Thương làm sao 33 thợ mỏ Chile
Bị vùi dưới hầm sâu hơn 700 mét đất
Đếm từng giây chờ đợi phút trở về
Giữa địa ngục họ sống bằng một phần ngàn tia hy vọng.
Chờ 3 tháng, 4 tháng hay bao nhiêu tháng
Chúa trời với họ lúc này là chiếc máy khoan
Thiếu không khí, thức ăn, tình yêu, ánh sáng...
Ranh giới tử sinh sao mà quá mong manh
Từ Việt Nam, tôi nguyện cầu thánh thần, Ala, Phật, Chúa...
Cứu giúp, thương cho những kẻ khốn cùng
Nếu có thể, tôi xin đổi cuộc sống này cho họ
Nhưng chợt hiểu rằng điều ấy rất bất công
Chỉ vì dưới ấy họ vẫn còn hy vọng về tương lai tươi sáng
Đổi cho tôi, các thợ mỏ Chile đáng thương ơi
sẽ sống giữa lụi tàn.
-----
Tiết ngâu, 22 tháng 7 Canh Dần
Không bàn chuyện chính trị. Chỉ quan tâm các vấn đề xã hội. Đá để xây chứ không để ném. nguyenthong8355@gmail.com
Bạn bè
Tổng số lượt xem trang
Tìm kiếm Blog này
Thứ Ba, 31 tháng 8, 2010
Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2010
Mỗi tuần một chuyện Tam quốc - chuyện thứ nhất
Trước khi chết, Tôn Sách nhờ cậy Trương Chiêu và Chu Du, có căn dặn em là Tôn Quyền (sẽ lên thay Sách) và quần thần rằng khi việc nguy cấp, nếu việc bên trong thì hỏi Chiêu, bên ngoài thì hỏi Du, nói xong thì mất.
Lại nói Tào Tháo, sau khi dẹp được bọn Viên Thiệu, Viên Thuật, Trương Tú... liền nhòm ngó Giang Đông. Nghe bọn Tuân Du, Trình Dục xúi, Tháo kéo ngay trăm vạn quân cùng thuyền bè, ngựa nghẽo, khí giới, lương thực kéo xuống phía nam quyết làm cỏ Đông Ngô. Lúc bấy giờ Chu Du đang luyện quân ở ngoài, còn Tôn Quyền thì bối rối lắm, hội các quan văn võ lại thương nghị. Bọn quan văn do Trương Chiêu cầm đầu một mực khuyên hàng Tào, bọn võ do Lỗ Túc, Trình Phổ thì nằng nặc quyết đánh, bên nào cũng lý lẽ đầy mình. Quyền càng phân vân chả biết tính sao. Quốc mẫu (mẹ kế Quyền) thấy vậy bảo con không nhớ lời anh con dặn à, Trọng Mưu (Quyền) chợt tỉnh, cho vời Chu Du về ngay.
Du về, chưa vào chầu vội, ở nơi quán dịch. Chửa kịp ấm chỗ, Trương Chiêu và đám quan văn đến thăm, Du hỏi ý các ngài thế nào, chúng bảo hàng thôi, chúng tôi đã quyết hàng, Công Cẩn liền đáp tôi cũng đã định hàng lâu rồi, mai sẽ tâu với chúa công xin hàng, các ngài cứ yên tâm về đi. Một lát bọn quan võ kéo đến, Trình Phổ, Lỗ Túc mặt mũi bừng bừng muốn biết Chu Du định hàng hay đánh, Du hỏi các ngài thế nào, chúng hăm hở dù chết cũng đánh, Du bảo ý các tướng rất hợp ý tôi, chỉ có đánh thôi, mai tôi sẽ tâu với chúa công xin đánh, cứ về đi. Liên tiếp thêm mấy nhóm văn võ nữa vào gặp Du, bên nào cũng bảo vệ quan điểm của mình, Du đồng ý tất tần tật, đám nào cũng hài lòng.
Hôm sau vào gặp Tôn Quyền, trước văn võ bá quan, Chu Du phân tích thời thế và chủ trương đánh Tào, xin vua nếu ai trái lệnh thì chém đầu. Bọn quan văn ngớ ra, bọn võ lúc đầu ngạc nhiên, sau mừng ra mặt.
Ra ngoài, Lỗ Túc hỏi, sao hôm qua đô đốc lúc bảo hàng, lúc nói đánh là cớ sao, Du trả lời tôi mới về, hai phe bên nào cũng quyết muốn chúa công làm theo ý mình, tôi chỉ cần trái ý là các vị ấy tìm cách giết liền, đành tạm chiều theo vậy thôi, nếu không bữa nay sao tôi có dịp bày tỏ chủ kiến với chúa công được. Túc khen là phải.
Nhờ có Chu Du biết khôn khéo giữ mình mà vua tôi Đông Ngô lập nên trận Xích Bích hiển hách.
Lời bàn: Trong đời, đâu phải đám quân tử kẻ nào cũng khôn ngoan như Chu Du; nóng nẩy, vội vàng bộc lộ, dù là ý hay ý tốt, cũng có khi mất mạng.
Lại nói Tào Tháo, sau khi dẹp được bọn Viên Thiệu, Viên Thuật, Trương Tú... liền nhòm ngó Giang Đông. Nghe bọn Tuân Du, Trình Dục xúi, Tháo kéo ngay trăm vạn quân cùng thuyền bè, ngựa nghẽo, khí giới, lương thực kéo xuống phía nam quyết làm cỏ Đông Ngô. Lúc bấy giờ Chu Du đang luyện quân ở ngoài, còn Tôn Quyền thì bối rối lắm, hội các quan văn võ lại thương nghị. Bọn quan văn do Trương Chiêu cầm đầu một mực khuyên hàng Tào, bọn võ do Lỗ Túc, Trình Phổ thì nằng nặc quyết đánh, bên nào cũng lý lẽ đầy mình. Quyền càng phân vân chả biết tính sao. Quốc mẫu (mẹ kế Quyền) thấy vậy bảo con không nhớ lời anh con dặn à, Trọng Mưu (Quyền) chợt tỉnh, cho vời Chu Du về ngay.
Du về, chưa vào chầu vội, ở nơi quán dịch. Chửa kịp ấm chỗ, Trương Chiêu và đám quan văn đến thăm, Du hỏi ý các ngài thế nào, chúng bảo hàng thôi, chúng tôi đã quyết hàng, Công Cẩn liền đáp tôi cũng đã định hàng lâu rồi, mai sẽ tâu với chúa công xin hàng, các ngài cứ yên tâm về đi. Một lát bọn quan võ kéo đến, Trình Phổ, Lỗ Túc mặt mũi bừng bừng muốn biết Chu Du định hàng hay đánh, Du hỏi các ngài thế nào, chúng hăm hở dù chết cũng đánh, Du bảo ý các tướng rất hợp ý tôi, chỉ có đánh thôi, mai tôi sẽ tâu với chúa công xin đánh, cứ về đi. Liên tiếp thêm mấy nhóm văn võ nữa vào gặp Du, bên nào cũng bảo vệ quan điểm của mình, Du đồng ý tất tần tật, đám nào cũng hài lòng.
Hôm sau vào gặp Tôn Quyền, trước văn võ bá quan, Chu Du phân tích thời thế và chủ trương đánh Tào, xin vua nếu ai trái lệnh thì chém đầu. Bọn quan văn ngớ ra, bọn võ lúc đầu ngạc nhiên, sau mừng ra mặt.
Ra ngoài, Lỗ Túc hỏi, sao hôm qua đô đốc lúc bảo hàng, lúc nói đánh là cớ sao, Du trả lời tôi mới về, hai phe bên nào cũng quyết muốn chúa công làm theo ý mình, tôi chỉ cần trái ý là các vị ấy tìm cách giết liền, đành tạm chiều theo vậy thôi, nếu không bữa nay sao tôi có dịp bày tỏ chủ kiến với chúa công được. Túc khen là phải.
Nhờ có Chu Du biết khôn khéo giữ mình mà vua tôi Đông Ngô lập nên trận Xích Bích hiển hách.
Lời bàn: Trong đời, đâu phải đám quân tử kẻ nào cũng khôn ngoan như Chu Du; nóng nẩy, vội vàng bộc lộ, dù là ý hay ý tốt, cũng có khi mất mạng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)