2 càng 8 cẳng, vỏ lon Huda sản xuất tháng 10 năm ngoái.
Tắm biển thêm lần nữa, Tèo mua vé tắm nước ngọt, thay quần áo, về lại Sài Gòn.
-Báo cáo anh, hắn vào hòm thư chết tại phòng tắm nước ngọt số 4, mở nước rất lớn để át âm thanh liên lạc, khi trở ra cầm theo một cục gì đó ướt sũng nước. Lên xe lúc 4 giờ 38 phút 24 giây, đang theo lối qua khu Chí Linh về Sài Gòn, tốc độ 35,567 km/giờ.
*Đề nghị các đồng chí trạm Bà Rịa triển khai lực lượng, bắt ngay đối tượng nguy hiểm này. Với bộ máy theo dõi dày đặc của chúng ta, nó có chạy đằng trời. Thà bắt lầm hơn bỏ sót. Thay mặt thượng cấp, tôi kịch liệt khen ngợi các đồng chí.

11.10.2012


Kiên quyết, kiên quyết...

Nói một đằng làm một nẻo đã thành căn bệnh nặng, quá nặng rồi. Hồi xưa, ông tổng thống Thiệu từng có lý. Đây, xin quý vị đọc hai bản tin thì rõ.

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Những bài hát của một thời (52): 3 bài về Hà Nội

Hôm nay, 10.10 kỷ niệm ngày Hà Nội được giải phóng.

Trong số những bài hát về thủ đô, theo mình, Bài ca Hà Nội của nhạc sĩ Vũ Thanh đáng xếp hạng Top 5. Thậm chí mình còn thích bài này hơn cả Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi. Mình cũng thích Cảm xúc tháng mười của Nguyễn Thành, Hà Nội niềm tin và hy vọng của Phan Nhân.

Ba giọng ca vàng của một thời Tuyết Thanh, Trần Khánh, Kiều Hưng sẽ làm chúng ta yêu Hà Nội hơn.

Kinh thật

Hồi còn bé, mình được nghe người nhớn kể rằng ở miền nam chính quyền Ngô Đình Diệm mặc dù đã ban hành luật 10/59 nhưng vẫn không thể dập tắt được phong trào nổi dậy của những người cộng sản. Làm sao theo dõi, kiểm soát được những kẻ thù nghịch đây? Ngô Đình Nhu với sự cố vấn của Lansdale nghĩ ra một kế: tổ chức các liên gia. Cứ 3 nhà thành một liên gia, có nhiệm vụ theo dõi nhất cử nhất động của nhau. Làm gì, ăn gì, đi đâu, nói với ai, quan hệ với ai, thậm chí tắm lúc nào, ngủ giờ nào, đi xe đạp hay đi bộ, đóng cửa lúc mấy giờ, vắng nhà vào hôm nào, có khách mấy người, là ai... đều được ghi lại rõ ràng, kiểm soát chặt chẽ, báo cáo đầy đủ. Không sơ sảy, không sót tí ti. Người này kiểm soát người kia, nhà này theo dõi nhà khác, con kiến cũng chả thể chui lọt. Chỗ nào cũng có người theo dõi, lúc nào cũng có cặp mắt bí mật nhìn ngó săm soi. Cả xã hội miền Nam lúc ấy là một bộ máy an ninh khổng lồ. Người người làm an ninh, nhà nhà làm gián điệp. Mình nghe cán bộ huyện về xã nói chuyện bảo rằng đó là một xã hội lấy khủng bố làm nền tảng. Khi ấy đang trẻ con, nghe thì biết vậy thôi. Sau này lớn rồi thấy khiếp. An ninh chế độ Ngô Đình Diệm nó cứ bám như hình với bóng thế thì làm lụng, ăn ngủ thế quái nào được, nói gì đi làm cộng sản.

Kinh thật.

Vậy mà cuối cùng triều đình họ Ngô vẫn đổ. Thế mới khiếp.

10.10.2012
Nguyễn Thông

Thương nhớ đồng quê

Cái ngày con người ta đối xử tốt với nhau sao cứ lùi dần xa dần, xa mãi thế. Ngay anh chị em ruột thịt trong nhà kia vốn xưa nay được tiếng có học, biết yêu thương mà giờ cũng mất cả sự chan hòa, hục hà hục hặc, không muốn nhìn mặt nhau thì quả thật cõi đời u ám quá. Đó là tôi muốn nhắc tới trường hợp chị em nhà họa sĩ Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thành Chương và các em. Thế sự du du nại lão hà, còn sống được mấy nữa để mà cạch mặt nhau, hở các vị?

Hồi còn dạy học (tôi đã từng dạy học, những 17 năm, sau đó thì "mất dạy") tôi yêu kính cụ nhà văn Kim Lân đến mức mê mẩn. Nhiều học trò của tôi sau này ra trường, có người làm đến ông to bà lớn, khi gặp tôi vẫn nhắc hồi ấy thầy đã làm cho chúng em mê Làng, Vợ nhặt, Con chó xấu xí... của cụ Kim Lân, cũng như mê Lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long, Anh Keng của Nguyễn Kiên, Quê hương của Vũ Tú Nam..., thích lắm. Tôi từng nói với họ các con của cụ Kim Lân đều tài giỏi, thành đạt, hiếu đễ, rất đáng để làm tấm gương soi. Ông bạn tôi, nhà báo Xuân Ba khá nhiều lần viết về nhà văn Kim Lân và các con cụ càng khiến tôi thêm nể trọng gia đình ấy.

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Giải Nobel

Trong số đủ loại giải thưởng đang tồn tại trên quả địa cầu này, theo mình, giải Nobel là to oai nhất. Về các mặt.

Mỗi năm, như thường lệ lâu nay, vào tháng 10 loài người lại ngóng cổ hồi hộp chờ công bố danh sách những vị đoạt giải. Người nhận Nobel chẳng những hãnh diện được đại đa số nhân loại tôn vinh lên đỉnh cao mà còn đem vinh quang về cho dân tộc, đất nước mình. Giải Nobel là tấm bằng xác nhận sự đóng góp, hy sinh của những con người tinh hoa, ưu tú nhất trong nhân loại, bất kể đó là đàn ông đàn bà, khác nhau chủ thuyết chính kiến, tôn giáo, chủng tộc... Rất nhiều quốc gia trên thế giới đến giờ vẫn coi Nobel là niềm khát khao, mơ ước. Nhưng cũng có chế độ, quốc gia sợ giải, sợ Nobel, chỉ mong sao mùa Nobel qua đi không có tên người nước mình. Chưa công bố, rất hồi hộp lo lắng, bày cách đối phó phải thế này thế này; công bố rồi mới thở phào nhẹ nhõm, như trút được gánh nặng.

Trong các giải Nobel lĩnh vực này nọ, là dân ít học, tầm nhìn hạn hẹp nên mình chỉ quan tâm đến cái Nobel hòa bình. Còn những Nobel kia, thấy thiên hạ tung hô ai đó giành Nobel, mình cũng a dua tung hô theo, kể cả Nobel văn chương- là cái lĩnh vực mình có am hiểu tí chút.

Chơi sang

Nước nhỏ, dân đông, đời sống nghèo nàn, kinh tế trì trệ, nhưng thi môn ném tiền qua cửa sổ thì không nơi nào bằng. Đó là xứ Nam Việt thời cộng hòa XHCN năm thứ 67.

Thử hỏi có nơi đâu trên trái đất này (không phải người vẫn ngọt ngào qua muôn nỗi đắng cay) hai cái sân bay quốc tế chỉ cách nhau hơn chục kí lô mếch đường chim bay. Đừng vội xua tay, có đấy, trên đất Hải Phòng, đều được thủ tướng phê duyệt.

Sân bay Cát Bi từng tồn tại từ thời mồ ma thực dân Pháp, là cảng hàng không chính của vùng duyên hải Bắc Bộ. Tuy nhiên khách quen của Cát Bi cũng chỉ loanh quanh mấy vùng Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, xa tí nữa là Quảng Ninh. Bao năm chỉ đóng vai nhà ga tỉnh lẻ, hành khách lèo tèo, tuần vài chuyến bay, sau mới vỡ vạc mở mang kể từ bắt đầu đổi mới để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng nhanh. Thì cũng phải, trên cơ sở sẵn có rồi, củng cố phát triển cho nó tốt hơn là hợp lý. Nhưng rất tiếc, do tầm nhìn hạn hẹp, quen tư duy tiểu nông nên suốt bao năm vành đai xung quanh Cát Bi bị lấn chiếm dần, bị các dự án, khu quy hoạch bóp teo tóp, nay muốn mở mang cho xứng tầm vóc cảng hàng không quốc tế chắc sẽ tốn vào đây khoản chi phí đền bù giải tỏa khổng lồ.

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

Lời khuyên

Nếu bạn không còn việc gì làm thì hãy đi làm chính trị. Đó là sự lựa chọn bất đắc dĩ, cuối cùng.

7.10.2012
Nguyễn Thông

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Hơi bị nhiều chuyện

Pha ấm trà, ngồi uống suông, nghĩ ngợi.

1. Ở quê vừa xảy ra động đất. Chả có vấn đề gì. Đồng bằng Bắc Bộ không ngại động đất, chỉ sợ mưa rét thôi. Cuối thu, đã xuất hiện những trận gió mùa đông bắc đầu mùa lạnh. Mỗi lần vào cữ này mình hay nhớ quê, nghĩ đến mẹ mình lại sắp phải mặc áo bông. Chỉ cầu mong mẹ khỏe cho con cháu mừng.
Nhưng đang có cơn bão, ập vào miền Trung. Mấy bác dự báo khí tượng thủy văn dự báo linh tinh quá. Hôm 4.10 thì bảo chiều 5.10 bão sẽ tới đất liền, dân tình lẫn nhà nước quýnh lên nhưng cả ngày 5 chả có cơn gió nào, bữa 5.10 lại bố cáo tối 6.10 bão sẽ nhập địa. Đành rằng chỉ là dự báo, chả thể đúng trăm phần trăm, đành rằng thời tiết thay đổi bất thường, đành rằng cứ cảnh báo trước để chuẩn bị; tuy nhiên thời buổi khoa học chính xác mà vẫn dự đoán ầu ơ thế, chán quá.
Mong sao bão đừng vào, dù có làm các nhà dự báo khí tượng bẽ thêm lần nữa. Nó mà vào sẽ kéo theo mưa, mà mưa đúng vùng Sông Tranh 2 thì cái hồ chứa nước ấy, cái đập đầm lăn ấy không biết chịu được bao lâu. Nó ùm cho một phát chỉ khổ dân, tội dân.

2. Chuyện "đáng ngờ" của ông Phước Sang, mình nghe cách đây cả tháng rồi. Hai hôm nay báo chí cứ bấn xúc xích việc ông bầu phim này có lừa đảo gì không. Nghe ông ta phân trần rằng ông ta hoàn toàn bất ngờ, giờ nhà báo nói mới biết vụ việc vì đang bận làm phim, rằng mấy hôm rồi máy điện thoại của ông ta đang gửi đi sửa nên không liên lạc được với ai, rằng có mượn xe Mercedes 350 của ông Chung Minh một đứa em thân thiết rồi đem cầm, rằng...; còn bà vợ thì bảo tôi với anh ấy chuyện ai nấy làm, không biết không biết, đừng có hỏi đừng có hỏi. Nghe vậy mà phát phì cười. Nếu trót lừa thì cứ nói lừa mẹ nó cho rồi, quẩn quanh làm gì thêm rối. Ai mà tin người quan trọng như ông bầu Sang chỉ có nhõn mỗn cái máy điện thoại. Mượn xe ô tô tự ý đem cầm lấy tiền không thèm hỏi ý kiến người ta, chả lừa là cái gì. Hai vợ chồng mỗi lần lên mặt báo đều nói hay nói tốt về nhau, thiên hạ xem như gia đình thành đạt hạnh phúc, giờ có chuyện thì bảo không biết. Rất tào lao cái đám nghệ sĩ mà không biết sĩ này.

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

Những bài hát của một thời (51): Lời ru theo sóng

Tôi không nhớ ca sĩ-nhạc sĩ Trần Khánh viết Lời ru theo sóng vào năm nào, chỉ loáng thoáng những năm sau hòa bình 75 đã được nghe bài này trên làn sóng đài Tiếng nói Việt Nam với giọng hát Kim Oanh. Đây là một cặp từng tạo nên những giai điệu tuyệt vời của nền âm nhạc thời chiến tranh chống Mỹ.

Khác với nhiều, rất nhiều ca khúc hồi chống Mỹ và hậu chiến thường hừng hực khí thế tinh thần cách mạng, chủ nghĩa anh hùng, biểu hiện niềm tự hào hơi thái quá, thì có một số rất ít bài hát đã theo lối riêng, lúc bấy giờ bị coi là lạc lõng, lẻ loi, khi xoáy sâu vào tình cảm, tâm tư con người bình thường, cuộc sống bình thường. Mấy bài ấy không được dư luận phải đạo đương thời đánh giá cao, tuy nhiên sức sống lại rất lâu bền. Lời ru theo sóng, theo tôi, nằm trong số ít đó.

Tôi có nghe nói nhạc sĩ Trần Khánh viết Lời ru theo sóng khi ông sinh đứa con đầu lòng. Thông qua lời người mẹ, ông dành tình thương cho con. Đời ông quá nhiều khốn khổ nên đặt hy vọng vào đời con. Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha kể lại ngay từ năm 1957 ông đã đầu quân về đài Tiếng nói Việt Nam, là giọng ca trụ cột, quý hiếm của đài. Nhưng có tài liệu nào đó bên công an rằng ông từng khai báo với mật thám Pháp (phòng nhì) lúc bị bắt, dù rất vu vơ không căn cứ nhưng người ta cứ thế hắt hủi Trần Khánh. Suốt hơn 22 năm đằng đẵng, ông chỉ là kẻ hát rong, làm thuê, không biên chế, không chế độ đãi ngộ gì; lương không, sổ gạo cũng không. Mãi cuối năm 1979 người ta mới xét biên chế cho Trần Khánh, chưa kịp hưởng lương nhà nước được bao lâu thì ông qua đời do tai nạn giao thông năm 1981 trong chuyến xe về Quảng Ninh công tác. Thương thay cũng một kiếp người, tài hoa bạc mệnh.

Đại gia xài đồ giả

Nghĩ mà thương, ứa nước mắt.

Xưa nay mình nghĩ chỉ có những kẻ ít tiền như mình thì mới xài hàng giả, giờ thì an ủi tí chút rồi. Ông Trầm Bê, đại gia hàng đầu trong nhóm các đại gia xứ ta vừa phân trần ông cũng chả biết cái sừng con tê giác nhồi rơm mà người ta biếu ông là giả hay thật nữa. Cứ trong ý tứ mà suy thì ông ấy nghiêng về giả. Mà sừng giả thì có gì để ầm ĩ. Thôi, mời các anh công an Trà Cú làm hết ly này rồi giải tán. Cái tổ chức động vật hoang dã thế giới rõ lắm chuyện.

Đại gia cũng phải xài đồ giả. Thương ghê đi. Nếu ông ấy có biếu ai cái gì, chắc cũng đồ giả thôi.

(Nói nhỏ với chú công an: Đừng để ý đến chiếc sừng tê nữa, giờ chuyển sang tìm hiểu xem đứa nào đã cho đại gia con thú tê giác nhồi rơm ấy. Hay con này cũng làm bằng silicon hoặc composit, giả nốt?).

5.10.2012
Nguyễn Thông


Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Ơ, thế không họp à?

Bàn dân thiên hạ nước Nam ta đang từng giây phút ngóng chờ diễn biến hội nghị lần thứ 6 của đảng cầm quyền. Khai mạc ngày 1 đầu tháng, trống giong cờ mở, báo đài tivi rầm rĩ cho mọi người cùng biết, sau đó là im lặng. Dư luận vẫn ngầm hiểu hội nghị đang họp, theo tổng bí thư nói là bàn nhiều chuyện, rất nhiều chuyện, chỉ có điều chuyện riêng của đảng, cứ lặng lẽ tiến hành, không cần om sòm nữa. Nhìn chung nhân dân tôn trọng điều đó, ít thắc mắc. Tôi quần chúng (theo cách nói của đảng) cũng tôn trọng, không thắc mắc. Bao giờ đảng họp xong, đảng cho biết thế nào thì mình biết thế, không cho biết cũng chả sao. Mình có phải đảng viên đâu.

Tôi chỉ hơi lăn tăn tí ti. Đây là hội nghị toàn thể của Ban chấp hành trung ương, bàn chuyện quốc gia đại sự. Đã là ủy viên trung ương thì không được vắng mặt. Xem tivi, tôi thấy có cả những người mình quen quen (hì hì, lại khoe), đố dám vắng. Trong vòng 15 ngày chắc bị điểm danh, nắm sĩ số chặt chẽ lắm, vợ hoặc chồng mà đến thăm có gặp được khối. Nghe đâu đủ 175 vị chính thức và 25 vị dự khuyết, không vị nào ốm đau gì. Chả biết thứ bảy, chủ nhật có nghỉ giải lao không, nhưng mình nghĩ là không. Cả núi việc, bàn nguyên tháng cũng chưa xong, nói chi 15 ngày. Việc của đảng là quan trọng nhất, ưu tiên số 1, những việc khác cứ gác lại tất tần tật.

Thế mà không hiểu tại sao bác Nguyễn Sinh Hùng nhân vật số 4 lại đi hội nghị bên Lào, thượng tướng Trần Đại Quang lại có cả thời gian đi dự lễ khai giảng Học viện An ninh nhân dân, rồi HĐND TP.HCM vẫn khai mạc kỳ họp thứ 6 (chả nhẽ 3 vị: ủy viên bộ Chính trị Lê Thanh Hải, ủy viên trung ương Lê Hoàng Quân, Nguyễn Thị Thu Hà không dự)... Vẫn biết có nhiều việc đã lên kế hoạch trước nhưng cứ cái kiểu "thân này ví xẻ làm ba/ hai nơi gọi họp vợ nhà đợi cơm" thì khó đóng góp được hết tâm trí sức lực cho hội nghị đảng lắm.

Ấy, nhà cháu dân quèn, chả phải đảng viên đảng viếc gì, chỉ mong sao cho "hội nghị lần thứ 6 thành công tốt đẹp".
4.10.2012
Nguyễn Thông

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

Cần thay đổi ngay thứ quy định vô cảm, vô nhân

Thầy Nguyễn Văn Cải - giáo viên trường THPT Quang Trung, H.Củ Chi, TP.HCM có gửi cho báo Tuổi Trẻ thắc mắc: tại sao cụ bà R. ở tổ 4, ấp Lào Táo Trung, xã Trung Lập Hạ, H.Củ Chi có chồng và 2 con là liệt sĩ nhưng vẫn không được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Con cháu cụ đã làm hồ sơ đề nghị rất lâu rồi tuy nhiên các cấp có thẩm quyền, trách nhiệm không xét mà cũng không thèm trả lời. Cụ nay đã 90, tuổi gần đất xa trời, cụ bảo chả biết khi nào người ta mới chịu ban cho cụ cái danh hiệu ấy.

Cũng qua báo Tuổi Trẻ, một vị đại diện cơ quan chức năng nhà nước, ông Huỳnh Thanh Khiết- Trưởng phòng Chính sách có công (Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) xác nhận "cụ R. có chồng và hai con trai đều là liệt sĩ. Tuy nhiên, sau này cụ R. đã tái giá (người chồng sau đã mất) và có thêm một người con riêng với người chồng sau. Do đó căn cứ theo quy định hiện hành thì cụ R. không thuộc diện phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

Thú thực, khi nghe ông Khiết nói thế, tôi muốn té ngửa. Tôi không trách gì ông ấy bởi những người như ông chỉ thi hành phận sự, nhất nhất làm theo quy định, chỉ thị, chỉ đạo, nghị định, nghị quyết, pháp lệnh, luật, bộ luật... của cấp trên, của nhà nước, của chế độ thôi. Thế thì cái pháp lệnh nào quy định như vậy cứ lôi nó ra gói bã trầu cho cụ R. Lôi mấy ông bà soạn thảo pháp lệnh ấy, thông qua pháp lệnh ấy về làm con cụ để hằng ngày rửa ráy, nấu ăn, nâng giấc cho cụ, thay cho 3 người đã khuất vì nước vì dân kia. Đâu lại có thứ quy định vô cảm, vô nhân, tàn nhẫn, mất tính người như thế.

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Có một ủy viên Bộ Chính trị...

Nhưng chưa hề ngồi vào ghế nóng ấy một giây, thậm chí một sát-na nào. Đó là giáo sư Nguyễn Đình Tứ.

Hôm qua, báo đài nhà nước đăng-phát nhiều tin về lễ kỷ niệm 80 năm ngày sinh giáo sư Nguyễn Đình Tứ,  làm mình lại nhớ hồi mấy chục năm trước.

Trong nhiều khóa học của Trường đại học Tổng hợp Hà Nội thì khóa sinh viên 17 chúng tôi nằm trọn trong nhiệm kỳ lãnh đạo trường của thầy Nguyễn Đình Tứ. Chúng tôi học khóa 72-76 thì thầy Tứ lãnh đạo từ 71-76. Khi ấy giáo sư Tứ là Hiệu phó, kiêm Bí thư Đảng ủy trường. Hiệu trưởng là thầy Ngụy Như Kontum, tôi còn nhớ có một thầy hiệu phó khác là Dương Hữu Thời. Các thầy đều là những giáo sư đầu ngành khoa học tự nhiên (thầy Kontum, thầy Tứ ngành vật lý, thầy Thời ngành hóa). Chúng tôi học văn, ở tuốt tận ngoại thành, cơ sở Mễ Trì nên ít dịp được diện kiến các thầy, vốn chỉ làm việc ở cơ sở Thượng Đình hoặc Lê Thánh Tông. Nhưng không phải vì thế mà không có ấn tượng gì.

Theo nhận xét của tôi, thầy Ngụy Như Kontum và thầy Nguyễn Đình Tứ là một cặp lãnh đạo nổi bật, nếu không nói là nhất, của Trường đại học Tổng hợp. Giáo sư Kontum trông như Tây, cao ráo, phúc hậu, nước da luôn hồng hào (ở khoa Văn thầy Hoàng Xuân Nhị cũng có tướng mạo, nước da như thế). Thầy rất gần gũi, thương yêu sinh viên. Hồi đi đắp đê sông Đáy năm 1973 thầy cũng quần xắn móng lợn đến từng khoa để động viên học trò. Mỗi lần khoa Văn khoa Sử ở Mễ Trì tổ chức đêm văn nghệ thầy đều về dự, sinh viên được ngắm thầy thỏa thích, lấy làm tự hào lắm. Kỷ niêm vô hình thì nhiều, kỷ niệm cụ thể thì giờ đây mình chỉ giữ được tấm bằng tốt nghiệp do chính thầy ký bằng bút mực; phần viết phía trên gồm tên tuổi sinh viên, khóa học, thứ hạng... do chính phu nhân của thầy viết tay, chữ cô đẹp hơn cả chữ in bây giờ.

Ăn theo phó giáo sư Vương

Ăn theo, nói leo: xấu. Vẫn biết vậy. Nhưng trước một người như giáo sư phó Trần Ngọc Vương, tôi không bạch ngay ra thế, thiên hạ sẽ cười chê, bảo thấy người sang bắt quàng làm họ. Mình chưa bao giờ dám ngồi chung chiếu với bạn Vương nên cứ tự nhận rằng ăn theo tí ti cho nó lành.

Bọ Vương vừa thư cho tôi, bảo rằng Thông cào ơi, tao mới đi Harvard về, dự cuộc hội thảo quốc tế về Trần Nhân Tông. Y kể sang đó trình bày tham luận trước các học giả Mỹ và thế giới sừng sỏ nhưng vốn tiếng Anh của y chưa đủ nên cũng phải nhờ phiên dịch. Bên nhà cử hẳn một phiên dịch viên cao cấp cho riêng y. Vương than rằng chỉ riêng điều đó đã thấy quá xấu hổ. Giời ạ, Vương mà còn xấu hổ thì chúng tôi, nhiều đứa trong đám bạn đồng môn của y còn xấu hổ đến cỡ nào. Theo tôi nắm được, y thông thạo tiếng Nga, rành rẽ chữ Hán, xài tốt tiếng Pháp, tiếng Anh cũng không đến nỗi nào. Vậy mà vẫn xấu hổ. Đó là sự tự trọng của kẻ sĩ, trí thức đúng nghĩa. Tôi bảo với Vương, tao thì coi đó (có phiên dịch riêng) là sự đánh giá đúng mức tầm quan trọng của mày trong cái hội thảo khoa học ấy.

Trần Ngọc Vương là một chuyên gia về đức vua-phật hoàng Trần Nhân Tông. Hồi đầu năm ta vừa rồi, y tặng tôi và anh Trần Ngọc Hồng cuốn sách đồ sộ (không biết công trình thứ mấy của y) Thực thể Việt nhìn từ các tọa độ chữ. Sách của Vương không dễ đọc bởi vấn đề gì y cũng đào sâu, khai thác kỹ, tầng tầng lớp lớp nghĩa. Người nào nóng vội, sốt ruột, đọc nhanh đọc lướt là chả nắm được cái gì. Tôi là kẻ mê sách, từng đầu hàng trước một cuốn sách viết về phong thủy, buông xuôi trước cuốn khác là Nam hoa kinh, còn sách kinh dịch tôi biết mình mù tịt nên chả bao giờ dám xớ rớ, chỉ thỉnh thoảng ngó bài dạng phổ cập hóa Kinh dịch của bác Xuân Cang trên báo Lao Động chủ nhật mà cũng u u mơ mơ, thì thôi, không bàn. Cuốn Thực thể Việt... của Vương, đã gần 1 năm tôi chưa đọc xong, nhưng đọc kỹ, hết bài nào giật mình bài ấy. Không ngờ K17 văn Tổng hợp có kẻ bác học như vậy.

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Quốc khánh Tàu

Hôm nay, "tháng 10 ngày mùng 1/quốc khánh nước Trung Hoa".
Tặng sếnh sáng Tập phó chủ xỉ:

Mối tình "hữu nghị" Việt-Hoa
Vừa là vờn miếng, vừa là thù dai.

1.10.2012