Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2018

Nửa thế kỷ dậm chân tại chỗ

Bộ Giao thông vận tải và Tổng cục Đường sắt đang bao biện về những vụ tai nạn đường sắt xảy ra liên tiếp thời gian qua, nào là thế lọ, nào là thế chai... 

Kể từ khi người Pháp mở đường sắt và đưa vào hoạt động ở xứ An Nam, tới nay đã hơn 1 thế kỷ mấy chục năm (chính xác từ năm 1881). Tàu xuyên Việt của người Pháp lúc thịnh nhất chạy chỉ mất ngày rưỡi là từ ga Hàng Cỏ Hà Nội đến ga chợ Bến Thành Sài Gòn. Đường sắt được kéo về tận thị xã Mỹ Tho (thuộc tỉnh Tiền Giang bây giờ), là tuyến đường sắt đầu tiên trên cả nước. Họ còn đục bằng tay cả núi Hải Vân để cái hầm hỏa xa trở thành một kỳ quan suốt bao nhiêu năm, tới tận bây giờ...

Chỉ có điều, do bị hạn chế về cái gì đó, có thể là khoa học kỹ thuật chưa phát triển, toa tàu của người Pháp không có cái hố xí kín, cứ mặc cho hành khách xả thẳng xuống đường ray đủ thứ xú uế (phân, nước đái). Hậu quả: Mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường; buộc nhân viên bảo quản đường ray phải làm việc trong môi trường bẩn thỉu; mau hư hỏng đường ray và tà vẹt; gây ấn tượng xấu về ngành giao thông hiện đại...

Nhưng đánh đuổi Pháp xong rồi, chính quyền cách mạng tiếp thu mọi thứ do người Pháp để lại (sau này ở miền Nam thì từ VN cộng hòa), đã cố gắng tạo dựng cơ đồ, trong đó có cơ sở vật chất ngành giao thông. Không ai phủ nhận, với gần nửa thế kỷ sau khi khi kết thúc chiến tranh, nhà nước mới đã làm thêm nhiều đường sá, cầu cống, xe cộ, tàu bè. Việc đi lại so với những năm đầu hậu chiến (chứ không so với thời Pháp và thời VN cộng hòa) ngày một dễ chịu. 

Nhưng chỉ riêng ngành đường sắt là dậm chân tại chỗ. Hơn hai phần ba thế kỷ chỉ dậm chân mốt hai mốt, sau đó theo "hướng chuồng lợn, quay".

Đường sắt tới tận bay giờ vẫn dùng khổ đường cũ, thời gian hành trình vẫn sên bò cả tàu khách lẫn tàu chợ tàu hàng, còn chậm hơn cả tàu thực dân Pháp, tai nạn đường sắt vẫn thường xuyên xảy ra, vé thì giá đắt trên giời, tết nhất không năm nào không hành hạ người đi lại đến mửa mật, toa tàu vẫn cũ kỹ lạc hậu, và nhất là vẫn còn những đoàn tàu trổ cái toilet xuống đường ray, xả thẳng xú uế xuống đường. 

Trong bộ máy của chế độ vẫn đủ cả bộ giao thông, cả tổng cục đường sắt, các công ty hỏa xa... nhưng dường như họ chẳng làm gì, cứ để mặc ngành đường sắt dậm chân trong mùi xú uế. Cái đó họ gọi là quản lý nhà nước. Chán.

Nguyễn Thông

3 nhận xét:

  1. oi gioi oi kinh hoang qua the ma minh cu mo co dip di tau hoa ccho biet voi nguoi ta...oi gioi oi thoi oi la thoi...

    Trả lờiXóa
  2. Chào trang chủ Nguyễn Thông,

    Từ ngày trang blog Nguyễn Thông tạm ngưng, DN không có cơ hội vào thăm . Về sau, thấy trang blog mở lại, có vào thăm, nhưng gặp phải luật xác minh, mất nhiều thì giờ nên không tiếp tục gởi comment như trước đây.

    Hôm nay vào thăm, đọc bài này, nhắc lại thời Pháp thuộc, lòng buồn rười rượi. Sự thật cho thấy, dân Việt khởi từ Miền Bắc, theo chúa Nguyễn vào nam, suốt hàng trăm năm đổ mồ hôi, máu và nước mắt khai mở Miền Nam trù phú đến Cà Mau. Đồng bằng châu thổ Tiền giang, Hậu giang và Đồng Nai là vựa gạo lớn nhứt Đông Nam Á. VN có vị thế địa chính tốt nhứt mà cố Thủ tướng Lý Quang Diệu từng nói :”Cường quốc số một Đông Nam Á phải là Việt Nam” .

    Dù bị Pháp đô hộ, nhưng trong cái rủi có cái may là thời Pháp thuộc mức độ dân trí và văn minh của nước Việt vẫn không thua nhiều nước láng giềng nếu không muốn nói là có phần hơn. Sài gòn là hòn ngọc Viễn Đông. Người dân được làm chủ đất đai tài sản. Dù còn hạn chế, nhưng dân Việt thật sự có nhiều quyền tự do. Thí dụ tự do ngôn luận, đi lại, cư trú (chỉ ra khỏi miền mới xin phép), lập đảng, lập hội, báo chí, thông tin, biểu tình, giáo dục, v.v.

    Năm 1945, Nhựt trao trả dộc lập và toàn vẹn lãnh thổ cho Bảo Đại với chánh phủ Trần Trọng Kim ra đời không cần tốn một giọt máu kháng chiến. Quốc gia Việt Nam được hình thành theo thể chế Quân Chủ Lập Hiến như Nhựt, Anh quốc, Thái lan v.v. Đây là cơ hội bằng vàng để dân Việt chung sức với Bảo Đại và chánh phủ TT Kim phục hưng nước Việt. Giống như dân Nhựt, sau khi bại trận bị Mỹ cái trị, vẫn bảo vệ ngôi vị Hoàng đế Nhựt, không dại dột kháng chiến, nương theo Mỹ tái thiết nước Nhựt thành cường quốc Á châu.

    Tiếc là máu hiếu chiến, cuồng sát, tham lam và thiển cận của tập đoàn cs Bắc Việt đã nổi lên cướp chánh quyền, xóa bỏ vương triều Nhà Nguyễn, tàn sát và cướp trắng Miền Bắc. Tiếp theo là mời Pháp trở lại Đông dương để cùng hợp tác với Pháp chia hai đất nước, làm chỗ dựa tiến đánh Miền Nam Việt Nam Cộng Hòa.

    Qua vài điểm ngắn gọn trên cho thấy, như đã nói trên, nhà Nguyễn và dân Miền Nam đã đổ biết bao công lao mở mang bờ cõi đến Cà Mau. Miền Nam trù phú là nồi gạo đầy nuôi sống cả nước. Dân Miền Nam hiền hòa chân thật, cởi mở và bao dung, trong trận đói Ất Dậu 1945, đã kêu gọi nhau đóng góp lúa gạo cho chánh phủ TT Kim đưa ra cứu đói đồng bào Miền Bắc. Để rồi chánh quyền Quốc gia Việt Nam bị cướp mất, nhà Nguyễn bị xóa bỏ, dẫn đến sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa ngày 30/4/1975.

    Từ đó đến nay, dưới ô dù dẫn dắt của cs Hà nội Việt Nam tiến đến đâu? Câu hỏi này nên dành cho Nguyễn Phú Trọng – Miền Bắc biết lý luận - để xem ông Trọng lý luận thế nào để trang chủ Nguyễn Thông không còn viết như vầy (trích) : “...ngành đường sắt dậm chân tại chỗ. Hơn hai phần ba thế kỷ chỉ dậm chân mốt hai mốt, sau đó theo "hướng chuồng lợn, quay. ... thời gian hành trình vẫn sên bò cả tàu khách lẫn tàu chợ tàu hàng, còn chậm hơn cả tàu thực dân Pháp ". (Ngưng trích)

    Riêng Dân Nam xin trả lời trang chủ Nguyễn Thông như vầy :”Phá bỏ nhà Nguyễn, chia hai đất nước, đánh giết và cướp trắng Miền Nam VNCH, áp đặt chế độ cs cho cả nước là TRỌNG TỘI trong lịch sử Việt Nam. Đã động đến Trời cao. Động đến tiền nhân, tổ tiên, đặc biệt là động đến công lao nhà Nguyễn, với máu và nước mắt của dân Miền Nam, thế nên Việt Nam thời cộng sản phải gánh lấy hậu quả tàn khốc mà rồi đây, nếu không dẹp bỏ cộng sản, nước Việt sẽ mất vào tay Tàu cộng.

    Kết: Muốn thoát đại họa mất nước vào tay Tàu công thì chỉ có một con đường duy nhứt là VN trở về với chủ nghĩa Quốc gia, thể chế VNCH với Cờ vàng 3 sọc đỏ để dân Việt trong ngoài, Nam Bắc cùng chung sức lấy lại lãnh thổ lãnh hải do Tàu chiếm hầu phục hưng Việt Nam.

    Mời bạn đọc đọc thêm bài sau :

    Lối xưa xe ngựa Sài Gòn cũ
    http://danlambaovn.blogspot.com/2012/09/29-loi-xua-xe-ngua-sai-gon-cu.html

    Cám ơn trang chủ Nguyễn Thông và bạn đọc.

    Dân Nam

    Trả lờiXóa
  3. Không đúng anh Nguyễn Thông à, kinh tế nhà quan thì đi lên mà kinh tế nhà dân thì đi xuống! Nên phe nhà quan họ nói không sai đâu. Kinh tế thị trường định hướng xhcn là như vậy!

    Trả lờiXóa