Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Thấy người ta ăn khoai, mình cũng vác mai đi đào

Suốt tuần rồi, nhất là hai ngày qua, dòng người ùn ùn đổ về những tiệm vàng. Đọc mấy cái tít trên vài tờ báo lớn “Chen nhau vét mua vàng”, “Giá vàng lên, chen nhau mua”… cũng đủ hình dung ra cảnh thị trường vàng tấp nập, sôi động, giá vàng nhảy múa ra sao. Có khi chỉ mua vài phân vài chỉ cũng tham gia cuộc đua tranh. Dường như có cả phong trào “người người sắm vàng, nhà nhà mua vàng” trên một đất nước vẫn còn nhiều khó khăn về kinh tế, nhất là thiếu vốn để thúc đẩy sản xuất. Có chi bất thường trong động thái đậm màu kinh tế-xã hội này?

Theo các chuyên gia, giá vàng thế giới đang xuống đến mức thấp nhất trong vòng hơn 3 năm qua, và đưa ra cảnh báo nếu ai có nhu cầu mua vàng thực sự cũng cần phải cân nhắc, thậm chí còn khuyên không nên mua vàng vào thời điểm này. Điều dễ hiểu là mua vàng khi giá vàng lao dốc sẽ chịu thiệt hại bởi mất lãi suất tiền gửi, giá trị vàng giảm dần, đó là chưa kể giá vàng trong nước đang có khoảng cách rất lớn so với giá thế giới, mà khoảng cách này chắc chắn sẽ được Ngân hàng nhà nước rút ngắn lại; sau thời điểm các ngân hàng thương mại tất toán xong trạng thái vàng (ngày 30.6) giá vàng trong nước có thể còn biến động mạnh nếu vàng thế giới tiếp tục giảm. Và điều quan trọng là hiện tại Nhà nước không khuyến khích việc kinh doanh, lưu trữ vàng miếng vì vàng dạng đó sẽ trở thành vốn chết, không tạo ra giá trị gia tăng của cải vật chất cho xã hội, mà ngược lại còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế, lãng phí một nguồn vốn to lớn đối với sự nghiệp phát triển đất nước…

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Những bài hát của một thời: Giữ biển trời Xô viết Nghệ An

Trong số những ca khúc viết về Nghệ An thời chống Mỹ, theo tôi có lẽ hay nhất là 2 bài: Tiếng hát sông Lam của nhạc sĩ Đinh Quang Hợp và Giữ biển trời Xô viết Nghệ An của nhạc sĩ Hồ Bắc.

Những năm từ 65 đến 72, Nghệ An là điểm nóng hứng chịu nhiều bom đạn. Các ca khúc viết lên từ mảnh đất này luôn hừng hực âm thanh, khí thế của vùng đất đánh giặc, chính vì vậy ngay cả Tiếng hát sông Lam mặc dù mang giai điệu dân ca Nghệ Tĩnh mà vẫn đầy dồn nén, gấp gáp, nói chi Giữ biển trời Xô viết Nghệ An mỗi âm mỗi nhịp đều như viên đạn đang văng ra khỏi nòng súng. Tôi thích sự rắn rỏi trong hình ảnh, chất hào hùng trong âm thanh những ca khúc được nhạc sĩ Hồ Bắc viết thời đánh Mỹ, mà tiêu biểu là bài hát này.

Thể hiện Giữ biển trời Xô viết Nghệ An là cặp ca sĩ trẻ nổi tiếng khi ấy: Ngọc Tân - Vân Khánh và dàn ca nhạc đài Tiếng nói VN. Sau này họ song ca với nhau nhiều bài khác đều để lại ấn tượng tốt trong lòng người thưởng thức. Song cuộc đời chìm nổi bể dâu chả biết thế nào mà đoán trước, chỉ nghe rằng họ có lần vượt biên vào những năm 80, Vân Khánh bị biển dữ cướp mất, Ngọc Tân sống sót trở về, chịu thêm bao lận đận. Anh cũng đã vào cõi thiên thu nên tôi chả nhắc lại làm gì nữa, thêm buồn.

Thế hệ chúng tôi, nói một cách thật lòng, lớn lên trong dòng âm thanh nhạc cách mạng, nhiều tác phẩm in đậm mãi trong tâm trí. Chả biết người khác thế nào chứ riêng mình, tôi vẫn giữ niềm say mê yêu quý dòng nhạc ấy đến tận bây giờ. Xin gửi tặng ca khúc này đến các bạn đồng môn cùng K17 người xứ Nghệ: Hoàng Xuân Bối, Trần Ngọc Hồng, Nguyễn Thị Minh Huệ, Nguyễn Thanh Hương, Nguyễn Bá Tân, Trương Đình Chiến, Nguyễn Thu Hà quý mến của tôi.

Vì sao các nhà báo vẫn chưa vào cuộc để bảo vệ đồng nghiệp?

Luật sư TRẦN ĐÌNH TRIỂN
Hết giờ làm việc chiều nay, định đi tập thể dục “vươn vai, ngắc cổ” một chút với mấy bác hàng xóm thì thấy một chị đã lớn tuổi gõ cửa văn phòng và giới thiệu: “Tôi là Đặng Thị Kim Ngân, Phó trưởng ban Khoa giáo Báo Đại đoàn kết, mong muốn được gặp anh và nhờ anh giúp đỡ để bảo vệ tài sản của Nhà nước, lợi ích tập thể và quyền lợi chính đáng của bản thân tôi. Người tôi muốn khiếu nại là ông Đinh Đức Lập - Tổng biên tập Báo Đại đoàn kết, có dấu hiệu tham nhũng, vi phạm pháp luật, trả thù người khiếu nại tố cáo…

Tôi mời chị Ngân uống nước và tranh thủ đọc lướt qua tài liệu mà chị Ngân cung cấp; tôi thật sự ngỡ ngàng, không tin vào mắt mình: Tổng biên tập của một tờ báo thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Cơ quan đại diện và giữ gìn khối đoàn kết đại dân tộc Việt Nam mà ngang nhiên vi phạm pháp luật, nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, dùng quyền uy ra tay sát phạt những người đấu tranh chống tiêu cực…Sơ qua vài tài liệu đã thể hiện ông Đinh Đức Lập đã có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng mà cơ quan có thẩm quyền cần điều tra, xác minh làm rõ để xử lý nghiêm minh theo pháp luật, cụ thể là:

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Thế này mà gọi là pháp luật ư?

Hoàn toàn tôi chả muốn thả chữ nào về vụ án xử mấy cô gái bán dâm và môi giới bán dâm bữa qua. Chẳng qua tôi không muốn dính vào trò xử đó. Nhưng báo chí thì cứ lồng lộn lên, báo in báo mạng, đài phát thanh, truyền hình, cả chính thống lẫn không chính thống. Vậy mà cuối cùng cầm lòng chẳng đậu. Nhưng dứt khoát không nói chi về "tội" của mấy cô gái đó, chỉ nói chuyện tòa, chuyện báo.

Xứ ta hầu như ngày nào cũng mở tòa, ngày nào cũng kết án. Tội phạm nhiều, luật hình lắm nên tòa bận rộn. Tuyên đúng người đúng tội là đương nhiên, nhưng oan sai cũng chả thiếu. Cái cần xử kín thì hở toang toác, vụ cần công khai thì lại dấm da dấm dúi. Nhìn vào chỗ thần công lý ngự trị nhiều khi thấy cũng nực cười.

Giở lại vụ xử mấy cô gái trên. Tất nhiên các cô ấy phạm luật, mà đã vi phạm thì phải chịu sự phán xét của pháp luật, nên tôi không có ý bênh họ (phải nói trước ra như thế). Xứ ta cấm hành nghề mua bán dâm. VN chứ không phải Hà Lan hay nước Đức. Không có phố đèn đỏ, chỉ luật đỏ thôi, vượt lằn ranh thì ráng chịu. Nhưng...

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Rước giặc về nhà

Nhiều năm nay, việc hàng lậu hàng giả hàng độc hại Trung Quốc (TQ) tràn ngập nước ta đã gần như thành chuyện thường ngày. Lộng hành đến mức không còn chỗ nào, lĩnh vực nào vắng cái bóng ma của nó. Có người ví những thứ hàng ấy như cái đầu giặc Phạm Nhan, chém đầu này thì ngay lập tức mọc ra đầu khác. Kiểm soát ngăn chặn hàng lậu, hàng giả, hàng độc hại TQ vất vả không khác gì đánh giặc.

Chỉ trong hơn tháng qua, các nhà sản xuất trong nước và cơ quan chức năng đã phải dàn quân ngăn chặn quyết liệt hai thứ hàng từ TQ tràn sang: cá tầm và khoai tây. Nuôi cá tầm là ngành sản xuất mới mẻ ở nước ta, đang làm quen và dần chinh phục thị trường, tạo dựng hình ảnh, thương hiệu cá tầm VN, thì bất chợt cá TQ ào ạt tràn qua biên giới, vào tới tận cả các tỉnh phía nam. Cá rẻ, chất lượng kém của TQ đánh bật cá tầm VN ra khỏi nhà hàng, chợ búa, siêu thị, đồng nghĩa với việc phá hoại kinh tế, giết chết ngành nuôi cá tầm trong nước đang đà phát triển. Tương tự như vậy, củ khoai tây VN xưa nay đâu có thiếu, nhà nông xứ ta thừa khả năng cung cấp cho thị trường nội địa. Khoai tây miền Bắc, khoai tây Đà Lạt không chỉ ngon, vừa miệng mà điều quan trọng là đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Việc cơ quan chức năng vừa qua kiên quyết xử lý tiêu hủy lô hàng mấy chục tấn khoai tây TQ nhập lậu không chỉ vì nó sẽ phá rối thị trường mà nghiêm trọng hơn, nó đã bị nhiễm độc, nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng.
Suốt bao năm, mối nguy độc hại từ hàng TQ luôn chực chờ đe dọa. Chẳng mấy ai quên chính báo chí TQ đã phanh phui những vụ động trời như sữa bột Sanlu (tỉnh Hà Bắc) có hàm lượng melamine cao làm tử vong hàng loạt trẻ em dạo năm 2008 hoặc vụ trứng bắc thảo ở tỉnh Giang Tây chứa độc tố sulfat đồng mới đây. Nói chi xa, hàng TQ nhập vào VN tiềm ẩn chất độc do khâu sản xuất hoặc bảo quản như trái cây (táo, lê…), đồ chơi trẻ em, đồ sứ, hàng nhựa, quần áo, tỏi, gừng… khiến người tiêu dùng ngày càng e ngại, xa lánh. Vậy cớ chi chúng vẫn tràn ngập thị trường nước ta?

Sao họ ác thế

Đọc bản tin về vụ mấy chiếc xe chở thịt thối, nội tạng thối đi tiêu thụ bị phát hiện, cô giáo cạnh nhà tôi đã thốt lên như vậy. Cô bảo không thể tưởng tượng nổi sao lại có thứ người ác thế, coi sức khỏe sinh mạng con người như cỏ rác; sao các cơ quan pháp luật không đưa ra xử nghiêm, thật nghiêm ngay vài vụ để làm bài học, cho chừa cái thói nhẫn tâm ấy đi.

Rất dễ hiểu và thông cảm với tâm trạng bức xúc của cô giáo. Mà người nào có lương tri, nhân tính cũng phải bức xúc, phẫn nộ như cô. Cứ vài ba ngày báo chí lại thông tin bắt được vụ vận chuyển thịt thối chỗ này, tiêu thụ thịt thối nội tạng bẩn chỗ khác. Vụ thì vài trăm ký, có vụ lên cả tấn, vài tấn. Hầu hết vận chuyển bằng xe khách xe đò, cũng không ít vụ người ta điều cả xe đông lạnh hiện đại để đưa hàng về nơi tiêu thụ. Hàng từ nhiều nguồn gốc khác nhau, có cả hàng từ Trung Quốc, từ vùng dịch bệnh; đích đến là những thành phố lớn, tập trung chủ yếu về TP.HCM. Điều dễ nhận thấy nhất ở chỗ trong tất cả các vụ kiểm tra bắt giữ, cứ khui hàng ra thì cái gọi là thịt, nội tạng đó dù đóng thùng xốp, ướp lạnh vẫn xộc mùi hôi thối, uế khí bốc ra nồng nặc. Nhiều lô “hàng” đã thối rữa, biến dạng, đổi màu, ngoài cách tiêu hủy, đem chôn chắc chắn không còn cách nào khác. Một cán bộ đoàn kiểm tra liên ngành (thú y, kiểm dịch động vật, cảnh sát môi trường…) đã khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng nếu những thứ hàng thối nói trên được đưa đi tiêu thụ trót lọt thì hình dung ra ngay được chuyện gì về sức khỏe tính mạng con người xảy ra sau đó.

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Ngày 21 tháng 6, chợt nhớ cụ Huỳnh

Hơn tuần nay, nhà (blog) của tôi bị ai đó lấy mất chìa khóa nên chủ nhân không vào (đăng nhập) được. Bài vở tồn kho ngày càng nhiều, tiếc nhất là có những bài thể hiện quan điểm, suy nghĩ của mình không được đưa lên đúng lúc. Ví dụ như bài này, tôi viết về cụ Huỳnh Thúc Kháng, không phải về một chí sĩ, nhà cách mạng nổi tiếng như nhiều người đã tường tận mà về một nhà báo, người làm báo lừng lẫy một thời. Định đưa lên blog nhân ngày 21.6 báo chí cách mạng nhưng khổ nỗi nhà mình mà mình phải chịu đứng ngoài, mặc cho kẻ khác tha hồ phá phách. Bữa nay, bất chợt vào lại được (chắc kẻ trộm nó cũng thấy tôi chả giấu thuốc phiện, rượu lậu gì nên “tha cho thì cũng may đời”), tôi vội đưa bài về cụ Huỳnh lên, sau đó sẽ là một số bài khác nữa. Tôi xin nói lại cho các đồng chí tin tặc được rõ: Lời nói thẳng bao giờ cũng khó nghe, các cụ xưa chẳng bảo “trung ngôn nghịch nhĩ” đó sao, nhưng nên biết lắng nghe, hơn là thích ai đó rót cho những lời đường mật. Tôi chỉ có đá chứ không có đường, nhưng đá của tôi luôn để xây chứ không để ném. Tôi không chống đối ai cả, cũng không bất mãn với cái gì cả, tôi chỉ muốn góp tiếng nói khó nghe với mục đích làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
26.6.2013

            Ngày 21 tháng 6, chợt nhớ cụ Huỳnh

Theo những gì tôi đã được dạy dỗ hồi đi học, cụ Huỳnh Thúc Kháng là cây đại thụ, một nhân cách lớn, nổi tiếng về tài năng, đức độ và lòng yêu nước trong đời sống xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20. Cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947), tự Giới Sanh, hiệu Mính Viên (vườn chè) đôi khi được viết thành Minh Viên, là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng. Cụ từng giữ chức Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ thời thuộc Pháp, Bộ trưởng Nội vụ, quyền Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Cụ Huỳnh quê làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang Thượng, huyện Tân Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước), tỉnh Quảng Nam. Năm 1900, đậu Giải nguyên kỳ thi Hương năm Canh Tý 1900, được xưng tụng là một trong Ngũ Phụng Tề Phi của xứ Quảng xưa. Năm Giáp Thìn 1904, cụ đỗ Hội nguyên Hoàng giáp (tức Tiến sĩ thủ khoa).

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Nguyễn Hữu Viện không phải giống người

Nhà tôi lâu nay có một vị khách không mời hay vào comment (còm) tên là Nguyễn Hữu Viện, còn ký là Triệu Lương Dân, Tỷ Lương Dân. Tôi không biết ông ta (bà ta) thế nào, mặt mũi ra sao nhưng qua những lời còm chống đối nhà nước VN, nói xấu cụ Hồ, dùng lời lẽ rất thiếu văn hóa thì tôi biết đó là người không có tư cách nên bất cứ ý kiến nào của ông (bà) ấy tôi đều xóa. Được một người bạn hiểu biết về công nghệ thông tin chỉ dẫn, tôi đã phần nào ngăn chặn được trước khi bị xâm nhập. Nhưng ông (bà) Viện rất ngoan cố, dùng mọi địa chỉ nguồn khác nhau để lọt vào nhà tôi nhằm phá phách, điển hình là chỉ trong buổi chiều nay 18.6 đã còm tới hơn 30 ý kiến đểu giả vào bài "Gặp Cù Huy Hà Vũ trong trại giam" (tôi post bài này của báo Tuổi Trẻ lên trang nhà để ai có dịp thì đọc, còn độ đúng sai thế nào tùy cảm nghĩ của mỗi người). Tôi đã kiểm tra và xóa mấy chục cái còm ấy, rất mất thời gian.

Hành vi của ông (bà) Nguyễn Hữu Viện như trên rõ ràng là cố ý xấu xa chứ không phải góp ý chân thành, không có tính xây dựng. Dù tôi đã nhắc nhở nhiều lần nhưng ông (bà) Viện vẫn ngoan cố, tôi nghĩ chắc đó không phải là giống người. Rất nhiều khách vào nhà tôi cũng đã dùng đủ lời lẽ, nhẹ có nặng có, thậm chí có vị còn (xin lỗi) mạt sát thẳng thừng "tổ cha lão Nguyễn Hữu Viện" nhưng "con người" ấy vẫn trơ trơ. Vì vậy tôi phải viết mấy dòng này với ý ngắn gọn: Ông (bà) Nguyễn Hữu Viện nếu còn tư cách thì đừng ghé đây nữa. Chỗ này không phải nơi đón tiếp những người như ông (bà).

18.6.2013
Nguyễn Thông

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Gặp ông Cù Huy Hà Vũ trong trại giam

Thời gian qua, trên một số trang mạng xã hội có thông tin phản ánh phạm nhân Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực kéo dài, nguyên nhân do bị ngược đãi. Sự thật có đúng như vậy?
Ông Cù Huy Hà Vũ bị giam ở trại giam số 5 (thuộc Bộ Công an, huyện Yên Định, Thanh Hóa). Chiều 16-6, tại trại giam này, Tuổi Trẻ đã có cuộc tiếp xúc với ông Cù Huy Hà Vũ cùng các cán bộ quản lý phạm nhân.
Khỏe mạnh, to béo, lanh lợi
Ông Cù Huy Hà Vũ đồng ý gặp chúng tôi ngay tại phòng giam, ở chung với phạm nhân Nguyễn Đình Dặm. Một số cán bộ của trại giam đứng ngoài sân trong khi chúng tôi tiếp xúc, trò chuyện với ông Vũ.
Phòng giam ông Vũ có tivi, quạt máy, giá sách với nhiều loại sách văn học, pháp luật...; có hệ thống vệ sinh khép kín, nước sạch sinh hoạt; có bếp nấu riêng. Trước phòng giam có một sân nhỏ trồng nhiều cây cảnh.
Thấy chúng tôi đến, ông Vũ vội mặc áo, với tay tắt tivi trong phòng. Ông Vũ có phần khỏe mạnh, to béo, nói chuyện thoải mái, lanh lợi, kể về gia đình, cháu nội và những chuyến thăm của vợ - bà Nguyễn Thị Dương Hà. Chúng tôi hỏi: “Sức khỏe của ông dạo này thế nào?”.
Ông Vũ trả lời: “Tôi có tiền sử bệnh tim, cao huyết áp, nhưng từ khi vào trại giam số 5, các bác sĩ của trại thường xuyên khám bệnh, đo huyết áp, cấp thuốc trợ tim, thuốc trị cao huyết áp”. “Còn chuyện ông tuyệt thực?”.

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Bài hát tặng bạn ngày chủ nhật: Chế độ ta tươi đẹp

Lúc này, mọi người cần nghe bài hát ấy để ráng giữ niềm tin tươi sáng.
Sáng tác: Xuân Oanh
Trình bày: Tốp ca nữ đài Tiếng nói Việt Nam, lĩnh xướng: Kim Oanh.

Chúc bà con vui vẻ.

Xin cám ơn nhà sưu tầm Zanhanoi.

16.6.2013
Nguyễn Thông

Trình của bộ trưởng

Phiên họp, chất vấn trên nghị trường hôm 13.6 quả thật có nhiều sự vui. Rất nhiều nghị viên cười, người coi tivi cũng cười, cười tủm tỉm, cười thành tiếng. Không khí nghị trường đỡ căng thẳng, nhưng điều đó không có nghĩa là đáng mừng. Đáng lo là khác, bởi người ta không nén được tiếng cười trước những điều buồn cười. Mà sự cười ấy lại xuất phát từ các vị bộ trưởng.

Hai vị bộ trưởng thành tiêu điểm nóng hôm qua là thượng thư Hoàng Tuấn Anh bộ Văn thể du và thượng thư Phạm Vũ Luận bộ Học. Hai vị này mặc dù đã hết sức chân thành trước quốc hội nhưng quả thật cứ phát ngôn lòng và lòng vòng, trữ tình ngoại đề khiến hàng trăm vị dân biểu sốt cả ruột. Ngay đến cả vị cầm trịch, ông chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng dù cố giữ không khí ôn hòa mà cũng có lúc không kìm nén được. Ai đời trên diễn đàn cuộc họp quan trọng nhất nước bàn về quốc kế dân sinh, bàn những chủ trương chính sách lớn liên quan đến cả dân tộc, những biện pháp thật dài hơi nhưng cũng thật cụ thể để khắc phục sửa chữa nhiều vấn đề cộm ở tầm quốc gia mà thượng thư Tuấn Anh lại đi kể lể áo dài của tân ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thị Kim Ngân đẹp như thế nào, thêu hình hoa sen ra sao; ai đời khi du lịch Việt Nam đầy tiềm năng nhưng vẫn đang lẹt đẹt bám đuôi các nước trong khu vực, nạn chặt chém, lừa đảo du khách hoành hành khắp nơi và ngay tại thủ đô khiến nhiều du khách một đi không trở lại, vậy mà ông Tuấn Anh vẫn tươi cười lạc quan mà rằng du lịch Việt Nam vẫn là hình ảnh rất tốt trong mắt du khách, thậm chí còn ngây thơ "tôi vừa tiếp một bộ trưởng Anh, tôi hỏi Hà Nội thế nào, ông ấy bảo Hà Nội đẹp lắm".

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Không thể chịu nổi

Ông bạn hàng xóm nhà tôi mấy bữa nay có vẻ bức xúc lắm. Là cựu binh hải quân từng tham gia đánh tàu khu trục Maddox của Mỹ trên vịnh Bắc bộ, vào sinh ra tử biết bao lần, chứng kiến biết bao cái chết, vậy mà lần này không giữ được bình tĩnh. Ấy là khi ông nghe tin vị tiến sĩ khảo cổ học người Nhật Nishimura Masanari tử nạn giao thông trên đường số 5, con đường tử thần. Thực ra sự ra đi đau đớn của người bạn Nhật chỉ là giọt nước tràn ly thôi bởi vài ba hôm trước mỗi lần bên bàn trà ông hàng xóm đều than phiền vụ thời sự nóng tai nạn giao thông. Ông bảo chả có nơi đâu như cái xứ này, chẳng phải chiến tranh mà người chết như ngả rạ, mỗi năm mười mấy nghìn mạng chứ ít đâu. Ông kể lể, nói chi xa, dư luận đang còn sửng sốt bàng hoàng trước vụ đâm xe vào vách núi thảm khốc trên đường Khánh Lê nối Nha Trang - Đà Lạt ngày 7.6 cướp đi gần chục người, đa số là giáo viên, thì ngay sau đó ngày 8.6 xe khách Mai Linh lật tại Quảng Nam khiến 3 người chết, hàng chục người bị thương, rồi xe hãng Phương Trang lao xuống mương ở Tiền Giang ngày 9.6 làm 6 người trọng thương. Một ngày sau, 10.6, là bi kịch Nishimura. Không thể chịu nổi, không thể chịu nổi! Người lính hải quân già giơ cả hai tay lên giời và than, có vẻ như chỉ còn biết cậy nhờ vào đấng tối cao huyền diệu để xử lý rốt ráo, chấm dứt sớm nhưng bi thương dồn dập đổ lên đầu dân ta.

Ngắn thôi, không phải về Nishimura

Anh Nishimura Masanari mất rồi, nhẽ ra tôi không nói, để anh yên nghỉ. Nhưng điều tôi đề cập đây là với người còn sống. Người Việt chứ không phải người Nhật.

Sau khi người bạn Nhật khảo cổ ấy qua đời, qua báo chí, cộng đồng dân Việt mới hay anh ấy đã gắn bó với VN gần hai chục năm, tận tụy với VN, bỏ cả vinh hoa phú quý (nước Nhật) để lăn vào nơi vất vả, có rất nhiều cống hiến cho nền khảo cổ nước mình. Ngoài sự thương tiếc của bạn bè, đồng nghiệp, không hề thấy có vị lãnh đạo nào của nhà nước lên tiếng, cũng không thấy nói Nishimura đã được nhà nước khen thưởng cái gì (huân chương chẳng hạn) xứng đáng với cống hiến đóng góp của anh. Rõ ràng hệ thống thi đua-khen thưởng xứ ta có vấn đề, từ dưới lên trên rất thụ động, kẻ không đáng thì được, người xứng đáng thì không. Từ chuyện nghệ sĩ Văn Hiệp, nay tới tiến sĩ Nishimura, thấy thật buồn cho những người cầm cân nảy mực xứ mình.

Bao giờ dẹp được cái nạn "truy tặng" trong thi đua-khen thưởng (trừ trường hợp đặc biệt) thì mới mong có sự đánh giá công bằng.

15.6.2013
Nguyễn Thông

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Ông Phạm Viết Đào bị bắt

Ngày 13/6, Cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội ra Lệnh khám xét khẩn cấp và Lệnh bắt khẩn cấp đối với  ông Phạm Viết Đào, sinh ngày 10/4/1952 tại Nghệ An; hiện thường trú tại số 02 hẻm 39/7/460 Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Theo cơ quan an ninh, ông Phạm Viết Đào có hành vi vi phạm pháp luật theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân".

Quá trình thực hiện lệnh khám xét, bắt khẩn cấp, Cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội thực hiện đúng quy định của pháp luật. Ông Phạm Viết Đào có thái độ chấp hành.

Các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của ông Phạm Viết Đào để xử lý theo quy định của pháp luật.

(theo TTXVN)

Nó như thế mà dân cũng chịu để nó xét xử mình thì thật lạ

Bài này trên báo Tiền Phong ngày 13.6.2013

Nhếch nhác chốn công đường

TP - Quần áo phụ nữ, trẻ con giăng đầy trước và sau trụ sở, trẻ con chạy vào ra khi phiên tòa đang diễn ra, tiếng dao băm thịt của một phụ nữ át tiếng chủ tọa phiên tòa...?Đó là thực trạng đang diễn ra tại TAND huyện Kỳ Anh,Hà Tĩnh.
Cảnh nhếch nhác tại TAND huyện Kỳ Anh
Cảnh nhếch nhác tại TAND huyện Kỳ Anh.
Nhếch nhác
Ngày 10/6, tại TAND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) diễn ra phiên tòa xét xử một vụ án tai nạn giao thông. Gần 100 người dân đến dự phiên tòa ngỡ ngàng vì sự nhếch nhác chốn công đường.
Ngay khi bước vào cổng tòa là hai gia đình đang sinh sống tại hai phòng đầu tiên của trụ sở. Tiếng trẻ con kêu khóc đòi mẹ làm nhiều người cứ ngỡ đang bước vào khu trọ. Ngay bên cạnh là quần áo phụ nữ, trẻ con giăng kín.
Tại một góc trước hội trường xử án, một bó hương, chổi quét sân nằm chồng lấn lên nhau. Bước vào tòa nhà phía sau, nơi có hội trường diễn ra phiên xét xử.

Tín nhiệm: Một phiếu cao, một phiếu thấp

Thấy các đại biểu quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm (người ta nói tránh đi là lấy phiếu tín nhiệm) 49 vị (có 2 vị tạm thời được hoãn) lãnh đạo quốc gia (quốc hội, chính phủ), tôi cũng bắt chước tự mình bỏ phiếu, theo cảm nhận của riêng tôi.

Trước hết là lá phiếu tín nhiệm thấp, tôi dành cho ông Nguyễn Thiện Nhân. Tại hội nghị số 7 của đảng vừa qua, ông Nhân được bầu vào Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất nước, dân gian quen mồm gọi là siêu bộ. Vậy nên thời điểm này, ông Nhân đương kim ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng, tức là nằm trong top 20. Hôm qua 12.6, ông Nhân lần đầu tiên thay mặt chính phủ báo cáo trước quốc hội những hoạt động của chính phủ thời gian vừa rồi. Có nhẽ đây là bước tập dượt cho những hoạt động tiếp theo trọng trách hơn của ông Nhân. Tôi thất vọng khi thấy trong báo cáo đó phó thủ tướng Nhân không có cách nhìn nhận, đánh giá gì mới mẻ hơn so với những người khác, vẫn theo kiểu dưới báo cáo lên trên, trên báo cáo lên trên nữa, đọc những con số vô hồn, chai đá trước thực tế, thời cuộc. Và tôi thất vọng nhất khi ông Nhân đề cập đến những hoạt động tài chính, ngân hàng. Ông bảo rằng "sau gần một năm thực hiện, khuôn khổ pháp lý mới về quản lý thị trường vàng nói chung và Nghị định 24 nói riêng đã phát huy hiệu quả rõ rệt, cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra, Chính phủ cho hay hiện nay dù chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới còn cao nhưng thị trường vàng đã ổn định hơn. Về trung và dài hạn, trong điều kiện khuôn khổ pháp lý mới và với sự can thiệp của NHNN, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới sẽ được thu hẹp dần" (theo báo Thanh Niên ngày 13.6).

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Tôi kỷ niệm ngày 21.6 bằng bài báo này

Thật đáng sợ khi mất động lực để... "mở miệng"!
HŨU NGUYÊN

Vốn đã chẳng muốn nói thêm gì nữa về trường hợp ông Đinh Đức Lập ở báo Đại Đoàn Kết. Người ta chỉ có thể nói chuyện với những ai biết nghe và biết phân biệt được phải trái, đúng sai. Quan trọng hơn hết là với những người phải có tinh thần thượng tôn pháp luật.

Ông Đinh Đức Lập không có tất cả những điều đó đã đành, đáng tiếc là những người có trách nhiệm trong vụ việc (giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Nhà nước và quy định của Đảng) cũng chẳng hơn gì.

Trong trường hợp này, “vạch cái đầu gối ra nói” có khi còn có hiệu quả hơn, cha ông ta từng có câu như vậy, chẳng phải tự tôi nghĩ ra đâu nhá (câu này trích trong kho tàng thành ngữ dân gian Việt Nam).

Ngược với thủ tướng đấy, làm gì nhau nào

BÁ TÂN 
 Đại biểu quốc hội Hoàng Hữu Phước lại thêm một lần “nổi tiếng” khi lên tiếng tạo cản trở giải quyết món “nợ” biểu tình đã được hiến định cách đây gần 70 năm. Lý sự như ông Phước thì luật Biểu tình sẽ trở thành “nợ xấu” kéo dài sang cả đời con đời cháu. Và nếu vậy “nợ xấu” này còn xấu hơn cả nợ xấu ngân hàng.

 Kể cả người muốn biểu tình cũng như người không thích biểu tình đều lắc đầu với kiểu lý sự cùn mang nhãn hiệu Hoàng Hữu Phước. Tư duy, trình độ hiểu biết với sản xuất hàng hóa là 2 thứ khác biệt nhưng, kể cả không muốn, tự nó lộ diện nhãn hiệu. Nhận thức, cách diễn giải về luật Biểu tình cho thấy thứ bậc nhãn hiệu của ông Phước. Thị trường tràn ngập hàng hóa, gắn liền đủ loại nhãn hiệu. Không chỉ phơi bày hàng rởm mà còn có cả đồ giả.

Ông Phước có thể quên nhiều thứ nhưng có một việc ông không thể (hoặc không dám) quên khi bàn đến luật Biểu tình. Tại kỳ họp quốc hội cách đây chưa lâu, Thủ tướng chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng đề xuất sớm xây dựng luật Biểu tình, dư luận rất đồng tình. Thủ tướng lên tiếng đề nghị xây dựng luật Biểu tình. Sự tiến bộ của xã hội đang đòi hỏi như vậy. Ông nghị Hoàng Hữu Phước lại tìm cách bàn lùi, biến luật Biểu tình trở thành nợ xấu dai dẳng. Chẳng hiểu làm sao, đối với luật Biểu tình, một trong những vấn đề mang tính thời đại được toàn dân quan tâm đặc biệt, ông Phước lại dám đi ngược chiều thủ tướng, trong trường hợp này đồng nghĩa với ngược chiều quan điểm của chính phủ và nguyện vọng của đại đa số nhân dân.
 Bá Tân

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Không tin được nhưng đó là sự thực: Người chống tham nhũng tiêu cực bị sa thải



Việc chống tiêu cực ở báo Đại đoàn kết của các nhà báo Kim Ngân, Mạnh Thắng và Hữu Nguyên ngày một gian nan. Chính vì không được Đảng ủy Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam bảo vệ (dù các nhà báo đã nhiều lần làm đơn đề nghị bảo vệ) nên mức độ trả thù, trù dập người tố cáo ngày một gia tăng. Ngày 3.6.2013, Tổng biên tập Đinh Đức Lập và Phó tổng biên tập Nguyễn Quốc Khánh đã ra Quyết định số 42 buộc thôi việc đối với nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng.

Khi những đơn tố cáo của nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng chưa được lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Đảng ủy Khối các cơ quan trung ương và các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết dứt điểm; và khi  đơn tố cáo ông Vũ Trọng Kim - Ủy viên Trung ương Đảng – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chưa được Ủy ban Kiểm tra trung ương, Ban Nội chính trung ương giải quyết thì hành vi trả thù, trù dập bằng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng của Ban Biên tập báo Đại đoàn kết đã vi phạm nghiêm trọng vào điều 8 Luật tố cáo, và Quy định 94 của Bộ Chính trị.

Nếu như từ tháng 5.2012 nhà báo Mạnh Thắng có đơn tố cáo thì ngay 2 tháng sau, ngày 23.7.2012 ông bị Tổng biên tập Đinh Đức Lập trả thù, trù dập chuyển công tác, cắt lương vô cớ dù không bị kỷ luật gì. Điều này vi phạm nghiêm trọng điều 8 và điều 37 của Luật tố cáo (được bảo vệ vị trí công tác). Đến khi Đảng đoàn MTTQ Việt Nam có kết luận thì cũng không trả lời các nhà báo bằng văn bản (vi phạm điều 26 luật Tố cáo), không thực hiện kỷ luật những người có sai phạm liên quan với Tổng biên tập Đinh Đức Lập như:

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Ông Vịnh liệu có nhầm?

Ông Vịnh tức ông Nguyễn Chí Vịnh, ủy viên T.Ư đảng, thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, người mà dư luận đồn đoán sẽ có thể cầm chức bộ trưởng bộ này nay mai.

Ngày 8.6, hầu hết báo chí chính thống đều đăng bài về cuộc gặp của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh với giới báo chí truyền thông Trung Quốc nhân chuyến ông Vịnh dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 4 vào 2 ngày 5 - 6.6 tại Bắc Kinh. Có thể nhận thấy trên các báo Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Thanh Niên, TTXVN... nội dung bài đăng đều na ná như nhau, dường như cùng một nguồn chứ không phải do phóng viên bản báo viết. Điều ấy cũng chả có chi lạ bởi ở vấn đề mang tầm quốc tế, quốc gia, chủ quyền lãnh thổ, cần phải có sự thống nhất về quan điểm, báo chí nhà nước chỉ làm nhiệm vụ truyền tải thôi.

Khi đọc bài Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đối thoại với truyền thông Trung Quốc trên báo Thanh Niên (xem toàn văn ở đây), tôi đánh giá ông Vịnh là người hoạt ngôn, sắc sảo, thông minh (chả thông minh mà lại làm đến thượng tướng), bản lĩnh có thừa. Mặc dù các nhà báo Trung cộng cũng là những kẻ ghê gớm, đầy thủ đoạn, thủ pháp lắt léo đưa người khác vào tròng nhưng họ dường như phải chào thua thượng tướng Việt Nam. Lâu nay những phát biểu của ông Vịnh, dù ở trong hay ngoài nước, dù trước bất kỳ đối tượng nào cũng đều gây sự chú ý, không hẳn vì đó là nhời của ngôi sao đang lên đang sáng, mà còn đại diện cho quan điểm, đường lối của nhà nước Việt Nam đương thời. Chính vì thế, tôi lấy làm lạ khi đọc đoạn dưới đây:

Bài hát tặng bạn ngày chủ nhật: Bài ca bên cánh võng

Những năm đầu 70, các bài hát về Trường Sơn, về đường ra trận là giọng chủ đạo của âm nhạc cách mạng, với nhiều bài hay, hào hùng, xúc động. Bài ca bên cánh võng của nhạc sĩ Nguyên Nhung nằm trong số đó, nhưng tôi cảm thấy dường như nó có sự lắng sâu hơn.

Còn nhớ năm 1974 trường Đại học Tổng hợp Hà Nội tổ chức thi văn nghệ tại hội trường Mễ Trì, khoa Văn có tham gia một số tiết mục như tốp ca nữ Cô giáo bản Giàng (sáng tác của anh Đỗ Minh Tuấn- khóa 16, sau là nhà thơ, đạo diễn điện ảnh), đơn ca của anh Trịnh Hòa Bình (khóa 18, nay là PGS xã hội học) hát bài gì hay lắm (tôi quên mất), và đặc biệt anh Đăng Khoa (khóa 19) rất thành công với ca khúc Bài ca bên cánh võng. Phải nói dạo đó khoa Văn rất mạnh về văn nghệ, còn khoa Sử thì thể thao (bóng chuyền, bóng đá, bóng bàn). Hồi ấy, dân văn hay nhắc đến những biểu tượng khoa mình như Đỗ Minh Tuấn, Trần Nho Thìn, Hà Nam Tiến, Triệu Xuân Điến..., còn bên sử tôi nhớ có anh Nguyễn Quốc Trị còn gọi là Trị đen, một tay lắm tài, nhất là đá bóng. Với Đăng Khoa, còn nhớ y đẹp trai lắm, hát hay, công tác đoàn cực sôi nổi, hình như là lớp phó Văn K19, một tay trợ thủ đắc lực của anh Nguyễn Xuân Liễu bí thư đoàn khoa, người viết chữ đẹp nhất Hà Nội.

Hồi ông anh ruột tôi từ chiến trường về, món quà quý nhất mà tôi được nhận có lẽ là chiếc võng dù màu xanh đậm. Cái võng ấy đã theo anh Uy (anh tôi) khắp trong nam ngoài bắc, cả sang Lào. Cái võng đó, tôi dùng mãi đến đầu những năm 80 mới rách, bỏ đi cứ tiếc mãi. Bài hát này cũng xin tặng cho bác Uy để bác nhớ về những năm tháng Trường Sơn.

Bản nhạc mà các bạn nghe sau đây do ca sĩ Trần Chất, một giọng nam nổi tiếng trong số nhiều ca sĩ họ Trần thời bấy giờ, thể hiện.

Chúc mọi người vui vẻ, chủ nhật ắp niềm vui.

Xin cám ơn nhà sưu tầm Zanhanoi.

9.6.2013
Nguyễn Thông



Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

Giải trí cuối tuần: Chị lại không được khỏe

NGUYỄN QUANG VINH
Vợ chồng Tổng sếp đang bàn chuyện cho hai đứa con sang Mỹ học thì bà giúp việc vào báo có mấy anh trong Nam ra chơi. Sếp chồng nháy mắt. Sếp vợ tót cái, kéo váy lên cầu thang lầu, mất hút. Đoàn khách vào.
Ôi anh. Tụi em nghe tin chị bệnh vội vàng thu xếp công việc cuối năm bay ra thăm chị.
Ừ. Chị lại không được khỏe. Trong ấy nắng ấm, ngoài này lạnh, mưa sụt sùi. Nghe mấy ông bạn bác sĩ khuyên, cuối tuần, nên để chị vào trong đó đánh mấy ván tennis, hít thở, hưởng chút nắng vàng.
Dạ đúng đúng đúng. Ông bác sĩ nào đó chuyên môn cao thật đấy anh ạ. Đúng. Cứ chiều tối thứ 6 chị bay vào. Đánh mấy ván tennis rồi tối chủ nhật ra vẫn làm việc bình thường anh ạ. Cả anh nữa, vào với chị. Anh ơi, sức khỏe là số 1 anh ạ, quan nhất thời, dân vạn đại, anh chị phải có sức khỏe. Chị đâu anh, để tụi em lên vấn an chị.
Thôi để chị nghỉ. Phần thì thời tiết mệt, phần thì lo hai cháu sắp đi học Mỹ. Tính đàn bà nó thế, lo suốt, khổ lắm. Vì thế, dạo này chị lại không được khỏe.

Vài nhời từ vụ cháy

Vụ cháy trạm kinh doanh xăng dầu trên đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội hôm 3.6 phải nói là kinh hoàng dưới nhiều góc nhìn. Ngay trung tâm thành phố, nơi sầm uất bậc nhất của thủ đô, nếu “quả bom xăng” gần trăm mét khối đó nổ thì không thể tưởng tượng được hậu quả sẽ ghê gớm như thế nào. May mà điều đó không xảy ra, trước hết nhờ công lao, sự dũng cảm quên mình của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC).

Nói về những mối tai họa thường xuyên đe dọa cuộc sống con người, cha ông thuở xưa đã đúc kết ngắn gọn “thủy hỏa đạo tặc”, trong đó họa cháy đứng hàng thứ hai, còn trên cả trộm cướp, giặc giã. Lửa có thể biến những giá trị tài sản khổng lồ thành số 0 chỉ trong phút chốc. Đã có quá nhiều bi kịch thương tâm do hỏa hoạn. Nước ta cũng như bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều đưa ra những quy định PCCC nghiêm ngặt nhằm hạn chế tối đa tác hại của giặc lửa. Phòng cháy được đặt lên hàng đầu. Dân gian thường bảo “chớ đùa với lửa” là vậy.
Có thể rút ra nhiều điều sau vụ cháy nói trên. Cơ quan điều tra và các ngành chức năng sẽ làm việc này nhưng vụ cháy đã phát lộ một số vấn đề. Trước hết là hoạt động chữa cháy, xử lý tai nạn. Theo các nhà báo tường thuật, phải mất đến gần 6 tiếng đồng hồ kể từ khi phát cháy, cả nghìn cán bộ chiến sĩ công an, quân đội; hàng trăm dân quân tự vệ địa phương; hàng chục lượt xe cứu hỏa chuyên nghiệp tham gia… mới dập tắt được đám cháy. Tất nhiên có những khó khăn khách quan nhưng với một vụ cháy trên địa bàn chật hẹp đông người như thế, việc để kéo dài tình trạng cháy có nguy cơ gây nổ cực kỳ nguy hiểm đã chứng tỏ rằng chúng ta chưa đủ biện pháp, công cụ hữu hiệu để giải quyết nhanh nhất sự cố. Chỉ riêng việc phải huy động quá nhiều người, dùng những biện pháp thủ công (như cảnh sát phải hứng xăng vào từng can nhựa chuyển ra ngoài) đã chứng minh điều đó. Trong trường hợp này, lòng dũng cảm của cán bộ chiến sĩ chữa cháy dù rất đáng khen ngợi nhưng liệu có nên đánh đổi tính mạng con người một cách nguy hiểm như vậy chăng?

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Nói lại cho rõ

Có nhiều người thắc mắc tại sao gần đây tôi lại xóa comment của bạn đọc, dù họ có đề "nặc danh" đi chăng nữa. Và trách tôi miệng thì nói tôn trọng mọi ý kiến trái chiều, nhưng tay lại xóa góp ý của người khác.

Tôi xin nói rõ:
Tôi vẫn không thay đổi sự tôn trọng những ý kiến khác biệt, của bất kỳ ai, nhưng với những ý kiến:
-Chống đảng cầm quyền, chống chế độ, nói xấu cụ Hồ.
-Chửi bới tục tĩu thiếu văn hóa, miệt thị người khác.
-Tất cả mọi comment của ông Nguyễn Hữu Viện, Triệu Lương Dân, Tỷ Lương Dân (hiện giấu tung tích bằng nickname "Nặc danh") bởi ông này không có sự góp ý trên tinh thần xây dựng, luôn nói xấu cụ Hồ, chửi đảng cầm quyền, chửi nhà nước VN đương thời.
Những ý kiến như trên đều bị xóa, không cho tồn tại.

Trong khi tôi chưa có cách ngăn chặn tức thời, có thể những ý kiến như vậy xuất hiện trên blog nhật ký cá nhân này trong lúc tôi bận bịu, nhưng đảm bảo nó sẽ bị xóa sau đó.

Cũng xin lưu ý, gần đây xuất hiện một số ý kiến nhắm vào cá nhân tôi, tôi biết là của ai, người ấy thuộc dạng như thế nào, nhưng tôi vẫn chấp nhận. Tuy nhiên, đề nghị các vị cần ăn nói cho có văn hóa, và nhất là bỏ cái thói đe nẹt, dọa dẫm ấy đi.

Xin cám ơn.

7.6.2013
Nguyễn Thông

Một đề xuất rất không thuyết phục

LÊ THANH PHONG

Tại phiên thảo luận về chương trình xây dựng pháp luật, liên quan đến Luật Biểu tình, đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước phát biểu: “Khi đưa luật một cách gấp gáp như vậy là chúng ta đã tước đi quyền của người dân. Người dân cần thời gian tham khảo, tham chiếu, nghiên cứu, tìm hiểu, trao đổi, tranh luận về sự cần thiết của luật. Luật Biểu tình nếu có phải nghĩ đến trưng cầu ý dân”.

Thậm chí, ông Phước còn đề nghị phải hỏi ý kiến của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm y tế. Chỉ khi đã làm việc được với cơ quan này và đưa những nội dung này vào bảo hiểm thì chúng ta mới yên tâm và có Luật Biểu tình.

Ý kiến phát biểu của ông Hoàng Hữu Phước rất không thuyết phục.

Ông Hoàng Hữu Phước căn cứ vào đâu để cho rằng đưa Luật Biểu tình vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2014 là gấp gáp, là nôn nóng. Xin hỏi ĐB Phước, gấp gáp là sao khi biểu tình là quyền hiến định mà 68 năm qua chưa có luật để thực hiện? Nôn nóng là sao khi “món nợ” với dân chưa được trả qua bao nhiêu kỳ họp QH? Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đề xuất xây dựng Luật Biểu tình chắc chắn không hề xuất phát từ sự nôn nóng hay gấp gáp mà có nghiên cứu nghiêm túc về lý luận cũng như thực tiễn.

Phải chấm dứt ngay những cái chết kiểu này

Thưa các vị đại biểu quốc hội
Quốc hội khóa 13 đang họp, kỳ họp thứ 5 bàn những chuyện lớn lao, hệ trọng. Tôi chỉ xin các vị được coi là đại biểu của dân hãy bớt chút thời gian đọc bản tin ngắn ngủi dưới đây. Bàn chuyện lớn nhưng xin đừng quên chuyện nhỏ. Thực ra với dân nó không hề nhỏ, vì liên quan đến tính mạng con người. Chỉ mong các vị cất lên tiếng nói ngay chốn nghị trường, để sớm chấm dứt những vụ việc thương tâm như thế. Trước khi các vị đọc, tôi có vài nhời:

1. Nhiều năm trở lại đây, những trường hợp công dân bị bắt vào đồn công an và chết một cách khó hiểu xảy ra hơi nhiều. Thường thì kết luận của công an là đương sự tự tử, hoặc bị bệnh bất thường dẫn đến tử vong. Ngược lại, dư luận luôn nghi ngờ những trường hợp như vậy, đặt câu hỏi tại sao cứ vào đồn công an là sinh chuyện. Điều đáng nói nhất, mỗi khi xảy ra vụ việc, báo chí ồn ào thông tin, dư luận rộ lên, sau đó tất cả rơi vào quên lãng. Vụ anh Nguyễn Công Nhật (Bến Cát, Bình Phước) là ví dụ tiêu biểu. Rồi lại xảy ra tiếp những vụ khác khiến uy tín, danh dự của ngành công an bị tổn thương, niềm tin của nhân dân với công an sụt giảm.

2. Nếu công dân vi phạm pháp luật, họ sẽ chịu sự xét xử của luật pháp công minh. Trong quá trình điều tra, không có luật nào cho phép người điều tra được bức cung, tra tấn, đánh đập, dùng nhục hình với đương sự. Ngay cả với những người phạm pháp bị bắt quả tang, người phạm tội nghiêm trọng cũng không được làm vậy, huống chi với nghi can, với những người dân bình thường. Tại sao người đàn ông đi bán bánh tiêu trong bản tin dưới đây cơ quan chức năng bảo là bị sốt xuất huyết (dẫn đến tử vong) nhưng kết quả khám nghiệm tử thi lại cho thấy sọ nứt, tụ máu não, gãy xương sườn? Liệu dân có tin điều công an nói? Ai sẽ bảo vệ người dân khi họ phải đối mặt với cường quyền?

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Bọ Lập nóng lần cuối

Theo thông báo mà nhà văn Nguyễn Quang Lập (bọ Lập) gửi cho tôi, bọ lại quyết định chuyển nhà (blog) mà theo tôi, có nhẽ lần này lần cuối. Chúc bọ mau an cư lạc nghiệp.

Thông báo rằng: Kể từ ngày mai (07/06/2013) bọ Lập sẽ chuyển nhà sang blogspot, địa chỉ nhà mới Quê Choa là: http://bolapquechoa.blogspot.com/
Xin mời bà con tiếp tục đến với Quê Choa!

Nhân đây, cũng xin nói thêm, một bọ khác là bọ Vinh, nhà văn Nguyễn Quang Vinh, tức em bọ Lập, cũng đã mở lại trang blog sau một hồi tạm ngưng bởi bận bịu, đắm đuối với kịch cọt, văn chương. Bọ Vinh từng rất nổi tiếng, rất "hot" với nhưng thông tin thời sự về vụ Tiên Lãng-đầm Vươn, thu hút sự chú ý của dư luận. Nhà mới của bọ Vinh là: http://cuvinhkhoailang.blogspot.com.

Quý vị nào chưa tìm ra, xin ghé mắt sang cột trang phía bên trái blog này, sẽ thấy mục "Danh sách đang theo dõi" ở đó có nhà của hai ông bọ.

Chúc hai anh em bọ an cư lạc nghiệp, đứng vững nơi đầu sóng bảo vệ công lý, sự thật, vì con người.

6.6.2013
Nguyễn Thông

Gói 30 nghìn tỉ cái con khỉ

Có nhẽ tôi cũng phần nào chịu ảnh hưởng lối nói thành ngữ của họa sĩ Nguyễn Thành Phong, tác giả cuốn Sát thủ đầu mưng mủ gây xôn xao một thời. Nhưng đúng thực gói 30 nghìn tỉ ấy là cái đồ con khỉ.

Chả nói dài dòng, 30 nghìn tỉ đồng là số tiền chính phủ đang rót ra để cứu thị trường bất động sản. Nó được khoác dưới danh nghĩa cho người dân vay với lãi suất thấp 6% để mua nhà. Sau bao dập dình này nọ thì cũng đến lúc triển khai cụ thể. Nhưng thực tế cho thấy, đồng tiền từ thiện của chính phủ không có lối hanh thông để đến với dân. Ngân hàng hạch sách đủ điều, bà con bị vướng đủ thứ, cũng na ná kiểu dạo trước "muốn mua nhà phải có hộ khẩu, muốn hộ khẩu phải có nhà" nên vay vốn 6% đối với họ vẫn là điều xa vời. Trong khi đó, người ta chỉ nhăm nhăm lợi dụng "lòng tốt" của nhà nước để cứu các đại gia đang sa lầy trong đống bất động sản. Nhiều người bảo nhau rồi tiền ấy lại chui tọt vào những túi ấy thôi, dân chả xơ múi gì đâu. Thì nói có bằng chứng, nhẽ ra tiền 30 nghìn tỉ phải dành cho giải tỏa những bất động sản đang đóng băng thì họ ngang nhiên hứa sẽ cho Tổng công ty đầu tư phát triển nhà đô thị (HUD) vay trong gói tín dụng đó 1 nghìn tỉ để thực hiện dự án mới. Làm thế chả khác nào ném thêm bom vào đống bom còn ngổn ngang kia, giời ạ.

Tôi chưa rõ chính phủ có định thực tâm cứu dân, phá băng bất động sản, tìm lối thoát, vực nền kinh tế lên hay không, vì tôi còn nghi ngờ lắm, nhưng tôi cho rằng việc đề ra quả tín dụng đó thực chất không phải vì dân mà vì đại gia, vì các bác nhà giàu. Tiền nhà nước, thì chính phủ có quyền chi theo ý chính phủ, nhưng đừng đề người dân ngứa mắt. Mà dù có 300 nghìn tỉ hay 3 triệu tỉ đổ ra theo cái lối không minh bạch, lối làm khó người nghèo ấy thì tôi dám chắc cũng chả đem lại kết quả khả quan gì.

Để kết luận cho vụ cứu đại gia này, tôi chỉ xin dẫn lại đây nhời của nhà báo Trần Đức Chính (bút danh Lý Sinh Sự) nguyên Phó tổng biên tập báo Lao Động, Q.Tổng biên tập báo Nhà báo và Công luận. Bác Chính thắc mắc "Vì sao nhiều dự án dở dang, thậm chí để hàng trăm nghìn tỉ nhà xây xong không bán được, kinh tế liểng xiểng, dân nghèo vẫn không có nhà?", và chính bác trả lời "Không phải không bán được mà vì họ không bán rẻ. Cứ làm như bên nước Israel đi, nhà xây xong nếu không bán nhà nước đánh thuế gấp đôi là phải hạ giá ngay. Ta thử làm rắn như thế xem sao, hanh thông cả nền kinh tế. Nhưng "lợi ích nhóm" lớn như vậy, học Israel thế nào được" (theo báo Lao Động ngày 1.6.2013).

Cuối cùng thì trăm cái tội vẫn đổ lên đầu dân thôi, vẫn theo nguyên tắc phân phối "xẻng cuốc từ dưới lên, đường sữa từ trên xuống".

Và tôi cũng muốn khuyên người dân nghèo muốn mua nhà: chịu tình cảnh không nhà đã lâu, ráng chịu thêm tí nữa cũng chẳng chết ai, đừng dại gì đi vay dù lãi suất thấp để mua thứ của nợ giá cao phi lý đó. Nó không bán được, càng găm hàng càng chết, mười chính phủ cũng không cứu được. Thế nào nó cũng phải xuống, trở về mức giá hợp lý có lợi cho cả nhà đầu tư lẫn khách hàng. Giá hợp lý ấy, với dạng nhà hạng trung bình, theo các chuyên gia, phải dưới 10 triệu đồng/mét vuông.

6.6.2013
Nguyễn Thông

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Thời sự cuối ngày

NGUYỄN KHOA ĐIỀM


5 giờ chiều. Từ trên cầu Tràng Tiền
Một cô gái nhảy xuống sông tự tử
Ngay lập tức có hai chàng trai
Từ cầu lao xuống nước
Vớt cô lên
Cả ba ra về. Không một lời để lại.

Tôi chỉ muốn nói to :
Tôi mừng cho sông Hương
Trong sạch
Tôi mừng cho nước tôi
Vẫn còn Thạch Sanh
Dù không ít tên Lý Thông đĩ bợm.

3.6.2013
Nguyễn Khoa Điềm

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Tư liệu về vụ lãnh đạo báo Đại đoàn kết bán nhà công sản trái phép

Xin gửi tư liệu này đến Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân để ít bữa nữa ở cương vị mới ông sẽ có thêm căn cứ khi xử lý sai phạm của cấp dưới.
--------------------


Ngôi nhà 82 Trần Quốc Toản, TP. Đà Nẵng thuộc quyền sử dụng của báo Đại đoàn kết theo Quyết định số 5755 ngày 19/1/2004 của UBND TP. Đà Nẵng. Thế nhưng, hiện quyền sử dụng của ngôi nhà đã bị chuyển sang tên của một công ty tư nhân: Công ty cổ phần xây dựng 79 do ông Phan Văn Anh Vũ làm giám đốc. Tại biên bản được lập ngày 20/4/2011 giữa bên A do ông Đinh Đức Lập cùng cộng sự đại diện với bên B do ông Phan Văn Anh Vũ đại diện đã thống nhất nội dung: Báo Đại đoàn kết nhận 1 tỷ đồng từ Công ty cổ phần xây dựng 79 và cam kết sẽ không khiếu kiện gì đến quyền sử dụng ngôi nhà 82 Trần Quốc Toản, TP. Đà Nẵng.
Việc bán, chuyển nhượng quyền sử dụng ngôi nhà 82 Trần Quốc Toản, TP. Đà Nẵng thuộc công sản cho tư nhân như vậy đã rõ ràng, trách nhiệm thuộc về ai thiết nghĩ không cần phải bàn cãi.
P.V 


Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Người chống tham nhũng tiêu cực bị trả thù

Lời chủ trang:
Vụ việc lùm xùm chống tham nhũng tiêu cực xảy ra ở báo Đại đoàn kết đã lâu, thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhưng quái lạ, dường như các kết luận của cấp có trách nhiệm, thẩm quyền, mà cụ thể ở đây là Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, đã làm nản lòng, gây thất vọng cho đông đảo những ai quan tâm. Các cá nhân nhà báo, cán bộ của báo Đại đoàn kết như Nguyễn Mạnh Thắng (Từ Khôi, Phó ban Văn hóa nghệ thuật), Đặng Thị Kim Ngân (Phó ban Khoa giáo), Hữu Nguyên (Phó trưởng Văn phòng đại diện tại TP.HCM) vẫn không mệt mỏi làm rõ sự thực, dù họ phải gánh chịu rất nhiều thiệt thòi. Chưa thấy ở cơ quan báo chí nhà nước nào cùng lúc 3 cán bộ chức vụ từ Phó ban trở lên đấu tranh với cấp trên- những cá nhân lãnh đạo "có vấn đề" để làm trong sạch nội bộ. Chỉ tiếc rằng, cơ quan chủ quản của đơn vị họ, tức T.Ư MTTQ Việt Nam cứ dây dưa, lần lữa, thậm chí có biểu hiện bao che.
Được biết thời gian tới Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam sẽ có thủ trưởng mới sau khi Chủ tịch Huỳnh Đảm về hưu. Nếu được Đảng, Nhà nước phân công vào trọng trách này, mong rằng với tư cách đương kim Ủy viên Bộ Chính trị, ông Nguyễn Thiện Nhân sẽ quan tâm giải quyết rốt ráo vụ việc, đúng sai rõ ràng, phân minh, không để kéo dài như người tiền nhiệm. Chống tiêu cực, tham nhũng không nên chỉ là khẩu hiệu, hô hào suông.
Dưới đây là bài viết của PV báo Đại đoàn kết, chúng tôi xin công khai để mọi người cùng rõ.

MỘT CUỘC ĐẤU TỐ
P.V


Có cái gì đó na ná như vụ đấu tố địa chủ thời xưa vừa diễn ra ở hội trường báo Đại đoàn kết (ĐĐK) chiều 30.5.2013. Chuyện thật nghe mà kinh hãi ở một cơ quan ngôn luận thuộc Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam.

Cuộc đấu tố được tổ chức với tên gọi: Cuộc họp của Hội đồng kỷ luật ông Nguyễn Mạnh Thắng - Phó trưởng ban Kỹ thuật quản trị mạng báo ĐĐK được bắt đầu từ 14 giờ 10 đến 17 giờ ngày 30.5.2013.
Ông Nguyễn Quốc Khánh – Bí thư chi bộ, Phó tổng biên tập là Chủ tịch Hội đồng kỷ luật thông báo lý do. Bà Trịnh Thị Ngọc Thủy đọc Quyết định số 23 ngày 8.4.2013 thành lập Hội đồng kỷ luật do Tổng biên tập Đinh Đức Lập ký. Theo danh sách thì Hội đồng gồm 5 người: Ông Nguyễn Quốc Khánh là Chủ tịch và các ủy viên: Bà Nguyễn Mai Loan - Phó ban Thời sự; ông Vũ Tiến Cường - Trưởng ban Kỹ thuật quản trị mạng; ông Mai Ngọc Tuyền - Trưởng ban Dân chủ pháp luật và bạn đọc, Chủ tịch BCH Công đoàn báo; bà Trịnh Thị Ngọc Thủy - nhân viên Ban Trị sự, Thư ký Hội đồng. Các khách mời gồm: Ông Đinh Đức Lập - Tổng biên tập; ông Hà Văn Thọ (Nghĩa) - Trưởng ban Thư ký tòa soạn; bà Nguyễn Thu Phương - Trưởng ban Khoa giáo;  ông Trần Thanh Tường - Phó Ban Kinh tế, Trưởng Văn phòng thường trú báo tại Quảng Ninh; bà Bùi Hoàng Yến - Phó ban Công tác mặt trận (trong Quyết định ghi là phụ trách ban); bà Lê Thị Thu Hương - phụ trách Ban Văn hóa nghệ thuật; ông Lai Vũ Mạnh – Bí thư chi đoàn; bà Nguyễn Thị Cẩm Thúy - Trưởng ban Chuyên đề (vắng mặt); bà Trần Thị Hà - Trưởng ban trị sự; ông Lê Văn Đang - Phụ trách Ban Kế hoạch tài chính.
Bà Thủy mở đầu phát tài liệu cho những thành viên trong hội đồng và khách mời, nhưng không phát cho “người bị kỷ luật” là ông Nguyễn Mạnh Thắng. Ông Khánh nói tài liệu này là căn cứ và tài liệu để các đồng chí phát biểu, cuối buổi phải nộp lại hội đồng.

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Điểm tin ngày 2.6

Nạn cướp giật đã tăng trở lại
Đất Sài Gòn-thành phố Hồ Chí Minh
Vợ bị liệt, chồng lôi ra sông Đuống
Người với người sao nỡ cạn nghĩa tình

Sĩ tử dàn quân cùng… máy móc
Vào cuộc thi chống tiêu cực, rõ hài
Ngậm ngùi thương ông Hồ Đức Việt
Chính trường kia có mấy lúc yên vui

Thủ tướng lại đăng đàn diễn thuyết
Shangri-la đòi xây dựng lòng tin
Cù Huy Hà Vũ đang tuyệt thực
Tuyên bố rõ rằng vì yêu nước thương dân

Đặng Văn Thành chán ngân hàng đến cổ
Sacombank ơi, vĩnh biệt nhé, ôi tiền
Thân Đức Nam thôi lội bùn đường sá
Cửa trung ương ai mở rộng thênh thênh

Hai chục người đi quanh hồ bị bắt
Nghe đâu rằng chống Trung Quốc, tội thân
Tướng Tàu cộng hung hăng gào tàu chiến
Phải mau mau làm chủ biển Đông.
 

2.6.2013
Nguyễn Thông

Bài hát tặng bạn ngày chủ nhật: Ra ngõ mà trông (Ra ngó vào trông)

Những bài dân ca quan họ Bắc Ninh nhẽ ra phải được nghe từ những liền anh liền chị thì mới cảm hết sự độc đáo của làn điệu, ca từ dân dã; tình cảm, tâm sự ẩn kín trong những âm thanh. Nhưng cách thể hiện của những nghệ sĩ chuyên nghiệp cũng có nét hay nét đẹp riêng, đem chút bác học vào dân gian, vừa giản dị vừa sâu lắng. Dạo những năm 70 - 80, rất nhiều người yêu nhạc đã say mê nhiều làn điệu quan họ qua những giọng hát Thanh Huyền, Kiều Hưng, Thu Hiền...

Bài Ra ngõ mà trông (nếu theo bản gốc quan họ thì tên là Ra ngó vào trông (văn học dân gian thường có dị bản) dưới đây do nghệ sĩ ưu tú Kiều Hưng trình bày.

Xin cám ơn nhà sưu tầm Zanhanoi.

Chúc các bạn tìm thấy niềm vui ngày chủ nhật.

2.6.2013
Nguyễn Thông
Bản gốc quan họ:

Ra ngó ấy mấy trông ra ngó vào trông. Ố mấy ngày í i i ngày i. Ra ngó ấy mấy trông ra ngó vào trông. Bạn i thời tình chung ì không thấy i bạn í i ì song í ì i. Tình không ô tình là không thấy tình. Ù này sang, ù này sang sang ù a lưu sàng xê lưu cộng tình không. Ô ố tình là không thấy tình…
Xe rễ ấy mấy cây xe rễ một cây. Ấy mấy vào í i i rừng, xe rễ ấy mấy cây xe rễ một cây i. Muốn í cho tình chung ì đây với đấy í i ì song í ì i. Cùng nhau ô vầy cùng nhau sum vầy. Ù này sang, ù này sang sang ù a xê phàn xê lưu cộng tình thương. Ô ố vầy cùng nhau sum vầy…
Mắc phải ấy mấy tơ song con nhện vương. Ố mấy chuồn í i i chuồn, mắc phải ấy mấy tơ song con nhện vương. Đã í trót tình chung ì dan díu í i ì song í ì i. Thời thương ô cùng là thương nhau cùng. Ù này sang, ù này sang sang ù a xê phàn xê lưu cộng tình thương. Ô ố cùng thời thương nhau cùng….
Ra ngó ấy mấy trông ra ngó vào trông. Ố mấy ngày í i i ngày i, ra ngó ấy mấy trông ra ngó vào trông. Bạn i thời tình chung ì không thấy i bạn í i ì song í ì i. Tình không ô tình là không thấy tình. Ù này sang, ù này sang sang ù a xê phàn xê lưu cộng tình không. Ô… ố…tình… là… không… thấy… tình…

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Sao cứ để nông dân tự xoay xở mãi thế

Tôi về quê trúng kỳ thu hoạch vụ chiêm. Đồng đất quê hương đã đổi thay nhiều, nhà cửa chen chúc khiến ruộng lúa ngày càng co lại, chật hẹp. Tuy vậy vẫn còn đủ để phác một bức tranh nông thôn quen thuộc, những cánh đồng vàng óng trĩu bông hạt mẩy, bà con rủ nhau tranh thủ ra đồng từ sớm thu hoạch cho khỏi nắng, nơi gặt tay thì nón trắng nhấp nhô, còn nơi máy móc hỗ trợ thì máy gặt mini nổ phành phạch bò hết thửa này sang thửa khác. Lúa được chuyển đến ven đường hoặc chỗ đồng cao cho máy suốt thóc, rơm đùn từng đống. Nông thôn ngày mùa mang dáng vẻ no ấm đáng yêu.

Nhưng điều cũng rất dễ nhận ra, trong những ngày cuối cùng của quy trình “một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi” ấy, làng quê chìm trong màn khói. Khói theo gió thổi thốc vào nhà cửa, bay mù mịt đường cái quan lẫn đường liên thôn liên xã, lan lên tận những khu dân cư thị trấn hoặc ven thành phố. Có lúc tất cả như được phủ bức màn khói khổng lồ khiến ai đó không rành dễ liên tưởng đám cháy lớn đang xảy ra đâu đây. Ấy là khói đốt rơm đốt rạ sau thu hoạch.

Ta đều biết giờ đây người nông dân không cần vun vén nhặt nhạnh từng cọng rơm như trước nữa. Chất đốt đã có gas có điện hoặc bét nhất cũng than tổ ong. Làm đồng đã có máy móc vừa nhanh vừa nhàn nên lũ trâu cũng được “về hưu”, họa hoằn mới gặp vài con, chả cần rơm tích thành đống trữ thức ăn cho chúng làm gì. Tự dưng cái cọng rơm trở nên mất giá, vướng víu, thừa thãi, rẻ như rơm, chỉ muốn khuất mắt cho xong. Để phơi trên ruộng, biết bao giờ nó mới mục mới hoai trong khi đất cần quay vòng làm ngay, “không cho đất nghỉ không ngừng tay ta”. Ruộng đất ít người đông, chả nên để phí ngày nào. Nông dân chỉ còn cách hỏa thiêu rơm rạ. Vẫn hiểu như thế là lãng phí, là nguy hiểm, tổn hại môi trường, là này là nọ nhưng đành phải vậy thôi. Có ai bày cho họ cách tốt hơn đâu, xưa nay họ bị tự xoay xở quá nhiều thành quen rồi.