Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Vơ vét tài nguyên công cộng


     Ở nước ta, dấu ấn của nền kinh tế tiểu nông manh mún không phải đến thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà mất hẳn, trái lại nó vẫn tồn tại dưới dạng này dạng khác. Chuyện người ta ngang nhiên lấn chiếm không gian, đất đai, tài nguyên công cộng về làm của riêng hầu như nơi nào cũng xảy ra, bất chấp xã hội đã có hẳn luật về tài nguyên môi trường, có những quy ước chặt chẽ của cộng đồng.
 
     Cứ lâu lâu, dư luận lại ồn lên chuyện nhà đầu tư, doanh nghiệp, công ty này nọ chiếm hết bãi biển, thậm chí ngang ngược cấm tiệt không cho người dân được vào, được sử dụng. Báo Thanh Niên vừa lên tiếng sự việc khu nghỉ mát Anna Mandara ở TP.Nha Trang độc quyền cát cứ, xua tất tật cả du khách lẫn dân địa phương không cho bén mảng đến lãnh địa của họ. Trên thực tế, không phải chỉ ở thành phố biển Nha Trang, bất cứ nơi nào trên dải bờ biển dài 3.260 cây số của nước ta, cứ bãi biển đẹp là bị chiếm, dưới cái mác dự án này nọ. Những nơi biển đẹp từng thu hút hấp dẫn du khách như Hạ Long (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Bình Thuận), Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu)... hầu hết có tình trạng sứ quân cát cứ. Biển là của chung, dần dà bị biến thành của riêng. Người dân tự bao đời gắn bó với biển bỗng dưng bị ném lên bờ. Chả biết kêu ai.

     Phải thừa nhận, trong quá trình tăng trưởng luôn phát sinh những điều thách thức. Xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nhưng cũng phải làm sao đảm bảo các nguồn tài nguyên thiên nhiên được quản lý, sử dụng hiệu quả, hợp lý, bền vững. Ngay cả việc duyệt dự án cho các nhà đầu tư (nội và ngoại) cũng cần tính đến quyền làm chủ tài nguyên của người dân, và không nên để mặc họ sau đó tự tung tự tác, tước đoạt quyền lợi của dân. Lại càng không nên ngấm ngầm chia chác tài nguyên khi đặt bút ký phê duyệt dự án. Dự thảo luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 này, trong dự thảo chỉ ra rất rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Và dĩ nhiên, luật không bao giờ chấp nhận tình trạng cát cứ.

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Công lý

TRƯƠNG HUY SAN (Huy Đức, nhà báo)
Dự thảo Luật Tố tụng hình sự đang được thảo luận tại Quốc hội (tháng 5-2015) đã “tiếp thu” được vài nguyên tắc mà “loài người tiến bộ” đã từng áp dụng từ hàng trăm năm qua. Các đại biểu Quốc hội cũng bắt đầu nhận ra, cho dù nhu cầu chống tội phạm lớn tới đâu cũng không thể chấp nhận oan sai. Tuy nhiên, nếu không nhận thấy nguyên nhân sâu xa của oan sai thì không những không thể thiết kế một nền tư pháp có thể mang lại công lý mà trong vài trò chống tội phạm, nó còn có thể trở thành công cụ của từng băng nhóm.
Dân trí hay quan trí
Không ngạc nhiên khi các tướng công an không ủng hộ quyền im lặng của bị can. Quyền ấy chắc chắn sẽ làm khó hơn cho tiến trình điều tra. Chỉ ngạc nhiên, sao các tướng – những người thực thi – lại được đặt ngồi trong cơ quan lập pháp.
Quyền không khai những điều có thể trở thành bằng chứng chống lại mình khi chưa có luật sư được người Mỹ đưa vào Hiến pháp năm 1789 (Tu chính án thứ Năm). Tướng Trịnh Xuyên cho rằng áp dụng nguyên tắc này sẽ không phù hợp với dân trí nước ta. Nói như thế thật là xúc phạm người dân Việt Nam, không lẽ sau 70 năm xây dựng CNXH, dân trí nước ta lại thua dân trí Mỹ 226 năm về trước.

Nhân đạo với bò

BÁ TÂN 
        Với nhiều người, đặt ra vấn đề đối xử nhân đạo với bò là chuyện gì đó vô cùng xa lạ.
        Người với người lắm khi chưa được đối xử nhân đạo, nói chi đến trâu bò.
        Bò phải được đối xử nhân đạo. Không phải Việt Nam đặt ra vấn đề này, mà là yêu cầu của Australia.
        Australia đưa ra yêu cầu này không vì trâu bò nói chung, mà chỉ dành cho bò của Australia nhập khẩu vào Việt Nam.
        Mỗi năm Việt Nam nhập khẩu từ Australia gần 180 ngàn con bò, đứng thứ 2 trong các nước nhập khẩu bò thịt của nước này.
        Cách giết trâu bò truyền thống của Việt Nam là dùng búa đánh vào đầu con vật. Đến lúc trâu bò gục xuống và tắt thở, tiếp theo là những công đoạn còn lại.
       Đã thành truyền thống cho nên, tại Việt Nam, chẳng có ai phản đối cách giết trâu bò một cách tàn bạo như vậy. Thậm chí khi còn sống, cho dù là đầu cơ nghiệp, trâu bò thường xuyên bị đối xử tàn bạo.
      Nắm được thông tin đáng tin cậy, sau khi nhập khẩu vào Việt Nam, bò xuất xứ từ Australia cũng bị giết theo kiểu dùng búa giáng vào đầu cho đến lúc chết, phía Australia lập tức lên tiếng phản đối, đồng thời yêu cầu Việt Nam phải đối xử nhân đạo với bò nhập khẩu từ nước này.
        Nhập khẩu làm thịt, dĩ nhiên phải giết, nhưng theo yêu cầu của Australia không được giết bò theo kiểu truyền thống của Việt Nam. Phía Australia cho rằng giết bò kiểu đó là không nhân đạo, họ không chấp nhận đối xử với bò nhập khẩu từ Australia theo kiểu dã man như vậy.
         Australia cảnh báo sẽ không xuất khẩu bò sang Việt Nam nếu bò của họ còn bị làm thịt theo kiểu dã man. Muốn tiếp tục nhập khẩu bò của Australia, Việt Nam phải đối xử nhân đạo với bò bằng cách giết mổ mang tính nhân đạo.
          Cũng là trâu bò, mặc dù đã được xuất khẩu, phía Australia vẫn giám sát và yêu cầu phía nhập khẩu phải đối xử nhân đạo với con vật.
          Australia là nước văn minh.Ở đó con người với con người, trong mọi hành vi, luôn được đối xử nhân đạo. Kể cả con vật, cho dù đã ra khỏi biên giới, quốc gia này vẫn quan tâm và đòi hỏi phải được đối xử nhân đạo.
          Tuyệt vời Australia.
          Australia trở thành  một trong những trung tâm giáo dục của thế giới. Nhiều người Việt Nam, trong đó không ít con cháu quan chức, đến học tập, tu nghiệp tại Australia.
          Không chỉ tìm kiếm công nghệ  và lĩnh hội khoa học - kỹ thuật, học tập Australia và muốn có được văn minh như Australia, trước hết phải noi theo sự nhân văn, nhân đạo.
         Dùng tiền mua được công nghệ. Công nghệ cao không đồng nghĩa với con người tốt, chế độ tốt.
        Nhân văn, nhân đạo không sinh ra từ tiền bạc. Thậm chí, với bọn tham nhũng và bè lũ lợi ích nhóm, tiền bạc làm đen tối và ô uế nhân văn, nhân đạo.
         Nhân văn, nhân đạo là cội nguồn sinh ra con người tốt, chế độ tốt.
       Bá Tân

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Tôi sợ vỡ chuyện, cái sảy nảy cái ung

Chả là Bộ GTVT đang kiến nghị Bộ GD-ĐT kiểm tra lại học vị tiến sĩ của ông Trần Đình Bá xem có thực không, bởi họ nghi ngờ ông Bá không phải là tiến sĩ. Lý do, ông Bá hay cãi những chủ trương, dự án của bộ. Bộ GD-ĐT không mặn mà lắm với chuyện này, chứ nếu mặn thì bộ Học đã làm um không biết bao nhiêu vụ rồi, chẳng hạn học hàm, chức danh giáo sư của thi tiên thi thánh Yên Tử Hoàng Quang Thuận hồi năm xưa.

Kiểm tra ông Bá, ối ông khác lo, cái sảy nảy cái ung thì bỏ mẹ, trốn trong đống rơm cũng không thoát.

Theo tôi, cứ nên kiểm tra. Ông Bá mà tự xưng (tôi nói ông Bá tự xưng chứ không phải do báo chí phong bừa) tiến sĩ ẩu thì tự ông ấy chả dám thò đến đâu nữa. Nhân tiện, kiểm tra lại hết những ông giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ (thạc sĩ thì tha bởi đông hơn nông dân, kiểm thế đếch nào được).


Mà cách kiểm cũng đơn giản thôi, cứ theo quy định, đã giáo sư, tiến sĩ thì phải thông thạo ít nhất 1 ngoại ngữ, mỗi ông chỉ cần test đúng 1 phút: Nói 1 câu ngoại ngữ (tiếng gì cũng được, theo vị ấy khai báo) xem có hiểu không. Không hiểu là đá đít luôn. Làm đến bộ trưởng, thứ trưởng, đại tướng... cũng mặc, đá đít luôn.

(Lưu ý: Không tính loại GS, TS Mác-Lê bởi loại này chả ai thèm quan tâm).


Nguyễn Thông

Mốc mới của nhà văn Nguyên Ngọc

Lời chủ blog:
Nhà văn Nguyên Ngọc là cái tên không hề xa lạ trên văn đàn Việt Nam. Trong giới cầm bút xứ ta hiện nay, người như Nguyên Ngọc cực hiếm, nằm trong nhóm đếm ngón tay trên một bàn tay.

Nguyên Ngọc có nhiều mốc trong đời ông. Tiểu thuyết Đất nước đứng lên là mốc ban đầu. Truyện ngắn Rẻo cao cũng có thể coi là mốc. Rồi Rừng xà nu, rồi Tổng biên tập báo Văn Nghệ thời vàng son nhất, rồi cương vị Bí thư đảng đoàn Hội Nhà văn những năm cuối 80, rồi luôn có mặt trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, và cái mốc mới nhất, cực kỳ quan trọng, là năm 2015 tự rút tên ra khỏi Hội nhà văn quốc doanh, đồng thời là thành viên chủ chốt của Ban vận động thành lập Văn đoàn độc lập Việt Nam.

Đời ông đầy những sóng gió: chiến tranh, sự kèn cựa của kẻ xấu, bị cấp trên ôm đảng nịnh chế độ trù dập, bị an ninh mật vụ theo dõi... nhưng ở ông vẫn sáng ngời tài năng, nhân cách, trí tuệ, bản lĩnh tiên phong, ý chí cương cường, thái độ không chịu chấp nhận cường quyền.

Bài trả lời phỏng vấn sau đây là một minh chứng cho những nhận xét trên. Tít đầu bài và tít trong bài đều do tôi đặt.

Nguyên Ngọc:
Chúng tôi tuyên bố từ bỏ một hội đã suy thoái không phương cứu chữa, không xin phép ai đâu!
LIÊU THÁI (thực hiện) 

-Thưa nhà văn, là một người thuộc vào hàng “công thần khai quốc” của Hội Nhà Văn Việt Nam, đồng thời cũng là chủ khảo của nhiều giải văn học của Hội Nhà Văn Việt Nam (HNVVN), có thể nói là bề dày cống hiến của ông với HNVVN rất dày. Nhưng ông vừa có quyết định từ bỏ HNVVN, ông vui lòng cho biết nguyên nhân và lý do dẫn đến quyết định này? Và HNVVN đã có phản ứng gì với quyết định cùa ông?
-Tôi có dự đại hội thành lập HNVVN năm 1957. Tất cả những người dự đại hội đó đều được coi đương nhiên là “hội viên sáng lập”. Tôi là một kiểu “công thần khai quốc” như thế đấy thôi! Hồi đó tôi còn rất trẻ, từ tỉnh lẻ xa xôi mới ngơ ngác về Hà Nội và vừa có tác phẩm đầu tay. Được vào Hội là thích lắm rồi. Về sau mới dần dần hiểu ra và nghĩ khác.
Nhà văn Nguyên Ngọc


Năm 1979, tôi có lần nói với ông Lê Đức Thọ, bấy giờ là người có vị trí rất cao trong Đảng Cộng sản Việt Nam: Theo tôi quy luật tự nhiên của đời sống văn học là những người cầm bút chơi với nhau, tập họp nhau thành từng nhóm, hoặc vì cùng khuynh hướng nghệ thuật, hoặc vì nhu cầu giúp đỡ nhau thế nào đó, hoặc cũng có thể đơn giản vì thích tính nhau, gần gũi nhau sao đó… Trong từng nhóm như vậy, họ trao đổi với

Ghi được trên đại lộ Đông - Tây

Đại lộ Đông - Tây là tên cũ, bây giờ người ta gọi nó bằng tên ông cố thủ tướng, Võ Văn Kiệt. Trong 2 ngày, trên con đường này, hằng ngày tôi đi làm nên qua lại, chứng kiến nhiều điều, nhưng ghi biên lại 2 chuyện:

Ngày 26.5
Báo với chả chí
Sáng nay, lúc hơn 8 giờ, khi dừng chờ hết đèn đỏ, tôi tận mắt chứng kiến vụ tai nạn giao thông tại ngã ba Võ Văn Kiệt (đại lộ Đông Tây) - Trần Đình Xu, P.Cầu Kho, Q,1, SG. Lúc dòng xe trên đường Võ Văn Kiệt đang băng băng, càng những giây cuối càng cố vượt nhanh, còn khoảng 5 giây nữa thì một gã chạy xe máy từ Trần Đình Xu cố tình băng ngang vượt ẩu. Một chiếc xe tải tuy giảm tốc độ vẫn không tránh được, tông luôn, hất văng gã xe máy ra xa nhưng rất may là y không sao, ngồi dậy được ngay, chiếc xe máy bị cán bẹp. Tội nhất là xe tải đâm ngay vào trụ cột các biển báo, nát hết cabin, tài xế và phụ xế kẹt cứng bên trong, thể nào cũng bị thương. Những người chứng kiến ai cũng chửi gã chạy xe máy.

Vậy mà lúc hơn 1 giờ chiều, HTV1 phát tin về vụ này, tường thuật cứ như có mặt chứng kiến tại chỗ, rằng chiếc xe tải đến đó bị mất lái, đâm vào người chạy xe máy khiến anh ta bị thương rất nặng.


Tôi coi đến đó, bật chửi, đèo mẹ, báo với chả chí, tinh nói láo. Nó nói thế thì khác gì quy kết lỗi của xe tải trong khi người ta đã cố xủ lý, người ta đã chịu thiệt hại hỏng cái ô tô hàng trăm triệu đồng, lại còn bênh cái thằng chạy ẩu là nguyên nhân gây ra tai nạn. Bố láo bố toét. Xưa nay các cụ nói cấm sai.


Ngày 27.5
Người Sài Gòn dễ thương
Trưa nay mình chạy xe máy trên đường Võ Văn Kiệt, thấy chiếc xe ba gác máy trên có 3 cậu thanh niên đen nhẻm, rất gấu, chở mấy cây sắt dài, rỉ sét, đuôi cây sắt sắc nhọn kéo dài về phía sau, ngang tầm mặt người chạy xe máy. Ai không để ý là bị thủng mặt như chơi. Mình cũng suýt bị. Cáu quá, vọt lên, nhưng kịp trấn tĩnh nói nhẹ nhàng: các em ơi, nhớ treo thứ gì vào phía sau để cảnh giới, kẻo gây tai nạn.

Chúng vừa chạy vừa cảm ơn, cháu xin lỗi chú, để chúng cháu sửa. 3 đứa tấp vào đường, kiếm được chiếc vỏ bao xi măng bọc lại, thêm một mảnh to nữa cột vào như lá cờ vẫy vẫy cho người khác biết.

Mình thấy chúng làm ngay, hiểu đó là những người tốt. Rất đáng yêu.

Nguyễn Thông

Nắng trưa với hai gia đình Gạc Ma ở Quảng Bình

HUY ĐỨC (nhà báo)

Rất tiếc là thời gian ở Quảng Bình ngắn, nên tôi chỉ có thể thay mặt Nhịp Cầu Hoàng Sa đến thăm gia đình hai liệt sĩ hy sinh ngày 14-3-1988 tại Gạc Ma: trung úy Nguyễn Mậu Phong và chiến sỹ Hoàng Văn Túy. Trung úy Nguyễn Mậu Phong là sĩ quan có cấp bậc cao nhất trực tiếp xuống đảo chỉ huy, hy sinh ngay trong loạt đạn đầu và xương cốt hãy còn nằm lại ở Gạc Ma cùng với 51 đồng đội khác (3 người được đồng đội tìm thấy xác ngay cuộc thảm sát Gạc Ma; 10 bộ hài cốt được tìm thấy trong những nỗ lực của Bộ Tư lệnh Hải quân vào tháng 7 & 8-2008).

Theo Lê Hữu Thảo, người sống sót trong ngày 14-3: "Trung úy Phong là người trực tiếp ra các mệnh lệnh trong thời khắc lịch sử ấy và đã hy sinh như một anh hùng".

Cha mẹ của trung úy Phong, ông Nguyễn Mậu Bảo (sinh năm 1930) và bà Nguyễn Thị Lênh (sinh 1932), cư ngụ tại thôn Hiển Lộc, xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh. Ông Bảo nói: "Nhà cửa vậy cũng tạm ổn (đã xây tường nhưng chưa đủ tiền đóng cửa), trợ cấp bố mẹ liệt sĩ được 1,3 triệu/người cũng tạm đủ sống. Chỉ buồn về đường con cái.

Con trai cả của ông, trung úy Phong, hy sinh năm 29 tuổi; người con thứ hai, cũng đột ngột mất khi đang làm phó chủ tịch một huyện ở Tây Nguyên; người con trai thứ Tư sinh ra hai đứa con, cả hai được xác định là chịu ảnh hưởng của chất độc da cam, bị mù và mất trí nhớ.

Với cụ Nguyễn Mậu Bảo, 85 tuổi, thân phụ trung úy Nguyễn Mậu Phong.
 
Cách đó không xa là nhà chị Trần Thị Liễu, vợ trung úy Nguyễn Mậu Phong. Mất chồng năm 28 tuổi, khi đang mang thai người con trai thứ hai, chị Liễu - một thôn nữ xinh đẹp, từng phục vụ 5 năm trong quân đội - hiện ở một mình với cháu nội. Hai con trai của chị và anh Phong sau đó đều xung phong nhập ngũ.

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

Nó đi đằng nào?

Các vị "dân biểu" và dư luận đang họp bàn, quan tâm đến vấn đề bảo hiểm xã hội.

Ai cũng biết, trong suốt quá trình làm việc, người lao động phải đóng ít nhất là 3 khoản bảo hiểm: BH xã hội, BH y tế, BH thất nghiệp. Hai khoản đầu, đương nhiên là người đóng sẽ được hưởng (còn hưởng bao nhiêu, như thế nào lại là chuyện khác). Riêng khoản BH thất nghiệp, nếu ai đủ thâm niên để làm chế độ hưu thì coi như bị mất không (rất nhiều người không hề biết chuyện này), số tiền ấy nhà nước lấy luôn.

Như ta đã thấy, phần lớn người lao động, nhất là công chức, viên chức đều nghỉ hưu, có nghĩa là số tiền BH thất nghiệp mà họ đã đóng cực lớn. Nhà nước chiếm số tiền ấy, mỗi năm bao nhiêu, để làm gì, chi ra sao, phải công bố cho dân rõ.
24.5.2015
Nguyễn Thông

Hai điều chả liên quan gì đến nhau

1.Luẩn quẩn
Dạo vừa rồi, ồn ào chuyện bán sân bay cảng biển, nào là sân bay Phú Quốc, nhà ga Nội Bài, sân này cảng kia. Các vị ấy bảo để thu tiền về cho ngân sách.

Bỏ cả đống tiền nhà nước ra để làm, cốt phục vụ nhân dân, giờ bán cho nó, nếu nó vừa phục vụ dân tốt hơn, vừa có lời cho ngân sách thì cũng nên bán.

Nay định bỏ mấy chục tỉ USD xây sân bay Long Thành, sao không tính ngay từ giờ xem có thằng nào muốn mua thì ứng tiền trước, sau đỡ phải bán biếc lôi thôi. Quốc hội họp bàn về dự án này, cái chính là phải tìm ra những giải pháp thật hiệu quả, chứ không phải chỉ cắm đầu cắm cổ nhấn nút đồng ý theo chỉ đạo của hội nghị đảng vừa qua.

2.Dọa
Tại đại hội nhà văn khu vực phía bắc hôm 23.5 vừa rồi, ông Hữu Thỉnh tuyên bố: Đã có Hội Nhà văn VN rồi thì không được có một hội nhà văn nào khác.

Kinh thật. Chả khác gì ông Đinh Thế Huynh khi chưa được vào Bộ Chính trị đã nói rất hùng hồn: VN không bao giờ chấp nhận đa nguyên đa đảng. Thế là tháng sau vào Bộ Chính trị.

Chỉ có điều người ta nói khi còn xoan, chứ bác Thỉnh già cốc khú đế rồi, chắc chả nước non gì.

Chẳng trách dân gian có câu: Hữu Thỉnh, hữu dũng vô mưu. Hữu Ước, hữu danh vô thực. Hữu Vinh, hữu thân hữu khổ.
Nguyễn Thông

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

Bài hát tặng bạn ngày chủ nhật: Hai con chim xinh

Tuổi thơ dù khổ dù nghèo dù vất vả nhưng luôn là điều đáng nhớ. Đầy kỷ niệm dễ thương. Tuổi thơ tôi, và các bạn cùng lứa, đều như thế.

Bài hát này theo suốt tuổi thơ tôi, chị Ga phụ trách đội thiếu nhi thôn Trà Phương dạy cho chúng tôi, chỉ vài lần là thuộc. Sau chị lấy anh Cư anh họ tôi, hai anh chị chỉ kịp sống với nhau vài tháng thì anh lên đường vào Nam chiến đấu, chưa kịp có con. Anh hy sinh năm 70-71 gì đó, tôi xa quê lâu cũng chả biết chị có đi bước nữa không.

Nhạc sĩ Hoài Giang chuyên viết cho thiếu nhi, hồi những năm 60 do điều kiện phương tiện nghe ít ỏi, chủ yếu nhờ cái loa phát thanh nho nhỏ gắn trên tường nên tôi không biết ông còn có bài nào khác nữa. Nhưng đời người làm văn nghệ, chỉ cần một tác phẩm vậy thôi cũng đủ góp mặt với đời.

Đội Sơn Ca của Đài tiếng nói Việt Nam mà hát thì khỏi chê. Giọng lĩnh xướng là chị Kim Oanh, người sau này hát rất nhiều bài thành công, ví dụ Quảng Bình quê ta ơi, Đường chúng ta đi. Hồi trước tôi có viết một bài trên blog, kể hồi bé chỉ thích nghe Kim Oanh hát, bảo lớn lên thế nào cũng yêu chị Kim Oanh (lớn tuổi hơn tôi). Một người đọc được, mách với chị, chị (đã thành bà lão ngoài 70, sống ở phố Hàng Trống, Hà Nội) cười "hóa ra có những người thích mình thế cơ à". Người bạn kể lại với tôi như vậy. Cứ mong có dịp ghé phố Hàng Trống thăm giọng ca lừng lẫy một thời, mãi chưa thu xếp được.

Bản ghi âm này cực tốt, lại có những hình ảnh kèm theo cực kỳ xúc động, của nhà sưu tầm Zanhanoi (Nguyễn Văn Dân). Xin cảm ơn anh Dân.

Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ. Và nghe hai con chim hát vang cuối trời.
Nguyễn Thông





Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Quốc hội chả để làm gì, chính quyền cũng chê

Ở Hà Nội, gần 500 ông bà nghị đang tụ về nhà Ba Đình để xuân thu nhị kỳ, cái gọi là họp.

Điều đáng tiếc mà cũng là điều chán nản ở chỗ mỗi kỳ họp quốc hội chỉ có một số đại biểu thực sự là đại biểu cho dân, như bà Bùi Thị An, ông Trương Trọng Nghĩa, bà Đỗ Thị Hoàng... Họ nói những tiếng nói của dân, mạnh bạo, thẳng thắn, thậm chí không ngại phanh phui cả cái xã hội nhiều ung nhọt, bệnh hoạn. Nhưng tôi để ý, nhiều lần rồi, những "trung ngôn" ấy cũng chỉ vang trên nghị trường, nhà cầm quyền nghe xong bỏ đó, rồi lại như ném đá ao bèo. Phục và thương những người cương trực, nói thẳng, nhưng giận cường quyền giả ngơ giả điếc.

Và chán thì chán nhất hàng mấy trăm ông bà được MTTQ hiệp thương giới thiệu để bầu làm đại biểu quốc hội, mỗi năm được 2 lần đi họp, ra thủ đô chơi, chả nên cơm cháo gì.

Dường như ở nước ta, quốc hội cốt cho có, vui là chính.
Nguyễn Thông

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Lại tai nạn ở cầu Nhị Thiên Đường

Ngày nào tôi cũng đi qua cầu Nhị Thiên Đường, Q.8, Sài Gòn, ít nhất thì 2 bận, nhiều thì 5-7 bận. Tôi đã từng có bài viết dài về cái dớp (còn gọi là cái huông) tai nạn ở cây cầu này. Năm nào ở cầu cũng xảy ra tai nạn chết người, nếu không tai nạn giao thông thì cũng có người nhảy xuống kênh chết đuối.

Người ta bảo trên cầu có cái vong, nó cứ quẩn quanh tìm dịp bắt người. Tôi chẳng dám tin, nhưng vụ tai nạn giao thông sáng nay rất lạ. Nghe kể rằng cái xe ben đến đúng chỗ đó trên cầu (nơi thường xảy ra chuyện) thì mất lái, hỏng phanh, tài xế và phụ xế vừa lái vừa la người đi đường tránh xa ra, cuối cùng cứ thế đâm thẳng vào căn nhà chân cầu. Đó là căn nhà cấp 4 xấu nhất chỗ ấy, còn hai bên là nhà mấy tầng thì chẳng sao. Vong bắt người đàn bà chủ nhà và một người đàn ông đang vào đó sửa xe máy. Thương, tội nghiệp cho người xấu số, nhưng cứ nghĩ nếu như chiếc xe đang lao như tên bắn ấy chạy tuốt ra đường Tùng Thiện Vương đông đúc người xe thì không biết sẽ chết bao nhiêu người.

Nghĩ mà rùng mình. (ảnh của bạn Lê Quyết, PV báo Một Thế Giới).
Nguyễn Thông

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

Chim cu

     Nhà tôi từ trung tâm Q.5 (Sài Gòn) chuyển về nơi đang ở (H.Bình Chánh) đến nay gần 15 năm, chuyển nhà đúng vào ngày 24.12.2000. Hôm ấy chiều Noel, Thiên Chúa giáng sinh, còn vợ chồng con cái lo lắng tất bật. Đêm Noel, khi người ta ăn thịt ngỗng, thì mình lo sắp xếp nhà cửa đến gần sáng, đếch được ngủ.

     Về nơi ở mới có nhiều cái lạ. Sướng nhất là không phải gói ghém tầm mắt trong 4 bức tường hộp xi măng. Công viên sau nhà tôi, nho nhỏ nhưng như cái sở thú. Vài con đường bê tông loanh quanh, sẵn mấy cây phượng, bàng, bằng lăng, tôi trồng thêm cây xoài, cây mít, cây trứng cá. Chúng đều còi cọc bởi đất mùn phía dưới bị công ty xây dựng hồi trước nó bới đi hết, đổ vào đó tinh dững xà bần, sỏi đá vụn. Nhưng bù lại, thảo ít thì thú vật, chim chóc khá nhiều.

     Không kể đám gà đám chó do mấy nhà hàng xóm láng giềng nuôi, thả ra công viên, đây là nơi tụ hội của bầy chim. Chúng về từng đàn, nhặt nhạnh sâu bọ, thức ăn. Nhà tôi và nhà ông hải quân đánh tàu Maddox hằng ngày rải cơm nguội, thóc, có khi cả gạo ra cho chúng xơi. Quen thói, hôm nào chúng kéo ào về mà chưa thấy có sẵn cơm gạo là cứ ồn cả lên, inh ỏi phát khiếp, làm như mình phải có trách nhiệm với sự no đói của chúng. Mình có phải đảng đâu. Nhiều nhất là sẻ, từng đàn vài chục con. Lũ này rất tinh, chỉ kén thóc,

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015

Than ôi, hội nhà văn


Theo BBC và nhiều trang mạng, việc chuẩn bị đại hội Hội nhà văn VN sắp diễn ra vào tháng 7 tới đang như vở bi-hài kịch. Đọc những bài tâm sự của các nhà văn Ngô Thị Kim Cúc, Dạ Ngân, Phạm Đình Trọng... thấy phần đông nhà văn VN giờ đây khác xa với hơn chục năm trước, chỉ đậm màu xôi thịt. Người tử tế, có lương tâm không muốn bị mang tiếng. Vừa mới nghe tin nhà văn nữ Võ Thị Hảo tuyên bố từ bỏ Hội nhà văn VN, sáng nay lại nghe bác bọ Lập cho biết bác Nguyễn Duy kính mến đã công khai chính thức ra khỏi hội, cả hội trung ương lẫn hội địa phương. Trước đó là bác Đỗ Trung Quân, bác Phạm Đình Trọng. Rồi chả biết sắp tới sẽ còn những ai nữa, nhưng chắc là nhiều. Hiệu ứng domino đã bắt đầu.

Tôi chỉ muốn nói với chị Hảo, anh Duy, anh Quân, anh Trọng và những người như các anh chị, rằng: Hội nhà văn bây giờ không phải là thứ tổ chức hội đoàn xã hội dành cho các anh chị, nó chỉ dành cho những ai không có những điều tốt đẹp mà các anh chị có, kiểu như Hữu Thỉnh, Hữu Ước, Hoàng Quang Thuận, Lê Quang Trang... thôi.

Với việc gạch tên 9 nhà văn tử tế đang ở Sài Gòn không cho dự đại hội nhà văn VN sắp tới, trong đó có những người mà tôi quen, tôi biết rõ khó làm người tốt hơn thế như chị Ngô Thị Kim Cúc, anh Nguyễn Duy, anh Nguyễn Quang Lập, chị Ý Nhi, anh Đỗ Trung Quân...(những người kia là các nhà văn Dạ Ngân, Phạm Đình Trọng, Hiền Phương, Nguyễn Quang Thân), hội nhà văn VN đã chính thức thừa nhận tổ chức này chỉ là cái lồng sơn son nhốt đám chim hót véo von theo cây đũa chỉ huy của nhà cai trị.

Yêu cầu hội nhà văn tự kiếm tiền nuôi thân, đừng bắt dân vắt sữa và mồ hôi nuôi nữa. Các ông các bà vô tích sự với dân lắm rồi, lâu lắm rồi, nhiều lắm rồi. Tự làm thơ rồi đọc cho nhau nghe, đừng hành dân nữa.

Ấy, nhà em xin lỗi các bác nhà văn đang là hội viên nhưng còn có lòng tự trọng.
Nguyễn Thông


Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2015

Căn bệnh khó chữa

     Ở nước ta, tai nạn giao thông là chuyện nhiều tập, dài hơn cả tiểu thuyết chương hồi cổ điển. Mỗi quý, mỗi năm, mỗi dịp lễ tết... đều có số liệu tổng kết về tai nạn giao thông, những con số kinh hoàng, nhưng có lẽ điều kinh hoàng nhất ở chỗ số vụ và số người chết không giảm, mà ngược lại, ở chiều hướng tăng.

     Tôi có người bạn định cư tại Mỹ đã lâu, cha mẹ còn ở VN nên vài ba năm lại về nước một lần. Hỏi nơi quê nhà điều gì ấn tượng xấu nhất, trả lời: giao thông; điều gì kinh sợ nhất, trả lời: tai nạn giao thông (TNGT). Mà chẳng phải chỉ riêng bạn ấy, dường như hầu hết người nước ngoài đến VN đều bị ám ảnh bởi giao thông và TNGT.

Nói theo thuật ngữ ngành y tế, TNGT đã trở thành căn bệnh mạn tính, ban đầu có khi chỉ biểu hiện ở da dẻ, sắc thái, sau thì thấm vào lục phủ ngũ tạng, càng ngày càng nặng, càng khó chữa. Nó trở thành nỗi ám ảnh thường nhật, mọi lúc mọi nơi, không tha không chừa một ai. Một câu nói đùa mà đúc kết cả hiện thực ghê gớm, khi người ta bảo nhau “ra đường như ra trận”, ấy là ám chỉ sự nguy hiểm, chết như bỡn. Biết sự nguy hiểm chết chóc ấy nhưng có mấy ai chỉ ở nhà, không bước ra đường. Đó là bi kịch.

Dân mình tốt lắm. đồng chí ạ

Hai nhà chính trị nói với nhau:
-Đồng chí ạ, coi kỹ lại thì nhiều đường lối, chính sách của ta ép dân quá, dồn nén họ quá...
-Vậy thì sao, theo đồng chí thì phải nhả bớt ra à.
-Tôi ngại đám dân nó chịu không được, như cái nồi xúp de đầy hơi...
-Đồng chí dạo này dao động lập trường cách mạng rồi đấy. Này nhé, hằng ngày đồng chí có ra đường không.
-Có chứ, tôi vẫn đi làm.
-Thế đồng chí có quan sát đám dân chúng ngoài đường không. Họ hối hả, căng thẳng, lo âu, họ nhẫn nhục chịu đựng, họ chỉ chăm chú vào việc đi đến nơi về đến chốn, kiếm tiền mưu sinh v.v.., họ không đến mức như đồng chí nghĩ đâu. Dân ta tốt lắm, đồng chí ạ. Mọi đường lối, chính sách của ta cũng là vì dân cả thôi...
-Vâng, tôi hiểu ạ. Xin phép đồng chí, tôi về.


Nguyễn Thông (nghe lỏm và ghi lại)

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

Chả nhẽ chính quyền không muốn dân làm người tử tế

     Hơn tuần nay, cộng đồng xã hội quan tâm nhiều đến vụ chị mua ve chai và 5 triệu yen Nhật “vô chủ”. Có những ý kiến trái chiều về việc giải quyết số tài sản nhặt được ấy như thế nào. Từ người dân bình thường ít học đến những người am hiểu pháp luật (luật sư, cán bộ tòa án, công an...), hầu hết ý kiến nghiêng về một kết quả hợp lý hợp tình, nghĩa là nếu không có gì trái pháp luật thì số tiền ấy phải thuộc về chị Hồng ve chai.

     Chúng ta đều biết xã hội văn minh có những điều luật quy định hoạt động, hành vi của con người. Xã hội càng văn minh, luật càng cụ thể. Bộ luật Dân sự mà mỗi công dân nước ta đang chấp hành có thể nói đã luật hóa từng ngóc ngách của cuộc sống. Chỉ cái việc tưởng như vặt vãnh, cỏn con nhặt được của vô chủ mà cũng có điều luật rõ ràng. Chuyện chị mua ve chai Huỳnh Thị Ánh Hồng kể từ khi phát hiện ra gần 5 triệu yen vô chủ cho đến những ngày chờ đợi kết quả xử lý đang làm nổi lên vấn đề: một khi công dân tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật thì các cơ quan chức năng cũng đừng vì điều này điều nọ mà coi nhẹ luật pháp. Sự thận trọng trong xử lý là cần thiết, tuy nhiên trước hết cứ theo luật mà làm.

     Theo điều 187, bộ luật Dân sự năm 2005: “Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật”. Chị Hồng đã làm đúng như thế, chiến thắng được lòng tham, thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối vào cách giải quyết của các cơ quan nhà nước. Chấp nhận chờ đợi cả năm trời mà vẫn vui vẻ với niềm tin rằng “kể từ ngày thông báo công khai, mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện” (như điều 239, bộ luật Dân sự quy định).

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Học Nhật Bản

BÁ TÂN

       Sau thế chiến thứ 2, Nhật Bản trở nên kiệt quệ.
       Không những nghèo tài nguyên mà còn thường xuyên hứng chịu hậu quả do thiên tai gây ra (động đất , sóng thần…).
        Hiện thời Nhật Bản thuộc nhóm cường quốc của thế giới, trước hết là sức mạnh kinh tế.
        Suốt thời gian dài chiếm ngôi vị nền kinh tế thứ 2 thế giới. Gần đây  Nhật Bản lùi xuống thứ 3, Trung Quốc ngoi lên giành ngôi thứ 2.
         So sánh tổng giá trị GDP, Nhật Bản đứng sau Trung Quốc nhưng tính bình quân thu nhập theo nhân khẩu cũng như chất lượng sống của người dân, chưa biết đến bao giờ Trung Quốc mới đuổi kịp Nhật Bản.

          Vấn đề đặt ra không phải là học hay không học, mà là làm thế nào để học Nhật Bản.
          Đất nước nghèo tài nguyên nhưng lại hùng mạnh về kinh tế, thuộc nhóm cường quốc của thế giới. Sự thật hùng hồn ấy trở thành bài học vô giá đối với Việt Nam.
          Để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, Việt Nam nên, rất nên học cách làm của Nhật Bản.
          Tiền bạc là cần nhưng chưa đủ. Nhật Bản, Singapore từ nghèo vươn lên thành cường quốc, trước hết do cách làm quyết định.

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

Một vài số liệu thống kê về Việt Nam

Đây không phải bài của tôi (chủ blog) mà xin từ Facebook của anh Nguyễn Khắc Nhượng. Anh Nhượng là nhà báo, nguyên Tổng thư ký tòa soạn báo Thanh Niên, sếp cũ của tôi nhiều năm. Anh ít nói, nhưng nói - viết ra điều gì đều rất chắc chắn, bởi suy nghĩ và thực hiện luôn cẩn trọng. Tài liệu mà anh có cũng vậy, chính xác, cụ thể lắm.

MỘT VÀI SỐ LIỆU THỐNG KÊ VỀ VIỆT NAM

Dân số:
Việt Nam hiện nay có dân số ước tính khoảng hơn 93 triệu người, đứng hàng thứ 13/243 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Dân số là một trong những đơn vị chính được dùng để đánh giá độ lớn và nhỏ của một quốc gia. Việt Nam đứng hàng thứ 13 có dân số đông nhất thế giới. Bởi vậy, xét về mặt dân số, Việt Nam không phải kém.

Diện tích:
Việt Nam có tổng diện tích đất liền khoảng 331,210 km2, đứng hàng thứ 61/189 quốc gia trên thế giới. Diện tích quốc gia cũng là một trong những đơn vị chính dùng để đánh giá độ lớn của quốc gia. Ở vị trí thứ 61, Việt Nam thuộc nhóm 1/3 quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới.Bởi vậy, xét về mặt diện tích, Việt Nam không phải là kém.