Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

Cuba của Fidel

MẠNH KIM (nhà báo)

Đã có những bài viết nhìn lại thành tựu “xây dựng XHCN” của Fidel Castro. Việc Cuba có một chính sách giáo dục miễn phí “tuyệt vời” luôn được nhắc lại như một trong những ưu điểm nổi trội của đất nước này. Tuy nhiên, người ta không đặt ra một câu hỏi liên quan: tại sao nền giáo dục ấy không mang lại sự thịnh vượng cho đất nước Cuba? Cuba có một “nền y học xuất sắc” nhưng tại sao Cuba chỉ “xuất khẩu” được các bác sĩ thay vì có những công trình nghiên cứu cách mạng đột phá đóng góp cho y học thế giới? Để có cái nhìn rõ hơn, thử so sánh Cuba với Singapore, hay chính xác hơn là so sánh Fidel Castro với Lý Quang Diệu (ông Lý chết năm 2015 khi 91 tuổi; Fidel mới chết khi 90 tuổi).

Cả Fidel và Lý đều lên nắm quyền cùng năm 1959, thời điểm mà Cuba giàu hơn Singapore. Trong khi Singapore là một thương cảng nghèo, Cuba đã nổi tiếng với nền công nghiệp du lịch và giàu tài nguyên. Đó là thời điểm Cuba xếp hạng năm khu vực về thu nhập đầu người, hạng ba về tuổi thọ, hạng hai tỷ lệ đầu người sở hữu xe hơi, và hạng nhất về tỷ lệ đầu người sở hữu tivi. Sau hơn nửa thế kỷ, sự khác biệt giữa Cuba và Singapore chẳng có gì để bàn cãi. Nó cho thấy sự thành công và thất bại giữa hai mô hình kinh tế: kinh tế tập trung và thị trường tự do. Nó cũng cho thấy sự thất bại và thành công giữa hai mô hình chính trị: XHCN và tư bản tự do.

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

‘Ai là triệu phú’ khiến tôi nghĩ ngợi

Cần phải nói ngay, trong một xã hội đầy chuyện bất thường thì việc cô gái trẻ tên Quyên trong chương trình “Ai là triệu phú” gây xôn xao cũng không có gì lạ. Dư luận trái chiều bàn ra tán vào, người chê kẻ bênh cũng là chuyện bình thường.

Cô ấy người Hà Nội, tên Quyên, 24 tuổi, kỹ sư, tham gia chương trình nổi tiếng “Ai là triệu phú” của VTV do nhà báo Lại Văn Sâm cầm trịch. Chương trình này đòi hỏi người tham gia phải có kiến thức rộng (không cần sâu), biết nhiều thứ, nhiều lĩnh vực. Người tham gia phải giống như một thứ từ điển bách khoa, càng biết nhiều càng vào sâu, càng chứng tỏ mình. Và đương nhiên là giải thưởng càng lớn. Nếu trả lời đúng tận câu cuối cùng, tiền nhận được lên tới hàng trăm triệu đồng, cũng bõ cho cái khả năng hiểu rộng biết nhiều của mình.

VTV và nhiều đài truyền hình địa phương đang nở rộ các chương trình thi thố có thưởng. Chả ai trách chuyện ấy bởi bây giờ là thời kinh tế thị trường, văn hóa không chịu đứng ngoài, nó có thể sử dụng quyền năng của nó để thu hút người ta mà tiền là thành phần có sức hấp dẫn mạnh mẽ. Những “Ai là triệu phú”, “Chiếc nón kỳ diệu”, “Hãy chọn giá đúng”, thậm chí cả “Đường lên đỉnh Olympia”… thu hút được đông đảo người tham gia và người xem tivi bởi chúng tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn độc đáo, vừa củng cố kiến thức xã hội cho công chúng, vừa tạo sự ham muốn đoạt giải thưởng, ngoài ra là danh tiếng, việc chứng tỏ bản lĩnh và khả năng của người tham gia thông qua truyền thông. Nhưng ở mặt trái, nó cũng có thể hủy diệt tên tuổi ai đó trong chốc lát nếu người ta không biết lượng sức mình, nếu “tham tiền cột mỡ lắm anh leo”.

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Vẫn loanh quanh, thiếu sự tử tế

Cuối cùng thì kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 14 (tháng 11.2016) cũng đã thông qua nghị quyết về việc dừng thực hiện dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ không bao giờ làm điện hạt nhân nữa bởi các nước văn minh, phát triển trên thế giới đang tẩy chay điện hạt nhân, Việt Nam không thể nằm ngoài xu hướng ấy.

Cũng có ai đó bảo rằng các vị đại biểu quốc hội sáng suốt, đã dám quyết một điều tưởng như không cưỡng lại được, nhưng tôi cho rằng quốc hội lâu nay vẫn thế, chả thể làm gì hơn ngoài việc “người ta” bảo giơ tay thì giơ tay, bảo đồng ý thì đồng ý. Vấn đề là đảng muốn làm thì làm, muốn thôi thì thôi, rất tùy tiện, chứ quốc hội chỉ hụ hợ cho vui.

Một vấn đề cực kỳ hệ trọng như việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, khi mới bàn thảo, nêu ra, rất nhiều trí thức, nhà chuyên môn, chuyên gia giỏi trong lĩnh vực này (như Giáo sư Phạm Duy Hiển nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt chẳng hạn), và đông đảo dư luận đã phản biện, lên tiếng phản đối quyết liệt, chỉ ra những bất cập của nó, nhưng đảng và chính phủ tuy làm ra vẻ lắng nghe nhưng thực chất cứ phớt lờ. Họ đã muốn thì có mà trời cấm. Đảng còn to hơn cả trời. Họ sử dụng những chân gỗ, báo chí, truyền thông ra sức tuyên truyền điện hạt nhân cần thiết về an ninh năng lượng như thế nào, an toàn như thế nào, ánh sáng đảng và ánh sáng điện sẽ chiếu rọi tương lai ra sao. Nói rất nhiều bắt người ta phải nghe. Rồi cứ thế hùng hục làm. Khoanh vùng Ninh Thuận lấy chỗ đặt 2 nhà máy, ráo riết cử người sang Nga sang Nhật học về hạt nhân, dồn bao nhiêu tiền của vào việc xúc tiến 2 dự án này. Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 12 ngày 25.11.2009, “các đồng chí đại biểu quốc hội” đã “nhất trí cao” thông qua việc thực hiện dự án điện hạt nhân dưới sức ép của đảng và chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Cống sinh không phải tên riêng

Có lần tôi đọc một bài trên báo Thanh Niên, viết về thành nhà Hồ ở Thanh Hóa. Trong bài có từ Hán Việt mà tôi cho rằng người viết dù viết ra vậy nhưng không hiểu rõ nghĩa.

Tôi có ý thức cẩn trọng khi dùng những từ loại này một phần chịu ảnh hưởng của bậc cao nhân mà tôi luôn coi là thầy mặc dù chưa được học thầy một buổi nào. Đó là Giáo sư Phan Ngọc. Tôi sẽ viết rõ hơn về nhân vật này để bạn đọc hiểu chúng ta có một nhà trí thức yêu tiếng Việt, nặng tình với tiếng Việt như thế nào.

Bài báo nói trên kể về một huyền tích xây thành nhà Hồ, đề cập chuyện quan đốc xây thành là Cống Sinh (tác giả (hoặc biên tập viên) viết hoa cả hai chữ Cống Sinh) bị chôn sống do thành xây chậm. Mặc dù bài cũng có nhắc tên đầy đủ của ông là Trần Công Sỹ nhưng cách viết hoa như vậy vẫn làm cho bạn đọc hiểu rằng Cống Sinh là một tên khác của ông.

Thực ra cống sinh là người đi thi đã đỗ hương cống. Sinh tức là học trò, sĩ tử. Người đỗ trong kỳ thi hương (kỳ thi này được tổ chức cho một vùng nhất định gồm vài tỉnh, là kỳ thi đầu trong 3 kỳ thi: hương, hội, đình) thì được gọi là hương cống. Gọi như vậy bởi vì người thi đỗ hạng cao trong kỳ thi hương được dâng lên, cống lên cho triều đình để nhà vua bổ làm quan. Chính vì vậy, họ được gọi là cống sinh, tức người học trò được tiến cống lên vua. Từ thời nhà Lê về trước đều dùng từ này, đến thời nhà Nguyễn thì bị đổi thành cử nhân, có nghĩa là người được đề cử làm quan.

Nhà thơ Tú Xương cuối thế kỷ 19 đã nói khá rõ về thi cử thời ông: "Nào có ra gì cái chữ nho/Ông nghè ông cống cũng nằm co/Ước gì đi học làm thày phán/Tối rượu sâm banh sáng sữa bò". Ông nghè tức là ông tiến sĩ, cao hơn ông cống (hương cống, cử nhân).

Ngày xưa, học hành để đi thi, đi thi chỉ để đỗ đạt, mong được làm quan. Nếu đỗ hạng cống sinh, cử nhân thì sẽ do triều đình phân bổ, sắp đặt làm quan chức cấp huyện trở lên, còn đỗ tú tài thì phải thi lại, hoặc về quê tham gia vào bộ máy hương lý ở nông thôn cấp xã tổng, như chánh tổng, lý trưởng chẳng hạn.

Nói theo cách bây giờ, từ "hương cống" chỉ là tên gọi của một học vị, và cống sinh là người đạt được học vị ấy. Nó không phải học hàm, không phải chức danh, nó chỉ là danh từ chung, cũng như chúng ta viết tú tài, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ… vậy, nên không cần viết hoa. Ta chỉ viết hoa những học hàm (giáo sư, phó giáo sư) do nhà nước phong bởi đó vừa là học hàm, vừa là chức danh gắn với một ai đó, ví dụ Giáo sư Trần Văn Giàu, Giáo sư Ngô Bảo Châu; cũng như ngày xưa những tiến sĩ trong lần thi đình đỗ thứ hạng đầu thì được nhà vua phong “học hàm” là trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa, chẳng hạn Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thám hoa Vũ Phạm Hàm, Bảng nhãn Lê Quý Đôn.

Trở lại bài báo trên, "cống sinh" chỉ viết bình thường chứ không phải là cái tên riêng của nhân vật.

Nguyễn Thông

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Đất học Hà Tĩnh và những kẻ đầu đất

BÁ TÂN (nhà báo)

Hà Tĩnh được coi là đất học.

Thực ra, không riêng gì Hà Tĩnh, hầu hết các địa phương luôn tự phong là đất học.

Nghèo nhưng hiếu học. Đói ăn chứ không để đói chữ. Học trở thành nghề truyền thống. Tố chất nổi trội ấy tạo ra đất học Hà Tĩnh.

Đất học Hà Tĩnh vừa nảy nòi một số kẻ đầu đất. Đầu đất không phải dân đen, mà là quan chức.

Điều động nữ giáo viên đi hầu rượu quan chức.

Coi đó là nhiệm vụ chính trị.

Chỉ có đầu đất mới nghĩ và làm như vậy.

Khổ cho một địa phương, nơi được coi là đất học, đứng đầu chính quyền và đứng đầu nghề dạy học lại là những kẻ đầu đất. Vì là đầu đất cho nên họ hành xử với nữ giáo viên một cách vô văn hóa, vô đạo đức, phản giáo dục.

Luật giáo dục. Luật công chức. Luật lao động. Trong các bộ luật ấy, tuyệt nhiên không tìm thấy một dòng quy định nữ giáo viên phải đi hầu rượu và mua vui cho quan chức.

Giáo viên có thể làm thêm như là dạy thêm, do nhà trường bố trí hoặc tự mình tổ chức.

Hầu rượu quan chức thì không và tuyệt nhiên không phải việc làm thêm .

Đi hầu rượu quan chức được coi là nhiệm vụ chính trị.

Phỉ báng chính trị đến thế là cùng.

Hóa ra, tại Hà Tĩnh, quê hương của 2 cố tổng bí thư là Trần Phú và Hà Huy Tập, chính trị đã bị thoái hóa đến tận cùng.

Trong đảng có những kẻ đầu đất như vậy thì đảng không mất uy tín mới là chuyện lạ.

Dân Hà Tĩnh (Nghệ Tĩnh nói chung) nhục nhã và bị xúc phạm khi quê hương có những kẻ đầu đất nằm trong nhóm quan chức.

Những kẻ đầu đất khi lấp xuống đất cũng làm cho đất bị mang tiếng xấu.

Bá Tân

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

Chép sử 2 ngày

-Năm Bính Thân, ngày Kỷ Hợi, đầu đông, tháng mười (tính theo tây lịch nhằm ngày chủ nhật 13.11.2016), chúa thượng về viếng chùa Phật Tích xứ Kinh Bắc, ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh bây giờ. Xưa nay chúa cũng chả hâm mộ gì đạo Phật bởi nhà chúa chỉ mê môn lý luận, sống chết với lý luận Mã Khắc Tư – Liệt Ninh cho dù nơi sinh ra món này người ta đã ném vào sọt rác, nhưng khi cần lợi dụng sức mạnh quần chúng để “đại đoàn kết dân tộc” thì chúa vẫn biết “áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tiễn”. Cùng đi với chúa thượng có văn thần Thiện Nhân vốn xuất thân từ bộ Học, tuy được chúa cất nhắc vào nhóm 19 người đứng đầu triều đình nhưng dư luận eo xèo rằng cũng chỉ nhàn nhạt tầm thường như một anh tri huyện, đang được chúa giao quản hội vô thưởng vô phạt có tên Mặt trận. Hai thầy trò viếng chùa với danh nghĩa dự hội trên đó, chứ dự ở kinh đô mãi cũng chán, vả lại sẽ mang tiếng không gần gũi thần dân.

Chính quyền sở tại thấy chúa về thăm liền đón rước linh đình, cử các cụ bô lão, phụ nữ, thiếu nhi cầm cờ quạt phướn đỏ ra đón chúa ngay từ đầu làng. Chuông chùa vang từng hồi binh boong chào nhà chúa. Tay bắt mặt mừng, trò chuyện ríu rít, dân chúng xúc động lắm. Mấy đứa trai cày lần đầu tiên được chiêm ngưỡng mặt rồng cứ ngây thộn cả người, nói không nên nhời. Chúa thấy thần dân vui vẻ, lòng vui vui, liền hỏi: “Các ngươi thấy sao, nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?”. Hàng nghìn người cảm động chảy cả nước mắt, đồng thanh hô: thấy, thấy. Phía sau chùa, vị hòa thượng trụ trì cười tủm tỉm.

-Ngày Canh Tý, tháng 10 Bính Thân, mùa đông, lịch tây vào ngày 14.11.2016, quan thái sử kiêm chuyên coi việc thiên văn sau khi xét kỹ chuyển động của tinh tú đã thông báo rằng đêm này mặt trăng lớn nhất trong vòng 70 năm, gọi là siêu mặt trăng. Cứ tưởng tất cả dân chúng háo hức, ai dè cũng có nhiều người sợ hãi. Trong lúc có kẻ chuẩn bị ống dòm, máy ảnh, ống kính dài ngắn đủ loại ra để ngắm nghía thì cũng nhiều kẻ lo sợ, thậm chí lấy vung nồi vung xoong ra gõ xua đuổi điềm gở. Mới tháng trước quan coi thiên văn đã thông báo diễn ra siêu mặt trăng, lớn nhất trong 60 năm, nay tháng Kỷ Hợi này lại siêu nữa, mà to hơn, gần hơn, biết đâu có ngày nó đổi quỹ đạo đâm vào địa cầu thì cả vua chúa lẫn thần dân cùng chết không có đường chạy. Họ lo cũng có lý của họ.

Nguyễn Thông

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?"

HỒNG NHÌ (báo Vietnamnet)

Sáng nay, tại thôn Phật Tích (xã Phật Tích, H.Tiên Du, Bắc Ninh), Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã tới dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
Phát biểu tại đây, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ niềm vui khi đến dự ngày hội tại Phật Tích, mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, cách mạng.
Tổng bí thư cho biết ấn tượng đầu tiên là vui mừng, phấn khởi vì Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh ngày càng đổi mới, phát triển. Đời sống nhân dân ngày càng cải thiện, hoạt động của công tác mặt trận nhiều hình thức phong phú, thiết thực, khu dân cư có nhiều đổi mới.
'Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?'
Tống bí thư tặng quà cho đại diện thôn Phật Tích
"Có lẽ nhìn lại chưa bao giờ quê hương ta đẹp như thế này, chưa bao giờ quê hương ta có đời sống văn hóa, kinh tế phát triển, xã hội ổn định, thôn xóm có nhiều hình thức hoạt động mới. Con em được học hành đến nơi đến chốn, đời sống của bà con có nghĩa có tình. Đó không chỉ là sự thay đổi của Tiên Du, Bắc Ninh mà nhìn rộng ra là sự thay đổi của cả nước", Tổng bí thư nói.
Theo Tổng bí thư, mặc dù đất nước có những khó khăn, phức tạp nhưng nền kinh tế đã có nhiều thay đổi, phát triển. Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao, Việt Nam có quan hệ với tất cả các nước lớn trên thế giới, tham gia tất cả các tổ chức quốc tế trên thế giới. Triển vọng phát triển của đất nước ngày càng lớn...
'Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?'
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
"Mặc dù bây giờ ra đường lắm chuyện khó chịu, nghe báo chí nói rất nhiều chuyện tiêu cực hàng ngày, rất là bực mình. Tệ nạn tham nhũng, cán bộ hư hỏng có cả nhưng nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế này không? Triển vọng phát triển còn tốt lắm, sắp tới thực hiện một loạt hiệp định kinh tế tự do thế hệ mới nữa thì chúng ta còn có điều kiện phát triển đi lên nữa", Tổng bí thư nói.
'Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?'
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân thắp hương tại chùa Phật Tích
Phải giữ được nền nếp, đời sống văn hóa
Tổng bí thư nhấn mạnh vai trò của Mặt trận là rất lớn, việc thành lập Mặt trận là yêu cầu khách quan của cách mạng, là sáng suốt, sáng tạo của Đảng ta. Những hoạt động của Mặt trận rất cần thiết và bổ ích.
"Chúng tôi mong muốn, nhân ngày hội này chúng ta ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng ta, của Mặt trận Tổ quốc, tiếp tục phát huy những truyền thống, kinh nghiệm đã có, những thành tựu đã đạt được để hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ trong thời kỳ tới", Tổng bí thư cho hay.
'Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?'
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân trồng cây lưu niệm tại chùa Phật Tích
Tổng bí thư cho biết, thời gian tới, bên cạnh những thuận lợi thì đất nước còn nhiều khó khăn thách thức, nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, định hướng XHCN, mở cửa hội nhập quốc tế nên có rất nhiều ảnh hưởng bên ngoài.
"Cái tốt vào cũng có và mặt tiêu cực cũng có, cái hay cũng có, cái dở cũng có, ta phải học cái hay. Chúng ta truyền thống 4.000 năm văn hóa nên phải giữ được nền nếp, đời sống văn hóa", Tổng bí thư nhấn mạnh.

'Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?'
Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân tới thăm và tặng quà cụ Nguyễn Văn Kế, 79 tuổi có hoàn cảnh khó khăn tại thôn Phật Tích
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng mong các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân Phật Tích nói riêng, huyện Tiên Du, Bắc Ninh nói chung đồng lòng tham gia cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, văn minh...
Ảnh: Hoàng Anh/VNN

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2016

Chấp bút chứ không phải chắp bút

Nhớ lại dạo Tổng thống Mỹ Obama thăm Việt Nam hồi tháng 5.2016, nhân những sự kiện ông Obama diễn thuyết, phát biểu ở nơi này nơi nọ, nội dung rất hay, ấn tượng, có khá nhiều báo khai thác ở khía cạnh: những nội dung ấy ông Obama tự nghĩ ra, hay có ai chuẩn bị sẵn. Có 3 tờ báo viết rằng "ai đã chắp bút cho ông Obama?".

Xin nói ngay, viết thế là sai, phải viết là "chấp bút". Đây là một từ có thành phần Hán Việt nhưng đã được Việt hóa, dùng như từ thuần Việt. Chấp, theo nghĩa Hán Việt, là: cầm, giữ, nắm lấy, thực hành, nhận. Chấp chính là ai hoặc một tổ chức, lực lượng nào nó nắm giữ chính quyền; chấp đơn là nhận lấy cái đơn của người khác; chấp hành là chịu trách nhiệm thi hành những chương trình, kế hoạch đã định, đã được đặt ra, thông qua…

Chấp bút theo nghĩa thô là nhận lấy cái bút, cầm lấy bút để làm việc. Nghĩa văn vẻ thì chấp bút là khởi thảo, thực hiện một văn bản, công trình nào đó theo bản đề cương có sẵn, hoặc theo ý kiến, sự chỉ đạo của cá nhân hoặc tập thể nào đó. Người chấp bút là người làm cái công việc ấy. Chấp bút có thể là một người nhưng cũng có thể một nhóm người. Bản điếu văn do ông Lê Duẩn đọc tại lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9.9.1969 không phải do ông Duẩn viết mà do một nhóm cố vấn (các ông Đống Ngạc, Đậu Ngọc Xuân) chấp bút.

Hầu hết các tác phẩm hồi ký đều có người chấp bút. Người làm nhiệm vụ ghi lại, hệ thống lại những lời kể của ai đó để ra thành cuốn sách thì đó là người chấp bút. Nhà văn Hữu Mai nổi tiếng trong văn giới không phải chỉ bởi ông là tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết nổi tiếng như Vùng trời, Ông cố vấn... mà còn bởi ông đã chấp bút thành công hầu hết những cuốn hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đặc biệt là cuốn Từ nhân dân mà ra.

"Chấp" còn là từ thuần Việt, có nghĩa là cho ai đó được điều kiện lợi hơn mình, ví dụ “chấp hai đánh một, chấp cả làng…”, trường hợp này không có liên quan gì đến nghĩa chấp của chấp bút.

Còn “chắp” là từ thuần Việt, có nghĩa là ghép lại (những cái gì đó rời rạc) vào nhau, cho nó liền lại. Truyện Kiều có câu "Trong khi chắp cánh liền cành/Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên" để nói về tâm trạng của cô Kiều sau 15 năm mối tình Kim - Kiều gãy đổ, đứt đoạn, sợ chàng Kim không đủ cao thượng quên đi được quá khứ. Nhà thơ thiếu nhi Cẩm Thơ khi tưởng tượng ra hình ảnh tên lính Mỹ đầu hàng chú giải phóng quân có chi tiết rất tếu "Chắp tay lạy má xin cơm/Em mà có đói chả thèm thế đâu". Hai bàn tay khi úp lại với nhau cho nó dính liền ta gọi là chắp tay...

Còn viết là "chắp bút" rồi hiểu theo nghĩa chắp những cái bút lại với nhau thì quá thô thiển, làm hỏng hết vẻ đẹp của ngôn ngữ.

Có những từ, khi sử dụng, chỉ chịu khó nghĩ một tí thôi thì sẽ không sai.

Nguyễn Thông

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Chuyện nước mắm (phần 4 - cuối)

Bây giờ, cứ vừa bước chân vào quầy thực phẩm ở các siêu thị thì đập vào mắt là “trên giời dưới mắm”. Đủ loại thương hiệu, đủ hạng cao cấp bình dân, muốn loại nào cũng có. Nhiều loại mắm, cứ theo nhà sản xuất quảng cáo, có cảm giác chỉ cần rưới vào cơm là vét sạch nồi, thay cho thịt cá rau quả. Mắm thế mới là mắm. Nhưng tôi chả bao giờ tin, bởi tôi đã dành đam mê mắm của mình cho mắm cáy mắm tôm mà bu tôi làm từ khi xưa rồi.

Thế mà có những lúc “đói mắm”, thèm mắm chết đi được. Nói đâu xa, thời sinh viên là đói mắm nhất. Không còn mắm cáy như hồi ở nhà, đám sinh viên gốc nông dân rặt như tôi chỉ trông chờ vào nồi nước mắm của nhà ăn tập thể.

Ai đã học các khoa Văn, Sử của Trường đại học Tổng hợp Hà Nội những năm 1973 – 1976 ở ký túc xá Mễ Trì (huyện Từ Liêm) chắc còn nhớ cái nhà ăn phía sau nhà C2. Nó bị bom Mỹ xơi gọn đúng một nửa, nửa phần còn lại y nguyên. Cũng giống như cái nhà D6 cao 5 tầng bên khu Trường đại học Ngoại ngữ, lối sang bên ĐH Tổng hợp, bom laser chặt hẳn một nửa, cứ như ai lấy con dao rựa khổng lồ sắc lẻm chặt một phát đứt đôi. Đó là kết quả của những đợt máy bay Mỹ tháng 12.1972 đánh vào khu phát sóng của Đài tiếng nói Việt Nam đặt tại Mễ Trì, nếu từ nhà thờ Phùng Khoang vào sâu còn khoảng nửa cây số. Suốt nhiều năm liền thời hậu chiến, do khó khăn, người ta vẫn giữ lại, sử dụng cái nhà ăn cũng như tòa nhà D6 một nửa ấy để làm việc, coi như chả có gì vừa xảy ra. Từng ấy năm đại học, ngày nào đám sinh viên chúng tôi cũng phải ngắm những chứng tích chiến tranh, sản phẩm của khoa học quân sự này. Nhiều năm sau, khi cả đám đã tốt nghiệp, tỏa đi khắp nơi, thỉnh thoảng tôi hỏi thăm mấy đứa được giữ lại khoa, hỏi cái nhà ăn có còn không, chúng bảo còn. Đến khi “hàn gắn vết thương chiến tranh”, nhất là vào thời kỳ đô thị hóa, tấc đất tấc vàng, người ta đã đập bỏ đi. Tôi rất tiếc, giá cái nửa nhà D6 đó mà giữ lại làm kỷ niệm thời chiến thì tuyệt biết bao nhiêu. Tôi và người bạn gái học bên trường Ngoại ngữ cũng đã nhiều lần trú mưa ở hàng hiên của nó, mải trò chuyện tán nhau đến khi trời tạnh nhìn lên giời thì trăng đã lặn từ bao giờ.

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Tên đường Gia Long

Cũng như mọi thế lực chính trị nhất thời khác, cộng sản có đúng có sai, có công có tội. Phủ nhận sạch trơn mặt này mặt nọ đều là không công bằng. Tôi sống với họ đã lâu, tôi biết họ có nhiều điều tốt, và cũng nhiều điều xấu.

Cải dở của người cộng sản là luôn cho rằng mình đúng, mình làm cái gì cũng đúng, để từ đó không chịu sửa sai, dù sai lè lè.

Họ nhận họ có công thống nhất đất nước nhưng ngay sau khi tiến vào Sài Gòn thì một trong những việc đầu tiên là xóa sổ tên đường Gia Long, vị hoàng đế có công thống nhất đất nước sau bao nhiêu năm chia năm sẻ bảy (chứ không chỉ chia đôi như thời họ), uy vũ còn bao trùm hơn họ. Làm như thế khác chi sổ toẹt vào chính mồm mình.

Thời chúng tôi học phổ thông, suốt từ bé đến nhớn, họ dạy chúng tôi rằng Gia Long bán nước, "cõng rắn cắn gà nhà" (đến nỗi câu ghê gớm này chết luôn vào vua Gia Long), dựa vào Pháp để diệt Tây Sơn Nguyễn Huệ. Theo họ, dựa vào ngoại bang là cái tội không thể nào gột rửa. Nào họ không nghĩ tới chuyện chính họ cũng lôi Liên Xô, Trung Quốc về, để có thêm sức cho cuộc nồi da xáo thịt, dù có mượn màu quốc tế vô sản, hữu nghị anh em thì bản chất cũng chẳng khác chi.

Chả đòi hỏi gì nhiều, bao giờ họ chính thức thừa nhận sai lầm, đặt lại tên đường Gia Long cho con đường lớn nhất, đẹp nhất Sài Gòn, nơi chính vị vua này đã mở cõi, giữ đất về cho con cháu, thì tôi mới dám phần nào tin là họ thực lòng với tổ tiên, dân tộc.

Nguyễn Thông

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016

Vịnh giáo sư

Cả nước lại vừa thêm hơn 700 giáo sư giáo siếc
Dân đã nặng đòn cai trị, lại còng lưng gánh thêm đám trí thức nửa mùa.

Sao quá nhiều giáo sư tiến sĩ mà nước cứ khổ nghèo định mệnh
Quay bên nọ bên kia hết chát lại chua

Người làm ruộng kiếm cơm nuôi người có học
Người có học phần đông chả biết làm gì chỉ giỏi ba hoa
Cả đám viện nọ viện kia, rồi trường này trường khác
Dung dưỡng đám quân Nguyên không chế nổi chiếc máy lọc nước ngọt cho bộ đội đảo xa.

Người áo vá cặm cụi lội bùn trên đồng ruộng
Chẳng thèm quan tâm những tiến sĩ giáo sư chính trị cám hâm
Nuôi heo có ích hơn nuôi ăn mày có học
Nhưng “có học” ơi, cứ ăn bám mãi nhân dân cũng phải biết ngượng ngùng.

Nguyễn Thông

Dành cho K.17: Thông báo mới về họp lớp, hội khoa - 2016

Thân mến gửi các anh chị và các bạn sinh viên K.17 Văn khoa (Văn, Hán Nôm, Ngữ)

Ban Tổ chức chương trình Hội khóa 17 (K.17, các ngành Văn, Hán Nôm, Ngữ) Khoa Ngữ văn, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội nhân kỷ niệm 40 năm ra trường (1976-2016) xin thông báo với các anh chị:

Đến nay mọi công việc chuẩn bị cho ngày Hội K.17 đã hoàn tất, sẵn sàng đón tiếp các thầy và các bạn trên mọi miền đất nước về dự.

Chúng tôi đã gọi điện, gửi email, gửi thư mời và chương trình Hội K.17 (qua đường bưu điện) đến các bạn ở các tỉnh, bạn Nguyễn Huy Hoàng ở Nga, hai bạn Hồ Thu Hiền và Hoàng Thanh Vinh ở Ba Lan.

Các bạn ở Hà Nội (Văn, Ngữ, Hán Nôm) đã biết rõ thông tin.

Đã chuyển thư mời và gọi điện thoại cho 11 thầy cô giáo và đã thống nhất về việc đón tiếp, tặng quà kỷ niệm cho các thầy cô.

Đã đặt khách sạn, hội trường, ăn tối và liên hoan. Khách sạn Công đoàn rộng, đẹp ngay sau Cung Văn hóa Hữu Nghị HN, gần công viên Thống Nhất rất tiện cho sự nghỉ ngơi, giải trí.
Một số anh chị đã đăng ký các tiết mục văn nghệ, đọc thơ, đọc trường ca, tấu hài trong ngày Hội K.17 và buổi tối đi dã ngoại.

Do trời đã chuyển sang đông, thời tiết lạnh nên Ban Tổ chức đã quyết định đi dã ngoại tại Khu du lịch và nghỉ dưỡng suối khoáng nóng Kim Bôi (Hòa Bình), cách Hà Nội 70km thay vì đi Thanh Hóa như đã thông báo. Các anh chị sẽ được “ngủ thân mật” tại nhà sàn, tắm nước khoáng nóng; chị Trần Thị Sánh đã hợp đồng xe ô tô du lịch sạch đẹp và nhà sàn cùng các bữa ăn uống tại Kim Bôi.

Hội Khoa kéo dài trong 4 ngày nhưng hội chính sẽ diễn ra vào ngày 20.11 (trước đó dự kiến vào ngày 19.11) nên ngày 19.11 các anh chị sẽ tự do đến chơi nhà bạn bè, thăm danh lam thắng cảnh Hà Nội. Chị Trần Thị Sánh có nhã ý mời các anh chị ở các tỉnh đi chơi một vài điểm du lịch gần Hà Nội.

Ban Tổ chức đã nhận được một số sách, thơ của các anh chị gửi tặng Khoa.

Mọi công việc đã sẵn sàng, rất mong các anh chi và các bạn bồi bổ sức khỏe và thu xếp thời gian để lên đường.

Ban Tổ chức

  

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

Đại họa với Hà Tĩnh

Tỉnh Hà Tĩnh dồn dập gánh chịu đại họa. Đại họa đến với Hà Tĩnh từ nhiều phía, cả thiên tai và nhân tai .

Lũ dữ cuối tháng 10 chưa kịp ngớt, hậu họa còn chồng chất, đầu tháng 11 lại bị nhấn chìm trong đợt lũ tiếp theo. Hà Tĩnh cũng như miền Trung nói chung từ bao đời phải hứng chịu bão to, lũ lớn.

Không chinh phục được quái vật thiên tai thì buộc phải thích ứng. Sự thích ứng bất đắc dĩ ấy nhiều nơi, nhiều thế hệ phải trả giá đắt. Dân miền Trung nghèo bởi thiên tai dồn dập, dĩ nhiên còn có nguyên nhân chủ quan .

Thiên tai không giảm mà còn tăng, hệ lụy tất yếu của môi trường tự nhiên bị xâm hại cực kỳ nghiêm trọng.

Đại họa ập đến với Hà Tĩnh không chỉ bởi thiên tai mà còn có nhân tai.

Cùng đồng loại, thay vì ngăn chặn thiên tai, có những kẻ nhẫn tâm tạo thêm tai họa cho dân chúng.

Thủy điện Hố Hô trở thành nhân tai khủng khiếp với dân chúng Hà Tĩnh.

Hai đợt lũ kế tiếp vừa rồi, khi mà làng xóm đang bị chìm ngập, thủy điện Hố Hô điên rồ xả nước, bồi thêm tang tóc cho người dân .

Cả 2 lần thủy điện Hố Hô đều xả nước vào ban đêm. Hành động ấy khác chi là mật phục, đánh lén.

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016

Một nhà lãnh đạo tiên phong

Ông Chín Cần, một ngọn cờ đổi mới, đã ra đi.

Ông thuộc thế hệ những nhà lãnh đạo địa phương có đóng góp to lớn vào cục diện thay đổi của đất nước sau 1975.

"Bù giá vào lương", cuộc cải cách cơ chế "phân phối lưu thông" ở tỉnh Long An do ông lãnh đạo, thực chất là áp dụng thị trường trong xử lý mối quan hệ tiền tệ, hàng hoá và giá cả, một tử huyệt của lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội không chỉ ở Việt Nam.

Cuộc cải cách ấy ở Long An, cùng với những cải cách ở TP.HCM do ông Võ Văn Kiệt lãnh đạo, đã có đóng góp quyết định hình thành đường lối đổi mới do ông Trường Chinh khởi thảo vả trình bày ở đại hội VI của đảng vào 1986.

Trên chính trường ông nổi lên như một nhà lãnh đạo địa phương nổi bật. Có lẽ cũng vì vậy ông được điều ra trung ương, trải qua nhiều vị trí, được những nhà lãnh đạo cấp cao chuẩn bị để đảm đương vị trí Trưởng ban Tổ chức TƯ.

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

Chuyện nước mắm (phần 3)

Không có mắm không phải bởi vì dân không có mắm. Bác nhà thơ Phạm Tiến Duật dưới âm ti mà nghe được câu này chắc gật đầu công nhận. Thôi thì hàng hóa hiếm hoi, bao nhiêu của ngon vật lạ nhà nước thu nắm hết, mắm chai chỉ dành cho cán bộ và dân thành thị, nên nông dân đành tự cấp tự túc như thuở kháng chiến. Chả cần mắm chai Cát Hải loại 3, những nhà nghèo ở quê, nghèo mấy đi chăng nữa, luôn có vại mắm cáy hoặc mắm còng. Nhà nào khá giả, dư dật hơn thì thêm những hũ mắm tôm, mắm tép. Tất cả đều tự làm, đúng tinh thần tự lực cánh sinh. Sau này, năm 1966, khi cụ Hồ ban cho thế nhân câu nói nổi tiếng “Không có gì quý hơn độc lập tự do” thì dân gian cũng lập tức biến tấu ngay thành “Không có gì quý hơn độc lập tự lo”. Trông vào nhà nước có mà rã họng.

Cần phân biệt cái vại với cái chum. Cùng làm bằng đất sét nung già, gọi là sành, nhưng cái vại thì nhỏ và thẳng, cao cỡ hơn 55-60 phân, đường kính 40-45 phân, đựng mắm hoặc để muối dưa cải, nén cà… Còn chum có cái lớn cái nhỏ, lưng cong, đít chum và miệng chum thắt lại, giữa phình to ra. Có chum to đến mức đổ vào đó vài tạ thóc, hoặc đựng nước mưa ăn cả tuần. Chum là một thứ tài sản không phải nhà nông dân nào cũng có. Thày bu tôi, suốt mấy chục năm làm ruộng, chỉ sắm được 2 cái chum đựng thóc, cất kỹ trong buồng. Thóc phơi thật nỏ, đổ vào chum để cả năm chả sao. Lại nhớ hồi tôi ở nhà tập thể tại quận 5 Sài Gòn, dạo năm 1980 trở về sau hay bị cúp nước bèn xuống phố sành sứ đầu đường Nguyễn Chí Thanh mua cái chum 200 lít để chứa. Mấy thầy trò khệ nệ khênh lên tận tầng 5. Đến khi chuyển nhà năm 2000 không dùng nữa, cho chả ai lấy, bỏ thì thương vương thì tội, không hơi sức đâu đem xuống đất, bèn bỏ ngoài hành lang, viết chữ rõ to dán vào: “Chum tốt, ai lấy cũng được, miễn phí”. Thế mà mấy tháng giời mới có người khuân đi. Có lẽ đối với tôi đấy là ví dụ rõ nhất về mức sống đi lên.

Để làm mắm, dân quê tôi chỉ dùng vại sành. Bu tôi xuống mạn Bàng La, Đồ Sơn (Hải Phòng) mua cáy mua còng. Con cáy thuộc họ cua nhưng chỉ to hơn 2 đốt ngón tay, sống trong bãi ven biển, chân nó nhiều lông mịn nên dính đầy đất, rửa sạch bọn này mệt lắm, rất tốn nước. Bọn còng thì nhỏ hơn nhưng sạch, có 2 cái còng to màu đỏ, nhiều khi còng cái (còng lớn) còn to hơn cả thân nó. Người ta chỉ làm mắm cáy mắm còng mà không làm mắm rốc, mắm rạm bởi 2 con rạm rốc này sống ở nước ngọt, tanh lắm, chỉ để nấu chín, không ăn sống được.