Không tận thế, ừ thì năm mới
Mỗi cuộc đổi thay, mỗi quặn đau
Hi ha lời chúc, hu hu chúc
Sóng cuộn trong tim, bão nổi trong đầu*
Thơ sấm Trạng Trình nghe văng vẳng
Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
Năm mới ơi, mới mau lên nhé
Để lòng dân mãi mãi yên bình.
Tối giao thừa dương lịch 2012-2013
Nguyễn Thông
*Ý thơ Hoàng Trung Thông
Không bàn chuyện chính trị. Chỉ quan tâm các vấn đề xã hội. Đá để xây chứ không để ném. nguyenthong8355@gmail.com
Bạn bè
Tổng số lượt xem trang
Tìm kiếm Blog này
Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012
Dành cho K17 văn khoa: Thêm ảnh buổi họp lớp nhân 40 năm...
Chỉ còn hơn chục tiếng đồng hồ nữa là kết thúc năm cũ. Nhiều bâng khuâng.
Chỉ còn hơn chục tiếng nữa là sang năm mới. Thật khó nói thành nhời.
Chúc mọi người, nhất là các bạn K17 văn nhiều sự tốt lành, an vui.
Ban tổ chức cuộc họp lớp K17 văn khoa cũng vừa gửi thêm cho mình một số ảnh của phần 2, chuyến hành hương về Việt Bắc, thăm nhà Ải lậc cậc... và lời cám ơn như sau: "Các bạn K17 thân mến. Cảm ơn các bạn đã nhiệt tình tham gia đóng góp vào thành công của cuốn Kỷ yếu và Kỷ niệm 40 năm tựu trường. Chúc các bạn năm mới sức khỏe, an lành và hạnh phúc. Ban Tổ chức".
Mình xin đưa cả lên đây để cả nhà K17 cùng coi đón năm mới.
Chỉ còn hơn chục tiếng nữa là sang năm mới. Thật khó nói thành nhời.
Chúc mọi người, nhất là các bạn K17 văn nhiều sự tốt lành, an vui.
Ban tổ chức cuộc họp lớp K17 văn khoa cũng vừa gửi thêm cho mình một số ảnh của phần 2, chuyến hành hương về Việt Bắc, thăm nhà Ải lậc cậc... và lời cám ơn như sau: "Các bạn K17 thân mến. Cảm ơn các bạn đã nhiệt tình tham gia đóng góp vào thành công của cuốn Kỷ yếu và Kỷ niệm 40 năm tựu trường. Chúc các bạn năm mới sức khỏe, an lành và hạnh phúc. Ban Tổ chức".
Mình xin đưa cả lên đây để cả nhà K17 cùng coi đón năm mới.
Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012
Sắp một năm tròn (thơ)
Trên tinh thần blog chỉ chuyên chú vào văn nghệ nên mình làm thơ. Bài đầu xin nghiêng mình trao tặng anh cu Vươn với lời đề từ:
Tặng anh hùng Giắc-cu Vươn và luật sư Lê Đức Tiết
Cống Rộc sắp tròn năm*
Anh hùng ngâm ngục tối
Thân thể ở trong lao**
Tinh thần cũng trong lao
Nếu thoát được lao nhỏ
Lao lớn thoát làm sao?
30.12.2012
Nguyễn Thông
*Sự kiện cống Rộc-đầm Vươn xảy ra ngày 5.1.2012, đã sắp tròn năm, Vươn vẫn trong Trần Phú prison.
**Câu thơ của cụ Hồ Chí Minh
Tặng anh hùng Giắc-cu Vươn và luật sư Lê Đức Tiết
Cống Rộc sắp tròn năm*
Anh hùng ngâm ngục tối
Thân thể ở trong lao**
Tinh thần cũng trong lao
Nếu thoát được lao nhỏ
Lao lớn thoát làm sao?
30.12.2012
Nguyễn Thông
*Sự kiện cống Rộc-đầm Vươn xảy ra ngày 5.1.2012, đã sắp tròn năm, Vươn vẫn trong Trần Phú prison.
**Câu thơ của cụ Hồ Chí Minh
Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012
Bài hát tặng bạn ngày chủ nhật: Đường cày đảm đang
Hồi đánh Mỹ ở miền Bắc có nhiều phong trào lắm. Thanh niên thì "Ba sẵn sàng", trẻ con thì "Nghìn việc tốt", công nhân "Vững tay búa, chắc tay súng", đàn bà "Ba đảm đang". Ai vào việc nấy, dường như không còn tồn tại con người cá nhân mà tất cả đều là bộ phận của cuộc sống lao động-chiến đấu.
Cụm từ "Ba đảm đang" lúc đầu có từ nguyên là "Ba đảm nhiệm", ngay bài hát của nhạc sĩ Đỗ Nhuận cũng có câu "Anh đi công tác, xóm làng ba đảm nhiệm em lo", rồi chẳng hiểu do ai do đâu mà dần chuyển "nhiệm" thành "đang". Chỗ nào cũng nghe, cũng thấy lời nói, khẩu hiệu "Trai anh hùng, gái đảm đang", "Thanh niên ba sẵn sàng, phụ nữ ba đảm đang", mọi bức tường đều kín đặc khẩu hiệu. Nhiều lúc cứ nghĩ lẩn thẩn bọn Mỹ nó thua mình là do nó kém cái khẩu hiệu.
Nông thôn miền Bắc thời chiến chỉ tuyền phụ nữ, chỗ nào cũng những khuôn mặt đàn bà rắn rỏi, sắt lại, bơ phờ, già trước tuổi. Đôi vai gầy gánh cả hậu phương bom đạn. Trái tim còm cõi yêu thương, đợi chờ. Mình lấy làm lạ là tại sao đến bây giờ nhà nước không ra những cái sắc lệnh cụ thể tuyên dương anh hùng cho toàn thể phụ nữ miền Bắc, phụ nữ nông thôn thời đánh Mỹ nhỉ. Chả nghĩ đâu xa, cứ nhớ lại những vất vả của mẹ mình, chị gái mình mà thương vô cùng. Cả miền Bắc dốc hết lòng hết sức, dốc hết cả trai tráng cho miền Nam. Thời đại thật bi hùng, đau thương vất vả không kể xiết, sự hy sinh thầm lặng không gì đo đếm được.
Cụm từ "Ba đảm đang" lúc đầu có từ nguyên là "Ba đảm nhiệm", ngay bài hát của nhạc sĩ Đỗ Nhuận cũng có câu "Anh đi công tác, xóm làng ba đảm nhiệm em lo", rồi chẳng hiểu do ai do đâu mà dần chuyển "nhiệm" thành "đang". Chỗ nào cũng nghe, cũng thấy lời nói, khẩu hiệu "Trai anh hùng, gái đảm đang", "Thanh niên ba sẵn sàng, phụ nữ ba đảm đang", mọi bức tường đều kín đặc khẩu hiệu. Nhiều lúc cứ nghĩ lẩn thẩn bọn Mỹ nó thua mình là do nó kém cái khẩu hiệu.
Nông thôn miền Bắc thời chiến chỉ tuyền phụ nữ, chỗ nào cũng những khuôn mặt đàn bà rắn rỏi, sắt lại, bơ phờ, già trước tuổi. Đôi vai gầy gánh cả hậu phương bom đạn. Trái tim còm cõi yêu thương, đợi chờ. Mình lấy làm lạ là tại sao đến bây giờ nhà nước không ra những cái sắc lệnh cụ thể tuyên dương anh hùng cho toàn thể phụ nữ miền Bắc, phụ nữ nông thôn thời đánh Mỹ nhỉ. Chả nghĩ đâu xa, cứ nhớ lại những vất vả của mẹ mình, chị gái mình mà thương vô cùng. Cả miền Bắc dốc hết lòng hết sức, dốc hết cả trai tráng cho miền Nam. Thời đại thật bi hùng, đau thương vất vả không kể xiết, sự hy sinh thầm lặng không gì đo đếm được.
40 năm gặp lại
Đêm đã khuya. Lúc ấy 0 giờ 35. Ông Xuân Ba từ thủ đô nhắn tin Thông ơi mày còn thức không, mở mail nhé. Những dòng ngái ngủ ấy mình chỉ đọc vào buổi sáng bạch bởi đêm qua ngủ tít mất rồi.
Thì ra ngồn ngộn thông tin về cuộc tụ họp lớp mình K17 khoa Ngữ văn trường Tổng hợp Hà Nội 40 năm sau cuộc hội tụ đầu tiên. Nhoắng cái đã 40 năm. Tóc đứa nào cũng bạc, đuôi mắt nhiều nếp nhăn. Mà lòng vẫn như thuở nào. Mình ở xa không ra dự được nhưng bọn Hà Nội thương tình điện đàm liên tục, cập từng giờ. Nào Đạm nào Huệ nào Hà nào Hương... (đám này không dự trọn vẹn cả chương trình hoành tráng) làm mình cứ tưởng đang bị vây giữa đám đờn bà K17 đẹp lão trong cái lạnh sắt se Hà thành. Lại cả Hoàng Thanh Chương ông đốc của văn phòng đại diện hãng tin quốc gia VN tận bên Lào cũng mail cho mình để cùng nhau gợi về kỷ niệm xa.
Dưới đây là phóng sự rất chi ngắn gọn của ông Xuân Ba về cuộc vui đầy ngày trận cười thâu đêm đó. Theo mình, đời làm báo của nó tính đến nay đã viết được mấy tấn phóng sự nhưng có nhẽ thiên phóng sự này là thành công nhất. Thương nó hì hụi suốt đêm để viết để mail để truyền ảnh cả mấy chục tấm trong lúc say lúy túy. Toàn văn như sau:
Thì ra ngồn ngộn thông tin về cuộc tụ họp lớp mình K17 khoa Ngữ văn trường Tổng hợp Hà Nội 40 năm sau cuộc hội tụ đầu tiên. Nhoắng cái đã 40 năm. Tóc đứa nào cũng bạc, đuôi mắt nhiều nếp nhăn. Mà lòng vẫn như thuở nào. Mình ở xa không ra dự được nhưng bọn Hà Nội thương tình điện đàm liên tục, cập từng giờ. Nào Đạm nào Huệ nào Hà nào Hương... (đám này không dự trọn vẹn cả chương trình hoành tráng) làm mình cứ tưởng đang bị vây giữa đám đờn bà K17 đẹp lão trong cái lạnh sắt se Hà thành. Lại cả Hoàng Thanh Chương ông đốc của văn phòng đại diện hãng tin quốc gia VN tận bên Lào cũng mail cho mình để cùng nhau gợi về kỷ niệm xa.
Dưới đây là phóng sự rất chi ngắn gọn của ông Xuân Ba về cuộc vui đầy ngày trận cười thâu đêm đó. Theo mình, đời làm báo của nó tính đến nay đã viết được mấy tấn phóng sự nhưng có nhẽ thiên phóng sự này là thành công nhất. Thương nó hì hụi suốt đêm để viết để mail để truyền ảnh cả mấy chục tấm trong lúc say lúy túy. Toàn văn như sau:
Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012
Hèn
"Nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt
Cơm áo không đùa với khách thơ" (Xuân Diệu)
Cuối cùng thì mình cũng đành phải "tôi cũng cứ để thế xem sao", chả nói viết gì nữa, dù từ trước đến giờ nói rất đàng hoàng, mang tinh thần xây dựng. Lúc này thoang thoáng câu thơ của cụ Đặng Dung đâu đây "Kỷ độ long tuyền đái nguyệt ma" (gươm mài mấy độ bóng trăng soi). Nhưng trích dẫn cụ mà thấy ngượng.
Mình hèn. Mình phải đi làm để có tiền nuôi gia đình, vợ con. Cha bố đồng tiền. Để người khác lưu ý mãi họ cũng bực. Lúc này mình chỉ có quyền chọn một. Mình không thể chỉ cúi đầu trước hoa mai. Mình hèn.
Kể từ đầu năm mới 2013 mình sẽ không quan tâm đến những vấn đề xã hội nữa. Blog này chỉ dành cho văn nghệ, chuyên môn và là chỗ giao lưu cho bạn bè khóa 17 (K17) khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội cũ. Sẽ chẳng biết đến bao giờ mới hết hèn. Nhưng nhiều người sẽ bớt khó chịu vì mình. Vậy kể từ năm mới nhà chức việc không cần phải quan tâm đến mình nữa. Bất chiến tự nhiên thành.
Xin cám ơn tất cả mọi người đã quan tâm chia sẻ những vui buồn lâu nay. Xin chào tạm biệt.
Hãy đừng quên mắng tôi một câu: Đồ hèn.
26.12.2012
Nguyễn Thông
Cơm áo không đùa với khách thơ" (Xuân Diệu)
Cuối cùng thì mình cũng đành phải "tôi cũng cứ để thế xem sao", chả nói viết gì nữa, dù từ trước đến giờ nói rất đàng hoàng, mang tinh thần xây dựng. Lúc này thoang thoáng câu thơ của cụ Đặng Dung đâu đây "Kỷ độ long tuyền đái nguyệt ma" (gươm mài mấy độ bóng trăng soi). Nhưng trích dẫn cụ mà thấy ngượng.
Mình hèn. Mình phải đi làm để có tiền nuôi gia đình, vợ con. Cha bố đồng tiền. Để người khác lưu ý mãi họ cũng bực. Lúc này mình chỉ có quyền chọn một. Mình không thể chỉ cúi đầu trước hoa mai. Mình hèn.
Kể từ đầu năm mới 2013 mình sẽ không quan tâm đến những vấn đề xã hội nữa. Blog này chỉ dành cho văn nghệ, chuyên môn và là chỗ giao lưu cho bạn bè khóa 17 (K17) khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội cũ. Sẽ chẳng biết đến bao giờ mới hết hèn. Nhưng nhiều người sẽ bớt khó chịu vì mình. Vậy kể từ năm mới nhà chức việc không cần phải quan tâm đến mình nữa. Bất chiến tự nhiên thành.
Xin cám ơn tất cả mọi người đã quan tâm chia sẻ những vui buồn lâu nay. Xin chào tạm biệt.
Hãy đừng quên mắng tôi một câu: Đồ hèn.
26.12.2012
Nguyễn Thông
Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012
Điểm tin 25.12
1.
Khắp nơi con của Chúa
Mừng đón Người giáng sinh
Ban Bí thư quyết liệt
Tết nhất cấm đi thăm
Trà My lại động đất
Giường chiếu rung ầm ầm
2.
Hở ngực, ba triệu rưỡi
Hoàng Yến tủm tỉm cười
Thái Bình có tên cướp
Lấy luôn ba mạng người
Mai Linh vào tâm bão
Cầm cự được mấy hồi
3.
Thêm mấy trăm giáo sư
Nông dân cười méo miệng
Hạ lãi suất tiền vay
Người về hưu chết điếng
Doanh nghiệp than khó khăn
Năm nay không có thưởng.
25.12.2012
Nguyễn Thông
Khắp nơi con của Chúa
Mừng đón Người giáng sinh
Ban Bí thư quyết liệt
Tết nhất cấm đi thăm
Trà My lại động đất
Giường chiếu rung ầm ầm
2.
Hở ngực, ba triệu rưỡi
Hoàng Yến tủm tỉm cười
Thái Bình có tên cướp
Lấy luôn ba mạng người
Mai Linh vào tâm bão
Cầm cự được mấy hồi
3.
Thêm mấy trăm giáo sư
Nông dân cười méo miệng
Hạ lãi suất tiền vay
Người về hưu chết điếng
Doanh nghiệp than khó khăn
Năm nay không có thưởng.
25.12.2012
Nguyễn Thông
Sổ hưu có dọa được ai
ĐỖ ĐỨC
Mọi người cứ tưởng cái sổ hưu là sáng chế đặc biệt của chính
quyền cơ. Ngày xưa sổ gạo, bây giờ sổ hưu hay mang ra dọa nhau. Vậy ngoài giới công
chức vài triệu sống bằng sổ hưu, còn chán vạn dân ta không sổ hưu sao vẫn sống.
Với viên chức nhà nước ăn lương thì cái sổ hưu là chỗ bám
víu cuối cùng trong việc duy trì cuộc sống. Nghe cũng thương thật, vì để mất sổ
hưu thì lấy gì mà ăn? Mang sổ hưu ra dọa mà khối anh sợ. “Đường xa nghĩ nỗi sau
này mà kinh”- Truyện Kiều (Nguyễn Du).
Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012
Noel cứ thấy thiêu thiếu
XUÂN BA
Chiều lạnh. Những
giàn đèn chăng ngang các con phố dẫn vào Nhà thờ Lớn Hà Nội đã bắt nhấp nháy
hàng chữ lớn Emmanuel.
Emmanuel, năm
xa ấy tôi được một người giảng giải cho, nghĩa là Chúa ở cùng chúng ta.
Ngắm chữ, gẫm
lời, thốt nhiên nhớ đến người giảng.
Người ấy là cha
Giuse Lê Đức Sinh.
Từ Noel là phần cuối của chữ Emmanuel
- nếu tính từ thời điểm năm 353, Đức Giáo hoàng Libere chính thức tổ
chức Noel tại Roma ấn định vào ngày 25 tháng 12 hằng năm thì nhân loại đã có
1.655 đêm hội.
Sải chân trên
lối đi trước tượng thánh Giuse, Thánh bổn mạng của Nhà thờ lớn Hà Nội chợt ngập
ngừng... Trước mặt lối rẽ lên phòng ở của cha Giuse Lê Đức Sinh.
Đêm Giáng sinh của Vươn
Đêm nay 24.12, lễ Noel. Nông dân có đạo Đoàn Văn Vươn đang đón Giáng sinh trong tù.
Chỉ còn ít ngày nữa là tròn 1 năm người nông dân nổi dậy Giắc-cu (Jacquou) Vươn vùng lên chống lại ác bá cường hào đất Hải Phòng. Một năm đầy biến động với người làm ruộng bị mất đất trên cả nước, kể từ khi cống Rộc chuyển mình. Những người viết sử trung thực đừng quên tô đậm ngày 5.1.2011 để sau này con cháu biết cha ông chúng đã trải qua cuộc bể dâu như thế nào.
Gần năm đã trôi qua, Đoàn Văn Vươn và những người anh em lao khổ vẫn ở trong tù, đề lao Trần Phú, Hải Phòng. Không biết sắp tới nhà ngục dọn về gần bến Khuể, anh em Vươn-Quý có chuyển KT3 về đó không hay sẽ được tự do. Tất cả còn chờ cán cân công lý, công lý có được thực thi như tên gọi của nó.
Thời gian qua người ta liên tiếp đưa ra những thông tin liên quan đến vụ việc Tiên Lãng, cụ thể là truy tố cựu Phó chủ tịch huyện Tiên Lãng, ông Nguyễn Văn Khanh. Không ai có thể nghĩ vụ án đầm Vươn-cống Rộc lại phức tạp đến thế. Dư luận cho rằng người ta cố tình kéo dài việc điều tra, đang bàn tính chọn thời điểm xét xử sao cho có lợi cho chính quyền nhất, đưa Nguyễn Văn Khanh ra làm vật tế thần, làm cách nào để vừa trừng trị được kẻ phản kháng vừa lấy được sự ủng hộ của nhân dân, hoặc chí ít cũng hạ nhiệt sự sục sôi trong lòng họ... Không phải là dư luận không có lý. Ví dụ việc truy tố ông Nguyễn Văn Khanh chả khác chi bắn một mũi tên trúng được nhiều đích: phạt kẻ đã cố tình không chấp hành mệnh lệnh tập thể, lại còn tỏ ra nương nhẹ, thông cảm với dân; loa lên cho dân, cho dư luận thấy rằng chúng tôi rất công minh đấy nhé, cán bộ làm sai là bị xử lý không nương tay; người dân sẽ tạm hài lòng khi thấy người ta đâu chỉ nghiêm khắc với anh em nhà Vươn mà còn với cả cán bộ, rồi rất dễ cho qua, quên đi chuyện bất bình, quên đi những kẻ tội còn nặng hơn nhưng thoát lưới pháp luật vốn dĩ rất dễ đan lại mắt to nhỏ khác nhau...
Chỉ còn ít ngày nữa là tròn 1 năm người nông dân nổi dậy Giắc-cu (Jacquou) Vươn vùng lên chống lại ác bá cường hào đất Hải Phòng. Một năm đầy biến động với người làm ruộng bị mất đất trên cả nước, kể từ khi cống Rộc chuyển mình. Những người viết sử trung thực đừng quên tô đậm ngày 5.1.2011 để sau này con cháu biết cha ông chúng đã trải qua cuộc bể dâu như thế nào.
Gần năm đã trôi qua, Đoàn Văn Vươn và những người anh em lao khổ vẫn ở trong tù, đề lao Trần Phú, Hải Phòng. Không biết sắp tới nhà ngục dọn về gần bến Khuể, anh em Vươn-Quý có chuyển KT3 về đó không hay sẽ được tự do. Tất cả còn chờ cán cân công lý, công lý có được thực thi như tên gọi của nó.
Thời gian qua người ta liên tiếp đưa ra những thông tin liên quan đến vụ việc Tiên Lãng, cụ thể là truy tố cựu Phó chủ tịch huyện Tiên Lãng, ông Nguyễn Văn Khanh. Không ai có thể nghĩ vụ án đầm Vươn-cống Rộc lại phức tạp đến thế. Dư luận cho rằng người ta cố tình kéo dài việc điều tra, đang bàn tính chọn thời điểm xét xử sao cho có lợi cho chính quyền nhất, đưa Nguyễn Văn Khanh ra làm vật tế thần, làm cách nào để vừa trừng trị được kẻ phản kháng vừa lấy được sự ủng hộ của nhân dân, hoặc chí ít cũng hạ nhiệt sự sục sôi trong lòng họ... Không phải là dư luận không có lý. Ví dụ việc truy tố ông Nguyễn Văn Khanh chả khác chi bắn một mũi tên trúng được nhiều đích: phạt kẻ đã cố tình không chấp hành mệnh lệnh tập thể, lại còn tỏ ra nương nhẹ, thông cảm với dân; loa lên cho dân, cho dư luận thấy rằng chúng tôi rất công minh đấy nhé, cán bộ làm sai là bị xử lý không nương tay; người dân sẽ tạm hài lòng khi thấy người ta đâu chỉ nghiêm khắc với anh em nhà Vươn mà còn với cả cán bộ, rồi rất dễ cho qua, quên đi chuyện bất bình, quên đi những kẻ tội còn nặng hơn nhưng thoát lưới pháp luật vốn dĩ rất dễ đan lại mắt to nhỏ khác nhau...
Ngày linh thiêng
BÁ TÂN
Đêm 24 tháng 12 hằng năm trở thành thời điểm trọng đại của thế giới: Lễ Giáng sinh. Với
hàng triệu triệu người theo đạo Thiên chúa, lễ càng trở nên cực kỳ
linh thiêng.
Dịp
này không chỉ các con chiên mà cả những người ngoại đạo vẫn nồng nhiệt đón
chào lễ Giáng sinh. Mỗi giáo phái cũng như từng chủ nghĩa đều có ngọn cờ tinh
thần. Bà con thiên chúa giáo có một niềm tin bất tử, đó là Chúa. Sẽ là phản
nhân văn và phi khoa học nếu ép buộc những người đang miệt mài hướng về mặt trời
mọc phải quay lại đi về phía hoàng hôn. Thế giới như một ngôi nhà. Đành rằng sống
chung trong ngôi nhà ấy, khi ra khỏi nhà, đi về hướng nào là quyền lựa chọn của
từng người.
Có
ý kiến cho rằng, chỉ những người bị mất lòng tin mới tìm đến Chúa. Người ta lý sự
theo kiểu nói lấy được: tin vào Chúa là niềm tin vu vơ. Nói như vậy là vu oan
giá họa. Không hiếm những nhà khoa học lừng danh vẫn tin vào Chúa cơ mà. Mất
lòng tin mà trở thành nhà khoa học cự phách của thế giới (thậm chí được giải Nobel) thì đó là những người biết vứt bỏ những cái không đáng tin, chứ không phải
bị mất lòng tin. Hàng triệu triệu người trên khắp hành tinh vẫn đời này, kiếp
khác theo Chúa đến cùng. Các nước phát triển, ở đó thật sự có dân giàu nước mạnh,
thiên chúa giáo rất thịnh hành. Thờ Chúa mà nước và dân được như thế, tin rằng
con đường ấy không sai.
Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012
Nịnh
Đi xem kịch
Đi xem kịch
Đi xem kịch
Đi xem kịch
...............
Cũng chỉ là người
Như muôn khán giả
Có gì khác lạ
Mà phải rùm beng
Báo nịnh hết cỡ
Than ôi thói tuồng.
23.12.2012
Nguyễn Thông
Đi xem kịch
Đi xem kịch
Đi xem kịch
...............
Cũng chỉ là người
Như muôn khán giả
Có gì khác lạ
Mà phải rùm beng
Báo nịnh hết cỡ
Than ôi thói tuồng.
23.12.2012
Nguyễn Thông
Dành riêng cho K17 văn: Ngày của K17
BÁ TÂN
Lúc
trẻ thơ, có chung ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6. Khi về già là ngày của Người
cao tuổi 10.10. Nữ giới còn có thêm ngày 8.3 và 20.10. Hầu hết các ngành nghề đều
có ngày kỷ niệm. Nhà giáo được ngày 20.11. Ngành y ngày thầy thuốc 27.2. Những
người làm báo thì ngày 21.6. Thương binh và các gia đình liệt sĩ ngày 27.7… Kể
sao cho hết những ngày của các ngành các giới.
K17
văn Tổng hợp Hà Nội cũng rất nên có riêng một ngày.
Theo
chương trình đã được xem xét và chuẩn y, cuối tháng này, sau dịp Giáng sinh,
K17 chúng mình hội ngộ tại thủ đô kỷ niệm 40 năm vào trường. Đó là sự kiện trọng
đại của K17. Ngày nhập học chập chững những bước đi đầu tiên vào xã hội. Bây giờ
ngoái lại, quãng đường sau lưng đã 40 năm. Chẳng biết 40 năm sắp tới sẽ thế nào,
dịp đó chúng mình phải kỷ niệm cho đại hoành tráng.
Khoe, lộ hàng
Hóa ra mình "tốt nghiệp" cùng lúc những hai trường đại học, gần oai bằng phó giáo sư tiến sĩ nhà giáo ưu tú đại tá Tập Cận Tàu rồi. Nhưng mình hơn anh cu Tàu bởi "bằng" của mình là đồ thật được lưỡng đại học hiệu trưởng Võ Văn Sen và Nguyễn Viết Ngoạn đồng ký, đúng vào ngày Tận thế 21.12.2012. "Từ cõi chết em trở về chói lọi", ối a ối a hì hì.
Ngày mai Giáng sinh, mình sẽ trình chiếc chứng nhận này lên đức Chúa để mai sau có lên thiên đường thì xin một chân tuyên giáo tuyên úy trên ấy, đỡ phải làm sổ hưu.
23.12.2012
Nguyễn Thông
Ngày mai Giáng sinh, mình sẽ trình chiếc chứng nhận này lên đức Chúa để mai sau có lên thiên đường thì xin một chân tuyên giáo tuyên úy trên ấy, đỡ phải làm sổ hưu.
23.12.2012
Nguyễn Thông
Bài hát tặng bạn ngày chủ nhật: Ở hai đầu nỗi nhớ
Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sinh năm 1924, có nghĩa chỉ 2 năm nữa là ông tròn cửu thập, cái độ tuổi mà Đỗ Phủ nếu chứng kiến chắc phải viết lại câu thơ nổi tiếng "nhân sinh thất thập cổ lai hy". Vậy mà mình có lần nghe ai đó kể rằng mức U.90 với ông vẫn chả là cái đinh gì, thỉnh thoảng người ta vẫn thấy ông cưỡi chiếc xe máy cũ chở bà xã cũng lão gần bằng ông chạy tà tà trên phố. Hy vọng chục năm nữa dân Sài Gòn vẫn tiếp tục thấy một ông lão độ bách tuế cùng phu nhân ngự ngựa sắt ngao du phố phường.
Mình nghe bài hát của cụ Phan Huỳnh Điểu từ lâu rồi, cả những bài ông sáng tác thời kỳ đầu như Đoàn vệ quốc quân (còn gọi là Đoàn giải phóng quân), sau này rất thích bài Những ánh sao đêm (do ca sĩ Quốc Hương hát), rồi sau nữa là những ca khúc phổ thơ Ngọc Anh (Bóng cây Kơ nia), Xuân Quỳnh (Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu)... bài nào cũng hay.
Hồi cuối những năm 80, mình cũng được biết ca sĩ Tuấn Phong là rể của cụ Phan Huỳnh Điểu. Những bài do bố vợ sáng tác, Phong hát rất thành công. Điều khá lạ ở chỗ Tuấn Phong vốn là sinh viên khoa Địa cùng trường Tổng hợp với mình, thế mà nhảy sang lĩnh vực ca hát lại được nhiều người biết đến.
Mình nghe bài hát của cụ Phan Huỳnh Điểu từ lâu rồi, cả những bài ông sáng tác thời kỳ đầu như Đoàn vệ quốc quân (còn gọi là Đoàn giải phóng quân), sau này rất thích bài Những ánh sao đêm (do ca sĩ Quốc Hương hát), rồi sau nữa là những ca khúc phổ thơ Ngọc Anh (Bóng cây Kơ nia), Xuân Quỳnh (Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu)... bài nào cũng hay.
Hồi cuối những năm 80, mình cũng được biết ca sĩ Tuấn Phong là rể của cụ Phan Huỳnh Điểu. Những bài do bố vợ sáng tác, Phong hát rất thành công. Điều khá lạ ở chỗ Tuấn Phong vốn là sinh viên khoa Địa cùng trường Tổng hợp với mình, thế mà nhảy sang lĩnh vực ca hát lại được nhiều người biết đến.
Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012
Học làm quan cũng khuyến mãi
Theo tôi, biện pháp mà nghị định chính phủ quy định như dưới đây là rất không nên. Đào tạo đại học có mục đích chọn người tài phục vụ xã hội. Nếu ngành học bản thân nó có sự thu hút với người học thì chả cần khuyến mãi như thế. Biện pháp dùng tiền lôi kéo liệu có tuyển được nhân tài, những người thực sự tâm huyết với chuyên ngành mình theo đuổi? Đại hạ giá, cho không (special offer) thường chỉ áp dụng đối với những loại hàng hóa lỗi thời, chất lượng kém, ít tác dụng, hết hạn sử dụng, chứ ai lại gắn với hàng siêu cao quý như vậy. Những người học ngành này thường ra làm quan, giống như thời Tây con ông cháu cha thường học trường hậu bổ hoặc thuộc địa.
Điều này cho thấy sự lúng túng, cạn nghĩ của cả Chính phủ lẫn Bộ Giáo dục-đào tạo. Tôi đề nghị không nên áp dụng bởi nó không chỉ phá vỡ nguyên tắc đào tạo mà còn gây nhiều tác hại, tạo điều tiếng không tốt cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Nếu được phê duyệt sinh viên (SV) học chuyên ngành Mác Lê - nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh và HSSV học chuyên ngành giải phẫu bệnh, giám định pháp y, pháp y tâm thần sẽ được miễn học phí.
Thông tin đưa ra tại dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011đến năm học 2014 - 2015 do Bộ GD-ĐT trưng cầu ý kiến ngày 21/12.
Theo đó, dự thảo bổ sung thêm đối tượng miễn học phí gồm: SV học chuyên ngành Mác
Lê-nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh theo Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ
tướng Chính phủ và HSSV học chuyên ngành giải phẫu bệnh, giám định pháp y, pháp y tâm
thần...
(theo Vietnamnet)
22.12.2012
Nguyễn Thông
Điều này cho thấy sự lúng túng, cạn nghĩ của cả Chính phủ lẫn Bộ Giáo dục-đào tạo. Tôi đề nghị không nên áp dụng bởi nó không chỉ phá vỡ nguyên tắc đào tạo mà còn gây nhiều tác hại, tạo điều tiếng không tốt cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin.
Sẽ miễn học phí cho SV chuyên ngành Mác Lê-nin
- Nếu được phê duyệt sinh viên (SV) học chuyên ngành Mác Lê - nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh và HSSV học chuyên ngành giải phẫu bệnh, giám định pháp y, pháp y tâm thần sẽ được miễn học phí.
Thông tin đưa ra tại dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011đến năm học 2014 - 2015 do Bộ GD-ĐT trưng cầu ý kiến ngày 21/12.
(theo Vietnamnet)
22.12.2012
Nguyễn Thông
Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012
Đi chỗ khác chơi
Đọc truyện xưa, nhất là truyện Tàu như Đông chu liệt quốc, Tam quốc diễn nghĩa... thấy có hiện tượng mỗi khi xã hội sắp xảy ra chuyện chi ghê gớm thì thường xuất hiện những sự quái lạ, không bình thường. Có thể là con vật, cái cây, đám mây, cơn gió, nhưng thường là thú vật, quái thú, cứ ngỡ nghìn năm vạn năm mới sinh ra một lần. Con gà trống bỗng dưng đẻ trứng, còn gà mái lại cất tiếng gáy. Con chó hai đầu đi về hai phía. Quạ đen nói được tiếng người. Đôi chim trĩ hiện thành hai đứa trẻ cãi nhau. Tụi con nít quàng khăn đỏ hát những câu sấm khó hiểu ngoài chợ... Và sau đó là sự đổi thay, như điềm báo trước, như bàn tay tạo hóa sắp xếp, tác thành. Trời đã định, có cưỡng cũng chẳng được. Nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu, nhà Hán, nhà Ngụy... đều vướng điềm báo như vậy.
Chả biết những nhà viết sử hiện đại xứ ta có quan tâm đến một vài hiện tượng lạ xảy ra liên tiếp của đám quái thú thời gian gần đây không, chỉ biết chúng không bình thường chút nào. Đó không phải sự biến đổi gien, quái thai, sản phẩm chất độc da cam như đôi khi ta nghe nhắc đến. Có nhẽ chỉ nên xác định chúng là quái, không bình thường một cách bí hiểm, khó giải thích.
Chả biết những nhà viết sử hiện đại xứ ta có quan tâm đến một vài hiện tượng lạ xảy ra liên tiếp của đám quái thú thời gian gần đây không, chỉ biết chúng không bình thường chút nào. Đó không phải sự biến đổi gien, quái thai, sản phẩm chất độc da cam như đôi khi ta nghe nhắc đến. Có nhẽ chỉ nên xác định chúng là quái, không bình thường một cách bí hiểm, khó giải thích.
Một ngày được nói được nghe
Thuần túy chuyên môn, không có tí ti chút chính chị chính em gì.
Chả là Tổng biên tập giao cho viết bài "tham luận" nho nhỏ để dự hội thảo quốc gia "Xây dựng chuẩn mực chính tả thống nhất trong nhà trường và trên các phương tiện truyền thông đại chúng" do 3 đơn vị: báo Thanh Niên, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, trường Đại học Sài Gòn đồng tổ chức. Thú thực mình chả ham ra chỗ đông người, nhưng sếp giao thì phải chấp hành, vả lại cô giáo tiến sĩ Huỳnh Hạnh bên Ban tổ chức thúc quá, mà thúc bằng giọng ngọt ngào mới chết, vậy là đánh liều, cũng vẽ vời mấy chữ để đỡ phụ lòng mọi người.
Mà cô Hạnh này cũng ghê, chọn đúng hôm 21.12 tận thế theo lịch Maya để ra quân, lại còn an ủi nếu hôm nay tận thế thật thì những người dự hội thảo có chết lăn đùng ra cũng là chết cho khoa học, quá vinh dự. Báo cáo với tiến sĩ Hạnh, vậy thì em chết.
Được gặp lại các thầy Nguyễn Minh Thuyết, Trần Chút, mặc dù lúc mình ra trường thì các thầy mới về khoa Văn nhưng mình coi kính trọng như thầy. Gặp bạn cũ K18 Trần Trí Dõi, đã là giáo sư tiến sĩ, một tay chuyên gia sừng sỏ về ngôn ngữ. Vào đến sân trong gặp bác Nguyên Ngọc đang đứng đợi ai, mình lại chào và bảo bác "anh ơi, anh là nhà văn của thế hệ chúng em, giờ lại là niềm tin yêu của chúng em. Cám ơn anh", bác Ngọc anh hùng thời đại cười tủm tỉm dễ mến vô cùng.
Chả là Tổng biên tập giao cho viết bài "tham luận" nho nhỏ để dự hội thảo quốc gia "Xây dựng chuẩn mực chính tả thống nhất trong nhà trường và trên các phương tiện truyền thông đại chúng" do 3 đơn vị: báo Thanh Niên, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, trường Đại học Sài Gòn đồng tổ chức. Thú thực mình chả ham ra chỗ đông người, nhưng sếp giao thì phải chấp hành, vả lại cô giáo tiến sĩ Huỳnh Hạnh bên Ban tổ chức thúc quá, mà thúc bằng giọng ngọt ngào mới chết, vậy là đánh liều, cũng vẽ vời mấy chữ để đỡ phụ lòng mọi người.
Mà cô Hạnh này cũng ghê, chọn đúng hôm 21.12 tận thế theo lịch Maya để ra quân, lại còn an ủi nếu hôm nay tận thế thật thì những người dự hội thảo có chết lăn đùng ra cũng là chết cho khoa học, quá vinh dự. Báo cáo với tiến sĩ Hạnh, vậy thì em chết.
Được gặp lại các thầy Nguyễn Minh Thuyết, Trần Chút, mặc dù lúc mình ra trường thì các thầy mới về khoa Văn nhưng mình coi kính trọng như thầy. Gặp bạn cũ K18 Trần Trí Dõi, đã là giáo sư tiến sĩ, một tay chuyên gia sừng sỏ về ngôn ngữ. Vào đến sân trong gặp bác Nguyên Ngọc đang đứng đợi ai, mình lại chào và bảo bác "anh ơi, anh là nhà văn của thế hệ chúng em, giờ lại là niềm tin yêu của chúng em. Cám ơn anh", bác Ngọc anh hùng thời đại cười tủm tỉm dễ mến vô cùng.
Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012
Lại nghĩ vụn
Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là chạm "giờ tận thế". Hì hì.
Tuy chiều đã muộn nhưng nắng vẫn vàng óng, trời vẫn xanh ngắt thế kia, thấy yêu đời quá, chả thích tận thế chút nào.
Tự hỏi, trong số những người ngước lên không gian xanh ngắt khua khoắng tìm tòi như mình, rồi không phát hiện ra bất cứ cái hành tinh lạc đàn nào lao mải miết về trái đất, liệu nghĩ gì nhỉ. Nhưng mình quả quyết rằng sẽ có người thất vọng. Ngay cả suy nghĩ về sống chết cũng không thể đòi phải giống nhau.
Bữa qua, xem báo thấy có bác nhà khoa học giả nhời nước đôi, rằng ngày mai 21.12 không thể là hạn cuối cùng của trái đất, nhưng sẽ có ngày tận thế, khoảng 5 tỉ năm nữa, nghe vậy mình cứ lo lo. Liệu mình có nghĩ quá xa không.
Con gái mình thấy mẹ sai đi mua đèn cầy, nó cười nhưng vẫn sang tiệm tạp hóa ôm về một bọc. Nó kể một đứa bạn cùng lớp than thở chả biết có tận thế hay không, để còn ôn thi học kỳ. Té ra chúng rất thực tế.
Ngày mai "tận thế" mà tối nay vẫn phải đi làm. Không biết sản phẩm mà mình có góp chút ít công sức làm ra sáng mai có còn ai mua, ai đọc.
Liệu có anh cu chị cu nào định khai ra những bí mật của đời mình không nhỉ. Tận thế thì còn quái gì phải giấu nữa, cứ bạch hóa tuốt tuồn tuột cho tâm hồn nhẹ nhõm. Chợt nhớ khoảng hai chục năm trước đọc một cái truyện ngắn của anh cu Nguyễn Huy Thiệp về sự sám hối này, cười nắc nẻ.
Đùa vậy thôi, "cuộc sống ơi, ta mến yêu người", điều rõ nhất là bụi lan đất nhà mình giồng trên ban công, mấy củ lan hồng tháng nào cũng đâm bông nhưng riêng củ lan đỏ cứ đúng một năm mới chịu tòi hoa một lần. Và nó đón ngày tận thế bằng bông hoa đẹp ngời ngời, tươi tắn lắm.
20.12.2012
Nguyễn Thông
Tuy chiều đã muộn nhưng nắng vẫn vàng óng, trời vẫn xanh ngắt thế kia, thấy yêu đời quá, chả thích tận thế chút nào.
Tự hỏi, trong số những người ngước lên không gian xanh ngắt khua khoắng tìm tòi như mình, rồi không phát hiện ra bất cứ cái hành tinh lạc đàn nào lao mải miết về trái đất, liệu nghĩ gì nhỉ. Nhưng mình quả quyết rằng sẽ có người thất vọng. Ngay cả suy nghĩ về sống chết cũng không thể đòi phải giống nhau.
Bữa qua, xem báo thấy có bác nhà khoa học giả nhời nước đôi, rằng ngày mai 21.12 không thể là hạn cuối cùng của trái đất, nhưng sẽ có ngày tận thế, khoảng 5 tỉ năm nữa, nghe vậy mình cứ lo lo. Liệu mình có nghĩ quá xa không.
Con gái mình thấy mẹ sai đi mua đèn cầy, nó cười nhưng vẫn sang tiệm tạp hóa ôm về một bọc. Nó kể một đứa bạn cùng lớp than thở chả biết có tận thế hay không, để còn ôn thi học kỳ. Té ra chúng rất thực tế.
Ngày mai "tận thế" mà tối nay vẫn phải đi làm. Không biết sản phẩm mà mình có góp chút ít công sức làm ra sáng mai có còn ai mua, ai đọc.
Liệu có anh cu chị cu nào định khai ra những bí mật của đời mình không nhỉ. Tận thế thì còn quái gì phải giấu nữa, cứ bạch hóa tuốt tuồn tuột cho tâm hồn nhẹ nhõm. Chợt nhớ khoảng hai chục năm trước đọc một cái truyện ngắn của anh cu Nguyễn Huy Thiệp về sự sám hối này, cười nắc nẻ.
Đùa vậy thôi, "cuộc sống ơi, ta mến yêu người", điều rõ nhất là bụi lan đất nhà mình giồng trên ban công, mấy củ lan hồng tháng nào cũng đâm bông nhưng riêng củ lan đỏ cứ đúng một năm mới chịu tòi hoa một lần. Và nó đón ngày tận thế bằng bông hoa đẹp ngời ngời, tươi tắn lắm.
20.12.2012
Nguyễn Thông
Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012
Giá mình không có tai
Một lão bạn tôi lầu bầu "đèo mẹ, như thằng khùng", tôi hỏi chuyện gì, lão bảo mày đã nghe băng bài giảng của phó giáo sư chưa. Tôi thành thực rằng chưa, hắn húc hắc thế thì nghe đi, rồi lầu bầu tiếp "đèo mẹ, như thằng khùng".
Tôi đang bận bịu nhưng tính lại tò mò, mất toi gần nửa tiếng coi xem nó thế nào, chứ không thể "cứ để thế xem sao". Rồi cũng phải kết luận "đèo mẹ, như thằng khùng".
Chả hiểu sao với cái ngữ ấy mà cũng ngoi lên được đại tá, phó giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo ưu tú. Lúc nào cũng nhơn nhơn khoe đi giảng bài chỗ này chỗ nọ. Y giảng cho chính y chưa xong, liệu mà giảng được cho ai. May mà mình không phải nghe y giảng, chứ không kìm được dễ cáu tiết lắm. Chỉ lấy một ví dụ này:
Tôi đang bận bịu nhưng tính lại tò mò, mất toi gần nửa tiếng coi xem nó thế nào, chứ không thể "cứ để thế xem sao". Rồi cũng phải kết luận "đèo mẹ, như thằng khùng".
Chả hiểu sao với cái ngữ ấy mà cũng ngoi lên được đại tá, phó giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo ưu tú. Lúc nào cũng nhơn nhơn khoe đi giảng bài chỗ này chỗ nọ. Y giảng cho chính y chưa xong, liệu mà giảng được cho ai. May mà mình không phải nghe y giảng, chứ không kìm được dễ cáu tiết lắm. Chỉ lấy một ví dụ này:
Y giảng (trích nguyên xi): "Và số này rất ít thôi nhưng nó đang lợi dụng vấn đề này để
mà gây rối, yêu nước nhưng mà phải đúng lúc. Tôi bảo với các đồng chí, mấy vị
biểu tình ấy viết đơn tình nguyện ra Hoàng Sa, Trường Sa đi xem có đi không hay
lúc đó lại kêu em đau khớp, kêu em đau dạ dày".
Mình muốn chỉ mặt lão "đại tá chờ thư Trung Quốc" mà vặn:
-"Yêu nước đúng lúc" là cái gì, là yêu thế nào, hả hả? Đợi Tàu chúng chiếm xong mới yêu chắc?
-Cái bản mặt ông có giống cái lưỡi bò chín đoạn không mà dám dọa dẫm, hơi một tí là dọa đẩy người này người nọ ra Hoàng Sa, Trường Sa. Chỗ ấy là nhà tù chắc, là chỗ chết chắc, là con ngoáo ộp chắc. Đừng cố tỏ sự ngu si để phỉ báng lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc, phỉ báng anh em chiến sĩ đang ngày đêm đầm mưa chịu nắng, đối diện hiểm nguy như thế. Chỉ có thằng ngu thằng mất dạy mới có sự liên tưởng, ví dụ như vậy.
-Giễu cợt người khác "hay
lúc đó lại kêu em đau khớp, kêu em đau dạ dày" nhưng tự xem lại mình đã bằng người ta chưa, khi tổ quốc gọi mình có dám đi không. Riêng tôi tin rằng loại người này lúc ấy nó chỉ ôm cái sổ hưu hoặc sắp hưu của nó rúc trốn mẹ ra sau vại nước hoặc đống rơm, đố có ai tìm được.
Chán mớ cho phó giáo sư tiến sĩ nhà giáo ưu tú đại tá giảng viên Trần Đăng Thanh.
(ghi chú: ai đọc bài này, trước khi phán xét bảo tôi này nọ thì hãy nghe bài giảng của báo cáo viên đại tá Thanh đi đã).
19.12.2012
Nguyễn Thông
Bài hay, tít tuyệt trên báo An ninh thủ đô
Giật phăng "mặt nạ" các tàu hải giám giả hiệu của Trung Quốc
Thứ ba 18/12/2012 21:25
ANTĐ - Chỉ
tính riêng trong quý 4 năm 2012, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng gần chục
tàu chấp pháp biển tải trọng hàng nghìn tấn, bao gồm cả hải giám và ngư
chính, trong đó phần lớn là các tàu hải giám. Ẩn chứa đằng sau chiến
lược “Hải quân hóa các tàu chấp pháp biển” là âm mưu gì?
Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012
Tắt vô tuyến
BÁ TÂN
Hôm
trước dự một bữa tiệc khá hoành tráng, bỗng dưng nghe mấy người không quen biết
oang oang với nhau về câu chuyện mà trước đó tôi đã nghe ở những nơi khác. Đó là chuyện đang theo dõi vô tuyến (ti vi) lại ấn nút tắt.
Không
xem thì tắt. Chẳng ai bắt buộc. Việc đó có gì lạ. Thế nhưng chuyện tôi nghe được
lại rất là lạ. Động thái tắt vô tuyến thể hiện lòng dân và uy tín của một số
cán bộ.
Không
muốn nhìn, không muốn nghe người nào đó huyên thuyên trên vô tuyến. Thế là ấn
nút tắt. Nói và làm trái ngược nhau thế mà vẫn tìm mọi diễn đàn thuyết giảng.
Ép buộc "học thêm" bằng mọi giá là kẻ thù của sự giáo dục. Bắt người khác nghe những
điều nói một đằng làm một nẻo là đỉnh cao của dối trá, là kẻ thù của sự tiến bộ.
Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012
Tại sao không thể tái sinh Hội nghị Diên Hồng?
Người xưa nói "Tổ quốc hưng vong, thất phu hữu trách", vậy nên làm người lúc này chỉ có là gỗ đá mới không biết trăn trở, lo lắng. Với cương vị một công dân bình thường có nghĩa vụ đối với đất nước, tôi cũng muốn đem cái trí lực hèn mọn của mình góp vào việc chung.
Người xưa cũng nói "Ôn cố tri tân" nhắc cái cũ để biết cái mới, trước hết tôi xin nhắc lại một chuyện cũ:
Chuyện rằng, năm 1282 vua nhà Nguyên sai Sài Thung đưa Trần Di Ái (được phong làm An Nam quốc vương) về nước bị quân dân Đại Việt ta đánh cho tan tác, Sài Thung trúng tên mù mắt chạy về không còn mảnh giáp. Vua Nguyên giận lắm, năm 1284 cử Thoát Hoan đốc binh rầm rộ kéo sang, khí thế ngất trời, mạnh như chẻ tre. Nhiều đại thần xin hàng, chầu cống; riêng chỉ hai vị Trần Quốc Tuấn và Trần Khánh Dư quyết cầm quân chặn giặc. Nhưng giặc mạnh quá, vua Trần Nhân Tông lo quân ta không địch nổi, cứ phân vân. Tuy nhiên vốn là vị hoàng đế sáng suốt, ngài và Thượng hoàng Trần Thánh Tông quyết định triệu họp các phụ lão trong cả nước để trưng cầu dân ý, bàn việc nước, xin ý kiến về chủ trương hòa hay chiến, để dân quyết việc hệ trọng nước nhà. Hội nghị được tổ chức tại điện Diên Hồng nên sau này sử sách gọi là Hội nghị Diên Hồng, được đánh giá như là hội nghị dân chủ đầu tiên trong lịch sử nước ta, và cho đến nay chưa
Người xưa cũng nói "Ôn cố tri tân" nhắc cái cũ để biết cái mới, trước hết tôi xin nhắc lại một chuyện cũ:
Chuyện rằng, năm 1282 vua nhà Nguyên sai Sài Thung đưa Trần Di Ái (được phong làm An Nam quốc vương) về nước bị quân dân Đại Việt ta đánh cho tan tác, Sài Thung trúng tên mù mắt chạy về không còn mảnh giáp. Vua Nguyên giận lắm, năm 1284 cử Thoát Hoan đốc binh rầm rộ kéo sang, khí thế ngất trời, mạnh như chẻ tre. Nhiều đại thần xin hàng, chầu cống; riêng chỉ hai vị Trần Quốc Tuấn và Trần Khánh Dư quyết cầm quân chặn giặc. Nhưng giặc mạnh quá, vua Trần Nhân Tông lo quân ta không địch nổi, cứ phân vân. Tuy nhiên vốn là vị hoàng đế sáng suốt, ngài và Thượng hoàng Trần Thánh Tông quyết định triệu họp các phụ lão trong cả nước để trưng cầu dân ý, bàn việc nước, xin ý kiến về chủ trương hòa hay chiến, để dân quyết việc hệ trọng nước nhà. Hội nghị được tổ chức tại điện Diên Hồng nên sau này sử sách gọi là Hội nghị Diên Hồng, được đánh giá như là hội nghị dân chủ đầu tiên trong lịch sử nước ta, và cho đến nay chưa
Có nhiều thứ đã từ lâu tận thế
Tác giả bài thơ này là một người bạn của bạn Hiền Giang
Tận thế ư? Thật tình tôi chả sợ
Báo mỗi ngày đăng toàn những chuyện buồn
Khi cuộc sống hắt những ngày nặng trĩu
Thì có khi tận thế lại còn hơn
Tôi thấy quanh tôi hàng triệu nỗi buồn
Những câu hỏi im lìm trong đáy mắt
Những dối trá đang nhấn chìm sự thật
Những lời hứa vô tâm, những dự án vô hồn
Lên mạng online để càng thêm cô đơn
Nhà cửa càng rộng lòng người càng chật
Tiền vào túi mà chữ tình rơi mất
Ôi cuộc đời vụng dại những vòng si
Tận thế ư, tôi chả thấy sợ gì
Có nhiều thứ đã từ lâu tận thế
Người ta đua nhau mua gạo, mua mì
Tôi nhắm mắt thấy thiên đường hết vé
Tận thế ư? Bạn làm ơn nói khẽ
Kẻo tôi giật mình vỡ mộng Nam Kha ...
15.12.2012
(Thơ của bạn của Hiền Giang)
Tận thế ư? Thật tình tôi chả sợ
Báo mỗi ngày đăng toàn những chuyện buồn
Khi cuộc sống hắt những ngày nặng trĩu
Thì có khi tận thế lại còn hơn
Tôi thấy quanh tôi hàng triệu nỗi buồn
Những câu hỏi im lìm trong đáy mắt
Những dối trá đang nhấn chìm sự thật
Những lời hứa vô tâm, những dự án vô hồn
Lên mạng online để càng thêm cô đơn
Nhà cửa càng rộng lòng người càng chật
Tiền vào túi mà chữ tình rơi mất
Ôi cuộc đời vụng dại những vòng si
Tận thế ư, tôi chả thấy sợ gì
Có nhiều thứ đã từ lâu tận thế
Người ta đua nhau mua gạo, mua mì
Tôi nhắm mắt thấy thiên đường hết vé
Tận thế ư? Bạn làm ơn nói khẽ
Kẻo tôi giật mình vỡ mộng Nam Kha ...
15.12.2012
(Thơ của bạn của Hiền Giang)
Giải thưởng văn học ASEAN - giải "văn học tự sướng"
TRẦN ĐÌNH THU
Nhà
văn DiLi vừa tiết lộ một thông tin gây sốc: Giải thưởng văn học ASEAN
là do các nước tự chấm cho nhà văn của mình, mỗi nước chấm cho một nhà
văn bản địa rồi gửi kết quả đến Thái Lan, là nước có sáng kiến lập giải
thưởng này để công chúa Thái Lan trao giải cho. Ví dụ năm nay Việt Nam
chấm giải cho nhà văn Trung Trung Đỉnh, sau đó gửi kết quả sang Thái
Lan, rồi cử nhà văn Trung Trung Đỉnh đi sang đó nhận giải quốc tế “Văn
học ASEAN” mang về. So sánh một cách tương đối, việc làm này kiểu như
chúng ta mua quà gửi cho dịch vụ để cho tối Nô En nhóc tỳ nhà ta được
nhận quà từ ông già Nô En vậy.
Tìm
trên mạng tiếp thì được biết, ở Việt Nam chúng ta, việc “chấm giải” này
là do Hội nhà văn Việt Nam đảm trách. Cố gắng tìm thông tin để chứng
minh rằng Hội nhà văn Việt Nam ít nhiều đã có động thái đưa giải ra rộng
rãi trong cộng đồng văn học Việt để chọn lựa mà không thấy. Với truyền
thống của Hội nhà văn Việt Nam trong nhiều năm gần đây, nên tin rằng
việc chọn lựa này chắc chắn được làm gọn trong nội bộ, với những quy chế
thuộc dạng “bỏ túi”. Nói huỵch toẹt ra là, mỗi năm Hội nhà văn Việt Nam
dấm dúi cho nhau một suất, chia nhau ra mà hưởng và dặn dò thêm người
nhận giải rằng “nhớ đừng trả lời phỏng vấn phỏng viếc gì mà lộ nhé”. Với
cái cách đó, hơn chục nhà văn nhà thơ Việt Nam được “tự sướng” từ năm
1996 đến nay trong đó có nhà thơ chủ tịch Hữu Thỉnh mà không hề hé môi
giải thích nửa lời về giải này, cho đến khi bị DiLi công bố ra khiến
thiên hạ bổ ngửa.
Thật
tội, thời gian qua có nhiều tờ báo chúng ta vui mừng một cách chân
thành khi biết một số nhà văn Việt Nam đoạt giải văn học ASEAN. Vì rằng
văn học Việt Nam dẫu sao cũng có một tầm cao khu vực rồi. Từ đó đôi khi
người ta nghĩ đến cái giải danh giá hơn cho nước nhà - một cái Nô Beo
văn chương – kể ra cũng không phải là quá mộng mơ. Nhưng nay sự thật
hiện ra như thế mà bật cười, mà phải thốt ra một câu “bố khỉ”.
Không
rõ sáng kiến xuất phát từ Hội văn bút Thái Lan có dụng ý gì? Nhưng có
lẽ nên mắng cho cái anh này một câu trước lúc kết bài: “Tiên sư bố nhà
anh, “tự sướng đến thế là cùng”.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
* Danh sách các nhà văn Việt Nam đã được nhận giải “tự sướng” ASEAN: Tố Hữu (1996), Ma Văn Kháng (1998), Hữu Thỉnh (1999), Nguyễn Khải (2000), Nguyễn Đức Mậu (2001), Nguyễn Kiên (2002), Bằng Việt (2003), Đỗ Chu (2004), Phú Trạm (2005), Lê Văn Thảo (2006), Trần Văn Tuấn (2007), Nguyễn Ngọc Tư (2008), Cao Duy Sơn (2009), Nguyễn Nhật Ánh (2010), Nguyễn Chí Trung (2011), Trung Trung Đỉnh (2012).
(theo blog Trần Đình Thu)
* Danh sách các nhà văn Việt Nam đã được nhận giải “tự sướng” ASEAN: Tố Hữu (1996), Ma Văn Kháng (1998), Hữu Thỉnh (1999), Nguyễn Khải (2000), Nguyễn Đức Mậu (2001), Nguyễn Kiên (2002), Bằng Việt (2003), Đỗ Chu (2004), Phú Trạm (2005), Lê Văn Thảo (2006), Trần Văn Tuấn (2007), Nguyễn Ngọc Tư (2008), Cao Duy Sơn (2009), Nguyễn Nhật Ánh (2010), Nguyễn Chí Trung (2011), Trung Trung Đỉnh (2012).
(theo blog Trần Đình Thu)
Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012
Ngoạc mồm mắng lịch Maya
Người ta bảo
hai mốt tháng mười hai
tận thế
Tôi đếm từng ngày
đón chờ
thời khắc ấy
Để rồi cùng nhau cả cười
Chúng mình
dễ bị lừa thật đấy
Ngày nào
cũng là ngày
tận thế
Ngày nào chẳng bị lừa
Có ai đó
Không cười mà khóc.
16.12.2012
(chỉ còn 5 ngày nữa là tận thế theo lịch của người Maya)
Nguyễn Thông
hai mốt tháng mười hai
tận thế
Tôi đếm từng ngày
đón chờ
thời khắc ấy
Để rồi cùng nhau cả cười
Chúng mình
dễ bị lừa thật đấy
Ngày nào
cũng là ngày
tận thế
Ngày nào chẳng bị lừa
Có ai đó
Không cười mà khóc.
16.12.2012
(chỉ còn 5 ngày nữa là tận thế theo lịch của người Maya)
Nguyễn Thông
Nuôi cá có khó không?
Hồi nhỏ tôi thích nuôi cá. Ở nông thôn không có cá cảnh (cá
vàng 3 đuôi, kiếm, vạn long, thia lia...) nên đành nuôi cá mại cờ, lòng
tong vì những con cá này màu sắc đẹp, không đen trùi trũi như bọn cá rô cá trê.
Còn nếu muốn có cá cảnh phải lên chợ huyện "phố Thọ Xuân" nhưng bọn trên ấy bán đắt lắm, những
2 hào hoặc 5 hào một con, thời đói kém chỉ nghĩ đến cái ăn thì để tiền đó mua
được ổ bánh mì.
Bể nuôi cá là... cái vại sành vỡ, ra kênh múc đầy nước sạch
đổ vào, cũng thả dăm sợi rong cho cá có không gian bơi lượn. Sau này mấy anh
chị ở nội thành Hải Phòng về sơ tán, anh Tuấn cho chiếc bể con con bằng xi măng, to cỡ
nửa chiếc tivi 14 inches, tôi quý lắm, tức tốc vét lợn đất được gần đồng bạc
lên huyện mua 2 con cá vàng thả vào, hằng ngày lấy cơm nguội, vớt lăng quăng
hoặc ra chỗ rạch nước thải sau giếng nhặt giun đỏ cho cá ăn. Cứ nghĩ nuôi cá
thế là chu đáo lắm. Có bể có nước có
rong có thức ăn, chả thiếu thứ gì, còn sang trọng đầy đủ hơn cho người ấy chứ.
Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012
Lời nói đau lòng
Tôi không thể viết được gì hơn, chỉ ghi lại lời nói của em bé 5 tuổi trong vụ tên sát nhân man rợ xả đạn giết chết 20 em nhỏ tại trường tiểu học ở bang Connecticut (Mỹ) hôm 14.12:
"Con không muốn chết. Con muốn ăn Giáng sinh".
Và tôi đã khóc.
Mong sao loài người không bao giờ xảy ra những chuyện đau lòng như vậy nữa.
15.12.2012
Nguyễn Thông
"Con không muốn chết. Con muốn ăn Giáng sinh".
Và tôi đã khóc.
Mong sao loài người không bao giờ xảy ra những chuyện đau lòng như vậy nữa.
15.12.2012
Nguyễn Thông
Bài hát tặng bạn ngày chủ nhật: Hà Nội-Điện Biên Phủ
Tính đến nay, ca khúc Hà Nội-Điện Biên Phủ đã vào tuổi trung niên, chỉ kém chục ngày là tròn 40 năm.
Tác giả là nhạc sĩ Phạm Tuyên, người thường có những bài hát ra đời rất đúng lúc, chạm vào thời khắc lịch sử, giống như cắm mốc lịch sử bằng âm nhạc. Điều này trong đội ngũ nhạc sĩ cách mạng không phải ai cũng làm được, nói toẹt ra là quá ít, quá hiếm.
Chúng tôi đã nghe bài Hà Nội-Điện Biên Phủ ngay sau khi nó vang lên lần đầu tiên, lúc khói bom B52 vẫn còn mịt mù phía trời Hà Nội, qua hệ thống loa truyền thanh giăng mắc khắp làng xóm ven sông Cầu những ngày cuối tháng cuối năm. Cực kỳ hào hùng, thôi thúc, tự tin, trong sáng. Có sống trải những ngày đó mới hiểu nhạc sĩ Phạm Tuyên tài hoa, nhạy cảm thế nào. Nghe đâu trước khi ông viết bài này (tối 27.12.1972) vẫn chưa có cụm từ "Điện Biên Phủ trên không", ai đó đã gọi vậy sau khi nghe bài hát của ông. Nếu thế thật thì cần trao bản quyền cái ngữ danh giá ấy cho cụ nhạc sĩ.
Ca sĩ Trần Khánh và dàn ca nhạc đài Tiếng nói Việt Nam đã tải được hồn cốt nhạc phẩm của Phạm Tuyên đến đồng bào, chiến sĩ những ngày oanh liệt vẻ vang đó.
Tác giả là nhạc sĩ Phạm Tuyên, người thường có những bài hát ra đời rất đúng lúc, chạm vào thời khắc lịch sử, giống như cắm mốc lịch sử bằng âm nhạc. Điều này trong đội ngũ nhạc sĩ cách mạng không phải ai cũng làm được, nói toẹt ra là quá ít, quá hiếm.
Chúng tôi đã nghe bài Hà Nội-Điện Biên Phủ ngay sau khi nó vang lên lần đầu tiên, lúc khói bom B52 vẫn còn mịt mù phía trời Hà Nội, qua hệ thống loa truyền thanh giăng mắc khắp làng xóm ven sông Cầu những ngày cuối tháng cuối năm. Cực kỳ hào hùng, thôi thúc, tự tin, trong sáng. Có sống trải những ngày đó mới hiểu nhạc sĩ Phạm Tuyên tài hoa, nhạy cảm thế nào. Nghe đâu trước khi ông viết bài này (tối 27.12.1972) vẫn chưa có cụm từ "Điện Biên Phủ trên không", ai đó đã gọi vậy sau khi nghe bài hát của ông. Nếu thế thật thì cần trao bản quyền cái ngữ danh giá ấy cho cụ nhạc sĩ.
Ca sĩ Trần Khánh và dàn ca nhạc đài Tiếng nói Việt Nam đã tải được hồn cốt nhạc phẩm của Phạm Tuyên đến đồng bào, chiến sĩ những ngày oanh liệt vẻ vang đó.
Bài học quét nhà gửi anh Hữu Thỉnh
Thưa anh Hữu Thỉnh đang cầm quyền trượng văn chương nước nhà.
Đã mấy nhiệm kỳ dưới sự dẫn dắt của anh chả thấy nền văn chương xứ ta tiến được bước nào, thậm chí chỉ có lùi, lùi mãi cho đến lúc không lùi được nữa. Bất cứ khai hội văn thơ nào cũng thấy anh và cấp cao yêu cầu các nhà văn phải vươn lên ngang tầm thời đại, dân tộc khoa học đại chúng, phải là người thư ký trung thành của cuộc sống, phát ngôn viên của nhân dân, sáng tác lên những tác phẩm đỉnh cao... Nhưng tất cả chỉ là lời nói suông, còn trên thực tế, họa hoằn mới tòi ra được một vài sáng tác khiến công chúng quan tâm (không phải kiểu Thi vân Yên Tử đâu nhé).
Văn chương gì mà đọc cứ trôi tuồn tuột, chả gợi chút chi trong lòng bạn đọc, các anh không thấy ngượng khi xin nhà nước cấp ngân sách để nuôi đội ngũ các anh, để tồn tại thái vô tích thế ư.
Các anh hãy đọc đi, cái truyện ngắn dưới đây của Nam Cao chẳng hạn, chả ai thúc giục ông ấy vươn lên ngang tầm thời đại, chả ai cho tiền để viết, nhưng có bạn đọc nào cầm lòng được không.
Một nền văn chương không sớm thay đổi, cứ khuôn sáo "mực thước" như các anh đang duy trì, sẽ chẳng để lại điều gì cho nhân dân, đất nước.
Bài học quét nhà
NAM CAO
Đã mấy nhiệm kỳ dưới sự dẫn dắt của anh chả thấy nền văn chương xứ ta tiến được bước nào, thậm chí chỉ có lùi, lùi mãi cho đến lúc không lùi được nữa. Bất cứ khai hội văn thơ nào cũng thấy anh và cấp cao yêu cầu các nhà văn phải vươn lên ngang tầm thời đại, dân tộc khoa học đại chúng, phải là người thư ký trung thành của cuộc sống, phát ngôn viên của nhân dân, sáng tác lên những tác phẩm đỉnh cao... Nhưng tất cả chỉ là lời nói suông, còn trên thực tế, họa hoằn mới tòi ra được một vài sáng tác khiến công chúng quan tâm (không phải kiểu Thi vân Yên Tử đâu nhé).
Văn chương gì mà đọc cứ trôi tuồn tuột, chả gợi chút chi trong lòng bạn đọc, các anh không thấy ngượng khi xin nhà nước cấp ngân sách để nuôi đội ngũ các anh, để tồn tại thái vô tích thế ư.
Các anh hãy đọc đi, cái truyện ngắn dưới đây của Nam Cao chẳng hạn, chả ai thúc giục ông ấy vươn lên ngang tầm thời đại, chả ai cho tiền để viết, nhưng có bạn đọc nào cầm lòng được không.
Một nền văn chương không sớm thay đổi, cứ khuôn sáo "mực thước" như các anh đang duy trì, sẽ chẳng để lại điều gì cho nhân dân, đất nước.
Bài học quét nhà
NAM CAO
Hồng đang thẩn thơ chơi một mình ở trong vườn... Ít lâu nay,
những lúc được đi chơi, Hồng chỉ chơi có một mình. Chị Thảo về rồi (Thảo là
con ở trước kia vẫn giữ em Hồng). Thằng em chửa biết đi. Còn thầy u thì bây giờ
hay gắt quá. Hồng cũng chẳng hiểu tại sao lại thế. Thầy, đã đành: thầy vốn
nghiêm khắc lắm, nhất là khi thầy viết hay đọc sách. Thầy chiếm một mình cả một
căn buồng đầu trong. Cửa ra vào đóng luôn luôn, chỉ có cửa sổ mở thôi. Thầy
ngồi trong, viết hay đọc sách suốt ngày. Những lúc ấy thầy muốn được yên tĩnh hoàn
toàn. Hồng hơi nói to là thầy quát mắng ngay. Có khi thầy mở cửa đánh sầm một
cái, sồng sộc bước ra, chực đánh Hồng. Đã bao nhiêu lần, Hồng gần bạt vía. Bởi
vậy Hồng sợ lắm. Mỗi lần phải đi qua chỗ buồng thầy, Hồng nín thở, kiễng chân, cố
cho không có một mảy may tiếng động. Chỉ cần có thế. Ngoài ra,
Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012
Cha bố anh Sài Gòn tiếp thị
Phải công nhận cái tay Người già chuyện của báo Sài Gòn tiếp thị nó lắm mưu mẹo, nó mắng người ta đau như hoạn mà không làm gì được nó. Thế mới tài. Hèn chi anh Cu làng cát thích cái mục này thế. Mình biết nó định tặng cái tiểu phẩm này cho ai rồi, nhưng mình không nói đâu. Mình chỉ muốn mắng yêu: Cha bố anh Sài Gòn tiếp thị.
Quyền được cương
Trong số những người đến dự cuộc giao lưu trực tuyến
“Phòng khám nam khoa” sáng qua của bác sĩ Nguyễn Thành Như tại toà soạn báo SGTT, có không ít chị em phụ nữ. Tâm sự chung của họ gửi gắm trong câu hỏi sau:
– Bác sĩ ơi! Chồng em nói dạo này thời cuộc làm ảnh “mất hứng” nên phòng the chúng em ngày càng lạnh lẽo, bác sĩ cứu với!
Bác sĩ Như tủm tỉm:
– Nỗi khổ của các chị là nỗi khổ của một “bộ phận không nhỏ”. Trong khi chờ thời cuộc thay đổi, có cách can thiệp như sau...
Vừa giải thích xong ca này thì một phụ nữ khác giơ tay:
– Bác sĩ à, trường hợp chồng em thì ngược lại: ảnh cương suốt ngày, em chịu hết xiết!
“Phòng khám nam khoa” sáng qua của bác sĩ Nguyễn Thành Như tại toà soạn báo SGTT, có không ít chị em phụ nữ. Tâm sự chung của họ gửi gắm trong câu hỏi sau:
– Bác sĩ ơi! Chồng em nói dạo này thời cuộc làm ảnh “mất hứng” nên phòng the chúng em ngày càng lạnh lẽo, bác sĩ cứu với!
Bác sĩ Như tủm tỉm:
– Nỗi khổ của các chị là nỗi khổ của một “bộ phận không nhỏ”. Trong khi chờ thời cuộc thay đổi, có cách can thiệp như sau...
Vừa giải thích xong ca này thì một phụ nữ khác giơ tay:
– Bác sĩ à, trường hợp chồng em thì ngược lại: ảnh cương suốt ngày, em chịu hết xiết!
Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012
Buồn lòng ai lắm thưởng tết ơi
Đã gần cuối năm cũ dương lịch. Và cũng chỉ còn hơn 2 tháng nữa là Tết nguyên đán.
Thông thường vào dịp này, báo chí, ti vi hay chạy những thông tin về tiền thưởng tết ở các cơ quan, doanh nghiệp. Có nhẽ để giật gân, câu bạn đọc, hoặc để gì gì đó, mấy phóng viên, tòa báo, nhà đài nhà ta cứ giật tít, đưa tin rõ kêu: nơi này thưởng tết mấy trăm triệu, nơi kia nhận vài chục tháng lương. Thiên hạ không hiểu chuyện nên trầm trồ an sinh xã hội bảo đảm, đời sống nâng cao, kinh tế phát triển, thu nhập chả kém gì Tây. Dân Việt Nam sướng củ tỉ.
Thông thường vào dịp này, báo chí, ti vi hay chạy những thông tin về tiền thưởng tết ở các cơ quan, doanh nghiệp. Có nhẽ để giật gân, câu bạn đọc, hoặc để gì gì đó, mấy phóng viên, tòa báo, nhà đài nhà ta cứ giật tít, đưa tin rõ kêu: nơi này thưởng tết mấy trăm triệu, nơi kia nhận vài chục tháng lương. Thiên hạ không hiểu chuyện nên trầm trồ an sinh xã hội bảo đảm, đời sống nâng cao, kinh tế phát triển, thu nhập chả kém gì Tây. Dân Việt Nam sướng củ tỉ.
Thư chúc mừng đồng chí Kim Ủn
Thưa đồng chí Kim Jong-un kính mến
Nhận được tin mật báo của các đồng chí, chúng tôi rất mừng. Trước đó chúng tôi cứ lo lo là. Mặc
dù đồng chí còn trẻ dại nhưng việc phóng thành công tên lửa tầm xa Unha-3 tại
bãi phóng Sohae đúng ngày đẹp 12.12.2012 đã chứng minh rằng không có gì tuổi trẻ
không làm được, dù vẫn còn một bộ phận thanh niên Triều Tiên thờ ơ với tình hình đất nước.
Đồng chí là tấm gương sáng cho chúng tôi, cho ngày nay, cho ngày mai, cho muôn
đời sau; rằng đói nghèo, thiếu ăn thiếu mặc thiếu internet, dân chết đói, nội bộ
lộn xộn… vẫn không thể cản được bước tiến kiêu hãnh (gọi tắt là hãnh tiến) của
chúng ta. Cứ phóng là nhất định thành công. Thất bại mấy cũng đếch sợ.
Chúng tôi cũng biết đồng chí chả có cái vệ tinh vệ tiếc gì
đâu, vấn đề là tên lửa vươn tới được nước Mỹ, vậy là chúng tôi mừng. Thực ra thằng
Obama chúng tôi cũng chẳng ưa gì. Chúng ta vẫn chung chiến hào chống Mỹ, đồng
chí nhỉ.
Thôi, chúc đồng chí mạnh khỏe, còn nhiêu tiền cứ dồn hết cho
tên lửa bởi dân chúng chả là cái đinh gì.
Đồng chí càng thành công càng phải cẩn thận nhé, ấp tôi có
câu “càng gần thắng lợi càng nhiều gian nan”, dân bị đói chúng dễ cú lắm, nếu cần
thì trị cho mạnh vào, chúng tôi ủng hộ luôn.
Chúc đồng chí mau có con trai nối gót cụ nội, ông nội, bố nó
để cả nước Triều Tiên cứ mãi mãi đi trên con đường xây dựng CNXH và bắn tên lửa,
he he.
Tái bút: Vì bên các đồng chí không có internet nên chúng tôi
gửi thư này theo dịch vụ bồ câu.
Thay mặt ấp Cây Mít
Trưởng ấp: Kim Tiền (đã điểm chỉ)
Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012
Những bài hát của một thời (58): Xa khơi
Bữa trước, anh Trương Nguyên Việt, tức nhà báo Triệu Phong gọi điện cho mình, rằng em ơi anh mới ra mấy cuốn sách, gửi cho em đọc nhé. Ơ, sao anh Việt lại biết mình thích sách mê sách nhỉ? Anh cho tiền em không dám nhận chứ cho sách thì em chả khách sáo gì.
Anh Triệu Phong là bậc đàn anh của mình trong nghề, hồi mình còn dạy học đã đọc nhiều bài báo của anh, sau này anh còn ký bút danh Châu La Việt nữa. Anh từng nổi tiếng ở chính tờ báo mà mình đang tòng sự nhưng lúc mình đăng nhập thì anh đã chuyển chỗ khác rồi, chỉ nghe mọi người nhắc thôi. Nhưng mình biết anh có người mẹ nổi tiếng, giọng oanh vàng một thời: ca sĩ Tân Nhân.
Anh Triệu Phong là bậc đàn anh của mình trong nghề, hồi mình còn dạy học đã đọc nhiều bài báo của anh, sau này anh còn ký bút danh Châu La Việt nữa. Anh từng nổi tiếng ở chính tờ báo mà mình đang tòng sự nhưng lúc mình đăng nhập thì anh đã chuyển chỗ khác rồi, chỉ nghe mọi người nhắc thôi. Nhưng mình biết anh có người mẹ nổi tiếng, giọng oanh vàng một thời: ca sĩ Tân Nhân.
Cứ nghĩ tới điều này là tôi lại sợ
TỪ NGÀN PHỐ
Những
ngày này
Vòng chung kết AFF Cup 2012 đang vào hồi quyết liệt
Vòng chung kết AFF Cup 2012 đang vào hồi quyết liệt
Nhưng
với Việt Nam AFF Cup đã chấm dứt từ vòng bán kết
Hòa
Mianma, thua Philippin, thua đậm Thái Lan
Đội
tuyển Việt Nam
đá như kẻ mất hồn
thua
tan tác
Đâu
rồi những Nguyễn Hồng Sơn, những Lê Huỳnh Đức
Những
chiếc áo màu đỏ với ngôi sao vàng trước ngực
Những
chiến sĩ
chỉ
biết lao lên vì màu cờ Tổ quốc.
Những
ngày này
Biển
Việt Nam
trong xanh đang bị vẩn đục
Bởi
mỗi ngày có hàng trăm, hàng ngàn lượt không phải tàu lạ mà là tàu giặc cày nát
Và
chiếc lưỡi bò quái ác
Đang
thè ra gặm hết biển Việt Nam
Bạn
ơi, đâu phải chỉ một con tàu Bình Minh bị cắt cáp
Mà
hàng triệu, hàng triệu người Việt Nam đang đau nỗi đau bị cắt đi khúc
ruột?!
Tự hỏi-đáp sau khi đọc Bên thắng cuộc
-Lúc này có người viết nào giỏi như Huy Đức không?
-Không, không ai cả!
12.12.2012
Nguyễn Thông
-Không, không ai cả!
12.12.2012
Nguyễn Thông
Về để biết vì sao không nên về
BÁ TÂN
Các
nhà khoa học Việt kiều có nên quay về quê hương góp phần phát triển đất nước
hay không. Vấn đề này có nhiều câu trả lời khác nhau. Cách đặt vấn đề của
GS. Thuận (hiện định cư ở Hàn Quốc) nhận được câu trả lời "không" chiếm
tỷ lệ trên 60%.
May
mà con số đó không đi qua kênh thống kê nhà nước, nếu qua đó sẽ bị cắt thốn đi
nhiều. Số liệu thống kê quốc doanh thời nay đều thiếu chính xác, không vì kỹ
thuật mà bị chi phối bởi những toan tính dối trá.
Câu
trả lời từ phía người "trong lồng" chỉ là tham khảo. Quyết định về
hay không là quyền, là sự lựa chọn của giới khoa học Việt kiều. Riêng tôi, nếu
ai đó tham khảo, tôi sẽ đưa ra câu trả lời nên về. Về hẳn. Về một cách không
ngoái đầu quay lại nơi mình đã lập thân, lập nghiệp. Về để xông lên ra sân cùng
đội hình trí thức trong nước. Tôi không nói nên về theo kiểu đó. Không nói theo
giọng lãnh đạo, không quen nói dối, tôi chẳng có lý do gì né tránh sự thật.
Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012
Trung cộng đểu thật là đểu
1. Chặt vụn lưới của ngư dân VN ném xuống biển
Ông Hùng thông báo, nạn
nhân là tàu cá QNg 90133 của ngư dân Huỳnh Quang Vũ ở thôn Định Tân. Ông
Vũ cùng 8 ngư dân khi đi đánh bắt tại vùng biển truyền thống Hoàng Sa
thì bị chết máy, phải neo tàu gần đảo Đá Lồi, Hoàng Sa để sửa chữa.
Ngày 10.12, ông Nguyễn Thanh Hùng -
Phó Chủ tịch UBND xã Bình Châu, huyện Bình Sơn kiêm Chủ tịch Nghiệp đoàn
Nghề cá Bình Châu - cho biết, 1 đoàn viên của mình đã bị tàu Trung Quốc
tịch thu, phá hoại toàn bộ ngư cụ tại vùng biển Hoàng Sa.
Bài ca vé tàu tết
Mẹ kiếp
Có mỗi cái
Vé tàu
Năm nào
Cũng hành nhau
Năm trước
Năm sau
Y như thế
Khổ như con chó
Bị xô đẩy
Bị khốn quẫn chân tường
Kiếp tha phương
Có sướng gì đâu
Mà nhục
Mà đọa đầy
Đến thế
Có mỗi cái
Vé tàu
Năm nào
Cũng hành nhau
Năm trước
Năm sau
Y như thế
Khổ như con chó
Bị xô đẩy
Bị khốn quẫn chân tường
Kiếp tha phương
Có sướng gì đâu
Mà nhục
Mà đọa đầy
Đến thế
Mỹ không tiểu nhân như Tàu
Đối với Việt Nam, cả Mỹ (còn gọi Hoa Kỳ) và Trung Quốc (Tàu) đều từng là kẻ thù, từng gây ra những cuộc chiến tranh khiến con dân đất Việt chịu biết bao đau thương mất mát. Trong ngôn ngữ Việt có thành ngữ "khắc cốt ghi xương", nói là nói vậy thôi, chứ cứ thù dai mãi bao giờ mới cởi bỏ được oán hận.
Chỉ có điều, với các kẻ thù cũ, người nắm quyền chính ở xứ ta bộc lộ những ứng xử mâu thuẫn, nếu không nói là rất không bình thường, không thể hiện được lòng dân, sự minh bạch, cao cả của nhân dân.
Cả tháng trở lại đây, lực lượng báo chí truyền thông được huy động tối đa vào việc gợi nhớ, ôn lại sự kiện xảy ra cách nay đã 40 năm: cuộc oanh kích của không quân Mỹ vào Hà Nội, còn được gọi là "Điện Biên Phủ trên không". Những từ ngữ cũ, cách gọi cũ: đế quốc Mỹ, bọn xâm lược, bọn giặc lái... được nhắc lại; những địa danh Khâm Thiên, Bạch Mai, An Dương, Uy Nỗ lại hiện lên; hình ảnh thảm hại của Mỹ qua biểu tượng B-52 rúm ró ở hồ Hữu Tiệp, làng hoa Ngọc Hà, hồ Trúc Bạch tái hiện vô số lần. Thậm chí báo Hà Nội mới còn đăng lại nhiều kỳ, nhiều bài của nhà văn Nguyễn Tuân đã từng đăng trong và sau thời điểm ấy, hừng hực khí thế chiến đấu chống bọn Mỹ xâm lược. Thiếu điều chỉ còn hô vang trên thực tế câu khẩu hiệu "Đả đảo đế quốc Mỹ", "Đế quốc Mỹ cút đi" từng vang vang bấy giờ.
Chỉ có điều, với các kẻ thù cũ, người nắm quyền chính ở xứ ta bộc lộ những ứng xử mâu thuẫn, nếu không nói là rất không bình thường, không thể hiện được lòng dân, sự minh bạch, cao cả của nhân dân.
Cả tháng trở lại đây, lực lượng báo chí truyền thông được huy động tối đa vào việc gợi nhớ, ôn lại sự kiện xảy ra cách nay đã 40 năm: cuộc oanh kích của không quân Mỹ vào Hà Nội, còn được gọi là "Điện Biên Phủ trên không". Những từ ngữ cũ, cách gọi cũ: đế quốc Mỹ, bọn xâm lược, bọn giặc lái... được nhắc lại; những địa danh Khâm Thiên, Bạch Mai, An Dương, Uy Nỗ lại hiện lên; hình ảnh thảm hại của Mỹ qua biểu tượng B-52 rúm ró ở hồ Hữu Tiệp, làng hoa Ngọc Hà, hồ Trúc Bạch tái hiện vô số lần. Thậm chí báo Hà Nội mới còn đăng lại nhiều kỳ, nhiều bài của nhà văn Nguyễn Tuân đã từng đăng trong và sau thời điểm ấy, hừng hực khí thế chiến đấu chống bọn Mỹ xâm lược. Thiếu điều chỉ còn hô vang trên thực tế câu khẩu hiệu "Đả đảo đế quốc Mỹ", "Đế quốc Mỹ cút đi" từng vang vang bấy giờ.
Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012
Đèn xanh
Báo Sài Gòn tiếp thị không phải là tờ báo lớn trong số hơn 700 tờ báo, tạp chí chính thống ở xứ ta nhưng là tờ báo đầu tiên, lần đầu tiên chỉ rõ Trung Quốc đã tự biến thành kẻ thù của Việt Nam hiện nay chứ không phải bạn bè, hữu nghị gì cả. Mở đầu bài báo Biển Đông: Không gian ngày càng mở của cuộc chiến là câu chapeau dõng dạc "Trung Quốc đang phát động một cuộc chiến tổng hợp chống lại Việt Nam.
Không gian cuộc chiến ngày càng lan rộng ra các mặt trận pháp lý, truyền
thông và tâm lý".(xem bản gốc tại đây).
Chả nhẽ báo chính thống VN đã được bật đèn xanh mà Sài Gòn tiếp thị lĩnh ấn tiên phong?
10.12.2012
Nguyễn Thông
Chả nhẽ báo chính thống VN đã được bật đèn xanh mà Sài Gòn tiếp thị lĩnh ấn tiên phong?
10.12.2012
Nguyễn Thông
Những bài thơ của một thời (4): Tôi muốn và không muốn tin
Lời chủ trang:
Mới
đầu giờ làm việc, phó thủ trưởng cũ của tôi (mà chúng tôi quen gọi một
cách dễ thương là Cách mạng) hỏi mi đã đọc bài thơ của Thanh Thảo chưa.
Tôi rằng em chưa đọc hết, mới chỉ biết mấy câu trích trên mạng. Anh bảo
đọc đi, hay lắm, Thanh Thảo viết hay lắm. Ai nói vậy có thể tôi chưa tin
nhưng Cách mạng đã nhận xét thế thì tôi tin ngay. Và chính xác.
Thanh
Thảo nhà thơ thì đương nhiên sản phẩm là thơ. Nhưng sao tôi nghĩ anh
đang khóc. Mỗi giọt nước mắt rơi xuống tụ hình thành con chữ. Tiếng thơ
như tiếng khóc. Buồn, uất hận, hy vọng và tuyệt vọng, cố lý trí nhưng
lòng vẫn não nề. Hình như thơ Thanh Thảo không mấy khi vấp phải trường
hợp này. Tôi hình dung anh đang làm một việc gì đấy chợt bỏ dở nhảy ngay
vào bàn viết. Tâm hồn thôi thúc, không thể chậm trễ. Tôi nhớ ngày xưa
đọc Dấu chân qua trảng cỏ của anh mà xúc động mà hăng hái lắm, những câu thơ chỉ đọc một lần chả thể nào quên được, như "chiếc bồng con có những gì/mà đi cuối đất mà đi cùng trời"...
Đó là dấu ấn thời đại. Bây giờ cũng dấu ấn thời đại. Tôi tin chắc trong
niên biểu nền văn học nước nhà, thi sĩ Thanh Thảo sẽ được ghi bằng
những dòng đậm nét.
Cái con người nhỏ
thó, tập tễnh chân (anh bị thương hồi chiến tranh) ấy tôi đã gặp nhiều
lần nhưng lần này dù chỉ gặp qua chữ càng thấy đáng yêu hơn.
Xin cám ơn anh, Thanh Thảo, nhà thơ nhân dân.
10.12.2012
Nguyễn Thông
Tôi muốn và không muốn tin
THANH THẢO
tôi không tin Trung Quốc lưỡi bò và chính quyền Việt Nam là một
nhưng các bạn an ninh, có gì như ép buộc
tôi tin, rằng các bạn đông hơn người biểu tình
dù không đông hơn quân Nguyên
Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012
Ối giời tiềm năng thế mạnh
Vào dịp cuối năm, các vị lãnh đạo cấp cao, nhất là tứ trụ triều đình thường đi thăm thú tỉnh này tỉnh khác, vừa để nắm tình hình địa phương sau 1 năm, vừa chỉ đạo ban bố những đòi hỏi mới, vừa... Nói chung là rất nhộn nhịp.
Hiện tổng bí thư đảng đang có chuyến thăm mấy tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Chủ tịch nước lên Tây Bắc. Các vị đứng đầu khác chắc cũng sắp trẩy hội lên đường kinh lý. Tôi để ý thấy từ trước đến nay, tuốt tuồn tuột những vị đầu đảng, nhà nước, chính phủ, quốc hội đi đến tỉnh thành nào cũng chỉ trả bài mỗi bài văn mẫu là khuyên địa phương ráng hết sức phát huy tiềm năng, thế mạnh để phát triển. Nếu chi tiết hơn một chút thì vẫn kiểu khuyên nơi có rừng hãy phát huy tiềm năng thế mạnh của gỗ, biển thì tiềm năng thế mạnh của cá, lúa thì tiềm năng thế mạnh gạo, nơi có mỏ thì khai mỏ, nhiều chất xám thì phát huy chất xám, có khả năng xuất khẩu thì tăng xuất khẩu, đông dân thì tận dụng sức người, đồng cỏ thì ráng chăn nuôi, thắng cảnh thì mở du lịch... Đại loại chỉ có thế, chỉ khuyên được như vậy. Nếu kinh lý chín châu mười mường mà nhõn chỉ khuyên được thế, thì chả cần phải ông to bà nhớn, ai cũng nói được, thậm chí hay hơn là khác.
Hiện tổng bí thư đảng đang có chuyến thăm mấy tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Chủ tịch nước lên Tây Bắc. Các vị đứng đầu khác chắc cũng sắp trẩy hội lên đường kinh lý. Tôi để ý thấy từ trước đến nay, tuốt tuồn tuột những vị đầu đảng, nhà nước, chính phủ, quốc hội đi đến tỉnh thành nào cũng chỉ trả bài mỗi bài văn mẫu là khuyên địa phương ráng hết sức phát huy tiềm năng, thế mạnh để phát triển. Nếu chi tiết hơn một chút thì vẫn kiểu khuyên nơi có rừng hãy phát huy tiềm năng thế mạnh của gỗ, biển thì tiềm năng thế mạnh của cá, lúa thì tiềm năng thế mạnh gạo, nơi có mỏ thì khai mỏ, nhiều chất xám thì phát huy chất xám, có khả năng xuất khẩu thì tăng xuất khẩu, đông dân thì tận dụng sức người, đồng cỏ thì ráng chăn nuôi, thắng cảnh thì mở du lịch... Đại loại chỉ có thế, chỉ khuyên được như vậy. Nếu kinh lý chín châu mười mường mà nhõn chỉ khuyên được thế, thì chả cần phải ông to bà nhớn, ai cũng nói được, thậm chí hay hơn là khác.
Nước dân ơi, thương biết bao nhiêu
Tôi viết entry ngắn này
Như đặt vòng hoa tang cho lòng yêu nước
Thương đất nước tôi
Thương dân nước tôi
Thương lòng yêu nước tôi
Bị những kẻ táng tận lương tâm chà đạp
Bị loài vô liêm sỉ vứt vào sọt rác
Biết bao giờ đất nước ngẩng đầu lên
Biết bao giờ
Hay không bao giờ nữa
Chủ nhật buồn
U ám dưới mặt trời
Lũ giặc Tàu cười khe khé đâu đây
Bọn tay sai ngọt ngào giấu dao sau lưng
Xô người yêu nước yêu dân xuống vực
Thương nhân dân tôi
Thương đất nước tôi
Biết bao nhiêu
Thương biết bao nhiêu...
9.12.2012
Nguyễn Thông
Như đặt vòng hoa tang cho lòng yêu nước
Thương đất nước tôi
Thương dân nước tôi
Thương lòng yêu nước tôi
Bị những kẻ táng tận lương tâm chà đạp
Bị loài vô liêm sỉ vứt vào sọt rác
Biết bao giờ đất nước ngẩng đầu lên
Biết bao giờ
Hay không bao giờ nữa
Chủ nhật buồn
U ám dưới mặt trời
Lũ giặc Tàu cười khe khé đâu đây
Bọn tay sai ngọt ngào giấu dao sau lưng
Xô người yêu nước yêu dân xuống vực
Thương nhân dân tôi
Thương đất nước tôi
Biết bao nhiêu
Thương biết bao nhiêu...
9.12.2012
Nguyễn Thông
Chỉ nói mỗi điều
Không muốn nói nhiều, nhưng phải chua chát thừa nhận rằng bọn Trung cộng đã đắc chí. Điều bi kịch nhất là chúng hiểu từ giờ trở đi chúng đánh bất kỳ lúc nào cũng được vì người dân đối phương - sức mạnh phản kháng đáng ngại nhất - sẽ nản sau ngày chủ nhật đen (black sunday).
Sunday 9.12.2012
Nguyễn Thông
Sunday 9.12.2012
Nguyễn Thông
Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012
Số phận Kim Jong-un đang tính từng giờ
A lô, đây là bản tin của Thông tấn xã Việt Nam, hãng tin chính thống của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, tít do chủ trang đặt, bởi... lo cho Kim ủn quá. Nhưng lại nghĩ, mấy chục triệu dân Triều Tiên, trong đó có hàng triệu sĩ quan, binh lính mà lại sợ đứa trẻ con, để đến giờ mới chợt tỉnh thì cũng lạ thật đấy.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên lo ngại đảo chính quân sự
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, tờ Chosun của Hàn Quốc ngày 7.12 đưa tin dinh thự nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un và các tòa nhà chính phủ nước này đã được khoảng 100 xe bọc thép canh phòng, trong khi tất cả các sự kiện do ông Kim Jong-Un tiến hành đều được lực lượng bảo vệ vũ trang tháp tùng.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên lo ngại đảo chính quân sự
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, tờ Chosun của Hàn Quốc ngày 7.12 đưa tin dinh thự nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un và các tòa nhà chính phủ nước này đã được khoảng 100 xe bọc thép canh phòng, trong khi tất cả các sự kiện do ông Kim Jong-Un tiến hành đều được lực lượng bảo vệ vũ trang tháp tùng.
Bài hát tặng bạn ngày chủ nhật: Sài Gòn quật khởi
Nhạc sĩ Hồ Bắc viết ca khúc Sài Gòn quật khởi mùa xuân năm 1968, tính đến nay đã hơn 44 năm nhưng mỗi khi nghe lại những người thế hệ chúng tôi vẫn hình dung ra cái không khí sục sôi, rạo rực khi ấy. Có thể người ta nhìn nhận sự kiện Mậu Thân 68 với nhiều góc độ, quan điểm, cách đánh giá khác nhau nhưng dù gì đi chăng nữa, Sài Gòn quật khởi vẫn là bài hát của một thời, ghi đậm dấu ấn lịch sử Sài Gòn thời chiến tranh.
Có nghe nhạc sĩ Hồ Bắc kể rằng sau khi hoàn tất những nốt nhạc cuối cùng, ông chuyển ngay bài hát cho dàn ca nhạc đài Tiếng nói Việt Nam và người ta đã dàn dựng gấp, với hai giọng ca nổi tiếng Kim Oanh, Tuyết Nhung lĩnh xướng. Thời ấy bọn học sinh chúng tôi tập Sài Gòn quật khởi để tham gia hội diễn văn nghệ trường cấp 2 Thụy Hương (Kiến Thụy) cũng căn vào bản phát trên đài (chủ yếu theo trí nhớ chứ làm gì có băng đĩa như sau này).
Sài Gòn một thời sục sôi, hào hùng. Sài Gòn từng là niềm tin yêu của cả nước. Sài Gòn cũng có những lúc trầm buồn im ắng về sau. Xin tặng bài hát này cho những con người Sài Gòn kiên trung, bất khuất.
Có nghe nhạc sĩ Hồ Bắc kể rằng sau khi hoàn tất những nốt nhạc cuối cùng, ông chuyển ngay bài hát cho dàn ca nhạc đài Tiếng nói Việt Nam và người ta đã dàn dựng gấp, với hai giọng ca nổi tiếng Kim Oanh, Tuyết Nhung lĩnh xướng. Thời ấy bọn học sinh chúng tôi tập Sài Gòn quật khởi để tham gia hội diễn văn nghệ trường cấp 2 Thụy Hương (Kiến Thụy) cũng căn vào bản phát trên đài (chủ yếu theo trí nhớ chứ làm gì có băng đĩa như sau này).
Sài Gòn một thời sục sôi, hào hùng. Sài Gòn từng là niềm tin yêu của cả nước. Sài Gòn cũng có những lúc trầm buồn im ắng về sau. Xin tặng bài hát này cho những con người Sài Gòn kiên trung, bất khuất.
Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012
Nghĩ chút về bác Nam Đồng
Hôm qua có đứa đồng nghề rủ mình đến thăm một địa chỉ hồng: quán cơm của bác Nam Đồng. Nó bảo anh ơi đến đi, hay lắm tuyệt lắm. Mình hỏi có phải me xừ Nam Đồng tổng biên tập tờ Pháp luật TP.HCM hồi xưa không, nó cười thì còn ai vào đây nữa, lại kèm câu nhận xét ngắn gọn: Ông già hết sảy. Khổ nỗi nhà đang vấp tí việc không thể bỏ, mình xin khất dịp khác, cứ tiếc tiếc là.
Lâu rồi cũng đã nghe rằng bác Nam Đồng sau khi về hưu (không dây dưa luyến tiếc, thậm chí rất vui vẻ là đằng khác, chả giống người ta sụt sà sụt sịt rõ đáng thương) đã nghỉ ngơi một thời gian rồi cùng bạn bè tâm huyết mở một quán cơm siêu bình dân tại địa chỉ 6 Hồ Xuân Hương, Q.3, Sài Gòn. Cứ tưởng cỡ như bác ấy quan hệ rộng, làm ơn làm phúc cho thiên hạ đã nhiều, có khó gì trong việc mở nhà hàng, khách sạn, quán này quán nọ đẳng cấp cao, vậy mà chỉ đóng vào cái khung quán cơm thôi. Mà siêu bình dân. Mà dạng cơm xã hội, cũng như chính phủ xây nhà xã hội cho người nghèo. Không thể tưởng tượng được, giá bán chỉ có 2.000đ (hai nghìn đồng)/suất, chả khác cho không. Nghe đâu bác ấy chỉ tính tiền đồ ăn mặn thôi, còn cơm và canh cứ ăn tùy bụng, không tính công phục vụ. Thì có hai nghìn đồng, bằng tiền cái tăm xịn chỗ khách sạn 4-5 sao, còn chi phí cho thứ gì được nữa.
Vậy mà quán cơm hai nghìn đồng từ khi ra đời đã nức tiếng gần xa, càng ngày càng đông thực khách nghèo và đám sinh viên (cái đối tượng xã hội đầy khát vọng nhưng 99% là nghèo). Theo đó, tấm lòng thương người của bác Nam Đồng và cộng sự cũng càng ngày càng giàu thêm. Trời ơi, giữa một xã hội đầy những tranh đua, vụ lợi, kim tiền, phi nhân, coi người nghèo như cỏ rác, sao lại có những tâm hồn cao thượng mênh mông đến thế. Mình tự hỏi sao chưa ai làm thơ, viết nhạc ca ngợi con người rất người Nam Đồng nhỉ? Nhưng rồi tự giả nhời: người kiểu Nam Đồng không thuộc típ khoe mẽ, không thích ngợi ca, đừng tụng này tụng nọ mà sái bác ấy (chính thế nên trong ghi chép nho nhỏ này mình cũng không dám đào xới nhiều mảnh đất màu mỡ đó).
Lâu rồi cũng đã nghe rằng bác Nam Đồng sau khi về hưu (không dây dưa luyến tiếc, thậm chí rất vui vẻ là đằng khác, chả giống người ta sụt sà sụt sịt rõ đáng thương) đã nghỉ ngơi một thời gian rồi cùng bạn bè tâm huyết mở một quán cơm siêu bình dân tại địa chỉ 6 Hồ Xuân Hương, Q.3, Sài Gòn. Cứ tưởng cỡ như bác ấy quan hệ rộng, làm ơn làm phúc cho thiên hạ đã nhiều, có khó gì trong việc mở nhà hàng, khách sạn, quán này quán nọ đẳng cấp cao, vậy mà chỉ đóng vào cái khung quán cơm thôi. Mà siêu bình dân. Mà dạng cơm xã hội, cũng như chính phủ xây nhà xã hội cho người nghèo. Không thể tưởng tượng được, giá bán chỉ có 2.000đ (hai nghìn đồng)/suất, chả khác cho không. Nghe đâu bác ấy chỉ tính tiền đồ ăn mặn thôi, còn cơm và canh cứ ăn tùy bụng, không tính công phục vụ. Thì có hai nghìn đồng, bằng tiền cái tăm xịn chỗ khách sạn 4-5 sao, còn chi phí cho thứ gì được nữa.
Vậy mà quán cơm hai nghìn đồng từ khi ra đời đã nức tiếng gần xa, càng ngày càng đông thực khách nghèo và đám sinh viên (cái đối tượng xã hội đầy khát vọng nhưng 99% là nghèo). Theo đó, tấm lòng thương người của bác Nam Đồng và cộng sự cũng càng ngày càng giàu thêm. Trời ơi, giữa một xã hội đầy những tranh đua, vụ lợi, kim tiền, phi nhân, coi người nghèo như cỏ rác, sao lại có những tâm hồn cao thượng mênh mông đến thế. Mình tự hỏi sao chưa ai làm thơ, viết nhạc ca ngợi con người rất người Nam Đồng nhỉ? Nhưng rồi tự giả nhời: người kiểu Nam Đồng không thuộc típ khoe mẽ, không thích ngợi ca, đừng tụng này tụng nọ mà sái bác ấy (chính thế nên trong ghi chép nho nhỏ này mình cũng không dám đào xới nhiều mảnh đất màu mỡ đó).
Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012
Bí thư Thanh tiếp nối tướng Đàm Văn Ngụy
Hồi đầu tháng 11 tôi có viết một bài (xem ở đây) về kỳ họp quốc hội, liên tưởng tới đề nghị của tướng Đàm Văn Ngụy hồi những năm 80 rằng phải kiên quyết đưa tội phạm ma túy ra đảo, cách ly vĩnh viễn chúng khỏi cộng động, xã hội thì mới chặn đứng được tệ nạn ma túy. Cá nhân tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm của tướng Đàm Văn Ngụy, nhưng cũng có một vài bạn đọc không đồng tình, thậm chí còn vận vào chuyện biển đảo - chủ quyền, bảo rằng đảo là thiêng liêng, các chiến sĩ ta đang ngày đêm chiến đấu hy sinh giữ từng mét đảo, sao lại gắn đảo vào với tội phạm tham nhũng, ma túy, v.v.. Kiểu lý sự đồng quy ấy thì tôi chả dám tranh luận.
Nay lại nghe bác Nguyễn Bá Thanh- Bí thư Thành ủy Đà Nẵng hăng hái như bác Ngụy ngày xưa, tôi chỉ thầm mong bác Thanh có điều kiện thực hiện, nếu không được cho cả nước thì cũng cho riêng Đà Nẵng. Ở xứ ta, dạo trước cũng như bây giờ, những con người như tướng Đàm Văn Ngụy hoặc cán bộ Nguyễn Bá Thanh hơi bị hiếm.
Dưới đây là đoạn trích trong bài báo "Ông Nguyễn Bá Thanh: Cách ly vĩnh viễn bọn cướp dã man ra đảo" trên Infonet.vn (toàn văn xem tại đây):
Nay lại nghe bác Nguyễn Bá Thanh- Bí thư Thành ủy Đà Nẵng hăng hái như bác Ngụy ngày xưa, tôi chỉ thầm mong bác Thanh có điều kiện thực hiện, nếu không được cho cả nước thì cũng cho riêng Đà Nẵng. Ở xứ ta, dạo trước cũng như bây giờ, những con người như tướng Đàm Văn Ngụy hoặc cán bộ Nguyễn Bá Thanh hơi bị hiếm.
Dưới đây là đoạn trích trong bài báo "Ông Nguyễn Bá Thanh: Cách ly vĩnh viễn bọn cướp dã man ra đảo" trên Infonet.vn (toàn văn xem tại đây):
Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012
Nhân danh yêu nước để phê phán một cách khốn nạn đối với những người có lòng yêu nước
Định không viết nhưng ôm mối giận trong lòng thì đêm nay dài biết bao nhiêu. Và tự hỏi tại sao có những loại người mồm loa mép giải khốn nạn như thế. Tự hỏi tại sao có tờ báo cố tình làm càn đăng thứ bài loạn ngôn như thế. Thời buổi suy đồi đến vậy rồi sao?
Chả là đọc bài Sau Bình Minh 02 lại có những "đại ngôn" về lòng yêu nước (trên trang điện tử báo Năng lượng mới - Petrotimes, xem toàn văn ở đây), nghe tác giả lên giọng dạy đời, lý sự cùn về lòng yêu nước, mình cũng định mặc xác nó. Nhưng đến đoạn này thì phải chửi, buột mồm chửi tiên sư cha quân khốn nạn. Y viết rằng (nguyên văn): "Khi tôi kể cho bác tôi về một cuốn nhật ký nổi tiếng của một
người lính trẻ tuổi hai mươi và ngỏ ý muốn mua một cuốn tặng bác. Bác tôi từ chối
và nói với tôi rằng: "Con ạ, nếu mỗi người lính khi ra trận, thay vì viết
mà chỉ cần bắn bị thương một kẻ thù thôi, thì miền Nam có thể giải phóng rất lâu trước
1975".
Không cần giải thích, chắc nhiều người hiểu tác giả bài báo đề cập đến cuốn nhật ký nổi tiếng Sống mãi tuổi đôi mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. Con người anh Thạc thế nào, giá trị cuốn nhật ký ra sao, chúng ta rõ cả rồi, tôi không cần nói thêm nữa.
Tôi không biết ông bác của tác giả là ai nhưng chỉ riêng thái độ phủ nhận, coi thường những ghi chép của một người lính - liệt sĩ trong chiến tranh, không chỉ bằng mực mà cả bằng máu mình, đã đủ nói lên bản chất. Ông ta và cháu ông ta- kẻ đang cao giọng răn dạy người khác- cố tình lờ đi một điều anh Thạc là liệt sĩ, hy sinh oanh liệt trên chiến trường. Anh viết nhật ký không có nghĩa anh không làm tròn phận sự của người lính. Cũng như anh, các anh chị Đặng Thùy Trâm, Hoàng Kim Giao, Chu Cẩm Phong (đều được nhà nước phong anh hùng)... để lại cho đời những dòng nhật ký mà thế hệ sau vô cùng biết ơn, kính phục. Cái "ông bác từ chối nhật ký" kia chả biết đã bắn bị thương được mấy tên địch góp phần vào giải phóng miền Nam nhưng xem ra chả đáng để chúng ta nhắc đến, còn đứa cháu của ông ta thì quá khốn nạn. Phỉ báng, hạ thấp người như anh Thạc, chị Trâm, anh Phong, anh Giao, hạ bệ các anh hùng liệt sĩ, vậy thì loại người đó đã tự đóng giá treo cổ mình. Bi kịch ở chỗ thứ người đó lại được lên giọng chửi bới người có tâm với đất nước, thuyết giáo dạy người ta phải yêu nước như thế này thế khác. Bi kịch.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có nói, đại ý rằng lòng yêu nước của người dân dù ít dù nhiều đều rất đáng quý, đáng trân trọng. Lúc này đây, khi lũ cầm quyền Trung Quốc đang nhe nanh múa vuốt chực động binh ăn tươi nuốt sống nước ta, đã không biết lên án những kẻ đồng chủng ngậm miệng ăn tiền chỉ biết co vào vỏ ốc cá nhân, vinh thân phì gia nhan nhản trong xã hội, lại bày đặt lý do này nọ để dội gáo nước lạnh vào ngọn lửa nhiệt tình, vào lòng yêu nước hừng hực của nhân dân, chúng bay nên tự vấn có còn là người, người Việt nữa không.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có nói, đại ý rằng lòng yêu nước của người dân dù ít dù nhiều đều rất đáng quý, đáng trân trọng. Lúc này đây, khi lũ cầm quyền Trung Quốc đang nhe nanh múa vuốt chực động binh ăn tươi nuốt sống nước ta, đã không biết lên án những kẻ đồng chủng ngậm miệng ăn tiền chỉ biết co vào vỏ ốc cá nhân, vinh thân phì gia nhan nhản trong xã hội, lại bày đặt lý do này nọ để dội gáo nước lạnh vào ngọn lửa nhiệt tình, vào lòng yêu nước hừng hực của nhân dân, chúng bay nên tự vấn có còn là người, người Việt nữa không.
5.12.2012
Nguyễn Thông
Tự sướng, rồi sao nữa...
Người mình "ở xứ nóng, khí hậu tốt" nên thường bồng bột, cả tin. Điều dễ thấy nhất là mắc hội chứng tự sướng, lúc nào cũng cho mình nhất, cao vòi vọi, còn đám khác xứ khác mục hạ vô nhân cả lũ.
Nói của đáng tội, nếu sướng có cơ sở thì cũng nên sướng, phát ra cũng đỡ ngượng mồm. Đằng này cái sướng và thực tế cứ chửi cha nhau khiến ai có chút tự trọng đều xấu hổ.
Tự hào là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo nhưng dân vẫn đói cơm, kẻ nông phu làm ra hạt lúa vẫn sống dở chết dở, tha hương bỏ làng bỏ quê đi khắp nơi kiếm sống.
Bảo rằng an ninh trật tự bảo đảm nhưng trộm cướp như rươi, giết người như ngóe.
Lúc nào cũng "giáo dục là quốc sách" nhưng học phí tăng không ngừng, trường chả ra trường, lớp không ra lớp, tiêu cực tràn lan, dân nghèo không có tiền thì đừng mơ cho con đi học.
Tự hào người Việt thông minh, trí thức đông như kiến, tỷ lệ đứng hàng cao nhất trên thế giới nhưng theo Phó giáo sư-tiến sĩ Phạm Bích San (Phó tổng thư ký Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam) thì: "Số giáo sư, tiến sĩ chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường đại học Việt Nam nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường đại học hàng đầu thế giới. Số lượng các bài báo công bố quốc tế của cả nước gần 90 triệu dân trong một năm chỉ bằng số lượng của một trường đại học ở Thái Lan". (theo Thanh Niên).
Hỡi các giáo sư, tiến sĩ, tinh hoa của dân tộc, các ngài có biết xấu hổ khi đọc nhận xét của ông San. Nếu thấy mình ăn hại tiền dân nuôi, thì nên cởi bỏ mũ áo về đi cày còn có ích hơn. Ăn hạt gạo của dân mà thái vô tích "sáng vác ô đi, tối vác về" như thế cũng phải biết ngượng chứ.
5.12.2012
Nguyễn Thông
Nói của đáng tội, nếu sướng có cơ sở thì cũng nên sướng, phát ra cũng đỡ ngượng mồm. Đằng này cái sướng và thực tế cứ chửi cha nhau khiến ai có chút tự trọng đều xấu hổ.
Tự hào là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo nhưng dân vẫn đói cơm, kẻ nông phu làm ra hạt lúa vẫn sống dở chết dở, tha hương bỏ làng bỏ quê đi khắp nơi kiếm sống.
Bảo rằng an ninh trật tự bảo đảm nhưng trộm cướp như rươi, giết người như ngóe.
Lúc nào cũng "giáo dục là quốc sách" nhưng học phí tăng không ngừng, trường chả ra trường, lớp không ra lớp, tiêu cực tràn lan, dân nghèo không có tiền thì đừng mơ cho con đi học.
Tự hào người Việt thông minh, trí thức đông như kiến, tỷ lệ đứng hàng cao nhất trên thế giới nhưng theo Phó giáo sư-tiến sĩ Phạm Bích San (Phó tổng thư ký Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam) thì: "Số giáo sư, tiến sĩ chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường đại học Việt Nam nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường đại học hàng đầu thế giới. Số lượng các bài báo công bố quốc tế của cả nước gần 90 triệu dân trong một năm chỉ bằng số lượng của một trường đại học ở Thái Lan". (theo Thanh Niên).
Hỡi các giáo sư, tiến sĩ, tinh hoa của dân tộc, các ngài có biết xấu hổ khi đọc nhận xét của ông San. Nếu thấy mình ăn hại tiền dân nuôi, thì nên cởi bỏ mũ áo về đi cày còn có ích hơn. Ăn hạt gạo của dân mà thái vô tích "sáng vác ô đi, tối vác về" như thế cũng phải biết ngượng chứ.
5.12.2012
Nguyễn Thông
Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012
Điểm tin nhân vật bữa ni
Giám đốc đài Long An tự tử
Nguyễn Bá Thanh than thở khó khăn
Giáo sư Úc có nhời khuyên
Lương Thanh Nghị cũng... vội tuyên bố rồi
Phó Xuân Phúc phê bình hai bộ
Em Ngọc Quyên thổ lộ tình tiền
Danh hài Xuân Bắc lên tiên
Kim Jong-un quyết bắn liền củ sâm
4.12.2012
Nguyễn Thông
Nguyễn Bá Thanh than thở khó khăn
Giáo sư Úc có nhời khuyên
Lương Thanh Nghị cũng... vội tuyên bố rồi
Phó Xuân Phúc phê bình hai bộ
Em Ngọc Quyên thổ lộ tình tiền
Danh hài Xuân Bắc lên tiên
Kim Jong-un quyết bắn liền củ sâm
4.12.2012
Nguyễn Thông
Những bài hát của một thời (56): Hãy cho tôi lên đường
Bài hát Hãy cho tôi lên đường nhạc sĩ Hoàng Hiệp viết tháng 2.1979, ngay sau khi xảy ra cuộc chiến đấu chống quân xâm lược bành trướng Bắc Kinh trên toàn tuyến biên giới phía bắc. Ca sĩ Ái Vân là người đầu tiên thể hiện. Video kèm theo được trích trong phim Thị xã trong tầm tay, tác phẩm điện ảnh xuất sắc đã đưa đạo diễn Đặng Nhật Minh lên hàng những đạo diễn tài năng tiêu biểu của điện ảnh nước nhà.
Những người trong cuộc (Hoàng Hiệp, Ái Vân, Đặng Nhật Minh) đều còn sống. Và đông nhất. đáng trân trọng nhất là những chiến sĩ đã cầm súng trong tháng 2.1979 đó, hãy ghi nhớ sự hy sinh, cống hiến của các anh các chị.
Xin tặng lại các anh chị bài hát của một thời oanh liệt, hào hùng.
Những người trong cuộc (Hoàng Hiệp, Ái Vân, Đặng Nhật Minh) đều còn sống. Và đông nhất. đáng trân trọng nhất là những chiến sĩ đã cầm súng trong tháng 2.1979 đó, hãy ghi nhớ sự hy sinh, cống hiến của các anh các chị.
Xin tặng lại các anh chị bài hát của một thời oanh liệt, hào hùng.
Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012
Đả đảo bọn Trung cộng cố tình khiêu khích Việt Nam
Hành động gây hấn mới của Trung Quốc ở Biển Đông:
Tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu Bình Minh 02
13:40 | 03/12/2012
(Petrotimes) - Ngày 30/11/2012, trên vùng biển gần đảo
Cồn Cỏ của Việt Nam, tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn
Dầu khí Việt Nam (PVN) đang làm nhiệm vụ lại bị các tàu Trung Quốc xâm
hại, phá hoại cáp thu nổ địa chấn.
Đây là một thủ đoạn mới của Trung Quốc khi cho tàu cá vừa đánh bắt hải
sản trái phép vừa cản trở, xâm hại hoạt động hợp pháp của PVN trên vùng
biển Việt Nam.
Phóng viên Petrotimes đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm
Việt Dũng, Phó trưởng ban Tìm kiếm Thăm dò - phụ trách Văn phòng Biển
Đông của PVN về vụ việc nghiêm trọng này.
PV: Theo một số nguồn tin, tàu khảo sát địa chấn
Bình Minh 02 của PVN lại bị cản trở khi đang làm việc ở vùng biển Việt
Nam. Xin ông cho biết thông tin cụ thể?
Cáp tàu BM02 bị cắt
Ông Phạm Việt Dũng: Vào lúc 4 giờ 5 phút ngày
30/11/2012, khi tàu Bình Minh 02 đang di chuyển từ tuyến PVN12-R009 về
tuyến PVN12-R005 ở khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ để chuẩn bị khảo sát.
Có rất nhiều tàu cá Trung Quốc đang hoạt động tại đây. Khi các lực lượng
chức năng phát tín hiệu cảnh báo và yêu cầu các tàu cá ra khỏi khu vực
làm việc của tàu Bình Minh 02, một cặp tàu kéo dã cào mang số hiệu 16025
và 16028 của Trung Quốc đã chạy qua phía sau tàu Bình Minh 02 và gây
đứt cáp địa chấn của tàu Bình Minh 02 cách phao đuôi khoảng 25m.
Chuyện trưa hai cụ
-Sao trưa trầy trưa trật mà bếp cụ vẫn lạnh tanh thế. Không định cơm cháo gì à?
-Nhà còn gạo, cá khô, nhưng hết củi. Chờ con bé cháu đi học về chạy lên chợ ông Ỷ mua mấy bó củi thì mới đốt được, cụ ạ.
-Ngoài sân sẵn đống gộc tre tươi kia, sao không đem vào nhóm lửa?
-Ông khùng đấy à, củi tươi thì cháy thế đéo nào được.
-Đùa cụ, ní nuận chút cho vui ấy mà. Để em về lấy cho dăm bó cành bạch đàn khô nấu tạm, cụ nhé.
3.12.2012
Nguyễn Thông
-Nhà còn gạo, cá khô, nhưng hết củi. Chờ con bé cháu đi học về chạy lên chợ ông Ỷ mua mấy bó củi thì mới đốt được, cụ ạ.
-Ngoài sân sẵn đống gộc tre tươi kia, sao không đem vào nhóm lửa?
-Ông khùng đấy à, củi tươi thì cháy thế đéo nào được.
-Đùa cụ, ní nuận chút cho vui ấy mà. Để em về lấy cho dăm bó cành bạch đàn khô nấu tạm, cụ nhé.
3.12.2012
Nguyễn Thông
Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012
Điềm dữ
Bữa trước đọc cái còm của bác TMĐ mình đã giật thột. Bác TMĐ là vị trưởng lão, cẩn trọng chín chắn, có sự từng trải của người già mà bọn trẻ hiếu thắng ngông cuồng nhiều khi không tường được, không hiểu được. Bác bảo rằng cái tên của người đứng đầu giới cầm quyền Trung cộng quả đáng lo ngại cho Việt Nam ta. Mình ngẫm thấy rất có lý.
Ông ta tên Tập Cận Bình. Khác với các triều đại Giang Trạch Dân, Hồ cẩm Đào, ông thì chỉ giữ một ghế Tổng bí thư (Giang Trạch Dân), ông thì ban đầu chỉ kèm thêm được chức Chủ tịch nước để thành ghế đôi (Hồ Cẩm Đào) chứ Tập cùng lúc có cả ba: Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy trung ương. So với tất cả những hoàng đế Trung Hoa từ xưa đến nay thì Tập lão ở ngôi cao nhất, chưa ai sánh bằng.
Con người ông Tập đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn. Có nhẽ vì thế sau khi ông ta lên ngôi, dư luận cứ mù mù mờ mờ, chả biết khai thác cái gì cho đặc sắc, bèn chĩa bàn phím sang bà hoàng hậu Bành Lệ Viên, khen sắc khen tài vị đệ nhất phu nhân này. Mình không có ý so bà hoàng Trung Quốc hiện đại với những đệ nhất đệ nhị đệ tam phu nhân nước nhà nhưng quả thật Bành hoàng hậu đáng được khen.
Ông ta tên Tập Cận Bình. Khác với các triều đại Giang Trạch Dân, Hồ cẩm Đào, ông thì chỉ giữ một ghế Tổng bí thư (Giang Trạch Dân), ông thì ban đầu chỉ kèm thêm được chức Chủ tịch nước để thành ghế đôi (Hồ Cẩm Đào) chứ Tập cùng lúc có cả ba: Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy trung ương. So với tất cả những hoàng đế Trung Hoa từ xưa đến nay thì Tập lão ở ngôi cao nhất, chưa ai sánh bằng.
Con người ông Tập đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn. Có nhẽ vì thế sau khi ông ta lên ngôi, dư luận cứ mù mù mờ mờ, chả biết khai thác cái gì cho đặc sắc, bèn chĩa bàn phím sang bà hoàng hậu Bành Lệ Viên, khen sắc khen tài vị đệ nhất phu nhân này. Mình không có ý so bà hoàng Trung Quốc hiện đại với những đệ nhất đệ nhị đệ tam phu nhân nước nhà nhưng quả thật Bành hoàng hậu đáng được khen.
Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012
Thùng không đáy
Coi tường thuật lại cuộc gặp gỡ cử tri Hà Nội của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm 1.12, mình khoái cái bác nhân dân Võ Trọng Hốt quá. Bác ấy bức xúc phản ánh với Tổng bí thư về vụ cán bộ nhà nước xài xe công hơn cả đồ chùa, không hề biết tiếc tiền do dân một nắng hai sương đóng thuế. Bác Hốt bảo "ở Thụy Điển, thủ tướng phải tự lái xe riêng từ nhà đến cơ quan. Đến cơ quan rồi nếu đi công việc thì mới sử dụng đến xe công. Trong khi đó ở ta xe công chạy khắp nơi, giá có đường chạy tới cung trăng chắc cũng chạy luôn rồi vì tiền đã có nhà nước chi".
Giời ạ, cái nhà bác Hốt này. So đâu chả so lại đi so với Thụy Điển. Họ khác mình khác. Thụy Điển làm gì có thành ngữ "ném tiền qua cửa sổ", "nghèo học làm sang", vả lại chẳng ngự trên xe công thì ai biết mình là cán bộ nhà nước, có phải phí cả đời phấn đấu đi không. Vẫn biết xài tiền công xa kiểu thùng không đáy như thế biết bao nhiêu cho đủ, nhưng (nói nhỏ với bác) chưa là cái đinh gì nếu đặt cạnh Vinashin, Vinalines, bác Hốt quý mến ợ.
Điều rất may mắn là Tổng bí thư đã lắng nghe bức xúc này và cho biết sẽ giải quyết triệt để. Thích quá.
Tối 1.12.2012
Nguyễn Thông
Giời ạ, cái nhà bác Hốt này. So đâu chả so lại đi so với Thụy Điển. Họ khác mình khác. Thụy Điển làm gì có thành ngữ "ném tiền qua cửa sổ", "nghèo học làm sang", vả lại chẳng ngự trên xe công thì ai biết mình là cán bộ nhà nước, có phải phí cả đời phấn đấu đi không. Vẫn biết xài tiền công xa kiểu thùng không đáy như thế biết bao nhiêu cho đủ, nhưng (nói nhỏ với bác) chưa là cái đinh gì nếu đặt cạnh Vinashin, Vinalines, bác Hốt quý mến ợ.
Điều rất may mắn là Tổng bí thư đã lắng nghe bức xúc này và cho biết sẽ giải quyết triệt để. Thích quá.
Tối 1.12.2012
Nguyễn Thông
Dành cho K17: Mạch đạo dòng đời
Giới thiệu:
Cao Tự Thanh (tức Cao Văn Dũng) cựu sinh viên khóa 17 Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội là tay nghiên cứu Hán Nôm cự phách nhiều năm nay. Cuộc đời y như kho tư liệu, cảm hứng cho những nhà viết tiểu thuyết nhiều tập khai thác. Y là kẻ kênh kiệu nhưng có đủ sở học để bạn bè đồng môn chấp nhận vui vẻ sự kênh kiệu ấy. Nhớ hồi năm 1973 mình và thằng Trần Quang Tửu từ tầng 3 leo lên tầng 4 nhà C2 chơi với y (do là dân miền Nam nên Dũng được ưu tiên ở một mình trong cái nhà tắm bỏ hoang), y cho xem chiếc đầu lâu trắng hếu khiến mình sợ bủn rủn chân tay. Tửu bảo bọn miền Nam chúng nó kinh lắm, cái gì cũng khác người. Ai thế nào thì mình không biết chứ Cao Tự Thanh quả thế thật.
Bài Mạch đạo dòng đời nó viết đã lâu rồi, dù chỉ loanh quanh nói về lớp Hán Nôm nhưng mình đã xin được "giấy phép xuất bản của nó" đưa lên đây cho bạn bè kể cả bọn Văn và Ngữ cùng đọc mà nhớ những kỷ niệm K17 hồi xửa hồi xưa.
Mạch đạo dòng đời
CAO TỰ THANH
Vào một buổi sáng mùa đông lạnh buốt cuối năm 1972, trong một ngôi đình cũ kỹ ẩm thấp tối tăm tại khu sơ tán ở huyện Yên Phong tỉnh Hà Bắc, mười ba sinh viên đầu tiên của ngành Hán Nôm bậc Đại học hệ chính quy khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội bước vào buổi học đầu tiên. Họ ngồi trên những túm rơm rải dưới đất, vở đặt trên đùi, nắn nót viết câu “Nhân chi sơ, tính bản thiện” trong Tam tự kinh dưới sự chỉ dạy của một ông thầy người miền Trung rất hay “quát nạt”. Ông thầy ấy tên Nguyễn Đình Thảng, còn mười ba sinh viên ấy là Trần Kim Anh, Nguyễn Duy Chính, Nguyễn Văn Đường, Nguyễn Thị Lâm, Trần Thị Liên, Nguyễn Thúy Nga, Hoàng Thị Ngọ, Trương Đức Quả, Nguyễn Công Việt, Trần Văn Viết, Võ Văn Sạch, Nguyễn Hữu Tưởng và Cao Văn Dũng tức người viết bài này. Chưa ai quá hai mươi tuổi – các sinh viên lớn tuổi mà phần lớn là bộ đội đi học nghe nói học chữ Hán đều e ngại không dám xung phong.
Có lẽ trước đó khoa Ngữ văn ít có chuyện các thầy đi thuyết phục, gợi ý sinh viên mới nhập học vào học ngành này ngành kia. Nhưng năm chúng tôi nhập học thì khác, ngành học mới nên các thầy cô đều quan tâm. Thầy Lê Văn Quán lúc ấy là một fan Hán Nôm hăng hái nhất trong việc đi chiêu mộ sinh viên Hán Nôm. Còn nhớ dáng vẻ của ông, lưng hơi gù, mắt lim dim, hai tay khoanh trước ngực say sưa nói về ưu thế học vấn và tương lai học nghiệp của ngành Hán Nôm, thỉnh thoảng lại nhấn mạnh bằng cách huých huých khuỷu tay vào sườn (hay vai) người nghe với câu “Cậu (hay cô) đã mường tượng được vấn đề chưa?”. Về sau cứ khi ông nghiêng vai lấy thế chuẩn bị huých thì chúng tôi không dám né tránh nhưng đều nhịn cười đồng thanh kêu lên “Mường tượng được rồi ạ”, để nhân lúc phát thoại nghiêng nửa người trên ra khỏi tầm huých của ông. Hầu chuyện Quán sư phụ thì nói chung phải kín đáo di động liên tục, đó có lẽ là điều tất cả chúng tôi đều “mường tượng” được trước khi chính thức bái sư nhập môn.
Cao Tự Thanh (tức Cao Văn Dũng) cựu sinh viên khóa 17 Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội là tay nghiên cứu Hán Nôm cự phách nhiều năm nay. Cuộc đời y như kho tư liệu, cảm hứng cho những nhà viết tiểu thuyết nhiều tập khai thác. Y là kẻ kênh kiệu nhưng có đủ sở học để bạn bè đồng môn chấp nhận vui vẻ sự kênh kiệu ấy. Nhớ hồi năm 1973 mình và thằng Trần Quang Tửu từ tầng 3 leo lên tầng 4 nhà C2 chơi với y (do là dân miền Nam nên Dũng được ưu tiên ở một mình trong cái nhà tắm bỏ hoang), y cho xem chiếc đầu lâu trắng hếu khiến mình sợ bủn rủn chân tay. Tửu bảo bọn miền Nam chúng nó kinh lắm, cái gì cũng khác người. Ai thế nào thì mình không biết chứ Cao Tự Thanh quả thế thật.
Bài Mạch đạo dòng đời nó viết đã lâu rồi, dù chỉ loanh quanh nói về lớp Hán Nôm nhưng mình đã xin được "giấy phép xuất bản của nó" đưa lên đây cho bạn bè kể cả bọn Văn và Ngữ cùng đọc mà nhớ những kỷ niệm K17 hồi xửa hồi xưa.
Mạch đạo dòng đời
CAO TỰ THANH
Vào một buổi sáng mùa đông lạnh buốt cuối năm 1972, trong một ngôi đình cũ kỹ ẩm thấp tối tăm tại khu sơ tán ở huyện Yên Phong tỉnh Hà Bắc, mười ba sinh viên đầu tiên của ngành Hán Nôm bậc Đại học hệ chính quy khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội bước vào buổi học đầu tiên. Họ ngồi trên những túm rơm rải dưới đất, vở đặt trên đùi, nắn nót viết câu “Nhân chi sơ, tính bản thiện” trong Tam tự kinh dưới sự chỉ dạy của một ông thầy người miền Trung rất hay “quát nạt”. Ông thầy ấy tên Nguyễn Đình Thảng, còn mười ba sinh viên ấy là Trần Kim Anh, Nguyễn Duy Chính, Nguyễn Văn Đường, Nguyễn Thị Lâm, Trần Thị Liên, Nguyễn Thúy Nga, Hoàng Thị Ngọ, Trương Đức Quả, Nguyễn Công Việt, Trần Văn Viết, Võ Văn Sạch, Nguyễn Hữu Tưởng và Cao Văn Dũng tức người viết bài này. Chưa ai quá hai mươi tuổi – các sinh viên lớn tuổi mà phần lớn là bộ đội đi học nghe nói học chữ Hán đều e ngại không dám xung phong.
Có lẽ trước đó khoa Ngữ văn ít có chuyện các thầy đi thuyết phục, gợi ý sinh viên mới nhập học vào học ngành này ngành kia. Nhưng năm chúng tôi nhập học thì khác, ngành học mới nên các thầy cô đều quan tâm. Thầy Lê Văn Quán lúc ấy là một fan Hán Nôm hăng hái nhất trong việc đi chiêu mộ sinh viên Hán Nôm. Còn nhớ dáng vẻ của ông, lưng hơi gù, mắt lim dim, hai tay khoanh trước ngực say sưa nói về ưu thế học vấn và tương lai học nghiệp của ngành Hán Nôm, thỉnh thoảng lại nhấn mạnh bằng cách huých huých khuỷu tay vào sườn (hay vai) người nghe với câu “Cậu (hay cô) đã mường tượng được vấn đề chưa?”. Về sau cứ khi ông nghiêng vai lấy thế chuẩn bị huých thì chúng tôi không dám né tránh nhưng đều nhịn cười đồng thanh kêu lên “Mường tượng được rồi ạ”, để nhân lúc phát thoại nghiêng nửa người trên ra khỏi tầm huých của ông. Hầu chuyện Quán sư phụ thì nói chung phải kín đáo di động liên tục, đó có lẽ là điều tất cả chúng tôi đều “mường tượng” được trước khi chính thức bái sư nhập môn.
Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012
Những bài thơ của một thời (3): Người anh hùng họ Ngụy
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo viết Người anh hùng họ Ngụy năm 2009, phía dưới bài thơ tác giả còn đề rõ ngày 15.9. Đây là thời điểm bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh- Trung cộng tăng cường những hoạt động xâm lấn, vi phạm lãnh thổ, chủ quyền biển đảo Việt Nam. Chúng ngày càng trắng trợn củng cố cơ sở vật chất ở quần đảo Hoàng Sa để chuẩn bị cho ra đời thành phố Tam Sa (năm 2010), khiêu khích tàu công vụ Việt Nam trong khu vực quần đảo Trường Sa, bắt bớ tàu đánh cá và giam cầm ngư dân Việt... gây nên làn sóng phẫn nộ trong người dân Việt Nam. Mặc dù nhà nước Việt Nam đã "hết sức kiềm chế" nhưng quân Tàu tặc càng lấn tới. Dù văn nghệ chính thống im tiếng nhưng không có nghĩa nền văn nghệ nước nhà đã chết lòng yêu nước. Đây đó vẫn vang lên những tiếng nói uất ức, căm hờn. Người anh hùng họ Ngụy là một tiếng nói đằm sâu, dữ dội trong dòng thơ yêu nước không chính thống mà cực kỳ chính nghĩa ấy.
Người anh hùng họ Ngụy
TRẦN MẠNH HẢO
Người yêu nước không thể nào là ngụy
Người chết vì nước như anh không thể nào là ngụy
Nhưng anh:
Là Ngụy Văn Thà (*)
Người anh hùng họ Ngụy
TRẦN MẠNH HẢO
Người yêu nước không thể nào là ngụy
Người chết vì nước như anh không thể nào là ngụy
Nhưng anh:
Là Ngụy Văn Thà (*)
Há miệng mắc quai
BÁ TÂN
Đến hẹn lại lên. Sau khi kết thúc mỗi kỳ họp quốc hội, các vị đại biểu lại về cơ sở tiếp xúc và đối thoại với cử tri. Đó là quy trình, thủ tục bắt buộc, không ai làm trái được. Chỉ khác nhau ở chỗ sức sống của thông tin trong những cuộc tiếp xúc.
Đến hẹn lại lên. Sau khi kết thúc mỗi kỳ họp quốc hội, các vị đại biểu lại về cơ sở tiếp xúc và đối thoại với cử tri. Đó là quy trình, thủ tục bắt buộc, không ai làm trái được. Chỉ khác nhau ở chỗ sức sống của thông tin trong những cuộc tiếp xúc.
Có những vị đại biểu tiếp xúc cử tri sao mà nhạt nhẽo. Đối thoại với dân cứ như đọc trong nghị quyết. Nói đúng bài bản nhưng là
lời nói gió bay tức thời, chẳng có gì đọng lại.
Chưa phải số nhiều nhưng đã có những cuộc tiếp xúc gây
ấn tượng trong dư luận. Sức sống ngoài đời, sự thật trong xã hội ùa vào cuộc đối
thoại. Cả hai phía tỏ rõ cá tính trong ngôn ngữ đối thoại. Lời nói mang hơi
nóng từ trái tim, tính sắc sảo của đầu óc. Không ít người thiện cảm với Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang có lẽ vì lý do ấy. Khi tiếp xúc cử tri, Chủ tịch Sang nói năng rất bình dân, như là đứng trong dân mà nói ra, cùng chiến hào
với dân chúng.
Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012
Dành cho K17: Ảnh đám cưới con trai bạn Thu Hà
Mình đã dặn rồi, bảo mẹ con nhà mày cưới xin xong (ngày 25.11) gửi cho vài tấm ảnh để đưa lên bà con K17 xem tí, nhưng cu Dũng (chú rể) bận quá mới chỉ mail cho nhõn bức này. He he, mình biết nó bận cái gì rồi, bà con thông cảm nhé. Vợ chồng mụ Hà sắp lên ghế nhậm chức ông bà nội. Chúc mừng.
Từ trái qua phải: Lê Ngọc Tân (Tân loe), Phạm Kim Dung, Trịnh Xuân Ba, Cảnh Nam (ông xã Thu Hà), Nguyễn Thu Hà, em bé, Nguyễn Thanh Đạm, Lê Minh Độ, Nguyễn Khôi, Nguyễn Thanh Hương (Hương con), Nguyễn Sĩ Đại, Nguyễn Thị Mét, Nguyễn Bá Tân (thằng này lúc nào cũng làm trò vui).
29.11.2012
Nguyễn Thông
Từ trái qua phải: Lê Ngọc Tân (Tân loe), Phạm Kim Dung, Trịnh Xuân Ba, Cảnh Nam (ông xã Thu Hà), Nguyễn Thu Hà, em bé, Nguyễn Thanh Đạm, Lê Minh Độ, Nguyễn Khôi, Nguyễn Thanh Hương (Hương con), Nguyễn Sĩ Đại, Nguyễn Thị Mét, Nguyễn Bá Tân (thằng này lúc nào cũng làm trò vui).
29.11.2012
Nguyễn Thông
Bất an
-Cuộc sống bất an quá, cụ ạ.
-Cụ nói thế là có ý gì, hở?
-Ấy chết, cụ đừng hạch hỏi theo kiểu nhà chức việc về trị an thế. Cụ xơi nước đi.
-Nhưng sao bữa ni cụ tâm tư vậy...
-Chả là "nghe đài đọc báo của ta" thấy tuyền chuyện ghê gớm, cứ như thời mới tiến hóa. Nào là chuyện mấy thằng cướp không chuyên ở Sì goòng ra tay tàn độc không chút lưỡng lự chặt tay cô gái để cướp xe...
-Thì anh em cảnh sát đã bủa vây ngay tóm được chúng rồi, tiện thể bắt thêm cả mấy băng cướp nữa.
-Vâng, anh em quá hay, rất đáng khen, nhưng sau khi tay cô gái đã bị chặt lìa rồi. Thằng cháu tôi làm du lịch, nó bảo khách hàng nước ngoài của công ty nó đọc báo thấy vậy sợ quá xin hủy tua tiếc gì đó, lý do là không muốn bị chặt tay. Rõ khổ. Hay là giống như bác phó thủ tướng, ta phải đồng lòng "nói KHÔNG với cướp".
-Ơ, có nghe báo đăng tin tay cô bị chặt đã được bác sĩ nối lại, đang ấm dần lên.
-Cũng mong sao cho cổ lành lặn, nhưng chắc cái tay chỉ cầm đũa ăn cơm được thôi chứ làm sao đánh cầu lông được. À, cụ nói đến bác sĩ, lại nhớ nhiều vụ tai nạn y khoa dồn dập quá, đưa vợ vào bệnh viện sinh đẻ, con đâu chả thấy lại chết cả vợ lẫn con, vì bác sĩ người thì chẩn đoán sai, người thì bận ngủ trưa.
-Còn mấy vụ cắt nhầm thận phụ nữ ở Cần Thơ, cắt bàng quang trẻ con ở Khánh Hòa, siêu âm sinh đôi nhưng chỉ đẻ một ở Thủ Đức, vụ ông bố cô diễn viên chết tức tưởi ở..., ghê quá cụ nhỉ.
-Lại cả xe ben cũng húc đổ đập thủy điện nữa chứ. Lại...
-Thôi cụ đừng kể nữa, đừng kể nữa, tôi sợ. Bất an quá. Biết làm thế nào bây giờ?
-Chả biết làm thế nào, cứ phải sống thôi.
29.11.2012
Nguyễn Thông
-Cụ nói thế là có ý gì, hở?
-Ấy chết, cụ đừng hạch hỏi theo kiểu nhà chức việc về trị an thế. Cụ xơi nước đi.
-Nhưng sao bữa ni cụ tâm tư vậy...
-Chả là "nghe đài đọc báo của ta" thấy tuyền chuyện ghê gớm, cứ như thời mới tiến hóa. Nào là chuyện mấy thằng cướp không chuyên ở Sì goòng ra tay tàn độc không chút lưỡng lự chặt tay cô gái để cướp xe...
-Thì anh em cảnh sát đã bủa vây ngay tóm được chúng rồi, tiện thể bắt thêm cả mấy băng cướp nữa.
-Vâng, anh em quá hay, rất đáng khen, nhưng sau khi tay cô gái đã bị chặt lìa rồi. Thằng cháu tôi làm du lịch, nó bảo khách hàng nước ngoài của công ty nó đọc báo thấy vậy sợ quá xin hủy tua tiếc gì đó, lý do là không muốn bị chặt tay. Rõ khổ. Hay là giống như bác phó thủ tướng, ta phải đồng lòng "nói KHÔNG với cướp".
-Ơ, có nghe báo đăng tin tay cô bị chặt đã được bác sĩ nối lại, đang ấm dần lên.
-Cũng mong sao cho cổ lành lặn, nhưng chắc cái tay chỉ cầm đũa ăn cơm được thôi chứ làm sao đánh cầu lông được. À, cụ nói đến bác sĩ, lại nhớ nhiều vụ tai nạn y khoa dồn dập quá, đưa vợ vào bệnh viện sinh đẻ, con đâu chả thấy lại chết cả vợ lẫn con, vì bác sĩ người thì chẩn đoán sai, người thì bận ngủ trưa.
-Còn mấy vụ cắt nhầm thận phụ nữ ở Cần Thơ, cắt bàng quang trẻ con ở Khánh Hòa, siêu âm sinh đôi nhưng chỉ đẻ một ở Thủ Đức, vụ ông bố cô diễn viên chết tức tưởi ở..., ghê quá cụ nhỉ.
-Lại cả xe ben cũng húc đổ đập thủy điện nữa chứ. Lại...
-Thôi cụ đừng kể nữa, đừng kể nữa, tôi sợ. Bất an quá. Biết làm thế nào bây giờ?
-Chả biết làm thế nào, cứ phải sống thôi.
29.11.2012
Nguyễn Thông
Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012
Lời khuyên của Quản Di Ngô
Quản Di Ngô, tức Quản Trọng, một con người lẫy lừng thời Chiến quốc.
Tác phẩm Đông chu liệt quốc của Phùng Mộng Long kể rằng Quản Trọng và Bão Thúc Nha kết làm anh em. Họ dự tính trong hai công tử con vua lúc bấy giờ thế nào cũng phải có một kẻ kế vị nên bàn nhau mỗi người giúp một bên, về sau bên nào nối ngôi thì người đắc ý tiến cử cho người kia. Vậy là Quản Trọng thờ công tử Củ, còn Bão Thúc Nha thờ công tử Tiểu Bạch (đều là con của Tề Tương công). Một lần hai công tử đánh nhau giành ngôi, Quản Trọng bắn một phát tên trúng ngay đai gấm của Tiểu Bạch, nhờ Bão Thúc Nha cứu mà thoát chết, nhưng Tiểu Bạch căm lắm, thề bắt được Di Ngô sẽ xả thịt ăn sống. Sau Tiểu Bạch được quần thần phò tá, lên ngôi, tức Tề Hoàn công. Công tử Củ bị giết, Quản Trọng bị giải về kinh.
Nhớ lại hẹn ước xưa, Bão Thúc Nha tiến cử bạn cho nhà vua. Tề Hoàn công vẫn nhớ thù xưa, không chịu. Bão Thúc Nha bảo nếu chúa công muốn làm bá chủ thiên hạ thì phải dùng Quản Trọng, đừng vì tiểu tiết mà bỏ cả sự nghiệp. Hoàn công là ông vua thông minh, biết dùng người nên sai người triệu Quản Di Ngô vào. Thúc Nha can, rằng với hiền tài như Quản Trọng thì nhà vua cần chọn ngày tốt và phải thân hành đến đón. Hoàn công cũng nghe theo, tắm gội sạch sẽ, mũ áo cẩn thận đến rước Di Ngô, mời ngồi lên ghế trên. Quản Trọng không dám, vua bảo: ta muốn hỏi ngươi một điều, nhà ngươi có ngồi thì ta mới dám thưa chuyện.
Sau khi yên vị đâu đấy, vua nói:
-Ta đây mới lên nối ngôi, lòng dân chưa định, thế nước chưa yên, nay muốn chỉnh đốn lại, để gây nên được rường mối thì phải làm điều gì trước?
Di Ngô thưa:
-Lễ nghĩa liêm sỉ đã là 4 điều cốt yếu trong nước, nếu 4 điều ấy không giữ được thì nước tất mất. Nay chúa công muốn chỉnh đốn lại rường mối thì nên giữ 4 điều ấy trong lúc trị dân.
Tề Hoàn công tiếp:
-Làm thế nào mà trị dân được?
Quản Trọng thưa:
-Muốn trị dân thì trước hết phải yêu dân.
Tề Hoàn công lại hỏi:
-Cái đạo yêu dân như thế nào?
Quản Trọng:
-Yêu dân thì phải dạy dân lấy đạo thân ái, nghĩ cách giúp đỡ dân, giảm bớt thuế má cho dân, lấy đức mà trị, cần lắm mới dùng hình phạt, khiến dân được no ấm, đầy đủ. Đó là cái đạo yêu dân vậy.
Tề Hoàn công bằng lòng lắm, lập tức cử Quản Trọng làm tể tướng. Từ bấy nước Tề ngày càng cường thịnh, chư hầu tuân phục, vua dân một lòng để lại tiếng tốt vang lừng trong lịch sử.
Mấy ngàn năm đã trôi qua, đạo thân dân của Quản Trọng vẫn là bài học lớn cho những nhà lãnh đạo thời nay. Người toàn vẹn như Quản Di Ngô có thể hiếm nhưng không phải là không có, tuy nhiên làm vua mà biết lắng nghe, trọng người hiền tài, chăm sóc nhân dân như Tề Hoàn công thì lúc này chả thấy một ai.
28.11.2012
Nguyễn Thông
Tác phẩm Đông chu liệt quốc của Phùng Mộng Long kể rằng Quản Trọng và Bão Thúc Nha kết làm anh em. Họ dự tính trong hai công tử con vua lúc bấy giờ thế nào cũng phải có một kẻ kế vị nên bàn nhau mỗi người giúp một bên, về sau bên nào nối ngôi thì người đắc ý tiến cử cho người kia. Vậy là Quản Trọng thờ công tử Củ, còn Bão Thúc Nha thờ công tử Tiểu Bạch (đều là con của Tề Tương công). Một lần hai công tử đánh nhau giành ngôi, Quản Trọng bắn một phát tên trúng ngay đai gấm của Tiểu Bạch, nhờ Bão Thúc Nha cứu mà thoát chết, nhưng Tiểu Bạch căm lắm, thề bắt được Di Ngô sẽ xả thịt ăn sống. Sau Tiểu Bạch được quần thần phò tá, lên ngôi, tức Tề Hoàn công. Công tử Củ bị giết, Quản Trọng bị giải về kinh.
Nhớ lại hẹn ước xưa, Bão Thúc Nha tiến cử bạn cho nhà vua. Tề Hoàn công vẫn nhớ thù xưa, không chịu. Bão Thúc Nha bảo nếu chúa công muốn làm bá chủ thiên hạ thì phải dùng Quản Trọng, đừng vì tiểu tiết mà bỏ cả sự nghiệp. Hoàn công là ông vua thông minh, biết dùng người nên sai người triệu Quản Di Ngô vào. Thúc Nha can, rằng với hiền tài như Quản Trọng thì nhà vua cần chọn ngày tốt và phải thân hành đến đón. Hoàn công cũng nghe theo, tắm gội sạch sẽ, mũ áo cẩn thận đến rước Di Ngô, mời ngồi lên ghế trên. Quản Trọng không dám, vua bảo: ta muốn hỏi ngươi một điều, nhà ngươi có ngồi thì ta mới dám thưa chuyện.
Sau khi yên vị đâu đấy, vua nói:
-Ta đây mới lên nối ngôi, lòng dân chưa định, thế nước chưa yên, nay muốn chỉnh đốn lại, để gây nên được rường mối thì phải làm điều gì trước?
Di Ngô thưa:
-Lễ nghĩa liêm sỉ đã là 4 điều cốt yếu trong nước, nếu 4 điều ấy không giữ được thì nước tất mất. Nay chúa công muốn chỉnh đốn lại rường mối thì nên giữ 4 điều ấy trong lúc trị dân.
Tề Hoàn công tiếp:
-Làm thế nào mà trị dân được?
Quản Trọng thưa:
-Muốn trị dân thì trước hết phải yêu dân.
Tề Hoàn công lại hỏi:
-Cái đạo yêu dân như thế nào?
Quản Trọng:
-Yêu dân thì phải dạy dân lấy đạo thân ái, nghĩ cách giúp đỡ dân, giảm bớt thuế má cho dân, lấy đức mà trị, cần lắm mới dùng hình phạt, khiến dân được no ấm, đầy đủ. Đó là cái đạo yêu dân vậy.
Tề Hoàn công bằng lòng lắm, lập tức cử Quản Trọng làm tể tướng. Từ bấy nước Tề ngày càng cường thịnh, chư hầu tuân phục, vua dân một lòng để lại tiếng tốt vang lừng trong lịch sử.
Mấy ngàn năm đã trôi qua, đạo thân dân của Quản Trọng vẫn là bài học lớn cho những nhà lãnh đạo thời nay. Người toàn vẹn như Quản Di Ngô có thể hiếm nhưng không phải là không có, tuy nhiên làm vua mà biết lắng nghe, trọng người hiền tài, chăm sóc nhân dân như Tề Hoàn công thì lúc này chả thấy một ai.
28.11.2012
Nguyễn Thông
Đã tìm ra giải pháp cứu nền kinh tế, tiến lên CNXH
Cứ tưởng phải kỳ khu, vất vả, mất nhiều thì giờ lắm, ai ngờ quá dễ.
Nè, tấm ảnh mà biên tập viên Vũ Hoàng Hà (báo Thanh Niên) chụp được cho thấy nhiều khi chúng ta cứ mất công nghĩ ngợi, nhìn cho rõ xa mà không biết chân lý, đáp số đang nắm trong tay, như 2 với 2 là 4.
Phen này mình cũng phải tiến lên CNXH mới được.
28.11.2012
Tin: Nguyễn Thông, ảnh: Vũ Hoàng Hà
Nè, tấm ảnh mà biên tập viên Vũ Hoàng Hà (báo Thanh Niên) chụp được cho thấy nhiều khi chúng ta cứ mất công nghĩ ngợi, nhìn cho rõ xa mà không biết chân lý, đáp số đang nắm trong tay, như 2 với 2 là 4.
Phen này mình cũng phải tiến lên CNXH mới được.
28.11.2012
Tin: Nguyễn Thông, ảnh: Vũ Hoàng Hà
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)