Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Lòng vòng chuyện yêu nước

Mấy ngày qua, yêu nước thành một chủ đề nóng. Ngay cả thời chiến tranh người ta cũng không nhắc tới yêu nước nhiều đến thế. Yêu nước tuôn ra từ mồm quan chức, chạy rối rít trong những con chữ trên mấy tờ báo quốc doanh. Chỉ có điều, không phải người nói, người viết về lòng yêu nước tự bày tỏ tình yêu của mình, mà chủ yếu để dạy dỗ cách yêu nước, phê phán kiểu yêu thế này thế nọ. Đối tượng tiếp nhận “lời hay ý đẹp” chẳng phải ai khác mà chính là nhân dân.

Có lẽ sau rất nhiều năm, sự phản kháng của dân chúng với nhà cai trị ở xứ này bùng nổ mạnh mẽ, rộng khắp như vậy. Mặc dù cả bộ máy cầm quyền lúc nào cũng rao giảng chính quyền là chính quyền nhân dân (hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân), nhà nước của dân, vì dân, do dân, dân là gốc, v.v.. nhưng đây đó, lúc này lúc khác, vẫn phát ra sự phản kháng của dân chúng đối với thể chế cai trị. Dù vụ việc lớn hay nhỏ, chính quyền đều quy chiếu vào sự bất mãn cá nhân, hành vi sai trái, vi phạm pháp luật, bị lôi kéo, bị thế lực thù địch lợi dụng. Phần lớn những cuộc nổi dậy đều liên quan tới đất đai, những vụ Đoàn Văn Vươn (Tiên Lãng, Hải Phòng), Đặng Ngọc Viết (Thái Bình), Văn Giang-Ecopark (Hưng Yên), Dương Nội (Hà Tây cũ), Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội)… đều dính tới đất, cụ thể là chuyện cướp đất-mất đất. Dĩ nhiên phần thua thuộc về dân bởi họ không có bất cứ vũ khí gì ngoài nỗi oan ức, sự cùng đường và tâm lý “con giun xéo lắm cũng quằn”. Điều họ nhận được không phải đất mà luôn là tòa án, nhà tù, gia đình tan nát, tha phương cầu thực, thậm chí cái chết. Cả hệ thống chính trị, nhất là bộ máy tuyên truyền, coi họ như giặc, kẻ xấu xa, cùi hủi, xã hội cần phải loại trừ, cách ly, xa lánh. Trong cuộc đấu giữa nhân dân và “chính quyền nhân dân” gần nửa thế kỷ nay, dân luôn bị dồn vào bước đường cùng, thua thiệt.

Những cuộc vùng dậy ấy, không có yếu tố yêu nước, chỉ có yếu tố quyền lợi. Chính vì thế nó dễ bị đè bẹp, người ngoài dễ bị đánh lừa, còn người phản kháng trở nên cô độc, thậm chí bị chê cười, lên án. Nhưng cần hiểu dân không phải chỉ biết đòi, đấu tranh cho quyền lợi của chính mình. Dân luôn là thực thể làm những điều cao quý, lớn lao hơn những đòi hỏi vật chất tầm thường. Ở dân, trước hết là tình yêu đất nước, nói gọn là yêu nước.

Tuy nhiên, trong mắt và trong suy nghĩ của nhà cai trị, dân chúng chỉ như đàn cừu bị dẫn dắt, sai phái. Nhà cai trị độc quyền tất tật, kể cả quyền yêu nước. Yêu nước cũng phải đúng quy trình, đúng chỉ đạo, đúng đường lối. Mọi hành vi, lời nói yêu nước của dân chúng nếu không được nhà cầm quyền xét duyệt, cho phép thì đều không phải yêu nước mà là nhẹ dạ, quá khích, tự phát, do thế lực thù địch xúi giục…

Chả nhẽ nhân dân, dân Việt ta tệ hại đến thế ư. Tôi còn nhớ hồi học cấp 2, đứa học trò nào cũng phải thuộc mấy câu của cụ Hồ “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại kết thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó nhấn chìm tất cả lũ cướp nước và bán nước”. Lời cụ phổ cập tới mức bất cứ bài tập làm văn nào chúng tôi cũng tìm cách lôi vào bằng được, thậm chí khi mở bài, mười đứa thì chín đứa giống ở câu “dân ta…”.

Đành rằng nhận định ấy của cụ Hồ nhưng có lẽ không được đúng lắm. Yêu nước không phải là độc quyền hoặc nét đặc biệt của dân ta. Dân nước nào cũng yêu nước cả thôi. Chẳng nhẽ dân Lào, dân Thái không yêu nước bằng dân ta. Nhưng cụ đúng ở chỗ dân và lòng yêu nước không thể tách rời. Muốn tìm lòng yêu nước, hãy tìm ở dân. Cụ Phan Bội Châu cũng từng khẳng định “dân là dân nước, nước là nước dân”.

Nay thì thể chế này đang chê bai dân, đẩy dân vào thế đối kháng. Nhà nước đóng vai cai trị dân, vậy cùng lúc hàng nghìn người đứng dậy phản kháng, chống đối, thậm chí đốt phá, xung đột, đổ máu, rồi nhà nước đổ riệt cho họ bị giật dây, lợi dụng, vậy nhà nước đã làm gì mà sinh nông nỗi ấy. Một vài người, hoặc hàng chục người bị coi là “quá khích”, bị lợi dụng thì còn có thể tin, chứ mấy ngàn người đồng lòng xuống đường, cùng lúc diễn ra trên nhiều vùng đất nước, thì khó có thể bảo do giật dây, lợi dụng, nhẹ dạ cả tin. Đó chỉ có thể là trách nhiệm của dân với đất nước. Cần phải hiểu điều này thì mới có thể giải quyết những vụ đứng lên phản kháng của dân một cách có lý có tình. Cố tình phủ nhận lòng yêu nước của dân, quy tất cả vào sự vi phạm pháp luật chỉ làm cho khoảng cách giữa nhà nước và nhân dân ngày càng rộng, mối bất bình ngày càng cao, niềm tin ngày càng giảm, sự căm hờn ngày càng tăng, mối nguy mất nước ngày càng nghiêm trọng.

Xem thường lòng yêu nước của dân, chà đạp lên lòng yêu nước ấy, không cần nói ra ai cũng biết, sẽ có ngày thành người lữ hành đơn độc trên con đường tự diệt vong.

Nguyễn Thông

4 nhận xét:

  1. ok bài viết chính xác....tình hình dân bất an hiên nay căn nguyên rõ ràng ( luat an ninh mạng, luat đặc khu hành chính)có nhieu đieu xam hai dan quyen va chu quyen lanh tho Viet Nam
    Đảng kg thể quyet định truoc rui buộc quoc hoi bấm nut ma kg can trung cau dan y la sai...
    Đề nghị bộ máy cai trị trở về với vị trí ăn cơm của dân và quyết định mọi viec từ quyen loi cua nhan dan chu kg the noi chuyen voi noi mình xuât phat noi nuoi minh lon len va chon minh ra làm dai dien bang sung dan voi rong dc ...hay binh tinh truoc khi qua muon trong thoi gian tinh tu thoi diem nay den het ky hop quoc hoi vao cuoi nam 2918....!!!!!

    Trả lờiXóa
  2. Lãnh thổ và lãnh hải của quốc gia là do xương máu, mồ hôi và nước mắt của tiền nhân gầy dựng, để lại cho người dân nhiều đời sau sinh sống. Vì vậy, không một chánh quyền, lãnh tụ, đảng phái hay cá nhân nào được quyền chia cắt để cống nạp, trao đổi, bán hay nhượng quyền cho ngoại nhân. Vua Vua Lê Thánh Tôn đã để lại di chúc cho nhiều đời sau: “NẾU CÁC NGƯƠI ĐEM MỘT THƯỚC SÔNG, MỘT TẤC ĐẤT CỦA THÁI TỔ LÀM MỒI CHO GiẶC THÌ PHẢI TỘI TRU DI”.

    Duy chỉ có từ thời HCM đưa chủ nghĩa cs về nước mới xảy ra đại nạn là ông Hồ cấu kết với Pháp chia hai đất nước để có chỗ đứng, chuẫn bị tiến đánh Miền Nam hoàn thành sứ mạng cộng sản hóa Đông dương hầu phục vụ cho cộng sản Nga Tàu. Đến thời Lê Duẫn cũng xác định mục tiêu làm chư hầu Nga Tàu của ông Hồ qua câu nói: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên xô và Trung quốc”. Vì mục tiêu dùng máu dân Việt phục vụ Nga Tàu, năm 1958 ông Hồ ra lệnh cho Phạm văn Đồng ký Công hàm công nhận Hoàng sa là của Trung cộng.

    Thời Lê Đức Anh, Tàu cộng chiếm Gạc Ma, quân đội cộng sản ra đứng làm bia cho Tàu bắn, mất Gạc ma. HS-TS và biển Đông gần như hoàn toàn mất vào tay Tàu. Từ đó đến nay, VN mất thêm vịnh Bắc bộ, thác ải phía bắc dẫn dài xuống lãnh thổ Miền Trung và Miền Nam.

    Qua sự thật ngắn gọn trên, câu hỏi được đặt ra là: Tập đoàn lãnh đạo cộng sản Bắc Việt có xứng đáng để bị tru di theo di chúc của vua Lê Thánh Tôn không?

    Và cũng qua sự thật trên, người dân YÊU NƯỚC đã phải đồng loạt nổi lên chống lại nhà cầm quyền cộng sản. Đặc biệt là chống đảng cs Việt Nam với quốc hội tay sai đã thông qua quyết định nhượng quyền 3 đặc khu chiến lược trọng yếu của VN cho Tàu.

    Câu hỏi sau cùng người dân cần nêu ra yêu cầu TBT Nguyễn Phú Trọng và cấp lãnh đạo cs Hà nội trả lời:

    - Từ ngày ông Hồ về nước thành lập đảng cộng sản đến nay, đã có bao nhiêu triệu sinh mạng dân Việt chết bằng mọi hình thức do cộng sản gây ra?

    Trả lờiXóa
  3. Nói đến đất đai, Dân Nam xin gởi lại đây bài viết cũ, ngắn gọn, so sánh giữa lãnh tụ và hai thể chế của hai Miền Nam Bắc trước 30/4/75, để tự hỏi lãnh tụ nào, thể chế nào, quốc kỳ nào đáng tôn trọng hoặc đáng vứt bỏ?
    CẢI CÁCH ĐIỀN ĐỊA, NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG vs CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

    Phần 1 : Miền Nam trước năm 1975 người nông dân được ấm no hạnh phúc, nhờ vào chánh phủ cấp ruộng đất cho nông dân nghèo. Bắt đầu từ thời Bảo Đại với Thủ tướng Ngô đình Diệm và sau đó là Tổng thống Ngô Đình Diệm có chánh sách Cải cách Điền Địa, lấy (đất) công điền cấp miễn phí cho nông dân nghèo. Mở ngân hàng Nông Tín Cuộc cho vay nhẹ lãi, giúp nông dân và công nhân cơ hội tiến lên. Sau 1954, Tổng thống Diệm lập Khu Trù Mật, Khu Dinh Điền đưa dân đến định cư. Đẩy mạnh kế hoạch dẫn thuỷ nhập điền, giúp đời sống nông dân tiến lên nhanh và khá hơn. Đối với hàng triệu bà con Miền Bắc vào Nam năm 1954, chánh phủ giúp lo định cư rất thành công, con cái được học hành đỗ đạt nên danh.

    Thời Tổng thống Nguyễn văn Thiệu, đổi lại thành Luật Người Cày Có Ruộng. Chánh phủ mua ruộng đất của điền chủ theo thời gía cao, cấp phát miễn phí cho nông dân nghèo. Giới điền chủ có tiền xây nhà, kinh doanh có lợi cho gia đình và giúp phát triễn đất nước. Nông dân, công nhân nghèo được thêm ruộng đất, được cho vay vốn làm ăn càng ngày càng khá lên. Con cái được học hành, đỗ đạt thành danh.

    Thời đó, trước 30/4/75, đời sống nông dân Miền Nam khá cao. Nhà có đèn măng xông, máy hát dĩa, radio, cassette, máy bơm nước, máy cày, máy suốt lúa, v.v; nông nghiệp được cơ giới hoá. Xuồng, ghe có gắn máy đuôi tôm. Cá tôm đầy sông, đầy đồng. Nông dân mỗi ngày một khá lên, họ ăn gạo thơm ngon như gạo nàng hương. Người dân tự do thờ cúng Phật, Chúa, Tổ tiên, Ông Bà chớ không thờ Mỹ, Pháp hay kẻ ngoại nhân vô đạo.Lãnh vực giáo dục và y tế công hoàn toàn miễn phí. Nhờ vậy người dân nghèo được chữa trị, chăm sóc y tế đàng hoàng. Con cái được học hành đến nơi đến chốn. Nói đến học vấn chánh phủ còn cấp học bổng cho học sinh nghèo, đậu cao trong các kỳ thi tuyển vào Đệ Thất (lớp 6) Trung học mà không có cảnh dành ưu tiên cho hạng con ông cháu cha như thời cộng sản. Miền Nam được tự do mọi mặt, thí dụ tự do: đi lại, cư trú (không cần hộ khẩu), tôn giáo, thông tin/báo chí, tư tưởng, sáng tác, hội họp, lập hội, lập đảng chánh trị, bầu cử, ứng cử, v.v... kể cả tự do biểu tình chống chánh phủ cũng không ai dám ngăn trở. Nhờ có tự do dân chủ thật sự mà chỉ trong 20 năm, 1954 – 30/4/95, Miền Nam phát triển vượt bực. Đời sống người dân Miền Nam cao và văn minh hơn Đài Loan, Hàn quốc và nhiều nước chung quanh đồng thời kỳ.

    1.1 Bộ Phát triển Sắc Tộc và Bộ Chiêu Hồi: Chánh phủ VNCH lập ra Bộ Phát Triển Sắc Tộc giúp các sắc tộc người Thượng định cư, nâng đỡ đời sống người Thượng và giúp con cái của họ học hành. Chánh phủ VNCH cũng lập ra bộ Chiêu Hồi, giúp các hồi chánh viên bỏ cộng sản trở về với đời sống Quốc gia được nâng đỡ mọi mặt, con cái được học hành đến nơi đến chốn.

    Ngoài nông nghiệp; công kỹ nghệ thời VNCH cũng phát triển mạnh, thu hút đầu tư ngoại quốc, sản xuất được xe hơi La Đàlạt và nhiều mặt hàng khác không kể hết. Cùng thời điểm đó công kỹ nghệ Nam Hàn (Hàn quốc) còn thua xa VNCH. Đó là lý do thế giới ban tặng cho Sài gòn cái tên mỹ miều: Hòn ngọc Viễn Đông.

    Một thuở Thanh Bình dưới thời TT Ngô Đình Diệm http://www.youtube.com/watch?v=C1_DA0YKQP4

    Bộ tem Người Cày Có Ruộng (1970 - 1975)
    http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=9224

    Tiếng hát Thanh Thuý với Sai Gòn Hòn ngọc Viễn đông http://www.youtube.com/watch?v=RVtrNPqCwQE&feature=related

    Lối xưa xe ngựa Sài Gòn cũ
    http://danlambaovn.blogspot.com/2012/09/29-loi-xua-xe-ngua-sai-gon-cu.html

    Xin xem tiếp phần 2

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tt phần 1 - Kết

      Phần 2. Miền Bắc thời Hồ Chí Minh: Trong lúc đó thì bà con Miền Bắc quá đói khổ. Lý do là vì HCM và đảng cộng sản nổi lên cướp chánh quyền Trần Trọng Kim vào tháng Tám 1945. HCM cũng phá hoại cơ hội Pháp trao trả độc lập, thống nhứt đất nước cho Bảo Đại năm 1949. Ông Hồ đem chủ nghĩa cộng sản và lá cờ đỏ chư hầu cộng sản Tàu Nga về nướng dân vào 9 năm kháng chiến, rồi ký tên chia hai đất nước với Pháp, tiếp tục con đường gây chiến xâm lăng, ăn cướp Miền Nam. Bao nhiêu triệu lương dân chết ông Hồ và cộng sản Hà nội không động lòng đau xót.

      Ngay sau 1954, Miền Bắc lọt vào tay ông Hồ thì ông ấy theo lệnh Trung cộng phát động phong trào CCRĐ bắt đầu giết dân, cướp đất, cướp nhà, cướp tài sản để bần cùng hoá và bóp bao tử bà con Miền Bắc. Chiếm hữu và phá sập đình chùa, nhà thờ, dẹp cả bàn thơ tổ tiên để thờ kẻ ngoại nhân Mác Lê. Theo tài liệu của đcs công bố thì có hơn 172.000 dân Bắc bị giết trong chiến dịch CCRĐ. Ngoài ra có hàng nửa triệu dân Bắc bị đày vào rừng sâu nước độc. Sau đó tiến đánh Miền Nam theo lệnh Nga Tàu, nướng hàng triệu dân Bắc vào lửa đạn trường sơn. Biết bao nhiêu người chết, thương tật, tàn phế. Biết bao nhiêu cô gái Miền Bắc phải lăn thân làm dân công, tải đạn, hộ lý... bây giờ già yếu sống đời cô đơn, bị thương tật từ tinh thần đến thể xác. Bao nhiêu người Miền Nam cùng chung dòng máu VN cũng bị phơi thây ngoài triến trường, trên rừng sâu. Sau năm 1975, Miền Nam buông súng xuống nhưng vẫn bị trả thù, hàng trăm ngàn người chết trong tù cải tạo, trong rừng sâu “kinh tế mới”, trên đường vượt biển, vượt biên,... không đếm xuễ. Dân Miền Nam bị đánh giết, ăn cướp, nhà cửa ruộng đất, tài sản bị tịch thu, bị trù dập tơi bời đến nay vẫn chưa chấm dứt. Từ CCRĐ Miền Bắc 1954 dẫn đến Cải tạo Công thương nghiệp Miền Nam sau 1975 đã đánh sập kinh tế Việt Nam. Cộng thêm nạn CCRĐ ở Miền Nam sau 1975 đã đẩy nông dân Miền Nam vào cảnh đói khổ đến độ các cô gái nông thôn phải bán mình cho ngoại nhân.

      Bây giờ, ông Hồ nằm đó làm biểu tượng bảo vệ cờ đỏ, giúp đảng và nhà nước cộng sản tiếp tục tàn hại đồng bào, tiếp tục cướp nhà cướp đất, cướp cả mạng sống; mặc tình cho nông dân như gia đình anh Vươn, giáo dân, đồng bào Văn Giang, hai phụ nữ Cái Răng, Cần Thơ phải cỡi truồng chống cưỡng chế đất,... và bao nhiêu nạn nhân khác kêu khóc thảm thương, nhưng cộng sản Hà nội vẫn không động lòng. Đến độ bà Hiền Đức còn phải nói ”thời Pháp đô hộ và thời VNCH người dân thật sự được làm chủ ruộng đất, còn thời nay thì không!” Và sau 1975, nhà văn nữ là cán binh cọng sản Bắc Việt - Dương thu Hương - vào Sài gòn thấy được sự thật giữa hai phe và hai miền đất nước bà Hương đã khóc và nói:

      Phe chiến thắng là lũ man dại,
      Phe chiến bại là người văn minh!

      Loạt bài CCRĐ Bắc Việt
      http://www.youtube.com/watch?v=uJbMzt34jLM&index=1&list=PLntjen6hyRph1cp7KkN67YjujNSkrkUkB

      http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=jn5octvGqyM

      Tư liệu: Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu Nghệ An 1956https://luongtamconggiao.wordpress.com/2010/11/30/t%C6%B0-li%E1%BB%87u-cu%E1%BB%99c-n%E1%BB%95i-d%E1%BA%ADy-qu%E1%BB%B3nh-l%C6%B0u-ngh%E1%BB%87-an-1956/

      Chuyện thời bao cấp
      http://www.youtube.com/watch?v=Y8lrP29TKPE

      XHCN Hà Nội trước 1975 – nhạc phẩm “Nó”
      http://www.youtube.com/watch?v=j-lCiLE5O3Y&feature=related

      Làng Cổ Nhuế & Nợ cứt - T/giả Phạm Thế Việt
      http://huongduongtxd.com/langconhue.pdf

      Hà Nội - Sài Gòn Trước 1975
      http://www.youtube.com/watch?v=GhAnukKIZn0

      Xóa