Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2022

Nếu còn chút tử tế thì hãy trả lại tiền ăn cướp

Chúng nó, cái đám bộ ngoại giao và ngành hàng không đã "trót" giải cứu công dân với giá cắt cổ rồi, giờ có nhốt nó và cả họ hàng hang hốc đồng chí cấp trên của nó vào tù, nói thật, cũng thế thôi, dân chả lợi lộc gì.

Đảng và chính phủ phải sửa sai, bằng cách này thì chấp nhận được, hợp lòng dân: hãy thống kê tất cả những nạn nhân "bị cắt cổ", không bỏ sót người nào, xem họ mua vé của bọn ngạo nghễ với giá bao nhiêu. Cứ lấy giá chuẩn của đường bay khi chưa có dịch, cộng với chi phí tăng thêm do phải phòng chống dịch, thành giá vé mà người về nước phải trả. Phần bị bóc lột, tính toán sòng phẳng trả ngay cho dân.

Tất cả những đứa nào được hưởng lợi từ tiền cắt cổ dân, bắt nó phải ói ra trả, không thì tịch thu nhà cửa tài sản đem đấu giá để lấy tiền trả dân. Nhà nước mà "vô tình" tơ hào, dính dáng đồng nào trong số tiền bất chính ấy cũng phải khai ra đem trả, chứ không có kiểu để lâu cứt trâu hóa bùn được.

Thời nay chứ không phải thời như sau 1975 ngang nhiên chiếm nhà của người xuất cảnh (kể cả hợp pháp và vượt biên). Dân khi đó phải ngậm đắng nuốt cay chịu cảnh bị cướp nhà, bởi chủ quyền tài sản hợp pháp không đọ lại súng AK47 và bạo lực cách mạng. Giờ đã khác rồi, tiền và tài sản của dân phải trả lại dân. Đồng tiền ấy dân phải đổ biết bao mồ hôi nước mắt mới có chứ không phải đi ăn cướp.

Một chính quyền tử tế phải biết cách xử sự tử tế. Vậy thôi. Giữa tiền và sự tử tế, muốn chọn thứ nào thì chọn, tùy.

Nguyễn Thông

Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2022

Xanh kia thăm thẳm từng trên/Vì ai gây dựng cho nên nỗi này

Ông bạn tôi, Bùi Trọng Cường, một cựu chiến binh, người có tên trong danh sách sinh viên Trường đại học Tổng hợp Hà Nội vào lính (vừa dựng bia tưởng niệm vụ này), một nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa (tôi chịu khó liệt kê nhiều thế để nói rằng đây là con người đạo đức và trí tuệ) nhắn cho tôi dòng tin vỏn vẹn "Thông ơi, càng sống những ngày này càng thấy buồn chán, thất vọng, em ạ". Tôi là lớp đàn em nhưng sống với nhau lâu nên rất hiểu tâm trạng ấy.

Dồn dập trong thời gian gần đây, trên báo chí truyền thông và mạng xã hội (thời nay đừng bao giờ bỏ qua mạng xã hội bởi đó là kênh thông tin thời sự nhất, phong phú và khách quan nhất) có quá nhiều tin tức về những vụ việc đau lòng xảy ra trong gia đình, giữa những người chung một mái nhà: mụ đàn bà trẻ đánh chết bé gái 9 tuổi con của nhân tình sau một thời gian dài hành hạ cháu triền miên, một thằng thanh niên đóng 9 cái đinh vào đầu bé gái 3 tuổi con riêng của nhân tình để đỡ... vướng mắt, một đứa con gái đang học đại học chỉ vì giận cha đẻ mà dám mua thuốc cực độc cho cha uống sau đó đốt thi thể đem ra vườn chôn, một thằng anh vác súng tìm bắn em ruột không gặp em nên đành... bắn chết cha đẻ ra nó… Sự bất an, nguy hiểm, tàn bạo, táng tận lương tâm đã mò vào từng gia đình, nơi được coi là tế bào xã hội, là pháo đài cố thủ của đạo đức. Đáng sợ.

Thứ Năm, 27 tháng 1, 2022

Giải mã lịch sử

Với hầu hết người ta, lịch sử là món khó xơi bởi lúc nó thế này, lúc thế khác, lúc thì đúng, lúc lại sai, dù chỉ là một vụ việc, con người. Bằng chứng rõ nhất là vụ Nhân văn giai phẩm.

Khi đảng, tức nhà cai trị, lôi những người Nhân văn giai phẩm ra xử, nếu có ai đó chỉ cần nói điều ngược lại hành vi bạo quyền ấy, hoặc bênh vực các bị cáo, thì không khác gì tự chui đầu mình vào thòng lọng, tự xin vào tù. Còn muốn sống, muốn được đảng yêu, phải lên giọng chửi bới, vu cáo, nhiếc móc, nói xấu "đám Nhân văn". Chả thế mà giờ đây lật lại trang lịch sử đen tối đó, ta thấy có những tên tuổi đã tự bôi gio trát trấu vào mặt mình, rửa cũng không sạch. Trong mắt nhà cai trị, họ vẫn là ông này bà nọ, thậm chí còn được kỷ niệm ngày sinh năm mất, nhưng trong suy nghĩ của dân, có những ông bà chả hơn gì những thằng, đứa, kẻ bao nhiêu.

Ngược lại, trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng. Mỗi đốt (đoạn giữa hai mấu mắt gọi là đốt) trên cây trúc, dù cháy thành than, vẫn thẳng bởi nó là đốt trúc. Bằng chứng rõ nhất, hầu hết những người bị quy là kẻ tội đồ, phản động, gián điệp, đĩ bợm, tay sai đế quốc thực dân tư sản... (toàn những tội tày đình) núp bóng Nhân văn, đã được lịch sử và nhân dân giải oan, đã chứng tỏ là đúng, là người dũng cảm đi trước thời đại.

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2022

Ghi chép thời sự dịch 2021: Những tháng ngày đen tối (kỳ 13)

5.9

Mấy hôm trước, ngày lễ trọng quốc khánh buồn hiu hắt. Cờ cũng chả muốn treo. Phố phường tinh những trạm gác, hàng rào, dây thép gai, áo công an dân phòng. Thành phố như ma, ảm đạm, chỉ nghe xe cứu thương hú còi chở người dính dịch tới các bệnh viện, xe chở xác đi thiêu ở Bình Hưng Hòa hoặc Đa Phước. Cũng không thấy ca hát nhảy nhót trên tivi giống mọi năm. Bà Phiêu bảo nó cứ kéo dài tới hết tháng 9 thì chết mất. Cô Vân chen vào, hết tháng 9 thì còn may, lại chả leo sang năm 22 chứ đùa. Nghe xong, ai cũng cười méo xẹo.

Cao Tự Thanh báo tin ông bạn cũ, học sinh miền Nam, luật sư Nguyễn Vân Nam khá nổi tiếng, qua đời do mắc Covid. Lại nhớ hồi lâu rồi mình có đọc bài gì đó của ông Vương Trí Nhàn nhắc tới luật sư Nam. Ông Nhàn ghi lời Vân Nam tâm sự thế này: “Tôi nói thật, tất cả những Việt kiều giỏi nhất ở nước ngoài, không ai muốn về Việt Nam để được hưởng những ưu đãi tiền bạc, bởi họ biết nhà nước mình làm sao đủ tiền ưu đãi như những quốc gia giàu có. Điều quan trọng nhất là hãy lắng nghe họ. Hãy tham khảo và nếu thấy đúng thì may ra làm chuyện ích nước lợi dân. Được vậy, dẫu nước ngoài có trải vàng ròng, người ta cũng vẫn bỏ, sẽ về Việt Nam”.

Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2022

Tút (status) duy nhất về sư cụ Thích Nhất Hạnh

Tôi không khen cũng chả chê cá nhân cụ bởi đơn giản sự hiểu biết về cụ còn mỏng, thậm chí sai lạc do tuyên truyền của nhà cai trị. Cũng có lúc cứ nghĩ đến cái danh (tên) Thích Nhất Hạnh là nhớ ngay đến bài hát "Bông hồng cài áo" mà lời ca lấy từ thơ của cụ. Sau mới hiểu dần, ngộ được đôi điều. Phật giáo ở xứ này, cũng giống như ở mọi nơi khác, rất phức tạp, có khi còn phức tạp hơn cõi đời bị coi là trần tục.

Đành rằng cùng là tu hành, uyên bác, nhưng thứ mà hầu hết các nhà sư, nhất là thiền sư, trong đó có cụ Thích Nhất Hạnh, bị thiếu hẳn, là không dám dấn thân cứu vớt chúng sinh hiện hữu trước mắt đang trầm luân trong bể khổ do chính sách của nhà cai trị, mà cứ khuyên con người ta nhẫn nhục chịu đựng, chấp nhận hiện tại, tự tìm lối thoát cho bản thân bằng giác ngộ, đạt thứ kiểu như "Tại Làng Mai, chúng tôi cười đùa vui vẻ suốt cả ngày, nhưng không một ai trong chúng tôi có tài khoản ngân hàng thuộc sở hữu cá nhân. Không ai trong chúng tôi có xe hơi hoặc điện thoại riêng…” (lời kể của một ni cô trong tăng đoàn Làng Mai).
 
Thoát tục mới chỉ là tu nửa chừng. Dấn thân quên mình, gắn tu với đời thực sự, đó là điều chỉ có ở đôi người như các cụ Thích Quảng Độ, Thích Huyền Quang. Còn đã đi tu với thiện tâm cứu vớt chúng sinh mà lại trưng câu “Đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội” trên nóc chùa và trong đầu óc thì chẳng nói làm gì, không đáng bàn. Có là đại đức, thượng tọa, hòa thượng, đại lão hòa thượng, pháp chủ... thì cũng thế thôi.

Nguyễn Thông

Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2022

Ghi chép thời sự dịch 2021 (kỳ 12)

30.7

Trang thông tin điện tử của Trường chính trị tỉnh Bến Tre có bài rút tít cỡ chữ rõ to ở mục tiêu điểm: “Vận dụng sáng tạo phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin trong phòng chống dịch”. Lại nhớ trước đó, ngày 19.5, nhân kỷ niệm ngày sinh cụ Hồ vĩ đại, báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam cũng đăng bài phông “Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong cuộc chiến phòng chống đại dịch Covid-19”. Nghe rất khiếp. Ông em tôi cười bảo, thế giới người ta chống dịch bằng khoa học, chuyên môn y tế, vắc xin, và lòng nhân từ, còn xứ ta có tiềm năng, thế mạnh, có thứ không đâu có, là lý luận, tư tưởng, học thuyết, và các biện pháp cưỡng bức. Cứ một mình một kiểu, chả giống ai, được tôn thành bản sắc, riêng biệt, sáng tạo, độc đáo. Nhưng lại tích cực đi xin vắc xin. Chống bằng mấy thứ kia, chết như ngả rạ là phải.

15.8

Sau một tháng rưỡi chính quyền áp dụng các biện pháp phong tỏa, ai ở đâu thì ở đấy, ở nhà là yêu nước, mỗi gia đình là một pháo đài…, con người ta đôi tuần đầu còn ráng chịu đựng, rồi sóng gió sẽ qua mau, ai dè dịch càng ngày càng nặng. Ở trong nhà mãi, không được đi làm, không có thu nhập, đói, không tiền trả thuê nhà, điện nước, nên người ta bị dồn vào chân tường. Công nhân lũ lượt kéo nhau về quê. Hàng vạn người. Cả gia đình chất lên chiếc xe máy, mang theo tất tật tài sản nghèo nàn, thậm chí cả chiếc ghế nhựa cũ. Cả con chó con gà. Phó mặc cho trời. Kệ nắng nôi, mưa gió, đói khát. Chỉ mong sao trốn được dịch, trốn cái đói, thoát sự phong tỏa. Thương vô cùng.

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2022

Đinh

Thưa các ông các bà giành quyền cai trị

Hôm nay 20.1 các ông bà lại họp bàn chống tham nhũng tiêu cực trong cán bộ đảng viên (ôi giời, cái thứ bộ máy và con người gì đâu, chỉ tinh những tham nhũng tiêu cực, chống hoài không dứt).
 
Ngồi đó chấn chỉnh nhau, các ông bà có biết vụ đứa trẻ 3 tuổi ở Hà Nội bị nhân tình của mẹ cháu đóng gần chục chiếc đinh vào đầu không; có biết trước đó không lâu một bé gái ngoan hiền 9 tuổi ở TP.HCM rực rỡ tên vàng bị người đàn bà trẻ nhân tình của bố cháu đánh đến chết không.

Chưa bao giờ con người ác như bây giờ!
 
Cứ thử hình dung đi, nó cầm nắm đinh lần lượt đóng vào đầu đứa trẻ 3 tuổi, lần lượt từng cái một. Không thể tưởng tượng nổi. Không! Không! Không!

Một xã hội mà nhân tính con người đã nhan nhản sự xuống cấp đến tận cùng, nhan nhản kẻ chỉ còn quỷ dữ tính. Cực kỳ man rợ.

Không lo chặn cái ác lại, cứ ngồi đó mà véo von "chưa bao giờ đất nước được như thế này thế nọ". Cũng cùng một duộc với cái ác thôi.

Những cái đinh đóng trên sọ em bé, nói thật, cũng chả khác gì nhát đinh cuối đóng vào cỗ quan tài chôn vùi một thể chế nuôi dưỡng, dung túng sự độc ác man rợ.

Nguyễn Thông

Thứ Ba, 18 tháng 1, 2022

Ghi chép thời sự dịch 2021 (kỳ 11)

24.8

Nhiều báo đài lẫn dư luận trên mạng xã hội lên tiếng về chuyện “bom hàng”. Chả là chính phủ, cụ thể Bộ Quốc phòng, điều động rất nhiều binh lính vào Sài Gòn làm nhiệm vụ… chống dịch. Nhà báo Nguyễn Thế Thịnh lên phây búc úp mở rằng ngoài giúp thành phố dập dịch còn có những trọng trách khác nữa không tiện nói ra.

Bộ đội được giao đủ mọi việc, tham gia trực chốt, canh gác, vận chuyển người chết, giao hài cốt, giữ an ninh trật tự… Ngoài ra, rất nhiều chú bộ đội đi chợ, mua hàng về giao cho dân đang bị nhốt trong khu cách ly. Từ khi dịch bùng nổ đầu tháng 7 tới giờ, Sài Gòn có hàng nghìn khu “nội bất xuất, ngoại bất nhập” như vậy. Dân, nhất là người ở những khu cư xá cao tầng, không được ra khỏi nhà đi chợ, đành đặt hàng qua mạng, trả tiền trước, nhận hàng sau. Bộ đội căn cứ vào đơn hàng, tới siêu thị (bởi 100% các chợ truyền thống đang bị đóng cửa) mua xong tới từng nhà giao cho dân. Được vài ngày có vẻ không ổn, rồi dậy lên dư luận dân đặt hàng nhưng không nhận, bộ đội gọi khản cổ cũng không thấy ai, đành ôm hàng về. Thịt cá rau cỏ không người nhận nên bị thối, ươn, héo, hư hỏng cả. Người ta gọi đó là bom hàng.

Báo chí mậu dịch phê phán gay gắt, nào là vô ơn, không biết điều, nào là làm khổ chiến sĩ. Bộ đội đã chịu hiểm nguy, gian nan vất vả, lại còn bị gây khó khăn. Bom hàng, thì bộ đội lấy tiền đâu mà đền, dân mình quá tệ… Một vị cục phó Cục Phát thanh truyền hình ở trung ương vào, khi họp nêu đích danh chuyện bom hàng, cho đó là hành động chống phá, gây chia rẽ, cần phải lên án, nghiêm trị, yêu cầu công an điều tra làm rõ, v.v.. Vụ việc căng đến nỗi thủ tướng cũng chỉ đạo công an phải điều tra. Không ai nhanh bằng công an truy tìm thế lực thù địch. Kết quả là không có chuyện ấy, bởi đơn giản hàng đã do người đặt trả tiền, không lấy thì chính mình thiệt, lại đang bị nhốt, giống như giam lỏng, không có gì ăn, bom hàng để chết đói à… Nhiều người bảo, rốt cục chỉ tại cái ông cục phó kia, bom hàng hay không cũng do mồm ông ấy cả.

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt viết trên phây búc bảo lúc dịch dã khốn khổ đã không giúp nhau được thì chớ, chỉ toàn gieo tiếng ác cho dân.

Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2022

Ghi chép thời sự dịch 2021 (kỳ 10)

Ngày 9.7

Ông Phan Văn Mãi bí thư Bến Tre được trung ương điều về TP.HCM làm Phó bí thư thường trực. Dư luận chắc như đinh đóng cột nói sắp thay Nguyễn Thành Phong, còn Phong sẽ làm gì thì chưa biết, không chừng bị kỷ luật bởi chống dịch rất quẩn quanh vớ vẩn, càng chống dịch càng nặng. Người ta còn bảo nhau tới lúc này mà mới có ý định thay tay Phong là muộn quá rồi. Cũng hạng xôi thịt cũng chả khác gì Lê Hoàng Quân tiền nhiệm, mà rõ nhất là vụ phá đám việc dọn dẹp vỉa hè-lòng lề đường khi Đoàn Ngọc Hải đang làm rất hiệu quả. Cả vụ cẩu lư hương của Đức Thánh Trần nữa. Nhiều người chốt lại không có cặp nào vô tích sự, tai hại, ngáng đường, kìm hãm sự phát triển của Sài Gòn bằng cặp Nguyễn Thiện Nhân - Nguyễn Thành Phong. Phong mà mất chức, dân Sài Gòn đốt pháo bông ăn mừng.

Nhưng nếu thay bằng Mãi, kể ra cũng kém sáng sủa, ít hy vọng. Làm phó bí thư trực đã được vài tuần, chả sủi bọt. Chắc thấy sự mờ nhạt vô tích sự ấy, hôm nay (9.7), ông Mãi ra mắt cộng đồng bằng việc tổ chức lễ ra quân triển khai phát động thi đua cao điểm chống dịch. Ông nói: “Chúng ta có 15 ngày để đạt mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh. Không còn nhiều cơ hội nên phải thực hiện với quyết tâm cao nhất. 15 ngày giãn cách là chúng ta đã chấp nhận hy sinh, thì nay phải cố gắng sao cho đạt kết quả tốt để sự hy sinh là xứng đáng. Chúng ta phải thắng trong trận này. Có thể đây là trận cuối cùng của chúng ta”. Giống như đang ưỡn ngực hát Quốc tế ca.

Thứ Bảy, 15 tháng 1, 2022

Báo với chả chí

Lúc này, hai ngày nay, những cái tên Quyết còi FLC và Dũng béo Tân Hoàng Minh "hot" cháy mạng, gần như thiên hạ chả thèm quan tâm những thứ khác. Nói đùa chứ, giả dụ đêm nay trời có sập, khi vừa được bới lên, người ta sẽ phều phào hỏi ngay, sao, Quyết còi Dũng béo ra sao rồi, tâm thư được cụ tổng gạch đít đoạn nào rồi, v.v..

Nói thế để nhắc rằng thời điểm này chả nên viết cái gì, không ai để ý đâu. Nhưng có thứ mắc cười sau đây nhà cháu lại không chịu nín được.

Trên báo VnExpress, trong bài nhân sinh nhật nhạc sĩ Phạm Tuyên, có viết thế này: "Mỗi dịp sinh nhật, ông lại nhớ người bạn vong niên - cố nhạc sĩ Hoàng Vân. Hai người cùng sinh năm 1930, đều có thời học nhạc ở Trung Quốc, phụ trách thiếu sinh quân, gắn bó với nhau trong nhiều chuyến thực tế từ Bắc vào Nam. Phạm Tuyên nói mỗi sáng tác của ông đều có bóng dáng, sự góp ý của bạn". (trích nguyên văn, xem ảnh chụp lại).

Tôi chỉ biết kêu ối giời ôi là giời. Người bạn vong niên mà lại hai người cùng sinh năm 1930. Báo với chả chí. Ai đời tờ báo tự nhận là "báo tiếng Việt nhiều người xem nhất" lại ngô nghê đến thế.

Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2022

Tiền

Nhìn cái mảnh đất nửa ruộng nửa ao ở Thủ Thiêm càng thấy thiên hạ dễ bị lừa, thích được lừa.

Đành rằng nó (ruộng-ao) nằm trong khu đô thị do "chiếm" đất của dân để quy hoạch, đã có cơ sở hạ tầng (đường sá, điện nước), giá trị gia tăng, được đấu giá theo nguyên tắc kinh tế thị trường và quy định pháp luật, nhưng khi thấy có đứa trả tới hơn 24.000 tỉ đồng, tính ra hơn 2,4 tỉ một mét vuông, thì phải lăn tăn nghi ngờ ngay chứ. Đằng này lòng tham đã làm lóa mắt chính quyền (TP.HCM, và cả trung ương), họ chỉ muốn thu thật nhiều tiền, nói như lão hàng xóm nhà tôi, đéo cần biết cái gì đang xảy ra. Đám cai trị xứ này chỉ có tiền, tiền, tiền...

Lại cả bọn báo chí mậu dịch, chỉ biết thông tin một chiều, thậm chí còn tung hô, thán phục, chứ hầu như không một chút nghi ngờ sự bất thường ẩn náu trong vụ việc không bình thường.

Điều nữa, đứa mua dám trả 2,4 tỉ đồng/m2 (các cụ cứ hình dung đi, số tiền này đủ mua 1 căn hộ chung cư loại kha khá) thì biết tiền mất giá thế nào. Bây giờ cứ động đến tiền, người ta không thèm nói chục tỉ, trăm tỉ nữa, mà phải nghìn tỉ. Trăm nghìn đổ một trận lừa như không. Kinh tế suy sụp do đại dịch, tiền đâu mà lắm thế, lão hàng xóm nhà tôi bảo vậy.

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2022

Nô ben

Cách đơn giản nhất làm giảm giá trị giải Nobel lẫy lừng danh tiếng là đem nó trao cho tác phẩm văn học định hướng phải đạo của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa.

Bôi xấu giải Nobel không phải chỉ có cách ấy, mà ngay cả việc đề nghị thứ không xứng đáng được nhận nó cũng là một phương thức hiệu quả. Có một dạo ở xứ này, người ta cứ nhắc tới giải Nobel là cười cợt khi một ông xưng thi thánh, tên phàm tục là Hoàng Quang Thuận tự cho mình xứng đáng giải Nobel; hoặc một ông cốp tầm cỡ đặt chỉ tiêu nền khoa học nước ta phải đặt mục đích đoạt giải Nobel trong 5 - 10 năm tới.

Nếu văn chương xứ này có tác phẩm xứng đáng giải Nobel thì không phải đám Từ ấy, Nhật ký trong tù, Tắt đèn, thậm chí cả Truyện Kiều, mà là Số đỏ của siêu nhân Vũ Trọng Phụng. Một thể chế từng chôn vùi Số đỏ trong bãi rác thì đừng bao giờ mơ văn chương của nó có được Nobel.

Nguyễn Thông

Thứ Bảy, 8 tháng 1, 2022

Ghi chép thời sự dịch 2021 (kỳ 9)

-Ngày 5.9:

Nhà báo Tâm Chánh (cựu Tổng biên tập báo Sài Gòn tiếp thị) nhận xét về việc cấm đoán đi lại ở Sài Gòn, mà dân chúng gọi là lockdown, thiết quân luật. Ông viết: Sau rất nhiều bài học, người ta (chính quyền) vẫn chưa hiểu nổi thế nào là thành thị, hay vẫn ngu muội tin rằng quyền lực nhà nước là vô biên. Không có nhiều lựa chọn lắm đâu.

-8.9

Báo Nikkei Asia của Nhật xếp hạng Việt Nam đội sổ trong 121 nước chống dịch Covid-19, mà nhiều người gọi là dịch V.ũ H.án, dịch T.àu. Đứng thứ 121 trong bảng xếp hạng. Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đang công du, thăm một số nước châu Âu, tinh nước giàu cỡ Na Uy, Thụy Sĩ, tới đâu ổng cũng truyền đạt kinh nghiệm chống dịch, ca ngợi cách làm sáng tạo của Việt Nam, nào 5K, nào giãn cách, đặc biệt là huy động sức dân và hệ thống chính trị. Ông hàng xóm nhà tôi cười bảo chả biết đám nhà giàu nứt đố đổ vách kia có xơi được bài nào không, nhất là bài sức dân và hệ thống chính trị.

Nhân chuyện ông Huệ, lại nhớ trên báo Thanh Niên, trùm tuyên giáo Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư, nhân vật số 2 của đảng cầm quyền, còn mạnh mồm rằng nhiều nước trên thế giới coi Việt Nam là mô hình phát triển để học tập. Thằng con tôi lăn đùng ra nền nhà kêu ối giời ôi.

Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2022

Anh phi công ơi anh bay trên trời

Định không nói, bởi đụng vào chỗ này là cực kỳ nhạy cảm, có khi còn nhạy hơn..., kẻo vạ miệng vạ phím, đi tù chứ đùa.

An ninh hàng không hệ trọng bậc nhất. Nếu cái xe chạy trên đường chẳng may bị tai nạn, người vẫn có thể sống sót, chứ máy bay mà... hết bay giữa trời, thì không một ai thoát.

Vì vậy, ra một quyết định chính xác và nhanh chóng để xử lý sự cố hàng không là việc quá cần thiết, bởi mỗi giây trôi qua đều là lằn ranh sinh tử.

Ông hàng xóm nhà tôi sang phàn nàn, cứ như tôi là thủ tướng không bằng, bảo cái thứ quy trình chết tiệt. Bên A nghe tin báo mối nguy, bèn báo cho B. B nhận được tin, trao đổi xong liền báo cho C. C xem xét cân nhắc rồi báo cho D. D đưa ra phương án rồi trình lên người chịu trách nhiệm cao nhất là ngài phó thủ tướng, ngài quyết xong, mới lần lượt thông tin lại cho D, C, B, A và phi công. Việc khẩn nguy dân sự mà lôi cả phó thủ tướng vào cuộc giải quyết, có nhẽ chỉ xảy ra ở xứ này. Lòng vòng chuyền bóng thế, nhanh nhất cũng phải hơn chục phút, trong khi máy bay vẫn cứ bay, tốc độ cả nghìn cây số 1 giờ. May mà không xảy ra chuyện gì.

Thứ Ba, 4 tháng 1, 2022

Thời sự 4.1.22

- Quả cầu nhựa to đùng (báo Tuổi trẻ nói dài tới 15m, đường kính 5m) từ đâu bay tới rơi xuống tỉnh Phú Thọ (sát thủ đô), chỉ khi dân chúng báo tin thì nhà chức việc mới biết, đại diện chính quyền lên tiếng rằng không có gì liên quan tới truyền bá văn hóa, mê tín dị đoan, tức là không sao cả.

Vấn đề không phải chuyện đó, mà ở chỗ nó to thế, vào hẳn đất ta nhưng không ai biết, kể cả các cơ quan canh trời. Chắc hẳn nhiều người còn nhớ vụ hồi năm 1987 một thanh niên Đức tên Mathias Rust 19 tuổi tự lái máy bay thể thao bay tới đậu xuống Hồng trường ở thủ đô Moskva, nơi bất khả xâm phạm được canh giữ bậc nhất thế giới, một cách... sững sờ. Cả hệ thống phòng không hiện đại bất lực, bị mù, bộc lộ thực chất. Sau đó một loạt tướng sừng sỏ bị cách chức, và không bao lâu sau Liên Xô sụp đổ.

- Chả nhẽ nhà cai trị lúc này thiếu tiền đến mức phải vẽ ra vụ phạt tiền những người lái xe không chính chủ. Giời ạ, xứ này nói không quá đáng, hầu hết lái xe không chính chủ, chứ đâu phải xứ nhà giàu như người ta xe ai người ấy đi. Nhà tôi, lúc 4 người 4 xe máy, chỉ có mỗn mình tôi đứng tên đăng ký, cho nó tiện. Giờ nhà nước đòi đè ra phạt, có mà chúng nó (vợ con) biểu tình, quá bằng giết tôi.

Thứ Hai, 3 tháng 1, 2022

Tội ác chưa bị trừng phạt (phần 3)

Từ vụ kit test Việt Á bị phanh phui, lộ ra những điều khủng khiếp. Không chỉ chuyện chúng câu kết, móc ngoặc ăn chia, làm ăn gian dối, hối lộ tham nhũng tràn lan, dính chùm từ trên xuống dưới, địa bàn tiêu cực mở rộng khắp nước, đồng tiền nhơ bẩn làm băng hoại cả hệ thống cai trị… mà còn phải kể đến những đau khổ tột cùng người dân gánh chịu, xã hội bị chao đảo, cuộc sống bị đẩy đến chân tường…

Suốt nửa cuối năm 2021, nhất là từ tháng 6 tới tháng 10, theo lệnh từ chính phủ, cấp cơ sở đã buộc người dân phải đi test để lấy mẫu xét nghiệm, gọi nôm na là ngoáy mũi. Cả hệ thống cai trị lao vào cuộc ngoáy mũi vô tội vạ. Nơi tôi ở, cứ 3 - 4 ngày dân lại bị điệu ra chỗ tập trung ngoáy mũi. Sân trường học, trụ sở ủy ban, công viên, góc phố đều được trưng dụng cho chiến dịch vĩ đại này. Người già, người lớn tuổi chỉ ở nhà không đi đâu cũng bị ngoáy. Ở quận 8 Sài Gòn, từng xảy ra vụ nhà chức việc tới ngoáy, chủ nhà phản ứng, dẫn đến xung đột. Ở TP.Thuận An tỉnh Bình Dương, lực lượng công lực còn tự ý phá khóa vào nhà ép dân xuống sân ngoáy mũi. Tổ trưởng dân phố, anh em dân phòng suốt ngày đi từng ngõ gõ từng nhà, đập cửa ầm ầm, kêu gọi già trẻ gái trai lớn bé ra ngoáy mũi. Phải nói, không khác gì chiến tranh.

Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2022

Chuyện của cô Hằng

Phải nói ngay không phải bà Hằng đồng chủ Đại Nam đã và đang gây ồn ào dư luận. Thú thực, tôi không quan tâm đến những chuyện và người như thế. Đời thì ngắn, còn bao việc phải nghĩ phải làm.

Cô Hằng tôi muốn nhắc tính ngay thẳng ngang bướng như tôi. Ai chơi phây búc chắc không lạ gì chủ trang Thanh Hằng, bây giờ là Ngô Thanh Hằng, nổi tiếng với cái răng khểnh. Khểnh hơn cả ca sĩ Hồng Nhung. Cô Hằng hơn chục năm nay tiếng dữ đồn xa về vụ mất nhà, đòi nhà. Đóng tiền mua nhà ở báo Công an, sau 11 năm vẫn không thấy nhà, đòi khản cổ, biên tút mỏi tay, người ta cứ lờ đi. Kiện cáo lên tận bộ công an vẫn không đi đến đâu. Cuối cùng phải bắt chước mẹ con bà Trịnh Văn Bô, nhảy dù vào nhà mình. Ở được hơn năm, tưởng yên, ai dè vừa rồi người ta lại đòi đuổi, nay dọa cắt điện, mai dọa cúp nước. Còn lãnh đạo báo Công an cứ bình chân như vại, vừa rồi kỷ niệm 74 năm ngày thành lập báo vẫn réo rắt nhạc vui, không hề nhắc gì tới nỗi đau của mấy chục cán bộ chiến sĩ bị án treo nhà. Bạn cô Hằng cười mếu bảo làm sao họ phải nhắc, những ông Ước, ông Miên, cả ông Khải dũng sĩ chống thế lực thù địch đương nhiệm tổng biên tập nữa, các ông ấy có bị treo tiền, treo nhà, mất nhà, thành công an oan, khổ vì khiếu nại khiếu kiện đếch đâu mà động lòng. Cán bộ chiến sĩ chết, chứ các ổng vẫn vui tươi, cười như nghé. Hồi xưa ở nước Pháp, cụ Hector Malot lừng lẫy với cuốn “Không gia đình” về chú bé Remi không nhà, nay xứ An Nam sắp có bộ sách “Công an không nhà” nổi tiếng chả kém. Cô Như Bình, cô Thanh Hằng… mà đã chủ ý viết ra thì thiên hạ đọc mệt nghỉ.