Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

Đặc sản cười của lớp ta

Từ chiều hôm 25 đến hết 27.11 vừa qua, các ông bà nội ngoại lớp văn khóa 17 khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội đã làm cuộc tụ tập đông người không xin phép chính quyền. Họ phớt lờ quy định sắt của nhà nước bởi họ chỉ cốt gặp nhau để cười, tán phét, ôn lại chuyện xưa sau 35 năm ra trường, chia tay nhau đi tứ phía. Mình ở tận Sè Goòng không ra được nhưng qua điện đàm với thầy cô, bạn bè cũng nắm được một số thông tin, đang viết dở, chưa xong vì mấy bữa ni bệnh tật đổ đốn. May mà có ông bạn Bá Tân chữa cháy cho.

Nguyễn Bá Tân là tay có "số má" của lớp văn. Hiện y làm báo ở báo Đại Đoàn Kết, hàm sĩ quan (nhưng mình chả dại gì khai ra đâu). Y và thằng Ba (Xuân) mà ở đâu thì ở đó bọn con gái cứ xoắn xuýt lại, bò lăn bò càng mà cười, phơi bung cả rốn. Mình cứ nghĩ, y là sự hội tụ những nét đặc sắc nhất của chú Tễu, trạng Quỳnh, lý Toét xã Xệ vào con người Bá Tân, thậm chí cả tí ti Xuân Tóc Đỏ, nhưng rất văn hóa.
Sau đây là một vài ghi nhận của y về cuộc tụ tập ấy. Mong nhận được thêm những ghi nhận của các bạn khác, à quên, những ông bà nội ngoại khác lớp ta.

Cuộc tụ tập năm 2006, hội quân tại nhà khách của báo Tiền Phong, theo thứ tự từ trái sang, đứng trước ngồi sau: Nguyễn Bá Tân, Lê Quốc Lập, Trần Triều Nguyệt, Ma Duy Giang; Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Xuân, Nguyễn Thanh Hương, Cao Kim Phương, Lê Thanh Nga.



Đặc sản cười của lớp ta


BÁ TÂN

Tôi có thói quen gọi những lớp đã học bằng cái tên lớp ta. Từ 1972 trở về trước, tôi có những “lớp ta” thời học phổ thông. Những năm học ở đại học tổng hợp có “lớp ta” là khoa ngữ văn, khóa 17. Sau đó tôi còn có thêm 2 lần “lớp ta” khi học đại học báo chí (khóa 4, trường tuyên huấn trung ương I) và lớp cử nhân chính trị. Lớp gối lên lớp, kỷ niệm giàu lên theo năm tháng được làm học trò. Lớp học thì nhiều nhưng sâu nặng nhất vẫn là lớp ngữ văn, khóa 17, đại học tổng hợp Hà Nội. Lúc gặp nhau cũng như khi trò chuyện qua điện thoại, hễ nhắc đến K17 khoa ngữ văn tôi luôn gọi bằng cái tên lớp ta.

Lớp ta có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu cách “khai thác” giá trị trên nhiều lĩnh vực. Riêng tôi, cách đây khá nhiều năm, phát hiện ra đặc sản cười của lớp ta. Đơn lẻ từng người thì không thấy. Chỉ cần một nhóm gặp nhau, nhất là những lần hội lớp, đặc sản cười của lớp ta lên cao đến mức như là…chỉ số lạm phát 2011. Lạm phát (CPI) của Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới chứ đâu phải là vừa. Các bạn thấy chưa, đặc sản cười của lớp ta đạt tới đẳng cấp tốp đầu thế giới.

Trong 2 ngày 26, 27/11/2011, lớp ta gặp nhau tại Hà Nội để “ôn nghèo, khoe sướng” nhân kỷ niệm lần thứ 35 ngày ra trường. Trong 2 ngày đó, nhu cầu vật chất (ăn, uống, ngủ…) không thay được nhu cầu cười của lớp ta. Chưa kịp bắt tay đã cười. Thấy nhau từ xa đã cười. Cười trong bữa ăn. Cười trước khi ngủ. Tỉnh dậy sau giấc ngủ lại cười. Ngâm mình trong hồ nước khoáng vẫn cười. Cười liên khúc từ lúc lên xe cho đến khi xuống xe… Trên đời này, không chỉ Việt Nam mà kể cả thế giới, tìm đâu cho ra một tập thể giàu tiếng cười như là lớp ta. Tôi xin khẳng định: lớp ta là “tỷ phú” về cười. Tỷ phú tiền bạc bây giờ nhiều lắm, họ giàu vật chất nhưng nhiều khi vẫn thèm tiếng cười. Tỷ phú về cười thì duy nhất chỉ có lớp ta. Tỷ phú tiền bạc tiêu dùng mãi cũng hết. Tỷ phú về cười thì ngược lại, càng dùng càng giàu thêm. Đây là một phát hiện vĩ đại của tôi và của cả lớp ta.

Tại sao lại gọi là nàng thơ. Công bố điếu văn tại buổi lễ bảo vệ luận án tiến sĩ. Gọi ấy của vợ bằng đồng chí. Đạm và Độ có chung tên gọi. Huy Cờ và Xuân Bối là 2 anh em. Triệu năm sau chưa được như... Kể cho nhau nghe những chuyện như thế, đố ai mà không cười. Giá như thế giới tổ chức cuộc thi cười, lớp ta nên cử đại diện dự thi. Không cần tra cứu trên mạng hoặc tìm kiếm trong các thư viện, cứ đưa những chuyện lớp ta kể cho nhau nghe thì ban giám khảo cuộc thi sẽ vỡ bụng vì cười. Nếu thế giới tổ chức cuộc thi ấy, tôi cam đoan 100% lớp ta đoạt giải đặc biết. Nghe những chuyện của lớp ta, đến người sắp chết cũng phải bật cười. Cười rồi mới chết, nụ cười ấm áp tình người theo linh hồn vào cõi vĩnh hằng. Chỉ lớp ta mới có “đặc sản” vô giá ấy.

Lớp ta có hai trong một: vừa thích cười vừa tạo ra “tài sản” cười. Đó là cái nhân văn đặc biệt của lớp ta. Không chỉ đơn thuần đón nhận tiếng cười, lớp ta còn “cung cấp”tiếng cười cho thiên hạ. Trên đời này không hiếm những kẻ tham lam, chỉ nhận mà không cho. Lớp ta thì ngược lại, sẵn sang “khuyến mại” tiếng cười ở mọi nơi, mọi lúc. Số đông trong lớp đã cận kề tuổi 60, một số anh chị đã vượt qua lục thập. Đã làm ông làm bà mà còn cười như con trẻ, sự sướng ấy thuộc loại đặc sản hiếm có. Cuộc đời có quy luật của nó: tuổi cao (thì) sức yếu. Hình như lớp ta có quy luật riêng, rất đặc thù: tuổi cao, sức khỏe giảm sút nhưng năng lực cười lại khỏe hơn. Đó không phải là thứ trời cho, dù có bị trời đánh tôi cũng xin bảo lưu ý kiến này. Đặc sản cười của lớp ta do mỗi chúng ta góp lại mà thành. Đành rằng có người nhiều, người ít. Người ít phải nỗ lực nhiều hơn. Người đóng góp nhiều không được dừng lại. Nếu ai cần hỗ trợ, vì lợi ích chung của lớp, tôi, vâng cá nhân tôi, sẵn sàng trợ giúp kể cả lý thuyết và thực hành. Riêng tôi,tự nhận một cách khiêm tốn, phần đóng góp của mình đã được lớp ta ghi nhận. Thế là sướng lắm rồi. Được bạn bè thừa nhận còn khó hơn được cấp trên khen ngợi.

Dân gian đồn rằng: một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Cứ theo chỉ số ấy mà suy, lớp ta trao cho nhau và biếu tặng xã hội hàng triệu triệu thang thuốc bổ. Phải chăng vì thế mà mọi người trong lớp ta khỏe hơn lên sau mỗi lần gặp mặt. Nhiều người còn được vợ (hoặc chồng) thỉnh thoảng thúc giục tổ chức họp lớp để cho sức khỏe tăng lên. Tiếng cười của lớp ta thật là kỳ diệu. Muôn muôn năm tiếng cười của lớp ta.

B.T

Còn đây là ảnh của lớp, nhưng chụp hồi năm 2006, kỷ niệm 30 ngày ra trường, tất nhiên lớp đông nên số các cụ trong ảnh chỉ là một phần của cuộc tụ bạ bữa ấy thôi.

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

Chuyện Tôn Vũ

Mấy ngày bệnh, lẩn mẩn giở đọc lại Sử ký Tư Mã Thiên. Tiếc là bộ do Phan Ngọc dịch- giới thiệu mình cho mượn đã một đi không trở lại, giờ chỉ còn bộ do Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê thực hiện. Hôm nào khỏe và rảnh, dứt khoát phải lùng bằng được bộ Phan Ngọc-Nhữ Thành bởi mình quá thích bộ ấy, nhất là lời giới thiệu tuyệt vời.

Chuyện rằng Tôn Vũ (còn gọi Tôn Tử) người nước Tề. Ông ta thông thạo chuyện bày mưu tính kế, giỏi binh thư, sang đất Ngô dâng sách lên Ngô vương Hạp Lư. Vua Ngô yêu cầu thao diễn thử, không có ngay lính chuyên nghiệp bèn bảo rằng đàn bà được chăng. Vũ thưa được. Thị thần gọi ra 180 cung nữ xinh đẹp, Vũ chia làm 2 đội, mỗi đội do cô gái mà vua yêu nhất làm đội trưởng.

Tôn Vũ nhắc nhở bọn họ thật kỹ những quy định của việc binh dù y thừa biết đàn bà muôn thuở chỉ là đàn bà, sau đó cho nổi hiệu lệnh quay phải trái trước sau. Biết ngay, đám đàn bà uốn éo thích thú đùn đẩy nhau, cười ầm lên (mình nghĩ chắc vua cũng cười). Vũ bảo: Hiệu lệnh không rõ ràng, ban bố không nghiêm, lỗi đó thuộc phần tướng. Tuy y nhắc đến lỗi của bản thân nhưng chỉ nhắc vậy, không thấy đưa ra biện pháp trừng phạt nào, nói suông thôi. Sau đó Vũ nhắc tiếp thật kỹ các quy định trong hàng quân, bảo chúng phải thế này thế nọ (nhưng y khôn, không nói rõ nếu không thực hiện nghiêm sẽ bị thế nào). Nhắc chán chê, rồi nổi trống, quay phải quay, quay trái quay... Bọn đàn bà đúng là đàn bà, lại cười nắc nẻ. Vũ tiến lại gần nhà vua, tâu bệ hạ, nay kỷ luật hiệu lệnh đã rõ mà vẫn không nghiêm, tội đó thuộc phần quân lính. Phải chém để làm gương.

Hạp Lư nhìn hai cô thiếp yêu sắc nước hương trời tiếc rẻ, xua tay bảo Vũ, thôi quả nhân biết tài ngươi rồi, khỏi chém khỏi chém. Vũ tâu, tướng đã cầm quân có khi không thụ mệnh vua, bèn lôi ngay hai mỹ nữ chém cho mỗi cô một phát, chết tốt. Y cầm cờ ra tiếp hiệu lệnh, đám đàn bà vội thực hiện đâu vào đấy.

Xưa nay nhắc đến chuyện này ai cũng khen Tôn Vũ giỏi dùng binh, điều binh khiển tướng như thần. Thì đúng chẳng sai, nhờ có y mà Hạp Lư đánh đâu thắng đó, phá được Sở, diệt được Việt, dọa được Tấn, Tề bắt phải cống nạp..., công y chả nhỏ.

Nhưng mình ghét y. Đã mười mươi biết chắc bọn đàn bà không chịu nghe lời, thế nào cũng có kẻ phải chém nhưng để mình nổi danh, y vẫn cứ làm. Nghĩ một đằng làm một nẻo, quả là ác nhân thất đức. Chả khác chi góp thây trăm họ nên công một người.
Lại nữa, y chỉ nỏ mồm nghiêm. Lỗi tại tướng, lẳng lặng cho qua. Thà giả dối như Tào Tháo sau này cắt luôn chỏm tóc làm gương thì còn đánh lừa được ai đó, còn y thì nói xoe xóe và chỉ nói thôi. Lỗi tại quân, nhất là lại đàn bà, y vẫn chém không thương tiếc. Để tiến thân, mạng kẻ khác là cái thá gì. Ra vẻ nghiêm nhưng thực chất rất tầm thường. Với mình, sẵn sàng bỏ qua, lấp liếm khi sai; với kẻ khác trừng trị không thương tiếc. Luật nghiêm chỉ áp dụng cho kẻ dưới, còn với bản thân, quá lắm chỉ kiểm điểm nghiêm khắc nội bộ kín đáo là xong.

Hỡi ơi Tôn Vũ. Bây giờ ông mà sống lại đứng trước mặt tôi, tôi sẽ chém ông hai lần để rửa hận cho hai kẻ nữ nhi bất hạnh kia.

28.11.2011
Nguyễn Thông

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Một cái nhìn "trần trụi" về quan hệ Việt -Trung

Bài này của Phó giáo sư-tiến sĩ Trần Ngọc Vương (cho mình khoe tí, mình được ông trời cho may mắn học chung với vị phó giáo sư này), đã đăng trên báo Đất Việt, một tờ báo đang vận nội công trong bối cảnh hiện nay. Mình đã xin phép giáo sư Trần và y bảo OK. Vậy thì lưu vào đây như một thứ tư liệu quý, còn ai lăn tăn, thắc mắc cứ vào Đất Việt mà đọc.

MỘT CÁI NHÌN "TRẦN TRỤI" VỀ QUAN HỆ VIỆT-TRUNG
Trần Ngọc Vương
(Đại học Quốc gia Hà Nội)

Ông đánh giá thế nào về mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, không chỉ là mối quan hệ ngoại giao hiện tại, mà là dưới góc độ lịch sử, văn hóa?

PGS-TS Trần Ngọc Vương: Thực tế thì từ trước đến nay, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là một quan hệ rất phức tạp. Dù công khai hay không công khai thừa nhận thì đó là một thực tế không ai có thể che giấu được.

Mối quan hệ phức tạp đó được thể hiện trên nhiều phương diện: chính trị, văn hóa, chủ nghĩa dân tộc, chân chính hay không chân chính, lành mạnh hay không lành mạnh, trong đó có cả tâm lý đám đông.

Trước hết, cần phải khẳng định quan hệ Việt – Trung từ quá khứ lịch sử đến tận ngày nay là một quan hệ nhiều chiều phong phú, đa dạng, phức tạp và đầy nghịch lý, mâu thuẫn.

Năm 1998, tại Đại học Bắc Kinh, tại cuộc gặp mặt và trao đổi trực tiếp giữa học giả 2 nước Việt Nam, Trung Quốc, các học giả Trung Quốc đã hỏi tôi: Ông nghĩ như thế nào về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Tôi muốn nhắc lại một ý mà tôi đã trả lời lúc đó, như là một nhận thức đã trở thành công thức cố định: Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ít nhất phải nhìn trong 3 góc độ, 3 tư cách của Trung Quốc.

Trong lịch sử, Việt Nam tiếp thu nhiều từ Trung Quốc, cho nên tư cách đầu tiên của Trung Quốc đối với Việt Nam là tư cách ông thầy. Đây là điều không chối cãi được do Việt Nam chịu ảnh hưởng của Trung Quốc cả một thiên niên kỷ. Trong suốt thời gian dài đó, người Việt đã học tập rất nhiều điều từ người Trung Quốc. Chúng ta không thể nào không kính trọng một dân tộc có nền văn minh, văn hóa thuộc loại hàng đầu thế giới.

Tư cách 2: Trung Quốc với Việt Nam là bạn: Bạn ở đây được hiểu theo nhiều nghĩa và được quy định bởi nhiều điều kiện.

Thứ nhất, là 2 nước láng giềng có chung đường biên giới rất dài cả trên đất liền và trên biển. Do có chung đường biên giới quá dài nên để có thể sống với nhau ổn định, cần có sự hữu nghị cả về phương diện cộng đồng, xã hội lẫn phương diện quốc gia. Bản thân tôi cũng có những người bạn Trung Quốc.

Thứ hai, chữ “bạn” ở đây được hiểu vừa là đối tác, vừa là đối thủ. Ngay trong một cộng đồng nhỏ cũng tồn tại những đối thủ, huống hồ là giữa 2 đất nước. Nếu bỏ qua tư cách đối thủ, tự anh sẽ làm hại anh do sẽ dẫn đến mất cảnh giác. Điều này được thể hiện trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị. Nhưng không vì vậy mà yếu tố đối thủ làm triệt tiêu yếu tố đối tác, bằng hữu.

Nhưng theo tôi, nếu xét trên tư cách bằng hữu, sự hợp tác giữa 2 nước chưa cao. Bởi muốn hợp tác có hiệu quả thì 2 nước phải có những mục tiêu và lợi ích chung. Phải có định hướng về tầm nhìn là cùng nhìn về 1 hướng thì sự hợp tác mới lâu bền và toàn diện. Nếu quay lưng lại với nhau hay người này tìm cách tranh thắng hơn so với người kia thì không thể hợp tác được. Trong hợp tác, nguyên tắc “Cả 2 cùng thắng” mới là nguyên tắc quan trọng nhất, chứ không phải kẻ thắng người thua.

Tư cách bằng hữu này về lâu về dài vẫn cần phải duy trì để cùng tồn tại.

Tư cách 3: Việt Nam thường xuyên là nạn nhân của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, sự bành trướng đế chế của Trung Quốc: Trong thực tế, do nhiều lý do lịch sử, Việt Nam không phải là nước lớn để đặt đồng đẳng trên bàn cân so với Trung Quốc. Cho nên, tồn tại bên cạnh một đế chế khổng lổ có dân số chiếm 1/5 nhân loại không phải là điều đơn giản. Rõ ràng, so về tiềm lực, quốc lực, Việt Nam không phải là đối thủ cạnh tranh bình đẳng của Trung Quốc. Không nhận thức được điều này thì sẽ mất nước. Tôi cũng muốn sử dụng khái niệm “sự bành trướng đế chế” như là một thuật ngữ của khoa học lịch sử.

Chính vì điều này, ngay từ quá khứ lịch sử đã luôn đặt ra 1 tình huống, đó là: mất cân bằng.

Đối với nước nhỏ bé hơn, đây bao giờ cũng là hiểm họa. Điều này không có gì lạ, khắp nơi trên thế giới đều như vậy. Nói một cách lạnh lùng hơn, đây là một quy luật, có thể gọi là “chủ nghĩa Darwin xã hội”, đó là quy luật sinh tồn cạnh tranh về mặt xã hội.

Quy luật này chính các nhà kinh điển Mác – Lênin đã nhận thức và coi là quy luật bất di bất dịch: Quốc gia nào mạnh sẽ đi xâm lược, quốc gia nào yếu sẽ bị xâm lược. Không có một quốc gia đạo đức thuần túy nào từng xuất hiện trên trái đất. Chủ nghĩa bành trướng như là một lẽ đương nhiên của các nước lớn. Trung Quốc từ xưa đến nay, trừ những giai đoạn tự mâu thuẫn, tự đấu tranh nội bộ, khi họ đạt được sự thống nhất nhất định thì họ đều có tư thế nước lớn. Và khi có tư thế nước lớn, họ tự có thuộc tính bành trướng.

Khi bàn về đế chế Sa Hoàng, Lênin đã phải thừa nhận một thực tế khách quan, tất yếu: Khi nó đã là đế chế, là một quốc gia có quy mô lớn như đế chế Nga thì nó hút theo nó rất nhiều sự phụ thuộc, ép các cộng đồng dân tộc xung quanh nó trở thành vệ tinh.

Tôi xin nhắc lại, đế chế nào, quốc gia lớn nào cũng vậy. Sức ảnh hưởng, bành trướng của các đế chế này là sức hút nam châm, có xu hướng hút và cuốn các nước xung quanh vào bên trong nó. Nếu chống lại được lực hút đó thì được độc lập, còn nếu không li tâm được thì tất yếu sẽ bị phụ thuộc.

Tôi cho rằng, xu thế chung của nhân loại và nói riêng các quan hệ khu vực trong khoảng một thiên niên kỷ trở lại đây là những quốc gia như Việt Nam ngày càng thể hiện tư thế độc lập hơn, tự quyết, tự chủ hơn so với các đế chế kiểu như Trung Quốc. Mặc dù có những thời điểm trong lịch sử, xu thế đó không phải là dạng đồ thị tiến thẳng, có những lúc người cầm quyền Việt Nam tỏ ra bạc nhược, yếu hèn, nhưng nhìn tổng thể thì Việt Nam ngày càng độc lập hơn.

Việt Nam hoàn toàn đủ nội lực để tự mình trở thành một quốc gia độc lập hơn nữa, bình đẳng hơn nữa với các thế lực bên ngoài. Điều kiện của quốc tế hiện đại cho phép thực hiện được, hiện thực hóa được xu hướng đó.

Tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề cần giải quyết trong quan hệ giữa hai nước. Một bước tiến có thể nói khá quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp này là các bên đồng thuận không sử dụng vũ lực. Vậy vì sao gần đây tình hình lại đột ngột “nóng” lên, cùng với đó là sự đe dọa sử dụng vũ lực từ phía Trung Quốc?

PGS-TS Trần Ngọc Vương: Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua, chúng ta có cái nhìn toàn cảnh và rõ ràng hơn về cái gọi là việc sắp xếp lại trật tự thế giới, cấu trúc lại những vùng ảnh hưởng trên thế giới. Nhìn theo nhiều lĩnh vực, có thể xuất hiện những cường quốc khác nhau, thậm chí có thể gọi là những siêu cường khu vực. Nhìn một cách tổng thể, rõ ràng Trung Quốc đang có khát vọng trở thành một siêu cường, ít nhất là siêu cường khu vực.

Từ năm 1978, khi khởi xướng lên việc định hướng lại và cải cách kinh tế để tạo vị thế của Trung Quốc, cho đến gần đây, Trung Quốc nêu lên một số mệnh đề mà tôi cho rằng đặc biệt cần chú ý.

Thứ nhất là mệnh đề: “Một hữu đới đầu” - Nhất quyết không đi đầu. Họ chấp nhận không làm người dẫn đầu, không gánh vác trách nhiệm trước thế giới. Điều này có thể dễ dàng hiểu được, cũng là do họ chưa đủ điều kiện để làm vậy dù họ muốn. Tôi cho rằng, về tầm nhìn, đó là một tầm nhìn dài hạn và khôn ngoan của họ.

Mệnh đề thứ hai là “thao quang dưỡng hối”, tức là che bớt ánh sáng, nuôi dưỡng cái tù mù. Trung Quốc muốn giữ cho riêng mình một vùng bí mật rộng lớn trong các quốc sách cũng như trong việc đo đếm, tính toán quốc lực của họ. Đây là một cách giữ gìn bí mật quốc gia để quốc tế không thể biết được tiềm lực thực sự của Trung Quốc. Dù bên ngoài có nói xấu hay nói tốt, nói hay hay nói dở, Trung Quốc cũng không phản đối hay khẳng định quyết liệt.

Mệnh đề thứ ba là “nhất quốc lưỡng chế”, tức là một nước hai chế độ. Chính mệnh đề này đã gây ra tranh luận giữa tôi với các học giả Trung Quốc năm 1998, thời điểm khi họ đang tiếp nhận Hồng Kông.

Khẩu hiệu “Nhất quốc lưỡng chế” mà Đặng Tiểu Bình đưa ra là một tôn chỉ mà họ đang thực hiện và sẽ còn lâu mới thực hiện xong. Đây chính là câu khẩu hiệu gây nhiều suy nghĩ cho tôi.

Tôi đã hỏi các giáo sư, học giả Trung Quốc ở Đại học Bắc Kinh rằng: Một nước 2 chế độ, nghĩa là một bên anh duy trì XHCN, một bên anh duy trì TBCN? Vậy thì CNXH có phải mục đích tối hậu của Trung Quốc không? Đó của phải là hệ tư tưởng của Trung Quốc không?

Họ nói theo họ là như vậy. Tôi nói: Vậy thì theo logic, anh phải tồn tại 2 chế độ, dù cho tầm nhìn xa đến đâu, khoảng thời gian dài đến đâu, nhưng nếu đến “một lúc nào đó”, tình trạng đó sẽ được / bị xóa bỏ, thì đó vẫn cứ là một công thức mang tính chiến thuật, dù nó không ngắn hạn về mặt thời gian. Cuối cùng anh phải giải quyết vấn đề 2 chế độ ra sao chứ? Phải nhất thể hóa thành một chế độ chứ? Nếu khẳng định như thế, tôi không tin là trên bốn chục triệu người ở mấy vùng lãnh thổ kia để yên cho anh “sáp nhập” dễ dàng.

Trong trường hợp ngược lại, nếu anh nói rằng đó là một tôn chỉ lâu dài, không xác định về mặt thời gian thì tức là anh từ bỏ về mặt nguyên tắc đối với chủ nghĩa cộng sản. Vì trong một nhà nước phải có, và chỉ có một hệ tư tưởng. Giả sử các vùng lãnh thổ như Đài Loan sáp nhập với Trung Quốc thì hệ tư tưởng lúc đó chắc chắn phải khác hệ tư tưởng bây giờ. Vậy hệ tư tưởng đó là gì? Các học giả Trung Quốc không trả lời được. Họ hỏi ý kiến của tôi thế nào. Tôi nói: đó chính là chủ nghĩa tư bản, hoặc một dạng khác, xác thực hơn nữa: chủ nghĩa dân tộc. Họ im lặng nhưng sa xẩm mặt mày.

“Thao quang dưỡng hối” và “không đi đầu” thì hiện nay Trung Quốc đang dần dần từ bỏ. Tức là họ công khai bộc lộ và thị uy sức mạnh, đồng thời một bộ phận kích động chủ nghĩa dân tộc.

Nguy cơ về sự bùng lên và khó lòng kiểm soát của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc là điều có thật. Cái tâm lý này nằm cả ở những người ở cấp cao, tuy tôi chưa dám nói những nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc thì ở mức độ như thế nào.

Vì thế, tôi cho rằng chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Trung Quốc bùng nên và khó kiểm soát đang thực sự là một nguy cơ đối với chúng ta. Tôi theo dõi báo chí và các trang mạng Trung Quốc, qua các thống kê của chính các trang đó, tôi thấy các con số về tỷ lệ người Trung Quốc đòi “dạy cho Việt Nam một bài học” là rất cao. Điều này phản ánh một tỉ lệ trung bình cộng mà chúng ta cần phải hết sức cảnh giác. Đương nhiên là các nhà chính trị không dễ dàng đưa ra các quyết định dựa trên những thống kê trên mạng như vậy, nhưng cũng chắc chắn họ sẽ bị chi phối bởi điều này.

Để hiểu tận căn nguyên, tôi không chỉ theo dõi quan hệ Việt Nam - Trung Quốc mà tôi còn phải theo dõi cả thực thể Trung Hoa, tôi cho rằng hiện nay, những vấn đề mâu thuẫn nội tại của xã hội Trung Quốc là căng thẳng nhất thế giới. Có người đã nói ví von là: Giữa những tỷ phú giàu nhất thế giới đã có người Trung Quốc, nhưng những cộng đồng nghèo đói nhất thế giới cũng có người Trung Quốc. Điều đó dẫn đến những bất an về mặt xã hội.

Những bất an xã hội đó khiến tôi rất lo lắng. Không phải chỉ lo và thương cho người Trung Quốc. Tôi không dám nói đó là tất yếu, nhưng theo những lối mòn của lịch sử, để trấn an nội bộ, trong mấy nghìn năm qua, Trung Quốc luôn dùng phương pháp chuyển mâu thuẫn ra ngoài. Tức là cứ mỗi lần nội bộ Trung Quốc có vấn đề lớn, các nhà cầm quyền Trung Quốc lại tiến hành xâm lược một vùng nào đó. Họ dùng “võ công” để răn đe và giải quyết mâu thuẫn bên trong. Tức là họ không đánh trực tiếp đối thủ trong nước mà tấn công bên ngoài để làm giảm áp lực và xả bớt lực căng xã hội. Xin nói thật, đây là điều tôi sợ nhất vì Việt Nam có nguy cơ cao trở thành nạn nhân, các tỷ lệ thống kê cao trên mạng phản ánh đúng điều này.

Báo chí và các trang mạng Trung Quốc, kể cả các tờ được coi là chính thống và quan trọng hàng đầu, kể cả Đài Truyền hình Trung ương, hiện nay đang liên tục xuyên tạc về Việt Nam, tôi xin gọi là nói rất láo về Việt Nam.

Tôi nghĩ là người Trung Quốc đâu thù Việt Nam đến thế. Những người làm chính trị, quan sát chính trị đều nhận thấy trong thời gian qua Việt Nam đã nhẫn nhịn rất nhiều. Thế giới không ngây thơ để tin vào những tuyên truyền xuyên tạc của Trung Quốc là Việt Nam luôn gây hấn và kích động. Rõ ràng là người Việt Nam luôn có tâm lý hòa hiếu, muốn yên ổn. Lịch sử đã chứng minh điều đó. Võ công thiên tài và chiến công hiển hách như Quang Trung mà trước khi đánh trận Đống Đa còn yêu cầu Ngô Thì Nhậm viết sẵn biểu tạ tội, rồi biểu cầu phong.

Vì vậy, vấn đề ở đây là chúng ta phải tránh để bị Trung Quốc biến thành vật hi sinh. Nhưng đồng thời, ta không chỉ giữ thể diện với dân mà về lâu dài cần phải nuôi dưỡng và phát huy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc của nhân dân ta. Như cụ Hồ đã nói một câu thể hiện tất cả: Không có gì quý hơn độc lập tự do. Chúng ta vừa phải mềm mỏng, nhẫn nhịn nhưng cũng luôn phải tự cường, rắn rỏi.

Hòa bình, đó là khát vọng ngàn đời của nhân dân Việt Nam. Song, cũng như ý chí nhân dân, các vị lãnh đạo của Việt Nam luôn khẳng định “chủ quyền là số một”. Từ cái nhìn lịch sử, theo Giáo sư, làm thế nào để giữ được cả hai điều này?

PGS-TS Trần Ngọc Vương: Mặc dù có những cái đầu ở Trung Quốc đang rất nóng, và cả nhiều cái đầu ở các nước láng giềng của Trung Quốc, đương nhiên cả ở ta, cũng đang nóng, nhưng theo tôi chúng ta nên coi đó là chuyện bình thường. Có những phản ứng cực đoan thái quá là bình thường. Cả ở đây nữa, “trái tim có những lý lẽ riêng mà cái đầu không thể hiểu”. Nhưng đó không phải là tất cả. Vấn đề là các nhà cầm quyền phải biết giữ tỉ lệ cực đoan đó ở mức có thể kiểm soát được và không gây ra tác hại. Các nhà lãnh đạo cần có cách hành xử và giải quyết vấn đề phù hợp.

Tôi cho rằng với diễn biến của tình hình vừa rồi, sự bộc lộ thái độ và hành động của cộng đồng và người dân Việt Nam là hợp lý. Giữ mức độ như thế là hợp lý.

Với tư cách là người cũng đã nhiều năm nghiên cứu về Trung Quốc, về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, tôi cho rằng điều quan trọng nhất hiện nay đối với chúng ta là làm thế nào để cân bằng được niềm tự hào dân tộc, khí phách dân tộc với hoạt động thực tiễn chính trị tỉnh táo để đạt được mục tiêu quan trọng hàng đầu là giữ gìn độc lập dân tộc. Đồng thời tránh cho dân tộc khỏi những tổn thất, va chạm không cân sức và không cần thiết.

Xin cảm ơn Giáo sư.

(Theo báo Đất Việt)

Nhân dân thứ thiệt


Có hai nhà thơ đảng viên cộng sản đã leo lên đến chức cao chót vót trong đảng của họ, cùng hàm ủy viên bộ chính trị, đó là Nguyễn Kim Thành (Tố Hữu) và Nguyễn Khoa Điềm. Thơ Tố Hữu đang bị quên dần dần, còn thơ Nguyễn Khoa Điềm sau suốt thời gian ông tại chức chả mấy ai nhắc đến thì nay đang trở lại với thái độ trân trọng của nhiều người. Người con trai dòng họ Nguyễn Khoa nổi tiếng đã trở về cốt cách thi nhân đích thực. Trước mình không thích ông Điềm, nhất là sau vài vụ quan Điềm ứng xử này nọ ở cương vị trưởng ban tư tưởng-văn hóa trung ương, nhưng từ khi ông về hưu rồi mình lại mến bởi ông gần như về hẳn đời dân dã, chả giống nhiều vị cứ vác mặt ra dự hết thứ này thứ nọ.

Nay lại tăng thêm sự mến ấy khi đọc bài thơ này của ông, bài Nhân Dân. Nó như sau:

NHÂN DÂN

Cúi mình trên đồng lúa
Lao lên các hỏa điểm chiến tranh
Lăn mình trong các cuộc xuống đường
Cặm cụi với sách vở


Họ là nhân dân thứ thiệt
Nhưng trên diễn đàn cao nhất nước
Có người nói nhân dân chưa đủ trí tuệ
Để hưởng luật biểu tình!


Tôi nghĩ mãi
Ai đã bầu ra ông nghị này nhỉ?
Sao lại sợ nhân dân biểu tình?
Không!


Sự sợ hãi không cứu được chúng ta
Mà chính là sự can đảm
Đi tới dân chủ.


Tháng 11.2011

Nguyễn Khoa Điềm

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Ghi điểm (nếu thực lòng)

Ảnh từ: nguyendaiquy.blogspot.com


Cứ nói toẹt ra, xưa nay mình không ưa ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, có lúc mình còn nói cạnh nói khóe điều này điều nọ. Cũng phải thôi, không thích thì chả thể khen được.

Nhưng hôm nay thì hơi thinh thích. Chả biết ông ta có diễn gì không, có thực lòng không (mình có thói xấu hay nghi ngờ mấy tay làm chính trị), tuy nhiên những gì mà ông ta nói ra được trên nghị trường rất đáng ghi nhận, nhất là vụ chủ quyền lãnh thổ, Hoàng Sa-Trường Sa. Ông ấy tuyên bố "lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam", nếu chấm điểm, mình khuyên son vào câu này. Lần đầu tiên một người lãnh đạo cỡ tứ trụ của nước này dám dứt khoát thế. Mình chỉ mong đó không phải chỉ là quan điểm cá nhân của ông Dũng mà phải của cả các ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng (vì các ông ấy đang nắm vận mệnh đất nước chứ thực ra mình không có bầu bán tín nhiệm gì), của 3,5 triệu đảng viên CS; chứ dân thì họ đã tỏ rõ lập trường lâu rồi.

Nay thì có thể tạm thở phào bởi sẽ không phải chứng kiến cảnh công an hằm hè bắt bớ những người giương cao biểu ngữ "Hoàng Sa là của Việt Nam" nữa chăng. Bắt dân, khác chi bỉ mặt thủ tướng, bắt thủ tướng.

25.11.2011
Nguyễn Thông

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Miến Điện chạy nước rút

BBC tiếng Việt tối 24.11 đăng bài dưới đây. Đọc xong, mình thấy người Miến Điện ghê gớm thật. Định vượt dân Đại Việt tớ chăng, đừng hòng nhé.


NGƯỜI MIẾN ĐIỆN SẼ ĐƯỢC PHÉP BIỂU TÌNH?

Một nghị sĩ Miến Điện nói quốc hội nước này vừa thông qua dự luật cho phép công dân biểu tình trong hòa bình - bước mới nhất trong tiến trình cải tổ ở Miến Điện.

Ông Aye Maung nói với hãng tin AFP rằng luật này sẽ còn chờ Tổng thống Thein Sein ký để chính thức thành luật.

Nó đòi người biểu tình phải "thông báo cho giới chức trước năm ngày".

Người biểu tình sẽ được phép cầm cờ và biểu tượng của đảng nhưng phải tránh các tòa nhà chính phủ, trường học, bệnh viện và sứ quán, theo lời vị nghị sĩ.

Dự luật được đưa ra quốc hội tuần này, bốn năm sau ngày xảy ra đợt biểu tình lớn do các nhà sư phát động mà đã bị đàn áp nặng nề.

Khi đó ít nhất 31 người chết và hàng trăm nhà sư bị bắt - nhiều người vẫn còn bị giam.

Quốc hội mới của Miến Điện khai mạc hồi tháng Giêng sau gần năm thập niên bị quân đội cai trị.

Cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái là cuộc bỏ phiếu lần đầu sau 20 năm.

Giới quan sát đã ngạc nhiên khi giới lãnh đạo đã có một loạt bước cải tổ mà có vẻ nhằm chấm dứt sự cô lập quốc tế.

Tuần rồi, Asean đồng ý để Miến Điện nắm chức chủ tịch luân phiên của tổ chức vào năm 2014.

Tháng 12, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ thăm Miến Điện - chuyến đi đầu tiên của một ngoại trưởng Mỹ sau 50 năm.

Tuy vậy, chính phủ Mỹ nói vẫn còn quá sớm để bàn về việc dỡ bỏ cấm vận.

Trong khi đó, hôm nay Nhật Bản nói sẽ gửi phái đoàn đến Miến Điện thảo luận việc nối lại viện trợ, đã bị ngừng từ năm 2003.

Đảng của bà Aung San Suu Kyi cũng nói sẽ quay lại chính trường sau khi tẩy chay cuộc bầu cử năm ngoái.

(Theo BBC Việt ngữ ngày 24.11.2011, lúc 20:00)

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

Những bài hát của một thời (14): Đường chúng ta đi

Mình cứ lẩn thẩn nghĩ rằng những ai đã trải qua thời chống Mỹ thế nào cũng thuộc bài hát này: Đường chúng ta đi của nhạc sĩ Huy Du, lời ca dựa thơ của nhà văn đa tài Xuân Sách. Nếu không có nhạc Huy Du chắc cũng chả mấy ai biết đến bài thơ của Xuân Sách nhưng rõ ràng lời thơ trau chuốt, hình ảnh đẹp đẽ, tình cảm thiêng liêng dào dạt trong thơ đi với âm giai thiết tha trong sáng mà sâu lắng cuồn cuộn của nhạc đã tạo nên một tác phẩm tuyệt vời.

Nhạc sĩ Huy Du mình đã có lần đề cập trong chuyên mục này khi viết về ca khúc Bạch Long Vĩ đảo quê hương. Chắc chắn sẽ còn rất nhiều bài hát của ông mình còn phải tiếp tục nhắc đến.

Nghe cái tên bài hát, lại nhớ đến bài tùy bút của nhà văn Nguyên Ngọc (lúc ấy lấy bút danh Nguyễn Trung Thành) có tên y hệt thế. Bài ký đó mình học hồi lớp 7 (năm 1969) nghe thầy Phất đọc mà lòng xốn xang. Những năm 60, nếu ký Nguyễn Tuân vẫn còn lẩn khuất chưa tạo ấn tượng mạnh với bạn đọc bởi các quan quyền văn nghệ còn ngại cái tên Nguyễn Tuân thì phải nói ký của Nguyên Ngọc hết sức hấp dẫn, gần như chiếm hàng đầu. Hào hùng lắm, lãng mạn lắm, cứ như lời thủ thỉ mà lại như kèn xung trận giục giã. Bài hát Đường chúng ta đi của Huy Du - Xuân Sách cũng chứa đựng cái tinh thần cốt tủy ấy. Bao người lính đã ra chiến trường với tâm trạng, niềm vui phơi phới từ ký Nguyên Ngọc và nhạc Huy Du.

Bài này nhiều người hát thành công, những tên tuổi gạo cội như NSND Lê Dung, NSND Quang Thọ, NSND Doãn Tần, NSƯT Diệu Thúy, Tạ Minh Tâm, Trọng Tấn… nhưng người hát đầu tiên, và theo mình thì hay nhất, là chị Kim Oanh NSƯT, tốp ca nữ đoàn ca nhạc đài Tiếng nói Việt Nam, người đã lĩnh xướng tuyệt vời nhất bài Quảng Bình quê ta ơi trứ danh của nhạc sĩ Hoàng Vân.

Xin cám ơn nhà sưu tầm Zanhanoi.

23.11.2011

Nguyễn Thông


Việt Nam, trên đường chúng ta đi

Nghe gió thổi đồng xanh quê ta đó

Nghe sóng biển ầm vang xa tận tới chân trời

Nghe ấm lòng những khi đang rộn bước

Mà vui sao ta chẳng nói nên lời

Dặm đường xa

Ta đi giữa mùa xuân

Ta đi giữa tình thương của đảng

Tiếng Bác Hồ rung động mãi trong tim

Đường ta đi ánh lửa soi đêm dài

Đường ta về trong nắng ấm ban mai

Việt nam, Việt Nam

Qua từng bước gian nan lớn lên rồi

Đẹp những mùa xuân.

Ta đi qua phố qua làng

Ngọn đèn sáng giục lòng ta đó

Lời mẹ nói ấm lòng ngọn gió

Đàn em vui ríu rít mái trường

Ta đi đường rợp bóng hàng dương

Đất bom đào đã lên màu cỏ mới

Những cặp mắt đêm đêm trông đợi

Chiến trường xa dồn dập những chiến công

Miền Nam ơi, miền Nam

Ơi những dòng sông soi bóng dừa xanh

Những đỉnh núi mây mờ xa tắp

Ta sẽ đến nơi đâu còn giặc

Ta chưa về khi tổ quốc chưa yên

Miền Nam, miền Nam

Nghe từng tiếng vang vang.

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

Cây háo danh

Ngày xưa, khi còn sống, cụ Hồ thường kêu gọi mọi người, bất kể già trẻ lớn bé, nam phụ lão ấu, quân dân chính đảng... tham gia trồng cây đem lại màu xanh cho đất nước. Cứ vào dịp tết nguyên đán, cụ lại xăm xắn cùng cấp dưới trồng cây, khi nơi này khi nơi khác, tạo thành thứ truyền thống tốt đẹp đã duy trì suốt bao năm (giờ thì đã mất hút con mẹ hàng lươn): Tết trồng cây.

Điều đặc biệt là cụ Hồ trồng cây thật sự chứ không phải ra múa vài đường làm cảnh. Cụ ăn mặc giản dị, quần xắn quá gối, cầm xẻng cầm cuốc hăng hái như mọi người, trồng cây non (chỉ cao khoảng nửa mét), trồng nhiều cây, tưới tắm cẩn thận. Mình biết điều này vì hồi còn bé được xem phim tài liệu, xem ảnh chụp trên báo Nhân Dân, tin là thực, dứt khoát không phải đóng kịch, dàn dựng. Nhờ có sự gương mẫu của cụ Hồ mà miền Bắc những năm chiến tranh vẫn xanh mướt mát, làng quê dù nghèo vẫn đẹp đẽ tươi tắn vô cùng.

Bao năm rồi người ta quên tết trồng cây, cả quan lẫn dân. Âm hưởng chủ đạo là phá rừng thì nốt nhạc trồng cây trở nên lạc lõng. Nông thôn thêm nhiều nhà mái bằng, xi măng cốt sắt nhưng màu xanh cứ thu hẹp, hiếm dần. Về quê mà lạc lõng như giữa nơi phố thị. Cây ơi, đừng bỏ quê cây nhé.

Cây mới trồng, tuổi chắc chả kém người trồng, hehe. (ảnh của Trần Văn Lượm)


Cũng có đôi vị quan chức lâu lâu nổi hứng trồng cây, nhưng chủ yếu là diễn, để casting cho hợp vai. Họ tươi cười, vung xẻng múa thùng đứng làm duyên bên cây. Cây họ trồng thì, ôi thôi, nếu cần có thể hạ ngay xuống xẻ gỗ làm nhà, đóng bàn đóng ghế, non gì mà non. Lại kêu bọn nhà đài quay phim chụp hình cho khéo, ký giả viết bài cho hay; xong còn bắt địa phương cơ quan đơn vị làm cho tấm biển uy nghi: ngày ấy tháng ấy, ông mỗ bà mỗ đã trồng cây XYZ tại nơi này; hoặc cây XYZ do ông mỗ bà mỗ trồng. Khắp nước, chả nơi nào các vị ấy không để lại dấu ấn... coi mà phát ngượng. Các vị đó miệng thì kêu gào học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhưng cái tay cái chân cái đầu thì làm ngược lại. Các vị thử làm chuyến khảo sát xem, trên cái xứ miền bắc sinh thời cụ Hồ, có cây nào cụ trồng mà gắn biển hoành tráng thế không (ngoại trừ cây đa cụ trồng trong tết trồng cây đầu tiên trên đồi Vật Lại, Ba Vì, Hà Tây). Còn các vị, thử sờ tay lên gáy trước khi nói nhé, từ tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, ông to bà nhớn này nọ, cây chả ra cây nhưng biển thì cứ sấn sổ nhô ra lòe thiên hạ. Ai không tin, cứ về chùa Bái Đính (Ninh Bình) mà coi.

Cũng như cái cây này vậy, do bà Doan trồng đó, có lẽ tuổi nó cũng xuýt xoát tuổi bà phó chủ tịch, các cụ nhỉ.

22.11.2011
Nguyễn Thông

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

Coi chừng Chế Linh?

Ca sĩ Chế Linh (ảnh VNN)

(Bây giờ buồn ngủ quá, sáng mai đưa bài lên...)
Thực tình mình cũng chả ghét bỏ yêu thương gì ca sĩ Chế Linh, chỉ coi bác ấy như người bình thường giống bao người mà mình nghe tên biết tiếng. Vậy thôi. Nhưng có những người, nhất là vị có quyền hành, đặc biệt là quyền sinh quyền sát về văn hóa văn nghệ lại không nghĩ thế.

Người bỏ nước ra đi sau sự kiện tháng tư năm 75 khá nhiều, đâu chỉ Chế Linh. Người về lại cố quốc cố hương sau bao năm lưu lạc bôn ba xứ khác cũng không ít, đâu chỉ Chế Linh. Tội to bằng cái núi như phó tổng thống “ngụy quyền” Nguyễn Cao Kỳ còn về được, còn được nghênh đón trọng thị thì cỡ Chế Linh chấp làm cái đinh gì. Hồi trước mình nghe người nhớn nói “thằng” Nguyễn Cao Kỳ lái máy bay AD6 ra ném bom Quảng Bình bị bộ đội ta bắn thương tích, ráng lết về sân bay Đà Nẵng, hút chết. Mấy chú sĩ quan tên lửa đóng quân ở nhà mình bảo nhau, thằng Kỳ mà ra đây lần nữa, mày chết với ông. Thế rồi “thằng” Kỳ về, được cả phó thủ tướng tiếp, ông Đào Hồng Tuyển chúa đảo Tuần Châu mở đại yến chúc mừng, mình chả biết các chú Tước, chú Cảnh sĩ quan hồi ấy có định bắn thêm phát nữa không, chỉ biết ông Kỳ còn sống cả chục năm nữa rồi mới “hy sinh” bên Malaysia do bệnh.

Đồng chí Chế Linh về sau ông Kỳ, cứ tưởng sẽ êm thấm nhẹ nhõm hơn, ai ngờ lại vất vả gập ghềnh. Đầu tiên là ông Phạm Quang Long giám đốc ngành văn hóa thủ đô bắn cho một phát chí tử, tưởng chết không kịp ngáp, may mà trung ương (bộ văn thể du) ra tay cứu, thoát nạn. Thôi thì coi như phát đạn cảnh cáo, này đừng có tưởng chúng tớ không biết gì nhé, liệu cái thần hồn.

Đồng chí Linh thất thểu vào Sài Gòn. Chắc lòng thầm nghĩ, dù sao thì Sài Gòn nó cũng duyên cũ tình xưa, không đến nỗi nào. Linh đã bé cái nhầm. Sài Gòn nay khác rồi, ngay cả so với Sài Gòn mươi năm trước cũng khác lắm lắm. Đừng tưởng trung ương (bộ văn thể du) tha cho là xong nhá, đây còn tỉnh hơn nhiều. Thế là té đột quị cái ầm.

Chỉ có điều, mình cứ băn khoăn, thứ lý do mà các vị quyền thế ở Sài Gòn đưa ra “bắn” Chế Linh không thuyết phục tí nào, nếu không nói là rất mập mờ, vớ vẩn, ẩm ương. Này nhé, theo công văn số 5770 ngày 18.11.2011 của sở VH-TT-DL TP.HCM thì “việc tổ chức chương trình ca múa nhạc “Liveshow ca sĩ Chế Linh” chưa phù hợp trong tình hình thành phố hiện nay”. Đúng là giọng nhà quan có gang có thép.

Dân gian có câu “rằng yêu thì bảo là yêu/ không yêu thì nói một điều cho xong”, cứ ỡm ờ, rắc rối mệt nhau quá. Mình vận hết trí não mà không sao hiểu nổi, thế nào là “chưa phù hợp”, “tình hình thành phố hiện nay” nó ra làm sao, Chế Linh thì có gì liên quan đến tình hình thành phố, v.v.. và v.v… Nhức cả đầu. Cái suy nghĩ nông cạn của mình chỉ nghĩ được thế này:

Có gì thì huỵch toẹt bà nó ra đi, rằng trước kia anh hát ca ngợi lính “ngụy”, anh chống chúng tôi, về sau anh lại còn ăn nói linh tinh… nên chúng tôi không ưa anh. Chúng tôi chủ trương hòa hợp hòa giải nhưng cũng có mức độ. Hà Nội nó dễ nó cho anh hát, còn chúng tôi thì không! Cả nước đang chống các thế lực thù địch, chống diễn biến hòa bình, cứ cảnh giác cao cái đã, cho chắc ăn.

Nhưng bao năm nay, mình nghe tuyên truyền rằng VN, nhất là thành phố Sài Gòn là điểm đến của nhà đầu tư, của khách du lịch, của người tứ xứ, của Việt kiều kia mà. Nào ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, công bằng dân chủ văn minh, tuyền điều tốt đẹp, vậy tình hình hiện nay ưu việt thế lại không phù hợp với anh ca sĩ quèn à. Hay là đằng sau, phía bên trong còn nhiều thứ phức tạp lắm, cỡ như mình, như đồng chí Chế Linh không thể hiểu hết.

Hoặc là đồng chí Chế Linh rất nguy hiểm. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng đã mất cảnh giác cao độ. Sài Gòn sẽ chứng minh cho các nơi ấy thấy họ đã xa rời lập trường cách mạng như thế nào, nhẹ dạ thế nào. Biết đâu Chế Linh định đánh bom liều chết thì sao, lừa lừa lên sân khấu hát vài ba bài, sau đó gạt công tắc bom có phải nguy hiểm không nào. “Nó” mà phá hủy cái nhà hát ấy thì biết bao giờ ta mới xây lại được.

Dù đồng chí Chế Linh có được ông Vương Duy Biên cục trưởng nghệ thuật biểu diễn cấp phép, chúng tớ vẫn chưa tin. Bao giờ y xin được giấy phép của Tổng cục an ninh 2 chúng tớ mới hết ngăn sô cấm hát. Nhớ nhé.

21.11.2011

Nguyễn Thông

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

Ngủ ngoan A Kay ơi

Ghi chú: Đây là các ông nghị ở Đài Loan, đang ngon giấc


Trong cổ văn, hình như Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ) thì phải, mình nhớ có câu hát của một lãng tử:
Thích gì ta thích ngủ thôi
Bởi chưng ngủ được con người sởn sơ.

Bác nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm hồi còn lăn lộn trên rừng (chứ không phải giường) chưa làm quan, có bài thơ rất hay, Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ, bác ru rằng: Ngủ ngoan A Kay ơi, ngủ ngoan A Kay ời...

Nói như thế để thấy ngủ là chuyện sinh hoạt bình thường, thậm chí rất tốt. Cứ mất ngủ triền miên thử xem, lại không trũng hoắm con mắt, thể xác tiều tụy, có vỗ sâm nhung quế phụ bằng giời cũng không lại. Rồi hoắng lên tìm tâm sen, Hoạt huyết dưỡng não... thì đã muộn.

Vậy thì phải ngủ, tranh thủ từng phút từng giây, ngủ nhiều hơn cả Cuba càng tốt.

Nghe nói ở thủ đô có tổ chức những đợt ngủ, dịch vụ hoàn hảo, mỗi khóa dăm bảy lần, chất lượng cao. Mình chưa ghé lần nào, mà cũng chả biết bao giờ mới được ghé ngủ thử, nhưng bác Bọ Lập lấy ở đâu được tấm ảnh này thì mình tin là thực, nghị trường nơi nào chả na ná nhau. Vả lại mình cam đoan có những vị suốt khóa cứ câm mồm, quên, không dám hé miệng, tuyệt đối. Miệng ngủ như mắt, mắt ngủ như miệng.

Mình biết ngay mà, chỗ này dễ ngủ nhất, chả ai làm phiền, ngủ xong lại được ăn ngon, đi ô tô, về khách sạn ngủ tiếp, he he. Khóa tới mình phải tự ứng cử như nghị Phước mới được, trông mặt mình dễ ngủ thế này, thể nào chả trúng.

21.11.2011
Nguyễn Thông

Ông Tế rằng chúng nó vô ơn, tôi phải nói đảng chưa đến nỗi thế đâu, bác ạ

Chả là ông anh họ tôi phàn nàn về trường hợp họ đối xử vô ơn với bố mình, tức bác tôi.

Đó là trường hợp của cụ Nguyễn Phẩm Bình cán bộ tiền khởi nghĩa, ở thôn Trà Phương, xã Thụy Hương, H.Kiến Thụy, TP.Hải Phòng.

Cụ Bình sinh năm 1910, từ năm 1943 đã tích cực tham gia cuộc cách mạng chống thực dân Pháp ở địa phương, là cán bộ trong tổ chức của mặt trận Việt Minh. Khi Hải Phòng nổ ra phong trào Kim Sơn kháng Nhật và tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở phủ Kiến Thụy và tỉnh Kiến An (cũ), cụ Bình đã có nhiều đóng góp, được nhà nước và nhân dân ghi nhận. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm, cụ Nguyễn Phẩm Bình từng giữ chức Trưởng phòng cán sự Ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh Kiến An, sau đó công tác tại bộ phận chỉ đạo của ủy ban đến khi về hưu năm 1965. Cụ từng hoạt động, công tác với nhiều người trong thời kỳ cách mạng và kháng chiến, sau này họ là những lãnh đạo có tên tuổi ở trung ương, TP Hải Phòng hoặc quân đội, như các vị Lê Quốc Thân (xứ ủy viên Bắc kỳ, nguyên thứ trưởng Bộ Công an), Đặng Kinh (trung tướng), Đặng Toàn (nguyên Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng), Kim Tái (nguyên Bí thư Huyện ủy Kiến Thụy), Nguyễn Quang Lâu, Lê Tân, Hồng Vân… Cụ Bình đã được Nhà nước, Chính phủ tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng ba, Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng nhì, Huy hiệu cách mạng và nhiều bằng khen.

Như vậy, theo bản hướng dẫn số 30-HD/BTCTW của Ban Tổ chức T.Ư Đảng, cụ Nguyễn Phẩm Bình thuộc diện cán bộ lão thành cách mạng (người hoạt động cách mạng từ trước ngày 1.1.1945) và cán bộ tiền khởi nghĩa (hoạt động từ 1.1.1945 đến 19.8.1945), đó là chưa kể cụ vẫn tiếp tục tham gia kháng chiến và xây dựng CNXH đến khi về hưu.

Sau khi cụ Bình mất năm 1969, con cụ là ông Nguyễn Khang Tế đã làm hồ sơ, năm 2002 nộp lên Ban Tổ chức Huyện ủy Kiến Thụy đề nghị xem xét giải quyết chế độ chính sách cho cha mình nhưng chờ mãi không thấy trả lời. Năm 2008, ông Tế đề nghị Ban tổ chức Thành ủy Hải Phòng có ý kiến và ngày 14.5.2008 Phó trưởng ban Vũ Xuân Nhài đã ký công văn số 1770-CV/BTCTU yêu cầu Ban Tổ chức Huyện ủy Kiến Thụy xem xét trả lời ông Tế, đồng thời thông báo kết quả cho Thành ủy. Tuy nhiên cho đến nay gia đình ông Tế vẫn chờ trong vô vọng. Ông Tế bảo “bố tôi tham gia cách mạng, kháng chiến, có nhiều người biết, chứng nhận, có huân huy chương làm bằng cứ. Nếu thiếu giấy tờ gì thì họ phải giải thích, thông báo cho chúng tôi, đằng này họ cứ lờ đi. Cho đến nay, một lão thành cách mạng, một cán bộ tiền khởi nghĩa sau đó tiếp tục tham gia kháng chiến như bố tôi hoàn toàn không được hưởng chế độ gì. Tại sao?”.

Chúng tôi xin chuyển câu hỏi bức xúc đó cho Ban Tổ chức Huyện ủy Kiến Thụy và Thành ủy Hải Phòng.


20.11.2011

Nguyễn Thông

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

Những bài hát của một thời (13): Yêu người bao nhiêu yêu nghề bấy nhiêu

Phải công nhận ở xứ mình lắm ngày này ngày nọ thế không biết. Quanh năm suốt tháng cứ lo chuẩn bị kỷ niệm, tưởng nhớ cũng đủ mệt. Nhưng có 2 ngày mình ủng hộ hoàn toàn, dù nhắn 11 vạn tin để bầu mình cũng nhắn. Đó là ngày 27.7 thương binh liệt sĩ và ngày 20.11 nhà giáo Việt Nam.

Ngày mốt 20.11.2011, ngày nhà giáo, mình nghĩ ngay đến việc phải tìm một bài hát thật hay kính tặng các thầy cô. Viết về thầy cô cũng không ít bài hay, như Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi (của Văn Ký), Bài ca người giáo viên nhân dân (Hoàng Vân), Quà tháng 5 dâng bác (Hồng Đăng), Hành khúc ngày và đêm (Phan Huỳnh Điểu)… Thế mà có một bài, của một tác giả ít người biết đến, mà hầu như giáo viên nào cũng thuộc, mình rất thích: Yêu người bao nhiêu yêu nghề bấy nhiêu.

Tác giả bài này là nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ. Cụ Quỳ sinh năm 1925, hiện sống ở Hà Nội. Trong giới nhạc, cụ rất nổi tiếng bởi chuyên viết sonata cho violon và piano nhưng ở lĩnh vực ca khúc lại ít người biết cụ. Tuy nhiên, chỉ với bài hát Yêu người bao nhiêu yêu nghề bấy nhiêu cụ đã để lại dấu ấn đặc biệt cho ngành sư phạm. Bài mà mình giới thiệu đây do hai nữ ca sĩ Tuyết Nhung, Thanh Hương trình bày, nghe tiếng piano mình chắc đến 90% là của nghệ sĩ Hoàng Mãnh.

Mình từng theo nghề dạy từ năm 1977 đến 1992, nghỉ vài năm rồi dạy tiếp đến 1996, sau đó “mất dạy” hoàn toàn. Một chặng đời nhiều kỷ niệm buồn vui. Nhà mình có 4 người, hai dạy học, tỷ lệ 50% so với cả nước khá cao đấy. Họ Nguyễn nhà mình ở làng Trà Phương (Hải Phòng) giáo viên đông hơn quân Nguyên, nếu mở trường có thể lập hẳn một trường đa cấp đa môn, cái gì chứ đạt trường chuẩn quốc gia dễ như trong tầm tay. Nhưng thôi, tình hình giáo dục đang nát bét thế này, trường họ Nguyễn có mở cũng không thể cứu được.

Trong số bạn mình thời đại học ít người đi dạy lắm, chỉ trên đầu ngón tay, tuy nhiên có những chiến tướng đá rất hay mọi nhẽ, chẳng hạn anh Trần Ngọc Hồng (Đại học Tổng hợp TP.HCM), Phạm Xuân Hoàng (Đại học Tổng hợp Huế), Lê Văn Sơn (Đại học Đà Lạt), Trần Ngọc Vương (Đại học Tổng hợp Hà Nội), Nguyễn Huy Hoàng (Đại học Tổng hợp quốc gia Lomonosov, Nga)…, còn cái thứ mình chả kể làm gì.

Xin tặng các thầy cô giáo bài hát của cụ Quỳ. Xin cám ơn nhà sưu tầm Zanhanoi.

19.11.2011

Nguyễn Thông

Thầy tôi

Giáo sư Nguyễn Kim Đính (phải) và các học trò-đồng nghiệp khoa Văn, trường Tổng hợp (từ phải qua): Trần Hinh, Nguyễn Hùng Vĩ, Bùi Việt Thắng và...

Vài nhời:
Từ nước Nga xa tít mù khơi, bạn Nguyễn Huy Hoàng (mình từng có bài về nó trên blog này, http://thongcao55.blogspot.com/2009/09/mot-hat-bui-viet-xu-tuyet.html) gọi điện về cho mình, đường viễn liên cả vạn cây số mà nghe rõ mồn một, như hai đứa đang ngồi bên nhau trò chuyện. Hoàng bảo mày ơi sao bọn lớp mình, cái Hà cái Đạm nó lại họp lớp vào thời điểm này nhỉ, dịp khác có hơn không. Hắn nhắc đến ngày 20.11 và những kỷ niệm về thầy cô khoa Văn, thầy Đính, cô Thơ... Hôm nay nó gửi cho mình bài về thầy Nguyễn Kim Đính. Nó được thầy dìu dắt trên đường sự nghiệp, còn mình chịu ơn thầy vì thầy là người hướng dẫn cả khóa luận lẫn luận văn tốt nghiệp của mình. Và nhiều đứa nữa, bọn học trò bé bỏng của thầy luôn yêu kính thầy, thầy ạ. Nhân ngày nhà giáo VN, các đệ tử xin kính chúc sư phụ mãi cứng cáp vững vàng như bách niên cổ thụ.

THẦY TÔI
Nguyễn Huy Hoàng

Khi về già, người ta thường rơi vào hai thái cực: Hoặc là cứ sợ người đời lãng quên mình đi, do đó tìm đủ mọi cách để xuất hiện giữa đám đông, trên các phương tiện thông tin khi có thể; hoặc cố tình giấu mình, tránh các nơi đô hội, ồn ào. Thầy tôi thuộc vào loại thứ hai.

Không phải là bây giờ khi đã ngoài 70, mà cả suốt hơn bốn chục năm giảng dạy ở Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, thầy luôn là người ẩn mình, tuy không phải là yếm thế. Càng trưởng thành về tuổi tác, tôi càng thấm thía cái tính khiêm nhường đó ở những người đạo cao, đức trọng.

Thầy tôi, Giáo sư Nguyễn Kim Đính, chỉ có những người chuyên nghiên cứu về văn học Nga và tiếp xúc nhiều mới cảm thấy đó là một mỏ quặng trữ lượng tiềm tàng về chuyên môn và đức độ. Việc thầy tôi không có lấy một căn nhà riêng, không có lấy một chiếc xe máy khi nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI cũng không làm giảm đi sự ngưỡng mộ và kính phục của nhiều thế hệ, thậm chí điều đó càng tôn vinh nhân cách cao cả của một người thầy.

Trước đây, khi chưa sang công tác ở Nga, hầu như vài hôm, tôi lại đến gặp thầy. Thường thường, khi dạy về, tôi hay tạt vào thăm thầy ở khu tập thể Vĩnh Hồ, thầy ở nhờ nhà gia đình người em gái. Và lần nào cũng vậy, đúng hẹn đến từng phút, thầy chờ tôi ở lối cầu thang, sau đó hai thầy trò bách bộ ra quán càphê quốc doanh ở gần Ngã Tư Sở.

Tôi ngồi nghe nhiều lần thầy kể về những hồi ức nước Nga, về xứ sở diệu kỳ, nơi có những thảo nguyên bát ngát, có mùa thu vàng đến nao lòng, có những người dân nhân hậu, có những bà giáo hết lòng vì học sinh người Việt... Cứ mỗi lần gặp tôi, thầy lại đắm chìm trong những kỷ niệm của một thời sinh viên trong sáng giữa nước Nga thiên đường.

Thầy sang học ở Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Mátxcơva vào đầu những năm 1960 và sau đó chưa đầy 4 năm, phải về nước cùng với hàng loạt sinh viên khác vì những lý do không liên quan gì đến chuyên môn và học thuật. Khi con tàu rời Baikal để chuẩn bị chuyển sang lãnh địa Trung Hoa, thầy đã hái những chiếc lá phong vàng của nước Nga ép vào sách như một kỷ vật thiêng liêng của cả cuộc đời, và khi con tàu hú còi qua biên giới thầy đã không cầm được nước mắt.

Chia tay với nước Nga, lúc đó đối với thầy là chia tay với một thời huy hoàng, chia tay với tuổi trẻ.

Quả thật, tôi vô cùng ngạc nhiên vì chỉ vẻn vẹn chưa đầy 4 năm học ở Nga, thầy đã kịp đọc và tiếp thu mọt khối lượng kiến thức khổng lồ từ văn học dân gian, văn học cổ điển, văn học hiện thực và cả hệ thống lý luận văn học, mỹ học mà những người khác học hàng chục năm cũng không thể đạt được.

Ở Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, mỗi giáo viên chúng tôi chỉ dạy và đảm nhiệm một phần chuyên môn, như tôi thì chỉ dạy mỗi văn học Nga đầu thế kỷ XIX, từ Pushkin, Lermôntôv đến Gôgôl và cứ thế, cả đời cày xới trên mảnh ruộng nghề nghiệp nhỏ bé được phân công. Còn thầy Đính thì hoàn toàn khác, ai ốm đau, hoặc đi công tác vắng, thầy có thể dạy thay từ văn học tác gia đến chuyên luận của toàn bộ quá trình từ sơ khởi đến hiện đại.

Khi chúng tôi, những giáo viên trẻ hợm mình mới vỡ vạc được vài ba trang loại hình, thi pháp định đi loè thiên hạ thì thầy đã nghiên cứu trước đó mấy chục năm qua tiếng Pháp rồi. Với vốn tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung, và sau này là tiếng Nga làu làu như quốc ngữ, bằng sự lao động không mệt mỏi, thầy có thể mở rộng sự nghiên cứu tới nhiều lĩnh vực. Tôi chọn luận án về văn học Nga đầu tiên là do thầy Nguyễn Liên, sau đó là thầy Đỗ Hồng Chung và cuối cùng được khẳng định bằng ý kiến của thầy Nguyễn Kim Đính.

Có hai câu chuyện mà tôi âm thầm giận thầy suốt một thời gian ít nhất là ba năm. Đó là năm 1978, kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Lev Tolxtôi (1828- 1978), tôi đăng ký viết hai báo cáo khoa học với tất cả sự nhiệt tình và tính háo danh của tuổi trẻ. Suốt hơn một tháng ròng làm việc, đến ngày tổ chức hội nghị, cả hai bản đều bị thầy gạt đi một cách không thương tiếc. Tôi ấm ức và cho rằng thầy đã coi thường mình, đánh giá mình quá thấp. Mãi sau này, bình tâm đọc lại, tôi mới thấy hết được sự nghiêm khắc của thầy đối với chuyên môn.

Và chuyện thứ hai xảy ra năm 1979. Khi đó, tôi chưa nhập vào đội quân dạy luyện thi cùng với các thầy Nguyễn Trường Lịch, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ. Cuộc sống chỉ trông vào mỗi đồng lương còm, tôi nảy ra ý định đi làm thêm kiếm tiền. Tôi chọn cách nhẫn nại nhất là ngồi dịch tư liệu từ tiếng Nga ra tiếng Việt với giá bảy hào một trang A4 đánh máy.

Cặm cụi, tôi dịch xong một loạt bài nghiên cứu về tiểu thuyết "Một nhân vật của thời đại chúng ta" của Lermontov. Hý hửng và mơ tưởng là sẽ có trong tay chút đỉnh tiền về Tết, nhưng khi đem đến cho thầy Đính ký, thì thầy không duyệt. Thầy không gạch bản thảo của tôi lấy một dòng, mà chỉ nói rằng "em đã đi chệch hướng".

Cũng phải mấy năm sau, tôi mới ngộ ra câu nói của thầy là đừng đối xử với khoa học bằng mục đích vụ lợi và tính toán, vì điều đó làm tê liệt ý chí, làm xơ cứng khả năng sáng tạo và làm mình nhỏ bé đi. Khoa học là niềm vui, là sự cống hiến, phải biết hy sinh những tính toán thiển cận. Sau này, khi đọc những báo cáo khoa học của tôi trên những kỷ yếu chuyên ngành về văn học Nga, thầy rất phấn khởi, thầy viết "...Anh có thể tự hào về em được rồi". Xưng hô với tôi, bao giờ thầy cũng gọi là anh em, kể cả trong thư tín.

Năm ngoái, tôi về nước thăm gia đình. Tôi gọi điện cho thầy, thầy vẫn ở nhờ nhà người em như trước. Gần nửa thế kỷ giảng dạy không biết mệt mỏi, trong khi ở thủ đô, bao người có thâm niên công tác chưa bằng một phần ba thầy đều có nhà cửa, tiện nghi, thì thầy vẫn sống, có thể nói là tạm bợ, vẫn dùng chiếc xe đạp Thống Nhất cọc cạch từ năm 1976. Tài sản đáng giá nhất của thầy là những giá sách đồ sộ như một thư viện mà thầy đã tìm mua, sưu tầm suốt mấy chục năm.

Quán càphê cũ thời tôi và thầy vẫn gặp nhau đã không còn dấu vết, tôi hẹn gặp thầy trước Bưu điện Ngã Tư Sở. Và kia, bên kia đường, thầy tôi đã xuất hiện... thầy đã già đi bao nhiêu, trán đã hói hoàn toàn. Dáng thầy nhỏ và gầy trong bộ complê cũ. Thầy bước vội về phía tôi, run run dang hai cánh tay ôm chặt lấy tôi và khóc nức nở.

Thầy xoa đầu tôi và nghẹn ngào: "Anh thương em quá. Tóc em bạc hết còn gì". Tôi gục xuống vai thầy và khóc rưng rức. Người qua đường dồn xe lại và hết sức ngạc nhiên trước cảnh gặp gỡ xúc động của hai người đàn ông luống tuổi.

Thầy cho biết, sau khi nỗi bất hạnh đến với gia đình tôi, đêm nào thầy cũng nghĩ về tôi, lo tôi không vượt qua được những khó khăn để sống và làm việc. Thầy cũng cho biết rằng thầy Đỗ Hồng Chung đã mất, thầy Lịch đã về hưu, thầy Liên chuyển sang dạy văn học Mỹ, văn học Nga bây giờ không có người kế nghiệp. Tôi hiểu là thầy không trách cứ gì tôi mà chỉ buồn cho bộ môn văn học Nga trước nổi chìm thế sự.

Tôi kể cho thầy nghe về nước Nga mới, nhắc lại những nơi mà hai thầy trò đã đến, kể về bà trưởng phòng Ngoại quốc Nagiejda Oktiabrxkaia, Giáo sư Bugrôv... và Khoa Ngữ văn Trường MGU. Tôi nhớ lại năm 1986, Trường Tổng hợp Lômônôxôv mời một đoàn giáo viên sang viết chung giáo trình Lịch sử văn học Nga Xôviết. Dĩ nhiên, các thầy, những bậc đại thụ phải nằm trong danh sách, còn tôi, người nhỏ tuổi nhất, bộ gạt ra để thay bằng người khác với lý do là chưa đủ tầm cỡ! Hay tin, thầy Đính đạp xe từ Mễ Trì lên gặp những người có trách nhiệm của Bộ Đại học, nói một cách dứt khoát là, mặc dù đã hơn hai mươi năm chưa trở lại Liên xô, nhưng "nếu bộ không để cho anh Nguyễn Huy Hoàng đi, tôi sẽ từ chối làm trưởng đoàn và ở lại". Tôi được sang Mátxcơva năm đó là nhờ sự kiên quyết, vô tư của thầy, mà chúng tôi vẫn gọi là ông đồ gàn xứ Nghệ!

Sở dĩ thầy Đính được mệnh danh bằng cụm từ trên, ngoài lý do quê quán xứ Nghệ ra, thầy còn có tư chất đặc thầy đồ. Hồi chưa ra ở nhờ nhà em gái, còn ở tầng 4, nhà tập thể khu Mễ Trì, cứ 5 giờ sáng, thầy đã dậy đọc to bằng tiếng Nga các tác phẩm yêu thích như một học trò luyện phát âm cả tiếng đồng hồ. Vì sự rèn luyện đó, mà sau 23 năm trở lại MGU, thầy vẫn có thể tranh luận hàng giờ với các giáo sư Nga bằng thứ tiếng Nga chuẩn mực.

Một lần, khi nhắc lại những kỷ niệm về thầy Nguyễn Văn Khoả, một chuyên gia về văn học phương Tây sống độc thân với triết lý "ở một mình thì buồn, lấy vợ thì khổ. Việc gì lại phải đổi cái buồn lấy cái khổ". Lúc đó, thầy kể cho tôi rằng, khi bố thầy rời xứ Nghệ ra dạy học ở Thanh Hoá, có một thầy tử vi đã viết cho cụ một câu. Theo câu đó luận ra, thì thầy Đính sẽ ở độc thân suốt đời.

Tôi nghĩ đó có thể là một lý do và một lời giải thích cho cuộc sống đơn chiếc của thầy một cách văn hoá nhất. Nhưng sự thật rõ ràng là thầy đã dành công sức nuôi các em thầy ăn học thành tài, lo gia thất cho các em, thay các em phụng dưỡng cha mẹ đến phút lâm chung, khi đó thầy đã bước qua ngưỡng truyền thống của việc lập gia đình. Tôi biết thầy rất buồn và rất cô đơn, bởi thầy là một người đa cảm. Những bài thơ thầy viết và đọc cho tôi nghe đã bộc lộ điều này. Công việc, sự quan tâm tới nhiều thế hệ học trò, lòng nhân ái và sự hy sinh đã kéo thầy vượt qua những lối mòn của cuộc sống thường nhật.

Tôi đã qua nhiều nước, đã đến nhiều nơi, gặp lại bạn bè, mọi người đều kể về thầy bằng một sự kính trọng đặc biệt. Nhiều năm tháng trôi qua, cuộc đời tôi cũng chẳng lấy gì làm suôn sẻ, biết bao khổ nạn phải gánh chịu, biết bao dự định vẫn chưa có điều kiện hoàn thành, nhưng những gì dù nhỏ bé đã làm được, tôi thiết nghĩ rằng đó là nhờ tôi được học ở những bậc thầy về chuyên môn cũng như về đạo làm người.

Tôi có quyền gọi Giáo sư Nguyễn Kim Đính là thầy tôi, chính vì lẽ đó.

N.H.H

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

Có một lớp trẻ mang tên FPT

Cô Hoàng Anh dễ thương bên trường Cao đẳng thực hành FPT nhắn tin, gửi mail cho mình, mời tới dự buổi khai giảng khóa đầu tiên của trường tại TP.HCM, tổ chức ở nhà văn hóa thanh niên Sài Gòn- 4 Phạm Ngọc Thạch, Q.1. Dĩ nhiên là mình đồng ý bởi FPT vốn chỗ quen biết, ân tình nhiều năm.

Mình cũng từng may mắn được qua thời sinh viên nên ít nhiều biết thế nào là tuổi trẻ sôi nổi kiểu học trò. Cũng từng là đoàn viên nên đã kinh qua các phong trào đoàn như bất cứ đoàn viên nào. Nhưng nay được hòa vào cái không khí khác hẳn của các bạn trẻ dán nhãn FPT thấy thật ấn tượng, xúc động. Nó có thứ đặc trưng rõ rệt, không hòa lẫn vào cái gọi là phong trào đoàn, phong trào thanh niên phổ biến, nói chung bây giờ.

Mình gọi họ là lớp trẻ không có ý nhằm chỉ một thế hệ mà chỉ nói một kiểu (style), kẻo ai đó vặn vẹo sẽ khó giả nhời. Được chứng kiến các sinh viên Cao đẳng thực hành FPT hôm ấy, cũng như từng chứng kiến các bạn trẻ công ty FPT bao nhiêu lần trước kia, mình rút ra rằng họ trẻ trung một cách tự nhiên như tuổi trẻ vốn thế. Họ có trí truệ, năng lực, sự phóng khoáng, hăng say nhiệt tình, mỗi lời nói, hành động đều toát ra phẩm chất của những người thực sự làm chủ cuộc đời mình, không bị gò bó vào những gượng gạo, trói buộc vô hình. Họ tự do bày tỏ khả năng có được thật hồn nhiên nên làm người chứng kiến thấy gần gũi, hòa đồng. Và mỗi thành viên trong họ đều toát ra phẩm chất của người có suy nghĩ độc lập, có học, có chí vươn tới.

Ấy là do mình cảm nhận vậy. Mình mà viết nữa có thể ai đó bảo rằng quá đà, hồ đồ, cực đoan, thiếu khách quan. Bạn trẻ FPT cũng có đôi vụ “xé rào, quá đà”, bị báo chí phê phán. Chả có cái gì toàn vẹn tuyệt đối. Nhưng mình hiểu không phải tự dưng mà những người trẻ FPT được như vậy. Họ có thủ lĩnh tốt, những người, theo cách nói dân dã, rất có đầu óc, phóng khoáng, trẻ thực sự. Mình đã từng tiếp xúc với các thủ lĩnh Trương Gia Bình, Hoàng Minh Châu, Lê Trường Tùng, Trương Đình Anh… nên không thắc mắc tại sao người trẻ của FPT lại đáng yêu đến thế. Theo mình, chính những người trẻ kiểu FPT mới là người mà đất nước trông chờ, chứ không phải kiểu thanh niên xếp hàng mà mặt khó đăm đăm mỗi người một chiếc máy điện thoại trên tay bấm bầu cho vịnh Hạ Long như vừa rồi.

Mình vào đoàn thời Bí thư thứ nhất Vũ Quang, công tác đoàn thời Bí thư thứ nhất Đặng Quốc Bảo, sau này chứng kiến nhiều thời các vị đứng đầu tổ chức đoàn suốt bao năm. Thành thực mà nhận xét, chỉ thấy bác Vũ Quang là đúng chất thủ lĩnh thanh niên nhất, khơi dậy được sự nhiệt tình, trẻ trung, cao thượng mà vô tư… của hàng triệu bạn trẻ. Còn ôm đoàn mà cứ nhạt nhòa như các anh Đào Ngọc Dung, Võ Văn Thưởng vừa rồi thì chỉ… phí đoàn. Nay có anh phó giáo sư Nguyễn Đắc Vinh được cấp trên cử ra nắm đoàn, mình để ý thấy chưa có gì ấn tượng, thậm chí hơi thất vọng khi anh ấy bắt thanh niên đồng loạt “bấm bấm”. Nhưng mình vẫn tin, bởi đấy là người có học thực sự, nghe mấy đứa bạn ở Hà Nội tiếp xúc bảo rằng có tài có đức, nhất là có bản lĩnh. Trộm nghĩ, nếu anh Vinh không tự ái, có thể học hỏi được nhiều điều từ người cùng học hàm với anh, phó giáo sư Trương Gia Bình, hoặc các anh Hoàng Minh Châu, Lê Trường Tùng, Nguyễn Thành Nam… của FPT. Họ không chuyên về đoàn, nhưng công tác thanh niên (hiểu, nắm, khơi dậy thanh niên) thì họ hết sảy đấy.

17.11.2011

Nguyễn Thông

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011

Tôi không bênh chúa đảo

(Gửi ông Đào Hồng Tuyển)

Từ dạo cả xã hội nhốn nháo bầu chọn vịnh Hạ Long đến nay, người ta có nhiều cách bày tỏ, kẻ ủng hộ, người phản đối. Mình không ủng hộ vì thấy nó nhố nhăng, nhưng có vị lại ủng hộ tích cực, chả hạn bác chúa đảo Tuần Châu Đào Hồng Tuyển.

Chúa đảo bầu cho Hạ Long phải quá đi rồi. Nhà mình, mình không khen là chuyện lạ. Tuần Châu nằm chình ình ngay Hạ Long chứ có phải trôi dạt xuống tận biển Phú Quốc hoặc ra Hoàng Sa đâu mà chẳng bầu. Biến một hòn đảo nghèo (chứ không hoang như nhiều người nghĩ, dân bản xứ đến giờ còn nhiều “khó chịu” vì mất cửa mất nhà lắm) phải kể đến công lớn của người dám khai phá Đào Hồng Tuyển. Tỉnh Quảng Ninh, dù gì đi nữa, cũng phải một phần chịu ơn Đào Hồng Tuyển bởi suốt bao năm dài thiên hạ chỉ biết đến Hồng Gai, Cẩm Phả, Bãi Cháy những toàn than là than, đen đúa, bụi bặm, vất vả cần lao. Tuyển xuất hiện ở xứ mỏ, chốn vàng đen, không với tư cách thợ mỏ mà với cương vị người khai phá nguồn tài nguyên vốn rất dồi dào khác chưa được quan tâm đúng mức. Nói công bằng, du lịch Quảng Ninh với vịnh Hạ Long từ lâu đã gây ấn tượng như một điểm đến ở miền Bắc, chả cần đợi Tuyển về, nhưng thực sự chỉ khởi sắc từ những công trình của chúa đảo.

Mình biết ông Tuyển từ dạo ông đang khai thác Tuần Châu giai đoạn đầu. Khi ấy con đường nối đất liền, từ quốc lộ 18 ra đảo, đã xong, rộng thênh thang, như kỳ công của con người, của ông Tuyển. Tuần Châu lột xác, thay đổi từng ngày dưới sức mạnh của ý chí ông Tuyển và đồng tiền. Thiếu một trong hai cái ấy, không thể có Tuần Châu hôm nay.

Cuối năm 2002, chính xác là 23.10, mình đi cùng đoàn hoành tráng của Saigontourist ra Quảng Ninh dự khánh thành, khai trương khách sạn Sài Gòn- Hạ Long. Khách sạn 4 sao bề thế nguy nga trên lưng đồi nhìn xuống vịnh Hạ Long. Khung cảnh tuyệt đẹp. Mỗi sáng mình lại lên sân thượng trố mắt ngắm kỳ quan lô nhô những đảo lớn đảo nhỏ ẩn khuất trong sương, thầm tạ ơn trời đất đã ban cho con dân xứ này tuyệt tác đến vậy. Chiếc máy ảnh chụp phim cũng ghi được đôi ba hình ảnh độc đáo nhưng chỉ in lưu trữ trên giấy, thật tiếc. Dự lễ khai trương khách sạn có đông quan chức và đại gia ngành du lịch. Mình còn giữ được bản viết tay của ông Vũ Mão- Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội làm đôi câu đối Hán Việt, cả chữ tàu và chữ ta, tặng Ban giám đốc Sài Gòn- Hạ Long. Ông Mão từng học ở Trung Quốc, có hoa tay, chữ tàu đẹp lắm, câu đối hay, ai cũng khen ngợi. Trong đám doanh nhân đại gia có ông Tuyển. Ngày 26.10, chúa đảo mời cả đoàn Sài Gòn ra thăm đảo. Khi ông Đỗ Văn Hoàng- Tổng giám đốc Saigontourist thông báo điều đó, anh em sướng quá bởi không phải ai cũng có cơ may này. Chả cần phải lôi thôi thuyền bè gì, xe chạy từ Bãi Cháy một mạch là đến đảo.

Thời điểm đó Tuần Châu đã có một số khu vui chơi, ẩm thực bề thế, có nhà hát cánh diều rộng mấy ngàn chỗ, có nơi cá heo hải cẩu biểu diễn. Chúa đảo dẫn chúng tôi ra bãi biển phía nam, hào hứng bảo trông nó còn ngổn ngang như vậy nhưng chỉ nay mai sẽ khác bởi ông sẽ mua hàng vài chục vạn mét khối cát đổ vào đó biến thành bãi tắm nhân tạo, còn xa xa kia sẽ là khu du thuyền, trên bến dưới thuyền, ngược vào phía trong là hệ thống khách sạn 5 sao hàng nghìn phòng, xa nữa là sân golf 36 lỗ… Mình thầm nghĩ tay này máu thật nhưng hơi lãng mạn, viển vông. Nếu lúc đó có ai cá cược chắc mình không dám đặt cược tin vào lời chúa đảo. Tuy nhiên rất phục. Và thực tế đã chứng minh những gì y nói thì y đã làm được, ra trò, không phải như nhiều anh nói phét. Thời gian sau mình có viết một bài về hai ông họ Đào làm du lịch, đăng trên tạp chí Thế giới mới, một người là Đào Hồng Tuyển, một là ông Đào Hữu Loãn, từng giám đốc khách sạn Rex nổi tiếng, về hưu rồi vẫn giang tay chèo chống cùng cộng sự tạo nên khu du lịch Bình Châu- Hồ Cốc hết sảy ở Bà Rịa-Vũng Tàu.

Tối đó chúa đảo chiêu đãi, ăn uống tùy sở thích, hát hò văn nghệ văn gừng. Bác Hoàng nói dăm ba câu cám ơn chân thành, còn anh chị em thì ai hát được cứ hát. Mình đang mải chúi mắt chúi mồm vào mấy đĩa sò, tôm, cua đặc sản Hạ Long thì nhà văn Nguyễn Tiến Đạt giật giật cánh tay, coi kìa. Ngẩng lên thấy chúa đảo quần jeans áo pull ôm cây ghi-ta đang thử phím. Rồi cất tiếng hát, ca khúc tiền chiến, cách mạng, Trịnh Công Sơn đủ cả. Tuyển chơi ghi-ta điệu nghệ chứ không phải kiểu mấy vị lãnh đạo làm dáng với cấp dưới thỉnh thoảng ôm đàn bật phùm phùm. Vừa đàn vừa hát say sưa, khi Tuyển hát anh em quên cả ăn im phăng phắc, hết mỗi bài lại rộ vỗ tay tán thưởng thật tình. Mình nhớ nhất khi y hát bài Mười năm tình cũ, nghe như trong đó có cả đời y hay sao ấy, nhập hồn thoát xác chả phân biệt được đâu là thực là mơ. Mình bảo anh Nguyễn Minh Sơn, trưởng phòng Hành chính Saigontourist ngồi kế bên, ông ạ, gã là một kỳ nhân kỳ tài chứ không phải người thường. Anh Sơn và nhà văn Đạt gật đầu tán đồng. Mấy cô trong đoàn chả biết thế nào chứ mình thấy mê y, cứ kiểu này gái chết hàng loạt chứ chẳng chơi.

Phần xổi thì thế, nhưng điều mà khi đó mình khen y nhất chính là mặc dù y đã phác ra, dự tính bao nhiêu kế hoạch phát triển đảo, mà quỹ đất thực tế của đảo chỉ gói ghém chừng đó thôi, vậy mà y nhất quyết giữ lại tòa nhà trông đã cu cũ, vốn là nơi bác Hồ khi về thăm đảo nghỉ ở đó, cả khu đất nơi bác đứng nói chuyện với bà con ngư dân đảo nghèo. Y bảo gì thì gì, những chỗ ấy không ai có quyền xâm phạm vào, phải lưu giữ, bảo tồn như di tích lịch sử. Cái tấm lòng như thế thật đáng trân trọng, ghi nhận.

Nay bỗng dưng tòi ra cái hiệu triệu phát xít này, mình đâm ra thất vọng. Những gì mình biết về chúa đảo bị lung lay. Đành rằng anh có tiền có quyền muốn làm gì chả được, hét ra lửa còn có thể nữa là, nhưng trắng trợn, bạo quyền, thô bỉ thế thì lòng người nào dung tha, trời nào chấp nhận. Đừng nghĩ người ta làm công ăn lương, dưới quyền anh, anh muốn nặn muốn bóp thế nào cũng xong. Có khi người ta tuân chỉ, nhưng lòng thầm khinh bỉ, cái thứ hợm tiền hợm của. Một khi đã coi đồng tiền đứng trên mọi giá trị thì dù anh có xoen xoét cái mồm cũng chả ai dám tin nữa. Giàu có cỡ chúa đảo, xứ này mấy ai, nhưng nhân cách tầm thường, xứ này nhiều lắm. Hãy tách ra khỏi số nhiều đó, chúa đảo ạ.

Mình chỉ có chút niềm tin mơ hồ, biết đâu kẻ đã cho thực hiện cái lệnh cưỡng bức cưỡng hiếp trên là kẻ khác, một tên cấp dưới, một thằng đánh máy, hay bất kỳ đệ tử nào khác của Tuyển chứ không phải Đào Hồng Tuyển.

Chúa đảo làm gì đến mức tệ thế.

15.11.2011

Nguyễn Thông