Phàm có những điều những việc, nếu không làm ngay khi còn nóng sốt, càng để lâu sẽ càng nguội, và tai hại nhất ở chỗ sự sắng sở, nhiệt thành cũng cứ nhạt dần đi.
Vẫn biết vậy nhưng khổ nỗi sự đời có phải bao giờ cũng chiều ý ai, cái số vất vả cứ cuốn mình theo dòng của nó. Nhớ có lần bà xã nửa đùa nửa thật với đám con, bảo rằng chúng mày ạ, tao nghi bố chúng mày không phải tuổi mùi dê đâu mà là tuổi trâu bò ngựa. Mình ngậm tăm bởi biết thị nói quá đúng nên chẳng dại cãi lại làm gì.
Chuyến du ngoạn tỉnh Thanh cũng vậy. Tới hôm nay hơn 1 tháng rồi, lẩn mẩn gõ phím, rời rạc từng chữ, dù lòng còn vấn vương cứ như mọi chuyện mới xảy ra hôm qua, đang trôi trước mắt. Thằng Ngô Văn Đồng lúc chia tay mình nó nắm rất chặt, bàn tay giờ vẫn còn nóng hôi hổi. Đứng chôn chân trên sân khách sạn Điện Lực làm cuộc tiễn đưa, mình không dám ngó chiếc xe chở “chúng nó” đi, giả đò nhìn xa xăm ra biển, mãi sau mới dám hé mắt ti hí dòm theo làn khói mỏng khi xe đã khuất.
Lạ thật, cả đám đàn ông đàn bà, đều đã ngoài 60 (nói thế cho nó nhẹ, đánh lừa thời gian chứ thực ra vào quãng giữa của 60-70 rồi), một số bác đã hăng hái lướt sóng ngoài 70 như cụ Năng, cụ Cường, cụ Cờ… ấy vậy cứ gặp nhau là cười xoe xóe, y như trẻ con. Mụ thị Huệ thật giỏi khi nó trình ra cái câu slogan “Cứ gặp nhau là vui”. Biển Sầm Sơn mấy bữa ấy, nhất là tòa nhà khách sạn Điện Lực của tay giám đốc Trịnh Xuân Như (bạn của thị Huệ, anh Triều Nguyệt, thằng Xuân Ba) được phen vất vả bởi đám côn đồ già đáng yêu. Lịch sử khu du lịch Sầm Sơn sau này cần ghi rõ: Từ ngày 16 tới 20.10 tây lịch, nhằm cữ tàn thu Mậu Tuất 2018, trời khô ráo, đám giặc K.17 tụ tập về đây để kéo nhau đi đánh thành nhà Hồ, càn quét Lam Kinh, công phá Vĩnh Lộc, gây ra biết bao nhiêu rắc rối. Quan trấn thủ địa phương là Nguyễn Xuân Phi với sự trợ giúp của bí thư lang Trần Triều Nguyệt đã hết sức đánh dẹp, giặc mới tan. Chúng chịu rút, tản về kinh thành Thăng Long, về Sài thành, thậm chí rút lên tận Cao Bằng nhưng vẫn ngoan cố hẹn nhau sang năm củng cố lực lượng đánh thẳng vào Sài Gòn cho biết thế nào là lễ độ. Công nhận K.17 gớm thật, một nữ nhân tài sắc xứ Thanh, tên Hoàng Yến, trợ thủ của bí thư lang Triều Nguyệt, đã thè lưỡi nhận xét vậy. Thì vưỡn.
Không bàn chuyện chính trị. Chỉ quan tâm các vấn đề xã hội. Đá để xây chứ không để ném. nguyenthong8355@gmail.com
Bạn bè
Tổng số lượt xem trang
Tìm kiếm Blog này
Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2018
Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2018
Liệu có mạnh hơn không?
Người ta đang xôn xao về việc một tờ báo của nhà nước (mà xứ này báo nào chả của nhà nước), báo Thanh Niên, làm cuộc thanh lọc, củng cố đội ngũ theo hướng đảng hóa. Chả là nó (báo) thực hiện yêu cầu từ cấp trên, tất cả cán bộ “lãnh đạo” phụ trách phòng ban trở lên phải là đảng viên, phải có bằng cấp chứng chỉ về chính trị (tất nhiên là thứ chính trị theo quan điểm, đường lối của đảng). Không đạt được tiêu chuẩn bắt buộc đó, có tài thánh cũng phải trả ghế, về làm dân thường.
Thực ra, cán bộ phụ trách phòng ban của một cơ quan như tờ báo chẳng hạn chưa phải là cái đinh gì trong bộ máy cai trị ở xứ này. Gọi là lãnh đạo cho oai, có khi chỉ túm tóc được dăm bảy lính quèn dưới trướng, bản thân cũng làm quần quật chứ chẳng phải dạng chỉ tay 5 ngón gì. Ấy vậy nhưng hệ thống của đảng, có lẽ đã nhìn ra nguy cơ mất quyền lãnh đạo nên mò vào tận những tổ con con mấy mống như thế. Ở cái nơi rất cần những người có chuyên môn cao, bề dày kinh nghiệm, giỏi nghề chứ không cần phải vững lập trường để làm việc, thì người ta lại xử lý bằng biện pháp chuyên chính “thích là nhích”. Nhuộm đỏ cả hệ thống, còn nó có làm việc được không thì kệ, tính sau.
Khoan hãy nói, với cách thay máu kiểu vậy, rồi tờ báo có sống được hay không, nhưng tương lai của nó rất có thể sẽ thành một phiên bản của tờ Nhân Dân. Báo Nhân Dân thế nào, ai mà chẳng biết. Tôi thách những người mê đọc báo tìm được một nửa tờ Nhân Dân trên hàng nghìn sạp báo ở đường phố Sài Gòn đó. Lâu nay, tờ báo đảng này sống khỏe không phải bằng bạn đọc mà bằng tiền thuế của dân, nó cần chi ra sạp. Chỉ lo cho Thanh Niên, với một đội ngũ cầm trịch tinh dững đảng viên, lại tự hạch toán, tự thu chi, liệu thoi thóp được bao lâu. Một tờ báo suốt thời gian dài cùng với tờ Tuổi Trẻ thống trị thị trường báo chí, lượng phát hành từng lên tới nửa triệu bản/kỳ, khi thành Nhân Dân B, Nhân Dân phẩy, liệu có níu giữ được chút hồi quang. Mà chẳng phải chỉ tờ báo của Hội LHTN này, ngay cả đám Tuổi Trẻ, Lao Động, Tiền Phong, Người lao động…, rồi cũng phải đảng hóa, và cái tương lai xám xịt là điều khó tránh khỏi.
Thực ra, cán bộ phụ trách phòng ban của một cơ quan như tờ báo chẳng hạn chưa phải là cái đinh gì trong bộ máy cai trị ở xứ này. Gọi là lãnh đạo cho oai, có khi chỉ túm tóc được dăm bảy lính quèn dưới trướng, bản thân cũng làm quần quật chứ chẳng phải dạng chỉ tay 5 ngón gì. Ấy vậy nhưng hệ thống của đảng, có lẽ đã nhìn ra nguy cơ mất quyền lãnh đạo nên mò vào tận những tổ con con mấy mống như thế. Ở cái nơi rất cần những người có chuyên môn cao, bề dày kinh nghiệm, giỏi nghề chứ không cần phải vững lập trường để làm việc, thì người ta lại xử lý bằng biện pháp chuyên chính “thích là nhích”. Nhuộm đỏ cả hệ thống, còn nó có làm việc được không thì kệ, tính sau.
Khoan hãy nói, với cách thay máu kiểu vậy, rồi tờ báo có sống được hay không, nhưng tương lai của nó rất có thể sẽ thành một phiên bản của tờ Nhân Dân. Báo Nhân Dân thế nào, ai mà chẳng biết. Tôi thách những người mê đọc báo tìm được một nửa tờ Nhân Dân trên hàng nghìn sạp báo ở đường phố Sài Gòn đó. Lâu nay, tờ báo đảng này sống khỏe không phải bằng bạn đọc mà bằng tiền thuế của dân, nó cần chi ra sạp. Chỉ lo cho Thanh Niên, với một đội ngũ cầm trịch tinh dững đảng viên, lại tự hạch toán, tự thu chi, liệu thoi thóp được bao lâu. Một tờ báo suốt thời gian dài cùng với tờ Tuổi Trẻ thống trị thị trường báo chí, lượng phát hành từng lên tới nửa triệu bản/kỳ, khi thành Nhân Dân B, Nhân Dân phẩy, liệu có níu giữ được chút hồi quang. Mà chẳng phải chỉ tờ báo của Hội LHTN này, ngay cả đám Tuổi Trẻ, Lao Động, Tiền Phong, Người lao động…, rồi cũng phải đảng hóa, và cái tương lai xám xịt là điều khó tránh khỏi.
Thờ ơ với Thủ Thiêm
Cái chính quyền trung ương ở xứ này, mỗi khi có việc động dao động thớt ăn uống chè chén là mau mắn điểm danh có mặt ngay, chả lọt suất nào. Họp bàn thì tinh dững bàn làm thế nào huy động được vàng được tiền trong dân, thuế khóa sẽ tăng làm sao, vơ vét cái gì, ngân sách chia cho mâm nào... Tất tật đều móc từ dân, nhờ cậy sức dân.
Khi dân bị tai vạ, nó cứ mất mặt biệt tăm, đẩy cho đám tay chân phía dưới mặc sức hứa hẹn, thề thốt, xin lỗi, kể lể vòng vo câu giờ, kệ sự phẫn nộ trong lòng dân ngày một bốc cao.
Vụ Thủ Thiêm là rõ nhất. Đã biết vụ này không thể để chính quyền địa phương "múa tay trong bị" bởi chúng dính dáng liên kết với nhau, che chở nhau, không dễ gì dứt khoát làm rõ trắng đen, nhưng chính quyền trung ương, ngoài việc cử mấy chú thanh tra làm phép lấy lệ thì chưa hề có động thái nào vì dân, giải nỗi oan khuất cho dân. Nó cứ mũ ni che tai, nhắm tịt mắt trước một Thủ Thiêm mỗi ngày thêm nóng bỏng.
Một người dân Thủ Thiêm nói với tôi, rằng không chờ đợi được gì ở cái chính quyền trung ương này. Còn chính quyền địa phương thì hết hy vọng ở nó rồi. Cái nhọt Thủ Thiêm không chóng thì chầy sẽ bể.
Khi dân bị tai vạ, nó cứ mất mặt biệt tăm, đẩy cho đám tay chân phía dưới mặc sức hứa hẹn, thề thốt, xin lỗi, kể lể vòng vo câu giờ, kệ sự phẫn nộ trong lòng dân ngày một bốc cao.
Vụ Thủ Thiêm là rõ nhất. Đã biết vụ này không thể để chính quyền địa phương "múa tay trong bị" bởi chúng dính dáng liên kết với nhau, che chở nhau, không dễ gì dứt khoát làm rõ trắng đen, nhưng chính quyền trung ương, ngoài việc cử mấy chú thanh tra làm phép lấy lệ thì chưa hề có động thái nào vì dân, giải nỗi oan khuất cho dân. Nó cứ mũ ni che tai, nhắm tịt mắt trước một Thủ Thiêm mỗi ngày thêm nóng bỏng.
Một sự việc kéo dài cực kỳ hệ trọng như vụ Thủ Thiêm, lẽ ra phải chính những vị trong tứ trụ, tam trụ, phải đích thân tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng lên tiếng, chỉ đạo, nếu chưa giải quyết được ngay thì ít nhất cũng có tác dụng an dân, tạo cho dân sự tin tưởng ở cấp cao nhất chính quyền trung ương, đằng này họ cứ cố tình lẩn tránh, coi như không phải việc của mình, xem như đó chỉ là chuyện vặt, chuyện nhỏ, không đáng kể, không đáng bận tâm.
Một người dân Thủ Thiêm nói với tôi, rằng không chờ đợi được gì ở cái chính quyền trung ương này. Còn chính quyền địa phương thì hết hy vọng ở nó rồi. Cái nhọt Thủ Thiêm không chóng thì chầy sẽ bể.
Nguyễn Thông
Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018
Cái kết đắng
Xứ này đang quyết duy trì sự độc quyền của nhà nước trong báo chí và xuất bản. Họ gọi đó là định hướng, tự do trong khuôn khổ. Vụ đánh Nhà xuất bản Tri Thức và PGS Chu Hảo chắc chắn sẽ dẫn tới hậu quả đóng cửa nhà xuất bản nổi tiếng này, đơn giản chỉ vì từ nay những sách nó xuất bản theo định hướng sẽ không ai thèm mua thèm đọc nữa.
Kết thúc ấy sẽ đúng với mục đích của nhà cai trị. Họ không cần sách báo nhiều người đọc người mua, họ chỉ cần tất cả phải trong vòng kiềm tỏa, ngu dân.
Không tự do báo chí, không tự do xuất bản, lấy quy định của đảng thay cho pháp luật, chế độ này gọi đó là tự do theo kiểu Việt Nam.
Giới báo chí than thở tồn tại ngày càng khó khăn, mất bạn đọc; các nhà xuất bản kêu rêu lỗ lã, sống cầm chừng, sách in ra mỗi cuốn chỉ lèo tèo vài trăm bản, bụi phủ trên quầy sách. Đã chấp nhận vòng kim cô, không dám xé rào như Tri Thức thì than thở kêu rêu cái nỗi gì. Thà như nhà xuất bản của bác Chu Hảo, "thà một phút huy hoàng rồi chợt tối/còn hơn buồn le lói suốt trăm năm".
Không dám dứt vòng kim cô thì phải nghe lời ai điếu và kèn đám ma ò e í e tiễn đến bờ huyệt thôi, chẳng thể nào khác được.
Kết thúc ấy sẽ đúng với mục đích của nhà cai trị. Họ không cần sách báo nhiều người đọc người mua, họ chỉ cần tất cả phải trong vòng kiềm tỏa, ngu dân.
Không tự do báo chí, không tự do xuất bản, lấy quy định của đảng thay cho pháp luật, chế độ này gọi đó là tự do theo kiểu Việt Nam.
Giới báo chí than thở tồn tại ngày càng khó khăn, mất bạn đọc; các nhà xuất bản kêu rêu lỗ lã, sống cầm chừng, sách in ra mỗi cuốn chỉ lèo tèo vài trăm bản, bụi phủ trên quầy sách. Đã chấp nhận vòng kim cô, không dám xé rào như Tri Thức thì than thở kêu rêu cái nỗi gì. Thà như nhà xuất bản của bác Chu Hảo, "thà một phút huy hoàng rồi chợt tối/còn hơn buồn le lói suốt trăm năm".
Không dám dứt vòng kim cô thì phải nghe lời ai điếu và kèn đám ma ò e í e tiễn đến bờ huyệt thôi, chẳng thể nào khác được.
Nguyễn Thông
Thứ Hai, 19 tháng 11, 2018
Chuyện dạy học
Xứ mình nhiều ngày lễ, trong đó có lễ riêng của nhà giáo, những người làm nghề dạy học. Cứ tới tháng 11 tây hằng năm là không chỉ thầy lẫn trò mà dư luận xã hội cũng lao xao chộn rộn về ngày 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam. Ngày mai là ngày ấy, của năm 2018 này.
Thú thực, chả bao giờ tôi nghĩ mình sẽ theo nghề dạy học, còn gọi là sư phạm, thế mà lại đứng bục giảng những 16 năm trời. Hồi nhỏ tôi rắn mày rắn mặt, chỉ thích đi bộ đội hoặc làm lính biên phòng, chứ không thích làm thầy giáo. Người định một đằng, trời quyết một nẻo, chả thể nào tính được.
Tôi học khoa Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội, tốt nghiệp tháng 12.1976. Khóa tôi là khóa bản lề chiến tranh và hòa bình, vào học khi còn chiến tranh (1972), tốt nghiệp khi vừa hòa bình được hơn 1 năm (1976). Tháng 3.1977 từ quê ở Hải Phòng tôi nhận được thư thông báo của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp kêu lên Hà Nội nhận quyết định phân công công tác. Quyết định do Thứ trưởng Hoàng Xuân Tùy ký, cầm trên tay mà cứ run run. Kể từ nay, mình chính thức bước vào cuộc mưu sinh. Cảm giác thật khó tả. Nhưng không phải được vào nhà xuất bản, cơ quan báo chí hoặc viện này viện nọ. Quyết định ghi rõ điều động tôi vào nhận công tác tại Trường dự bị đại học Tiền Giang đặt tại TP.HCM. Làm nghề dạy học.
Tôi chính thức vào nghề giáo học từ ngày 25.4.1977, dạy một mạch đến năm 1993, khi đang là Tổ trưởng Bộ môn Xã hội (văn sử địa) thì… đói quá, xin nghỉ đi làm thuê cho một công ty nước ngoài. Hồi ấy gọi là đánh pắc (nói tắt tên của tổng thống Đại Hàn Pắc Chung Hy cho quân sang Việt Nam đánh giúp Mỹ, phe cách mạng gọi quân Đại Hàn là lính đánh thuê). Thông thường đánh pắc là vừa chân trong chân ngoài nhưng tôi thấy nản nghề quá nên nghỉ dạy luôn. Đồng lương giáo học khi ấy không đủ nuôi thân chứ nói gì nuôi cả vợ con.
Thú thực, chả bao giờ tôi nghĩ mình sẽ theo nghề dạy học, còn gọi là sư phạm, thế mà lại đứng bục giảng những 16 năm trời. Hồi nhỏ tôi rắn mày rắn mặt, chỉ thích đi bộ đội hoặc làm lính biên phòng, chứ không thích làm thầy giáo. Người định một đằng, trời quyết một nẻo, chả thể nào tính được.
Tôi học khoa Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội, tốt nghiệp tháng 12.1976. Khóa tôi là khóa bản lề chiến tranh và hòa bình, vào học khi còn chiến tranh (1972), tốt nghiệp khi vừa hòa bình được hơn 1 năm (1976). Tháng 3.1977 từ quê ở Hải Phòng tôi nhận được thư thông báo của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp kêu lên Hà Nội nhận quyết định phân công công tác. Quyết định do Thứ trưởng Hoàng Xuân Tùy ký, cầm trên tay mà cứ run run. Kể từ nay, mình chính thức bước vào cuộc mưu sinh. Cảm giác thật khó tả. Nhưng không phải được vào nhà xuất bản, cơ quan báo chí hoặc viện này viện nọ. Quyết định ghi rõ điều động tôi vào nhận công tác tại Trường dự bị đại học Tiền Giang đặt tại TP.HCM. Làm nghề dạy học.
Tôi chính thức vào nghề giáo học từ ngày 25.4.1977, dạy một mạch đến năm 1993, khi đang là Tổ trưởng Bộ môn Xã hội (văn sử địa) thì… đói quá, xin nghỉ đi làm thuê cho một công ty nước ngoài. Hồi ấy gọi là đánh pắc (nói tắt tên của tổng thống Đại Hàn Pắc Chung Hy cho quân sang Việt Nam đánh giúp Mỹ, phe cách mạng gọi quân Đại Hàn là lính đánh thuê). Thông thường đánh pắc là vừa chân trong chân ngoài nhưng tôi thấy nản nghề quá nên nghỉ dạy luôn. Đồng lương giáo học khi ấy không đủ nuôi thân chứ nói gì nuôi cả vợ con.
Chuyện mùa đông
Hai hôm nay, trung tuần tháng 11.2018, đất Sài Gòn vốn nóng như cái chảo lửa bỗng dưng dịu hẳn, se se lạnh, giống tiết thu Hà thành. Đọc bản tin thời tiết của Đài khí tượng thủy văn trung ương thấy bảo gió mùa đông bắc sắp về. Hồi tôi còn bé, gió ấy người nhớn gọi là gió bấc. Rét lắm.
Nhớ hồi năm ngoái, tháng 12.2017. Ông bạn tôi bảo chưa năm nào Sài Gòn nói riêng, miền Nam nói chung rét như năm nay. Bản tin thời tiết trên tivi cũng như trên các báo điện tử thu hút người đọc hơn cả tin vụ án “cướp giết hiếp”. Ở miền Bắc, người ta cần biết hôm nay, ngày mai, thậm chí sáng hoặc chiều hoặc tối nhiệt độ sẽ xuống thấp bao nhiêu, rét như thế nào để có cách đối phó, chẳng hạn trẻ con rét quá thì nghỉ học, thanh niên trót hẹn người yêu đi dạo đường Thanh Niên, Bờ Hồ thì đổi địa điểm vào những nơi kín gió, v.v.., đại loại là vậy.
Sài Gòn năm nào cũng vậy cứ gần mùa Giáng sinh là se lạnh, bọn thanh niên thích ra mặt bởi có dịp diện đồ tung tẩy ngoài phố. Cứ trưng áo hai dây, váy ngắn mãi cũng chán. Những thứ đồ ấy chỉ toát lên sự khêu gợi, quyến rũ chứ không tạo được vẻ sang trọng, kiêu kỳ. Phải quần áo chuyên dùng cho mùa đông cơ. Đi trên phố Sài Gòn mùa Giáng sinh cứ tưởng đang ở một thành phố châu Âu, Paris chẳng hạn, chứ không phải đô thị bên kênh Nhiêu Lộc. Nơi nơi treo đèn kết hoa, bày cây thông lục lạc, ông già Noel, con tuần lộc sừng cong vút, áo quần đỏ đặc trưng, nhất là khu vực gần mấy nhà thờ Đức Bà, Huyện Sĩ, Tân Định, Mông Triệu, Cầu Kho, Cha Tam, và khu Phạm Thế Hiển quần tụ người Bắc di cư… Nam thanh nữ tú áo khoác áo choàng, khăn len mũ dạ trưng hết ra. Phố phường bớt vẻ nhếch nhác hơn, không khí đón Giáng sinh khiến Sài Gòn sinh sắc hơn. Lại được ông trời ban thêm những đợt lạnh quý hóa nên càng thêm hấp dẫn.
Đêm hơi lạnh khó ngủ, tôi dậy tắt cái quạt. Kể từ hôm nay, nó sẽ sẽ thảnh thơi, bớt vất vả quay tít mù phục vụ đám người dở hơi vài tháng. Trong cái im lặng nghe được cả tiếng con thằn lằn tắc lưỡi trên tường, lẩn thẩn nghĩ về mùa đông.
Nhớ hồi năm ngoái, tháng 12.2017. Ông bạn tôi bảo chưa năm nào Sài Gòn nói riêng, miền Nam nói chung rét như năm nay. Bản tin thời tiết trên tivi cũng như trên các báo điện tử thu hút người đọc hơn cả tin vụ án “cướp giết hiếp”. Ở miền Bắc, người ta cần biết hôm nay, ngày mai, thậm chí sáng hoặc chiều hoặc tối nhiệt độ sẽ xuống thấp bao nhiêu, rét như thế nào để có cách đối phó, chẳng hạn trẻ con rét quá thì nghỉ học, thanh niên trót hẹn người yêu đi dạo đường Thanh Niên, Bờ Hồ thì đổi địa điểm vào những nơi kín gió, v.v.., đại loại là vậy.
Sài Gòn năm nào cũng vậy cứ gần mùa Giáng sinh là se lạnh, bọn thanh niên thích ra mặt bởi có dịp diện đồ tung tẩy ngoài phố. Cứ trưng áo hai dây, váy ngắn mãi cũng chán. Những thứ đồ ấy chỉ toát lên sự khêu gợi, quyến rũ chứ không tạo được vẻ sang trọng, kiêu kỳ. Phải quần áo chuyên dùng cho mùa đông cơ. Đi trên phố Sài Gòn mùa Giáng sinh cứ tưởng đang ở một thành phố châu Âu, Paris chẳng hạn, chứ không phải đô thị bên kênh Nhiêu Lộc. Nơi nơi treo đèn kết hoa, bày cây thông lục lạc, ông già Noel, con tuần lộc sừng cong vút, áo quần đỏ đặc trưng, nhất là khu vực gần mấy nhà thờ Đức Bà, Huyện Sĩ, Tân Định, Mông Triệu, Cầu Kho, Cha Tam, và khu Phạm Thế Hiển quần tụ người Bắc di cư… Nam thanh nữ tú áo khoác áo choàng, khăn len mũ dạ trưng hết ra. Phố phường bớt vẻ nhếch nhác hơn, không khí đón Giáng sinh khiến Sài Gòn sinh sắc hơn. Lại được ông trời ban thêm những đợt lạnh quý hóa nên càng thêm hấp dẫn.
Đêm hơi lạnh khó ngủ, tôi dậy tắt cái quạt. Kể từ hôm nay, nó sẽ sẽ thảnh thơi, bớt vất vả quay tít mù phục vụ đám người dở hơi vài tháng. Trong cái im lặng nghe được cả tiếng con thằn lằn tắc lưỡi trên tường, lẩn thẩn nghĩ về mùa đông.
Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2018
Chỗ khuất
Thiên hạ dạo rồi cứ nhấm nhẳn bảo cái đám lãnh đạo Đà Nẵng hỏng hỏng, ăn đất hơn cả bọ hung, từ trên xuống dưới thằng nào cũng dính tới đất đai nhà cửa, quần ngư tranh thực, đấu đá nhau cũng chỉ bởi quá tham, v.v..
Nay thì tôi thấy các ông bà dư luận nhầm. Bọn Đà Nẵng chả là gì so với đám cai trị ở TP.HCM, nhiều khóa liền chứ không phải chỉ hiện tại. Đứa nào cũng biệt thự, đất đai, lâu đài hoành tráng, của chìm của nổi, chỉ nhìn đã phát khiếp. Lò của cụ Trọng cứ thử điểm danh xem, có đứa nào diện ngõ nhỏ nhà nhỏ, mà chỉ ra được một ví dụ, cứ lôi tôi ra chém đầu.
Chúng nó vì dân, phục vụ nhân dân, lương ba cọc ba đồng, lấy đâu ra mà xúng xính vung vinh thế.
Lại nhớ vụ Bí thư Nguyễn Xuân Anh Đà Nẵng, cái nhà của y ở 43 Nguyễn Thái Học vốn của cha mẹ để lại, còn căn số 45 kế bên thấy bảo do Vũ nhôm cho, tôi nói thật, chỉ là cái chuồng chim, là muỗi so với lâu đài biệt thự của đám Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đua, Tất Thành Cang... Sài Gòn.
Hay vụ Đinh La Thăng cũng vậy, tội y đâu chưa rõ, chứ cái đứa chỉ ở nhà chung cư mà lôi ra giết nó thì có lẽ cụ tổng có vấn đề.
Tôi đồ rằng cụ trưởng lò tôn đã xuống quá tay hoặc nhầm lẫn khi giết Xuân Anh, La Thăng, mắc phải mưu của thằng chết mẹ nào rồi. Nó cứ xúi cho ta đánh nhau trị nhau tẩn nhau thật lực, nó chả cần ra tay cũng đủ làm cho đối phương tan nát, rệu rã.
Sau này lịch sử cần tỉnh táo ghi nhận những chuyện trớ trêu uẩn khúc như vậy.
Nay thì tôi thấy các ông bà dư luận nhầm. Bọn Đà Nẵng chả là gì so với đám cai trị ở TP.HCM, nhiều khóa liền chứ không phải chỉ hiện tại. Đứa nào cũng biệt thự, đất đai, lâu đài hoành tráng, của chìm của nổi, chỉ nhìn đã phát khiếp. Lò của cụ Trọng cứ thử điểm danh xem, có đứa nào diện ngõ nhỏ nhà nhỏ, mà chỉ ra được một ví dụ, cứ lôi tôi ra chém đầu.
Chúng nó vì dân, phục vụ nhân dân, lương ba cọc ba đồng, lấy đâu ra mà xúng xính vung vinh thế.
Lại nhớ vụ Bí thư Nguyễn Xuân Anh Đà Nẵng, cái nhà của y ở 43 Nguyễn Thái Học vốn của cha mẹ để lại, còn căn số 45 kế bên thấy bảo do Vũ nhôm cho, tôi nói thật, chỉ là cái chuồng chim, là muỗi so với lâu đài biệt thự của đám Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đua, Tất Thành Cang... Sài Gòn.
Hay vụ Đinh La Thăng cũng vậy, tội y đâu chưa rõ, chứ cái đứa chỉ ở nhà chung cư mà lôi ra giết nó thì có lẽ cụ tổng có vấn đề.
Tôi đồ rằng cụ trưởng lò tôn đã xuống quá tay hoặc nhầm lẫn khi giết Xuân Anh, La Thăng, mắc phải mưu của thằng chết mẹ nào rồi. Nó cứ xúi cho ta đánh nhau trị nhau tẩn nhau thật lực, nó chả cần ra tay cũng đủ làm cho đối phương tan nát, rệu rã.
Sau này lịch sử cần tỉnh táo ghi nhận những chuyện trớ trêu uẩn khúc như vậy.
Nguyễn Thông
Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018
Ăn của rừng dửng dưng nhờn luật
Hơn tháng trước, dư luận ồn ào, chú mục vào căn “biệt thự” và cơ ngơi hoành tráng của gia đình ca sĩ Mỹ Linh, rồi từ đó phát lộ ra những vụ phá rừng, xây dựng trái phép, lấn chiếm công khai rừng phòng hộ Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội.
Vụ việc quá nóng, lời ra tiếng vào, đúng sai cứ loạn xạ cả lên, “sư nói sư phải, vãi nói vãi hay” nên chẳng đặng đừng, ngày 22.10, Thanh tra TP.Hà Nội phải lên tiếng công bố chính thức tổ chức thanh tra toàn diện quá trình sử dụng đất rừng trên địa bàn H.Sóc Sơn, tập trung chủ yếu vào 2 xã Minh Phú và Minh Trí.
Hôm 14.11 vừa qua, khi giả nhời những chất vấn của cử tri về vụ chiếm rừng phòng hộ Sóc Sơn, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội nói rằng thành phố sẽ công bố công khai kết luận thanh tra (của Hà Nội) trước Tết và nêu rõ trách nhiệm những cá nhân tập thể liên quan. Cũng cần nói thêm, chính ông Chung ngày 30.10 đã tuyên bố, với 27 công trình mới vi phạm thì dứt khoát cưỡng chế, còn những vi phạm trước đó sẽ thực hiện theo đúng kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Là người đứng đầu chính quyền thủ đô, nơi có rừng đặc dụng và phòng hộ Sóc Sơn, nơi xảy ra liên tiếp những vụ phá rừng, xâm lấn rừng trái phép, vi phạm pháp luật bảo vệ rừng diễn ra suốt mấy chục năm nay, ông chủ tịch đang phải gánh hậu quả nặng nề mà những người tiền nhiệm do vô trách nhiệm để lại. Vẫn biết không thể đòi hỏi ông ra tay một lần là quét sạch mọi vi phạm, bởi như ông nói, còn những phức tạp do lịch sử để lại, nhưng lần này mà chính quyền không làm rốt ráo, vụ việc lại “ném đá ao bèo”, giải quyết nửa vời, thì lại để tiếp tồn đọng nợ xấu cho người sau.
Vụ việc quá nóng, lời ra tiếng vào, đúng sai cứ loạn xạ cả lên, “sư nói sư phải, vãi nói vãi hay” nên chẳng đặng đừng, ngày 22.10, Thanh tra TP.Hà Nội phải lên tiếng công bố chính thức tổ chức thanh tra toàn diện quá trình sử dụng đất rừng trên địa bàn H.Sóc Sơn, tập trung chủ yếu vào 2 xã Minh Phú và Minh Trí.
Hôm 14.11 vừa qua, khi giả nhời những chất vấn của cử tri về vụ chiếm rừng phòng hộ Sóc Sơn, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội nói rằng thành phố sẽ công bố công khai kết luận thanh tra (của Hà Nội) trước Tết và nêu rõ trách nhiệm những cá nhân tập thể liên quan. Cũng cần nói thêm, chính ông Chung ngày 30.10 đã tuyên bố, với 27 công trình mới vi phạm thì dứt khoát cưỡng chế, còn những vi phạm trước đó sẽ thực hiện theo đúng kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Là người đứng đầu chính quyền thủ đô, nơi có rừng đặc dụng và phòng hộ Sóc Sơn, nơi xảy ra liên tiếp những vụ phá rừng, xâm lấn rừng trái phép, vi phạm pháp luật bảo vệ rừng diễn ra suốt mấy chục năm nay, ông chủ tịch đang phải gánh hậu quả nặng nề mà những người tiền nhiệm do vô trách nhiệm để lại. Vẫn biết không thể đòi hỏi ông ra tay một lần là quét sạch mọi vi phạm, bởi như ông nói, còn những phức tạp do lịch sử để lại, nhưng lần này mà chính quyền không làm rốt ráo, vụ việc lại “ném đá ao bèo”, giải quyết nửa vời, thì lại để tiếp tồn đọng nợ xấu cho người sau.
Chuyện vệ sinh (kỳ 4, cuối)
Những năm 60 - 70 ở miền Bắc, tôi từng chứng kiến cảnh “nhà vệ sinh” mà bây giờ cứ nhắc tới lại rùng mình. Quê tôi cũng vùng đồng bằng Bắc Bộ, cái nhà vệ sinh đắp bằng đất lợp rơm rạ nơi góc vườn đã là quá tệ, nhưng so với thứ tôi thấy thì quả chưa là cái gì. Ai ở miền Bắc những năm ấy đều nghe từ “cầu tõm”. Xuất xứ của nó là vùng đất tỉnh Hà Nam, thời đó là Nam Hà (do gộp tỉnh với tỉnh Nam Định).
Năm 1974 đám sinh viên chúng tôi đi thực tế sưu tầm văn học dân gian tại tỉnh Nam Hà. Gọi là thực tế nhưng chủ yếu làm cái công việc nhặt nhạnh tư liệu về cho các thầy. Mỗi đoàn vài chục đứa, đoàn tôi do thầy Mã Giang Lân mới tốt nghiệp được giữ lại khoa làm trưởng đoàn, chia thành từng nhóm về các làng xã, cứ hai đứa ở một nhà dân. Phải nói nông dân thời ấy thật tốt, rộng cửa đón bọn sinh viên tếu táo quậy nghịch như quỷ. Và rất nguy hiểm đối với con gái họ. Tôi và anh Lê Văn Sơn bộ đội đi học cùng ở nhà bác Trần Văn Sửu, huyện Mỹ Lộc. Huyện này không ở Hà Nam mà thuộc đất Nam Định. Bác Sửu có người con trai lớn đi bộ đội đã hy sinh tại “mặt trận phía nam”, một anh là bộ đội phòng không đang bảo vệ cầu Hàm Rồng. Dưới nữa là cô con gái tên Tho, xinh xắn, học hết lớp 7 thì nghỉ ở nhà giúp bố mẹ, cậu em út tên gì tôi lâu quá cũng quên đang học lớp 5. Anh Sơn đe tôi, chú không được tán tỉnh gì con Tho (khi chúng tôi về thực tế, nàng khoảng 16 - 17 tuổi), nghe chửa. Ông Sửu mà biết, chắc bọn ta bị đuổi khỏi nhà. Tôi chấp hành nghiêm chỉnh, ngày hai buổi vác giấy bút đi từng nhà có người già, đề nghị các cụ hát dân ca, đọc thơ, ca dao, kể chuyện dân gian, còn mình cắm cúi ghi ghi chép chép.
Năm 1974 đám sinh viên chúng tôi đi thực tế sưu tầm văn học dân gian tại tỉnh Nam Hà. Gọi là thực tế nhưng chủ yếu làm cái công việc nhặt nhạnh tư liệu về cho các thầy. Mỗi đoàn vài chục đứa, đoàn tôi do thầy Mã Giang Lân mới tốt nghiệp được giữ lại khoa làm trưởng đoàn, chia thành từng nhóm về các làng xã, cứ hai đứa ở một nhà dân. Phải nói nông dân thời ấy thật tốt, rộng cửa đón bọn sinh viên tếu táo quậy nghịch như quỷ. Và rất nguy hiểm đối với con gái họ. Tôi và anh Lê Văn Sơn bộ đội đi học cùng ở nhà bác Trần Văn Sửu, huyện Mỹ Lộc. Huyện này không ở Hà Nam mà thuộc đất Nam Định. Bác Sửu có người con trai lớn đi bộ đội đã hy sinh tại “mặt trận phía nam”, một anh là bộ đội phòng không đang bảo vệ cầu Hàm Rồng. Dưới nữa là cô con gái tên Tho, xinh xắn, học hết lớp 7 thì nghỉ ở nhà giúp bố mẹ, cậu em út tên gì tôi lâu quá cũng quên đang học lớp 5. Anh Sơn đe tôi, chú không được tán tỉnh gì con Tho (khi chúng tôi về thực tế, nàng khoảng 16 - 17 tuổi), nghe chửa. Ông Sửu mà biết, chắc bọn ta bị đuổi khỏi nhà. Tôi chấp hành nghiêm chỉnh, ngày hai buổi vác giấy bút đi từng nhà có người già, đề nghị các cụ hát dân ca, đọc thơ, ca dao, kể chuyện dân gian, còn mình cắm cúi ghi ghi chép chép.
Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018
Cục mỡ máu
Tôi vừa đi qua trạm BOT trấn lột nổi tiếng Cai Lậy chiều tối nay, 14.11. Nó vẫn còn đó, im lìm nhẫn nhục như chờ ai sẽ hà hơi cho nó tiếp tục tác oai tác quái.
Nhìn những dòng xe cuồn cuộn xuôi ngược trên con sông lớn quốc lộ 1 thì hiểu rằng đại mạch máu giao thông này không thể nhiễm mỡ, không thể nào để bất cứ cục mỡ nào chẹn lại. Mỡ Cai Lậy mà hoạt động, không chỉ riêng Nam Bộ mà cả nước sẽ đột quỵ.
Vụ BOT Cai Lậy, xét về quy mô, không nghiêm trọng bằng những vụ như Thủ Thiêm, Sóc Sơn, Đồng Tâm, Tiên Lãng... nhưng ở góc độ chính sách thì nó cực kỳ hệ trọng, chỉ cần sai một li đi một dặm. Có thể ví BOT Cai Lậy như tử huyệt của bộ máy cai trị này, quyết định về nó không đúng sẽ gây những hậu quả mà nhà cai trị hoàn toàn không hề muốn dù họ đã lường trước và tìm cách chống đỡ. Nhưng chống bằng giời cũng sẽ thua nếu cố tìm cách thắng nhân dân, duy trì sự bóc lột nhân dân, o bế cho những bất công cướp đoạt.
Tôi hiểu lý do vì sao ông thủ tướng chần chừ mãi từ tháng 12.2017 tới giờ vẫn không đưa ra quyết định cuối cùng về số phận của BOT Cai Lậy. Tồn tại hay không tồn tại? Câu hỏi ấy đối với ông Phúc và chính phủ của ông là rất khó giải, nên phải dựa vào thời gian, tính điều hơn lẽ thiệt cho kỹ.
Tuy nhiên, cứ kéo dài quá, câu giờ, chẳng những doanh nghiệp mà ngay cả nhân dân cũng chán chường, thất vọng, không dám đặt niềm tin vào chính phủ nữa.
Tính gì thì tính, đừng mưu mẹo tìm cách thắng dân. Chưa tìm ra lời giải, hãy hỏi dân, đáp án rất rõ ràng, ngắn gọn, chính xác: Phải dẹp ngay BOT Cai Lậy, cục mỡ nghẽn trên động mạch quốc lộ 1. Cả nhà nước và nhân dân đều có lợi. Nếu có mất, chỉ mất đi sự bất công, vô lý, bóc lột, tàn bạo.
Còn nếu cố tình để máu không chảy được về tim thì chả cần giải thích, ai cũng hiểu được điều gì sẽ xảy ra.
Nguyễn Thông
Nhìn những dòng xe cuồn cuộn xuôi ngược trên con sông lớn quốc lộ 1 thì hiểu rằng đại mạch máu giao thông này không thể nhiễm mỡ, không thể nào để bất cứ cục mỡ nào chẹn lại. Mỡ Cai Lậy mà hoạt động, không chỉ riêng Nam Bộ mà cả nước sẽ đột quỵ.
Vụ BOT Cai Lậy, xét về quy mô, không nghiêm trọng bằng những vụ như Thủ Thiêm, Sóc Sơn, Đồng Tâm, Tiên Lãng... nhưng ở góc độ chính sách thì nó cực kỳ hệ trọng, chỉ cần sai một li đi một dặm. Có thể ví BOT Cai Lậy như tử huyệt của bộ máy cai trị này, quyết định về nó không đúng sẽ gây những hậu quả mà nhà cai trị hoàn toàn không hề muốn dù họ đã lường trước và tìm cách chống đỡ. Nhưng chống bằng giời cũng sẽ thua nếu cố tìm cách thắng nhân dân, duy trì sự bóc lột nhân dân, o bế cho những bất công cướp đoạt.
Tôi hiểu lý do vì sao ông thủ tướng chần chừ mãi từ tháng 12.2017 tới giờ vẫn không đưa ra quyết định cuối cùng về số phận của BOT Cai Lậy. Tồn tại hay không tồn tại? Câu hỏi ấy đối với ông Phúc và chính phủ của ông là rất khó giải, nên phải dựa vào thời gian, tính điều hơn lẽ thiệt cho kỹ.
Tuy nhiên, cứ kéo dài quá, câu giờ, chẳng những doanh nghiệp mà ngay cả nhân dân cũng chán chường, thất vọng, không dám đặt niềm tin vào chính phủ nữa.
Tính gì thì tính, đừng mưu mẹo tìm cách thắng dân. Chưa tìm ra lời giải, hãy hỏi dân, đáp án rất rõ ràng, ngắn gọn, chính xác: Phải dẹp ngay BOT Cai Lậy, cục mỡ nghẽn trên động mạch quốc lộ 1. Cả nhà nước và nhân dân đều có lợi. Nếu có mất, chỉ mất đi sự bất công, vô lý, bóc lột, tàn bạo.
Còn nếu cố tình để máu không chảy được về tim thì chả cần giải thích, ai cũng hiểu được điều gì sẽ xảy ra.
Nguyễn Thông
Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018
Chuyện vệ sinh (kỳ 3)
Lại nói tiếp chuyện nhà vệ sinh ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Khi chưa có hố xí 2 ngăn, mỗi gia đình nông dân thường đặt một thứ đồ chứa sau nhà hoặc cuối vườn chỉ để “phục vụ” việc tiểu tiện, nói nôm na là đi đái. Đồ chứa khá đa dạng, có khi là cái chum vỡ còn nửa phần đáy, cái vại sành mẻ, sang hơn thì có nhà mua hẳn chiếc om đất tròn to bằng nửa cái thúng. Người trong nhà, già trẻ lớn bé, rồi cả khách khứa nữa, cứ mỗi lần đi tiểu thì chõ vào đó. Tôi còn nhớ cứ bao giờ vại nước amoniac ấy gần đầy, thày tôi lại múc thêm nước cừ hoặc nước giếng đổ vào, thày bảo phải pha loãng, chứ nếu tưới nguyên chất sẽ chết cây.
Nước giải cũng là một dạng phân bón. Với người nông dân, chẳng vứt phí phạm bất cứ thứ gì. Người ta còn kể vui rằng có mấy ông thợ cày, mải miết cày, tới gần giấc trưa mót tiểu quá nhưng cố nín, đợi hết buổi cày về nhà mới xả cho tiết kiệm, đỡ hoang phí. Chuyện ấy thì tôi không rõ là có thật không, chứ cảnh ai đó gặp bãi phân trâu trên đường, đang vội đi đâu hoặc gấp gáp việc gì, cũng cố dừng lại nhặt cái que, mấy cọng rạ, khúc tàu lá chuối khô… cắm lên đó đánh dấu xí phần, như thông báo với bàn dân thiên hạ rằng tài sản này đã có chủ, thì tôi chứng kiến hoài. Mà cũng lạ, chỉ cần thế thôi, người tới sau mặc nhiên thừa nhận chủ quyền đã được tuyên bố, không hề xâm phạm, lại mải miết đi tìm bãi phân trâu vô chủ khác. Tôi đồ rằng, thi sĩ Tố Hữu khi viết câu thơ trong “Bài ca xuân 61” rằng “Dọn tí phân rơi, nhặt từng ngọn lá/Mỗi hòn than mẩu sắt cân ngô/Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ” là trên thực tế rất thú vị này.
Có nhẽ điều sau đây cũng cứ nên kể, biết đâu theo năm tháng có ai đó khi dày công tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm sinh hoạt, văn hóa vùng miền sẽ xem như thứ tư liệu. Ở nông thôn miền Bắc, người ta coi chuyện vệ sinh là cái gì đó “khó nói lắm”, nên phải kín đáo, đừng hớ hênh lộ liễu. Ngay cả khi đi vệ sinh mà lỡ gặp nhau cũng thèn thẹn, mắc cỡ, cứ như mình sắp làm điều chi bậy bạ. Theo quy định bất thành văn, nhà xí hoặc chỗ tiểu phải kín đáo, khuất nẻo, đừng để ai thấy. Đó là phổ biến chung, tuy nhiên cũng như mọi thứ trên đời, vẫn có những xé rào, ngoại lệ. Chẳng hạn người ta thỉnh thoảng nhắc chuyện mấy ông tây qua Việt Nam thắc mắc, ai đời nhiều tay bản xứ khi tè đứng ngay bờ hồ Hoàn Kiếm tè giữa ban ngày ban mặt, còn trai gái hôn nhau lại lôi vào nơi thật tối tăm khuất nẻo. Đám tây nó cười, bảo chúng mày tinh làm chuyện ngược đời, hôn thì chỗ tối, đái thì công khai, dân Việt thật kỳ quặc.
Có nhẽ điều sau đây cũng cứ nên kể, biết đâu theo năm tháng có ai đó khi dày công tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm sinh hoạt, văn hóa vùng miền sẽ xem như thứ tư liệu. Ở nông thôn miền Bắc, người ta coi chuyện vệ sinh là cái gì đó “khó nói lắm”, nên phải kín đáo, đừng hớ hênh lộ liễu. Ngay cả khi đi vệ sinh mà lỡ gặp nhau cũng thèn thẹn, mắc cỡ, cứ như mình sắp làm điều chi bậy bạ. Theo quy định bất thành văn, nhà xí hoặc chỗ tiểu phải kín đáo, khuất nẻo, đừng để ai thấy. Đó là phổ biến chung, tuy nhiên cũng như mọi thứ trên đời, vẫn có những xé rào, ngoại lệ. Chẳng hạn người ta thỉnh thoảng nhắc chuyện mấy ông tây qua Việt Nam thắc mắc, ai đời nhiều tay bản xứ khi tè đứng ngay bờ hồ Hoàn Kiếm tè giữa ban ngày ban mặt, còn trai gái hôn nhau lại lôi vào nơi thật tối tăm khuất nẻo. Đám tây nó cười, bảo chúng mày tinh làm chuyện ngược đời, hôn thì chỗ tối, đái thì công khai, dân Việt thật kỳ quặc.
Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018
Chuyện vệ sinh (kỳ 2)
Đọc xong kỳ 1, có bạn bảo tôi, khiếp, mấy thứ tiêu hóa bài tiết tởm chết được mà cũng viết, thôi đi, viết những thứ nhẹ nhàng thơm tho có văn hóa có phải hay hơn không nào. Tôi hiểu, bạn thương mình mới nhắc nhở thế. Nhưng lòng trộm nghĩ, đời có cái hay cái dở, cái tốt cái xấu, cái thơm cái thối… Đó là những cặp phạm trù đối lập (hồi xưa học triết học, các thầy dạy vậy), mỗi thứ là phần vốn có của cuộc sống. Nên nhìn đời theo nhiều chiều, 2D hoặc 3D càng tốt. Vả lại, mình không viết, và không người nào viết, thì vài chục năm nữa chẳng ai biết đã từng xảy ra những chuyện như vậy. Ngày xưa, chế độ phong kiến quân chủ, vua là nhất, nhưng khi chép sử, ngay cả chuyện giết vua, xấu xa thế người ta cũng cứ biên cơ mà.
Khi tôi còn nhỏ, làng quê nông thôn rất nghèo. Ngay căn nhà là chỗ chui ra chui vào, nơi cả gia đình ông bà bố mẹ con cái cháu chắt tá túc sinh hoạt ngủ nghỉ ăn uống mà còn xập xệ, chả ra gì, huống hồ cái nhà vệ sinh. Bây giờ trong mỗi ngôi nhà, dù ở nông thôn, đều có phòng vệ sinh, thậm chí những nhà khá giả sang trọng mỗi phòng đều có phòng vệ sinh – toilet riêng. Người đi mua nhà, sau khi săm soi phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp, cầu thang, thường đặc biệt chú ý tới nhà vệ sinh. Nhiều anh bán nhà vẫn có kiểu hãnh diện với khách, này bác, nhà này những mấy cái toa lét cơ đấy, tha hồ dùng. Nhà vệ sinh được coi là một thứ tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá, xác định đẳng cấp của căn hộ, căn nhà. Tuy nhiên, ngày xưa, ở nông thôn, thì lại khác.
Nông thôn miền Bắc vài chục năm trước, mỗi hộ gia đình trên mảnh đất cư trú (thổ cư) thường gồm nhà chính, nhà bếp, sân, chuồng lợn, và hố xí. Hố xí còn gọi nhà xí. Chỗ góc vườn khuất, xa căn nhà chính nhất thường được chọn đặt hố xí. Đắp tường đất, lợp mái rơm rạ. Chả hiểu sao, các cụ cứ truyền cái phom xây dựng đó từ đời này qua đời khác. Giờ nghĩ lại thấy rất bất tiện. Khổ nhất là khi mưa gió, mùa đông rét mướt, trời tối, người già. Sự vệ sinh như thứ cực hình. Sau này lớn lên, tôi chả thể hiểu nổi tại sao cổ nhân từng đúc kết tứ khoái của con người là “ăn, ngủ, đụ, ỉa” mà lại khủng bố, xem nhẹ cái khoái 4 đến thế. Nếu xét về khía cạnh lạc hậu của đời sống nông thôn miền Bắc những năm 50 trở về trước thì cái hố xí là điển hình cho sự lạc hậu cùng cực, không gì cạnh tranh nổi với nó. Chính vì vậy, khi có phong trào làm hố xí 2 ngăn từ nửa đầu thập niên 60, xem như đang diễn ra cuộc cách mạng ở nông thôn, nó được ca ngợi chả khác gì mái ngói, tường xây, sân gạch biểu trưng cho chủ nghĩa xã hội.
Khi tôi còn nhỏ, làng quê nông thôn rất nghèo. Ngay căn nhà là chỗ chui ra chui vào, nơi cả gia đình ông bà bố mẹ con cái cháu chắt tá túc sinh hoạt ngủ nghỉ ăn uống mà còn xập xệ, chả ra gì, huống hồ cái nhà vệ sinh. Bây giờ trong mỗi ngôi nhà, dù ở nông thôn, đều có phòng vệ sinh, thậm chí những nhà khá giả sang trọng mỗi phòng đều có phòng vệ sinh – toilet riêng. Người đi mua nhà, sau khi săm soi phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp, cầu thang, thường đặc biệt chú ý tới nhà vệ sinh. Nhiều anh bán nhà vẫn có kiểu hãnh diện với khách, này bác, nhà này những mấy cái toa lét cơ đấy, tha hồ dùng. Nhà vệ sinh được coi là một thứ tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá, xác định đẳng cấp của căn hộ, căn nhà. Tuy nhiên, ngày xưa, ở nông thôn, thì lại khác.
Nông thôn miền Bắc vài chục năm trước, mỗi hộ gia đình trên mảnh đất cư trú (thổ cư) thường gồm nhà chính, nhà bếp, sân, chuồng lợn, và hố xí. Hố xí còn gọi nhà xí. Chỗ góc vườn khuất, xa căn nhà chính nhất thường được chọn đặt hố xí. Đắp tường đất, lợp mái rơm rạ. Chả hiểu sao, các cụ cứ truyền cái phom xây dựng đó từ đời này qua đời khác. Giờ nghĩ lại thấy rất bất tiện. Khổ nhất là khi mưa gió, mùa đông rét mướt, trời tối, người già. Sự vệ sinh như thứ cực hình. Sau này lớn lên, tôi chả thể hiểu nổi tại sao cổ nhân từng đúc kết tứ khoái của con người là “ăn, ngủ, đụ, ỉa” mà lại khủng bố, xem nhẹ cái khoái 4 đến thế. Nếu xét về khía cạnh lạc hậu của đời sống nông thôn miền Bắc những năm 50 trở về trước thì cái hố xí là điển hình cho sự lạc hậu cùng cực, không gì cạnh tranh nổi với nó. Chính vì vậy, khi có phong trào làm hố xí 2 ngăn từ nửa đầu thập niên 60, xem như đang diễn ra cuộc cách mạng ở nông thôn, nó được ca ngợi chả khác gì mái ngói, tường xây, sân gạch biểu trưng cho chủ nghĩa xã hội.
Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2018
Chuyện vệ sinh
Đọc báo thấy nói hôm qua (8.11.2018) Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam được chính thức thành lập, có quyết định của Bộ Nội vụ đàng hoàng. Nghe cái tên, ai cũng cười. Bây giờ cả chuyện đi ỉa đi đái cũng được nâng lên tầm quốc gia, có cơ quan chủ quản, có tổ chức đoàn thể hẳn hoi. Chứ đâu như cái thời mót quá chạy ra ngoài đồng, vừa hành sự, vừa tuốt đòng đòng non ăn đã đời.
Cứ cái đà này, không chừng mai mốt có cả hội táo bón, hội đái dầm, hội ngủ mê, hội ngáy, v.v.., vui ra phết. Cả nước sinh hoạt hội quanh năm suốt tháng, không cần đợi tháng giêng hai nữa. Khi ấy, chả ai thèm đi hội chùa Hương, hội Phủ Dầy, hội Lim, cứ ở nhà cũng có người tới khiêng đi hội vệ sinh, ngáy, đái dắt. Vui phết.
Nhắc tới chuyện vệ sinh, lại nhớ nhiều thứ từng xảy ra trong “phạm trù” này, có cái đã trôi vào dĩ vãng, chẳng ai nhắc tới nữa, có cái vẫn lảng vảng đâu đây dù cuộc sống thay đổi từng ngày.
Bây giờ, người ta nói với nhau theo kiểu có văn hóa thì gọi là vệ sinh, thậm chí những anh chị mang phong cách tây phải dùng từ toilet (đám choai choai phát âm thành toi lít), chẳng hạn tới nhà hàng hay khách sạn nào đó, mót quá liền vẫy tay hỏi nhân viên, em ơi cho anh (cho chị) hỏi toi lít ở chỗ nào. Quá lịch sự. Chả như các cụ ngày xưa cứ sổ toẹt là đi ỉa, đi đái.
Cứ cái đà này, không chừng mai mốt có cả hội táo bón, hội đái dầm, hội ngủ mê, hội ngáy, v.v.., vui ra phết. Cả nước sinh hoạt hội quanh năm suốt tháng, không cần đợi tháng giêng hai nữa. Khi ấy, chả ai thèm đi hội chùa Hương, hội Phủ Dầy, hội Lim, cứ ở nhà cũng có người tới khiêng đi hội vệ sinh, ngáy, đái dắt. Vui phết.
Nhắc tới chuyện vệ sinh, lại nhớ nhiều thứ từng xảy ra trong “phạm trù” này, có cái đã trôi vào dĩ vãng, chẳng ai nhắc tới nữa, có cái vẫn lảng vảng đâu đây dù cuộc sống thay đổi từng ngày.
Bây giờ, người ta nói với nhau theo kiểu có văn hóa thì gọi là vệ sinh, thậm chí những anh chị mang phong cách tây phải dùng từ toilet (đám choai choai phát âm thành toi lít), chẳng hạn tới nhà hàng hay khách sạn nào đó, mót quá liền vẫy tay hỏi nhân viên, em ơi cho anh (cho chị) hỏi toi lít ở chỗ nào. Quá lịch sự. Chả như các cụ ngày xưa cứ sổ toẹt là đi ỉa, đi đái.
Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018
Có cần cả hệ thống chính trị vào cuộc?
Tôi vừa coi cái video do hành khách quay lại một cảnh bình thường ở sân bay tại Nhật Bản. Các nhân viên vận chuyển, bốc vác làm việc rất tử tế. Họ bê từng chiếc va li, từng thùng đồ, ba lô của khách xếp đặt nhẹ nhàng lên băng chuyền, rồi còn có một nhân viên cầm chiếc khăn lau đứng sẵn, bất kỳ chiếc va li nào ngang qua cũng được lau bụi sạch sẽ trước khi hành khách nhận được hành lý của mình.
Chỉ một việc nhỏ và bình thường thôi nhưng đó là giá trị, đẳng cấp.
Tôi chưa đi Nhật bao giờ (chỉ ở nhà quét nhà rửa bát đã hết ngày) nhưng tin vào những hình ảnh ấy. Người Nhật không khoa trương, tuyên truyền cố ý, họ chỉ lặng lẽ làm điều tốt, những điều mà bất cứ nơi đâu, bất cứ ai cũng có thể làm được.
Cũng như họ phát triển kỹ thuật công nghệ vậy, họ chẳng hô hào phải 4 chấm không, 5 chấm không gì cả nhưng cứ tiến lên như vũ bão. Cũng không cần phải thúc chim cuối đàn hay đầu đàn phải bay nhanh bởi cả đàn luôn tự ý thức bay nhanh.
Có những điều mà cả thế giới làm được tự nhiên dễ dàng thì ở xứ ta lại rất khó. Chẳng hạn muốn lau được chiếc va li hành lý bị bụi kia, có khi phải "cả hệ thống chính trị vào cuộc" sau hàng loạt nghị quyết, nghị định, họp hành; thậm chí đưa ra nghị trường quốc hội.
Tôi nói thế bởi đã từng không ít lần chứng kiến cảnh quăng quật hành lý ở sân bay ta, chuyện bị rạch, mất đồ là chuyện ngày thường ở huyện. Và nó cứ kéo dài mãi không biết tới bao giờ.
Chỉ một việc nhỏ và bình thường thôi nhưng đó là giá trị, đẳng cấp.
Tôi chưa đi Nhật bao giờ (chỉ ở nhà quét nhà rửa bát đã hết ngày) nhưng tin vào những hình ảnh ấy. Người Nhật không khoa trương, tuyên truyền cố ý, họ chỉ lặng lẽ làm điều tốt, những điều mà bất cứ nơi đâu, bất cứ ai cũng có thể làm được.
Cũng như họ phát triển kỹ thuật công nghệ vậy, họ chẳng hô hào phải 4 chấm không, 5 chấm không gì cả nhưng cứ tiến lên như vũ bão. Cũng không cần phải thúc chim cuối đàn hay đầu đàn phải bay nhanh bởi cả đàn luôn tự ý thức bay nhanh.
Có những điều mà cả thế giới làm được tự nhiên dễ dàng thì ở xứ ta lại rất khó. Chẳng hạn muốn lau được chiếc va li hành lý bị bụi kia, có khi phải "cả hệ thống chính trị vào cuộc" sau hàng loạt nghị quyết, nghị định, họp hành; thậm chí đưa ra nghị trường quốc hội.
Tôi nói thế bởi đã từng không ít lần chứng kiến cảnh quăng quật hành lý ở sân bay ta, chuyện bị rạch, mất đồ là chuyện ngày thường ở huyện. Và nó cứ kéo dài mãi không biết tới bao giờ.
Nguyễn Thông
Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018
Còn chần chừ gì nữa
Tôi là dân, chả có liên hệ gì với đảng, nhưng đảng cứ đòi lãnh đạo tôi, vì vậy muốn thoát ra khỏi “nó” cũng chẳng được.
Thực ra thì những chuyện của đảng, xưa nay dân có góp ý cũng bằng thừa bởi họ không chỉ tự coi là đỉnh cao trí tuệ, mà lại sẵn máu kiêu ngạo cộng sản, nên họ chả nghe ai bao giờ. Nhưng không nói thì họ lại bảo mình ngu, đần, dễ bảo.
Chả là vừa rồi trong bộ máy cai trị xứ này đã diễn ra sự kiện “hợp nhất”, ông tổng bí thư gánh luôn công việc của chủ tịch nước. Cứ như ổng diễn giải, đó không phải là kiêm, cũng không phải nhất thể hóa như người ta (có lẽ sợ mang tiếng là bắt chước), mà là “một người làm hai việc”. Cũng chả mấy ai phản đối, bởi bớt đi một suất lãnh đạo cho bộ máy vốn đã phình to thì phản đối phản điếc gì nữa.
Vậy, sự “kiêm” ấy (tôi cứ gọi bằng cái chữ kiêm cho ngắn gọn, không cần lý luận dài dòng như ông “hai việc”) có tốt không?
Tốt quá đi chứ. Điều chứng minh rõ nhất là kể từ hôm ông “hai việc” gánh vác hai chức tới giờ, công việc cai trị xứ này vẫn cứ trôi chảy, không thấy ông phàn nàn gì. Lúc thì ông chỉ đạo đảng, khi thì ông điều hành nhà nước, mọi sự cứ băng băng, nhẹ như không, thậm chí có lúc còn đùa vui, cười tủm tỉm nữa, chả có biểu hiện căng thẳng gì sất. Mà ông cụ đã 75 tuổi ta rồi chứ không phải đang trung niên tráng kiện như đám hậu sinh, con cháu kế thừa.
Thực ra thì những chuyện của đảng, xưa nay dân có góp ý cũng bằng thừa bởi họ không chỉ tự coi là đỉnh cao trí tuệ, mà lại sẵn máu kiêu ngạo cộng sản, nên họ chả nghe ai bao giờ. Nhưng không nói thì họ lại bảo mình ngu, đần, dễ bảo.
Chả là vừa rồi trong bộ máy cai trị xứ này đã diễn ra sự kiện “hợp nhất”, ông tổng bí thư gánh luôn công việc của chủ tịch nước. Cứ như ổng diễn giải, đó không phải là kiêm, cũng không phải nhất thể hóa như người ta (có lẽ sợ mang tiếng là bắt chước), mà là “một người làm hai việc”. Cũng chả mấy ai phản đối, bởi bớt đi một suất lãnh đạo cho bộ máy vốn đã phình to thì phản đối phản điếc gì nữa.
Vậy, sự “kiêm” ấy (tôi cứ gọi bằng cái chữ kiêm cho ngắn gọn, không cần lý luận dài dòng như ông “hai việc”) có tốt không?
Tốt quá đi chứ. Điều chứng minh rõ nhất là kể từ hôm ông “hai việc” gánh vác hai chức tới giờ, công việc cai trị xứ này vẫn cứ trôi chảy, không thấy ông phàn nàn gì. Lúc thì ông chỉ đạo đảng, khi thì ông điều hành nhà nước, mọi sự cứ băng băng, nhẹ như không, thậm chí có lúc còn đùa vui, cười tủm tỉm nữa, chả có biểu hiện căng thẳng gì sất. Mà ông cụ đã 75 tuổi ta rồi chứ không phải đang trung niên tráng kiện như đám hậu sinh, con cháu kế thừa.
Ngôi trường đi xuống
Quốc hội sáng nay 6.11 mất khá nhiều thời gian bàn về giáo dục đại học, ông bà nào cũng đòi phải đưa nền đại học xứ này ngang tầm các nước tiên tiến trên thế giới.
Hì vưỡn, thế các vị chả thấy ông "hai việc" bảo "chưa bao giờ giáo dục nước ta rực rỡ như bây giờ" hay sao.
Tôi chẳng phải đại biểu quốc hội nên không bàn, chỉ nói với tư cách cá nhân rằng nền giáo dục đại học xứ này chẳng những không rực rỡ như ông lão nói mà còn thụt lùi, lụn bại về chất lượng so với thời tôi học. Nếu có hơn, chỉ hơn mỗi cái cơ sở vật chất to và hoành tráng hơn, trang bị máy móc tốt hơn, chứ đội ngũ thầy cô, chất lượng đào tạo, kiến thức truyền đạt, danh tiếng trong xã hội... đều kém so với trước, kém cả so với thời Việt Nam cộng hòa.
Tạm gác chuyện chất lượng, cứ nhìn sự nhếch nhác của bộ mặt một ngôi trường mà nản.
Tôi thỉnh thoảng có việc đi ngang qua Trường đại học Bách khoa TP.HCM. Một khu trường đại học rộng mênh mông, gần 15 hecta (150.000 mét vuông), trước năm 1975 là Trường đại học Kỹ thuật, còn quen gọi bằng cái tên trường kỹ thuật Phú Thọ (vì nó năm trên đất tổng Phú Thọ Hòa cũ, quận Tân Bình). Chính quyền Sài Gòn đã xây dựng nơi đây làm trung tâm giáo dục đại học chuyên về kỹ thuật, công nghệ. Năm 1976, chiếm được, chính quyền mới biến nó thành trường đại học Bách khoa.
Giữa năm 1977 tôi đã tới nơi này. Khu trường thật đẹp, rộng rãi, thông thoáng, hàng rào thưa cho phép ngắm nhìn khuôn viên trường rợp cây xanh. Nhìn đã thích, chưa cần nói được vào học.
Hì vưỡn, thế các vị chả thấy ông "hai việc" bảo "chưa bao giờ giáo dục nước ta rực rỡ như bây giờ" hay sao.
Tôi chẳng phải đại biểu quốc hội nên không bàn, chỉ nói với tư cách cá nhân rằng nền giáo dục đại học xứ này chẳng những không rực rỡ như ông lão nói mà còn thụt lùi, lụn bại về chất lượng so với thời tôi học. Nếu có hơn, chỉ hơn mỗi cái cơ sở vật chất to và hoành tráng hơn, trang bị máy móc tốt hơn, chứ đội ngũ thầy cô, chất lượng đào tạo, kiến thức truyền đạt, danh tiếng trong xã hội... đều kém so với trước, kém cả so với thời Việt Nam cộng hòa.
Tạm gác chuyện chất lượng, cứ nhìn sự nhếch nhác của bộ mặt một ngôi trường mà nản.
Tôi thỉnh thoảng có việc đi ngang qua Trường đại học Bách khoa TP.HCM. Một khu trường đại học rộng mênh mông, gần 15 hecta (150.000 mét vuông), trước năm 1975 là Trường đại học Kỹ thuật, còn quen gọi bằng cái tên trường kỹ thuật Phú Thọ (vì nó năm trên đất tổng Phú Thọ Hòa cũ, quận Tân Bình). Chính quyền Sài Gòn đã xây dựng nơi đây làm trung tâm giáo dục đại học chuyên về kỹ thuật, công nghệ. Năm 1976, chiếm được, chính quyền mới biến nó thành trường đại học Bách khoa.
Giữa năm 1977 tôi đã tới nơi này. Khu trường thật đẹp, rộng rãi, thông thoáng, hàng rào thưa cho phép ngắm nhìn khuôn viên trường rợp cây xanh. Nhìn đã thích, chưa cần nói được vào học.
Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018
Thành ngữ mới: Ngày hội của quần chúng nhân dân
Mấy hôm nay, bộ máy tuyên truyền ra sức gây sự chú ý của cộng đồng dân chúng xứ ta đối với cái gọi là Luật An ninh mạng. Họ bảo rằng nhà nước sẽ lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân về dự thảo nghị định của chính phủ thi hành Luật An ninh mạng trước khi luật có hiệu lực. Cứ như dân có quyền ghê gớm lắm cho phép luật được tồn tại hay không. Cứ như là cái gì cũng phải dựa vào dân, do dân quyết định.
Cách làm ấy thực ra không mới, bởi lâu lắm rồi, những người cộng sản lúc nào cũng hô to “sự nghiệp cách mạng là ngày hội lớn của quần chúng nhân dân”.
Đã nói đến hội là ta nghĩ ngay đến 2 yếu tố: vui và đông. Hội là phải vui. Hội Lim, hội Gióng, hội chùa Thầy, hội xuống đồng… vui nổ trời. Chả có hội nào buồn bã, ủ rũ cả. Đời đã vốn lắm nỗi buồn, đi hội mà lại rước thêm sự đưa đám rầu rĩ thì chi bằng ở nhà. Mấy người hát xẩm ngày xưa từng rủ rê thiên hạ “Anh em ơi, hội chùa Thầy đương lúc đua chen. Hễ ai nhanh chân thì tới, chứ ươn hèn thì (í) xa”. Và hội thì bao giờ cũng đông. Vài ba đứa trẻ trâu rủ nhau ra bãi đánh khăng đánh đáo thì chả thể nào tạo nên hội. Phải đông như kiến cỏ (kiến và cỏ luôn luôn được dùng để so sánh sự đông đúc), đông như quân Nguyên, đông như... hội mới là hội.
Người cộng sản rất khôn khéo khi cái gì cũng dựa vào dân, núp bóng dân. Có thể họ chưa có sự hiểu đời như cụ Ức Trai Nguyễn Trãi khi xưa, rằng “phúc chu thủy tín, dân do thủy” (lật thuyền mới biết, dân là nước), “tải chu, phúc chu giả, dân dã” (chở thuyền, cũng như lật thuyền, đều là sức dân vậy) nhưng họ thừa hiểu rằng những gì họ có được là do dân. Vậy nên chỗ nào cũng giăng câu khẩu hiệu “Của dân, vì dân, do dân”. Tờ báo chính thống của họ được đặt tên là Nhân Dân. Có chuyện vui rằng, để làm vui lòng dân (người thẳng thắn thì gọi là mị dân), để dân chúng thấy chỗ nào cũng được quyền làm chủ, họ đặt tên sự vật theo nguyên tắc chủ thể cộng với nhân dân: Viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân, hiệu sách nhân dân, công xã nhân dân, nghệ sĩ nhân dân, nhà giáo nhân dân, ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân, quân đội nhân dân, công an nhân dân, cảnh sát nhân dân…, chỉ giữ lại mỗi phần riêng nhỏ xíu khiêm tốn là kho bạc nhà nước. Thì văn học dân gian nói thế, nhưng nghe cũng có lý.
Cách làm ấy thực ra không mới, bởi lâu lắm rồi, những người cộng sản lúc nào cũng hô to “sự nghiệp cách mạng là ngày hội lớn của quần chúng nhân dân”.
Đã nói đến hội là ta nghĩ ngay đến 2 yếu tố: vui và đông. Hội là phải vui. Hội Lim, hội Gióng, hội chùa Thầy, hội xuống đồng… vui nổ trời. Chả có hội nào buồn bã, ủ rũ cả. Đời đã vốn lắm nỗi buồn, đi hội mà lại rước thêm sự đưa đám rầu rĩ thì chi bằng ở nhà. Mấy người hát xẩm ngày xưa từng rủ rê thiên hạ “Anh em ơi, hội chùa Thầy đương lúc đua chen. Hễ ai nhanh chân thì tới, chứ ươn hèn thì (í) xa”. Và hội thì bao giờ cũng đông. Vài ba đứa trẻ trâu rủ nhau ra bãi đánh khăng đánh đáo thì chả thể nào tạo nên hội. Phải đông như kiến cỏ (kiến và cỏ luôn luôn được dùng để so sánh sự đông đúc), đông như quân Nguyên, đông như... hội mới là hội.
Người cộng sản rất khôn khéo khi cái gì cũng dựa vào dân, núp bóng dân. Có thể họ chưa có sự hiểu đời như cụ Ức Trai Nguyễn Trãi khi xưa, rằng “phúc chu thủy tín, dân do thủy” (lật thuyền mới biết, dân là nước), “tải chu, phúc chu giả, dân dã” (chở thuyền, cũng như lật thuyền, đều là sức dân vậy) nhưng họ thừa hiểu rằng những gì họ có được là do dân. Vậy nên chỗ nào cũng giăng câu khẩu hiệu “Của dân, vì dân, do dân”. Tờ báo chính thống của họ được đặt tên là Nhân Dân. Có chuyện vui rằng, để làm vui lòng dân (người thẳng thắn thì gọi là mị dân), để dân chúng thấy chỗ nào cũng được quyền làm chủ, họ đặt tên sự vật theo nguyên tắc chủ thể cộng với nhân dân: Viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân, hiệu sách nhân dân, công xã nhân dân, nghệ sĩ nhân dân, nhà giáo nhân dân, ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân, quân đội nhân dân, công an nhân dân, cảnh sát nhân dân…, chỉ giữ lại mỗi phần riêng nhỏ xíu khiêm tốn là kho bạc nhà nước. Thì văn học dân gian nói thế, nhưng nghe cũng có lý.
Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2018
Lời căn dặn của thiền sư Thích Nhất Hạnh
KHÔNG CẦN XÂY THÁP CHO THẦY
"Thầy không muốn sau này quý vị xây cho Thầy một ngôi tháp ở Tổ Đình. Xây tháp như thế sẽ không có ý nghĩa gì nếu ngày hôm nay quý vị không nối tiếp được những gì Thầy đang trao truyền. Thầy rất không thích chuyện lấy một mớ tro từ hình hài của Thầy rồi bỏ vào trong một cái hũ, rồi đặt vào trong tháp. Thầy không phải là cái nắm tro đó. Không có lý Thầy chỉ là cái nắm tro ấy hay sao?!
Thầy là một thực tại linh động, đang sống, đang có mặt khắp nơi. Trong các sư chú và các sư cô đều có Thầy, trong các vị cư sĩ quen biết đều có Thầy. Ở chỗ nào mà có thiền hành, thiền tọa, có pháp đàm, có ăn cơm yên lặng, có Sám Pháp Địa Xúc là có Thầy!
Không được nhốt Thầy, bỏ Thầy vào trong một cái hũ nhỏ rồi đặt Thầy vào trong một cái tháp. Thầy không muốn Thầy có một cái tháp. Tốn đất chùa vô ích. Sư Thầy Đàm Nguyện đã xây cho Thầy một cái tháp ở chùa Đình Quán. Đã lỡ xây rồi thì phải ghi lên trước tháp mấy chữ: “Trong này không có gì.” Thầy không nằm trong tháp ấy đâu. “There is nothing inside”. Nếu người ta vẫn chưa hiểu thì ghi thêm một câu nữa “Ngoài kia cũng không có gì.” Và nếu vẫn còn chưa hiểu thì ghi thêm một câu chót là “Nếu có gì thì nó có trong bước chân và hơi thở của bạn.” Đó là điều Thầy căn dặn các Thầy các sư cô ở chùa Đình Quán Hà Nội và ở Tổ Đình.
Đừng phí thì giờ nghĩ đến chuyện tìm đất xây tháp cho Thầy. Đó không phải là điều Thầy nghĩ tới. Nếu có một tảng đá có sẵn thì để vào trong hốc đá bản thảo của một cuốn sách của Thầy như cuốn Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức thì tảng đá đó có Thầy nhiều hơn là một cái tháp trong đó có một nắm tro. Đem tro mà rải hết ra ngoài để nuôi cây nuôi cỏ, cho cỏ cho cây lớn lên. Đừng có ngăn ngừa sự tiếp nối của nắm tro ấy.."
Thích Nhất Hạnh
"Thầy không muốn sau này quý vị xây cho Thầy một ngôi tháp ở Tổ Đình. Xây tháp như thế sẽ không có ý nghĩa gì nếu ngày hôm nay quý vị không nối tiếp được những gì Thầy đang trao truyền. Thầy rất không thích chuyện lấy một mớ tro từ hình hài của Thầy rồi bỏ vào trong một cái hũ, rồi đặt vào trong tháp. Thầy không phải là cái nắm tro đó. Không có lý Thầy chỉ là cái nắm tro ấy hay sao?!
Thầy là một thực tại linh động, đang sống, đang có mặt khắp nơi. Trong các sư chú và các sư cô đều có Thầy, trong các vị cư sĩ quen biết đều có Thầy. Ở chỗ nào mà có thiền hành, thiền tọa, có pháp đàm, có ăn cơm yên lặng, có Sám Pháp Địa Xúc là có Thầy!
Không được nhốt Thầy, bỏ Thầy vào trong một cái hũ nhỏ rồi đặt Thầy vào trong một cái tháp. Thầy không muốn Thầy có một cái tháp. Tốn đất chùa vô ích. Sư Thầy Đàm Nguyện đã xây cho Thầy một cái tháp ở chùa Đình Quán. Đã lỡ xây rồi thì phải ghi lên trước tháp mấy chữ: “Trong này không có gì.” Thầy không nằm trong tháp ấy đâu. “There is nothing inside”. Nếu người ta vẫn chưa hiểu thì ghi thêm một câu nữa “Ngoài kia cũng không có gì.” Và nếu vẫn còn chưa hiểu thì ghi thêm một câu chót là “Nếu có gì thì nó có trong bước chân và hơi thở của bạn.” Đó là điều Thầy căn dặn các Thầy các sư cô ở chùa Đình Quán Hà Nội và ở Tổ Đình.
Đừng phí thì giờ nghĩ đến chuyện tìm đất xây tháp cho Thầy. Đó không phải là điều Thầy nghĩ tới. Nếu có một tảng đá có sẵn thì để vào trong hốc đá bản thảo của một cuốn sách của Thầy như cuốn Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức thì tảng đá đó có Thầy nhiều hơn là một cái tháp trong đó có một nắm tro. Đem tro mà rải hết ra ngoài để nuôi cây nuôi cỏ, cho cỏ cho cây lớn lên. Đừng có ngăn ngừa sự tiếp nối của nắm tro ấy.."
Thích Nhất Hạnh
Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018
Ngân sách
Những ngày qua, quốc hội trao đổi về ngân sách hơi bị nhiều. Nói vòng vo chán, rồi các ý kiến cũng chốt lại ở ý phải làm sao tiết kiệm ngân sách, không được phung phí.
Bộ Tài chính cũng vừa công bố dự thảo ngân sách năm 2019, thu bao nhiêu, chi bao nhiêu, cũng có ý rằng phải tiết kiệm.
Nói chung, cả quốc hội, cả Bộ Tài chính, cả mồm những ông to bà nhớn đều đúng. Ngân sách là phải tiết kiệm.
Vì sao đúng, bởi vì ngân sách tức là tiền (ngân), là mồ hôi, nước mắt, máu của nhân dân mà thành. Lãng phí là có tội.
Chỉ có điều, cần phải biến lời nói thành việc làm, thành hành vi cụ thể. Đừng có mồm nói tiết kiệm nhưng tay phung phí, coi máu mồ hôi nước mắt nhân dân như rác như bùn.
Xin nêu một vài cách chống lãng phí (sự lãng phí đang tràn lan, công khai, khắp nước, mọi cấp).
Bộ Tài chính cũng vừa công bố dự thảo ngân sách năm 2019, thu bao nhiêu, chi bao nhiêu, cũng có ý rằng phải tiết kiệm.
Nói chung, cả quốc hội, cả Bộ Tài chính, cả mồm những ông to bà nhớn đều đúng. Ngân sách là phải tiết kiệm.
Vì sao đúng, bởi vì ngân sách tức là tiền (ngân), là mồ hôi, nước mắt, máu của nhân dân mà thành. Lãng phí là có tội.
Chỉ có điều, cần phải biến lời nói thành việc làm, thành hành vi cụ thể. Đừng có mồm nói tiết kiệm nhưng tay phung phí, coi máu mồ hôi nước mắt nhân dân như rác như bùn.
Xin nêu một vài cách chống lãng phí (sự lãng phí đang tràn lan, công khai, khắp nước, mọi cấp).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)