Mình đi đám cưới con ông anh cùng cơ quan bà xã. Tan tiệc cũng suýt soát 10 giờ đêm. Hai vợ chồng vừa về đến nhà thì nhận được điện thoại của chị bạn báo tin: mới chạy xe khỏi chỗ đám cưới chừng mươi mét thì bị bọn cướp giật áp sát giật mất sợi dây chuyền. Giá trị tài sản một đằng, mà đây còn là vật kỷ niệm. Chỉ biết chia buồn cùng bạn.
Sực nhớ từng nghe nói bọn cướp giật dạo này có mánh chuyên rình rập trước các trung tâm tiệc cưới. Đó là nơi sẵn "hàng" cho chúng nhất bởi có mấy chị em đi dự cưới mà lại không làm đẹp mình bằng những món nữ trang đắt tiền, xách theo chiếc túi gọn nhẹ để trong đó tiền bạc, điện thoại, tư trang. Nhiều khi hàng tháng không đeo dây chuyền nhưng đám cưới thì lấy ra để diện một tí cho bằng chị bằng em. Và bọn cướp cũng rất láu cá bởi chúng thừa hiểu khi tan tiệc mọi người chia tay, chúc tụng, chuyện nọ chuyện kia rồi vội ra về nên rất mất cảnh giác. Chúng ra tay đúng đối tượng, đúng thời điểm, dường như không có đám cưới nào mà không có nạn nhân, 100% là chị em.
Viết ra điều này, mình chỉ muốn nhắc các quý bà, quý chị em phải cẩn thận. Tốt nhất xong tiệc rồi thì tháo vàng bạc ra cất đi, túi xách thì bỏ vào cốp xe ngay tại bãi xe cho chắc ăn. Đừng để sau cuộc vui của người khác là nỗi buồn của mình.
Cũng xin các anh công an lưu ý đến bọn tội phạm này. Các anh đã trị được bọn cướp chuyên rình ở ngân hàng, nay các anh có thêm địa bàn mới trung tâm tiệc cưới đấy.
Cứ tưởng gần hết ngày chủ nhật rằm trung thu trôi qua bình an, ai ngờ vẫn sinh chuyện.
30.9.2012
Nguyễn Thông
Không bàn chuyện chính trị. Chỉ quan tâm các vấn đề xã hội. Đá để xây chứ không để ném. nguyenthong8355@gmail.com
Bạn bè
Tổng số lượt xem trang
Tìm kiếm Blog này
Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012
Trung thu, đọc lại bài văn thời thơ ấu
Bài Trung thu độc lập của nhà văn Thép Mới tính đến nay đã 66 năm, quá tuổi hưu. Mình học bài này hồi lớp 2 (hệ 10 năm) trong sách Tập đọc (hồi ấy sách học văn ở cấp 1 gọi là Tập đọc, cấp 2 cấp 3 gọi là Trích giảng văn học). Mà lạ, vẫn còn nhớ dạo đó chỉ đọc 2 lần là thuộc, cứ vanh vách, chả sai chữ nào. Giờ mới hiểu cũng chả phải thông minh dĩnh ngộ gì mà bởi tại bài văn quá hay, giản dị, tình cảm chân thành dễ đi vào lòng người.
Nhiều năm sau, khi mình đã nhớn rồi, không thấy bài văn trên trong sách giáo khoa nữa. Gần đây người ta lại đưa vào cho học trò lớp 4 học. Mình chả biết bài ấy có giống bài như mình được học lúc nhỏ không, chứ cái bài mà dạo lâu rồi trên báo do hội Nhà báo trung ương đăng lên bảo là bản gốc thì thú thực, đọc chán phè phè.
Nhiều năm sau, khi mình đã nhớn rồi, không thấy bài văn trên trong sách giáo khoa nữa. Gần đây người ta lại đưa vào cho học trò lớp 4 học. Mình chả biết bài ấy có giống bài như mình được học lúc nhỏ không, chứ cái bài mà dạo lâu rồi trên báo do hội Nhà báo trung ương đăng lên bảo là bản gốc thì thú thực, đọc chán phè phè.
Bài hát tặng bạn ngày chủ nhật (5): Ôi, quê tôi
Mình vẫn nói với bạn bè, nếu đi thi Ai là triệu phú của cụ Lại Văn Sâm, gặp những câu hỏi về lịch sử, địa lý, văn chương thì cứ chết ngay đứ đự với ông, vào tới tận mức 150 triệu chứ chả chơi, nhưng gặp nhạc trẻ, nhạc mới hoặc bóng đá là sẽ bị loại ngay từ câu 200 ngàn đồng, anh cu Sâm nó đá đít chạy chả kịp. Vậy mà lại mê Ôi, quê tôi, mê nhạc sĩ Lê Minh Sơn (cả cái tóc đuôi gà của hắn) và ca sĩ Tùng Dương quái bắng nhắng, thế mới lạ.
Có nhẽ hai tên đó mình gặp được ở chỗ nỗi niềm với quê hương. Đứa sáng tác, đứa hát và đứa không biết hát lẫn sáng tác, chung nhau cái tình quê. Vậy là đủ.
Chủ nhật bác nào không đi làm, không thân cò vạc lặn lội kiếm ăn thì nghe chút này cho đỡ nhớ quê nhé. Nhất là những kẻ tha hương.
Có nhẽ hai tên đó mình gặp được ở chỗ nỗi niềm với quê hương. Đứa sáng tác, đứa hát và đứa không biết hát lẫn sáng tác, chung nhau cái tình quê. Vậy là đủ.
Chủ nhật bác nào không đi làm, không thân cò vạc lặn lội kiếm ăn thì nghe chút này cho đỡ nhớ quê nhé. Nhất là những kẻ tha hương.
Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012
Mình thích thiếu tướng Tuấn
Bác thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn (Cục trưởng Tuyên huấn) được cái thẳng thắn, cứ huỵch toẹt ra mối nguy cho dân được rõ, không như ông thượng tướng tuyền ỡm ờ, tuyền vòng vo lý sự. Tại hội nghị Việt kiều, bác thiếu tướng bảo rằng:
"Việt Nam chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện
pháp hòa bình, nhưng nhiều người băn khoăn nếu ta muốn hòa bình mà họ
không chịu hòa bình thì sao? Trong trường hợp Trung Quốc âm mưu độc
chiếm biển Đông bằng sức mạnh thì sao? Nhà nước, đặc biệt là quân đội đã
chuẩn bị mọi phương án để đối phó với tình huống thấp nhất đến tình
huống cao nhất. Bản thân các tướng lĩnh Trung Quốc nhận định, nếu đánh
chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa chỉ mất khoảng 1 tuần, nhưng giữ được
Trường Sa thì Trung Quốc khó có thể giữ được.
Hiện
tại, chúng ta đã trang bị tàu hộ vệ tên lửa có khả năng bảo vệ cách bờ
200km trở lại, chúng ta cũng có những tên lửa có tầm bắn 600km, và cả
những tên lửa nằm trong số những vũ khí hiện đại bậc nhất trên thế giới
hiện nay. Chúng ta cũng mua sắm những máy bay đủ sức bảo vệ quần đảo
Trường Sa cũng như Hoàng Sa".
(theo Infonet)
Bà con ơi, ủng hộ bác Tuấn, ủng hộ quân đội để bảo vệ chủ quyền. Mười cái tàu Liêu Ninh của nó cũng chả là đinh rỉ gì.
Mình thích bác thiếu tướng Tuấn quá trời. Tướng thế mới tướng.
30.9.2012
Nguyễn Thông
Cẩn thận vẫn hơn
1.Chuyện thứ nhất: Mấy bữa nay có 2 vụ liên quan đến hải quân. Các bác nhà ta đừng giật mình, hải quân nước khác thôi. Trước là vụ tàu sân bay INS Vikramaditya (Nga đang hoàn chỉnh để bàn giao cho Ấn Độ) đã bị hư hại vì sự cố lớp cách ly bằng gạch
chịu lửa, vốn được sử dụng để ngăn cách các nồi hơi với các cấu trúc
khác trên tàu. Dư luận cho rằng đơn vị đóng tàu đã sử dụng "những
viên gạch chịu lửa Trung Quốc không đạt chuẩn". Do vậy, việc bàn giao tàu cho Ấn Độ sẽ phải lùi chậm lại cả năm trời. Thế là loại được một kẻ thù ngon ơ.
Vụ thứ 2 nóng hôi hổi. Chiếc chiến hạm siêu tàng hình KRI Klewang-625 của hải quân Indonesia mới toe, chưa kịp đưa vào sử dụng bỗng nhiên phát hỏa, cháy rừng rực vào ngày 28.9, thiêu cháy vùi xuống biển hơn chục triệu đô la. Vấn đề quan trọng không phải là tiền mà ở chỗ tàu to, quan trọng, hiện đại thế, được bảo vệ cẩn mật thế nhưng cứ cháy như trẻ trâu xứ ta đốt đống rơm. Kinh thật, gớm thật. Cũng nghe dư luận xì xào có bàn tay kẻ lạ.
Bất chợt rùng mình, nghĩ ngay đến mấy cái Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, cả mấy chiếc tàu ngầm Kilo sắp nhận về. Cứ phải cẩn thận, cẩn thận. Không thừa. Bọn lạ nhan nhản khắp nơi, mỗi thằng thủ một cái... hộp quẹt thì dễ sinh chuyện lắm. Xưa nay chúng chả từ một thủ đoạn nào.
2.Chuyện thứ hai: Cái đập thủy điện Sông Tranh 2 tiêu tốn quá nhiều nước bọt và giấy mực rồi. Sư nói sư phải vãi nói vãi hay, có cãi nhau đến tết Công Gô cũng chưa chắc đã ngã ngũ. Chỉ cần biết rằng miền Trung đã vào mùa mưa lũ, mà chiếc đập đó theo thiết kế lại không có đáy xả nước nguy cấp. Thế thì vào mùa mưa, lũ lớn, nó cứ tích nước, chả cần đợi phó thủ tướng Hoàng Trung Hải có cho tích nước hay không. Mà đã tích thì phải ứ, phải phình. Ai dám bảo những cơn trận động đất vừa rồi không làm nứt làm om đập (nứt bên trong thì sao). Nước căng hết mức, nó phá một phát thì quá đại hồng thủy. Vậy thì ngay từ giờ cứ cẩn thận biên tên những ông bà khăng khăng bảo rằng đập an toàn an toàn, không sao không sao, yên tâm yên tâm; những ông bà chịu trách nhiệm từ nhớn đến nhỡ nhưng cứ nhởn nhơ, ghi tất vào danh sách. Nhỡ có vỡ đập, chết người (phỉ phui cái miệng) thì lúc ấy cứ chiếu theo danh sách lôi các vị ấy ra tùng xẻo, tế cúng người dân bị nước cuốn chết oan.
29.9.2012
Nguyễn Thông
Vụ thứ 2 nóng hôi hổi. Chiếc chiến hạm siêu tàng hình KRI Klewang-625 của hải quân Indonesia mới toe, chưa kịp đưa vào sử dụng bỗng nhiên phát hỏa, cháy rừng rực vào ngày 28.9, thiêu cháy vùi xuống biển hơn chục triệu đô la. Vấn đề quan trọng không phải là tiền mà ở chỗ tàu to, quan trọng, hiện đại thế, được bảo vệ cẩn mật thế nhưng cứ cháy như trẻ trâu xứ ta đốt đống rơm. Kinh thật, gớm thật. Cũng nghe dư luận xì xào có bàn tay kẻ lạ.
Bất chợt rùng mình, nghĩ ngay đến mấy cái Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, cả mấy chiếc tàu ngầm Kilo sắp nhận về. Cứ phải cẩn thận, cẩn thận. Không thừa. Bọn lạ nhan nhản khắp nơi, mỗi thằng thủ một cái... hộp quẹt thì dễ sinh chuyện lắm. Xưa nay chúng chả từ một thủ đoạn nào.
2.Chuyện thứ hai: Cái đập thủy điện Sông Tranh 2 tiêu tốn quá nhiều nước bọt và giấy mực rồi. Sư nói sư phải vãi nói vãi hay, có cãi nhau đến tết Công Gô cũng chưa chắc đã ngã ngũ. Chỉ cần biết rằng miền Trung đã vào mùa mưa lũ, mà chiếc đập đó theo thiết kế lại không có đáy xả nước nguy cấp. Thế thì vào mùa mưa, lũ lớn, nó cứ tích nước, chả cần đợi phó thủ tướng Hoàng Trung Hải có cho tích nước hay không. Mà đã tích thì phải ứ, phải phình. Ai dám bảo những cơn trận động đất vừa rồi không làm nứt làm om đập (nứt bên trong thì sao). Nước căng hết mức, nó phá một phát thì quá đại hồng thủy. Vậy thì ngay từ giờ cứ cẩn thận biên tên những ông bà khăng khăng bảo rằng đập an toàn an toàn, không sao không sao, yên tâm yên tâm; những ông bà chịu trách nhiệm từ nhớn đến nhỡ nhưng cứ nhởn nhơ, ghi tất vào danh sách. Nhỡ có vỡ đập, chết người (phỉ phui cái miệng) thì lúc ấy cứ chiếu theo danh sách lôi các vị ấy ra tùng xẻo, tế cúng người dân bị nước cuốn chết oan.
29.9.2012
Nguyễn Thông
Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012
... nhiều đường lắt léo
Đã đành sống hơn nửa thế kỷ quen với lối thông tin ỡm ờ, giả dối ấy quá rồi nhưng cứ mỗi lần đụng phải là chả khác gì nhai cục sạn.
Hồi mới bắt ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên, trùm Kiên) nhiều vị chức tước nhảy ra trấn an dư luận. Hết ông đại diện cơ quan an ninh rồi ông thay mặt giới chủ ACB, cả đến ông lớn nhất Văn phòng chính phủ đều liến thoắng bảo rằng cu Kiên bị bắt giữ không liên quan gì tới ACB. Ông Nguyễn Thanh Toại (ACB), ông Vũ Đức Đam (VPCP) còn đưa ra dẫn chứng về tội ông Kiên do có đơn thư khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật xảy ra tại 3 công ty: Công ty cổ phần đầu tư thương mại B&B, Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội, Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội. Hiện ông Kiên không tham gia quản lý, điều hành Ngân hàng ACB, vì vậy việc bắt ông Kiên chỉ liên quan tới vi phạm của 3 công ty do ông ấy làm chủ tịch HĐQT thôi... Đại loại vậy, chuyện nhỏ như con thỏ. Nghe các ông ấy nói thế, dân chúng chỉ cười ruồi. Thời này mà vẫn còn có người coi dân như lũ trẻ ranh, nói thế nào cũng phải nghe phải tin, kể cũng lạ.
Hồi mới bắt ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên, trùm Kiên) nhiều vị chức tước nhảy ra trấn an dư luận. Hết ông đại diện cơ quan an ninh rồi ông thay mặt giới chủ ACB, cả đến ông lớn nhất Văn phòng chính phủ đều liến thoắng bảo rằng cu Kiên bị bắt giữ không liên quan gì tới ACB. Ông Nguyễn Thanh Toại (ACB), ông Vũ Đức Đam (VPCP) còn đưa ra dẫn chứng về tội ông Kiên do có đơn thư khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật xảy ra tại 3 công ty: Công ty cổ phần đầu tư thương mại B&B, Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội, Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội. Hiện ông Kiên không tham gia quản lý, điều hành Ngân hàng ACB, vì vậy việc bắt ông Kiên chỉ liên quan tới vi phạm của 3 công ty do ông ấy làm chủ tịch HĐQT thôi... Đại loại vậy, chuyện nhỏ như con thỏ. Nghe các ông ấy nói thế, dân chúng chỉ cười ruồi. Thời này mà vẫn còn có người coi dân như lũ trẻ ranh, nói thế nào cũng phải nghe phải tin, kể cũng lạ.
Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012
Ông Giá trả giá
BÁ TÂN
Vị giáo sư kinh tế Trần Xuân Giá đã bị khởi tố bị can. May cho ông được tại ngoại, không phải tạm giam như một số bị can nguyên là đầu tàu của ACB. Từng là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch-đầu tư, nguyên Trưởng ban Nghiên cứu của chính phủ (thời thủ tướng Phan Văn Khải), giữ chức Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, giáo sư Trần Xuân Giá còn là bậc đàn anh trong giới chuyên gia kinh tế hiện thời của đất nước. Nghe tin ông Giá bị khởi tố, nhiều người cám cảnh nhưng không bất ngờ.
Vị giáo sư kinh tế Trần Xuân Giá đã bị khởi tố bị can. May cho ông được tại ngoại, không phải tạm giam như một số bị can nguyên là đầu tàu của ACB. Từng là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch-đầu tư, nguyên Trưởng ban Nghiên cứu của chính phủ (thời thủ tướng Phan Văn Khải), giữ chức Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, giáo sư Trần Xuân Giá còn là bậc đàn anh trong giới chuyên gia kinh tế hiện thời của đất nước. Nghe tin ông Giá bị khởi tố, nhiều người cám cảnh nhưng không bất ngờ.
Dĩ nhiên ông có sai phạm mới bị khởi tố. Đưa lên bàn
cân pháp luật, sai phạm chỉ khác nhau mức độ nặng nhẹ. Thời buổi bây giờ, khi cán bộ chức
to quyền lớn (kể cả nguyên) gây ra tiêu cực, dư luận xã hội có chung âm hưởng
lên án gay gắt. Những kẻ quan tham đáng phải vạch mặt lên án. Tòa án trong lòng
dân chọn hình phạt cao nhất dành cho bọn chúng. Với ông Giá hình như có phần
khác. Dù rằng đã là bị can nhưng xem ra dư luận không dùng hết "búa rìu’’ với
vị giáo sư này. Không bênh vực . Chẳng thể bao che. Ông Giá làm sai thì phải chịu
hình phạt của pháp luật. Cán cân công lý không thể nhẹ cho quan chức, nặng cho
dân thường. Biết vậy nhưng người ta vẫn xót xa với sai phạm của ông Giá. Là trí thức được phong hàm giáo sư, ông thừa biết việc mình làm là sai. Thế mà vẫn cứ để xảy ra. Nếu đó là
tình huống trong cuộc thi hoặc hội thảo khoa học, ông Giá sẽ có câu trả lời
hoàn toàn khác với tư cách là nhà khoa học. Trong vai nhà quản lý, lại là người
đứng đầu, cái gật đầu của ông xa lạ với nhà khoa học. Giá mà ông luôn luôn hai
trong một thì đâu đến nỗi trở thành bị can. Cái giá mà ông phải trả đắt lắm.
Ông là người đọc nhiều, viết nhiều, chuyên gia kỳ cựu về kinh tế nhưng đến khi
vấp ngã ông mới biết trên đời có một thứ giá phải trả đặc biệt. Cái giá đó giá như không đến với
vị giáo sư này thì hay biết mấy.
Đến ngày
đưa ra truy tố còn xót xa hơn. Các quan tòa, chỉ là học trò của ông về bằng cấp
trình độ quản lý, đứng ra phán xét sai phạm công tác quản lý của ông. Trên nhiều diễn đàn, ý kiến của ông thật sự có sức nặng về quản lý và điều
hành cả về vĩ mô cũng như vi mô.Trong vụ án xảy ra tại ACB, việc làm của ông chống
lại năng lực hiểu biết của ông. Nỗi đau của ông đau hơn người khác.
Sau vụ án
này, ông có thêm bài học. Thật xót xa, đến cuối đời, vị giáo sư mới lĩnh hội được.
Bá Tân
Chập chờn khởi tố, chập chờn đưa tin
Cứ làm cái thói đi dây diễn xiếc ấy, chóng mặt lắm.
Mới bữa nào, báo Pháp Luật vừa thò ra dòng tin vắn tắt về việc công an khởi tố ông Trần Xuân Giá, thoắt cái phải rút lại ngay, khiến dư luận một phen ngơ ngác. Rồi bữa kia báo Tiền Phong (chả biết có dũng cảm không) làm bản tin rõ đàng hoàng, nhiều người biết chắc là Tiền Phong phải nắm được trong tay sự thật trăm phần trăm (văn bản, quyết định...) mới dám uống thuốc liều thế, nhưng chỉ 15 phút sau đã "ngọn cờ ngơ ngác trống canh trễ tràng" trương ngay cờ trắng đính chính đầu hàng, xin lỗi. Dân gian bảo "quá tam ba bận", mới chỉ 2 bận thôi mà mình đã thấy cần phải chấm dứt cái kiểu mập mờ này rồi. Gớm chết.
Trước hết, dù gì đi nữa, ông Giá cũng là con người, nhất lại là người lớn tuổi, người bệnh, người từng có công lao đối với xã hội, không thể giày vò, nâng lên hạ xuống, khủng bố tinh thần như thế được. Nếu ông phạm tội, điều tra xong xuôi, cứ việc khởi tố. Còn không, hoặc điều tra chưa xong, hãy để ông ấy yên. Cứ nay thò ra một tí, mai thò ra một tí, kín chả ra kín hở chả ra hở, quay cả ông Giá lẫn báo chí như chong chóng, thật bất nhân thất đức lắm. Ông bạn tôi bảo "trò mèo", mèo vờn chuột.
Mới bữa nào, báo Pháp Luật vừa thò ra dòng tin vắn tắt về việc công an khởi tố ông Trần Xuân Giá, thoắt cái phải rút lại ngay, khiến dư luận một phen ngơ ngác. Rồi bữa kia báo Tiền Phong (chả biết có dũng cảm không) làm bản tin rõ đàng hoàng, nhiều người biết chắc là Tiền Phong phải nắm được trong tay sự thật trăm phần trăm (văn bản, quyết định...) mới dám uống thuốc liều thế, nhưng chỉ 15 phút sau đã "ngọn cờ ngơ ngác trống canh trễ tràng" trương ngay cờ trắng đính chính đầu hàng, xin lỗi. Dân gian bảo "quá tam ba bận", mới chỉ 2 bận thôi mà mình đã thấy cần phải chấm dứt cái kiểu mập mờ này rồi. Gớm chết.
Trước hết, dù gì đi nữa, ông Giá cũng là con người, nhất lại là người lớn tuổi, người bệnh, người từng có công lao đối với xã hội, không thể giày vò, nâng lên hạ xuống, khủng bố tinh thần như thế được. Nếu ông phạm tội, điều tra xong xuôi, cứ việc khởi tố. Còn không, hoặc điều tra chưa xong, hãy để ông ấy yên. Cứ nay thò ra một tí, mai thò ra một tí, kín chả ra kín hở chả ra hở, quay cả ông Giá lẫn báo chí như chong chóng, thật bất nhân thất đức lắm. Ông bạn tôi bảo "trò mèo", mèo vờn chuột.
Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012
Khánh Ly
Nghe người ta ồn ào chị Khánh Ly sắp về, sắp hát, sắp tuyên bố này nọ, tôi chả mừng tí nào. Lo lo là đằng khác.
Lại thấy bảo ông quan chức gì đó ở Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT_DL), nơi có quyền gang thép cho ai hát ai không đã tuyên bố với báo giới rằng các cơ quan quản lý đã phối hợp cùng nhau và cân nhắc rất kỹ để cấp phép cho ca sĩ Khánh Ly, mà cũng chỉ cho thời hạn đến hết tháng 12. Sau đó Khánh Ly muốn biểu diễn tiếp thì lại phải xin, cơ quan chức năng sẽ xem xét. Nói chung thì Khánh Ly phải xin và được ban ơn.
Phải công nhận ghê thật, cho ca sĩ về hát hò mà cứ như sắp nhập bom nguyên tử. May ở chỗ ca sĩ Khánh Ly không dính gì với việt tân việt tiếc, cũng không tiền án tiền sự, không vướng lệnh truy nã interpol này nọ. Chỉ cần dính tí thôi sẽ muôn đời tâm tư "ngựa hồ gầm gió bắc/chim việt đậu cành nam", quê hương chỉ còn trong tưởng tượng.
Lại thấy bảo ông quan chức gì đó ở Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT_DL), nơi có quyền gang thép cho ai hát ai không đã tuyên bố với báo giới rằng các cơ quan quản lý đã phối hợp cùng nhau và cân nhắc rất kỹ để cấp phép cho ca sĩ Khánh Ly, mà cũng chỉ cho thời hạn đến hết tháng 12. Sau đó Khánh Ly muốn biểu diễn tiếp thì lại phải xin, cơ quan chức năng sẽ xem xét. Nói chung thì Khánh Ly phải xin và được ban ơn.
Phải công nhận ghê thật, cho ca sĩ về hát hò mà cứ như sắp nhập bom nguyên tử. May ở chỗ ca sĩ Khánh Ly không dính gì với việt tân việt tiếc, cũng không tiền án tiền sự, không vướng lệnh truy nã interpol này nọ. Chỉ cần dính tí thôi sẽ muôn đời tâm tư "ngựa hồ gầm gió bắc/chim việt đậu cành nam", quê hương chỉ còn trong tưởng tượng.
Mình thích sự thủy chung của thông tấn xã
Suốt hơn nửa thế kỷ, đọc các bản tin của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN)- hãng tin chính thống của nhà nước, cơ quan báo chí số 1 quốc gia, mình thấy chả có gì thay đổi. Vẫn chung chung, vô thưởng vô phạt, nói cái này một tí, đề cập thứ kia một tí. Vẫn giọng văn chuốt lục tô hồng, khen không ra khen chê không ra chê, giấu giấu diếm diếm. Vẫn "cái nhìn cực kỳ trong sáng", lãng mạn cách mạng, trốn tránh sự thực, vẽ nên những bức tranh rực rỡ trên cái nền đen tối. Nói chung là có rất nhiều thứ, chỉ thiếu một thứ... không đáng kể: Sự thật.
Thủy chung, nhất quán như thế thì Kim Trọng cũng phải tôn làm sư phụ.
Nếu chưa tin, hãy đọc bản tin dưới đây của TTXVN. Dường như chưa hề xảy ra chuyện gì ở Campuchia trong thời gian vừa qua, nhất là cái hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 45 hồi tháng 7.
Thủy chung, nhất quán như thế thì Kim Trọng cũng phải tôn làm sư phụ.
Nếu chưa tin, hãy đọc bản tin dưới đây của TTXVN. Dường như chưa hề xảy ra chuyện gì ở Campuchia trong thời gian vừa qua, nhất là cái hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 45 hồi tháng 7.
Truyền thống đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Campuchia là tài sản chung vô giá
26/09/2012 3:25Chiều 25.9, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến với Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012
Ác hèn
Báo chí mấy bữa nay ca ngợi lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng).
Tôi nguyền rủa những cuộc đâm trâu, chọi trâu cũng như mọi hành vi hành hạ con vật.
Tôi thấy thương hại cái đám người (trong ảnh) kia, và những người như đám người kia. Tôi không thể hiểu nổi sao ở trên đời lại có những người đi tìm niềm vui, sự thỏa mãn trong cái ác, trong sự nhẫn tâm, đổ máu một cách hào hứng đến vậy. Họ ngồi đó phấn khích, cười cợt, trầm trồ, tiếc rẻ... khi chứng kiến hai sinh linh một mất một còn. Xem máu đổ mà không chút động lòng. Tôi không dám bảo họ là những kẻ độc ác, mất nhân tính, nhưng nếu là con người vốn sẵn từ tâm, tính thiện thì không ai nỡ chứng kiến những điều như thế. Không gieo điều ác, nhưng đồng lõa với cái ác, ủng hộ cái ác, sao mà tàn nhẫn. Điều đáng buồn là rất nhiều người coi đó là chuyện vặt, chuyện thường tình.
Đã "ác" như thế, tưởng phải cứng rắn mạnh mẽ lắm, nhưng trước những kẻ bạo quyền làm điều ác, bất nhân, chà đạp công lý, coi số phận con người như cỏ rác thì họ lại chả dám mở miệng, chỉ khư khư phận mình, chưa kể còn a tòng a dua nói những điều bất nhân để ủng hộ bọn bất nhân. Xã hội lụn bại, ngày càng vô đạo cũng một phần vì vậy.
25.9.2012
Nguyễn Thông
Tôi nguyền rủa những cuộc đâm trâu, chọi trâu cũng như mọi hành vi hành hạ con vật.
Tôi thấy thương hại cái đám người (trong ảnh) kia, và những người như đám người kia. Tôi không thể hiểu nổi sao ở trên đời lại có những người đi tìm niềm vui, sự thỏa mãn trong cái ác, trong sự nhẫn tâm, đổ máu một cách hào hứng đến vậy. Họ ngồi đó phấn khích, cười cợt, trầm trồ, tiếc rẻ... khi chứng kiến hai sinh linh một mất một còn. Xem máu đổ mà không chút động lòng. Tôi không dám bảo họ là những kẻ độc ác, mất nhân tính, nhưng nếu là con người vốn sẵn từ tâm, tính thiện thì không ai nỡ chứng kiến những điều như thế. Không gieo điều ác, nhưng đồng lõa với cái ác, ủng hộ cái ác, sao mà tàn nhẫn. Điều đáng buồn là rất nhiều người coi đó là chuyện vặt, chuyện thường tình.
Đã "ác" như thế, tưởng phải cứng rắn mạnh mẽ lắm, nhưng trước những kẻ bạo quyền làm điều ác, bất nhân, chà đạp công lý, coi số phận con người như cỏ rác thì họ lại chả dám mở miệng, chỉ khư khư phận mình, chưa kể còn a tòng a dua nói những điều bất nhân để ủng hộ bọn bất nhân. Xã hội lụn bại, ngày càng vô đạo cũng một phần vì vậy.
25.9.2012
Nguyễn Thông
Ở phố Hàng Song
Nhân sự mới
TT - Ngày 24-9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký các quyết định bổ nhiệm trợ lý Thủ tướng và trợ lý hai phó thủ tướng, cụ thể:
- Bổ nhiệm ông Bùi Huy Hùng, vụ trưởng Vụ thư ký - biên tập Văn phòng Chính phủ, giữ chức trợ lý Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
- Bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Hữu Thành - hàm vụ
trưởng, thư ký phó thủ tướng Chính phủ - giữ chức trợ lý Phó thủ tướng
Hoàng Trung Hải.
- Bổ nhiệm có thời hạn ông Cao Xuân Thành, hàm vụ
trưởng, thư ký phó thủ tướng Chính phủ - giữ chức trợ lý Phó thủ tướng
Hoàng Trung Hải.
- Bổ nhiệm có thời hạn ông Đặng Xuân Hoan, hàm vụ
trưởng, thư ký phó thủ tướng Chính phủ - giữ chức trợ lý Phó thủ tướng
Nguyễn Thiện Nhân.
(theo báo Tuổi Trẻ 25.9.2012)
Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012
Những bài hát của một thời (50): Đưa em về quê hương
Mình chả biết bài hát nổi tiếng ấy có nằm trong danh sách tập trung hỏa lò không nhưng nếu ai cấm nó thì cần xem xét lại. Ở một nước đã trải mấy chục năm chiến tranh tàn khốc, tâm sự này cần được coi như thứ vật chứng đúc bằng nước mắt đặt cẩn trọng trong viện bảo tàng (không phải bảo tàng 11 nghìn tỉ đâu) để con cháu sau này ngậm ngùi với những đau xót của thế hệ cha ông.
Hôm nay Sài Gòn mưa buồn, trời u ám, định tìm một bài hát vui mà sao con trỏ cứ tự nhiên chạy vào nhạc Phạm Thế Mỹ. Ca khúc Đưa em về quê hương mình nghe lần đầu hồi năm 1977 lúc mới chân ướt chân ráo bước lên bến tàu cảng Sài Gòn, bơ vơ thất thểu đeo chiếc ba lô đi trên đường Nguyễn Huệ tìm về cơ quan mới nhận công tác. Hình như có cái ki-ốt nhạc nào đang thử băng cho khách. Nghe và giật mình, hay quá, mà sao họ không biết sợ chính quyền nhỉ. Những năm ấy nhạc "vàng" vẫn là thứ cấm kỵ. Hôm nay nghe xong cũng giật mình, những câu hát như xé lòng:
Ôi quê hương đó, xin em
Xin đừng nói thêm điều gì
Nói chi thêm buồn... thôi em.
Hôm nay Sài Gòn mưa buồn, trời u ám, định tìm một bài hát vui mà sao con trỏ cứ tự nhiên chạy vào nhạc Phạm Thế Mỹ. Ca khúc Đưa em về quê hương mình nghe lần đầu hồi năm 1977 lúc mới chân ướt chân ráo bước lên bến tàu cảng Sài Gòn, bơ vơ thất thểu đeo chiếc ba lô đi trên đường Nguyễn Huệ tìm về cơ quan mới nhận công tác. Hình như có cái ki-ốt nhạc nào đang thử băng cho khách. Nghe và giật mình, hay quá, mà sao họ không biết sợ chính quyền nhỉ. Những năm ấy nhạc "vàng" vẫn là thứ cấm kỵ. Hôm nay nghe xong cũng giật mình, những câu hát như xé lòng:
Ôi quê hương đó, xin em
Xin đừng nói thêm điều gì
Nói chi thêm buồn... thôi em.
Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012
Hồi xưa thèm bánh trung thu
Bài đăng trên Thanh Niên chủ nhật 23.9.2012
Cứ mỗi lần bất chợt ngắm vầng trăng sáng, lại nghĩ đến những mùa trăng, Tết Trung thu.
Hầu như suốt tuổi thơ, tôi chỉ biết mỗi năm đều có tết Trung thu nhưng không mấy khi được hưởng hương vị ngọt ngào của nó. Cũng dễ hiểu, bởi ở nông thôn, nhà nghèo, bố mẹ làm ruộng, thời thơ ấu lại trúng vào đận nghèo đói, chiến tranh kéo dài, miếng cơm độn khoai chả đủ, nói gì đến bánh trung thu.
Những mùa trăng
23/09/2012 4:16Cứ mỗi lần bất chợt ngắm vầng trăng sáng, lại nghĩ đến những mùa trăng, Tết Trung thu.
Hầu như suốt tuổi thơ, tôi chỉ biết mỗi năm đều có tết Trung thu nhưng không mấy khi được hưởng hương vị ngọt ngào của nó. Cũng dễ hiểu, bởi ở nông thôn, nhà nghèo, bố mẹ làm ruộng, thời thơ ấu lại trúng vào đận nghèo đói, chiến tranh kéo dài, miếng cơm độn khoai chả đủ, nói gì đến bánh trung thu.
Mình vì mọi người ở Miến Điện
"Mình vì mọi người", câu khẩu hiệu ấy còn một vế nữa "mọi người vì mình", được coi là thuộc sở hữu, bản quyền của cách mạng, tôi nghe từ hồi còn bé tí. Cụ Hồ hay nhắc đến câu này để răn dạy cán bộ. Những bức tường ở miền Bắc hồi xưa nhan nhản khẩu hiệu, trong đó câu trên được kẻ vẽ nhiều nhất.
Đã có thời, xa lắm rồi, nhiều cán bộ đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo cấp cao nói riêng, thực sự sống theo phương châm "mình vì mọi người". Khi còn tại vị, họ là tấm gương, khi qua đời, họ được người dân thương tiếc ca ngợi. Giờ thì hiếm lắm. Tiếc thay.
Hôm nay bất chợt đọc cái tin giải thưởng hòa giải hòa hợp Trần Nhân Tông được Viện Trần Nhân Tông (Đại học Harvard, Mỹ) trao cho hai nhà lãnh đạo Myanmar (Miến Điện): tổng thống U Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi. Lại nhớ dạo cách đây chưa lâu người xứ ta rất coi thường Miến Điện, họa chăng chỉ có khen gạo Miến Điện trắng ngon. Mà người Việt ta lạ thật, dù mình chưa là cái đinh gì trên bản đồ thế giới nhưng rất giỏi coi thường người khác. Họ chẳng thèm nhớ xứ Miến ấy từng có cả Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc U Thant chắc ghế suốt 10 năm trời (1961-1971), xứ Miến hồi giữa thế kỷ trước đã có những năm tháng phát triển rất ấn tượng khi ta chỉ mải đánh nhau. Xứ Miến không may khi nảy nòi ra bộ máy độc tài chuyên chế cầm quyền, nhà binh hóa gần như trăm phần trăm đội ngũ lãnh đạo. Chính quyền kiểu gì mà toàn những thống chế, tướng lĩnh, mở miệng ra là thét gào trừng trị, bắn giết, mỗi lần động chân động tay là lũ lượt dân
Đã có thời, xa lắm rồi, nhiều cán bộ đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo cấp cao nói riêng, thực sự sống theo phương châm "mình vì mọi người". Khi còn tại vị, họ là tấm gương, khi qua đời, họ được người dân thương tiếc ca ngợi. Giờ thì hiếm lắm. Tiếc thay.
Hôm nay bất chợt đọc cái tin giải thưởng hòa giải hòa hợp Trần Nhân Tông được Viện Trần Nhân Tông (Đại học Harvard, Mỹ) trao cho hai nhà lãnh đạo Myanmar (Miến Điện): tổng thống U Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi. Lại nhớ dạo cách đây chưa lâu người xứ ta rất coi thường Miến Điện, họa chăng chỉ có khen gạo Miến Điện trắng ngon. Mà người Việt ta lạ thật, dù mình chưa là cái đinh gì trên bản đồ thế giới nhưng rất giỏi coi thường người khác. Họ chẳng thèm nhớ xứ Miến ấy từng có cả Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc U Thant chắc ghế suốt 10 năm trời (1961-1971), xứ Miến hồi giữa thế kỷ trước đã có những năm tháng phát triển rất ấn tượng khi ta chỉ mải đánh nhau. Xứ Miến không may khi nảy nòi ra bộ máy độc tài chuyên chế cầm quyền, nhà binh hóa gần như trăm phần trăm đội ngũ lãnh đạo. Chính quyền kiểu gì mà toàn những thống chế, tướng lĩnh, mở miệng ra là thét gào trừng trị, bắn giết, mỗi lần động chân động tay là lũ lượt dân
Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012
Những bài hát của một thời (49): Học giỏi chăm làm cháu ngoan của bác Hồ
Lứa tuổi mình, những thiếu niên quàng khăn đỏ của thập niên 60, hầu như đứa nào cũng thuộc bài này. Dù không phải đội ca, không phải bài hát bắt buộc phải cất lên khi sinh hoạt đội nhưng hồi ấy mình chưa thấy có cuộc họp đội thiếu niên nào mà không vang vang ca khúc Học giỏi chăm làm cháu ngoan của bác Hồ.
Nhạc sĩ Hoàng Vân viết nhiều bài hát cho thiếu nhi, bài nào cũng hay, được ưa thích, truyền tụng. Nhạc thiếu nhi của ông mang giai điệu sôi nổi, vui tươi, lời thì cực kỳ giản dị, chứa đựng cả sự hồn nhiên và những khát khao của tuổi thơ thời đánh giặc. Nếu mình nhớ không nhầm, bài hát ra đời vào năm 1966, lúc ấy các bạn ở thành phố đã sơ tán về nông thôn cùng học với tụi mình. Nay lẩm nhẩm hát "ta đi đến trường bạn ơi đi, ta đi ra đồng thăm lúa đi", trong đầu lại hiện về những năm tháng ấy.
Trong video clip này, các bạn lại có dịp nghe giọng hát một thời của tốp Sơn ca, đài Tiếng nói Việt Nam, ngón đàn piano tuyệt vời Hoàng Mãnh; xem nhiều hình ảnh rất cảm động, tất cả đưa ta về kỷ niệm xưa.
Xin cám ơn nhà sưu tầm Zanhanoi.
22.9.2012
Nguyễn Thông
Nhạc sĩ Hoàng Vân viết nhiều bài hát cho thiếu nhi, bài nào cũng hay, được ưa thích, truyền tụng. Nhạc thiếu nhi của ông mang giai điệu sôi nổi, vui tươi, lời thì cực kỳ giản dị, chứa đựng cả sự hồn nhiên và những khát khao của tuổi thơ thời đánh giặc. Nếu mình nhớ không nhầm, bài hát ra đời vào năm 1966, lúc ấy các bạn ở thành phố đã sơ tán về nông thôn cùng học với tụi mình. Nay lẩm nhẩm hát "ta đi đến trường bạn ơi đi, ta đi ra đồng thăm lúa đi", trong đầu lại hiện về những năm tháng ấy.
Trong video clip này, các bạn lại có dịp nghe giọng hát một thời của tốp Sơn ca, đài Tiếng nói Việt Nam, ngón đàn piano tuyệt vời Hoàng Mãnh; xem nhiều hình ảnh rất cảm động, tất cả đưa ta về kỷ niệm xưa.
Xin cám ơn nhà sưu tầm Zanhanoi.
22.9.2012
Nguyễn Thông
Trên mảnh đất anh hùng, ta đã sống những ngày
Tuổi trẻ cũng góp phần giành chiến thắng quang vinh
Tuổi trẻ cũng góp phần giành chiến thắng quang vinh
Hãy khẩn cấp cứu chùa cổ Trà Phương di tích quốc gia trước khi bị xóa sổ
Tôi viết bài này đã gần 3 tuần, báo TN đăng số hôm nay 22.9, nhưng vì diện tích chật hẹp nên bỏ bớt nhiều. Vì vậy nhà cháu xin đăng toàn văn để mọi người lưu ý, cùng góp tiếng nói bảo vệ ngôi chùa cổ.
1. Đó là chùa Trà Phương, tên chữ là Thiên Phúc tự, tại thôn Trà Phương, xã Thụy Hương, H.Kiến Thụy, TP.Hải Phòng.
Theo sử sách ghi chép, chùa được xây dựng từ thời nhà Lý, do dựng trên một gò đất vắng vẻ, cây cối rậm rạp, cách xa chốn quần cư nên ban sơ có tên chùa Bà Đanh. Điều này được chứng minh rất rõ qua những di vật còn sót lại, trong đó có 3 chân cột bằng đá xanh tảng vuông vức, mỗi cạnh khoảng 60 cm, điêu khắc hoa sen mang phong cách đặc trưng của kiến trúc-điêu khắc thời Lý, và một vế đối chữ Hán còn lưu trong chùa “Lý triều khai sáng danh lam cựu” (Triều Lý đã khai mở danh lam này). Năm 2010 tôi về viếng chùa Trà Phương vẫn nhìn thấy những tảng đá khắc hoa sen cực kỳ quý giá ấy nhưng bị nhà chùa vứt bỏ lăn lóc ngoài vườn, chỉ lo nhỡ có thằng trộm nào đánh xe bò đến khênh đi thì mất toi báu vật.
Năm 1527 xã hội loạn lạc, triều đình suy vong, Mạc Đăng Dung phế truất nhà Lê lập ra nhà Mạc. Sau khi lên ngôi, vua ban chiếu cho phép trùng tu lại chùa Bà Đanh, nơi từng cứu mạng ngài trong một lần bị truy sát thuở hàn vi. Và một lẽ khác nữa bởi Trà Phương là quê hương của bà Vũ Thị Ngọc Toàn, vợ vua Mạc Đăng Dung. Dân gian lưu truyền “Cổ Trai đế vương, Trà Hương công chúa” (thời nhà Nguyễn do phạm húy nên Hương bị đổi thành Phương), làng Cổ Trai quê Mạc Đăng Dung cách làng Trà khoảng 3 cây số đường chim bay. Kể từ đó chùa có tên mới do vua ban thành Thiên Phúc tự, không chỉ trùng tu mà còn mở rộng, xây thêm nhiều hợp phần mới. Trên tấm bia đá “Tu tạo Bà Đanh tự” được khắc vào đời Mạc Mậu Hợp, Thuần Phúc sơ niên 1562 ghi rõ đây là đợt trùng tu rất quy mô, khiến chùa Trà Phương thành trung tâm Phật giáo lớn vùng duyên hải, góp phần quan trọng việc chấn hưng và phát triển đạo Phật mấy tỉnh xứ Đông. Sau khi nhà Lê trung hưng, đánh đổ nhà Mạc, tướng Trịnh Tùng nhà Lê đã sai quân lính phá hủy tàn khốc những công trình kiến trúc ghi dấu ấn triều cũ trên đất Dương Kinh, chùa Trà Phương cũng không tránh khỏi nạn binh đao trả thù. Suốt gần 4 thế kỷ nữa, Thiên Phúc tự ngày càng đổ nát, mãi đến năm 1936 thời Nguyễn chùa mới được tu bổ xây dựng lại, với những công trình chính gồm tòa điện phật-tam bảo 5 gian 2 chái kèm hậu cung, nhà tổ, nhà khách, nhà bia, cổng chùa… trên khuôn viên rộng hơn 6 ha. Hiện nhà chùa còn lưu giữ nhiều văn vật vô giá, đặc sắc về điêu khắc, kiến trúc, như 2 bức tượng đá Hoàng đế Mạc Đăng Dung và Thái hoàng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, đôi sấu đá, các tấm bi ký đều tạc từ thế kỷ 16, chân đá tảng hoa sen từ thời nhà Lý, các kiến trúc đậm dấu ấn phong cách thời Mạc, Nguyễn. Năm 2007, chùa Trà Phương được Bộ Văn hóa-thông tin trao bằng xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Chùa Trà Phương ngày nay vừa là một di tích lịch sử-văn hóa, vừa đóng vai trò một bảo tàng nghệ thuật thời Mạc ít nơi nào có được.
1. Đó là chùa Trà Phương, tên chữ là Thiên Phúc tự, tại thôn Trà Phương, xã Thụy Hương, H.Kiến Thụy, TP.Hải Phòng.
Theo sử sách ghi chép, chùa được xây dựng từ thời nhà Lý, do dựng trên một gò đất vắng vẻ, cây cối rậm rạp, cách xa chốn quần cư nên ban sơ có tên chùa Bà Đanh. Điều này được chứng minh rất rõ qua những di vật còn sót lại, trong đó có 3 chân cột bằng đá xanh tảng vuông vức, mỗi cạnh khoảng 60 cm, điêu khắc hoa sen mang phong cách đặc trưng của kiến trúc-điêu khắc thời Lý, và một vế đối chữ Hán còn lưu trong chùa “Lý triều khai sáng danh lam cựu” (Triều Lý đã khai mở danh lam này). Năm 2010 tôi về viếng chùa Trà Phương vẫn nhìn thấy những tảng đá khắc hoa sen cực kỳ quý giá ấy nhưng bị nhà chùa vứt bỏ lăn lóc ngoài vườn, chỉ lo nhỡ có thằng trộm nào đánh xe bò đến khênh đi thì mất toi báu vật.
Năm 1527 xã hội loạn lạc, triều đình suy vong, Mạc Đăng Dung phế truất nhà Lê lập ra nhà Mạc. Sau khi lên ngôi, vua ban chiếu cho phép trùng tu lại chùa Bà Đanh, nơi từng cứu mạng ngài trong một lần bị truy sát thuở hàn vi. Và một lẽ khác nữa bởi Trà Phương là quê hương của bà Vũ Thị Ngọc Toàn, vợ vua Mạc Đăng Dung. Dân gian lưu truyền “Cổ Trai đế vương, Trà Hương công chúa” (thời nhà Nguyễn do phạm húy nên Hương bị đổi thành Phương), làng Cổ Trai quê Mạc Đăng Dung cách làng Trà khoảng 3 cây số đường chim bay. Kể từ đó chùa có tên mới do vua ban thành Thiên Phúc tự, không chỉ trùng tu mà còn mở rộng, xây thêm nhiều hợp phần mới. Trên tấm bia đá “Tu tạo Bà Đanh tự” được khắc vào đời Mạc Mậu Hợp, Thuần Phúc sơ niên 1562 ghi rõ đây là đợt trùng tu rất quy mô, khiến chùa Trà Phương thành trung tâm Phật giáo lớn vùng duyên hải, góp phần quan trọng việc chấn hưng và phát triển đạo Phật mấy tỉnh xứ Đông. Sau khi nhà Lê trung hưng, đánh đổ nhà Mạc, tướng Trịnh Tùng nhà Lê đã sai quân lính phá hủy tàn khốc những công trình kiến trúc ghi dấu ấn triều cũ trên đất Dương Kinh, chùa Trà Phương cũng không tránh khỏi nạn binh đao trả thù. Suốt gần 4 thế kỷ nữa, Thiên Phúc tự ngày càng đổ nát, mãi đến năm 1936 thời Nguyễn chùa mới được tu bổ xây dựng lại, với những công trình chính gồm tòa điện phật-tam bảo 5 gian 2 chái kèm hậu cung, nhà tổ, nhà khách, nhà bia, cổng chùa… trên khuôn viên rộng hơn 6 ha. Hiện nhà chùa còn lưu giữ nhiều văn vật vô giá, đặc sắc về điêu khắc, kiến trúc, như 2 bức tượng đá Hoàng đế Mạc Đăng Dung và Thái hoàng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, đôi sấu đá, các tấm bi ký đều tạc từ thế kỷ 16, chân đá tảng hoa sen từ thời nhà Lý, các kiến trúc đậm dấu ấn phong cách thời Mạc, Nguyễn. Năm 2007, chùa Trà Phương được Bộ Văn hóa-thông tin trao bằng xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Chùa Trà Phương ngày nay vừa là một di tích lịch sử-văn hóa, vừa đóng vai trò một bảo tàng nghệ thuật thời Mạc ít nơi nào có được.
Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012
Đọc lại Nhật ký trong tù
Cách đây vừa tròn 70 năm, tròn cả ngày tháng luôn, cụ Hồ Chí Minh sang Trung Quốc liên hệ kết nối phong trào cách mạng nhưng bị chính quyền Quốc dân đảng vu là Hán gian và bắt bỏ ngục. Theo bản Nhật ký trong tù mà cụ để lại, ngày 21.9.1942 cụ bị chuyển lao, sang nhà tù huyện Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây. Cụ đã ghi như sau:
往南寧
銕繩硬替麻繩軟
步步叮噹環珮聲
雖是嫌疑間諜犯
儀容却像舊公卿
銕繩硬替麻繩軟
步步叮噹環珮聲
雖是嫌疑間諜犯
儀容却像舊公卿
Vãng Nam
Ninh
Thiết thằng ngạnh
thế ma thằng nhuyễn
Bộ bộ đinh đang hoàn bộ thanh
Tuy thị hiềm nghi gián điệp phạm
Nghi dung khước tượng cựu công khanh.
Bộ bộ đinh đang hoàn bộ thanh
Tuy thị hiềm nghi gián điệp phạm
Nghi dung khước tượng cựu công khanh.
Đi Nam
Ninh
Hôm nay xiềng
xích thay dây trói
Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung
Tuy bị tình nghi là gián điệp
Mà sao khanh tướng vẻ ung dung.
Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung
Tuy bị tình nghi là gián điệp
Mà sao khanh tướng vẻ ung dung.
(Nam Trân dịch)
5 đức tính vĩ đại của con chó
HOÀNG HẢI VÂN
Con người tự cho mình là động vật cao cấp nhất, sự ngạo mạn đó thật đáng xấu hổ. Bay không được như chim, chạy không bằng ngựa, bơi lặn không bằng cá, leo trèo không bằng khỉ …, nói chung so với bất cứ con gì thì con người cũng có mặt thua kém, không nhiều thì ít, không chỉ về mặt sinh học mà cả về tư cách. Độc ác, dối trá, tham lam, phản trắc, lừa đảo, đạo đức giả … là những “phẩm giá” chỉ có riêng ở loài người, không có ở loài vật. Con người tự cho mình có trí tuệ không có con vật nào sánh kịp ư ? Là tự mình đề cao mình đấy thôi. Dùng trí tuệ để suốt ngày đi “chinh phục thiên nhiên”, suốt ngày đi “cải tạo xã hội”, suốt ngày đi phá rừng, suốt ngày đi chế tạo bom đạn chế tạo chất độc hủy diệt nhau và hủy diệt môi trường, suốt ngày đi làm thủy điện gây lũ lụt gây hạn hán gây động đất, suốt ngày kết bè kết nhóm bày mưu tính kế hại nhau … Trang Tử, Lão Tử chẳng phải đã nói phải “diệt thánh khí trí” thì thiên hạ mới thái bình đó sao ?
Con người tự cho mình là động vật cao cấp nhất, sự ngạo mạn đó thật đáng xấu hổ. Bay không được như chim, chạy không bằng ngựa, bơi lặn không bằng cá, leo trèo không bằng khỉ …, nói chung so với bất cứ con gì thì con người cũng có mặt thua kém, không nhiều thì ít, không chỉ về mặt sinh học mà cả về tư cách. Độc ác, dối trá, tham lam, phản trắc, lừa đảo, đạo đức giả … là những “phẩm giá” chỉ có riêng ở loài người, không có ở loài vật. Con người tự cho mình có trí tuệ không có con vật nào sánh kịp ư ? Là tự mình đề cao mình đấy thôi. Dùng trí tuệ để suốt ngày đi “chinh phục thiên nhiên”, suốt ngày đi “cải tạo xã hội”, suốt ngày đi phá rừng, suốt ngày đi chế tạo bom đạn chế tạo chất độc hủy diệt nhau và hủy diệt môi trường, suốt ngày đi làm thủy điện gây lũ lụt gây hạn hán gây động đất, suốt ngày kết bè kết nhóm bày mưu tính kế hại nhau … Trang Tử, Lão Tử chẳng phải đã nói phải “diệt thánh khí trí” thì thiên hạ mới thái bình đó sao ?
Gớm, cứ nghĩ lẩn thẩn
Mưa, không nghĩ thì đầu để làm gì. Ừ thì nghĩ.
1. Thiên hạ xôn xao luận bàn về sự giống nhau i xì của hai chiếc cà vạt. Người cho là sự tình cờ ngẫu nhiên, kẻ bảo chắc có chủ ý. Lần này còn đỡ, chứ đợt trước hình chiếu như đúc của toàn bộ trang phục cơ. Kể ra phép ngoại giao cũng rắc rối, lắm chuyện. Ông bạn đồng nghiệp của tôi, một người thường có những ý kiến, nhận xét khá sắc sảo về nhiều vấn đề lại đưa ra góc nhìn lạ: nhiều người cứ bảo vị nhà ta bắt chước bạn, nhưng có khi không phải thế, mà hoàn toàn ngược lại. Chính nó (bạn Tàu) dò la, tìm hiểu trước, rồi sắm một cái giống y của bác nhà ta. Khi gặp nhau, thấy hai bên giống nhau, theo thói đời thường tình, đám đông sẽ nghĩ là bác ta xu nịnh nó, lấy lòng nó bằng cách bắt chước nó. Sao không nghĩ nó cố tình làm như thế để dân ta xầm xì, eo sèo, nói ra nói vào, dè bỉu chê bai, gây mâu thuẫn, dùng ta triệt ta luôn, từ chuyện nhỏ nhất. Nghe ông bạn bảo vậy, mình nghĩ cũng có thể lắm chứ. Tàu nó ranh ma lắm, cái gì mà nó chả làm, ngay cả cái không ngờ nhất. Vậy thì sau này có bác nào công du xứ Tàu, hoặc đón nó qua ta, nhớ coi chuyện sắm sửa trang phục như bí mật quốc gia nhé. Thật kín mới được, thậm chí chiếc quần đùi sọc hay trơn cũng phải bí mật, sang đó nếu có tắm rửa thay ra thì gói kỹ lại mang về nhà giặt, chứ giặt phơi tênh hênh ở nhà khách, nó thấy liền sắm ngay một chiếc y chang và la toáng lên là quần đùi cũng giống thì còn gì bản sắc nữa.
1. Thiên hạ xôn xao luận bàn về sự giống nhau i xì của hai chiếc cà vạt. Người cho là sự tình cờ ngẫu nhiên, kẻ bảo chắc có chủ ý. Lần này còn đỡ, chứ đợt trước hình chiếu như đúc của toàn bộ trang phục cơ. Kể ra phép ngoại giao cũng rắc rối, lắm chuyện. Ông bạn đồng nghiệp của tôi, một người thường có những ý kiến, nhận xét khá sắc sảo về nhiều vấn đề lại đưa ra góc nhìn lạ: nhiều người cứ bảo vị nhà ta bắt chước bạn, nhưng có khi không phải thế, mà hoàn toàn ngược lại. Chính nó (bạn Tàu) dò la, tìm hiểu trước, rồi sắm một cái giống y của bác nhà ta. Khi gặp nhau, thấy hai bên giống nhau, theo thói đời thường tình, đám đông sẽ nghĩ là bác ta xu nịnh nó, lấy lòng nó bằng cách bắt chước nó. Sao không nghĩ nó cố tình làm như thế để dân ta xầm xì, eo sèo, nói ra nói vào, dè bỉu chê bai, gây mâu thuẫn, dùng ta triệt ta luôn, từ chuyện nhỏ nhất. Nghe ông bạn bảo vậy, mình nghĩ cũng có thể lắm chứ. Tàu nó ranh ma lắm, cái gì mà nó chả làm, ngay cả cái không ngờ nhất. Vậy thì sau này có bác nào công du xứ Tàu, hoặc đón nó qua ta, nhớ coi chuyện sắm sửa trang phục như bí mật quốc gia nhé. Thật kín mới được, thậm chí chiếc quần đùi sọc hay trơn cũng phải bí mật, sang đó nếu có tắm rửa thay ra thì gói kỹ lại mang về nhà giặt, chứ giặt phơi tênh hênh ở nhà khách, nó thấy liền sắm ngay một chiếc y chang và la toáng lên là quần đùi cũng giống thì còn gì bản sắc nữa.
Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012
Đất nổi giận
BÁ TÂN
Thế là, chỉ trong thời gian ngắn, hàng chục trận động đất xẩy ra tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Chưa dừng lại ở đó, động đất sẽ còn tiếp tục ở khu vực này, thậm chí còn nhiều hơn, mạnh hơn.
Thế là, chỉ trong thời gian ngắn, hàng chục trận động đất xẩy ra tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Chưa dừng lại ở đó, động đất sẽ còn tiếp tục ở khu vực này, thậm chí còn nhiều hơn, mạnh hơn.
Khu
vực thủy điện Sông Tranh 2 không phải là nơi duy nhất xẩy ra động đất ở Việt Nam. Hà
Nội đã hơn một lần biết thế nào là động đất. Hà Nội vừa ghi thêm quái tích kể từ
ngày xuất hiện hố tử thần trên một con đường huyết mạch của thủ đô. Danh sách
các địa phương có động đất không ngừng tăng lên. Thành phố Hồ Chí Minh chưa nếm
mùi động đất nhưng lại thừa số lần đất sụt lún.
Không
chỉ xẩy ra động đất, các tỉnh miền núi (nhất là khu vực phía bắc) còn phải hứng
chịu nạn đất lở, đất sụt... Ngày xưa, cũng là đất ấy, làm gì có những chuyện động
trời như thế.
Không thể hiểu nổi
BÙI HOÀNG TÁM
(Dân trí) - Trong khi ở trên, lãnh đạo cấp cao hai nước đang nói những lời hết sức tốt đẹp về tình hữu nghị thì ở dưới, Trung Quốc luôn tìm cách gây hấn với ta. Tại sao vậy? Thật là không thể hiểu nổi.
Từ
nhiều năm nay, việc Trung Quốc gây hấn với ta trên biển Đông không còn
là chuyện lạ. Thế nhưng có điều không thể hiểu nổi là như thành “qui
luật”, mỗi lần lãnh đạo cao cấp của hai nước gặp nhau ở trên thì cũng là
lúc ở dưới, họ lại tìm cách này hay cách khác gây ra tình hình căng
thẳng. Khi thì họ bắt giữ trái phép tàu cá của ngư dân ta. Khi thì họ
ngang nhiên cắt cáp tàu khoan dầu khí của ta. Khi thì họ thành lập cái
này, xây dựng dự án nọ trên phần biển đảo thuộc chủ quyền của ta...
Bắt làm cam kết
Thời gian gần đây, nhiều, quá nhiều vụ đương sự bị chết do treo cổ tại cơ quan công an. Điều này không chỉ gây nên sự bất an xã hội mà còn làm mang tiếng cơ quan thực thi pháp luật. Chết đâu không chết, sao lại cứ vào chỗ công an để chết; chết cách nào chả được, sao lại cứ phải treo cổ (dù rất khó kiếm dây và chỗ treo, đó là chưa kể đang bị kiềm chế chặt chẽ).
Có nhẽ Quốc hội, lãnh đạo Bộ Công an, các cơ quan bảo vệ pháp luật nên lưu ý đến sự bất thường này.
Theo tôi, các cơ quan công an trước khi triệu tập đương sự đến làm việc, cần bắt buộc đương sự hứa trước người nhà là "sẽ không tự treo cổ tại trụ sở công an", viết ra giấy, ký tên vào, thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản làm bằng chứng. Nếu họ cứ quyết tự tử, công an sẽ không chịu trách nhiệm. Không thể gieo tiếng ác mãi thế được.
Lưu ý: Entry này chỉ nêu 1 vấn đề bức xúc, không nhận còm. Cám ơn.
Có nhẽ Quốc hội, lãnh đạo Bộ Công an, các cơ quan bảo vệ pháp luật nên lưu ý đến sự bất thường này.
Theo tôi, các cơ quan công an trước khi triệu tập đương sự đến làm việc, cần bắt buộc đương sự hứa trước người nhà là "sẽ không tự treo cổ tại trụ sở công an", viết ra giấy, ký tên vào, thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản làm bằng chứng. Nếu họ cứ quyết tự tử, công an sẽ không chịu trách nhiệm. Không thể gieo tiếng ác mãi thế được.
Lưu ý: Entry này chỉ nêu 1 vấn đề bức xúc, không nhận còm. Cám ơn.
Ảnh lớp văn K17 ngày ra trường
Mình trộm nghĩ có thể một số bạn trong lớp chưa có tấm ảnh này, hoặc đã có rồi nhưng trải qua dâu bể sinh tồn mấy chục năm nên đã bị thất lạc. Vậy thì xin phép đưa lên đây để cả nhà có chút kỷ niệm, tự tìm xem mình đứng ở chỗ nào trong bức ảnh quý. Có vài bạn, như người ta nói, đã sang thế giới bên kia. Ngày mai rảnh mình sẽ làm cái chú thích tên từng người.
Bức ảnh, theo mình nghĩ, được chụp bằng phim Orwo của Đức nên mới còn rõ như thế, chứ nếu bằng phim CBEMA (Liên Xô) thì đến nay chắc rỗ hết rồi. Hồi ấy cả lớp chả ai có máy ảnh, không biết người chụp bức ảnh quý từ đâu đến, nhưng xin cám ơn bác vô danh ấy nhiều.
Ảnh chụp ngày 26.12.1976, 5 ngày trước khi cả lớp chia tay. Khóa mình, lớp mình nhập học kể từ đầu tháng 10.1972, chỉ vài ngày nữa là tròn 40 năm. Đây là món quà tặng mọi người nhân kỷ niệm 40 năm chúng ta tựu trường
Bạn nào muốn lưu bức ảnh cho riêng mình, nhích con trỏ vào ảnh, click chuột phải, chọn Save as, sau đó chọn địa chỉ trong ổ máy của bạn, và Save.
Chào các anh và các bạn.
20.9.2012
Nguyễn Thông
(Ghi chú: Ảnh đã được chuyên gia tổ ảnh báo TN xử lý để có độ phân giải cao, vì vậy các bạn có thể bung to ra xem cho rõ)
Chú thích ảnh, từ trái qua
Hàng đầu: Nguyễn Thị Hồng, Bùi Thị Lập.
Hàng tiếp theo: Trần Ngọc Hồng, Hồ Thu Hiền, Nguyễn Thanh Đạm, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Minh Huệ, Trần Thị Sánh, Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Ngụ, Nguyễn Thanh Hương (Hương con), Phạm Kim Dung, Nguyễn Thị Thúy, Đỗ Thị Lâm, Nguyễn Thị Hương (Hương nhớn), Hoàng Kim Chung.
Hàng tiếp theo: Nguyễn Thông, Nguyễn Thúy Hậu, Lê Thanh Nga, Nguyễn Thị Bé, Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Hảo (K16), Hồ Thị Lan, Lãnh Thị Mẫn, Nguyễn Thị Xuân, Lương Thị Cừ, Đặng Quốc Khánh, Tưởng Hương Minh, Nguyễn Duy Chiến (đã mất).
Hàng tiếp theo: Trịnh Xuân Ba, Lương Ngọc Bính, Hoàng Thanh Chương, Hoàng Sĩ Chiến, Phạm Đình Ân (K16), Nguyễn Quốc Vượng (đã mất), Nguyễn Thị Mét, Trần Hải Bình.
Hàng tiếp theo: Đỗ Xuân Thanh (đã mất), Nguyễn Tiến Thư, Nguyễn Huy Hoàng, Đỗ Duy Chính, Lê Tài Thuận, Ma Duy Giang, Đoàn Văn Tuyến (đã mất), Vũ Lệnh Năng, Ngô Đức Nguyên, Nguyễn Xuân Thụ, Trương Đình Chiến (Chiến trắng), Trần Quang Tửu, Phạm Xuân Hoàng, Nguyễn Huy Tưởng (đã mất).
Hàng cuối: Nguyễn Văn Bảo, Nguyễn Bá Tân, Hoàng Xuân Bối, Hà Bích Liên, Nguyễn Thị Mùi, Nguyễn Thị Hòa (K16).
Còn thiếu khá nhiều: Lê Xuân Sang (đã mất), Lê Quốc Lập, Nguyễn Văn Sỹ, Nguyễn Ngọc Xuân, Bùi Trọng Cường, Lê Xuân Sơn, Lê Ngọc Tân, Phạm Văn Bích, Nguyễn Đình Hạnh, Nguyễn Huy Cờ, Nguyễn Sĩ Đại, Nguyễn Thị Hoa, Cao Dung Hòa, Nguyễn Khôi, Trần Triều Nguyệt, Cao Kim Phương, Nguyễn Doãn Tấn, Nguyễn Đăng Thành, Nguyễn Thị Nam, Trần Ngọc Vương...
(Chú thích này do Nguyễn Thị Bé và Nguyễn Thông thực hiện, có gì sai sót, đề nghị các bạn sửa chữa, bổ sung. Bạn nào còn giữ được những tấm ảnh chụp chung khác, trong đó có tấm ảnh lớp chụp với thầy Nguyễn Văn Khỏa, cùng lúc chụp với tấm ảnh trên, cho mình mượn lại để đưa lên. Xin cám ơn)
Bức ảnh, theo mình nghĩ, được chụp bằng phim Orwo của Đức nên mới còn rõ như thế, chứ nếu bằng phim CBEMA (Liên Xô) thì đến nay chắc rỗ hết rồi. Hồi ấy cả lớp chả ai có máy ảnh, không biết người chụp bức ảnh quý từ đâu đến, nhưng xin cám ơn bác vô danh ấy nhiều.
Ảnh chụp ngày 26.12.1976, 5 ngày trước khi cả lớp chia tay. Khóa mình, lớp mình nhập học kể từ đầu tháng 10.1972, chỉ vài ngày nữa là tròn 40 năm. Đây là món quà tặng mọi người nhân kỷ niệm 40 năm chúng ta tựu trường
Bạn nào muốn lưu bức ảnh cho riêng mình, nhích con trỏ vào ảnh, click chuột phải, chọn Save as, sau đó chọn địa chỉ trong ổ máy của bạn, và Save.
Chào các anh và các bạn.
20.9.2012
Nguyễn Thông
(Ghi chú: Ảnh đã được chuyên gia tổ ảnh báo TN xử lý để có độ phân giải cao, vì vậy các bạn có thể bung to ra xem cho rõ)
Chú thích ảnh, từ trái qua
Hàng đầu: Nguyễn Thị Hồng, Bùi Thị Lập.
Hàng tiếp theo: Trần Ngọc Hồng, Hồ Thu Hiền, Nguyễn Thanh Đạm, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Minh Huệ, Trần Thị Sánh, Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Ngụ, Nguyễn Thanh Hương (Hương con), Phạm Kim Dung, Nguyễn Thị Thúy, Đỗ Thị Lâm, Nguyễn Thị Hương (Hương nhớn), Hoàng Kim Chung.
Hàng tiếp theo: Nguyễn Thông, Nguyễn Thúy Hậu, Lê Thanh Nga, Nguyễn Thị Bé, Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Hảo (K16), Hồ Thị Lan, Lãnh Thị Mẫn, Nguyễn Thị Xuân, Lương Thị Cừ, Đặng Quốc Khánh, Tưởng Hương Minh, Nguyễn Duy Chiến (đã mất).
Hàng tiếp theo: Trịnh Xuân Ba, Lương Ngọc Bính, Hoàng Thanh Chương, Hoàng Sĩ Chiến, Phạm Đình Ân (K16), Nguyễn Quốc Vượng (đã mất), Nguyễn Thị Mét, Trần Hải Bình.
Hàng tiếp theo: Đỗ Xuân Thanh (đã mất), Nguyễn Tiến Thư, Nguyễn Huy Hoàng, Đỗ Duy Chính, Lê Tài Thuận, Ma Duy Giang, Đoàn Văn Tuyến (đã mất), Vũ Lệnh Năng, Ngô Đức Nguyên, Nguyễn Xuân Thụ, Trương Đình Chiến (Chiến trắng), Trần Quang Tửu, Phạm Xuân Hoàng, Nguyễn Huy Tưởng (đã mất).
Hàng cuối: Nguyễn Văn Bảo, Nguyễn Bá Tân, Hoàng Xuân Bối, Hà Bích Liên, Nguyễn Thị Mùi, Nguyễn Thị Hòa (K16).
Còn thiếu khá nhiều: Lê Xuân Sang (đã mất), Lê Quốc Lập, Nguyễn Văn Sỹ, Nguyễn Ngọc Xuân, Bùi Trọng Cường, Lê Xuân Sơn, Lê Ngọc Tân, Phạm Văn Bích, Nguyễn Đình Hạnh, Nguyễn Huy Cờ, Nguyễn Sĩ Đại, Nguyễn Thị Hoa, Cao Dung Hòa, Nguyễn Khôi, Trần Triều Nguyệt, Cao Kim Phương, Nguyễn Doãn Tấn, Nguyễn Đăng Thành, Nguyễn Thị Nam, Trần Ngọc Vương...
(Chú thích này do Nguyễn Thị Bé và Nguyễn Thông thực hiện, có gì sai sót, đề nghị các bạn sửa chữa, bổ sung. Bạn nào còn giữ được những tấm ảnh chụp chung khác, trong đó có tấm ảnh lớp chụp với thầy Nguyễn Văn Khỏa, cùng lúc chụp với tấm ảnh trên, cho mình mượn lại để đưa lên. Xin cám ơn)
Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012
Điểm tin 19.9
Cán bộ rảnh hay là hết việc
Sợ nhàn cư bất thiện đây mà
Cùng nhau bàn chuyện cửa nhà
Chỉ lừa được đám thật thà cả tin
Chuyện lập ra cái ban (chống) tham nhũng
Giao cho ai, dành cúng ông nào
Ba phương án rối cào cào
Ai tham ai nhũng? Chống sao được mình!
Lại khéo vẽ bức tranh tín nhiệm
Lấy lòng tin bằng điểm phần trăm
Tín hay không tín, thưa rằng:
Lá phiếu mà biết nói năng, phì cười.
(Bữa ni chỉ điểm 2 tin vedette thôi, không điểm tin ông bố chồng ở Tiền Giang và mấy tin linh tinh khác đâu, nhọc lắm).
19.9.2012
Nguyễn Thông
Sợ nhàn cư bất thiện đây mà
Cùng nhau bàn chuyện cửa nhà
Chỉ lừa được đám thật thà cả tin
Chuyện lập ra cái ban (chống) tham nhũng
Giao cho ai, dành cúng ông nào
Ba phương án rối cào cào
Ai tham ai nhũng? Chống sao được mình!
Lại khéo vẽ bức tranh tín nhiệm
Lấy lòng tin bằng điểm phần trăm
Tín hay không tín, thưa rằng:
Lá phiếu mà biết nói năng, phì cười.
(Bữa ni chỉ điểm 2 tin vedette thôi, không điểm tin ông bố chồng ở Tiền Giang và mấy tin linh tinh khác đâu, nhọc lắm).
19.9.2012
Nguyễn Thông
Nghe đài đọc báo của ta
Để mà biết thông tin chứ còn gì nữa. Nhưng bữa qua nghe đài, coi tivi, bữa nay đọc báo, mình cứ băn khoăn 2 điều (lúc này mới hơn 8 rưỡi sáng, chắc đợi đến trưa, đến chiều có thể nhiều hơn 2 điều):
1. Ông Philipp Roesler - Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và công nghệ CHLB Đức sang thăm Việt Nam. Hồi ông này mới nhậm chức Phó thủ tướng, báo chí truyền thông xứ ta tự hào, ca ngợi ghê lắm, vì gốc Việt mà, coi như một Vietnam Idol người Đức. Vậy mà suốt từ hôm ông ấy sang đến nay, ngay cả được thủ tướng nước chủ nhà tiếp, TTXVN và báo chí VN đưa tin chỉ gọi trống huơ trống hoác là Bộ trưởng Philipp Roesler. Chả biết ông Vietnam Idol này có vấn đề "nhạy cảm" gì không mà bị đối xử thế, hay là đã bị biếm chức (xin lỗi ông Rô-lơ nếu không phải vậy), hay đây chỉ là lỗi của các nhà báo? Nhưng "đài địch" BBC thì vẫn gọi là Phó thủ tướng. Thôi, chả thắc mắc nữa, để thực hiện chủ trương "Nghe đài đọc báo của ta/đừng nghe đài địch bàn ra tán vào".
2. Hôm qua, Ủy ban Thường vụ quốc hội họp tiếp, bàn việc quy định đối với Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng. Nêu những 3 phương án, nào là trực thuộc đảng, nào là do quốc hội quy định, nào là không cần theo luật. Mình nghĩ rằng phương án nào thì phương án nhưng cái ban đó vẫn do cán bộ, cán bộ to, cán bộ cao ơi là cao chỉ đạo điều hành. Mà đã làm cán bộ thì khó chống tham nhũng lắm. Xưa nay chỉ có cán bộ mới tham nhũng được thôi. Đố bác nào chỉ ra được, lấy ví dụ cụ thể được thằng dân nào tham nhũng đấy. Thế thì chả nhẽ sinh ra cái ban đó để cho các vị ấy tự ghè chân mình, chặt chân mình à. Các vị ấy chả dại đâu. Giao ban phòng chống tham nhũng cho các vị ấy điều hành, chỉ đạo, coi như thua. Vậy mình xin nêu phương án thứ 4: Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng do dân bầu, dân điều hành. Xin hết ạ.
19.9.2012
Nguyễn Thông
1. Ông Philipp Roesler - Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và công nghệ CHLB Đức sang thăm Việt Nam. Hồi ông này mới nhậm chức Phó thủ tướng, báo chí truyền thông xứ ta tự hào, ca ngợi ghê lắm, vì gốc Việt mà, coi như một Vietnam Idol người Đức. Vậy mà suốt từ hôm ông ấy sang đến nay, ngay cả được thủ tướng nước chủ nhà tiếp, TTXVN và báo chí VN đưa tin chỉ gọi trống huơ trống hoác là Bộ trưởng Philipp Roesler. Chả biết ông Vietnam Idol này có vấn đề "nhạy cảm" gì không mà bị đối xử thế, hay là đã bị biếm chức (xin lỗi ông Rô-lơ nếu không phải vậy), hay đây chỉ là lỗi của các nhà báo? Nhưng "đài địch" BBC thì vẫn gọi là Phó thủ tướng. Thôi, chả thắc mắc nữa, để thực hiện chủ trương "Nghe đài đọc báo của ta/đừng nghe đài địch bàn ra tán vào".
2. Hôm qua, Ủy ban Thường vụ quốc hội họp tiếp, bàn việc quy định đối với Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng. Nêu những 3 phương án, nào là trực thuộc đảng, nào là do quốc hội quy định, nào là không cần theo luật. Mình nghĩ rằng phương án nào thì phương án nhưng cái ban đó vẫn do cán bộ, cán bộ to, cán bộ cao ơi là cao chỉ đạo điều hành. Mà đã làm cán bộ thì khó chống tham nhũng lắm. Xưa nay chỉ có cán bộ mới tham nhũng được thôi. Đố bác nào chỉ ra được, lấy ví dụ cụ thể được thằng dân nào tham nhũng đấy. Thế thì chả nhẽ sinh ra cái ban đó để cho các vị ấy tự ghè chân mình, chặt chân mình à. Các vị ấy chả dại đâu. Giao ban phòng chống tham nhũng cho các vị ấy điều hành, chỉ đạo, coi như thua. Vậy mình xin nêu phương án thứ 4: Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng do dân bầu, dân điều hành. Xin hết ạ.
19.9.2012
Nguyễn Thông
Góc trời nam, lều nhiều gian
Bữa trước, bạn Khánh Hoan gửi tôi một bài viết, trong đó có những ý liên quan đến họ trò nghèo ở Bảo Thắng (Nghệ An). Hôm nay trên báo Thanh Niên, PV Khánh Hoan có bài cụ thể hơn, rõ hơn về cuộc sống của các em:
Sống trong những căn chòi
Những cái chòi trú ngụ của học sinh ở Bảo Thắng - Ảnh: Khánh Hoan |
Sống trong những cái chòi lá tạm bợ, không màn, không giường với những bữa ăn chỉ có cơm và muối trắng là hoàn cảnh của gần 300 học sinh nội trú ở Trường dân tộc nội trú Bảo Thắng, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An.
Bảo Thắng nằm cách quốc lộ 7 gần 30 km, cứ mỗi lần ghé thăm ngôi trường, lòng chúng tôi lại thêm một lần day dứt.Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012
Phân biệt đối xử
-Sếp: Tớ cấm các cậu không được vào mạng xem ba cái linh tinh ấy. Cậu nào muốn mất mạng thì cứ xem.
-Nhân viên: Chúng em biết rồi. Nhưng nó có gì đâu mà cấm nhỉ, nhất là cái thằng biển đông biển tây chi đó.
-Sếp: Thì nó phản động.
-Nhân viên: Vậy sếp coi chưa mà bảo nó phản động?
-Sếp: Cái đó tớ.. tớ... chưa coi, nhưng nghe chúng nó nói thế.
-Nhân viên: Còn những thứ kia, sếp có coi không?
-Sếp: Coi chứ, không thì sao biết nó chửi tớ, nó phản động, nó...nó...
-Nhân viên: Sao sếp xem được mà chúng em lại không. Chúng em cũng là người, cũng đủ trí khôn.
-Sếp: Không lôi thôi, tớ xem được, còn các cậu thì không, đừng lý sự.
-Nhân viên: Thế cũng giống ngày xưa, phim tư liệu, băng đĩa "nhạy cảm" thì sếp coi được, còn chúng em bị cấm...
-Sếp: Thì vưỡn. Tớ coi không sao vì tớ có phẩm chất cách mạng, không bị ảnh hưởng xấu, còn các cậu dễ nhiễm cái xấu lắm, cứ cấm là thượng sách. Nào, có đứa nào ý kiến gì nữa không.
-Các nhân viên: Đã phân biệt đối xử thế thì còn ý kiến ý cò gì nữa (nhân viên nói nhỏ với nhau ông này khùng rồi, internet thì cấm thế đếch nào được).
(Ghi lại ở công ty X)
17.9.2012
-Nhân viên: Chúng em biết rồi. Nhưng nó có gì đâu mà cấm nhỉ, nhất là cái thằng biển đông biển tây chi đó.
-Sếp: Thì nó phản động.
-Nhân viên: Vậy sếp coi chưa mà bảo nó phản động?
-Sếp: Cái đó tớ.. tớ... chưa coi, nhưng nghe chúng nó nói thế.
-Nhân viên: Còn những thứ kia, sếp có coi không?
-Sếp: Coi chứ, không thì sao biết nó chửi tớ, nó phản động, nó...nó...
-Nhân viên: Sao sếp xem được mà chúng em lại không. Chúng em cũng là người, cũng đủ trí khôn.
-Sếp: Không lôi thôi, tớ xem được, còn các cậu thì không, đừng lý sự.
-Nhân viên: Thế cũng giống ngày xưa, phim tư liệu, băng đĩa "nhạy cảm" thì sếp coi được, còn chúng em bị cấm...
-Sếp: Thì vưỡn. Tớ coi không sao vì tớ có phẩm chất cách mạng, không bị ảnh hưởng xấu, còn các cậu dễ nhiễm cái xấu lắm, cứ cấm là thượng sách. Nào, có đứa nào ý kiến gì nữa không.
-Các nhân viên: Đã phân biệt đối xử thế thì còn ý kiến ý cò gì nữa (nhân viên nói nhỏ với nhau ông này khùng rồi, internet thì cấm thế đếch nào được).
(Ghi lại ở công ty X)
17.9.2012
Tặng bác Nguyên Ngọc
Bác vừa qua tuổi bát thập, nhà em xin có mấy nhời kính chúc bác trường sinh, ngọc vẫn nguyên sáng trong như ngày nào.
Lớn cùng đất nước đứng lên
Đường ta đi máu tràn trên xác thù
Chèo thuyền Văn nghệ phất cờ
Nhớ-quên nhưng vẫn chắc bờ lòng dân.
Lớn cùng đất nước đứng lên
Đường ta đi máu tràn trên xác thù
Chèo thuyền Văn nghệ phất cờ
Nhớ-quên nhưng vẫn chắc bờ lòng dân.
Nhà văn, nhà văn hóa Nguyên Ngọc (ảnh internet)
17.9.2012
Nguyễn Thông
Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012
Chả nhẽ không lấy
Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đã trao cho phía
Việt Nam số tiền 10.000 Mỹ kim để cứu trợ các nạn nhân lũ lụt vừa
qua tại các tỉnh miền Trung Việt Nam.
Số tiền này đã được đích thân ông Đại sứ Trung Quốc
Khổng Huyễn Hựu trao cho Hội Chữ thập đỏ trung ương của Việt Nam tại
một buổi lễ tiếp nhận tại trụ sở của hội này vào chiều ngày thứ
Sáu ngày 14/9.
Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời Đại sứ Khổng nói tại
buổi lễ rằng phía Trung Quốc "coi khó khăn của nhân dân các tỉnh miền Trung
của Việt Nam
như khó khăn của mình".
Xa vắng tiếng gà
Ông bạn láng giềng cựu chiến binh hải quân trận 5.8.1964 của mình thò cổ sang báo tin buồn: đêm qua lợi dụng mưa rả rích suốt tối đến sáng, bọn cường đạo đã mò vào sau nhà ôm hết 3 con gà mái đang kỳ bội thu trứng và một thằng gà trống cao to lực lưỡng. Thực ra bác ấy có những hai thằng trống cơ, 3 mái phổng phao mà chỉ 1 trống e rằng "tốt mái hại trống" nên phải hai, nhưng trước đó 1 tuần bọn xì ke đã lượm mất một con rồi. Cứ tưởng đã báo dân phòng thì chúng chờn, hãm lại, không ngờ lần ni bọn hắn hốt trọn vẹn.
Nhìn ông láng giềng thẫn thờ, thấy thương. Cựu binh hải quân không tiếc của, dù rằng 5 con trống mái đó cũng cộng hơn chục ký chứ chả ít. Bác ấy tiếc vì bị mất cái tình thương, tình quyến luyến đối với con vật nuôi quen thuộc. Về hưu mấy năm rồi, ở thành phố chả có vườn tược đất đai gì để trồng trọt như người ta, chỉ tận dụng được cái công viên sau nhà, bác ấy nuôi con gà, con chó làm vui. Bác hay kể với tôi bọn gà nó khôn như thế nào, chóng nhớn như thế nào, hai con chó tình cảm ra sao, tôi biết bác quý chúng lắm. Nhiều bữa thấy hai ông bà buổi chiều đi dạo công viên, hai thằng Zippo, Bin Laden chạy trước, đám gà lẽo đẽo theo sau, như diễu hành ở quảng trường Ba Đình, vui đáo để. Nay thì đoàn quân đã bị hy sinh số đông chiến sĩ, số còn lại chả muốn đi đều bước nữa, thật buồn. Cái niềm vui nho nhỏ đơn sơ thế thôi mà cũng không giữ được.
Nhìn ông láng giềng thẫn thờ, thấy thương. Cựu binh hải quân không tiếc của, dù rằng 5 con trống mái đó cũng cộng hơn chục ký chứ chả ít. Bác ấy tiếc vì bị mất cái tình thương, tình quyến luyến đối với con vật nuôi quen thuộc. Về hưu mấy năm rồi, ở thành phố chả có vườn tược đất đai gì để trồng trọt như người ta, chỉ tận dụng được cái công viên sau nhà, bác ấy nuôi con gà, con chó làm vui. Bác hay kể với tôi bọn gà nó khôn như thế nào, chóng nhớn như thế nào, hai con chó tình cảm ra sao, tôi biết bác quý chúng lắm. Nhiều bữa thấy hai ông bà buổi chiều đi dạo công viên, hai thằng Zippo, Bin Laden chạy trước, đám gà lẽo đẽo theo sau, như diễu hành ở quảng trường Ba Đình, vui đáo để. Nay thì đoàn quân đã bị hy sinh số đông chiến sĩ, số còn lại chả muốn đi đều bước nữa, thật buồn. Cái niềm vui nho nhỏ đơn sơ thế thôi mà cũng không giữ được.
Gương soi nào cũng có vết mờ
Bài này của bác Dương Trung Quốc sử học, đăng trên báo Lao Động cuối tuần - 16.9.2012. Có khá nhiều điều để người đọc ngẫm nghĩ. Xin mượn về đây để quý vị nào chưa đọc thì bớt chút thời gian nhé.
Gương soi lịch sử
Chủ nhật 16/09/2012 05:00
DƯƠNG TRUNG QUỐC
Một cuộc hội thảo có
chủ đề khá khơi gợi “Về cuộc chính biến lật đổ mẹ con Thái tử Lê Nghi
Dân và hệ quả” được giới sử học tổ chức tại Thành phố Hải Phòng. Nội
dung của hội thảo nhằm làm sáng tỏ một sự kiện xảy ra cách nay ngót 6
thế kỷ về một cuộc đảo chính xảy ra vào ngày mồng 10 tháng 3 năm Kỷ Mão
(1459) với những diễn biến:
Bia Vĩnh Lăng tại Lăng Vua Lê Thái Tổ ở Lam Kinh. Ảnh: TL
Người con trưởng của bà
phi thứ nhất của vua Lê Thái Tông vượt tường thành cùng quân lính của
mình đột nhập vào nội cung giết vua là người con trưởng của bà phi thứ
hai để đoạt ngôi vua; ở ngôi được 8 tháng để rồi (6.1460) lại bị gạt bỏ
khỏi ngôi báu để người con của bà phi thứ ba đăng quang.
Tự kiểm duyệt
Nhà cháu chỉ muốn thông báo ngắn gọn thế này:
Nhà cháu luôn tôn trọng tất cả những quan điểm, chủ kiến khác nhau về mọi vấn đề. Đó là quyền tự do bày tỏ ý kiến cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên thời gian qua, trên một số bài có những bạn góp ý (comment) thể hiện thái độ cực đoan thiếu tôn trọng người khác, dùng những từ ngữ miệt thị, không có văn hóa, gây nên sự khó chịu rất đáng trách khi tranh luận. Vì vậy, để "giữ gìn vệ sinh môi trường", nhà cháu sẽ kiên quyết cất vào kho những lời lẽ như vậy. Thà ít mà tốt, dù không muốn nhưng phải vậy, ai giận thì nhà cháu đành chịu.
Mong quý vị thông cảm.
16.9.2012
Nguyễn Thông
Nhà cháu luôn tôn trọng tất cả những quan điểm, chủ kiến khác nhau về mọi vấn đề. Đó là quyền tự do bày tỏ ý kiến cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên thời gian qua, trên một số bài có những bạn góp ý (comment) thể hiện thái độ cực đoan thiếu tôn trọng người khác, dùng những từ ngữ miệt thị, không có văn hóa, gây nên sự khó chịu rất đáng trách khi tranh luận. Vì vậy, để "giữ gìn vệ sinh môi trường", nhà cháu sẽ kiên quyết cất vào kho những lời lẽ như vậy. Thà ít mà tốt, dù không muốn nhưng phải vậy, ai giận thì nhà cháu đành chịu.
Mong quý vị thông cảm.
16.9.2012
Nguyễn Thông
Hãy tin vào dân trí
BÁ TÂN
Các
mạng quan làm báo, dân làm báo, biển đông là như thế nào. Cá nhân tôi không đủ
năng lực và quyền hạn đưa ra lời phán quyết. Dị nhiên, cũng như mọi công dân,
tôi có quyền nhận xét. Tuy nhiên nhận xét ấy được đông đảo quần chúng đồng tình
hay không mới là vấn đề quan trọng.
Trước
đây, tôi chưa một lần ghé qua các mạng ấy. Đó cũng là lý do để, dù là bạn thân
hỏi ý kiến về các mạng ấy, tôi cũng không có cái để mà nói. Mấy hôm gần đây,
sau khi có thông báo của văn phòng chính phủ, tôi có ý định liệng vào các mạng ấy
nhưng đều bị chặn. Hình như, với những tay cao thủ về công nghệ thông tin họ vẫn
có cách vượt tường để tiếp cận nơi họ cần đến. Thuộc loại i tờ về công nghệ
thông tin cho nên, với tôi, khi gặp sự cố, dù chỉ là biện pháp ngăn chặn sơ đẳng
cũng bó tay bất lực.
Hôm
qua, trong một quán bia, tôi vẫn nghe mấy người bảo rằng họ vẫn leo vào các mạng
đang được khoanh vùng. Thậm chí có người còn cho biết, trước đây không để ý,
nay lại cố tìm để xem mấy cái mạng ấy là thế nào. Tâm lý thời thông tin đa chiều
là vậy. Cái gì bị cấm, người ta lại càng tò mò tìm xem.
Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012
Bài hát tặng bạn ngày chủ nhật (4): Tổ quốc yêu thương
Nhạc sĩ Hồ Bắc viết Tổ quốc yêu thương năm 1976, chỉ sau khi nước nhà thống nhất hơn nửa năm. Lời ca dường như nói lên thật cụ thể cảm xúc của hàng triệu con người trong không khí hòa bình, còn chiến tranh đã lui vào dĩ vãng. Tôi có người bạn đồng môn, anh Phạm Văn Bích, một tay học văn khét tiếng của trường chuyên Lê Hồng Phong (Nam Hà), học ngoại ngữ cực giỏi, ra trường về Viện Xã hội học. Y nghe bài hát này qua sóng âm đài Tiếng nói Việt Nam hồi nào chả biết, chỉ thấy mỗi lần tôi cùng y và anh Huy Cờ cơm chiều xong, giắt chiếc bát tráng men vào đôi đũa cắm sau lưng, tản bộ vào trường dân tộc trung ương chơi, y cứ lẩm bẩm "bao buồn thương trôi qua, ta say mê trong niềm tin yêu. Bao mẹ bao em ta rạng rỡ lên như ngàn đóa hoa..." thì tôi biết rằng y đang xúc động lắm. Mà chả vui sao được, cái năm 76 ấy, năm hòa bình trọn vẹn đầu tiên ấy, với biết bao ước vọng. Chúng tôi cũng ra trường vào cuối năm hòa bình đó, chia tay nhau đi các ngả, lâu lâu mới có dịp gặp nhau. Thoáng đấy đã mấy chục năm rồi, chả biết Bích có còn nhớ bài hát ngày xưa.
Hung thần hay người hùng Beria
Mình vừa có vinh dự đọc tờ An ninh thế giới bán nguyệt số 56, tháng 9.2012 do đại tá Hồng Thanh Quang chủ trì. Thấy đăng bài viết về đồng chí Beria, tên đầy đủ là Lavrenti Pavlovich Beria. Chỉ có điều lạ là mở trang điện tử của tờ báo này ra, lục lọi xới tìm tới lui mà không thấy bóng dáng bài viết đâu cả. Vậy có nhời thưa với anh Quang, nếu cấp dưới quên, xin anh nhắc họ đưa bài lên cho bà con đọc để biết cụ thể hơn tí nữa về nhân vật lịch sử của phe ta.
Người hùng-tội đồ Beria, những ai quan tâm đến chính thể Xô viết đều khá rõ. Trên cơ sở những tư liệu do chính Liên Xô công bố nhiều năm trước thì Beria dạng công ít tội nhiều. Ông ta là trùm mật vụ an ninh, cánh tay phải của Stalin, người đã gây ra biết bao đau thương tang tóc cho chính đồng chí đồng đội trong bộ máy cầm quyền, và nhân dân Xô viết. Không từ một thủ đoạn nào để đạt mục đích, đó là Beria. Điều oái oăm ở chỗ nạn nhân của Beria phần lớn là những người cộng sản cùng tôn thờ chủ nghĩa với ông ta. Chợt có chút liên tưởng. Trong tác phẩm Bất khuất của nhà cách mạng VN Nguyễn Đức Thuận, ông Thuận kể lại rằng ở nhà tù Côn Đảo, tên thiếu tá tỉnh trưởng Bạch Văn Bốn khoe với đàn em "ngày nào không thấy máu cộng sản là ăn không ngon ngủ không yên". Thiếu tá Bốn có sở thích ấy vì hắn thù cộng sản, nhưng so với ông trùm an ninh cộng sản Beria thì Bốn chỉ là hạng ruồi. Bốn làm sao sánh được với Beria, Khang Sinh, Uông Đông Hưng. Nhưng những ông trùm này so với Stalin, Mao Trạch Đông cũng chỉ là con tép. Chết ở chỗ, những anh luôn rao giảng tinh thần đoàn kết, yêu thương đồng chí đồng đội lại là những anh tay nhuốm máu đồng chí nhiều nhất.
Kết cục cuối cùng, Beria bị chính những đồng chí của ông ta kết án tử hình và xử bắn năm 1953.
Mình có chút thắc mắc, không hiểu An ninh thế giới đăng bài trên vào thời điểm này có ẩn ý gì chăng?
Xin nói trước, entry này chỉ nhằm giới thiệu cho quý vị tìm đọc bài báo trên (cũng là cách mình PR không công cho anh Quang anh Ước), vì vậy còm sĩ nào có những liên hệ linh tinh là mình cất vào kho đấy. Chào nhé.
16.9.2012
Nguyễn Thông
Người hùng-tội đồ Beria, những ai quan tâm đến chính thể Xô viết đều khá rõ. Trên cơ sở những tư liệu do chính Liên Xô công bố nhiều năm trước thì Beria dạng công ít tội nhiều. Ông ta là trùm mật vụ an ninh, cánh tay phải của Stalin, người đã gây ra biết bao đau thương tang tóc cho chính đồng chí đồng đội trong bộ máy cầm quyền, và nhân dân Xô viết. Không từ một thủ đoạn nào để đạt mục đích, đó là Beria. Điều oái oăm ở chỗ nạn nhân của Beria phần lớn là những người cộng sản cùng tôn thờ chủ nghĩa với ông ta. Chợt có chút liên tưởng. Trong tác phẩm Bất khuất của nhà cách mạng VN Nguyễn Đức Thuận, ông Thuận kể lại rằng ở nhà tù Côn Đảo, tên thiếu tá tỉnh trưởng Bạch Văn Bốn khoe với đàn em "ngày nào không thấy máu cộng sản là ăn không ngon ngủ không yên". Thiếu tá Bốn có sở thích ấy vì hắn thù cộng sản, nhưng so với ông trùm an ninh cộng sản Beria thì Bốn chỉ là hạng ruồi. Bốn làm sao sánh được với Beria, Khang Sinh, Uông Đông Hưng. Nhưng những ông trùm này so với Stalin, Mao Trạch Đông cũng chỉ là con tép. Chết ở chỗ, những anh luôn rao giảng tinh thần đoàn kết, yêu thương đồng chí đồng đội lại là những anh tay nhuốm máu đồng chí nhiều nhất.
Kết cục cuối cùng, Beria bị chính những đồng chí của ông ta kết án tử hình và xử bắn năm 1953.
Mình có chút thắc mắc, không hiểu An ninh thế giới đăng bài trên vào thời điểm này có ẩn ý gì chăng?
Xin nói trước, entry này chỉ nhằm giới thiệu cho quý vị tìm đọc bài báo trên (cũng là cách mình PR không công cho anh Quang anh Ước), vì vậy còm sĩ nào có những liên hệ linh tinh là mình cất vào kho đấy. Chào nhé.
16.9.2012
Nguyễn Thông
VIệt Nam phản đối dự luật nhân quyền của Hạ viện Mỹ
Đó là nghị quyết H.Res.484 và dự luật H.R.1410 do hai dân biểu Loretta Sanchez và Christopher Smith chủ xướng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nói tại Hà Nội hôm thứ Năm 13.9: “Chính sách nhất quán của nhà nước Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Dự luật H.R.1410 và Nghị Quyết H.Res.484 đã dựa trên những thông tin sai lệch, thiếu khách quan về tình hình thực thi quyền con người tại Việt Nam. Việc thông qua dự luật và nghị quyết nói trên là sai trái, không phù hợp với xu hướng phát triển của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ”.
Ông Nghị nói thêm rằng quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ "đã có những tiến triển tích cực trong thời gian vừa qua" và hai bên thường xuyên trao đổi về các vấn đề cùng quan tâm, trong đó có quyền con người.
(theo BBC)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nói tại Hà Nội hôm thứ Năm 13.9: “Chính sách nhất quán của nhà nước Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Dự luật H.R.1410 và Nghị Quyết H.Res.484 đã dựa trên những thông tin sai lệch, thiếu khách quan về tình hình thực thi quyền con người tại Việt Nam. Việc thông qua dự luật và nghị quyết nói trên là sai trái, không phù hợp với xu hướng phát triển của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ”.
Ông Nghị nói thêm rằng quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ "đã có những tiến triển tích cực trong thời gian vừa qua" và hai bên thường xuyên trao đổi về các vấn đề cùng quan tâm, trong đó có quyền con người.
(theo BBC)
Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012
Hì hì
"Việt Nam và Singapore có may mắn là cùng ở Đông nam Á và châu Á, một khu vực năng động và phát triển".
May là thế nào. Vốn tạo hóa sắp xếp thế rồi thì theo lẽ tự nhiên, không phải chuyện may rủi, chỉ có sự cố gắng của con người thôi.
Nơi khác họ phát triển chán chê rồi, giờ phải kìm hãm bớt tốc độ để cuộc sống cân bằng, còn Đông Nam Á, châu Á xưa nay bị coi là xứ nghèo, lạc hậu, vài chục năm nay mới ngoi lên thôi, chả có gì đáng tự hào.
Cùng "may" với người ta mà người ta với ta khác nhau một trời một vực, đáng nhẽ phải ngượng chứ không nên gộp lại, tự hài lòng kiểu AQ.
Chán nhỉ.
14.9.2012
Nguyễn Thông
May là thế nào. Vốn tạo hóa sắp xếp thế rồi thì theo lẽ tự nhiên, không phải chuyện may rủi, chỉ có sự cố gắng của con người thôi.
Nơi khác họ phát triển chán chê rồi, giờ phải kìm hãm bớt tốc độ để cuộc sống cân bằng, còn Đông Nam Á, châu Á xưa nay bị coi là xứ nghèo, lạc hậu, vài chục năm nay mới ngoi lên thôi, chả có gì đáng tự hào.
Cùng "may" với người ta mà người ta với ta khác nhau một trời một vực, đáng nhẽ phải ngượng chứ không nên gộp lại, tự hài lòng kiểu AQ.
Chán nhỉ.
14.9.2012
Nguyễn Thông
Đi nước ngoài làm nô lệ
Ngày xưa ở miền Bắc, để bày tỏ sự sung sướng, người ta thốt lên "sướng như đi Liên Xô". Đi Liên Xô cũng còn có nghĩa là đi nước ngoài, đến cái nơi hạnh phúc hơn, chất lượng sống cao hơn nơi mình đang sống. So với "miền Bắc thiên đường của các con tôi" thì rõ ràng Liên Xô sướng hơn vì không có chiến tranh, được ăn no mặc lành, tuy cũng kinh tế bao cấp nhưng hàng hóa đa dạng, dồi dào, bền tốt. Chả thế các lưu học sinh, ngoài việc cố gắng sau 4-5 năm có tấm bằng đỏ đem về thì cũng ráng dành dụm, nhịn ăn nhịn mặc, tích cóp từng rúp trong số tiền phụ cấp 90 rúp/tháng để khi về có vài chiếc quạt tai voi, chục cái bàn là, hai chiếc xe cuốc, dăm ký dây mayso... đem về cứu nhà. Thế mới sinh chuyện cứ thấy đầu đen bước vào cửa hàng là mậu dịch viên Nga vội xua tay "u nax nhet mayso - hết dây mayso rồi" dù chưa biết mấy đứa Việt Nam anh hùng ấy định mua thứ gì. Người Nga mỗi lần mua dây bếp điện chỉ 1-2 sợi là cùng, còn quân ta á, mua tính bằng ký, mỗi lần vài trăm sợi, họ sợ là phải. Những chuyện này mình nghe ông anh ruột đi bộ đội về thi đại học trúng ngay suất sang Kishinov (Moldavia, Liên Xô) 5 năm lăn lộn bên ấy kể lại chứ mình chưa biết Liên Xô nó như thế nào, nghe hơi bắc nồi chõ thôi. Về sau cũng có nghe nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng kể lại.
Hoan hô chị Mai
Người mình hoan hô là chị Trương Thị Mai hiện giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của quốc hội. Tất nhiên chị Mai không cần hoan hô nhưng mình thấy có trách nhiệm phải khen ngợi những cán bộ vì dân, biết thông cảm, thương yêu nhân dân.
Mặc dù mình hơn chị Mai vài tuổi nhưng trong nhiều năm chỉ là lính của chị ấy, thời chị làm Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên VN. Chị Mai tất nhiên không biết mình bởi lính quèn đông lắm, còn mình thì biết vì chị ấy là sếp của sếp. Theo nhận xét cá nhân mình, suốt thời gian đóng chức chủ tịch hội, chị Mai cũng chả xuất sắc cho lắm, thậm chí nhàn nhạt, không tạo được ấn tượng gì đặc biệt trong giới trẻ, cho phong trào. Nhưng được cái hiền. Phụ nữ làm lãnh đạo mà vẫn giữ được sự hiền dịu rất hiếm. Những lần chị ấy đến làm việc ở cơ quan mình, thường thấy cười và giản dị, dễ gần. Người đàn bà đã vào tuổi U.60 vẫn chấp nhận độc thân thì có nghĩa là đã xác định cống hiến cả đời cho sự nghiệp. Rất đáng khâm phục.
Mặc dù mình hơn chị Mai vài tuổi nhưng trong nhiều năm chỉ là lính của chị ấy, thời chị làm Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên VN. Chị Mai tất nhiên không biết mình bởi lính quèn đông lắm, còn mình thì biết vì chị ấy là sếp của sếp. Theo nhận xét cá nhân mình, suốt thời gian đóng chức chủ tịch hội, chị Mai cũng chả xuất sắc cho lắm, thậm chí nhàn nhạt, không tạo được ấn tượng gì đặc biệt trong giới trẻ, cho phong trào. Nhưng được cái hiền. Phụ nữ làm lãnh đạo mà vẫn giữ được sự hiền dịu rất hiếm. Những lần chị ấy đến làm việc ở cơ quan mình, thường thấy cười và giản dị, dễ gần. Người đàn bà đã vào tuổi U.60 vẫn chấp nhận độc thân thì có nghĩa là đã xác định cống hiến cả đời cho sự nghiệp. Rất đáng khâm phục.
Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012
Khó hiểu hay dễ hiểu
Đúng là như người ta thường bảo, cái gì càng cấm thì càng dễ gây tò mò.
Xưa nay, từ hồi cha sinh mẹ đẻ đến giờ, mình chưa bao giờ đọc cái trang mạng nào có tên Biển Đông. Họa chăng chỉ tìm đọc những bài của các tác giả là thành viên Quỹ nghiên cứu biển Đông như Dương Danh Huy (lúc đầu tôi viết nhầm là Dy), Lê Minh Phiếu... và rất cảm phục. Họ có tấm lòng với đất nước, hiểu biết sâu sắc, lý luận chặt chẽ, và đặc biệt ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo Việt Nam rất cao. Chỉ biết biển Đông trên mạng vậy thôi.
Ai ngờ, đọc cái thông báo của Văn phòng chính phủ bữa qua, nội dung nói thủ tướng chỉ đạo phải điều tra, xử lý mấy trang mạng phản động Quan làm báo, Dân làm báo, Biển Đông... mình mới té ra, mấy thứ đó là phản động. Thì quan và dân phản động đã đi một nhẽ, nhưng Biển Đông là cái chi chi mà cũng phản động. Giá không có chỉ đạo của thủ tướng thì mình và vài chục triệu người cầm chắc chả biết Biển Đông mặt mũi nó như thế nào, tốt hay xấu, phản động ra sao. Nhưng được thủ tướng gợi ý nên nổi máu tò mò, tìm coi thử. Ôi giời, thật tình mà nói, nếu trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo mà những tờ báo chính thống của nhà nước làm được như cái trang "phản động" này thì quá tốt. Mình đọc từ đầu đến cuối mấy bài gần đây thấy hừng hực tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, ý thức chống bọn Tàu bành trướng xâm lược, bẻ tơi bời lý sự của bọn học giả Trung Quốc về Hoàng Sa, Trường Sa, đường lưỡi bò... Chẳng khác gì bác Huy, chú Phiếu. Thế thì nó phản động ở chỗ nào?
Xưa nay, từ hồi cha sinh mẹ đẻ đến giờ, mình chưa bao giờ đọc cái trang mạng nào có tên Biển Đông. Họa chăng chỉ tìm đọc những bài của các tác giả là thành viên Quỹ nghiên cứu biển Đông như Dương Danh Huy (lúc đầu tôi viết nhầm là Dy), Lê Minh Phiếu... và rất cảm phục. Họ có tấm lòng với đất nước, hiểu biết sâu sắc, lý luận chặt chẽ, và đặc biệt ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo Việt Nam rất cao. Chỉ biết biển Đông trên mạng vậy thôi.
Ai ngờ, đọc cái thông báo của Văn phòng chính phủ bữa qua, nội dung nói thủ tướng chỉ đạo phải điều tra, xử lý mấy trang mạng phản động Quan làm báo, Dân làm báo, Biển Đông... mình mới té ra, mấy thứ đó là phản động. Thì quan và dân phản động đã đi một nhẽ, nhưng Biển Đông là cái chi chi mà cũng phản động. Giá không có chỉ đạo của thủ tướng thì mình và vài chục triệu người cầm chắc chả biết Biển Đông mặt mũi nó như thế nào, tốt hay xấu, phản động ra sao. Nhưng được thủ tướng gợi ý nên nổi máu tò mò, tìm coi thử. Ôi giời, thật tình mà nói, nếu trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo mà những tờ báo chính thống của nhà nước làm được như cái trang "phản động" này thì quá tốt. Mình đọc từ đầu đến cuối mấy bài gần đây thấy hừng hực tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, ý thức chống bọn Tàu bành trướng xâm lược, bẻ tơi bời lý sự của bọn học giả Trung Quốc về Hoàng Sa, Trường Sa, đường lưỡi bò... Chẳng khác gì bác Huy, chú Phiếu. Thế thì nó phản động ở chỗ nào?
Quá lộng hành
Nhà văn Nguyên Ngọc vừa có bài viết ngắn Một cách làm báo kỳ lạ phản bác một bài viết trên báo Quân đội nhân dân. Mình cũng có coi bài của báo quân đội bữa trước, coi xong còn lẩm bẩm cụ Nguyên Ngọc dạo này tay chơi thật, tuổi 80 rồi mà còn dám diễn biến hòa bình trên báo nhà binh. Quá kinh. Nhưng đọc bài của bác Đường chúng ta đi xong, mình chỉ còn biết lắc đầu mà than: Quá lộng hành, nhảm nhí. Vẫn rất kinh, nhưng không phải với bác nhà văn mà với các đồng nghiệp nhà báo. Chả biết nếu đồng chí Hồ Quang Lợi còn ở báo này thì có đến nông nỗi vậy không?
Một cách làm báo kỳ lạ
NGUYÊN NGỌC
Ngày 12/09/2012, báo Quân đội nhân dân đăng bài “Tây Nguyên thương nhiều, yêu nhiều và ưu tư cũng nhiều” của hai phóng viên Quang Hồi và Duy Thành, ghi là trao đổi ngắn với nhà văn Nguyên Ngọc. Tôi đọc và kinh ngạc: Tôi bị nhét vào mồm nhiều câu rất vớ vẩn lẫn những ý rất bậy bạ.
Một cách làm báo kỳ lạ
NGUYÊN NGỌC
Ngày 12/09/2012, báo Quân đội nhân dân đăng bài “Tây Nguyên thương nhiều, yêu nhiều và ưu tư cũng nhiều” của hai phóng viên Quang Hồi và Duy Thành, ghi là trao đổi ngắn với nhà văn Nguyên Ngọc. Tôi đọc và kinh ngạc: Tôi bị nhét vào mồm nhiều câu rất vớ vẩn lẫn những ý rất bậy bạ.
Đọc kỹ đôi chút, có thể thấy hai phóng viên này có hai cách
chính để sáng tác nên một bài phỏng vấn như sau:
- Một: Tự mình đặt ra một số câu hỏi, rồi dựa vào một số
điều nghe loáng thoáng ở đâu đó, đoán mò người được phỏng vấn có thể nghĩ như
thế này, thế này..., lấy những đoán mò của họ làm câu trả lời có thực của
đương sự, cứ thế đăng đại lên! Chẳng hạn đoạn rất sến họ cho tôi nói về “Tây Nguyên
như bầu sữa mẹ... tạo nên ngôn ngữ văn chương Nguyên Ngọc...; hoặc đoạn từ ý của
anh Trung Trung Đỉnh nói ở Pleiku ngày 4/9 rằng “không ai làm cũ được NN”,
tưởng tượng và bịa ra toàn bộ câu trả lời rất lảm nhảm của tôi về những cái gọi
là “tư duy”.
- Hai: Nhặt nhạnh lõm bõm một số ý, một số chi tiết trong
vài bài viết vào lúc nào đó của người được phỏng vấn, từ đó tự mình đặt ra câu
hỏi (mà chính người được phỏng vấn không hề biết), tự mình sáng tác ra câu trả
lời, liều lĩnh đăng lên, bất chấp tất cả. Chẳng hạn đoạn họ gán cho tôi nói
(một cách ngu dốt) về “hai thành tố (?) Tây Nguyên đặc sắc, đó là căn phòng
chung và sử thi”... Tôi không hề nói một lời nào với họ về hai chuyện ấy.
Tôi viết ở chỗ khác, đàng hoàng, chặt chẽ, và không hề bảo rằng đó là “hai
thành tố Tây Nguyên đặc sắc”.
Trước đây tôi cũng có làm báo, cũng có thời làm báo
quân đội; đã lâu không còn làm báo. Không ngờ báo chí ta, có cả báo quân đội,
đã đạt được... tự do đến thế!
Nguyên Ngọc
(theo Tễu blog)
Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012
Lời vợ anh phường chèo
NGUYỄN KHUYẾN (Tam nguyên Yên Đổ)
Xóm bên đông có phường chèo nọ
Đương nửa đêm gọi vợ chuyện trò
Rằng ta thường làm quan to
Sao người coi chẳng ra trò trống chi?
Vợ giận lắm mắng đi mắng lại
Tuổi đã già sao dại như ri
Đêm hôm ai chẳng biết chi
Người ta biết đến thiếp thì hổ thay!
Ở đời có hai điều nên sợ:
Sống chết người, quyền ở trong tay
Thế mà chàng đã chẳng hay
Còn ai sợ đến phường này nữa chăng?
Vả chàng vẫn lăng nhăng túng kiết
Cuộc sinh nhai chèo hát qua thì
Vua chèo còn chẳng ra gì
Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề.
Thủ tướng chỉ đạo
Điều tra việc đăng tin bôi đen lãnh đạo đất nước
Hôm nay, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo ý kiến
của Thủ tướng chỉ đạo điều tra, xử lý việc đăng tải thông tin có nội
dung chống Đảng và Nhà nước trên các trang 'Dân làm báo', 'Quan làm
báo'...
Qua xem xét các báo cáo ngày 15/6, 9/7 của Bộ Công an; công văn ngày 29/6 của Bộ Thông tin - Truyền thông; công văn ngày 19/7 của Ban Tuyên giáo Trung ương và báo cáo ngày 7/9 của Văn Phòng Trung ương Đảng về tình trạng một số trang thông tin điện tử như: “Dân làm báo”, “Quan làm báo”,”Biển Đông”… đã đăng tải thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội. Đây là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch.
Qua xem xét các báo cáo ngày 15/6, 9/7 của Bộ Công an; công văn ngày 29/6 của Bộ Thông tin - Truyền thông; công văn ngày 19/7 của Ban Tuyên giáo Trung ương và báo cáo ngày 7/9 của Văn Phòng Trung ương Đảng về tình trạng một số trang thông tin điện tử như: “Dân làm báo”, “Quan làm báo”,”Biển Đông”… đã đăng tải thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội. Đây là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch.
Lời hay ý đẹp: Xe tuk tuk
Cứ hình dung ra thời gian tới khắp thủ đô - thành phố hòa bình tràn ngập xe tuk tuk mà thấy vui đáo để. Mình đã đi Thái Lan rồi, mình biết xe tuk tuk, đại loại nó sang hơn cái xích lô máy của Sài Gòn trước năm 75 một chút, nhưng tiếng máy thì một mười một chín, cứ phành phành phành, pập pập pập ròn rã. Sài Gòn đã tiễn đồng chí xích lô máy vào dĩ vãng lâu rồi, còn Hà Nội đang chuẩn bị nhập xe tuk tuk do... Trung Quốc sản xuất.
Khỏi bàn chuyện đường sá, xe cộ, ô nhiễm, ồn ào, bao giờ có xe về, chạy trên phố nhỏ ngõ nhỏ thủ đô hãy nói. Điều nêu ra đây là khía cạnh khác. Nhà báo Lê Thanh Phong (báo Lao Động) đã rất có lý khi đặt ra câu hỏi chua chát này:
"Một chiếc tuk tuk mà không làm nổi, phải sang Trung Quốc nhập về thì còn làm được gì, nền kinh tế của đất nước còn phụ thuộc vào thiết bị, công nghệ của ngoại quốc đến bao giờ? Chiếc tuk tuk mà không làm được thì đội ngũ giáo sư tiến sĩ hùng hậu nhất khu vực của Việt Nam đi đâu hết?".
Nhà em xin mạo muội giả nhời bác Phong, các giáo sư tiến sĩ còn bận nghiên cứu bằng ngân sách nhà nước, nhiều vấn đề nhớn lắm, chứ tuk tuk là chuyện nhỏ, không chấp; vả lại có nhập thì mới có phần trăm huê hồng; mà phải nhập từ Trung Quốc thì mới thể hiện sâu sắc cụ thể công thức 16 + 4, bác ạ.
Nhưng mình không đi tuk tuk đâu, điếc tai lắm.
12.9.2012
Nguyễn Thông
Khỏi bàn chuyện đường sá, xe cộ, ô nhiễm, ồn ào, bao giờ có xe về, chạy trên phố nhỏ ngõ nhỏ thủ đô hãy nói. Điều nêu ra đây là khía cạnh khác. Nhà báo Lê Thanh Phong (báo Lao Động) đã rất có lý khi đặt ra câu hỏi chua chát này:
"Một chiếc tuk tuk mà không làm nổi, phải sang Trung Quốc nhập về thì còn làm được gì, nền kinh tế của đất nước còn phụ thuộc vào thiết bị, công nghệ của ngoại quốc đến bao giờ? Chiếc tuk tuk mà không làm được thì đội ngũ giáo sư tiến sĩ hùng hậu nhất khu vực của Việt Nam đi đâu hết?".
Nhà em xin mạo muội giả nhời bác Phong, các giáo sư tiến sĩ còn bận nghiên cứu bằng ngân sách nhà nước, nhiều vấn đề nhớn lắm, chứ tuk tuk là chuyện nhỏ, không chấp; vả lại có nhập thì mới có phần trăm huê hồng; mà phải nhập từ Trung Quốc thì mới thể hiện sâu sắc cụ thể công thức 16 + 4, bác ạ.
Nhưng mình không đi tuk tuk đâu, điếc tai lắm.
12.9.2012
Nguyễn Thông
Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012
Sập chưa?
-Này ông ạ, ông cứ suốt ngày văn chương thơ thẩn, tôi lo lắm...
-Bà cứ linh tinh. Rửa bát quét nhà xong thì tôi mới đọc mới viết, có gây bất ổn gia đình - xã hội gì đâu nào. Văn chương là thứ lành nhất trên đời đấy bà ạ, không đểu như chính trị đâu.
-Dào, ông bảo lành, sao tôi nghe nói cái tờ báo mạng miếc gì của chú nhà thơ Lê Thiếu Nhơn bị người ta đánh sập rồi. Báo mà cũng sập như nhà à?
-Sập nghĩa là xóa sổ. Hay là chú Nhơn có vấn đề, ai đó nó ghét nên mới ra nông nỗi.
-Chiều nay con bé hàng xóm lại bảo nhà bác văn sĩ Trần Nhương cũng sập. Thương bác ấy quá, làm nhà mấy tầng mà sập?
-Cái bà này, nhà bác Nhương cũng giống như nhà chú Nhơn chứ không phải nhà một trệt mấy lầu. Sao lại thế nhỉ, nghe bảo ông Nhương ăn ở hiền lành lắm cơ mà.
-Hồi tối, tôi lại nghe mấy đứa nhỏ xì xào hỏi nhau, nhà ông Nguyễn Quang Lập sập chưa, ông Nguyễn Trọng Tạo sập chưa, ông Văn Công Hùng sập chưa, ông Vương Trí Nhàn sập chưa... Chết chết, thế thì bão à.
-Thì khác gì bão, như cách mạng văn hóa bên Trung Quốc hồi tôi với bà còn bé tí ấy, các nhà văn chết như ngả rạ.
-Sao họ ghét nhà văn thế nhỉ, ông?
-Không phải nhà văn nào cũng bị ghét đâu. Bà không thấy ư, hồi bão số 7, cây nào cứng là đổ sạch, chỉ có đám cỏ uốn cong là lại xanh thắm mơn mởn thôi.
12.9.2012
Nguyễn Thông
-Bà cứ linh tinh. Rửa bát quét nhà xong thì tôi mới đọc mới viết, có gây bất ổn gia đình - xã hội gì đâu nào. Văn chương là thứ lành nhất trên đời đấy bà ạ, không đểu như chính trị đâu.
-Dào, ông bảo lành, sao tôi nghe nói cái tờ báo mạng miếc gì của chú nhà thơ Lê Thiếu Nhơn bị người ta đánh sập rồi. Báo mà cũng sập như nhà à?
-Sập nghĩa là xóa sổ. Hay là chú Nhơn có vấn đề, ai đó nó ghét nên mới ra nông nỗi.
-Chiều nay con bé hàng xóm lại bảo nhà bác văn sĩ Trần Nhương cũng sập. Thương bác ấy quá, làm nhà mấy tầng mà sập?
-Cái bà này, nhà bác Nhương cũng giống như nhà chú Nhơn chứ không phải nhà một trệt mấy lầu. Sao lại thế nhỉ, nghe bảo ông Nhương ăn ở hiền lành lắm cơ mà.
-Hồi tối, tôi lại nghe mấy đứa nhỏ xì xào hỏi nhau, nhà ông Nguyễn Quang Lập sập chưa, ông Nguyễn Trọng Tạo sập chưa, ông Văn Công Hùng sập chưa, ông Vương Trí Nhàn sập chưa... Chết chết, thế thì bão à.
-Thì khác gì bão, như cách mạng văn hóa bên Trung Quốc hồi tôi với bà còn bé tí ấy, các nhà văn chết như ngả rạ.
-Sao họ ghét nhà văn thế nhỉ, ông?
-Không phải nhà văn nào cũng bị ghét đâu. Bà không thấy ư, hồi bão số 7, cây nào cứng là đổ sạch, chỉ có đám cỏ uốn cong là lại xanh thắm mơn mởn thôi.
12.9.2012
Nguyễn Thông
Vì sao Bảo tàng Hà Nội vắng vẻ?
Người thì bảo vào trong đó chả có gì, phòng nào cũng trống hơ trống hoác. Đi bảo tàng là coi hiện vật chứ có phải xem mấy bức tường đâu.
Người thì lý sự rằng Bảo tàng quốc gia suốt bao năm nay ở trung tâm thành phố còn chả có dịp để mắt tới, huống hồ đây là bảo tàng địa phương, mới toe, lại phải mất công xách xe chạy một hồi tốn xăng (mà nghe nói giá xăng đang dập dình theo hướng tăng, tăng tợn là khác).
Người thì bảo tao xót tiền, chúng nó bỏ cả hơn hai ngàn mấy trăm tỉ, một núi tiền cho công trình bà Đanh đó, xót lắm, không đi để khỏi nhìn thấy nó, đỡ ứa nước mắt.
Mỗi người mỗi ý, chả biết đằng nào đúng sai. Chỉ có đứa cháu mình, bố nó thịnh soạn mời nó làm chuyến thăm viếng Bảo tàng Hà Nội, khi gần đến nơi, ở xa xa nhìn vào, nó dứt khoát đòi về, sợ đổ nhà.
Té ra cu cậu trông thấy khối bê tông thô kệch cục cằn chênh vênh ấy, cái bản sao của công trình nhà triển lãm Thượng Hải bên xứ Tàu ấy, cu cậu lo cho tính mạng của hai bố con. Cục bê tông ghê gớm lộn ngược đó mà đè một phát thì thành bụi chứ chả chơi. Không xem cũng chẳng chết ai. Về.
Hóa ra thằng nhỏ cũng có lý.
11.9.2012 (ơ, bữa ni là ngày kỷ niệm lão Bin Laden attack Mỹ)
Nguyễn Thông
Người thì lý sự rằng Bảo tàng quốc gia suốt bao năm nay ở trung tâm thành phố còn chả có dịp để mắt tới, huống hồ đây là bảo tàng địa phương, mới toe, lại phải mất công xách xe chạy một hồi tốn xăng (mà nghe nói giá xăng đang dập dình theo hướng tăng, tăng tợn là khác).
Người thì bảo tao xót tiền, chúng nó bỏ cả hơn hai ngàn mấy trăm tỉ, một núi tiền cho công trình bà Đanh đó, xót lắm, không đi để khỏi nhìn thấy nó, đỡ ứa nước mắt.
Mỗi người mỗi ý, chả biết đằng nào đúng sai. Chỉ có đứa cháu mình, bố nó thịnh soạn mời nó làm chuyến thăm viếng Bảo tàng Hà Nội, khi gần đến nơi, ở xa xa nhìn vào, nó dứt khoát đòi về, sợ đổ nhà.
Té ra cu cậu trông thấy khối bê tông thô kệch cục cằn chênh vênh ấy, cái bản sao của công trình nhà triển lãm Thượng Hải bên xứ Tàu ấy, cu cậu lo cho tính mạng của hai bố con. Cục bê tông ghê gớm lộn ngược đó mà đè một phát thì thành bụi chứ chả chơi. Không xem cũng chẳng chết ai. Về.
Hóa ra thằng nhỏ cũng có lý.
11.9.2012 (ơ, bữa ni là ngày kỷ niệm lão Bin Laden attack Mỹ)
Nguyễn Thông
Ảnh của tác giả Nguyễn Thắng (báo Tuổi Trẻ)
Bác Thỉnh tính đảng cao vút
Khuya. Bây giờ là 23 giờ 48 phút giờ Sài Gòn, nóng oi quá, tắm xong mình chưa buồn ngủ, giở tờ báo Thể thao&Văn hóa đọc cho díu mắt. Trúng ngay bài về bác Thỉnh, Hữu Thỉnh- Chủ tịch Hội Nhà văn trung ương. Bác dự buổi hội thảo về tác phẩm văn học đề tài lịch sử và có những ý kiến cụ thể về những điều được coi là nhạy cảm, như cải cách ruộng đất, chiến tranh biên giới phía bắc chống Trung Quốc chẳng hạn. Nhà báo đã ghi thế này:
"Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã nêu vấn đề: Có nên viết không? Câu trả lời là: "Nếu chúng ta luôn đứng vững trên lập trường, lợi ích dân tộc, chúng ta không sợ sai". (xem toàn văn ở đây)
Đọc ý ấy của bác Thỉnh, mình lại nhớ dạo năm ngoái năm xưa người ta hối hả cho nhân viên đến các nhà sách thu hồi cuốn Thời của thánh thần của nhà văn Hoàng Minh Tường. Mình chạy tốn mấy lít xăng mới mua được 2 cuốn. Giờ thì hiểu, té ra một nhà văn như bác Tường, cứ tưởng mọi điều đã vững vàng, kiên định lắm, hóa ra vẫn chưa "đứng vững trên lập trường, lợi ích dân tộc". Nếu không thế, sao phải thu sách?
Bác Thỉnh nói, cũng làm mình nhớ hồi sinh viên, thầy Hoàng Xuân Nhị dạy về văn học có tính đảng đã kể lại giai thoại về Ilya Erenburg. Tại đại hội các nhà văn Xô viết, khi đề cập đến vấn đề tự do sáng tác, Erenburg khẳng định "chúng ta luôn viết theo mệnh lệnh của trái tim. Nhưng trái tim chúng ta đã thuộc về đảng".
Giới văn nghệ xứ ta cũng truyền nhau rằng, khi trò chuyện với các nhà văn, lãnh tụ Trường Chinh đã thẳng thắn uốn nắn: ai bảo các anh chị không có quyền tự do sáng tác? Các anh chị được tha hồ chửi đế quốc Mỹ và bọn tay sai đó sao.
Mình giác ngộ rồi. Nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa của Việt Nam tất nhiên phải được lãnh đạo bởi những người như bác Hữu Thỉnh. Tính đảng cứ gọi là cao vút.
11.9.2012
Nguyễn Thông
"Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã nêu vấn đề: Có nên viết không? Câu trả lời là: "Nếu chúng ta luôn đứng vững trên lập trường, lợi ích dân tộc, chúng ta không sợ sai". (xem toàn văn ở đây)
Đọc ý ấy của bác Thỉnh, mình lại nhớ dạo năm ngoái năm xưa người ta hối hả cho nhân viên đến các nhà sách thu hồi cuốn Thời của thánh thần của nhà văn Hoàng Minh Tường. Mình chạy tốn mấy lít xăng mới mua được 2 cuốn. Giờ thì hiểu, té ra một nhà văn như bác Tường, cứ tưởng mọi điều đã vững vàng, kiên định lắm, hóa ra vẫn chưa "đứng vững trên lập trường, lợi ích dân tộc". Nếu không thế, sao phải thu sách?
Bác Thỉnh nói, cũng làm mình nhớ hồi sinh viên, thầy Hoàng Xuân Nhị dạy về văn học có tính đảng đã kể lại giai thoại về Ilya Erenburg. Tại đại hội các nhà văn Xô viết, khi đề cập đến vấn đề tự do sáng tác, Erenburg khẳng định "chúng ta luôn viết theo mệnh lệnh của trái tim. Nhưng trái tim chúng ta đã thuộc về đảng".
Giới văn nghệ xứ ta cũng truyền nhau rằng, khi trò chuyện với các nhà văn, lãnh tụ Trường Chinh đã thẳng thắn uốn nắn: ai bảo các anh chị không có quyền tự do sáng tác? Các anh chị được tha hồ chửi đế quốc Mỹ và bọn tay sai đó sao.
Mình giác ngộ rồi. Nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa của Việt Nam tất nhiên phải được lãnh đạo bởi những người như bác Hữu Thỉnh. Tính đảng cứ gọi là cao vút.
11.9.2012
Nguyễn Thông
Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012
Dành cho K17: Toàn văn thông báo (không sai 1 dấu phảy)
Thông báo của Ban cán sự K17 Văn
Các bạn thân mến
Với tinh thần đoàn kết, thân ái, sự nhiệt tình, hỗ trợ
của các bạn, K17 Văn vừa có một chuyến đi chơi 5 ngày các tỉnh miền Trung thành
công mỹ mãn, đúng kế hoạch đề ra, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn
bè. Ban cán sự lớp bày tỏ lòng cảm ơn đến tất cả các bạn đã tham gia chuyến đi
và một số bạn do nhiều lý do không tham gia được nhưng đã gọi điện hỏi thăm,
chúc mừng.
Chúng tôi xin thông báo một số việc:
Ao ước được như nông dân Thái
BÁ TÂN
Có tên gọi như nhau nhưng nông
dân Thái Lan với nông dân Việt Nam
không phải mọi thứ đều tương đồng. Trong cùng khu vực nhưng môi trường xã hội
và điều kiện lịch sử khác nhau, và nhất là thể chế chính trị khác nhau cho nên
nông dân hai nước có những điểm khác biệt.
Điểm giống nhau của nông dân
hai nước là ở chỗ: nông dân là “tác giả” trực tiếp tạo ra sản phẩm lúa gạo.
Thái Lan và Việt Nam
liên tục nhiều năm hiện diện trong tốp đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
Thành tựu ấy trước hết và chủ yếu thuộc về bà con nông dân. Về mặt thụ hưởng
lợi ích từ xuất khẩu gạo, nông dân Việt Nam thua xa nông dân Thái Lan. Thế
cho nên mới có chuyện nông dân Việt Nam (nhất là khu vực đồng bằng sông
Cửu Long) đang ngày đêm ao ước được như nông dân Thái.
Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012
Mời các ông nỏ mồm
Mấy bữa nay cả nước lo lắng cho người dân huyện miền núi Bắc Trà My, Quảng Nam. Tự dưng nơi ấy nổi động đất đùng đùng, hết cơn này đến cơn khác. Đất đai xưa nay vốn hiền lành, nhẫn nại vắt từng hạt bụi để nuôi người, giờ giở chứng quằn quại như thế, ai chả lo.
Nhưng lo nhất ở chỗ, đám đất đang vặn mình ấy lại có cái đập thủy điện. Nó chứa nước để làm ra điện. Nhưng các quan khảo sát thế nào chả biết, có coi kỹ bản lý lịch vùng đất ấy hay không mà để đến nỗi xây đập rồi mới bảo nhau rằng đó là khu vực có đới đứt gãy địa chất. Dân chưa thoát nỗi ám ảnh tái định cư, nay lại như ngồi cạnh quả bom nổ chậm. Đến khổ. (À, mà lâu rồi mình cũng có nghe nhiều nhà địa chất đứng đắn phàn nàn rằng Sơn La cũng thuộc đới đứt gãy gì gì đó nhưng kêu mãi các bố chả chịu nghe. Mà quả Sơn La mới to nhé, khiếp lắm. Nói dại miệng, lỡ đánh nhau với Tàu cộng, nó phóng cho vài quả tên lửa, hoặc cử đặc công Tàu, gián điệp Tàu đóng vai hoạn lợn, cắt tóc... đến gài vài chục cục nổ vào đó thì thủy thành hỏa mấy chốc).
Nhưng lo nhất ở chỗ, đám đất đang vặn mình ấy lại có cái đập thủy điện. Nó chứa nước để làm ra điện. Nhưng các quan khảo sát thế nào chả biết, có coi kỹ bản lý lịch vùng đất ấy hay không mà để đến nỗi xây đập rồi mới bảo nhau rằng đó là khu vực có đới đứt gãy địa chất. Dân chưa thoát nỗi ám ảnh tái định cư, nay lại như ngồi cạnh quả bom nổ chậm. Đến khổ. (À, mà lâu rồi mình cũng có nghe nhiều nhà địa chất đứng đắn phàn nàn rằng Sơn La cũng thuộc đới đứt gãy gì gì đó nhưng kêu mãi các bố chả chịu nghe. Mà quả Sơn La mới to nhé, khiếp lắm. Nói dại miệng, lỡ đánh nhau với Tàu cộng, nó phóng cho vài quả tên lửa, hoặc cử đặc công Tàu, gián điệp Tàu đóng vai hoạn lợn, cắt tóc... đến gài vài chục cục nổ vào đó thì thủy thành hỏa mấy chốc).
Chào nhé, Ba sàm
Ba sàm ba xạo, rất thạo lòng người
Vỉa phố vỉa hè, không che không giấu
Tin mỗi sáng chiều, càng nhiều càng thiếu
Vừa nghe vừa hiểu, khách quan đàng hoàng
Mới đấy mà đã 5 năm
Không ai khỏe mạnh bằng anh Ba sàm.
Kỷ niệm sinh nhật đệ ngũ chu niên TTX Nhân dân Ba sàm, 9.9.2102
Nguyễn Thông
Vỉa phố vỉa hè, không che không giấu
Tin mỗi sáng chiều, càng nhiều càng thiếu
Vừa nghe vừa hiểu, khách quan đàng hoàng
Mới đấy mà đã 5 năm
Không ai khỏe mạnh bằng anh Ba sàm.
Kỷ niệm sinh nhật đệ ngũ chu niên TTX Nhân dân Ba sàm, 9.9.2102
Nguyễn Thông
Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012
Dành cho K17 Văn: Thông báo
Anh Vũ Lệnh Năng thay mặt K17 vừa gửi cho cờ-lốc Thông cào bản thông báo như sau (mời các cụ bớt chút thì giờ xem để biết và hành động, nếu còn sức):
Bài hát tặng bạn ngày chủ nhật (3): Nhớ đàn xe nước
Nhạc sĩ Vân Đông viết Nhớ đàn xe nước năm 1958. Đó là thời gian những cán bộ chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc đang sốt ruột nôn nao ngóng ngày về lại quê hương. Cứ tưởng chỉ nhiều nhất 2 năm xa gia đình, bố mẹ, vợ chồng, con cái, đất quê, ai ngờ kéo dài 21 năm trời. Họ ngày Bắc đêm Nam như thế với bao nhiêu tâm trạng. Tế Hanh viết "chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng/giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi", còn Vân Đông thì "ta nhớ quê ta có núi Ấn có sông Trà", điệu buồn man mác kéo dài suốt mấy chục năm.
Nhạc sĩ Vân Đông quê Quảng Ngãi, sinh năm 1921, mất năm 2001. Ông sáng tác khá nhiều nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Nhớ đàn xe nước.
Hình như sau khi ca sĩ Trần Khánh hát bài này thì không ai dám thử nữa. Thế mới biết trong tân nhạc Việt có những đỉnh cao khó vượt qua được.
Xin cám ơn nhà sưu tầm Zanhanoi.
8.9.2012
Nguyễn Thông
Ta nhớ quê ta có núi Ấn có sông Trà
Ta nhớ quê ta có núi Ấn có sông Trà
Giờ đây ta lắng nghe…
Nước cuốn trắng xóa xe quay không ngừng
Như sông kia mênh mông chảy về xuôi
Như quê ta tranh đấu
Lớp lớp kiêu hùng
Để đàn nước chảy hát yên vui…
Nhạc sĩ Vân Đông quê Quảng Ngãi, sinh năm 1921, mất năm 2001. Ông sáng tác khá nhiều nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Nhớ đàn xe nước.
Hình như sau khi ca sĩ Trần Khánh hát bài này thì không ai dám thử nữa. Thế mới biết trong tân nhạc Việt có những đỉnh cao khó vượt qua được.
Xin cám ơn nhà sưu tầm Zanhanoi.
8.9.2012
Nguyễn Thông
Rì rào dòng sông âm vang đôi bờ
Mênh mang sông nước tiếng đàn xe
Cuồn cuộn Trà giang trăng nghiêng mây biếc,
Mênh mang sông nước tiếng đàn xe
Cuồn cuộn Trà giang trăng nghiêng mây biếc,
sóng lao xao, làn gió vi vu ú ù…
Nước cuốn trắng xóa, reo vui
long lanh, mây bay, đàn ca trong nắng hè
Ngân nga man mác trên dòng
Đêm trường trầm lắng dư âm trong chiều buông.
long lanh, mây bay, đàn ca trong nắng hè
Ngân nga man mác trên dòng
Đêm trường trầm lắng dư âm trong chiều buông.
Ta nhớ quê ta có núi Ấn có sông Trà
Ta nhớ quê ta có núi Ấn có sông Trà
Giờ đây ta lắng nghe…
Rì rào dòng sông âm vang đôi bờ
Mênh mang sông nước tiếng đàn xe
Cuồn cuộn Trà giang dâng cao lớp lớp
Mênh mang sông nước tiếng đàn xe
Cuồn cuộn Trà giang dâng cao lớp lớp
sóng hờn trào dâng lớp lớp hận thù
Nước cuốn trắng xóa xe quay không ngừng
Như sông kia mênh mông chảy về xuôi
Như quê ta tranh đấu tự bao đời
Để đàn xe nước hát không thôi
Như sông kia mênh mông chảy về xuôi
Như quê ta tranh đấu tự bao đời
Để đàn xe nước hát không thôi
Nước cuốn trắng xóa xe quay không ngừng
Như sông kia mênh mông chảy về xuôi
Như quê ta tranh đấu
Lớp lớp kiêu hùng
Để đàn nước chảy hát yên vui…
Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012
Hai điều
1. Việc kết án nhà báo Hoàng Khương là sự trả thù của những kẻ tự xưng đại diện cho pháp luật nhưng cố tình chà đạp luật pháp. Một nhà báo chống chuyện tiêu cực xảy ra đầy rẫy trong ngành công an, cứ cho là phạm sai lầm trong tác nghiệp, hoặc phạm tội đưa hối lộ (15 triệu đồng) đi chăng nữa mà nhận bản án 4 năm tù? Thế thì xã hội này, bọn nhận hoặc đưa hối lộ tiền tỉ tỉ, bọn ném xuống sông xuống bể tiền nghìn tỉ, chục nghìn tỉ, trăm nghìn tỉ của dân hàng đàn hàng đống kia sẽ phải chịu mấy trăm năm tù, phải bắn bao lần mới hợp với cái ba-rem mức án Hoàng Khương?
2. Cho đến giờ các nhà khoa học địa chất đang ở đâu, làm gì mà không về huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) để cho cái kết luận chính xác: động đất là do thủy điện Sông Tranh 2 tích nước hay do đứt gãy đới này nọ. Nếu do tích nước cứ thong thả, nhưng nếu do đứt gãy địa chất thì đừng có đùa. Các bố cứ loanh quanh phán, chẳng bố nào chịu lặn hụp xuống hồ xem đập có bị nứt không, đợi đến khi vỡ đập thì tếch về thủ đô nghiên cứu tiếp chắc. Có mấy ông bà khác thì bảo sẽ báo cáo thủ tướng, chờ thủ tướng chỉ đạo. Mẹ kiếp, cái gì cũng thủ tướng, nhưng động đất nó không chờ thủ tướng đâu. Này, nhà cháu xin thưa các ông rằng, nếu chẳng may động đất gây vỡ đập, mấy trăm triệu mét khối nước quét một nhát cuốn ra biển vài chục ngàn người thì dân đen từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau họ sẽ nổi dậy ăn tươi nuốt sống các ông đấy. Liệu mà xử lý cái vụ Sông Tranh này gấp đi, cần thiết thì cho xả nước, phá đập, bỏ cái nhà máy thủy điện, vừa bảo vệ dân, vừa giữ được tấm thân vàng ngọc.
8.9.2012
Nguyễn Thông
2. Cho đến giờ các nhà khoa học địa chất đang ở đâu, làm gì mà không về huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) để cho cái kết luận chính xác: động đất là do thủy điện Sông Tranh 2 tích nước hay do đứt gãy đới này nọ. Nếu do tích nước cứ thong thả, nhưng nếu do đứt gãy địa chất thì đừng có đùa. Các bố cứ loanh quanh phán, chẳng bố nào chịu lặn hụp xuống hồ xem đập có bị nứt không, đợi đến khi vỡ đập thì tếch về thủ đô nghiên cứu tiếp chắc. Có mấy ông bà khác thì bảo sẽ báo cáo thủ tướng, chờ thủ tướng chỉ đạo. Mẹ kiếp, cái gì cũng thủ tướng, nhưng động đất nó không chờ thủ tướng đâu. Này, nhà cháu xin thưa các ông rằng, nếu chẳng may động đất gây vỡ đập, mấy trăm triệu mét khối nước quét một nhát cuốn ra biển vài chục ngàn người thì dân đen từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau họ sẽ nổi dậy ăn tươi nuốt sống các ông đấy. Liệu mà xử lý cái vụ Sông Tranh này gấp đi, cần thiết thì cho xả nước, phá đập, bỏ cái nhà máy thủy điện, vừa bảo vệ dân, vừa giữ được tấm thân vàng ngọc.
8.9.2012
Nguyễn Thông
Vua đến rồi vua lại đi
Xứ ta đã kết liễu chế độ quân chủ từ tháng 8 năm 1945 thì làm gì còn vua với chả vua. Đúng vậy, về hình thức đang là xứ dân chủ, có vua để hàng xóm láng giềng họ cười cho à. Nhưng trong lúc dân chưa được làm chủ thì cứ tạm coi vị đứng đầu, cao nhất, uy quyền nhất, nhất nhất nhất... là vua đã chết ai nào. Gầm trời nước nam này, ai là An nam quốc vương, chả nói ra thiên hạ cũng đều biết.
Mấy hôm rồi, nhà vua cùng tùy tùng, văn võ bá quan kéo nhau về thăm đất Nghệ. Không phải đi theo kiểu vi hành để bí mật nắm bắt hiện thực xã hội (những điều nếu chỉ ngồi trên chiếc ngai máy lạnh ngôi cửu trùng sẽ khó thấy khó biết), mà đi có huấn dụ báo trước để đón rước, tiền hô hậu ủng, cờ quạt kèn trống réo rắt vui tai. Cần gì phải vi hành cho nguy hiểm, cứ nghe bản nha địa phương nó báo cáo là rõ tuốt tuột, từ đó đúc kết thành lý luận ngay thôi. Cái chính là không đi thì dân chúng và các nhóm lợi ích dị nghị, bày đặt lời ra tiếng vào, khó chịu lắm. Đi được tiếng gần dân, kết hợp đổi gió, du lịch sinh thái, chả hơn suốt ngày bám thành phố hòa bình ngột ngạt đầy khói bụi.
Mấy hôm rồi, nhà vua cùng tùy tùng, văn võ bá quan kéo nhau về thăm đất Nghệ. Không phải đi theo kiểu vi hành để bí mật nắm bắt hiện thực xã hội (những điều nếu chỉ ngồi trên chiếc ngai máy lạnh ngôi cửu trùng sẽ khó thấy khó biết), mà đi có huấn dụ báo trước để đón rước, tiền hô hậu ủng, cờ quạt kèn trống réo rắt vui tai. Cần gì phải vi hành cho nguy hiểm, cứ nghe bản nha địa phương nó báo cáo là rõ tuốt tuột, từ đó đúc kết thành lý luận ngay thôi. Cái chính là không đi thì dân chúng và các nhóm lợi ích dị nghị, bày đặt lời ra tiếng vào, khó chịu lắm. Đi được tiếng gần dân, kết hợp đổi gió, du lịch sinh thái, chả hơn suốt ngày bám thành phố hòa bình ngột ngạt đầy khói bụi.
Cảm tác sau khi đọc Osin
Huy Đức mà đã xuất chiêu
Thì con kiến cũng phải liều khỏi hang...
Lý tình chặt chẽ vững vàng
Khôn ngoan nhất mực nói năng phải lời
Làm báo cống hiến cho đời
Nghề này phải lấy ông này tiên sư.
Nói thêm: Nếu xứ ta mà học được Myanmar cho phép ra báo tư nhân, mình chắc rằng tờ báo của Osin Huy Đức sẽ knock-out hàng loạt báo chính thống hiện thời, thậm chí "giết" một phát 700 tờ là đằng khác. Kinh Huy Đức, phục Huy Đức.
Xem bài của Huy Đức tại đây (đăng trên nhà bọ Lập), mà sáng nay hầu như tờ lề dân nào cũng đăng, chỉ có lề đảng là cấm cửa thôi.
7.9.2012
Nguyễn Thông
Thì con kiến cũng phải liều khỏi hang...
Lý tình chặt chẽ vững vàng
Khôn ngoan nhất mực nói năng phải lời
Làm báo cống hiến cho đời
Nghề này phải lấy ông này tiên sư.
Nói thêm: Nếu xứ ta mà học được Myanmar cho phép ra báo tư nhân, mình chắc rằng tờ báo của Osin Huy Đức sẽ knock-out hàng loạt báo chính thống hiện thời, thậm chí "giết" một phát 700 tờ là đằng khác. Kinh Huy Đức, phục Huy Đức.
Xem bài của Huy Đức tại đây (đăng trên nhà bọ Lập), mà sáng nay hầu như tờ lề dân nào cũng đăng, chỉ có lề đảng là cấm cửa thôi.
7.9.2012
Nguyễn Thông
Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012
Tài thật, tài đến thế là cùng, cha bố anh TV4
Mình nghe xong cái video clip này cứ cười ngất, cười mãi không thôi. Hay là mình cũng bị điên như bọn hắn rồi. Lạy trời lạy phật, tha cho con, con muốn làm người bình thường. Con hứa không bao giờ nghe những thứ nhảm nhí nhố nhăng đó nữa.
Nam mô bồ tát cứu khổ cứu nạn đại từ đại bi thương xót cứu chúng sinh thoát khỏi vòng trầm luân khổ ải do văn thơ dỏm và tivi xạo gây nên.
6.9.2012
Nguyễn Thông
Nam mô bồ tát cứu khổ cứu nạn đại từ đại bi thương xót cứu chúng sinh thoát khỏi vòng trầm luân khổ ải do văn thơ dỏm và tivi xạo gây nên.
6.9.2012
Nguyễn Thông
Hơn 11.200 tỉ đồng xây Bảo tàng lịch sử quốc gia
Bộ Xây dựng vừa có tờ trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thẩm định Dự án
Đầu tư xây dựng công trình Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Dự án do Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là Chủ quản lý sử dụng và Chủ đầu tư dự án thành phần (phần nội dung và hình thức trưng bày); Công ty Nikken Sekkei Ltd - Nhật Bản là tư vấn chính, Viện kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn (VIAP), Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng Việt Nam (CDC), Công ty Thăng Long chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh là các tư vấn phụ Việt Nam.
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được xây dựng tại ô đất số 07 khu đô thị mới Tây Hồ Tây, huyện Từ Liêm, Hà Nội với tổng diện tích sử dụng là 10 ha.
Dự án do Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là Chủ quản lý sử dụng và Chủ đầu tư dự án thành phần (phần nội dung và hình thức trưng bày); Công ty Nikken Sekkei Ltd - Nhật Bản là tư vấn chính, Viện kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn (VIAP), Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng Việt Nam (CDC), Công ty Thăng Long chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh là các tư vấn phụ Việt Nam.
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được xây dựng tại ô đất số 07 khu đô thị mới Tây Hồ Tây, huyện Từ Liêm, Hà Nội với tổng diện tích sử dụng là 10 ha.
Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012
Hãy rủ lòng thương lấy các em, dù chỉ 1% thôi
Bài và ảnh: KHÁNH HOAN
Trống trường đã điểm. Ngày tựu trường đã đến!
Hàng nghìn trẻ
em miền núi ở Nghệ An bắt đầu lầm lũi gùi gạo, lội suối, vượt rừng đến trường tìm
chữ. Những ngày tháng gian khổ, phải sống chui rúc trong những cái lều trọ xác
xơ để tìm kiếm con chữ lại bắt đầu. Cam chịu,
vì nhà nước không có tiền để xây nhà bán trú cho các em trọ!
Dưới xuôi, hàng
loạt nhà tưởng niệm, lưu niệm lãnh tụ với kinh phí hàng chục tỉ đồng vẫn tưng bừng
khởi công, khánh thành như không hề có lạm phát, không hề biết nền kinh tế đất
nước đang đi thụt lùi.
Để chào mừng sinh
nhật lần thứ 110 của cựu Tổng bí thư đảng CSVN Lê Hồng Phong, ngày 3.9, tỉnh
Nghệ An tổ chức lễ khánh thành khu tưởng niệm vị cựu lãnh tụ này tại xã Hưng Thông,
huyện Hưng Nguyên và khu lưu niệm phu nhân Nguyễn Thị Minh Khai tại TP.Vinh.
Theo báo Nghệ An, tổng kinh phí cho dự án xây dựng quần thể khu lưu niệm nguyên
Tổng bí thư Lê Hồng Phong là 250 tỉ đồng, trong đó riêng nhà tưởng niệm là 35 tỉ
đồng. Khu lưu niệm phu nhân Nguyễn Thị Minh Khai khiêm tốn hơn nhưng cũng có
kinh phí... tròm trèm 20 tỉ đồng. Trước đó vài tháng, cũng mừng sinh nhật lần thứ
110 của nhà cách mạng cộng sản Phan Đăng Lưu, khu lưu niệm được khởi công ở huyện
Yên Thành quê hương đồng chí, với kinh phí hơn trăm tỉ. Cách đây mấy ngày, tỉnh
Nghệ An tiếp tục khởi công xây dựng khu tưởng niệm đại tướng Chu Huy Mân ở xã Hưng
Hòa, TP.Vinh với kinh phí 13 tỉ đồng...
Cắt băng khánh thành nhà tưởng niệm cố Tổng bí thư Lê Hồng Phong (ảnh: báo Nghệ An)
Điểm tin 5.9
Bữa ni học trò cả nước
Vùng gần cho tới vùng xa
Tấn công vào nền giáo dục
Gọi quen khai giảng ấy mà
Tội nghiệp ni sư sụt sùi
Chùa Trăm Gian không biết nói
Xã, huyện, sở tội tình chi
Phá chùa, nào phá chùa đi (*)
Thủ tướng đi dự khai giảng
Đít-cua dài 14 trang
Thầy trò ngủ gà ngủ gật
Mấy giấc mà vẫn chưa xong
Ông tổng báo Mất đoàn kết
Phân bua không phải nhời tôi
Đề nghị công an vào cuộc
Xem ai gắp lửa cho người
Mới sáng nghe tin khủng khiếp
Chí Dũng đã lò dò về
Đồng chí nào từng chứa chấp
Thì liệu mà khai rõ nghe
Tại vùng thủy điện Sông Tranh
Động đất khiến dân lo sợ
Nhưng dân à, nhưng dân ơi
Động đất chính là dân đó.
5.9.2012
Nguyễn Thông
(*): Thời những năm 50 đả thực bài phong, lưu truyền bài hát có câu "phá đình đi, phá đình đi".
Vùng gần cho tới vùng xa
Tấn công vào nền giáo dục
Gọi quen khai giảng ấy mà
Tội nghiệp ni sư sụt sùi
Chùa Trăm Gian không biết nói
Xã, huyện, sở tội tình chi
Phá chùa, nào phá chùa đi (*)
Thủ tướng đi dự khai giảng
Đít-cua dài 14 trang
Thầy trò ngủ gà ngủ gật
Mấy giấc mà vẫn chưa xong
Ông tổng báo Mất đoàn kết
Phân bua không phải nhời tôi
Đề nghị công an vào cuộc
Xem ai gắp lửa cho người
Mới sáng nghe tin khủng khiếp
Chí Dũng đã lò dò về
Đồng chí nào từng chứa chấp
Thì liệu mà khai rõ nghe
Tại vùng thủy điện Sông Tranh
Động đất khiến dân lo sợ
Nhưng dân à, nhưng dân ơi
Động đất chính là dân đó.
5.9.2012
Nguyễn Thông
(*): Thời những năm 50 đả thực bài phong, lưu truyền bài hát có câu "phá đình đi, phá đình đi".
Dương Chí Dũng bị bắt
Đây là bản tin trên VnExpess lúc 9:43 sáng nay 5.9:
Ông Dương Chí Dũng bị bắt
Theo nguồn tin của VnExpress, cựu Cục trưởng Hàng Hải Dương Chí Dũng đã bị bắt tại một nước trong khu vực ASEAN và đang được di lý về Việt Nam.
Trước đó, ông Dương Chí Dũng bị truy nã
do bị tình nghi phạm tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng trong
quá trình quản lý Vinaline.
Dương Chí Dũng (55 tuổi, quê Hải Dương)
nguyên là Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng
Thành viên Vinalines.
*Tiếp tục cập nhật
Kỷ niệm 8 tháng sự kiện đầm Vươn, đọc lại Nghe từ cống Rộc
Vài lời dẫn:
Kể từ ngày diễn ra sự kiện động trời đầm Vươn (Tiên Lãng) hôm 5.1.2012 tính đến bữa nay vừa tròn trĩnh 8 tháng. Người đồng hương anh hùng của tôi vẫn nằm trong đề lao Trần Phú. Tôi tự kỷ niệm sự kiện này bằng cách đăng lại bài Nghe từ cống Rộc, trước đăng làm 2 kỳ, lần này thành 1 kỳ có sửa chữa, bổ sung, bớt ảnh minh họa cho dễ đọc. Tôi cầu mong anh em nhà Vươn sớm thoát khỏi chốn lao tù chế độ.
Ai đã đọc rồi có thể cho qua để đừng cằn nhằn tôi làm mất thì giờ quý báu của người khác. Xin cám ơn.
NGUYỄN THÔNG
1.Trung ương chắc chẳng để yên lũ sâu dân mọt nước đâu
Kể từ ngày diễn ra sự kiện động trời đầm Vươn (Tiên Lãng) hôm 5.1.2012 tính đến bữa nay vừa tròn trĩnh 8 tháng. Người đồng hương anh hùng của tôi vẫn nằm trong đề lao Trần Phú. Tôi tự kỷ niệm sự kiện này bằng cách đăng lại bài Nghe từ cống Rộc, trước đăng làm 2 kỳ, lần này thành 1 kỳ có sửa chữa, bổ sung, bớt ảnh minh họa cho dễ đọc. Tôi cầu mong anh em nhà Vươn sớm thoát khỏi chốn lao tù chế độ.
Ai đã đọc rồi có thể cho qua để đừng cằn nhằn tôi làm mất thì giờ quý báu của người khác. Xin cám ơn.
NGUYỄN THÔNG
1.Trung ương chắc chẳng để yên lũ sâu dân mọt nước đâu
Mặc cho tivi loan báo thời tiết có nhiều thứ
không thuận, nào là nhiệt độ hạ thêm những 5-6 độ, rét đậm trở lại, nào
mưa phùn, sương mù nhưng tôi vẫn quyết làm một chuyến về Tiên Lãng. Để
tận mắt thấy tai nghe, vậy thôi.
Đêm trước khi lên đường quả thật khó ngủ.
Trời rét và lòng cứ nôn nao. Quấn 2 cái chăn dày, mặc một đống quần áo
ấm, cửa đóng kín mít mà cứ run lên từng chặp. Gió bấc réo ù ù càng làm
tăng thêm cảm giác lạnh. Bồn chồn nghĩ ngợi, thương vợ con anh Vươn anh
Quý đang tá túc tạm trong túp lều mỏng mảnh giữa trống trải chơi vơi
đồng bãi, chống chọi với thứ thần hàn tai ác để mỏi mòn chờ công lý ra
phán quyết số phận vợ chồng con cái mình.
Sáng 8.2, tôi và đứa cháu phi xe máy về cống Rộc.
Hình như trời cũng cảm thông. Tuy gió vẫn lạnh buốt, vẫn thèm tí nắng
xuyên qua đám âm u dày đặc kia nhưng đường sá đã khô ráo không còn lép
nhép như bữa trước. Cậy là dân bản xứ, chúng tôi theo đường tắt, chả cần
vòng vèo lối cầu Khuể, qua huyện lỵ Tiên Lãng như người ta mà cứ xông
thẳng xuống xã Tân Trào (huyện Kiến Thụy), nơi có địa danh nổi tiếng Kim
Sơn kháng Nhật, sau đó vượt đò Dương Áo là chạm ngay bờ Tiên Lãng. Từ
bến đò, mất mươi phút qua xã Hùng Thắng đã thấy thấp thoáng vùng bãi bồi
sú vẹt xanh ngăn ngắt xã Vinh Quang. Người ta đang đổ về đây bởi xã
bỗng dưng nổi tiếng.
Con đường mới làm chạy thẳng ra cống Rộc
như sợi chỉ lớn phẳng lì, rộng rãi, chắc nhà nước đổ vào đây không ít
tiền của để vực vùng ven biển lên về mọi mặt. Cách đây chừng 40 năm, tôi
đã từng ăn ngủ ở xã Vinh Quang suốt 3 ngày, đận học sinh cấp 3 được nhà
trường cử đi giúp dân thu hoạch cói. Lúc ấy chưa xây cống Rộc, chưa có
vùng đầm bãi ông Vươn bây giờ, chỉ ngút ngàn bãi lầy ven biển, lúp xúp
đám bần vẹt sú chắn sóng và giữ đất phù sa. Con đê cống Rộc mà tôi đang
đứng đây được đắp về sau, giờ ôm siết một vùng đất thuở nào chỉ đầy chua
phèn mặn, nhờ công sức con người khai phá cải tạo mà ngày càng trù phú
xanh tốt.
Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012
Những bài hát của một thời (48): Hát lên em, ơi cô gái xã viên
Mình sinh ra và nhớn lên ở nông thôn. Trà Phương quê mình là làng nhỏ dưới chân núi Chè, xã Thụy Hương, H.Kiến Thụy, Hải Phòng. Làng nghèo nhưng anh chị em nhà mình luôn mến yêu, gắn bó với quê. Từ khi biết đi mình đã theo thày bu ra đồng, rồi biết làm đủ việc nhà nông như cày bừa cấy gặt, đập nương, bắt sâu, trồng dưa trồng thuốc lào... Thày bu đã dạy cho mấy chị em bài học đầu tiên là phải biết làm ra hạt lúa củ khoai có ích cho đời. Khi quê vào hợp tác xã, mấy đứa trẻ ranh bọn mình tự dưng thành xã viên thực thụ. Các anh chị lớn người ra chiến trường, người vào hỏa tuyến, chỉ còn chúng mình ở nhà, vừa học vừa làm, nên mau già.
Gắn bó với đồng quê như thế, chả trách nghe những bài hát của nhạc sĩ Trần Chung viết về nông thôn cứ thấy bồi hồi. Tự cho rằng Trần Chung là một trong số ít nhạc sĩ viết hay nhất về cuộc sống nông thôn và người nông dân miền Bắc những năm 60-70, thậm chí ngay cả đến bây giờ.
Blog này đã từng giới thiệu về bác Trần Chung (xem, nghe ở đây), nay không nói thêm nữa, để bạn có thêm thời gian thưởng thức ca khúc Hát lên em, ơi cô gái xã viên. Giai điệu thật vui tươi, rộn rã, tình người thật đôn hậu thật thà. Tiếng sáo réo rắt làm ta chợt ngơ ngác nhớ về đồng đất quê ta, "về đồng đất năm xưa ai qua vẫn nhớ", thoang thoáng chút buồn bã bâng khuâng.
Gắn bó với đồng quê như thế, chả trách nghe những bài hát của nhạc sĩ Trần Chung viết về nông thôn cứ thấy bồi hồi. Tự cho rằng Trần Chung là một trong số ít nhạc sĩ viết hay nhất về cuộc sống nông thôn và người nông dân miền Bắc những năm 60-70, thậm chí ngay cả đến bây giờ.
Blog này đã từng giới thiệu về bác Trần Chung (xem, nghe ở đây), nay không nói thêm nữa, để bạn có thêm thời gian thưởng thức ca khúc Hát lên em, ơi cô gái xã viên. Giai điệu thật vui tươi, rộn rã, tình người thật đôn hậu thật thà. Tiếng sáo réo rắt làm ta chợt ngơ ngác nhớ về đồng đất quê ta, "về đồng đất năm xưa ai qua vẫn nhớ", thoang thoáng chút buồn bã bâng khuâng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)