Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 12 tháng 7, 2023

Miệng lưỡi rắn độc (kỳ 2)

Lại nói về bom chùm và các nhà "đạo đức" phản đối bom chùm, và các nhà báo mậu dịch hăng hái đăng nhưng lời phản đối ấy. Mới nghe thì có vẻ cao đạo, nhưng nói như dân Nam Bộ xứ ta, dzậy mà không phải dzậy.

Điều đầu tiên cần rõ ngay để khỏi tranh luận, cãi vã: Con người nhìn chung đều rất ghét vũ khí sát thương. Chả mấy ai thích bom chùm, tên lửa, mìn, xe tăng, vũ khí hóa học, đầu đạn hạt nhân… Đó là những thứ giết người, thích chúng họa chỉ có quỷ sứ, thần nanh đỏ mỏ. Nhưng khi cần thì cũng phải dùng, nhất là để “lấy độc trị độc”.
 
Các ông bà đạo đức giả kêu gọi Mỹ đừng giúp Ukraine bom chùm, khuyên Ukraine đừng dùng bom chùm. Vậy các ông bà có biết trong cuộc xâm lược bất nhân phi nghĩa ấy, bọn đồ tể Nga nó đã dùng đủ thứ, nào tên lửa hành trình, bom chùm nhiệt áp, mìn các loại, xe tăng đủ kiểu, tàu này pháo nọ, rồi cả bọn đánh thuê Wagne say máu chém giết, chỉ có chưa lôi vũ khí hạt nhân ra thôi, mà chúng cũng đã mang tới đặt trên đất Belarus rồi (cha bố thằng Bạch Nga ngu dại rước thần chết về nhà, không biết ăn cái gì mà ngu thế)… hằng ngày giết hại người dân Ukraine, không phải chỉ vài ngày vài tháng mà đã năm rưỡi rồi. Sao các ông bà không lên tiếng đi, phản đối đi, vạch trần đi, đạo đức đi, mà im thin thít?
Bây giờ các ông bà lại ra cái điều này nọ, vừa khuyên vừa đòi vừa dọa Ukraine không được dùng bom chùm.

Thứ Ba, 11 tháng 7, 2023

Miệng lưỡi rắn độc

Ấy là đang nói chuyện về cuộc chiến tranh ở Ukraine. Cụ thể hơn, đó là cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo của bọn Nga (chứ đéo phải xung đột, chiến dịch quân sự đặc biệt như bọn báo mậu dịch An Nam nịnh Nga, lão hàng xóm nhà tôi sổ toẹt vậy) và cuộc chiến tranh vệ quốc chính nghĩa chống xâm lược của nhân dân Ukraine. Phải thế cho vuông, cứ ỡm ờ mãi, hèn, nhục, mất tư cách, mà có còn tư cách không để mất.

Báo chí mậu dịch xứ này mấy hôm nay có vài thông tin đáng chú ý về cuộc chiến ấy. Chúng lấy tin từ nguồn “chính thống” của chúng, những RT, Tass, Novosti, Sputnik, “được quyền tuyên bố” rằng “Nga cực lực lên án Ukraine gây ra vụ nổ cầu Crimea và tổng thống Putin nói đó là hành động khủng bố”.

Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2023

Chuyện dạy văn học văn (kỳ 5)

Vẫn chuyện dạy văn học văn của ròng rã mấy chục năm, từ thập niên 50 đến thập niên 90 thế kỷ trước.
 
Như nhà cháu đã kể, môn văn trong nhà trường xã hội chủ nghĩa chả khác gì môn chính trị. Giá trị văn học bị xem nhẹ, thậm chí tước bỏ, để thay vào đó những nội dung, chủ đề, đề tài mang màu sắc chính trị, phục vụ chính trị. Ai đời, tác phẩm văn chương được đưa vào sách giáo khoa lại là thứ chả văn chương chút nào, kiểu như “Nay ở trong thơ nên có thép/Nhà thơ cũng phải biết xung phong”, “Đau khổ chi bằng mất tự do/Đến buồn đi ỉa cũng không cho”, “Em ơi ra mà xem kìa mây bay/Lớp lớp trên nền trời đuổi giặc/Tốp đi đầu in hình quân xâm lược…/Chiến tranh nhân dân là vô địch/Sẽ đi vào quần chúng học thuyết ta”, “Dọn tí phân rơi, nhặt từng ngọn lá/Mỗi hòn than mẩu sắt cân ngô”, “Ngói mới trăm nơi cùng cửa sổ/Xây lên không khí những tòa gương”, v.v..
 
Ta cứ thử so những câu chễm chệ trong sách giáo khoa ấy, với một câu bất chợt chẳng hạn “Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá/Sư cụ nằm chung với khói mây” (Nguyễn Khuyến), hoặc “Vẳng nghe tiếng ếch bên tai/Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò” (Tú Xương) thì thấy khác nhau một trời một vực.

Thứ Năm, 6 tháng 7, 2023

Chuyện dạy văn học văn (kỳ 4)

Cuộc sống luôn vận động và biến đổi, tại sao môn văn trong nhà trường xã hội chủ nghĩa lại ì ra, giống như nửa thế kỷ trước? Không nhất thiết cứ phải thay đổi hết, có những tác phẩm hay vẫn cần giữ lại, những bài thơ Các vị la hán chùa Tây Phương, Tre Việt Nam, truyện ngắn Một lần tới thủ đô, Lặng lẽ Sa Pa... chẳng hạn; nhưng những thứ quá cũ kỹ, nhất thời như Vợ nhặt, Tắt đèn, Thư nhà, Hòn đất, Sống như anh, Bất khuất, Nhật ký trong tù, thơ Tố Hữu, Xuân Diệu... thì nên đưa vào bảo tàng được rồi. Cũng như bài “Lê nin trong hiệu cắt tóc” vậy, chỉ hợp với lứa tuổi sinh ra trước 1975, chứ bắt bọn trẻ bây giờ học, chúng nuốt làm sao trôi.

Chương trình lạc hậu, nội dung cũ kỹ, cách dạy dở, mục đích nhồi nhét, và nhất là thói chính trị hóa văn học, hỏi làm sao môn văn hay được, làm sao thu hút được học trò.
 
Nói tới văn, phải bàn đến cả tiếng Việt. Chưa khi nào nhà trường, trong đó môn văn đóng vai trò quan trọng nhất về tiếng Việt, lại thải ra xã hội, ra đời sống thứ “sản phẩm con người” kém dở tiếng Việt như bây giờ. Nhiều ông to bà lớn không đủ khả năng diễn đạt một ý bình thường, nói năng lủng cà lủng củng, ề à, dây cà dây muống. Rất nhiều văn bản của nhà nước, chính phủ, quốc hội không chuẩn về ngữ pháp tiếng Việt, không biết đặt câu, câu què câu cụt, tối nghĩa, sai trầm trọng.

Thứ Tư, 5 tháng 7, 2023

Chuyện dạy văn học văn (kỳ 3)

Thời tôi đi học, kể từ cấp 1 đã nghe người nhớn nói với nhau “văn dĩ tải đạo”, còn bé nên chả hiểu, tới lúc nhớn thì lờ mờ rằng đó là thứ quan điểm về văn chương của người xưa. Đại loại văn để chở đạo, còn đạo là gì thì rộng lắm. Thày tôi bảo lớn rồi hiểu. Lên cấp 2, học lớp 7, hỏi thầy Phất, thầy nói đạo không phải chỉ những lời dạy của Khổng tử, Mạnh tử đâu, mà bất cứ cái gì vì con người, bênh vực con người đều đạo cả. Văn chứa những thứ ấy mới là văn. Tôi về hỏi lại thày, thày gật.

Nhưng trong nhà trường xã hội chủ nghĩa lại khác. Suốt mấy chục năm (còn bây giờ thế nào thì tôi không rõ lắm) người ta chỉ nhét vào môn văn (cả ở trường học lẫn xã hội) thứ đạo chính trị, đạo cộng sản. Những tác phẩm nào phù hợp với đạo này thì được đưa vào sách giáo khoa để dạy cho học trò. Đối với văn học cổ, văn học dân gian, người ta cũng chỉ chọn lọc chỗ nào, nội dung nào có tác dụng chính trị, phù hợp với đường lối, tư tưởng cộng sản. Ví dụ, truyện Kiều họ chỉ chọn những phần chống phong kiến, lên án chế độ phong kiến, theo quan điểm phản đế phản phong. Truyện Kiều lừng danh như vậy nhưng học trò chỉ học “Thúy Kiều mắc lừa Hồ Tôn Hiến”, “Mã Giám Sinh mua Kiều”, “Trước lầu Ngưng Bích”, còn bao nhiêu cái hay cái đẹp khác (mới là chính) của tác phẩm lừng danh này bị lược bỏ. Ngay GS Lê Đình Kỵ nghiên cứu rất sâu về truyện Kiều cũng chỉ đặt vấn đề “Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du” dưới góc độ… cách mạng.

Thứ Ba, 4 tháng 7, 2023

Lương hưu ban phát

Với tất cả những người đi làm hưởng lương, ngày có lương là ngày được chờ đợi nhất. Trên đời, tôi chưa thấy ai không mong ngóng ngày ấy cả, dù lương thấp tịt. Nhưng lão hàng xóm nhà tôi bảo có có, đó là bọn quan chức giàu, chúng chả bao giờ quan tâm đến lương. Lương với chúng là thứ phọt phẹt, muỗi.

Người về hưu ngóng lương (hưu) nhất bởi già rồi chỉ trông cậy vào món tiền còm ấy sống qua ngày. Nói đâu xa, tôi hồi hộp chờ lương hưu, ngóng nó trước cả... nửa tháng so với ngày quy định phát. Tháng nào cũng như tháng nào. Cụ Nam Cao gọi đó là sống mòn. Đứa nào ông nọ bà kia cứ mở mồm lại leo lẻo rằng "đảm bảo an sinh xã hội" chỉ nói phét.

Nhà nước đã dự định điều chỉnh/tăng lương cho người lao động, công nhân viên chức, bộ đội công an, và người về hưu từ hơn 1 năm trước, nhưng sau đó lấy lý do dịch cô vít nên dời lại tới ngày 1.7 vừa rồi. Tức là đã có sự chuẩn bị từ khá lâu, chỉ cần triển khai thực hiện.

Thứ Hai, 3 tháng 7, 2023

Chuyện học văn làm văn (kỳ 2)

Tôi gắn bó với môn văn của chế độ này đã lẩu lầu lâu nên quá rành về nó. Kể từ khi học cấp 2 rồi cấp 3 (hệ 10 năm), tiếp đó mài đũng quần ở khoa văn 4 năm rưỡi, rồi dính ngay nghề dạy học gần 2 chục năm nữa, còn gì mà chẳng “ở trong chăn mới biết chăn có rận”.

Những ai ở miền Bắc trước năm 1975 trải qua các cấp học phổ thông (hồi ấy, từ cấp 1 tới cấp 3, tức từ lớp 1 đến hết lớp 10, gọi chung là hệ phổ thông, để phân biệt với hệ bổ túc văn hóa; cũng như đại học có hệ chính quy, khác với hệ tại chức, chuyên tu) đều hiểu môn văn trong nhà trường nó là thứ văn gì. Sau nhiều năm thời thế thay đổi, cho tới nay, về cơ bản môn văn vẫn vậy. Nói ngắn gọn thì, không có văn học văn chương đúng nghĩa trong nhà trường xã hội chủ nghĩa, mà chỉ có văn học cách mạng, văn học chính trị. Một thứ văn học què quặt, thiển cận, phiến diện, méo mó, phi nghệ thuật, bị chính trị chi phối đến mức thảm hại. Một thứ văn học sống sượng phục vụ tuyên truyền, giết chết nghệ thuật.

Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2023

Thói lấp liếm bao che

Thế tôi hỏi các ông các bà, nhất là lãnh đạo công an Hà Nội và báo chí:

Ba đứa bắn trộm, ăn trộm dê của người dân là công an hay cựu công an? Lúc nó bắn dê, thực hiện hành vi trộm cắp, nó là công an hay cựu công an? Tại sao chúng nó bị tước danh hiệu công an (danh hiệu công an chứ không phải quân tịch, bởi quân tịch chỉ dành cho quân đội, lão hàng xóm nhà tôi bảo báo chí đéo biết gì, cứ viết lung tung, ảnh hưởng tới danh dự của quân đội)? Bắn/trộm cắp dê nên mới bị tước. Chả nhẽ nó không vi phạm gì lại tước của nó?

Rành rành công an đi ăn trộm thì cứ nói thẳng là công an, chứ không phải cựu. Thế mới thẳng thắn, dám nhìn thẳng vào sự thật. Một khi còn vòng vo che giấu thì còn dở hơi. Ai, chứ tôi là tôi rất ghét cái thói lấp liếm ấy.

Vậy nhưng vẫn có người cãi lấy được, vẫn bênh sự lấp liếm. Đây là tôi nói một số ông bà (có nhẽ không phải dư luận viên mà là người có hiểu biết).

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2023

Chuyện học văn làm văn

Nhân thiên hạ đang lời ra tiếng vào về đề thi môn văn, về bài văn dài 22 trang... nhà cháu ngẩn ngơ nhớ lại chuyện dạy văn, học văn, làm văn, thi văn những năm chưa xa.

Trong các môn học ở nhà trường, văn luôn được coi là môn chính, cùng với toán. Thậm chí ngày xưa, xưa xửa xừa xưa, chỉ học mỗn môn văn, bắt đầu từ “nhất là một, nhị là hai” rồi tam tự kinh, rồi đến tứ thư ngũ kinh, cứ thuộc kinh sách như cháo, sôi kinh nấu sử thật nhừ là có thể đi thi, giành lấy cái bảng vàng trạng nguyên bảng nhỡn. Chả cần toán lý hóa sinh siếc gì cho mệt.

Văn mặc nhiên được coi là thứ tiêu chuẩn để đánh giá con người, cả về tri thức và đạo đức. Hồi xưa khen nhau, ai đó được xếp vào hạng “văn hay chữ tốt” không khác gì bây giờ được phong giáo sư tiến sĩ, anh hùng, huân chương Hồ Chí Minh, danh hiệu nhân dân này nọ.

Hồi tôi bắt đầu đi học (thực ra chả muốn học, chỉ muốn chơi hoặc đi đánh dậm, nhưng thày bu cứ ép, bảo “nhân bất học bất tri lý, ấu bất học lão hà vi” – người mà không học không biết được lẽ đời, lúc còn trẻ con mà không đi học, rồi khi già làm được trò gì). Bu còn đèo thêm, nó không đi học, sắm cho nó cái cặp tre và cái giỏ để đi nhặt cứt, sau này nhớn lên cũng chỉ ra Phòng đạp xích lô như cậu Đại là cùng. Chả là trong làng có ông Đại, nhà nghèo, mấy anh em không học hành gì, ông có hai anh là ông Bình, ông Vọng đều ra Phòng đạp xích lô, 3 anh em xích lô chuyên nghiệp. Tôi không sợ bị theo ông Đại, thậm chí còn muốn ra Phòng tung tẩy là khác, nhưng hãi phải đi nhặt cứt.