Xin chân thành cám ơn bạn bè lâu nay đã ghé trang nhà chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm với chủ trang. Thịnh tình ấy, nhà cháu không bao giờ quên.
Do dạo này sức khỏe càng ngày càng kém, công việc thì nhiều và bận rộn, nhà cháu không đủ thời gian để chăm sóc, quan tâm, viết bài cho blog nên đành phải thông báo một cách buồn bã rằng nhà cháu xin tạm đóng dài hạn nhật ký cá nhân này, kể từ bây giờ, lúc 11h57' ngày 11.8.2013, chừng nào sức khỏe và công việc cho phép, nhà cháu xin tái ngộ.
Rất mong được sự thông cảm của bạn bè.
Chúc mọi người cuộc sống an lành, hạnh phúc.
Ngày lập thu năm Quý Tỵ, tức 11.8.2013
Nguyễn Thông
Không bàn chuyện chính trị. Chỉ quan tâm các vấn đề xã hội. Đá để xây chứ không để ném. nguyenthong8355@gmail.com
Bạn bè
Tổng số lượt xem trang
Tìm kiếm Blog này
Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013
Một kỷ niệm với Trần Độ
TRẦN ĐĨNH
Khánh Trâm, con dâu út Trần Độ đưa Kiến Giang và tôi đến
thăm Trần Độ. Phòng cấp cứu A1-2-3 bệnh viện Hữu nghị.
Bước vào phòng, tôi chột dạ liền. Ngỡ lầm buồng. Người nằm đó là Trần Độ ? Chăn vải trắng che đến ngang ức, chừa ra hai vùng vai ngực nổi ụ lên căng bóng, thoáng ánh đồng đen (như tượng Quan Thánh Trấn Quốc, tôi nghĩ), một miếng ni lông lồng phồng nhàu nát một màu xanh hoa lý vô lý– cái màu tự nhiên nom trai lơ -- che lấy cổ và lòng thòng từ dưới đó những ống nhựa trắng bò ra móc lên mũi lên miệng pho tượng như đang dẫn tải một cái gì vô vị. Đặc biệt khuôn mặt! Trẻ đi đến hai chục tuổi, tròn căng, nung núc bứ lên vẻ phè phỡn, phô phang. Thì ngay sau đó tôi sững sờ: Trần Độ phù đến thế kia ư? Hàm răng giả như quá trắng, hơi kênh ra một cái cười mỉm hợm hĩnh khoe “này, xem ta đây trắng không?” Biến dạng hết! Một cái đau lẫn sợ nhói lên ở tôi: phù thủy, pháp thuật đang hành Trần Độ!
Bước vào phòng, tôi chột dạ liền. Ngỡ lầm buồng. Người nằm đó là Trần Độ ? Chăn vải trắng che đến ngang ức, chừa ra hai vùng vai ngực nổi ụ lên căng bóng, thoáng ánh đồng đen (như tượng Quan Thánh Trấn Quốc, tôi nghĩ), một miếng ni lông lồng phồng nhàu nát một màu xanh hoa lý vô lý– cái màu tự nhiên nom trai lơ -- che lấy cổ và lòng thòng từ dưới đó những ống nhựa trắng bò ra móc lên mũi lên miệng pho tượng như đang dẫn tải một cái gì vô vị. Đặc biệt khuôn mặt! Trẻ đi đến hai chục tuổi, tròn căng, nung núc bứ lên vẻ phè phỡn, phô phang. Thì ngay sau đó tôi sững sờ: Trần Độ phù đến thế kia ư? Hàm răng giả như quá trắng, hơi kênh ra một cái cười mỉm hợm hĩnh khoe “này, xem ta đây trắng không?” Biến dạng hết! Một cái đau lẫn sợ nhói lên ở tôi: phù thủy, pháp thuật đang hành Trần Độ!
Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013
Không mấy ai làm được như chị Nguyệt
BÁ TÂN
Báo chí cũng như dư
luận xã hội đang sục sôi bởi cái vụ nhân bản xét nghiệm của bệnh viện Hoài Đức
(Hà Nội). Ngành y trở nên đại họa sau khi có thêm cái vụ kinh hoàng này.
Hoài Đức trước đây
thuộc tỉnh Hà Tây. Kể từ năm 2008, địa phương
này vô cùng vinh dự được ở chung một nhà với Hà Nội ngàn năm Thăng
Long. Đóng góp gì cho Hà Nội thì chưa biết, chỉ riêng cái vụ việc động trời ấy,
huyện Hoài Đức đã góp phần làm cho thủ đô thêm nổi tiếng.
Dư luận tạo nên sức
ép không cưỡng lại được, Hà Nội buộc phải tổ chức nhiều cuộc họp, ý kiến được
phát ra từ nhiều kênh, kể cả người đứng đầu thủ đô cũng lên tiếng.
Giám đốc, phó giám
đốc và một số người có liên quan tại bệnh viện Hoài Đức không thể không bị kỷ
luật. Không những bị cách chức, có người còn trở thành bị can sau khi cơ quan
điều tra tiến hành khởi tố vụ án.
Bóng đen đã được
lôi ra ánh sáng. Những kẻ cố ý làm bậy đã hết nơi ẩn nấp.
Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013
Cả vú lấp miệng... dư luận
Sau khi báo Tuổi trẻ ngày 4.8 đăng bài viết vạch rõ những vi
phạm pháp luật của ông Đinh Đức Lập – Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết trong việc
trả thù ba nhà báo đã dám tố cáo ông và Ban biên tập thì ngay lập tức, ngày 5.8
ông Lập đã dùng tờ báo giàu truyền thống 71 năm từ thời vẻ vang mang danh Cứu
Quốc ra để đăng bài viết (http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1366&Chitiet=67715&Style=1)để trả thù, vu vạ những nhà báo dám tố cáo
mình. Đó là một bài viết mang tính chất áp đặt, chụp mũ những nhà báo đã có đơn
thư tố cáo ông Lập suốt hơn một năm qua chưa được giải quyết đúng đắn theo quy
định của pháp luật, đúng với tính chất sai phạm của ông Đinh Đức Lập nhưng lại
vừa bị ông này ra quyết định buộc thôi việc. Quyết định buộc thôi việc của ông
Đinh Đức Lập áp đặt trái pháp luật cho ba nhà báo đấu tranh với các sai trái,
vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của Đảng của ông Đinh Đức Lập đã và đang bị
các cơ quan chức năng phản đối.
Hiếm có
Chị em sinh 3 cùng đậu ĐH Y Dược TP.HCM
07/08/2013 03:30Tin ba chị em sinh 3 đậu ĐH Y Dược đã được mọi người truyền tai nhau khá nhanh làm xôn xao khắp huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, trong mấy ngày qua.
Lần đầu tiên có một trường hợp hy hữu nhất từ trước đến nay, đó là cả 3 chị em sinh ba cùng lúc đậu vào Trường ĐH Y Dược TP.HCM với số điểm khá cao. Cả ba chị em Nguyễn Đan Thanh, Nguyễn Bảo Thanh và Nguyễn Châu Thanh (sinh ngày 25.12.1995) đều vui mừng vì cùng đạt được thành tích khá ấn tượng.Ba chị em sinh 3 Châu Thanh - Đan Thanh - Bảo Thanh (từ trái sang) - Ảnh: Trần Cao Phúc |
Tạo thêm khoảng cách giàu nghèo
BÁ TÂN
Rút ngắn khoảng cách giàu nghèo. Đó là điệp khúc thường nghe tại nhiều diễn đàn cũng như trong các báo cáo thành tích từ trung ương đến
địa phương. Dân chúng, nhất là những người nghèo, luôn khát khao nhìn thấy khoảng
cách giàu nghèo được rút ngắn. Nhưng Hà Nội đang làm ngược lại, chủ động tạo ra khoảng
cách giàu nghèo ở mức khủng khiếp.
Sau khi có nghị
quyết của HĐND thành phố, Hà Nội đang triển khai xây dựng 18 trường công lập
chất lượng cao. Ngay trong năm học 2013-2014, số trường này thực hiện thu học
phí các lớp mầm non và tiểu học mỗi tháng 2,9 triệu đồng, các lớp thuộc cấp
THCS và THPT thu học phí 3 triệu đồng/tháng. Theo kế hoạch đã được phê duyệt,
bước sang năm học 2014-2015, hai mức học phí nói trên tiếp tục được nâng lên 3,2
triệu đồng và 3,4 triệu đồng/ tháng.
Đừng làm xấu ngành y
Liên tiếp nhiều vụ việc tai tiếng xảy ra trong lĩnh vực y tế
thời gian qua khiến người ta chột dạ chả nhẽ vận hạn cứ đeo đẳng mãi vào cái
ngành được coi là đạo đức bậc nhất trong các ngành. Dù có phân trần biện giải
thế nào đi chăng nữa thì vẫn phải thẳng thắn đặt ra nguyên nhân chủ quan, đó là
trách nhiệm của con người trong ngành y, từ cấp lãnh đạo đến những người mang
danh “lương y-từ mẫu”.
Không nhắc lại những vụ việc cũ (dù vẫn còn gây nhiều bức
xúc trong dư luận), chỉ riêng vụ “nhân bản kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện đa
khoa Hoài Đức, Hà Nội” đã như giọt nước tràn ly. Dân chúng không còn thắc mắc
đơn thuần kiểu “tại sao lại có thể như thế?” mà đã thực sự phẫn nộ, bất bình.
Hành nghề y, tức lãnh trách nhiệm trị bệnh cứu người, coi mạng sống của con
người là trọng, chứ đâu lại rẻ rúng con người đến thế. Lấy cái kết quả xét
nghiệm máu của một cá nhân đem áp dụng cho hàng chục người, thử hỏi lương tâm
“từ mẫu” họ đã ném chốn nào. Đây không phải là sai phạm đơn thuần về mặt chuyên
môn mà là sự xuống đáy tận cùng về y đức. Ai cũng biết kết quả xét nghiệm cực
kỳ quan trọng bởi căn cứ vào đó bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh chính xác, phát hiện
bệnh kịp thời, nhất là với những người mang bệnh nan y, phức tạp. Cán bộ, nhân
viên y tế xét nghiệm Bệnh viện đa khoa Hoài Đức thừa biết điều đó bởi trước khi
hành nghề họ đã được đào tạo chuyên sâu, họ đã tuyên thệ lời thề Hippocrates,
họ đã thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “thầy thuốc như mẹ hiền”. Nhưng họ đã làm
ngược lại tất cả, rẻ rúng tất cả. Đến mạng người mà họ còn coi thường, rẻ rúng
được thì còn có gì để họ tôn thờ, coi trọng. Nói trắng ra, hành vi ấy phải xem
như tội ác, phải bị lên án kịch liệt, thậm chí trừng trị.
Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013
Học cụ Nguyễn và thày tôi
Cụ Nguyễn, ấy là cụ Nguyễn Tuân, nhà văn nổi tiếng của xứ ta. Người đời, thời cụ còn sống cũng như sau này hay nhắc đến cụ với câu nói, tương truyền "tôi sống được đến hôm nay là nhờ biết sợ". Tôi thì tôi lại đồ rằng cụ Nguyễn không bao giờ phát ngôn thế, hoặc nếu có thì cũng chỉ là lúc hài hước vui vẻ mà đùa vậy thôi. Bởi con người, khí chất cụ Nguyễn mà thế hệ tôi biết và đọc qua tác phẩm cụ khác cơ.
Cụ Nguyễn Tuân cùng tuổi với cụ thân sinh tôi, quê tôi gọi là thày, cùng năm Canh Tuất 1910. Cụ Nguyễn nhà văn ngồi chiếu trên trong làng văn nghệ, còn thày tôi chỉ nông dân chân quê đồng ruộng. Thày tôi cùng năm sinh nhưng chịu cảnh lạc thời bởi học nho vào lúc đã tàn mà tây học thì lại chưa đến nơi đến chốn. Thông thạo cả chữ nho chữ Pháp nhưng hầu như suốt đời làm ruộng. Có chút kiến thức sống nơi quê kệch nên cũng khác người, mà đặc biệt nhất là không cam chịu, cúi đầu, không chấp nhận lề thói tầm thường, cái ngang tai trái mắt. Thời Pháp cai trị cũng thế mà thời ta "làm chủ tập thể" cũng thế. Không ít lần thày tôi thảo đơn bỏ vào phong bì dán cẩn thận bên ngoài đề "Kính gửi thủ tướng Phạm Văn Đồng" nội dung tố cáo bọn quan tham cấp xã cấp huyện, đưa cho anh em tôi đem lên bưu điện huyện Kiến Thụy gửi. Chả biết họ có chuyển cho thủ tướng hay không, có giải quyết vụ nào không nhưng thày tôi vẫn nhất mực giữ lòng tin, nguyên tắc bất di bất dịch rằng sống ở trên đời phải đấu tranh với cái xấu cái ác, cái phủ nhận giá trị con người. Vì vậy, dư luận gọi thày tôi là ngang, là gàn. Nhưng người làng quê tôi mỗi lần nhắc đến sự ngang sự gàn ấy bao giờ cũng gửi vào đó niềm kính trọng đối với một nhân cách ngay thẳng. Mấy anh chị em tôi người nào cũng chịu ảnh hưởng sâu nặng của nhân cách này. Mà hình như cũng chả phải chỉ có ở trong gia đình tôi mà phổ biến trong cả dòng họ. Những người anh con các bác tôi hầu như ai cũng thế, sau này các cháu cũng thế, mặc dù có đứa làm đến chót cấp tá, hiệu trưởng hiệu phó các trường... Họ nhà tôi bị coi là gàn nhất làng Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng.
Cụ Nguyễn Tuân cùng tuổi với cụ thân sinh tôi, quê tôi gọi là thày, cùng năm Canh Tuất 1910. Cụ Nguyễn nhà văn ngồi chiếu trên trong làng văn nghệ, còn thày tôi chỉ nông dân chân quê đồng ruộng. Thày tôi cùng năm sinh nhưng chịu cảnh lạc thời bởi học nho vào lúc đã tàn mà tây học thì lại chưa đến nơi đến chốn. Thông thạo cả chữ nho chữ Pháp nhưng hầu như suốt đời làm ruộng. Có chút kiến thức sống nơi quê kệch nên cũng khác người, mà đặc biệt nhất là không cam chịu, cúi đầu, không chấp nhận lề thói tầm thường, cái ngang tai trái mắt. Thời Pháp cai trị cũng thế mà thời ta "làm chủ tập thể" cũng thế. Không ít lần thày tôi thảo đơn bỏ vào phong bì dán cẩn thận bên ngoài đề "Kính gửi thủ tướng Phạm Văn Đồng" nội dung tố cáo bọn quan tham cấp xã cấp huyện, đưa cho anh em tôi đem lên bưu điện huyện Kiến Thụy gửi. Chả biết họ có chuyển cho thủ tướng hay không, có giải quyết vụ nào không nhưng thày tôi vẫn nhất mực giữ lòng tin, nguyên tắc bất di bất dịch rằng sống ở trên đời phải đấu tranh với cái xấu cái ác, cái phủ nhận giá trị con người. Vì vậy, dư luận gọi thày tôi là ngang, là gàn. Nhưng người làng quê tôi mỗi lần nhắc đến sự ngang sự gàn ấy bao giờ cũng gửi vào đó niềm kính trọng đối với một nhân cách ngay thẳng. Mấy anh chị em tôi người nào cũng chịu ảnh hưởng sâu nặng của nhân cách này. Mà hình như cũng chả phải chỉ có ở trong gia đình tôi mà phổ biến trong cả dòng họ. Những người anh con các bác tôi hầu như ai cũng thế, sau này các cháu cũng thế, mặc dù có đứa làm đến chót cấp tá, hiệu trưởng hiệu phó các trường... Họ nhà tôi bị coi là gàn nhất làng Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng.
Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013
Đưa tiễn người thanh niên nhường áo phao cứu người
NGỌC MINH
Sáng 6.8, người dân xã Thạch Long, H.Thạch Thành (Thanh Hóa)
và bạn bè đã tập trung về gia đình ông Trần Hữu Trọng (thôn 4, xã Thạch Long)
để tiễn đưa anh Trần Hữu Hiệp, người đã cứu nhiều người, và nhường áo phao
cho người khác trong vụ lật ca nô thảm khốc ở biển Cần Giờ, TP.HCM về nơi an nghỉ cuối cùng.
Ban thường vụ Huyện đoàn H.Thạch Thành cùng đông đảo đoàn
viên, thanh niên trên địa bàn cũng đã tới đưa tiễn người thanh niên dũng cảm. Ai
cũng khâm phục khi được nghe kể về hành động nghĩa hiệp của anh Hiệp khi
đã nhường cơ hội sống của mình cho người khác, trong hoàn cảnh sinh tử giữa
biển dữ.
Chị Lê Thị Nhung, Bí thư xã đoàn Thạch Long cho biết anh Hiệp
là con út trong gia đình có 3 anh em trai. Tốt nghiệp THPT, anh Hiệp theo học
công nhân kỹ thuật rồi vào miền Nam
làm việc. “Trong hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo ấy, Hiệp đã làm được một điều mà chắc
chắn nhiều người không làm nổi, đó là tự nhường đi cơ hội sống sót của mình cho
người khác. Đó là sự hy sinh rất đáng kính phục. Chúng tôi tự hào vì hành động
nghĩa hiệp của anh Hiệp”, chị Nhung chia sẻ.
Theo Tỉnh đoàn Thanh Hóa, cơ quan này đã nhận được thông tin
anh Trần Hữu Hiệp dũng cảm dìu, cứu nhiều người trong vụ lật ca nô kinh
hoàng ở vùng biển Cần Giờ (TP.HCM). Bản thân anh, sau khi dìu nhiều người bám
vào dây neo chiếc ca nô bị chìm, đã chủ động nhường chiếc áo phao của mình cho
một phụ nữ. "Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẽ tuyên truyền tấm gương của anh Hiệp để
các bạn đoàn viên, thanh niên trong tỉnh học tập", anh Phạm Trọng
Dũng, Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa nói.
(theo báo Thanh Niên ngày 6.8.2013)
Đành phải vậy
Trước hết, xin được tỏ lòng cảm ơn bạn đọc đã quan tâm, ghé thăm và cho ý kiến trên nhật ký điện tử cá nhân (blog) này. Chúc các bạn cuộc sống dễ chịu, nhiều niềm vui.
Quan điểm xuyên suốt của chủ trang là "đá để xây chứ không để ném", tuy nhiên thời gian qua có một vài vị, nhất là người có tên Nguyễn Hữu Viện (Triệu Lương Dân, Tỷ Lương Dân) vì lý do này khác đã đưa lên những comment không thích hợp, thậm chí hằn học chửi bới, dẫn đến gây khó, rất khó cho chủ nhà. Vì công việc hằng ngày, nhà cháu không thể thường xuyên kiểm soát các ý kiến, xóa đi những ý kiến như vậy. Các nhà chức việc, cơ quan quản lý nhà nước không chấp nhận tình trạng trên và đã thông báo cho chủ trang. Điều đó là hoàn toàn hợp lý bởi chính chủ trang cũng không bao giờ chấp nhận những ý kiến chống chế độ, vu cáo nhà cầm quyền, nói xấu cụ Hồ, ngôn ngữ thái độ thiếu văn hóa...
Để khắc phục tình trạng trên, chủ trang thông báo kể từ nay áp dụng chế độ kiểm duyệt mọi comment, chịu trách nhiệm về những ý kiến được đăng lên. Dẫu sao đây cũng là "nhật ký cá nhân", mong mọi người thông cảm.
Xin chân thành cảm ơn quý vị.
6.8.2013
Nguyễn Thông
Quan điểm xuyên suốt của chủ trang là "đá để xây chứ không để ném", tuy nhiên thời gian qua có một vài vị, nhất là người có tên Nguyễn Hữu Viện (Triệu Lương Dân, Tỷ Lương Dân) vì lý do này khác đã đưa lên những comment không thích hợp, thậm chí hằn học chửi bới, dẫn đến gây khó, rất khó cho chủ nhà. Vì công việc hằng ngày, nhà cháu không thể thường xuyên kiểm soát các ý kiến, xóa đi những ý kiến như vậy. Các nhà chức việc, cơ quan quản lý nhà nước không chấp nhận tình trạng trên và đã thông báo cho chủ trang. Điều đó là hoàn toàn hợp lý bởi chính chủ trang cũng không bao giờ chấp nhận những ý kiến chống chế độ, vu cáo nhà cầm quyền, nói xấu cụ Hồ, ngôn ngữ thái độ thiếu văn hóa...
Để khắc phục tình trạng trên, chủ trang thông báo kể từ nay áp dụng chế độ kiểm duyệt mọi comment, chịu trách nhiệm về những ý kiến được đăng lên. Dẫu sao đây cũng là "nhật ký cá nhân", mong mọi người thông cảm.
Xin chân thành cảm ơn quý vị.
6.8.2013
Nguyễn Thông
Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013
Tiền dân đóng thuế ấy mà, cứ thoải mái
Muốn tồn tại được thì phải có tiền. Ai cũng cần tiền. Nhà nước cũng cần tiền. Tiền do người dân và doanh nghiệp đóng thuế cho nhà nước được gọi là tiền thuế. Khi nhà nước quản nó trong kế hoạch chi tiêu quốc gia thì gọi là ngân sách. Tiền ấy là mồ hôi, nước mắt của dân, phung phí thì phải tội.
Ấy thế mà có những vị coi nó như tiền chùa. Có thì cứ xài, thoải mái. Hết lại thu, dân nó đóng thuế ấy mà. Trách nhiệm của nó là nộp, nộp, nộp... Trách nhiệm của cán bộ chúng mình là xài, xài, xài. Không biết xài thì phải tạo cách xài. Thế mới tay chơi, mới đẳng cấp.
Thì đấy thây, cụ không đọc báo à. Chuyện gì? Chán cụ quá. Báo chí nó bảo các quan nhà ta dạo ni chơi, à quên, làm việc phục vụ nhân dân, sang lắm. Ngày xưa làm cán bộ như ông A ông B nhé, cái bút bi cũng phải tự mua, phân phối cho chiếc xe đạp Thống Nhất, Cửu Long bỏ tiền túi ra mà lấy về, cấm xớ rớ vào ngân sách nhé. Anh nào dấm dúi thụt két bị bắt quả tang chịu kiểm điểm nghiêm khắc chứ đùa à. Cấp nào cũng vậy, xã, huyện, tỉnh, thậm chí cả trung ương cũng cứ chí công vô tư. Ôi dào, cụ cứ rườm rà ôn nghèo kể khổ mãi. Bây giờ họ không thế đâu. Có tiền, thằng nào chả ăn chơi.
Ấy thế mà có những vị coi nó như tiền chùa. Có thì cứ xài, thoải mái. Hết lại thu, dân nó đóng thuế ấy mà. Trách nhiệm của nó là nộp, nộp, nộp... Trách nhiệm của cán bộ chúng mình là xài, xài, xài. Không biết xài thì phải tạo cách xài. Thế mới tay chơi, mới đẳng cấp.
Thì đấy thây, cụ không đọc báo à. Chuyện gì? Chán cụ quá. Báo chí nó bảo các quan nhà ta dạo ni chơi, à quên, làm việc phục vụ nhân dân, sang lắm. Ngày xưa làm cán bộ như ông A ông B nhé, cái bút bi cũng phải tự mua, phân phối cho chiếc xe đạp Thống Nhất, Cửu Long bỏ tiền túi ra mà lấy về, cấm xớ rớ vào ngân sách nhé. Anh nào dấm dúi thụt két bị bắt quả tang chịu kiểm điểm nghiêm khắc chứ đùa à. Cấp nào cũng vậy, xã, huyện, tỉnh, thậm chí cả trung ương cũng cứ chí công vô tư. Ôi dào, cụ cứ rườm rà ôn nghèo kể khổ mãi. Bây giờ họ không thế đâu. Có tiền, thằng nào chả ăn chơi.
Báo Tuổi Trẻ lên tiếng về vụ người chống tham nhũng ở báo Đại Đoàn Kết bị trù dập, buộc thôi việc
Ba nhà báo của báo Đại Đoàn Kết (cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc VN) bị buộc thôi việc sau khi đã tố cáo những sai phạm của ban biên tập.
Công đoàn cơ sở Ban công tác phía Nam (Công đoàn cơ
quan trung ương MTTQ VN) đã kết luận việc “kỷ luật” nhà báo như trên là
có nhiều sai phạm.
Từ ngày 7-5-2012, ba nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng, Đặng
Thị Kim Ngân và Bùi Hữu Phước (tức Hữu Nguyên) gửi đơn tới Ủy ban trung
ương MTTQ VN tố cáo ông Đinh Đức Lập, tổng biên tập (TBT), và một số
thành viên trong ban biên tập của báo Đại Đoàn Kết. Nội dung tố cáo gồm:
bán tài sản công, tự ý bán trụ sở văn phòng báo tại Đà Nẵng cho công ty
tư nhân, sai phạm trong công tác tổ chức cán bộ, vi phạm nguyên tắc
Đảng...
Hơn 1 năm chưa nhận được trả lời
Ông Mạnh Thắng cho biết từ khi gửi đơn tố cáo đến nay
đã hơn một năm nhưng chưa nhận được bất cứ trả lời nào từ phía MTTQ.
Trong khi đó ngày 20-7-2012, ông bị TBT Đinh Đức Lập ra quyết định điều
chuyển từ vị trí phó trưởng ban văn hóa - văn nghệ sang phó trưởng ban
kỹ thuật quản trị mạng. Do công việc mới không phù hợp chuyên môn nên
ông Thắng làm đơn khiếu nại. Ba ngày sau, ông Thắng bị cắt toàn bộ lương
và các chế độ khác. Tiếp tục khiếu nại nhưng không được trả lời thỏa
đáng, ông Thắng nộp đơn khởi kiện ra TAND quận Hoàn Kiếm và đã được tòa
thụ lý.
Nhà báo Hữu Nguyên (trái) trong một chuyến công tác tại quần đảo Trường Sa. Ảnh: B.N
Một cuốn "sách giáo khoa" về chủ quyền biển đảo
Có thể nói mà không sợ quá lời rằng trong cuộc đấu tranh bảo
vệ chủ quyền đất nước trên mặt trận học thuật - nghiên cứu, tiến sĩ sử học Hãn Nguyên
Nguyễn Nhã có một vị trí đặc biệt. Nhiều năm trở lại đây, nhất là khi vấn đề
biển đảo, cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa trở nên nóng
bỏng thì những bài viết, công trình nghiên cứu, những công bố của ông tạo nên những
hiệu ứng vô cùng mạnh mẽ, cả trong nước và quốc tế. Điều đó được thể hiện rõ
nhất trong tác phẩm, công trình nghiên cứu vừa công bố (tháng 7.2013) của ông: Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam
đối với hai quần đảo HoàngSa, Trường Sa.
Từng được đọc nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đấu
tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc của tiến sĩ Nguyễn Nhã, đăng trên các báo hoặc
công bố độc lập, tôi cho rằng Những bằng
chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có
thể xem như thành quả công phu, tâm huyết nhất của ông về đề tài này, sau gần
40 năm chuyên tâm nghiên cứu. Với hiểu biết sâu sắc về lịch sử; kiến thức phong phú;
khả năng sử dụng các ngôn ngữ Anh, Pháp, Hán; sự thu thập tỉ mỉ tư liệu trong
nhiều năm trời; sự cẩn trọng chính xác của một nhà khoa học lịch sử, và trên
hết là thái độ tích cực của một công dân đầy trách nhiệm với đất nước, tác giả
đã trao cho người đọc không phải chỉ tác phẩm cung cấp hiểu biết chính xác về
biển đảo Tổ quốc mà cả chất men say tràn đầy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc.
Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013
Nhất thế giới
BÁ TÂN
Quốc gia nào chẳng muốn có được cái
danh hiệu nhất thế giới. Dù chỉ là một lĩnh vực, hoặc một việc cụ thể nào đó, cứ
nhất thế giới là trên cả tuyệt vời. Một miếng giữa làng bằng cả sàng xó bếp. Đằng
này, cái làng ấy là cả thế giới thì còn gì bằng.
Việt Nam đã có những
cái nhất thế giới, hoặc thuộc nhóm đứng đầu thế giới. Lẽ nào không tự hào. Đang
là nước nghèo nhưng vẫn cứ sướng khi có được cái danh hiệu nhất thế giới.
Hơn 1 lần Việt
Nam
có học sinh đoạt giải nhất thế giới về môn toán. Thậm chí đã có lần còn giành
giải đặc biệt, trên cả giải nhất.
Tại các cơ
quan đầu não của trung ương, chẳng thấy bóng vía những người bộc lộ tài năng từ
lúc còn bé, đoạt giải cao nhất trong kỳ thi những người giỏi nhất thế giới. Tại
giống bị thui chột? Do nước ngoài (chủ yếu là tư bản, đế quốc ) đào tạo không đến
nơi đến chốn? Trong nước chưa cần sử dụng người tài? Hoặc là vì những lý do nào
khác…
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)