Sẽ có người bảo dở hơi nó vừa vừa chứ. Đàn ông đàn ang lại đi nhắc đàn bà chuyện nội trợ, chợ búa, mua sắm, nấu nướng. Đúng là đồ dở hơi. Thì cũng đành chịu vậy, bởi ở nhà mình, tôi hay phải đi chợ.
Giờ đây, việc đi lại, vận chuyển dễ dàng, hàng hóa đặc sản vùng miền có mặt khắp mọi nơi. Ngày trước, sản vật theo vùng miền, cây trái theo mùa, mùa nào thức ấy, có chỗ ăn không hết, ứ thừa, rẻ rề nhưng cùng lúc thì chỗ khác vùng khác lại hiếm hoi, đắt đỏ. Nay thì khác, miền Bắc có cả dưa hấu (thường chỉ trồng vào mùa hè) bán suốt mùa đông mùa xuân, không trồng được xoài ngon nhưng ăn xoài thoải mái; còn miền Nam cứ mỗi mùa vải chín đất bắc vẫn tha hồ mua ngay tại nơi mình ở, chỉ đắt hơn vài ba giá. Cây khoai tây chỉ hợp với khí hậu ôn đới, mát mẻ nên chỉ có ở miền Bắc cữ trời se lạnh (đông - xuân) và đất Đà Lạt, tuy nhiên người tiêu dùng xứ nóng nhiệt đới có thể mua được củ này quanh năm. Ấy là do cuộc sống biến đổi, con người đỡ bị cảnh thèm nhạt. Tôi nhớ hồi những năm 80 trở về trước, chả bao giờ hình dung ra dân bắc được ăn dưa hấu ngày tết, dân nam mua vải thiều giá vừa với túi người bình dân.
Từ hồi giữa thập niên 90, sự mua sắm càng thuận tiện hơn cho người nội trợ khi xuất hiện hệ thống siêu thị. Mua bán theo kiểu tây. Đắt một tí nhưng tiện lợi, hàng hóa tập trung, sạch sẽ, thứ gì cũng có. Tất nhiên trong siêu thị có cả rau củ, khoai tây.
Không bàn chuyện chính trị. Chỉ quan tâm các vấn đề xã hội. Đá để xây chứ không để ném. nguyenthong8355@gmail.com
Bạn bè
Tổng số lượt xem trang
Tìm kiếm Blog này
Thứ Tư, 1 tháng 7, 2020
Thành phố hoa phượng (kỳ 2)
Cuối bài kỳ trước có nhắc tới nhà thơ Hải Như. Nói cho công bằng, trong việc quảng bá, PR cho địa danh Hải Phòng, công của ông Hải Như rất lớn. Người đời biết tới đất Phòng nhiều hơn, thậm chí kỹ lưỡng, tỉ mỉ hơn là nhờ bài thơ của ông. Hải Phòng một thời lừng danh những tên Quán Bà Mau, bến Bính, Sáu Kho, Thượng Lý, Sở Dầu, Tam Bạc, vườn hoa đưa người… trong trang viết Nguyên Hồng. Rồi tới lượt Hải Như, người ta biết thêm về Xi Măng, cầu Rào, Cầu Đất, Lạc Viên, sông Lấp. Ngay cái tên bài thơ, “Thành phố hoa phượng đỏ”, thành thứ tên riêng, cũng đủ để ghi công lao của ông với thành phố cảng miền duyên hải này. Tôi không biết những vị lãnh đạo, các quan cai trị đất Phòng suốt từ năm 1970 (năm bài thơ ra đời) tới nay đối xử với Hải Như khi còn sống và Hải Như sau khi đã khuất như thế nào, nhưng với người có công thì cần có cách gì đó cụ thể biết ơn. Chả hạn, đặt cho một con đường mang tên ông, phố Hải Như, trồng trên đó những hàng phượng, bung nở đỏ rực mỗi hè. Cũng vậy, tỉnh Quảng Bình cần có đường Hoàng Vân, tỉnh Bến Tre có đường Nguyễn Văn Tý, Nghệ An có đường Đinh Quang Hợp, Thanh Hóa có đường Xuân Giao hoặc Hoàng Đạm…
Cũng cần biên thêm, nếu chỉ tồn tại dưới dạng thơ, dù đăng trên báo Nhân Dân (báo Nhân Dân thời ấy còn có người xem chứ bây giờ thì nói làm gì) bài thơ của cụ Hải Như cũng chỉ giới hạn ở đám đông vừa vừa chứ không đông lắm. Nó chỉ thăng hoa khi được âm nhạc chắp cánh. Xứ ta lạ lắm, nhiều bài thơ nôm na như vè nhưng nhờ thầy son phe mà bay chấp chới khắp miền. Thôi, chả nói ra đây sợ đụng chạm. Mà cũng không ít nhạc sĩ gần như rất vụng soạn lời (trên đời không có mấy ai đặt lời (ca từ) giỏi như Trịnh Công Sơn, nếu cần kể thêm tới người thứ nhì thì đó là Hoàng Vân), tuy nhiên cực giỏi trong chuyện kết hôn thơ với nhạc. Hai vị Hoàng Hiệp, Phan Huỳnh Điểu là ví dụ cụ
Cũng cần biên thêm, nếu chỉ tồn tại dưới dạng thơ, dù đăng trên báo Nhân Dân (báo Nhân Dân thời ấy còn có người xem chứ bây giờ thì nói làm gì) bài thơ của cụ Hải Như cũng chỉ giới hạn ở đám đông vừa vừa chứ không đông lắm. Nó chỉ thăng hoa khi được âm nhạc chắp cánh. Xứ ta lạ lắm, nhiều bài thơ nôm na như vè nhưng nhờ thầy son phe mà bay chấp chới khắp miền. Thôi, chả nói ra đây sợ đụng chạm. Mà cũng không ít nhạc sĩ gần như rất vụng soạn lời (trên đời không có mấy ai đặt lời (ca từ) giỏi như Trịnh Công Sơn, nếu cần kể thêm tới người thứ nhì thì đó là Hoàng Vân), tuy nhiên cực giỏi trong chuyện kết hôn thơ với nhạc. Hai vị Hoàng Hiệp, Phan Huỳnh Điểu là ví dụ cụ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)