Tôi rất yêu kính mẹ tôi, cả đời mẹ tần
tảo làm ruộng, buôn thúng bán bưng nuôi cả gia đình, nuôi các con khôn lớn.
Càng về già, mẹ càng hồn hậu, đầy tình thương yêu. Khi mẹ mất, chúng tôi 4 chị
em cảm thấy như sụp đổ bầu trời.
Nhưng hôm nay, rằm tháng 7, mùa Vu
lan, tôi lại nhớ nhiều đến thày tôi.
Quê tôi, vùng ven biển đồng bằng Bắc
Bộ, đất Hải Phòng, người ta quen gọi bố (cha) là thày. Thày với thầy đều là một,
nhưng có lẽ để phân biệt với thầy giáo (gọi tắt là thầy) nên người dân quê tôi
kêu bố bằng thày.
Thày tôi nếu giờ còn sống đã tròn 105
tuổi. Cụ thuộc thế hệ nho học nửa chừng. Đọc thông viết thạo cả chữ Hán và chữ
Pháp nhưng chỉ làm ruộng. Biết rất nhiều, chỉ để truyền đạt cho các con. Làm ruộng
trồng trọt rất giỏi, luôn là người đầu tiên khai mở cái mới ở vùng làng xã mình.
Và là người cuối cùng chịu vào hợp tác xã bởi ngay từ đầu những năm 1960 thày
tôi đã nhìn thấy những vô lý của mô hình nông nghiệp này. Những năm 60-70 hoàn
cảnh gia đình rất khó khăn nhưng thày tôi bắt các con phải học cho bằng được,
không phải để làm ông nọ bà kia, quan chức gì, mà chỉ vì thày bảo “nhân bất học,
bất tri lý; ấu bất học, lão hà vi” (người mà không học thì không hiểu lẽ đời;
còn nhỏ mà không học thì về già biết làm cái gì).
Người dân trong xã và quanh vùng, cứ
nhắc đến thày tôi là nhớ ngay một người tốt bụng. Yêu thương tất cả mọi người,
với người khốn khó khổ sở lại càng dành cho tình thương. Chúng tôi, mấy đứa
con, cho đến giờ đều nói với nhau rằng điều lớn nhất, đầy đặn nhất, có giá trị
nhất mà thày để lại cho chúng tôi, ngấm vào máu con cái, chính là lòng thương
yêu, quý mến, tôn trọng con người.
Vừa rồi, dư luận xã hội xôn xao việc
chính quyền một phường ở Hà Nội bắt dẹp thùng nước từ thiện của một nhà hảo
tâm. Họ đã làm sai lại còn viện cớ vi phạm trật tự đô thị, nguy cơ lây nhiễm...
để bao biện cho hành động sai trái của mình. Chính quyền như vậy quả là tai họa
cho dân. Vì họ thiếu tình thương người nên họ tự biến mình thành cái máy vô hồn.
Thày tôi thì khác, hồi tôi còn bé tí, những năm 1960, thày tôi đã “triển khai”
thùng nước từ thiện ấy rồi.
Nhà tôi ngay ven đường, hằng ngày người
qua lại nhiều lắm, nhất là dân các xã Kiến Quốc (giờ là Tú Đôi, Du Lễ), Ngũ
Phúc, và thôn Phương Đôi của xã tôi nữa, đi chợ đi làm ngang qua. Đi bộ cả chục
cây số. Và khát nước. Tôi chả nhớ ai là người đầu tiên vào nhà tôi xin nước uống
nhưng rồi có lẽ người này bảo người kia nên bà con ghé vào “ông ơi, cho cháu hớp
nước” mỗi ngày một đông. Hồi chưa có bể nước mưa, mấy chị em tôi phải ì ạch lội
bộ cả cây số lên tận núi Trà Phương gánh nước giếng núi về. Điều đặc biệt là
cái giếng chân núi nước trong vắt, ngọt lịm, gánh được hai thùng về đến tận nhà
thật cả kỳ công. Có nhà không dám để lu nước ăn ra ngoài, chả phải do keo kiệt
gì, mà chỉ vì tiếc cái công gánh nước. Thày tôi chọn hẳn chiếc lu sạch, để chỗ
góc sân, lúc nào cũng nhắc các con đổ đầy nước giếng núi để người đi đường vào
có nước uống. Sau này nhà tôi xây bể chứa nước mưa, khách vãng lai ghé uống nước
càng nhiều. Thày tôi chỉ yêu cầu đã múc bao nhiêu thì uống hết bấy nhiêu, đừng
đổ đi. Và điều thứ 2, uống xong phải úp ngược cái ca hoặc cái gáo xuống cho vệ
sinh. Một lối sống rất giản dị, khoa học nhưng hồi ấy không phải ai cũng thực
hiện được.
Có chuyện nhỏ. Dạo đó nhà tôi nuôi
con chó vàng, nó khôn lắm. Nó chuyên nằm trong bụi dâm bụt ngoài ngõ, canh cửa
ra vào. Bữa ấy một bà người Tú Đôi vào uống nước, thấy chiếc lon Guigoz nhôm để
uống nước đẹp quá, liền giấu vào chéo áo đem ra. Vậy mà vàng phát hiện đồ của nhà
nó, dứt khoát cắn gấu quần bà này không cho ra. Đến khi bà Tú Đôi kêu lên, trả
lon thì nó mới nhả. Thày tôi ra ôn tồn bảo bà đừng làm thế, bà nhá, để cho mọi
người có cái mà uống, nhưng nếu sau bà có khát thì cứ vào uống nhá, đừng ngại.
Nhớ lại chuyện xa ngái ấy, tôi càng
nhớ thày tôi. Chúng tôi bây giờ trải đã gần hết đời nhưng đạo đức không bằng
ngón tay út của thày.
Đêm rằm tháng 7, Ất Mùi
Nguyễn Thông
1957, học lớp 3 trường làng. Thầy giáo dẫn học trò thăm biển. Từ trường đến biển hơn 4 cây số. Đi bộ. Thầy trò vừa mệt mỏi, vừa khát nước.Đến nơi. Chỉ một cái nhà dân. Khát cháy họng. Cả lớp nhìn thấy vại nước ở đầu hiên nhà, xúm nhau vào uống. Chủ nhà hét toáng lên. Đậy vại. Cất gáo.Nước ngọt ở đây không có. Phải đi gánh tận xóm trên. Tôi chưa có ngụm nào. Đứng như trời trồng. Nước mắt ứa ra. Vài phút sau, ông chủ nhà đến xoa đầu tôi. Mày con thầy giáo X. hả? Tôi gật đầu. Chủ nhà dìu tôi vào trong. Một bát chè xanh nóng hẳn hoi. Một cục đường đen hẳn hoi. Bấy giờ, thầy tôi đã tập kết ra Bắc. Rồi tôi lớn lên, sống ở miền Nam, được sự cưu mang, giúp đỡ của nhiều học trò cũ của thầy tôi, giữ được cái mạng sống giữa chiến tranh ác liệt, đến sau 1975. Thầy ơi! công sinh tạo của Thầy lớn hơn núi, nhưng cái công gieo ân nghĩa cho đời của Thầy mà con nhận được từ cuộc sống, nó cao rộng, mông mênh vô cùng.
Trả lờiXóaCon gắng học Thầy nhưng chưa bằng cái móng tay của Thầy. Không phải con kém cỏi gì đâu. Hễ sống tốt như Thầy ngày ấy, xã hội bây giờ họ cho sức khỏe tâm thần có vấn đề. Nén tâm hương kính Thầy nhân Vu Lan 2015...
"Đọc thông viết thạo cả chữ Hán và chữ Pháp nhưng chỉ làm ruộng"
Trả lờiXóaĐúng là ông cụ của bác là người biết nhìn ra thời thế . Thời Bác Hồ vĩ đại, người biết thông thạo tiếng Pháp đi mò tôm như điên .
"là người cuối cùng chịu vào hợp tác xã" hóa ra ông cụ cũng phản động quá! Chắc tại có chút chữ nghĩa nên thái đội lừng khừng .
"bắt các con phải học cho bằng được". Nhờ thế bác mới ra giúp Đảng, giúp chế độ được .
Không hiểu ông cụ nhà anh học ai chứ như ông Nông Đức Mạnh học cụ Hồ nên mới nên Người như thế, gia đinh ông nghe nói cũng hạnh phúc lắm!?
Trả lờiXóaTự bạch của hắn: Cha hắn là một địa chủ khét tiếng bóc lột nhân dân, họ hàng hắn có kẻ tham gia vnch nợ máu với nhân dân, hắn đã từng tham gia quân ngũ nhưng như loài cỏ dại, loài nấm độc loài tắc kè, hắn âm mưu đào ngũ, chiêu hồi bị phái hiện và kỷ luật, có vài chữ để khua môi múa mép hắn viết thì ít, chọc thì nhiều, từ háng đàn bà đến cướp giết, bản chất đã ngấm sâu vào máu hắn, giờ hắn nuối tiếc cái thời ăn sung mặc sướng được cha hắn bóc lột mồ hôi nước mắt của dân nghèo để dành cho hắn. Hắn đã học theo cha hắn đi ngược lại, chà đạp lên tất cả
Trả lờiXóa