Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

Đàm phán nhanh không phải là thứ ăn nhanh

BÁ TÂN 
Sau 4 ngày đàm phán tại Hawai (Mỹ), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) lại tiếp tục bế tắc. Có lóe sáng, không bị tắt ngấm, nhưng lối ra rộng mở của TPP vẫn ở phía chân trời.

Cứ tưởng sau khi người đứng đầu nước Mỹ được trao quyền đàm phán nhanh, TPP được kết thúc nhanh ngay tại cuộc đàm phán này. Không ít người, kể cả quan chức, trong đó có quan chức VN, mơ tưởng hí hửng như vậy.

TPP có 12 thành viên. Mỹ, Nhật là 2 đối tác lớn nhất và giữ vai trò chi phối, kể cả thời điểm kết thúc đàm phán.

Là thành viên trụ cột, Mỹ không phải là cái phao cứu sinh để cho những thành viên khác bấu víu vào đó tránh khỏi bị chìm trong cuộc chơi đầy sóng gió.
Được trao quyền đàm phán nhanh nhưng tổng thống Mỹ luôn luôn và trước hết phải tính đến lợi ích của nước Mỹ khi thực hiện TPP. Giả dụ tổng thống Mỹ là đảng viên cộng sản (hơn cả chuyện hoang tưởng) cũng không thể hy sinh lợi ích của nước Mỹ để kết thúc đàm phán nhanh TPP.

Nước Mỹ cũng như các tổng thống Mỹ chưa và sẽ không bao giờ nhiễm bệnh thành tích, chạy theo phong trào. Thể chế nước Mỹ, luật pháp nước Mỹ là tối thượng. Vả lại người đứng đầu cũng như giới lãnh đaọ nước Mỹ thường ngày luôn làm đúng trách nhiệm quyền hạn và chấp hành đúng luật pháp. Nước Mỹ trường tồn vị trí số 1 thế giới có nguyên nhân từ đó.

TPP cũng như các hiệp định thương mại nói chung, vận hành và tồn tại hoàn toàn theo cơ chế thị trường. Không thể làm khác. Cơ chế thị trường, định hướng chủ đạo của toàn thế giới, không thể có chuyện quan hệ xuề xòa theo kiểu “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Sự thật, nhất là sau sự kiện chiến tranh biên giới phía bắc 1979, cái gọi là đồng chí chỉ là giả vờ, còn anh em lại càng không. Không thể là đồng chí, càng không thể là anh em với kẻ mang dòng máu bành trướng, luôn thực hiện dã tâm vừa ăn cướp vừa la làng.

Mỹ và Nhật quan hệ mật thiết, xét trên nhiều phương diện, nhất là thời gian gần đây. Trên bàn đàm phán TPP, Mỹ và Nhật vẫn nảy lửa với nhau, chưa ai chịu ai với một số nội dung quan trọng. Sòng phẳng như vậy là tuân thủ cơ chế thị trường, tôn trọng quan hệ thực chất, tạo ra sự phát triển lâu dài vững chắc.

WTO, TPP cũng như các hiệp định đa phương và song phương dựa trên nền tảng cơ chế thị trường và giải quyết sai phạm (nếu có) theo luật. Không và không thể hợp tác phát triển kinh tế dựa vào “4 tốt “ và “16 chữ vàng”. Tốt phải được tạo ra từ cơ chế thị trường. Tiền bạc chỉ sinh sôi nảy nở nếu cơ chế thị trường được vận hành tốt. 4 tốt và 16 chữ vàng chỉ là thứ lừa đảo, tự sướng, trái ngược với cơ chế thị trường.

Không ầm ĩ chiêu bài tốt và vàng nhưng các nước chẳng ai đụng vào lãnh thổ Việt Nam. Kẻ lì lợm xâm lấn lãnh thổ Việt Nam lại là kẻ cứ mở mồm là vanh vách “4 tốt” với “16 chữ vàng”. Cơ chế thị trường cũng như quy luật phát triển của xã hội tự nó thải loại 4 tốt với 16 chữ vàng.

 Đàm phán nhanh không phải là thứ ăn nhanh. Kể cả khi vào tiệm ăn nhanh, người nhiều tiền với kẻ ít tiền có sự lựa chọn khác nhau và được đối xử khác nhau.
Bá Tân

2 nhận xét:

  1. Ở Việt nam, con bệnh "đỉnh cao" đã kháng mọi loại thuốc và chuyển sang giai đoạn di căn!? đã 60 năm chứng kiến tôi nghĩ rằng cái nhà mục nát thì thay nhà khác nhưng cái đầu mục nát thì cũng phải thay thôi!!!

    Trả lờiXóa
  2. Nhanh hay chậm là tùy vào đặc điểm của chủ thể tham gia có đáp ứng được các yêu cầu mang tính phổ quát mà cuộc chơi đòi hỏi hay không. Như Việt Nam, mỗi khoản nhân quyền là tịt ngòi luôn rồi, nói chi đến những khoản khác...

    Trả lờiXóa