Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Viết trước thềm năm mới 2012


Đón phút giao thừa lòng ai chẳng vậy
Hồi hộp chờ nghe một tiếng còi tàu

Tối 31.12.2011
Nguyễn Thông

Đừng tưởng có tí chữ, tí quyền mà lừa dân


KHA TRÀ PHƯƠNG

“Tóm lại, ở thế kỷ XIX, Việt Nam công nhận quyền lực của nhà Thanh với tư cách là nước bá chủ thông qua thể chế triều cống nhưng chỉ là tên gọi không hơn, còn trên thực tế là một nước độc lập hoàn toàn” (GS. Yu Insun Đại học Quốc gia Seoul - Ba Sàm ngày 01/12/2010)

Lịch sử Ta, Tàu thế nào cần phải ghi nhận khách quan. Nhà Nguyễn có sợ, có bắt chước theo luật pháp… nhà Thanh không?

Nghe vậy, tôi thấy buồn thời nhà Nguyễn, thời kỳ lịch sử đen tối của dân tộc. Có phải ông GS. Yu Insun nịnh ta không? Hay dịch giả dịch sai? Chứ thời ấy Pháp đánh ta, nhà Nguyễn cầu Thanh có đúng không? Nhà Nguyễn cống nhà Thanh bao nhiêu báu vật chẳng thấy nói ra, hay chỉ cống ít vải thiều Thanh Hà.


Viết về lịch sử phải khách quan, chủ yếu phải làm rõ cái yếu, dở… của Ta xưa để nay đừng dẫm vào. Đừng vống lên, thế giới họ cười, ví như nhận Kinh Dịch của Ta? Viết là của “người Việt”: là ai? Chứ hậu thế cứ tưởng của Ta thì khổ đấy? Đừng để dân ta như dân Bắc Hàn thì sao phát triển được.

Chính trị không thể lừa mãi được, lừa dân sẽ khổ cả dân tộc, khi dân hiểu dân lật kẻ lừa, lại như Iraq, Lybia càng thêm nhiều người khổ theo, kể cả kẻ tham quyền chạy ra nước ngoài mà sẽ thoát khỏi lưới Trời.

Đừng cậy có tí chữ, tí quyền mà viết bậy, làm bậy.

Theo blog Khatraphuong

Quá chán!

Ngày cuối năm sao chẳng nói chuyện vui? Bởi quá chán.

Tất nhiên không phải mình chán mình, mà là chán người nhà nước. Giá như mình không được “gặp” ông ấy thì kết thúc năm 2011 đỡ nặng nề hơn.

Đêm qua 30.12, trong lúc chờ thằng con hay về muộn, mình bật tivi trúng ngay chương trình Người đương thời VTV1 của cô Tạ Bích Loan.

Ngồi cùng cô con gái cụ Bửu có hai người đương thời: anh Trần Văn Tuyến- giảng viên Đại học Huế và ông Bùi Văn Tiếng- Chủ tịch Hội khoa học lịch sử TP Đà Nẵng (mình còn nhớ láng máng ông Tiếng này là Thường vụ Thành ủy, đóng chức Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng). Họ trao đổi với cô Loan những vấn đề liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam.

Mình cứ nghĩ, đã lên tivi, lại ngồi ghế Người đương thời chắc không phải thường (đành rằng cũng có vị sau khi ngồi ghế này vướng lao đao như ông Nguyễn Đình Chiến, bà Trần Ngọc Sương…). Nhìn anh bạn trẻ thày giáo xứ Huế thông minh, trôi chảy, hiểu đời, nặng lòng gắn bó với Hoàng Sa, thật mừng.

Đang vui, như bị dội gáo nước lạnh. Cô Loan quay sang hỏi ông Tiếng: Theo ông, thanh niên, sinh viên có nên biểu tình đòi chủ quyền Hoàng Sa không? Ống kính camera chĩa vào khuôn mặt đầy đủ đờ đẫn của ông ấy, mình thấy ông ta cứ lúng túng mãi. Kể ra cô Bích Loan hỏi câu quá hay nhưng quá vấn nạn với những ai không đủ bản lĩnh, không dám suy nghĩ độc lập. Y như rằng, mình nghe ông Chủ tịch Hội khoa học lịch sử lí nhí, né tránh vòng vo mãi mới thoát được ý, đại loại cách tốt nhất là ai ở vị trí nào, công việc nào thì cứ ở yên vị trí ấy, làm tốt công việc ấy, đó là góp phần bảo vệ chủ quyền đất nước. Tịnh không có chữ nào đề cập đến Hoàng Sa, đến thanh niên.

Nghe ông cán bộ nhà nước cấp tỉnh bày tỏ xong, ngập tràn thất vọng. Chán. Như con gián.

Thật không thể hiểu nổi, tại sao ở một đất nước bị ngoại bang chiếm đất, người dân lại được khuyên, bị cấm không nên, không được biểu tình chống xâm lược?

Tôi xin hỏi ông Trưởng ban Tổ chức (lúc đầu tôi viết nhầm là Tuyên giáo) Tiếng: Vậy biểu tình đòi chủ quyền Hoàng Sa có gì sai nào? Trên diễn đàn quốc hội, thủ tướng còn đăng đàn đòi chủ quyền Hoàng Sa khiến dân chúng nức lòng, thì người dân, diễn đàn của họ là đường phố, quảng trường. Lòng yêu nước chả của riêng ai. Ông ủng hộ thủ tướng (đương nhiên), nhưng ông đã không ủng hộ thanh niên thì thôi, cớ chi lại ăn nói này nọ làm giảm nhiệt tình, lạnh nguội bầu máu nóng yêu nước của tuổi trẻ nước nhà?

Nghe ông vòng vo né tránh vậy, tôi hình dung ra con kỳ nhông đổi màu. Tôi cứ cầu mong ngày đầu năm mới, chủ tịch nước hoặc thủ tướng kêu gọi nhân dân hãy ủng hộ nhà nước đòi chủ quyền Hoàng Sa, thế nào ông Tiếng và những người như ông ta, sẽ quay ngoắt ngay, nức nở khen người xuống đường yêu nước, đòi hỏi thanh niên phải làm này làm nọ cho Hoàng Sa.

Than ôi, làm cán bộ như ông ai làm chẳng được. Tuy nhiên, những người có tâm, sống thành thực, yêu ghét rõ ràng sẽ chẳng muốn làm.

Nhưng làm một trí thức đúng nghĩa thì khó đấy ông ạ. Coi chức danh của ông, thấy ông đại diện cho một bộ phận trí thức nhưng tôi cam đoan rằng, trước vấn đề nóng của đất nước, với sự né tránh rất tầm thường (tôi chưa dám dùng chữ hèn) ấy, lối trả lời vòng vo ấy, ông chỉ xứng đáng đại diện cho mỗi mình ông thôi.

Kẻ tiện dân này, nếu phải trả lời cô Tạ Bích Loan câu hỏi thiêng liêng đó, sẽ chẳng phân vân gì mà không rành mạch, thẳng đuột ra: Thanh niên, sinh viên không biểu tình đòi chủ quyền Hoàng Sa thì dân-nước còn biết trông cậy vào ai, hở các bạn trẻ!

Ngày cuối cùng năm 2011

Nguyễn Thông

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Vinh danh hội trưởng K17

Nhời dẫn: Nửa đêm, nhà cười Bá Tân còn dựng tớ dậy khi gửi cho bài này với ý ngầm chỉ đạo phải đưa lên ngay cho bà con biết. Mình đâu dám làm trái, ai chứ ông cụ Bá thì mình sợ nhắm, sợ nhắm.

VINH DANH HỘI TRƯỞNG K17

BÁ TÂN

Trong tay Sánh có đủ các loại chương : kỉ niệm chương, huân chương, huy chương… Nào là kỉ niệm chương vì sự nghiệp báo chí. Huy chương vì sự nghiệp xây dựng xi măng lò đứng, nhà máy thủy điện đầu nguồn rừng nguyên sinh. Lại còn huân chương bảo vệ giới chủ các tập đoàn…

Còn giấy khen, bẳng khen thì có đến hàng tạ. Không thể đếm mà phải cân mới biết được số lượng các loại giấy khen, bằng khen Sánh được trao tặng.

Chị Sánh và các bạn Trần Quang Tửu, Nguyễn Thị Bé... tại công trình nhà máy khí điện đạm Cà Mau

Sánh có nhiều nhà, diện tích lên đến hàng ngàn mét. Thế mà chưa đủ chỗ để treo các loại chương. Sánh nằm trên chiếc nệm độc nhất vô nhị của thế giới. Chiếc nệm ấy cao hơn một mét, rộng như là cái sân chơi của lớp mẫu giáo. Toàn bộ ruột của nệm được chế tác từ các loại giấy khen, bằng khen mang tên : Trần Thị Sánh.

Thừa các loại chương. Bội thực các loại giấy khen. Những thứ ấy, Sánh cóc cần. Biết vậy nhưng K17 rất nên vinh danh trọng thưởng xứng đáng cho Sánh. Kỉ niệm chương thì bèo quá. Công trạng của Sánh với K17 phải được trao tặng từ huy chương trở lên. Chẳng hạn như là huy chương vàng. Nếu vàng khó mua, chuyển sang kim cương hoặc đá quý cũng được. Nằm trong ổ nhóm đường dây buôn lậu đá quý, tớ sẽ bảo chúng nó bán rẻ cho lớp ta.Thời buổi bây giờ là thế, có cơ hội là tận dụng, tận dụng để vơ vét. Tớ chơi với bọn buôn lậu nhưng là buôn lậu đá quý- làm đồ trang sức, tạo ra cái đẹp. Còn nhiều kẻ, tó biết mười mươi, chơi với đủ thứ buôn lậu, kể cả buôn lậu chĩnh trị. Mỗi năm các ngành chức năng triệt phá hàng trăm ngàn vụ buôn lậu. Riêng buôn lậu chính trị đều lọt lưới.Bọn buôn lậu chính trị cao tay lắm, chúng nó cao thủ hơn cả những đại ca trong giới giang hồ.

Thời học ở trường, cách đây 40 năm, trong nhóm cán bộ lớp có Sánh. Liên tục mấy chục năm vừa rồi, Sánh là hội trưởng K17. Cái chức ấy còn đeo bám Sánh dài lâu. Ông Phạm Văn Đồng là người có thời gian làm thủ tướng dài nhất thế giới. Sánh làm hội trưởng còn lâu hơn cả ông Phạm Văn Đồng làm thủ tướng. Đến thời điểm này, Sánh có thâm niên làm hội trưởng gần 40 năm. Sức khỏe còn vượng lắm, kiểu này còn lâu mới chết. Cái chức hội trưởng xem ra còn nằm trong tay Sánh dài lâu. Thời nay người ta làm giàu bằng bán chức. Tại sao Sánh không bán. Chức của Sánh có thể đổi được nhiều biệt thự, xe hơi, cổ phiếu,… Nhiều người đang nhăm nhe cái chức ấy. Thậm chí có kẻ mong cho Sánh chết sơm để họ ngồi vào chiếc ghế ấy. Đúng là thời loạn. Chỉ là cái chức cỏn con mà cũng tranh giành, mua bán, dùng thủ đoạn,…. Ghê sợ thật. Học giỏi, làm việc tốt chưa phải là cái cầu dẫn đến ghế cầm quyền. Phải chạy, chạy bằng mọi giá. Phải nhẫn tâm gạt bỏ người khác, kể cả bạn bè đồng chí. Phải không biết xấu hổ. Những cái tồi tệ ấy còn đứng trên cả tiêu chuẩn học hành, nhân cách. Hội trưởng K17 không phải là người như thế. Hội trưởng lớp chúng tôi là cán bộ mẫu mực, thật sự xứng đáng trên mọi mặt. K17 chọn người làm hội trưởng là hoàn toàn tự giác, tự chủ, không bị sức ép, không vì cơ cấu. Sánh gánh vác công việc hội trưởng không theo kiểu nhiệm kì. Giá mà các quan chức, miệng luôn nói vì dân, gánh vác trọng trách được như hội trưởng K17 thì tuyệt vời, làm gì có chuyện mất lòng dân. Sánh nên tìm cách nào đó, hoặc là viết sách hoặc là tổ chức hội thảo, phổ biến kinh nghiệm cho các quan chức học tập noi theo. Để trở thành quan chức tốt, không nhất thiết chỉ học cấp trên, học dân và học cấp dưới nhiều khi còn có bài học đáng học hơn.

TASS được quyền tuyên bố: "Cao cao xanh ngắt ấy là tao/Dẫu pháo thanh thiên chẳng tới nào/Nhắn bảo trần gian cho chúng biết/Tháng ba tháng tám tớ mưa rào". Ấy đừng, mình sợ mưa rào lắm.

Phúc đức cho K17 có được người hội trưởng như Sánh. Mọi việc hiếu, hỉ của lớp đều dồn lên vai người hội trưởng. Vui sau cái vui cùa bạn bè. Buồn trước cái buồn của lớp. Đạo làm người của Sánh còn chí lí hơn lời răn dạy của Khổng Tử. Là người tổ chức, Sánh đứng ở hàng đầu việc lo toan, kết nối các mắt xích vô tổ chức của lớp. Việc đó khó hơn ngàn lần sự điều hành bằng mệnh lệnh, ( có cả thủ đoạn ) của cơ quan nhà nước. Cánh đàn ông to mồm nhưng cạn bụng, dễ tính. Mọi thứ đều xuề xòa cho qua. Lôi kéo tụ họp các mụ ngả theo một hướng, việc đó khó hơn cả chữa bệnh ung thư. Vậy mà, chẳng biết dùng bùa mê gì đó, Sánh đã thành công. Công bằng mà nói, các mệ đều có tấm lòng vì lớp. Số đông các mệ yêu lớp hơn cả yêu chồng. Chồng các mệ chỉ là một cá thể, một cá tính. K17 điển hình về cá tính, nhất là cánh đàn ông. Không phải tất cả nhưng là số đông nam tính, làm được gì thì chưa biết, nói năng phục vụ chị em thì trên cả tuyệt vời. Khoản “ đực tính “ chắc là cũng thế. Các mệ không yêu lớp mới là chuyện lạ.

Tại hội thơ Nguyên tiêu ở Văn Miếu, trông các vị đều vào hàng lão cả, cụ Xuân Ba nhỉ.

Đọc loạt bài Sánh viết trên blog Nguyễn Thông, bạn bè càng hiểu thêm tấm lòng của người hội trưởng. Không hiểu bạn, không cùng hưởng phúc, không cùng chia họa thì làm sao có được tiếng lòng thổn thức như thế. Sánh với nhiều bạn trong lớp là nhà báo chuyên nghiệp, kĩ thuật viết chỉ là chuyện vặt. Cái hồn bài viết, sức sống của vấn đề mới là cái riêng mang thương hiệu đích thực của người cầm bút. Đọc bài Sánh viết về các bạn,mình hiểu thêm “ thương hiệu “ tấm lòng của người hội trưởng lớp ta.

Viết về các bạn không như viết bài để kiếm mấy đồng nhuận bút. Có thể là chưa đúng nhưng tôi vẫn cứ thẳng thừng bộc lộ: viết bài vì mục đích kiếm nhuận bút giống như khóc thuê. Sống bằng nghề viết, tránh được “ bệnh “ khóc thuê không dễ chút nào. Viết về các bạn công bố trên blog là tiếng khóc từ nỗi niềm gan ruột của mình. Khóc thuê, chỉ khóc bằng miệng, trái tim lạnh tanh. Khóc thuê có khi gào to hơn tiếng khóc quặn đau tận đáy lòng. Người thích của dởm, chỉ cần nghe tiếng khóc là được. Người thật sự có trái tim người, nhìn vào ánh mắt nhận ra nỗi đau để rồi cùng chia sẻ. Đọc bài Sánh viết về các bạn, tớ nhìn thấy ánh mắt nhân lên niềm vui và sẻ chia nỗi buồn của người hội trưởng. Phúc đực cho K17 có được người hội trưởng như thế.

Cùng một gia đình Nhật Bản ở vịnh Hạ Long, mình chỉ nhắc nhỏ hai thị (Bé và Sánh), chớ có cựa quậy kẻo tàu quá tải có thể chìm như tàu Vinalines Queen

Kì hội lớp sắp tới, K17 rất nên vinh danh trao tặng cho hội trưởng phần thưởng xứng đáng. Xin kính chuyển để xuất này đến các thành viên K17 xem xet giải quyết.

Chốt sổ 2011

Bá Tân

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

Độc tài gia đình trị tồn tại làm ô nhục nền văn minh của nhân loại

KHA TRÀ PHƯƠNG

Độc tài gia đình trị tồn tại làm ô nhục nền văn minh của nhân loại.

Nhân loại đang ở thế kỷ thứ XXI, hơn bao giờ hết chúng ta không phân biệt chủng tộc… hãy cùng nhau đấu tranh vì quyền con người, đó là quyền tự nhiên không thể bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào.

Chúng ta đang chứng kiến những cảnh diễn ra ở Bắc Hàn: ‘lãnh tụ kính yêu’ của họ áp đặt lên với chính người dân của mình, một hệ tư tưởng mù quáng, hà khắc đồng thời còn cướp đi hết những quyền căn bản của con người, sống trong bức màn sắt và nghèo đói. Theo một bài viết trên The Telegraph hôm 19/11, nhà độc tài Kim Jong-il “lãnh tụ kính yêu” của họ, ăn chơi trác táng, thưởng thức đủ loại– từ xe hơi đắt tiền và rượu ngon đến nhiều loại xa xỉ, vật lạ ...

Kim Jong-il là ai? những người dân Bắc Hàn là ai? Mà khác nhau đến vậy?

Dân Bắc Hàn chết liệu có chỗ chôn không mà đám ma của Kim Jong-il to đến vậy. Chúng ta hãy làm gì để cho người dân Bắc Hàn được hưởng quyền căn bản của con người.

Vì con người cả thế giới phải đấu tranh để phơi bày sự trống rỗng của một ý thức hệ hà khắc, những hành vi dã man của chính quyền Bắc Hàn với nhân dân của họ và chứng tỏ văn minh của nhân loại còn mạnh hơn bất cứ thứ vũ khí nào sẽ chôn vùi vĩnh viễn những chính thể độc tài gia đình trị như Bắc Hàn trong thế giới này .

Theo blog Khatraphuong

Bác Hữu Ước mải mê truyền hình, quên báo

Xin góp ý với bác trung tướng-nhà văn Hữu Ước:

Báo (in) Công an nhân dân nhà bác, số ra chủ nhật 25.12 trang 1 rút títSự thật về hai lãnh đạo ngành GTVT tỉnh Sóc Trăng đánh bạc cực lớn; số thứ hai 26.12 trang 7 rút tít Sự thật về một tiệm vàng bán hơn 8.500 lượng vàng/ngày. Sao lại cứ phải "sự thật" nhỉ, dễ tạo sự hiểu rằng vốn quen nói dối giờ phải nói thật; 2 ngày liền cùng một kiểu tít là tối kị; kiểu diễn đạt như thế thường làm người ta hiểu ngược lại, nghĩa là nó vốn không thế.

Em thì em cứ nói thẳng, bác phải trị mấy ông cấp dưới vô trách nhiệm đi. Tướng quân tại ngoại, có lúc được toàn quyền mà chẳng đợi lệnh vua. Bác không cần chờ lệnh của thiếu tướng Bá Thiều họ Trần, bác cứ tẩn cho mấy ông đại tá một trận. Làm ăn như thế có bằng giết tờ báo.

Vẫn biết bác bận trăm công ngàn việc, đang lo chuyện nhớn, thậm chí còn nghe tin trung tướng PGS Nguyễn Tuấn Dũng phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị bên nhà binh còn phải sang học hỏi kinh nghiệm của bác về truyền hình để chuẩn bị ra chương trình truyền hình quân đội, nhưng bác cũng phải để mắt đến tờ báo tí nhé.

27.12.2011

Nguyễn Thông

Truân chuyên gánh văn chương người Việt ở Liên bang Nga

Từ trái sang: Phạm Xuân Hoàng, Nguyễn Huy Hoàng, ông xã Hồng Quân và chị Hồng Quân (PV báo SGGP), nhà báo Tôn Hiền (người đẹp VTV), tớ, Nguyễn Tiến Thư

NGUYỄN HUY HOÀNG

Dường như con số 5 là con số duyên nợ của cộng đồng người Việt ở Nga. Nhà khách Sứ quán số 5, khu Ngoại giao đoàn số 5, nhà Lãnh sự trước đây số 5, Đôm 5 mới, đôm 5 cũ, Xaliút 5, nhà ngoại giao Đoàn Đakutraev số 5.., đến Sứ quán ta ở Ukrain cũng số 5 nốt.

Mỗi nơi thành một địa chỉ quen thuộc không chỉ đối với ta mà cả đối với Tây, đến mức đầu những năm 90, bất cứ anh người Việt nào rời khỏi sân bay, ra vẫy tăcxi, chỉ cần thả một câu gọn lỏn: Đôm 5 cũ, bằng tiếng Việt, là lái xe lập tức bật ngay băng nhạc Trịnh Công Sơn lắp sẵn tự bao giờ và biết đưa anh đến đâu rồi !

Đôm 5 cũ lừng danh vì đó là nhà hộ sinh đầu tiên khai sinh ra cái cơ chế thị trường cho người Việt. Ngày ngày, phần lớn các đại nhân sĩ Việt nam, những nhà quản lý, nhà khoa học và hành chính tương lai, xếp nghiên bút, dành tâm lực cho sự nghiệp kinh doanh. Hiếm có một trí thức thành đạt sau này, xuất thân từ đôm 5 mà không có mặt giữa đống máy tính, quần bò, son phấn, đồng hồ, áo váy. Hàng hoá cuồn cuộn từ Ba lan, Trung quốc, Thổ nhĩ kì ...theo các ga Bêlôrutxia, Iarôxlap đổ về Đôm 5 như một tổng kho để rồi từ điểm trung chuyển đó, toả ra khắp các thành phố Liên bang Nga thời hậu perextrôika thiếu thốn .

Nguyễn Huy Hoàng đọc thơ cho các bạn cùng lớp nghe trong buổi hội lớp 30 năm ra trường

Nhưng tấm biển “Khu nhà thực tập sinh và nghiên cứu sinh” số 5 phố Đmitri Ulianôv ngoài vỉa chợ búa ra, còn có một vỉa tri thức dồi dào và đa dạng. Tại đây, có nhiều gương mặt sáng giá đã bồi đắp phần hồn vía cho cộng đồng ta bằng tuổi tên và trước tác. Riêng về lĩnh vực văn chương, trong ngôi nhà này đã góp mặt mấy người; Sư phạm Lênin có vài người; Trường Tổng hợp Lômônôxôv có ba bốn người và Trường Viết văn Gorki có tới dăm người. Thế là khu rừng văn bút của người Việt tại Matxcơva cũng đã khá rậm rạp, ngoài những anh em sàn sàn tuổi tác, trình độ; cũng có cây đa, cây đề, có các bậc lão làng và những vị đạo cao, đức trọng. Đó là cái thời “nhân chi sơ, tính bản thiện”, cơ chế thị trường chưa kịp di căn vào máu, máu chưa nhiễm tạp chất tiền nong, địa vị; con ngưòi sống với nhau thật hơn, thân ái hơn, cởi mở và hồn nhiên hơn. Nhiều anh em là tín đồ văn nghệ, cuối ngày, sau giờ lên lớp nghe bài giảng, hoặc sau buổi chạy chợ, dù ở tận cuối thành phố xa lắc, xa lơ, hoặc chơi tàu điện ngầm, hoặc ôtô buýt; anh nào rủng rỉnh trúng quả thì cưỡi tăcxi đến đôm 5, tấp vào một phòng nào đó, làm vài chai bia Jiguli loại mười lăm rúp, bù khú chuyện văn chương, thế sự đến tận khuya mới ra về. Có được tờ Văn Nghệ, hoặc quyển sách nào hay hay là phô tô ra hàng chục bản chuyền tay nhau như món đặc sản rừng.

Quyển tạp chí duy nhất lúc này được sản xuất bằng công nghệ madein Vietnam tại Matxcơva là “Đất nước”.Tạp chí in ôpxet đen trắng, dày trên trăm trang, nhưng rất ấn tượng bởi chữ nghĩa rõ ràng, trình bày công phu và có nghề. Nó không phải là một tạp chí văn học, cũng không phải là tạp chí tuyên huấn mà là một ấn phẩm tổng hợp, mang tính thông tin đa đa dạng, mỗi thứ một ít. Tuy nhiên phần văn học được ưu ái nhất, chiếm tới một nửa dung lượng. Lực lượng tham gia viết bài và tranh chủ yếu là các tác giả tại Nga cộng với các bài viết của các nhà văn, nhà thơ trong nước sang Matxcơva công tác. Tạp chí được đón nhận như những món rau tươi văn chương giữa những bữa ăn khan triền miên ở xứ tuyết. Có một thì muốn hai, bạn đọc không bằng lòng với khẩu phần bao cấp “ một tháng đôi lần, có cũng không” mà mong muốn những bữa tiệc này phải được đáp ứng thường xuyên.Vấn đề dặt ra là phải có một hội đoàn nghề nghiệp tập hợp các cây bút lại với nhau, phải ra đựơc một tạp chí văn học riêng. Các anh Tôn Thất Triêm, Nguyễn Đình Chiến, Trần Đăng Khoa...chạy đôn, chạy đáo, gõ hầu hết cửa Văn phòng Đảng uỷ Nước, Đại Sứ quán để làm những động thái cần thiết chuẩn bị các thủ tục hành chính không thể thiếu để cho Hội văn bút người Việt tại Nga được chào đời.

Cơ may là trước đó ít lâu, “Hội Khoa học Kỹ thuật” và “Hội doanh nghiệp tại Nga” đã tổ chức Đại hội. Do mật độ trí thức vào thời điểm này “trùng trùng, điệp điệp”, nên Hội Khoa học Kỹ thuật ra quân rầm rộ với những chương trình hoành tráng từ báo chí đến hội thảo; đặt ra những dự án hùng vĩ trong tương lai như chuyển giao công nghệ và làm các kỉ yếu lớn. Còn Hội Doanh nghiệp dĩ nhiên là tràn đầy khí thế chiến lược với tầm vươn dậy và tư thế tài chính của hơn hai trăm công ty người Việt được thành lập trong khoảng ba năm đầu thập kỷ chín mươi ở Matxcơva. Như vậy là ở một mặt nào đó, Hội văn bút người Việt được thừa hưởng chút vốn liếng kinh nghiệm và làm một suất ăn theo của một tiền lệ .

Hoàng đen (nhưng bây giờ trắng mịn màng) cùng các bạn đồng khóa đồng môn Trần Thị Sánh, Nguyễn Đình Hạnh, Trần Thị Liên

Tuy không được phong độ như hai hội Khoa học và Doanh nghiệp, nhưng do tính đặc thù, nên Hội văn bút rất được Sứ quán và các Trung tâm Thương mại lúc bấy giờ quan tâm. Đại hội lần thứ nhất tổ chức tại Hội trường Lớn của Sứ quán vào ngày18-8-1994, cờ mở, trống giong, nhiếp ảnh, truyền hình tíu tít; có ăn mặn, uống nồng, có ca nhạc sống động. Hội được ưu ái như con gái mới về nhà chồng, được các đại biểu dành cho nhiều điều hứa hẹn về một sự giúp đỡ tài lực và mọi nhẽ cần thiết để duy trì và phát triển. Lúc này tên khai sinh của Hội được thống nhất là “Hội những người hoạt động Văn học và Nghệ thuật ở Liên bang Nga” gọi ngắn đi bằng ngữ ngôn truyền khẩu là Hội Văn học Nghệ thuật.

Hội tập hợp những người sáng tác, phê bình văn học, dịch thuật, những người làm hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc ...trên cơ sở tự nguyện, tạm thời chưa căn cứ vào tác phẩm được công bố, trình độ chuyên ngành, chỉ cần yêu Hội là đã có điều kiện gia nhập. Lực lương hội viên ghi danh xấp xỉ bảy chục người, bằng tới một phần sáu hội viên Hội nhà văn Việt nam ở thời điểm 2005, một con số đáng nể. Nhưng số tham dự Đại hội chỉ có 37 hội viên. Lúc này, trên tạp chí “Người bạn đường” của Hội mới cho ra Dự thảo Điều lệ chứ chưa có Điều lệ chính thức.

Về nguyên tắc, một tổ chức hội xã hội hay nghề nghiệp được thành lập ở nước sở tại, muốn đi vào hoạt động công khai phải thực hiện theo luật Nga là phải có Điều lệ ( UXTAV) đăng kí ở cơ quan tư pháp. Phải ba năm sau, năm 1997, mất khá nhiều công của, Hội mới hoàn tất thủ tục pháp lý, có Điều lệ, có con dấu, có blank. Còn số điện thoại liên lạc, số Fax, địa chỉ Văn phòng thì dùng nơi tá túc của cá nhân đề vào. Rất nhiều lần, tôi nhận được điện thoại của các bạn thơ, thậm chí là của một vài tổ chức xã hội Nga gọi đến hỏi Văn phòng Hội. Tôi trịnh trọng cho họ biết rằng, đây là số điện thoại nhà riêng, nhưng trong thời kỳ quá độ tiến tới giai đoạn offic thì nó là Văn phòng thật, chứ không phải văn phòng ảo!

Và thời gian trôi qua, suốt hơn một thập kỷ, nói bay bướm hơn là gối đầu qua hai thế kỷ, chưa bao giờ Hội có lấy một góc phòng, một chiếc ghế, một chiếc bàn riêng; chưa từng sở hữu một thứ vật dụng đáng giá như một máy fax, một bộ vi tính. Thế mà vẫn như một đội du kích văn chương, Hội vẫn hoạt động, vẫn sòn sòn cho ra tác phẩm như một chị nông dân mắn đẻ!

Dịp tôi về nước năm 99, Nguyễn Đình Chiến trao đổi với tôi là “cố dành thời gian đến thăm Hội Nhà văn Việt nam, phải gặp được một vị nào trong Ban thường vụ thì tốt để nếu có thể thì xin phép họ coi ta là một Chi hội…”. Tôi làm vượt năng suất, đến thăm anh em đồng nghiệp trong nước ba lần, gặp được nhà thơ giữ quyền trượng của hội Nhà văn. Tôi được đón tiếp long trọng quá mức mình được hưởng, nhưng chẳng ai gật đầu khi tôi đưa ra sự ủy nhiệm của Nguyễn Đình Chiến. Thôi đành coi ta là khu tự trị vùng xa vậy!

Kỳ Đại hội lân thứ II diễn ra sau cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nga một năm. Cuộc khủng hoảng đó đã tác động một cách toàn diện và sâu sắc vào nước Nga đương đại đã đành, mà còn gây ra bao sự đảo lộn trong cuộc sống của cộng đồng người Việt. Mặc dù chẳng dính dáng gì đến cơm áo, gạo tiền, hay kinh doanh, buôn bán, nhưng Hội cũng gián tiếp chịu tác động. Khi mà dân tình chỉ tập trung phần sức cho cuộc mưu sinh thì ít ai còn nhiều tâm lực dành cho thứ của xa xỉ văn chương, nghệ thuật. Theo điều lệ, lẽ ra Hội đã phải tổ chức Đại hội vào năm 97, thay vì năm 1999, muộn đi gần một nhiệm kì. Một mặt là vì kinh phí không xoay ra; rồi người về, kẻ ở; mọi thứ đều xáo trộn.

May mà các vị tham gia Chấp hành Hội không một xu lương, không tiêu chuẩn ưu tiên, đến khâu oai cũng không có nốt, chứ mà có chút quyền hành, chút lợi lộc mông gà, má lợn, thì không ai dám đảm bảo là những pha tung chưởng võ lâm hiện đại ở hậu trường và chính trường là không thể xảy ra.

Đại hội lần II tiến hành vào ngày 9-6-1999, xuôi bè, mát mái với 31 người tham dự. Lực lượng, đội ngũ ngày nào còn hùng hậu, giờ đây đã thưa thớt đi nhiều.

Phần đông các cây bút cao niên của Hội lần lượt về nước nhận công tác và tư tác.

Ngoảnh đi, ngoảnh lại, may vẫn còn lại một số anh em có năng lực sáng tác, phê bình, dịch thuật, vì lý do này, lý do khác còn nán ở lại chưa về, nên Hội cũng đỡ phần trống vắng.

Sau giai đọan khủng hoảng kinh tế Nga, cộng đồng người Việt lại phải tiếp tục đứng trước nhiều thử thách gay go. Nhiếu chủ lớn vỡ nợ, tiền mất giá, hàng trăm người lấy hàng từ các thành phố xa không còn khả năng thanh toán cho chủ hàng ở Maxcơva, bỏ của chạy lấy người, gây nên tình trạng an ninh hỗn độn.

Riêng anh em làm văn nghệ vốn đã khó khăn, nay lại khó khăn lại gấp bội phần. Đa số hội viên không có việc kiếm ra tiền một cách ổn định, có vị thì làm hàng khô quanh quẩn với miến măng, bánh rán và nước mắm; có vị thì làm dịch vụ điện thoại ôm ống nói suốt ngày thu nhập chẳng là bao; có vị thì làm văn phòng ở một ốp nào đó lương bổng ba cọc, ba đồng; chỉ vài vị cung điền trạch khá có kiôt hoặc quầy mua bán ở các ốp, các chợ có đồng ra, đồng vào, nhưng nhìn chung thì trôi nổi, loai xoai giữa vòng xoáy thương trường .

Từ trái sang: Nguyễn Huy Hoàng, nhà báo Hồng Quân (báo SGGP), ông xã Hồng Quân, Tôn Hiền (nhà báo VTV), Phạm Xuân Hoàng, Nguyễn Tiến Thư

Có lần ra sân bay, tiện đường tôi ghé thăm một bạn thơ nghiệp dư ở tận ốp Zin cũ. Vợ chồng anh thuê một phòng, ở chung với một bà công nhân Nga đã về hưu với giá rất hữu nghị. Vợ anh nhận làm ôsin cho một chủ bán hàng da ở ốp Tôgi, trừ ăn uống tại gia ra, mỗi tháng còn được bỏ túi hai , mỗi tuần chủ cho nghỉ một ngày; còn anh bán hàng thuê ở chợ Asean, công xá mười đô một ngày, ba chục ngày vị chi là ba vé. Anh nghiêm trang bảo tôi là: cả nhà em đều làm kinh tế anh ạ! Không đợi tôi hỏi, anh giải thích luôn là “em cố gắng tập thể dục, không phí phạm sức khoẻ, cố không ốm đau, đỡ được tiền thuốc. Vợ em chỉ đi phương tiện công cộng, không biết đến tăcxi là gì, ăn uống thì cố chọn mua những thứ rẻ nhất mà no nhất. Em không dùng điện thoại di động, hạn chế tối đa những cuộc nói chuyện phải thanh toán tiền; còn thằng con đi học thì đã có suất ăn ở trường, mỗi buổi sáng gói cho nó một chút gì làm sẵn; ngay cả nước uống cũng đun sôi, để nguội cho vào chai, tiết kiệm đến mức tối đa, thế cả nhà chẳng làm kinh tế là gì !”. Anh nói chí phải, chẳng biết nên cười hay nên khóc, nhưng chua chát lắm, bởi vì một gia đình ba nhân khẩu như anh, ở cái đất này, tiền nhà, tiền giấy tờ, tiền đi lại, tiền ăn, tiền sinh hoạt, thuôc thang… mỗi tháng không lo được tối thiểu chục là ra đường ngay lập tức!

Anh em làm văn nghệ, mỗi người một kiểu sống, sách vở nói một cách hàn lâm là cá tính, mà cá tính là thứ trời ban, làm sao mà sửa được. Anh Tôn Thất Triêm là một dạng chẳng giống ai. Trong khi người ta phù thịnh, thì anh lại phù suy. Hễ có ai gặp hoạn nạn, ai đau ốm, ai lỡ vận, sa cơ, là anh có mặt, dành những đồng tiền ít ỏi để bù đắp, cưu mang. Anh chẳng bao giờ tô vẽ, đánh bóng mình, chỉ sống lặng lẽ, kín đáo, chân thành với nụ cười hiếm hoi và lúc nào cũng như người có lỗi.

Hoàng Tân Hưng thì lúc nào cũng giống hệt người từ hành tinh khác đến . Sống giữa một thành phố xô bồ, náo động của châu Âu mà anh cứ như ở am mây. Đi kẻ hiệu, làm biển quảng cáo cho những doanh gia cũng không viết một dòng hợp đồng, vét tiền riêng của mình để thanh toán trước, đến khi xong việc, chìm cả chì, lẫn chài. Thằng bạn đồng môn là chủ ốp thuê anh làm, phủi tay, vòng vo xù nợ, đến mực vẽ cũng không chi ra cho anh. Anh hồi hương với hai bàn tay trắng, yếu gầy, tuổi tác. May mà trời còn thương đến, một người được anh vẽ chân dung, cho mượn một góc nhà ở Hà Nội cư trú vô thời hạn, nếu không thì chẳng biết trôi dạt tận phương nào.

Ông em họ của tôi cũng đã từng xuất ngoại, nhưng chưa sang Nga bao giờ, khẳng định như đinh đóng cột là ông anh mình giàu có lắm, đứng vào hạng thứ nhì Matxcơva bởi vì được có lương của một công ty tiếng tăm, và thường thấy xuất hiện trên tivi và báo chí. Mà không chỉ ông ta đâu nhá, có cả một lô các ông, các bà ở nhà quê lúc gặp nào cũng ở tư thế chuẩn bị hỏi vay tiền. Các vị ấy đâu biết rằng, tôi cũng từng được dính vào bảng lương một công ty đấy, nhưng đứng ở vị trí áp chót, hàng tháng cố lo thì cũng chỉ đủ tiền đi lại, thuốc thang và điện thoại. Hai chục năm xuất ngoại mà khó tích cóp được lấy một đồng dính ví. Hồi năm 2001, nghe tin tôi nằm bẹp giường, mấy anh em hảo tâm, trong đó có ông Trưởng Thương vụ, ông Chủ tịch Xaliut 2, đã đặt ra vấn đề cứu trợ cho tôi, may mà tôi kịp từ chối, không thì tiếng tăm còn phải lưu đến đời chắt.

Kiếp làm văn chương ở cái đất nhà nhà ra chợ, người người ra chợ này mà không bị trải chiếu, cầm ống bơ đứng đường là mả tổ còn phát lắm.

Trong số gần trăm ngàn người Việt, nếu ai đó dày công làm một công trình điều tra thì kết quả cho thấy là phần lớn những người theo nghiệp văn nghệ chăc chắn là đứng đội sổ về thu nhập, chỉ nhỉnh hơn oshin một tí.

Vào những năm đầu thiên niên kỷ mới, chống chèo để in được một tập sách, ra được một số tạp chí, tổ chức được một đêm thơ ở Matxcơva thì phải nói như Cụ Nguyễn Du là” công trình kể xiết mấy mươi.” Trong nhiệm kỳ II, số anh em trở về quê cha đất tổ và dạt đi thành phố khác khá nhiều. Có không ít anh em đành ngậm ngùi lìa bỏ thơ phú, lao vào cuộc mưu sinh, không khí văn đàn rơi vào nốt lặng.

Đại hội lần III rút kinh nghiệm lần trước, những muốn tổ chức đúng thời hạn để khỏi tiếng eo xèo, nhưng rồi lại cũng chậm đi hơn 2 năm, vì những vấn đề còn rất nhiều vấn đề. Khu rừng thu văn nghệ vốn đã tiêu điều, nay lại tiếp tục thưa đi như như chợ quê cuối ngày. Những gương mặt quen thuộc ngày nào thường xuyên có mặt ở Matxcơva, nay đã nhận khẩu thường trú và nên ông, nên bà tại thủ đô Hà Nội; vài anh em thì dạt đến Tiểu Nga - thành phố Kharkov với mục đích tìm đường kiếm sống. Hội chỉ còn lại một số thành viên cũ càng và một số hội viên mới được kết nạp, chưa kịp biết mặt, biết tên nhau.

Mặc dù trước đó, theo sáng kiến của một vị trong Ban Chấp hành, Chi hội Văn học được triển khai để tập hợp, củng cố đội ngũ, nhưng vốn liếng chỉ có thế, không thể huy động số đông sức người như gọi dân công hoả tuyến được. Để chuẩn bị cho đại hội này, Sứ quán và Ban công tác Cộng đồng đã dành khá nhiều thời gian và công sức bàn bạc, ủng hộ rất tích cực các chương trình và kế hoạch của Hội. Chưa kịp làm thủ tục về phía Nga, Ban trù bị đã soạn thảo và thông qua Điều lệ mới về phía Việt nam, chờ một thời điểm thích hợp sẽ đăng kí lại, trên cơ sở bổ sung Điều lệ cũ. Khá ưu ái với Hội, Sứ quán cho mượn Hội trường, trao cho một phong bì khiêm nhường, nhưng chu đáo; các TTTM kẻ ít, người nhiều, cũng góp thêm cho ít tài chính bổ sung vào bữa tiệc mặn. Đại diện các Hiệp hội tại Matxcơva và các đại biểu y tọa cho đến phút cuối cùng. Chương trình Đại hội khá phong phú, đề cương soạn thảo công phu, đặt ra rất nhiều kế hoạch, hiến kế nhiều biện pháp, nhưng đồng hành với nó là những khó khăn...

***

Có thể nói khó khăn lớn nhất không chỉ đối với Hội Văn học Nghệ thuật cũng như các Hội khác ở Nga là vấn đề tài chính. Ngay đối với một Hội gần với áo tiền,cơm gạo như Hội Doanh nghiệp thì tài khoản cũng nhiều năm nằm ở con số âm nặng, theo như báo cáo tổng kết tài chính của ông Chủ tịch Hội này. Các Hội Khoa học Kỹ thuật, Hội Người Việt định cư thì cũng chẳng hơn gì, không có lấy một đồng kẽm gọi là, không văn phòng, không trụ sở, không có thiết bị công vụ và không người thường trực.

Còn Hội Văn học Nghệ thuật thì từ buổi chào đời đến nay, chưa hề thu được một xu hội phí, bộ phận tài vụ không phải bỏ lấy một phút nào ra làm việc. Mỗi khi có khách, mỗi lần tổ chức gặp mặt, anh em trong Ban Chấp hành lại “góp gió nhỏ làm gió vừa”, người một vài chục đô để có cái mà ngồi lại với nhau. Thường khi in tạp chí, một số anh em lại tất tả xách thúng mủng đến gặp Ban Giám đốc các TTTM trình bày, thưa gửi, đặt vấn đề, hoặc là là nhờ các quý vị giúp cho tiền in ấn; hoặc là mai sau, khi tạp chí in xong, giúp mua hộ cho vài trăm số. Cái kiểu đèn cù chạy vòng quanh này, nhiều khi cũng hiệu quả ra phết. Mười lăm số “Người bạn đường” được trình làng chủ yếu bằng con đường giật gấu vá vai, ăn đong lần hồi này. Chưa hề một người làm biên tập, chưa hề có một tác giả nào tham gia có bài in tạp chí nhận được một đồng thù lao, hay một đồng nhuận bút. May ra, tác giả thì có được chút bổng lộc bằng hiện vật: khi thì hai, khi thì ba quyển tạp chí tuỳ theo sự hào phóng của Ban Biên tập. Một sự phi lý đến không thể tin nổi giữa cơ chế thị trường, nhưng nó đã tồn tại suốt 14 năm qua và chắc là vẫn tồn tại cho đến khi nào giữa Matxcơva vẫn còn tạp chí“ Người bạn đường” của Hội.

Theo thông lệ, cứ gần đến quý 4, anh em trong Ban Biên tập Tạp chí thường chuẩn bị hòm hòm bài vở, sau đó lên kế hoạch lo toan tài chính . Nhưng năm nay lịch sắp bóc hết rồi, thấy ai cũng thở ngắn than dài, chưa biết vái phương nào để tạp chí đến được với cộng đồng trong dịp Tết. Nếu Tạp chí ra được đúng kỳ, đúng hạn thì bà con hoan nghênh, nhưng không ra kịp thì mọi người hiểu lý do vì đâu rồi, cũng rộng lòng đại xá !

Theo chiến thuật chiến tranh nhân dân này, trong mười năm qua, hai tuyển tập thơ khá dày dặn số trang được ra đời, đó là “ Những nẻo đường xứ tuyết” và “Tuyết ấm”. Chất lượng thì có kẻ khen, người chê, nhưng cái quý nhất là nhà khó có con . Hầu hết các gương mặt thơ của Hội từ trước đến nay đều được tuyển chọn, giới thiệu trình làng. Một số TTTM mua ủng hộ và cho thơ vào túi quà kèm bánh chưng, lịch và mứt Tết tặng bà con. Anh em làm văn chương đến thăm nhiều gia đình, thấy con cháu họ tựa cửa sổ ngồi đọc thơ mình, lưng cũng thấy gai gai, sương sướng, mặc dù có sách, có bài đấy hẳn hoi mà chẳng có lấy chút công quả. Ở đây cũng xin mở ngoặc một chút xíu là ai nếu tốt phúc, có bài đăng trên“ Đất nước” của Sứ quán thì có quyền lĩnh 8$ hoặc 10$ một bài thơ, tuỳ theo độ dài ngắn; và 15$ một truyện ngắn hoặc kí sự. Số tiền đó, vị nào chịu khó chen ôtô buýt thì về Xaliut 3 làm được hai tô phở, còn hứng chí thì may ra đủ một cuốc tắc xi về nhà.

Chạy ngược, chạy xuôi xin kinh phí, điều khổ nhất không phải là nỗi đoạn trường lặn lội trên từng cây số, mà là thấm thía sự cay cực của số phận anh làm văn nghệ. Đi xin tiền cho Hội, một số nơi họ ủng hộ vô tư, nhưng cũng có nơi đặt ra điều kiện này, điều kiện nọ. Thậm chí có những vị quản chợ dày tiền, thưa chữ, cho được mấy đồng cũng lên giọng dạy bảo anh em làm văn chương phải nâng cao, bám sát, rèn luyện, trau dồi…nghe như bài giảng của cán bộ tuyên huấn! Lại cứ phải dạ, vâng, cứ gật cằm kính cẩn để lĩnh hội.

Điểm lại sự nghiệp cá nhân của các Hội viên của Hội Văn học Nghệ thuật tại Nga thì thấy cũng không đến nỗi nào. Mỗi một nhà, dù là nhà văn , nhà thơ, nhà nhạc, nhà họa cũng đều cố gắng cho ra lò một vài tập, vài bài, tổng kết những năm tháng dùi mài, viết lách ở xứ người. Châu Hồng Thuỷ mới đây cho in“ Những bông tuyết mùa hè”, Bùi Quang Thanh năm năm trước có” Heo may xứ tuyết”, Nguyễn Đình Chiến in “Hoàng hôn nhớ”. Trần Văn Cơ lần đầu in cuốn “Hoa bồ công anh” ở tuổi lục tuần; Nguyễn Đình Lâm năm ngoái in “Con kiến tật nguyền”, Hồng Hà làm hai đĩa CD trong vòng ba năm, Hoàng Tân Hưng trước khi quy lai cố quốc đã kịp làm một triển lãm mỹ mãn ở Cung văn hoá cạnh công viên mang tên M. Gorki ...

Sách của các tác giả trong Hội đa phần là bỏ tiền túi in tại Nga, in ra chỉ tặng, không kinh doanh, không bày bán. Thương nhất là anh Nguyễn Văn Tài. Suốt ba năm lọ mọ, vừa lo viết và đặt bài vở, vừa đánh máy, chế bản, bỏ tiền in 11 số tạp chí “ Đồng hương”. Không ai ủng hộ cho anh lấy một đồng, không ai cho lấy một góc kiốt tại các TTTM để trưng tạp chí ra bán, anh cứ phải cõng trên tấm lưng gầy yếu cả kiện tạp chí đi phát hành từ ốp này, sang ốp nọ, cách nhau ba bốn chục cây số. Ăn uống kham khổ, ngồi máy tính suốt ngày, chỉ uống nước chè khan, hút thuốc liên tục, anh mang bạo bệnh, không qua khỏi. Anh không kịp nhìn thấy tuyển tập truyện ngắn của mình được in ở Nhà Xuất bản Hội Nhà văn.

Còn Nguyễn Thông cũng cặm cụi mài bút nhiều năm, lúc về nước cũng gom đủ bài để ra được một tập thơ riêng, chuyển sang Nga gửi tặng hầu hết anh em trong Hội. Anh cũng ra đi với chứng bệnh nan y, ngay sau khi tập thơ được phát hành.

Năm 99, hoạ sĩ Trịnh Văn Khanh lâm bệnh nặng. Sau lần mổ thứ nhất, anh phải vào phẫu thuật ở Viện Ung Bướu quốc gia ở Kasixkoe trong tình trạng gia đình không đủ khả năng cáng đáng kinh phí. Mặc dù lúc đó, tôi chưa gặp, chưa biết mặt Trịnh văn Khanh, nhưng “cùng một lứa bên trời lận đận ”, nghe Hoàng Tân Hưng báo tin, tôi đành mang khăn gói quả mướp suốt hai ngày lặn lội đến gõ cửa từng Trung tâm Thương mại. Cũng may, vào cái thời thánh thiện đó, người ta dễ mủi lòng trước nỗi cơ cực và đắng cay của con người, chẳng ai nỡ bắt tôi ra về không. Kết quả là dấn vốn góp được vừa tròn 1800$, nhờ người mang đến cho gia đình Trịnh Văn Khanh, đủ cho một ca mổ ở bệnh viện Ung Bướu. Nhưng anh cũng chẳng kéo dài thêm cuộc sống của mình được bao lâu nữa. Ý tưởng về một cuộc triễn lãm tranh, viết những bài nghiên cứu về hội hoạ của người Việt đương đại

tại Nga đã vĩnh viễn theo anh nằm sâu dưới nấm mồ phía Nam sân bay Đômôđeđôvô lạnh lẽo.

Không ít anh em trong Hội dã trở thành nạn nhân của thói côn đồ và bạo hành ở nước Nga. Có một nhạc sĩ ở ốp Xôkôl, đi làm về muộn bị một nhóm cảnh sát bảo vệ làm tiền, anh không có đưa, chúng đánh cho anh đến mức gẫy cả xương sườn. Sau này công an đã xác minh tìm ra và xử lý bọn trấn cướp đó.

Còn một nhà thơ thuê căn hộ ở, bị bọn cướp mạo danh công nhân lừa mở cửa cho chúng nó vào nhà kiểm tra hệ thống nước. Chúng ra tay bằng cờ lê và búa hành hung bố con anh, may mà nhà anh còn có phúc, không thì thân thể khó mà được vẹn toàn.

Có thể mạnh dạn nói rằng, giá một cơ quan có thẩm quyền nào đứng ra xem xét, tặng cho mỗi người làm văn nghệ ở Nga một huân chương Lao động thì cũng xứng đáng. Bởi vì đa phần anh em làm văn nghệ đều ngu ngơ trước chiến địa thương trường, đều cam chịu thiếu thốn, không ít người sống dặt dẹo, ăn đậu, ở nhờ. Không làm ra tiền ở xứ này, lại dính tới văn chương, ngoài chuyện đói rét đã

đành, thiên hạ còn coi là người “ ba sôi, hai lạnh”, dịch từ tiếng Việt ra tiếng Việt bình dân là mát, là hâm. Có anh làm thơ tính nát óc để tìm cách để tồn tại, để ở lại, nhưng không xong, phải nhắm mắt đưa chân chọn chước thứ 36 là rời khỏi nước Nga, quy lai tại ngã điền viên thú. Đến phút chót, anh em kẻ ít, người nhiều cũng phải góp thêm chút đỉnh mới đủ tiền vé và có chút quà Nga cho vào đáy va li.

Ngay cả ban nhạc Văn Lang, nơi các ca sĩ gọi là còn có màu một chút, thu nhập cũng chỉ đủ cầm cự, lấy tháng nhiều đắp vào tháng ít. Công xá chủ yếu trông chờ vào các đám cưới, sinh nhật, hội hè, mà đình đám có phải lúc nào cũng sẵn đâu. Hơn nữa, ngoài Văn Lang, còn có các nhóm Trúc xinh, Bốn mùa,.. cũng luôn dài cổ ngóng chờ, đón đợi các đám tân hôn! Mùa thu là mùa cưới, các đơn đặt hàng nhiều thì túi còn rủng rỉnh; còn ngày đông, tháng giá, thì ôm gối, gác đàn ngồi đợi. Hoá ra ở nước nào, thời nào, những anh đã chuyên tâm làm văn nghệ, coi như chấp nhận một thứ nghiệp chướng, chấp nhận một cuộc sống tụt hậu về vật chất so với thiên hạ.

Vài năm gần đây, các đêm thơ không được rôm rả và liên tục như trước. Thời hưng thịnh, các ốp, các TTTM chủ động gợi ý với anh em trong Hội tổ chức những đêm thơ với sự tài trợ hậu hĩnh, nghĩa là lo bố trí hội trường, phông màn, loa đài, lẵng hoa và tiệc mặn. Nhiều đêm tổ chức ở Bến thành, Sông Hồng, Tôgi, KT, Lion khách ngồi kín cả nhà hàng khoảng 200 chỗ và tiệc thơ kéo dài tới hai, ba giờ vẫn chưa kết thúc. Khách là những đại diện của Sứ quán, của các Công ty doanh nghiệp, bà con trong ốp. Có những người yêu thơ ở xa, có khi họ phải lặn lội tận cuối thành phố đến cách ba, bốn chục cây số để tham dự.

Nhưng gần đây, thảng hoặc một năm có được một lần, nhưng không khí đã khác xa giai đoạn khởi nguyên nhiều lắm. May mà cho đến năm vừa rồi, truyền thống đêm thơ Nguyên tiêu vẫn được duy trì. Trong giấy mời gửi cho các nhà văn hoá, bạn bè Nga, hai chữ Nguyên tiêu được phiên âm, không dịch nghĩa, và nhiều năm rồi hai chữ đó đồng nghĩa với hội thơ. Sáu lần tổ chức Nguyên tiêu, thì cá sáu lần, các ông đại diện cho Hội Hữu nghị Nga- Việt cùng các nhà văn Nga yêu Việt Nam bao giờ cũng có mặt. Đáng nhớ nhất là đêm Nguyên tiêu 2004 tổ chức tại nhà hàng “Hà Nội” được Công ty Rolton tài trợ, một nhóm nhạc Nga được mời tới, còn quan khách Nga được xe của Xaliut 3 đón từ metrô Đmitrovxkia đưa đến tận nhà hàng nơi đêm thơ sẽ diễn ra. Khách Sứ quán và những người hâm mộ thơ ca của cộng đồng đổ về đến mức phải hối thúc nhân viên kê thêm chỗ.

Đêm Nguyên tiêu gọi là đêm thơ thì hơi phiến diện, vì ngoài thơ ra, phần ca nhạc của các ca sĩ Nga và Việt chiếm một khoảng thời gian đáng kể; phần phát biểu ứng tác, các cảm hứng và bộc bạch của những vị khách Nga luôn làm thay đổi tất cá những rào chắn giờ giấc của chương trình. Đêm Nguyên tiêu biến thành một sinh hoạt văn hoá rất hữu nghị, rất dân chủ và tình cảm. Để tổ chức một đêm có hiệu quả như vậy, anh em phải bỏ ra cả tuần lễ để lo liệu khá vất vả. Những năm sau này,“cứ trong mộng triệu mà suy, chắc là không được thuận như những năm trước đây, vì nhìn trước, nhìn sau, vẫn chưa nhìn thấy bàn tay hảo tâm nào chìa ra tài trợ. Các ốp lần lượt theo nhau ngả mũ chào vĩnh biệt cộng đồng, không để lại một tấm hình, không một dòng địa chỉ! Bỏ đi một việc đã xây dựng nên thành truyền thống như Nguyên tiêu là bị hẫng, thậm chí là có lỗi, là kết thúc đột ngột một dư âm. Ban Chấp hành Hội đang tính kế, hoặc là chạy vạy, hoặc là sẽ kết hợp với một tổ chức, một TTTM, hoặc một hiệp hội khác để có được một Nguyên tiêu đúng hẹn lại lên.

Có người cho rằng dự thảo chương trình của Đại hội III vừa rồi đã đề ra những dự định quá tầm, như mỗi năm sẽ ra ba số tạp chí, tổ chức được vài đêm giao lưu, có một vài cuộc triễn lãm tranh hoặc ảnh, kết nạp thêm hội viên, thành lập một vài chi hội ở các thành phố khác... Thật ra Hội dư sức, đủ tài, có khả năng để thực thi những việc đó, vấn đề là ở chỗ, xoay đâu ra tiền để làm; tay không, thời nay khó lòng bắt giặc. Anh em hội viên xấp xỉ bốn chục, nhưng những người toàn tâm dành cho Hội thì chỉ có vài người. Kẻ còn, người bỏ, anh em tản mác dần dần; đến ngay căn hộ anh em thuê cũng thường xuyên thay đổi, số điện thoại cũng đổi thay theo, nhiều khi liên lạc với nhau giữa thời đại thông tin này mà cũng trở thành vấn đề nan giải. Mấy vị cầm chịch thỉnh thoảng ngồi lại, tính nát óc nhưng vẫn không tìm ra được lời giải cho những bước hoạt động trong tương lai. Điều anh em sợ nhất là “hữu sinh, vô dưỡng” dựng nên thì đã khó, duy trì và phát triển một hội nghề nghiệp ở đất Nga trong cơ chế thị trường quả là khó biết bao nhiêu!

Thôi thì “đã mang lấy nghiệp vào thân”, trên vai đã vác lấy cây thánh giá văn chương rồi thì cũng phải gắng gỏi, để mong sao nó được tồn tại và đồng hành với cộng đồng trong cuộc mưu sinh ở xứ người.

12.2011

N.H.H

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Một xã hội "phong kiến" thối nát

Lời nói đầu:
Trời ơi, nó như thế này mà cứ đồng chí với nó.
Sao cứ bưng bít, che đậy, giấu giếm cho nó mãi thế? Sao không cho dân đen chúng tôi biết để thông cảm với nhân dân Triều Tiên?
Tôi gần như tin chắc chắn những điều ông cán bộ kể sau đây là có thật. Không tin những người nói thật thì còn tin ai?
Hỡi người Triều Tiên, lúc này chính là lúc để các vị đứng lên làm lại cuộc đời. Không còn cơ hội, thời cơ nào tốt hơn đâu.
Sau đây là thực trạng chế độ cộng sản ở Bắc Hàn.
Nguyễn Thông

MỘT XÃ HỘI THỐI NÁT
(Tư liệu do nv Triệu Xuân sưu tầm, công bố)

Thông tin về Bắc Triều Tiên có rất ít, thậm chí chúng tôi đã làm về Bắc Triều Tiên hơn 30 năm rồi mà cũng chưa giải đáp được những câu hỏi mà các anh lúc nãy đã sơ bộ nêu ra, không biết Bắc Triều Tiên là cái gì đâu. Bây giờ, tôi chưa có tham vọng trả lời với các anh cái ông này nó thế nào, chế độ này nó ra làm sao, hay nó là loại gì trong lịch sử nhân loại. Tôi chỉ xin kể lại những điều mắt thấy tai nghe, những gì đã cảm nhận được trong suốt một thời gian dài công tác ở đây. Thực tế trong quá trình công tác nhiều năm cũng không có những nguồn thông tin gì thực sự đáng tin cậy, cũng là nghe qua người này, người kia, qua bộ phận này, bộ phận khác. Không có một loại tài liệu gì mang tính chất chính thống mà người ta đưa ra.

Tôi chỉ có tham vọng báo cáo để các anh đứng ở góc độ cương vị công tác của mình và trên nhiều góc độ khác để có nhận xét về chế độ, về vị lãnh đạo này, về cái Đảng này nó như thế nào? Gần đây, Bắc Triều Tiên có mấy sự kiện lớn: Vấn đề hạt nhân. Gần đây nhất là vấn đề máy bay trinh thám của Mỹ bay vào không phận Bắc Triều Tiên. Trước đây Bắc Triều Tiên đã rình cái máy bay này mấy lần rồi, nhưng không làm sao bắt được quả tang. Lần này đã có sự chuẩn bị từ trước, Bắc Triều Tiên cho xuất phát 4 máy bay MIC 29, đuổi khoảng 20 phút trên bầu trời, có lúc hai bên đã tiếp cận cách nhau 14, 15 mét. Bắc Triều Tiên đã kiềm chế không bắn, vì nếu bắn thì không bao giờ nó rơi trên đất Bắc Triều Tiên được. Theo địa hình bản đồ Bắc Triều Tiên các anh sẽ rõ vì khi bị đuổi bao giờ máy bay cũng chạy ra phía biển; nếu có bắn trúng thì nó cũng bay được thêm 500 – 600 km ra ngoài biển, rồi mới rơi, lúc đó cãi nhau thì mệt lắm. Bên thì bảo tôi còn bay ở ngoài, anh bắn tôi, bên thì bảo anh đã vào đất liền của tôi, tôi bắn. Nhưng tang chứng thì máy bay lại rơi ngoài biển khơi.

Trước đây, vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên cũng rất phức tạp. Bắc Triều Tiên không có khả năng cạnh tranh về kinh tế với Hàn Quốc. Do đó người ta mới nghĩ ra cần có một con bài gì đó để mặc cả. Bắc Triều Tiên đưa ra chính sách phát triển về kinh tế là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Trong công nghiệp nặng lại ưu tiên phát triển công nghiệp quốc phòng, mà công nghiệp quốc phòng thì lại vô cùng tốn kém: một khẩu súng bằng cả mấy cái máy cày, một quả tên lửa tính ra không biết bao nhiêu tiền của. Do đó từ khi theo con đường này, kinh tế Bắc Triều Tiên cứ luôn luôn bị lệch lạc. Bắc Triều Tiên coi nhẹ công nghiệp nhẹ và nông nghiệp cho nên đời sống nhân dân rất khổ, phải thắt lưng buộc bụng từ khi thành lập nước đến tận bây giờ.

Sang thế kỷ XXI, các nước XHCN phát triển nhanh chóng, nhưng Bắc Triều Tiên vẫn cứ thắt lưng buộc bụng, vẫn đói.

Ở Hàn Quốc còn có Sam Sung, LG Tivi, máy giặt bán trên thế giới, nhưng mà không thể tìm thấy một thứ đồ dùng gì của Bắc Triều Tiên đưa ra thế giới. Người ta nói rằng từ ngày ông Kim Nhật Thành mất đi (1994) ông đã mang theo tất cả những tinh hoa của đất nước. Vì vậy, khi ông Kim Châng In lên thay, đã không lãnh đạo được, để dân chết đói ghê quá. Tính đến năm 1994-1997, theo hãng thông tin cho biết, Bắc Triều Tiên đã để dân chết đói đến 2,8 triệu người, hơn con số ta chết đói năm 1945, khi Nhật bắt nhổ lúa trồng đay, chỉ có 2 triệu. Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI mà một nước XHCN đã để cho dân chết 2,8 triệu, đây là một tội ác, là rất vô nhân đạo. Một chị người Triều Tiên, vừa được sang lấy chồng Việt Nam đã nói với tôi: “Anh ạ, không phải là không có một con đường để Triều Tiên thoát ra khỏi cảnh đói nghèo, có nhưng người ta không đi. Tại sao tôi biết, vì khi tôi vào Sứ quán Hàn Quốc ở khách sạn Deawoo, có một thư viện rất lớn. Tôi đọc sách, tôi mới thấy rõ ràng là có con đường khác mà lãnh tụ của tôi không đi, cứ đi theo con đường này, cho nên dân tôi chết đói. Từ xưa đến nay tôi được giáo dục những điều không đúng sự thật”. Đây là điều ta đáng phải suy nghĩ.

Theo bản đồ thì Bắc Triều Tiên phía Bắc giáp Trung Quốc khoảng 1300 km, có biên giới rất lớn; phía Đông giáp với Liên Xô có 16 km; phía Nam giáp với Hàn Quốc ở vĩ tuyến 38. Phía bên này giáp biển Tây là Trung Quốc; giáp biển Đông là Nhật Bản. Từ đó ta thấy Bắc Triều Tiên là một nước vừa nghèo vừa nhỏ nằm kẹp giữa các cường quốc: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản; phía Nam giáp biên giới là người anh em Hàn Quốc, mặc dù chưa phải là cường quốc nhưng là một nước phát triển. Theo ông Tổng thống mới nhất của Hàn Quốc khi nhận chức đã công bố Hàn Quốc đứng hàng thứ 12 Thế giới là loại mạnh rồi.

Vị trí địa lý chính trị làm cho Bắc Triều Tiên ở vào thế rất bị o ép. Từ đó sự an nguy của Bắc Triều Tiên phụ thuộc rất nhiều yếu tố chi phối của các nước lớn này. Chính vì thế mà vấn đề định hướng cho Bắc Triều Tiên, nói rộng ra là cả bán đảo Triều Tiên, vấn đề thống nhất Nam-Bắc (Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc) không hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của nhân dân, hay là ý muốn của Ban Lãnh đạo, mà nó còn phụ thuộc vào lợi ích của các nước lớn xung quanh.

Như các đồng chí đã biết trên thế giới có 3 loại nước bị chia cắt là Đông Đức, Việt Nam và Nam Bắc Triều Tiên. Việt Nam đã thực hiện được thống nhất đất nước theo kiểu của ta. Đông Đức thì thống nhất theo kiểu sáp nhập tức là bên này nuốt chửng bên kia. Theo Hàn Quốc nếu sáp nhập theo kiểu này thì họ không thể cáng đáng nổi, vì Đông Đức ngày xưa so với các nước XHCN khác là vào loại khá. Khi sáp nhập thì Tây Đức đã thấy đây là một gánh nặng đến bây giờ vẫn chưa gỡ ra được, vẫn như cái hố trong nền nhà. Sự phân biệt giữa người Đông Đức và người Tây Đức vẫn còn tồn tại nhiều năm nay. Hàn Quốc cho rằng nếu thống nhất như kiểu Tây Đức thì không kham nổi, tức là phải cõng một ông anh què quặt trên lưng, đi trên một con đường rất dài chưa biết đến bao giờ ông ấy khỏe chân để đặt xuống dắt ông ấy đi. Tính đến bây giờ về tiềm lực kinh tế năm nay tổng sản phẩm quốc dân của Bắc Triều Tiên mới có khoảng 15 tỷ, có ngân hàng nói chỉ có 10 tỷ. Trong khi đó, tổng sản phẩm quốc dân của Hàn Quốc năm 2001 đã là 546 tỷ, một con số chênh lệch quá đáng. Bây giờ muốn thống nhất được trước hết phải tăng cường giao lưu, đầu tư vào Bắc Triều Tiên, vì đằng nào cũng phải đầu tư ra nước ngoài, chi bằng đầu tư lên miền Bắc, cùng một dân tộc, cùng một tính chất, cùng một con người, cùng một tiếng nói thì hiệu quả đầu tư nó sẽ cao hơn. Như vậy Bắc Triều Tiên sẽ phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật khá dần lên, dần dần hai bên bớt sự chênh lệch, gần nhau hơn thì may ra mới thống nhất được. Ông Tổng thống Kim Tê Chung nói: Việc thống nhất của chúng tôi còn rất lâu dài.

Mẫu thứ hai để thống nhất là Việt Nam, dùng chiến tranh bạo lực thì Hàn Quốc không muốn vì thấy cái giá phải trả nó đắt quá.

Năm 1995, Tổng bí thư Đỗ Mười sang thăm Hàn Quốc. Chủ tịch Đảng cầm quyền là Tổng thống Hàn Quốc đã hỏi Tổng bí thư Đỗ Mười: “Ông có lời khuyên nào cho việc thống nhất của chúng tôi không?”. Đồng chí Đỗ Mười chỉ nói một câu: “Nếu cho tôi có một lời khuyên thì không dùng biện pháp chiến tranh vì nó rất đắt”. Đại ý nói như vậy.

Hàn Quốc cũng không muốn như vậy vì đất nước đã phát triển ổn định, muốn ổn định để phát triển đi lên.

Vậy thì phải chọn ra con đường thứ ba, không phải kiểu Đức hay kiểu Việt Nam, mà là kiểu dần dần tiến tới đoàn kết dân tộc, tăng cường giao lưu hợp tác, rồi tiến tới thống nhất. Con đường này sẽ rất dài, phải 20 năm hoặc 50, 70 năm trở ra. Dân số Bắc Triều Tiên tính đến năm 2001 có khoảng 22 triệu rưỡi. Hàn Quốc có khoảng 46 triệu (gấp đôi). Diện tích cũng gấp đôi, tiềm lực kinh tế thì Hàn Quốc gấp ba bốn chục lần. Thủ đô của Bắc Triều Tiên là Bình Nhưỡng, là một thủ đô tương đối đẹp. Trong quyển sách “Những nền văn minh thế giới” đã liệt thủ đô Bình Nhưỡng là một trong những thủ đô đẹp của thế giới. Sau chiến tranh Triều Tiên 1952-1953, thủ đô Bình Nhưỡng bị san bằng tất cả. Sau đó Liên Xô đứng ra thiết kế lại toàn bộ, cho quy hoạch xây dựng Thủ đô. Quy hoạch này được thiết kế rất hoàn chỉnh, xây rất lớn, như tòa thư viện nhân dân ở giữa thủ đô, Hội trường Quốc hội rất lớn và đẹp, kè của con sông Đại Đồng chảy qua thủ đô đẹp mỹ mãn. Cho đến bây giờ vẫn theo quy hoạch này. Chỉ tội cái nền khoa học kỹ thuật, kinh tế yếu nên trông nó rất buồn tẻ, nhưng lúc nào cũng cảm thấy nó thanh bình, như cây liễu rủ bên sông Đại Đồng, đường phố thì rộng lớn, đẹp đẽ và quy củ. Xã hội rất ngăn nắp, giáo dục rất nghiêm chỉnh tất nhiên là rất lạc hậu.

Lãnh đạo của Bắc Triều Tiên bây giờ là ông Kim Châng In (Kim Chính Nhật), giữ chức Tổng bí thư Đảng Lao động Triều Tiên – chứ không phải là Tổng bí thư của Ban Chấp hành – Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội là ông Kim Iâng Nam. Theo Hiến pháp sửa đổi năm 1998, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội có vai trò đối ngoại như nguyên thủ quốc gia, giống như Nhật Hoàng. Các công việc như Trình quốc thư, ký giấy ủy nhiệm, ban bố sắc lệnh đều do Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội ký.

Sau đó mới đến ông Chê Chung Ốc, Chủ tịch Quốc hội. Ông này chẳng khác gì ông từ giữ đền. Hôm nào họp thì ông trải chiếu, giống như Văn phòng của ta. Danh nghĩa là Chủ tịch Quốc hội, nhưng thực quyền thì không có. Tất cả thực quyền đều tập trung vào ông Kim Châng In. Còn ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thì không có gì đáng nói.

Chế độ của Bắc Triều Tiên danh chính ngôn thuận gọi là XHCN theo kiểu Triều Tiên. XHCN kiểu Triều Tiên này cũng có rất nhiều cái khó hiểu, một chế độ phong kiến, độc đoán, gia đình trị. Phong kiến vì lễ giáo rất nặng nề, cấp trên cấp dưới sùng bái. Nếu ai không sùng bái ông ấy là đã mất đầu rồi, chưa nói là chống lại, nếu chống lại thì không bao giờ tồn tại. Tệ sùng bái này được kế thừa từ ông bố Kim Nhật Thành. Ở Triều Tiên hiện nay mọi người đều đeo một cái huy hiệu rất to. Có 3, 4 loại huy hiệu; có loại một ảnh là ông Kim Nhật Thành, hoặc ông Kim Châng In rất to; có 2 loại ảnh thì hai ông cùng ngồi. Có phân cấp từng loại một. Tệ sùng bái này bây giờ vẫn còn nặng nề vô cùng. Trung Quốc hiện nay đã bỏ các huy hiệu và ngũ lục Mao Trạch Đông. Thời Kim Nhật Thành còn sống, khi anh chị em gặp nhau trên đường, không bao giờ được phép chào hỏi nhau về sức khỏe, mà phải hỏi nhau đã đọc trước tác Kim Nhật Thành đến chương mấy rồi. Nếu có người thứ 3 ở đấy mà lại hỏi nhau về con cái, sức khỏe thì sau đấy rất phiền toái. Một ngày một người có 12 giờ ở cơ quan gồm: 8 giờ làm công việc được giao, 2 giờ lao động công ích như quét tước ở xung quanh cơ quan, xí nghiệp hay nhà máy, sau đó có 2 giờ ngồi đọc trước tác Kim Nhật Thành.

Học sinh trung học, cấp 2, cấp 3 hay Đại học thì không có lúc nào được phép ngồi để suy nghĩ. Vì ngồi suy nghĩ lại lẩn thẩn nghĩ tại sao mình khổ, tại sao bố mẹ mình lao động 12 tiếng một ngày mà vẫn nghèo. Người ta không muốn có thời gian để suy nghĩ cá nhân, bắt phải đi học, học ở trên lớp xong, về nhà ăn cơm trưa xong thì ra tập múa hát (Hát toàn những bài ca ngợi ông Kim Nhật Thành). Sau đó là lao động công ích, học trước tác. Đến tối là về nghỉ ngơi, ăn cơm. Có những ông giáo nói không bao giờ biết mặt con vì sáng sớm đi làm con chưa ngủ dậy, tối khuya mới về thì con đã đi ngủ. Con mấy tuổi mà vẫn không biết mặt. Cường độ lao động rất căng thẳng. Một xã hội rất nặng nề. Các nước phương Tây gọi xã hội này là binh doanh xã hội, tức là trại lính. Mới nhìn vào thì thấy xã hội rất quy củ, nền nếp, nhưng đi sâu vào thì thấy nó nặng nề lắm. Có một ông Đại sứ Angiêri khi mới sang có nói một xã hội như thế này mà tại sao người ta cứ chửi bới, phong cảnh thì đẹp đẽ, con người thì nền nếp – ông được đi tham quan, dự tiệc tùng. Một tháng sau, sau khi trình quốc thư thì ông bắt đầu chửi Triều Tiên: Sao lại có một xã hội kỳ dị như thế. Mùa đông thì không có lò sưởi, vào nhà làm việc chỉ được 10 phút là phải về, nếu lâu một chút là đau đầu gối, ngồi lâu thì đau lưng vì lạnh quá.

Đến tháng thứ hai thì ông ta chửi thậm tệ: Tại sao một xã hội để cho dân khổ thế này, bắt dân mang giẻ đi lau từng thanh ray, thanh sắt trên cầu, nhiều cái rất vô lý.

Nếu có sang thăm Bắc Triều Tiên, ở độ một tuần thì thấy rất đẹp, nhưng đến một tháng trở ra thì chán lắm. Tôi đã ở bên ấy 15 năm, chịu hết nổi. Những năm 60, 70 ra chợ còn mua được túi táo. Khóa trước khóa vừa rồi thì không còn nữa. Tất cả đều phải mua ở Bắc Kinh. Hàng tháng đại sứ ta cử người đi bằng tàu hỏa sang Bắc Kinh, một ngày đi, một ngày về, 3 ngày đi mua sắm và chuẩn bị. Tất cả các loại thực phẩm gạo, thịt, cá đều mua ở Bắc Kinh, sau đó đưa về sứ quán chia cho anh chị em theo đăng ký của từng người, từng gia đình, còn lại Sứ quán dùng để chiêu đãi hoặc tiếp khách.

Có lần phòng thông tin của Sứ quán cần 20 mét dây điện để làm việc. Các anh đánh xe đi khắp nơi khoảng 2 – 3 tiếng mà không mua được vì các cửa hàng đều không có.

Tôi có cô con gái được sang Xê Un học tập. Trước đó cháu có qua Bình Nhưỡng thăm chúng tôi. Gia đình muốn chụp một kiều ảnh kỷ niệm. Chúng tôi đi 3, 4 cửa hàng, có cửa hàng chỉ còn 1 kiểu, có cửa hàng không có phim, đến một cửa hàng còn 3, 4 kiểu nhưng máy lại rất cổ, không có độ rum, phòng chụp thì bé, người thì nhiều nên chụp không đẹp. Sau đó cháu sang Xê Un, có biên thư cho chúng tôi nói ở Xê Un chẳng thiếu thứ gì.

Năm 2001, có đoàn của Bộ Văn hóa do một đồng chí thứ trưởng dẫn đầu (anh Phúc) sang thăm Triều Tiên, có mang 5.000 tấn gạo để tặng bạn. Qua Bắc Kinh có gặp tôi, anh đề nghị tôi cho vài đường chỉ dẫn (anh nói vui vậy). Tôi có nói: Anh là thứ trưởng, thuộc loại cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước; hai là lại mang quà sang; ba là lại sang vào cuối tháng 4 – mà tháng 4 là tháng có ngày sinh của ông Kim Nhật Thành – thì rất thuận lợi cho anh. Ba yếu tố đó đã tạo cho anh một cái thẻ của một vị khách được trọng vọng. Nhưng tôi cũng phải nói với anh tại thủ đô Bình Nhưỡng không có điện đường. Anh ấy bảo cậu cứ dọa tớ, thủ đô mà lại không có điện đường. Tại sao tôi nói vậy, vì trước đây có đoàn của anh Vũ Khoan, anh Phạm Tất Đang sang, bạn cho ở tại Khách sạn 5 sao. Khi vào nhà vệ sinh, thấy có một cái bồn tắm để đầy nước, anh tháo nước đi, đến khi đi vệ sinh xong thì không có nước để dội. Gọi người phục vụ thì họ nói: nước chứa trong bồn tắm là nước để dùng cả ngày. Bây giờ phải xin nước ở phòng khác để dùng.

Một ngày thường mất điện không bao giờ dưới 10 lần. Một lần tôi thí điểm bằng cái máy cắt, cứ mỗi lần có điện trở lại thì nó lại cắt đi một đoạn dây bằng cái phong bì. Từ 16 giờ hôm trước đến 8 giờ hôm sau, tôi kiểm tra có 24 mảnh giấy trắng được cắt ra như thế, mất điện thường xuyên, “trường kỳ kháng chiến”.

Hồi tôi mới sang lần đầu tiên, bao giờ cũng có lệ mời anh em đi uống bai – gọi là nhập trạch. Hôm đó thấy mỗi người cầm một cái đèn pin. Tôi nói: ta đến khách sạn cơ mà. Y như rằng đèn pin có tác dụng. Ngồi một lúc thì mất điện, phải bật đèn pin và gọi nhân viên đến châm nến.

Khi đoàn của anh Thứ trưởng Bộ Văn hóa về, qua Bắc Kinh gặp tôi. Anh nói: Ai đời ở khách sạn 5 sao mà mấy ngày trời ăn toàn củ cải, xào rồi luộc, nấu; nước không có; ra đường không có điện đóm gì, tối như bưng, thỉnh thoảng có người chạy vụt qua. Tôi có nói với anh Phúc: ở Thủ đô có chỗ vẫn có điện. Ở ngã tư nào có ảnh của ông Kim đứng, ở dưới chân có một cái đèn hắt lên. Ở chỗ ấy thì có điện, chỉ chiếu lên người ông thôi, còn chung quanh tối bưng. Điện đấy không phải để thắp sáng cho nhân dân, mà là để “tra tấn” ông Kim Nhật Thành, vì riêng mặt ông ấy sáng, nên muỗi và châu chấu bay đến bao vây đậu vào hoặc lao vào mặt ông ấy. Anh Phúc có nói với tôi: khi nào có đoàn sang, anh báo tin cho tôi để tôi gửi cho các anh mấy cân tôm khô, chứ sống thế này thì khổ quá.

Vấn đề dân trí cũng rất thấp. Họ không biết được Việt Nam đã giải phóng đâu. Năm 1989 có Đại hội Thanh niên sinh viên thế giới lần thứ 13 (Festival) tổ chức tại Bình Nhưỡng. Đoàn Việt Nam do anh Hà Quang Dự làm trưởng đoàn. Anh Hà Quang Dự có đến chào Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn của Bắc Triều Tiên. Ông này chúc đồng chí Hà Quang Dự: “Chúc Việt Nam mau chóng đánh thắng giặc Mỹ xâm lược để giải phóng Tổ quốc”. Đồng chí Hà Quang Dự cho rằng phiên dịch sai. Đồng chí phiên dịch nói: “Tôi đã chinh chiến ở đây mười mấy năm rồi, không dịch sai được đâu”. Đồng chí Dự phải nói lại: “Chúng tôi đã thống nhất đất nước từ năm 1975, đến nay đã gần 20 năm rồi”. Đồng chí Bí thư thứ nhất TW Đoàn Triều Tiên vỗ vai đồng chí Dự và nói: “Chúng ta là những người chiến sĩ cộng sản, không nên giấu nhau, không nên nói dối”. Các đồng chí luôn luôn tin tưởng ở chúng tôi bao giờ cũng chung một chiến hào, sát cánh với các đồng chí đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.

Qua đó ta thấy dân trí ở đây rất thấp. Người ta ví chế độ XHCN của Bắc Triều Tiên như một cái hộp đen, trong đó có rất nhiều cái bí ẩn; không ai được phép xem. Cho nên Bắc Triều Tiên rất sợ mở cửa, cải cách. Nếu mở cửa cải cách thì hộp đen dần dần hé mở thì các bí mật trong đó sẽ lộ ra hết, sẽ thành chuyện tày trời. Vì sao vậy?

Năm 1996, ông Bí thư Trung ương Đảng Bắc Triều Tiên đã dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng Lao động Bắc Triều Tiên sang dự Đại hội lần thứ VIII Đảng ta (1996). Đến 1997 thì ông ấy đào tẩu sang Hàn Quốc. Ông ta là một trí thức lớn, hiểu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Kim Nhật Thành. Ông là cha đẻ ra tư tưởng chủ thể Kim Nhật Thành. Ông ấy lại bỏ đất nước ra đi. Ông cho rằng: Tôi phải ra đi để nói cho mọi người trên thế giới rằng: cái chế độ này không thể tồn tại, phải tìm ra một cách đi khác cho đất nước này, xã hội này. Chế độ của Bắc Triều Tiên là một chế độ rất hà khắc. Nếu những bí mật của chế độ Bắc Triều Tiên được hé mở ra, thì người ta sẽ thấy nó tàn ác và vô nhân đạo hơn cả chế độ Pôn Pốt ở Campuchia.

Các nhà tù, khu biệt giam ở biên giới được mở rộng nhiều. Trước đây chỉ có ở 2, 3 tỉnh. Sau này phát triển ra mấy chục cái trại ở nhiều tỉnh. Các trại này là một khu rộng lớn, trong đó đầy người như khu biệt xứ ở Sibêri ngày xưa ở Liên Xô.

Thí dụ: Có một ông đang làm Thủ tướng. Bẵng đi một thời gian không thấy tên trên báo chí. Sau đã thấy ông ấy đang ở trên biên giới làm giám đốc lâm trường khai thác gỗ ở biên giới. Cái lệ sùng bái lãnh tụ trở thành một cái bắt buộc để sống. Cho nên ai cũng phải học trước tác, ai cũng phải sùng bái. Hỏi trẻ con về những danh nhân trên thế giới, ông Mác, ông Lênin đều không biết, chỉ biết mỗi ông Kim Nhật Thành thôi. Hỏi về trước tác, chương mấy, điều bao nhiêu nói về thiếu nhi thì các cháu đọc luôn, thuộc lòng.

Ở Bắc Triều Tiên bây giờ có việc mua được một cái đài hay một cái dàn điện tử về, thì Hải quan giữ, cắt hết các sóng ngắn, để khi bật lên chỉ nghe thấy tiếng Kim Nhật Thành nói thôi, không phải dò sóng gì cả. Ở bên đó chỉ có một đề tài là ca ngợi Kim Nhật Thành, khi bật Tivi lên là thấy hai cha con. Phim truyện thì cũng chỉ có một đề tài ca ngợi hai cha con Kim Nhật Thành, không có một đề tài nào khác. Thí dụ: Hai anh chị yêu nhau, nhưng khi đến lúc gay cấn nhất thì lại nghĩ đến ông Kim Nhật Thành. Gần đây nhất có một cô giành được giải nhất về Maratông quốc tế. Phóng viên có hỏi: Chị nghĩ như thế nào trong quá trình tập luyện để đạt được giải. Chị trả lời: “Tôi vừa chạy vừa nghĩ đến Tướng quân Kim Châng In nên đạt được thành tích như vậy”. Tất cả xã hội gần như phải bắt buộc theo một quy chuẩn, bắt buộc tư tưởng người ta phải suy nghĩ như vậy không được suy nghĩ gì khác, mà việc này đôi khi nó cũng có hiệu quả. Thí dụ như trên báo của Đảng đến ngày sinh của ông Kim Châng In là ngày 16 tháng 2 thì năm nào cũng có một bài nói về các hiện tượng kỳ thú, kỳ lạ của tự nhiên như tự dưng trời quang mây tạnh thì có một cầu vồng đôi, hay là tự dưng thấy có bông hoa lan nở hoa trái vụ, hay là tự dưng trên các cây ở hai bờ sông Đại Đồng lại có cò trắng bay về. Trên báo Đảng có những bài mang tính chất mê tín dị đoan, mỵ dân như vậy. Việc chi phí vào tệ sùng bái cá nhân này cũng lớn lắm. Theo lịch sử chính thống thì ông Kim Châng In sinh ở núi Bạch Đầu Sơn. Núi Bạch Đầu Sơn cách thủ đô hàng mấy trăm ki lô mét, đèo heo hút gió, không có người ở trên đó thế mà cũng mang pháo hoa lên trên ấy bắn để ca ngợi ông Kim Châng In.

Ngày sinh của ông Kim không phải là ngày 16 tháng 2 năm 1942 như lịch sử bây giờ, ông Kim sinh năm 1941 ở Viễn Đông – Nga. Hiện có rất nhiều tài liệu mà Hàn Quốc đã công bố. Ở ngay Đại sứ quán Hàn Quốc ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều tài liệu nói về lịch sử của Triều Tiên. Ngay cô dâu Việt Nam cũng nói: Ngày sinh của vị lãnh tụ của chúng tôi cũng bị hoán cải đi, bóp méo sự thật. Lãnh tụ sinh năm 1941 ở Liên Xô lại nói sinh năm 1942 ở núi Bạch Đầu Sơn như thế là không đúng. Qua đó ta thấy xã hội không theo một quy chuẩn nào cả, quy chuẩn đạo đức cũng không phải, quy luật phát triển của lịch sử nhân loại cũng không phải.

Cả thế giới người ta đang cách mạng xanh, cách mạng tin học, nhưng Bắc Triều Tiên cứ lục cục sản xuất tên lửa để đi đánh nhau. Nhân dân đều biết nhưng không dám phản đối, vì mới nho nhoe thì đã bị túm rồi. Thủ đô Bình Nhưỡng hiện nay như một ốc đảo. Các tỉnh xung quanh Thủ đô thì rất khổ, rất nghèo, đói rách triền miên. Riêng Thủ đô vẫn rất sạch sẽ và cung cấp cho nhân dân vẫn tương đối đầy đủ, khoảng 400 gram lương thực trong một ngày, còn các chỗ khác chỉ khoảng 250 đến 300 gram, tùy từng vùng. Ở Thủ đô chỉ có gạo thôi, còn thức ăn không có mấy. Thực hiện chế độ bao cấp toàn bộ, tất cả quần áo của cán bộ công nhân viên ở trong thành phố do Nhà nước cấp phát. Ở trường học cấp phát đồng phục. Nhân dân được cấp phát theo chế độ cán bộ này, cán bộ kia. Cho nên nhân dân ăn mặc tươm tất, không có quần áo rách. Thủ đô là ốc đảo vì xung quanh các cửa ô của thủ đô có các quân đoàn quân đội đóng, có trạm gác. Ai ra vào đều bị khám xét rất kỹ, không có lệnh không được vào, không được ra. Có những người ở tỉnh ngoài làm việc ở Thủ đô cũng không được về thăm gia đình, quê hương. Ra khỏi thành phố là phải có giấy phép rất đặc biệt. Vào thành phố phải là những đợt được các tổ chức đoàn thể của Nhà nước cử đi họp, học tập mới được về, không có chuyện vào thăm hay vào chơi trong thành phố.

Tôi xin kể lại chuyện chị người Bắc Triều Tiên đã lấy chồng Việt Nam vừa qua. Chồng chị là anh Cảnh, hiện là huấn luyện viên đội môtô – xe đạp của Sở TDTT Hà Nội – Năm1967, anh được cử sang học ở Triều Tiên. Năm 1968-1969 anh đi thực tập ở một nhà máy, anh yêu chị công nhân Triều Tiên. Vì lúc đó quy định của Nhà nước ta là đi học không được phép yêu đương người nước ngoài. Song hai bên vẫn cứ hẹn hò, chờ đợi cho đến bây giờ. Khi có những đoàn đại biểu cấp cao đi thăm Triều Tiên thì anh lại gửi đơn cho Chủ tịch nước hoặc Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đề nghị tác động với Triều Tiên để được lấy nhau.

Năm 2001, Chủ tịch nước Việt Nam sang thăm Bắc Triều Tiên, anh Cảnh lại gửi thư nhờ Chủ tịch nước tác động với Chính phủ Bắc Triều Tiên. Tháng 5 năm 2001 đặt vấn đề. Tháng 8 năm 2001 Quốc hội Triều Tiên họp đã thông qua cho phép chị lấy anh Cảnh. Nhưng vẫn giữ quốc tịch Triều Tiên. Chị sinh năm 1948 – anh Cảnh sinh năm 1949. Anh Cảnh có bố công tác ở Bộ Ngoại giao, anh là con một. Đây là thắng lợi về mặt chế độ. Hôm nhận được lệnh đi, Công an mang một xe tải đến đón chị (bên đó không có xe con), trên đó có một ghế băng. Chị nói chị không đi, dù có chết cũng không đi. Vì chị nghĩ gia đình chị có mấy tội: một là ông bố định bỏ đi miền Nam từ năm 1960, tức là tội bất trung với Đảng, là một tội nặng nhất; hai là bản thân chị lại yêu một người nước ngoài, tức là không trung thành với lãnh tụ. Với những tội đó chắc là bị đưa đi xét xử, do vậy chị nhất quyết không đi. Khi công an nói đó là lệnh của Lãnh tụ, chị phải đi. Khi xe đến biên giới của Thủ đô thì bị ách lại. Sau đó phải điện cho Bộ Ngoại giao. Bộ Ngoại giao cho xe con ra đón, đưa chị vào một khách sạn, lúc đó chị mới tin là còn sống. Sau đó họ tổ chức lễ cưới cho chị ở Triều Tiên, chụp ảnh để lại cho gia đình. Khi sang đây chị kể lại chuyện mẹ chị bị chết đói cách đây mấy năm vì thương con không có gì ăn nên đã nhường lại cho con ăn. Những nơi mà ngày xưa các anh ấy đến học tập, thực tập thì bây giờ không còn gì nữa, chỉ còn lại là đồi trọc, vì không có gì để đun, nên mọi người đến đó chặt hết. Nhà máy phân đạm mà ngày xưa anh Cảnh đến thực tập và chúng tôi yêu nhau, do không có điện nên đã tháo dỡ hết phụ tùng máy móc để cho vào lò đúc thép. Bây giờ ở đó rất buồn tẻ, con người thì bạc nhược. Nếu so sánh với miền Nam Triều Tiên vào năm 1953, sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc thì miền Bắc Triều Tiên có nhiều ưu thế hơn vì miền Bắc có nhiều khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên nhiều, các ngành khai thác đó Nhật bóc lột vơ vét đều tập trung ở miền Bắc như thép, than. Khi Nhật thua rút đi, miền Bắc tiếp thu được. Trong khi đó ở miền Nam thì không có gì. Miền Nam chủ yếu là đồng bằng, nông nghiệp là chính. Nếu tính thu nhập đầu người ở Hàn Quốc năm 1962 mới chỉ có 62 USD/đầu người. Đến năm 1996 thì tổng thu nhập bình quân đầu người đã lên đến 11.000 USD/ người, đứng thứ 11 thế giới. Đến 1997 bị khủng hoảng tài chính nên tụt xuống một chút. Mấy năm sau lại hồi phục được, bây giờ được đánh giá đứng thứ 12 thế giới. Qua đó ta thấy được đường lối chỉ khác nhau một chút kết quả thu được đã tất khác nhau. Hàn Quốc thực hiện đường lối dựa vào ô quân sự của Mỹ, cho Mỹ đóng quân ở Nam Triều Tiên khoảng 37.000 quân, gần 100 căn cứ để rảnh tay đi vào sản xuất kinh tế, buôn bán, sản xuất công nghiệp. Trong khi đó thì Bắc Triều Tiên tập trung vào công nghiệp quốc phòng rất tốn kém, không còn đủ tiềm lực để nâng cao đời sống của nhân dân, phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

Trong khoảng 14 năm (1962-1975), dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Pắc Chung Hy, Hàn Quốc đã khôi phục đất nước xong, sau đó tiếp tục phát triển rất nhanh đã trở thành một con rồng ở khu vực này. Tổng sản phẩm quốc dân đạt 400, 500 tỷ đô la, thu nhập đầu người vượt qua ngưỡng của 10.000 USD/người (11.400 USD).

Con đường phát triển định hướng được đúng thì đi càng nhanh, đất nước càng phát triển được. Nếu định hướng sai, đi càng nhanh càng chết. Ta hình dung Nam- Bắc Triều Tiên như cái kéo, càng đi càng xa nhau, riêng nói về kinh tế chứ chưa nói về các chế độ khác. Khoảng cách chênh lệch giữa hai miền càng ngày càng xa nhau. Mấy năm gần đây Bắc Triều Tiên toàn phát triển trên con số không. Từ 1994-1998 có năm bị âm đến 3,7%. Còn bình thường cứ âm từ 2% hoặc 3%. Trong khi đó mặc dù Nam Triều Tiên bị mắc vào khủng hoảng tài chính năm 1997, nhưng đã bứt lên rất mạnh. Tinh thần dân tộc rất cao. Riêng về kinh tế khi đất nước lâm nguy, người dân sẵn sàng tập trung toàn lực mang vàng, bạc góp cho Nhà nước để cùng thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế.

Ngược lại ở miền Bắc, do đường lối kinh tế xác định không được chính xác, càng ngày càng lún sâu vào khó khăn. Như các đồng chí đã biết mạnh vì gạo bạo vì tiền, khi đã nghèo thì hèn, khi đã không phát triển thì cảm thấy xấu hổ, không dám nói với ai. Tôi lấy ví dụ: Ngoại giao hay dự các buổi gặp mặt, tiệc tùng. Đại sứ hoặc cán bộ ngoại giao của Hàn Quốc gặp mọi người tay bắt mặt mừng, gặp gỡ trao đổi với Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Nông nghiệp, Bộ Giáo dục, Bộ Văn hóa… Nhưng với Bắc Triều Tiên chỉ đứng một xó, không dám nói chuyện với ai và cũng không có chuyện gì để nói. Gặp cán bộ ngoại giao chúng tôi, là những người chí thân, nhưng cũng không biết nói chuyện gì và cũng không có đề tài gì để nói cả.

Tôi đã kể một số sự kiện vụn vặt để các anh hình dung. Tôi cũng không áp đặt bảo đây nó là cái gì, mà để các anh tự đặt cho nó một cái tên.

Đảng của bạn có tên chính thức là Đảng Lao động Triều Tiên được thành lập từ ngày 10 tháng 10 năm 1945 do ông Kim Nhật Thành tập họp một số lực lượng chống Nhật. Quá trình thành lập Đảng cũng nan giải lắm, đánh nhau ghê gớm. Khi nói về lãnh tụ Đảng này, rất nhiều báo chí phương Tây đăng ảnh Kim Nhật Thành. Để thành lập được Đảng, Kim Nhật Thành đã phải trừ khử không biết bao nhiêu là bạn thân, chiến hữu mới lên được chức, thành lập được Đảng. Chính vì thế mà có nhu cầu đặc biệt là phải sùng bái cá nhân. Tại sao phải sùng bái vì cái gì mà người ta phải bắt người khác ca ngợi thì không phải cái ấy nó tốt, nó đẹp, mà là nó yếu. Do đó phải phát động cả dân, huy động không biết bao nhiêu tiền bạc, của cải vật chất, tinh thần, thời gian, sức lực của cả dân tộc. Ở Bắc Triều Tiên khi cần huy động một lực lượng quần chúng độ một triệu người thì chỉ cần một tiếng đồng hồ đã đứng suốt dọc đường vẫy cờ, mặc áo dài đẹp từ sân bay về đến Nhà khách chính phủ để đón một vị khách nào đó của nước ngoài. Qua đó thấy được một chế độ rất bao cấp và do nhu cầu chính trị nên nó phải lên gân cốt để tạo cho mình một thế vững mạnh.

Riêng về đường lối cách mạng của Đảng Lao động Triều Tiên có rất nhiều cách tranh luận. Về lịch sử, ngày 15 tháng 8 năm 1945, Hồng quân Liên Xô ép được quân Nhật rút khỏi Triều Tiên và giải phóng được Triều Tiên. Phía Nam, Mỹ vào giải phóng quân Nhật, phía Bắc Liên Xô vào giải giáp. Theo hiệp định Giơnevơ ký năm 1945, đến năm 1947 thì Tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Đến năm 1948 không thống nhất được, nên mỗi bên thành lập một Nhà nước riêng của mình. Miền Bắc do Kim Nhật Thành đứng ra thành lập nhà nước. Trong quá trình hoạch định ra đường lối phát triển cách mạng của Đảng, cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước, quá trình xây dựng CNXH cũng có rất nhiều khó khăn. Sau đó quyết định khởi sự cuộc chiến tranh, gọi là Nam tiến. Vấn đề này còn rất nhiều bàn cãi. Có người nói Bắc Triều Tiên tấn công vào miền Nam gây ra cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1952-1953; có người thì nói là do Mỹ và Nam Triều Tiên Bắc tiến. Gần đây, nhiều tư liệu được tiết lộ ra là phía Bắc tấn công phía Nam trước. Có nhiều lập luận để chứng minh, tài liệu bí mật ở Mátscơva tiết lộ bằng giấy tờ chứng minh lúc đó Bắc Triều Tiên đã xin phép Liên Xô và bàn với Trung Quốc, sau đó tấn công. Cũng có người chỉ qua suy luận cũng đoán được rằng Bắc Triều Tiên tấn công Nam Triều Tiên. Ngày 25 tháng 6 năm 1950, cuộc chiến tranh nổ ra. Ba ngày sau, quân của Kim Nhật Thành đã ào ạt tiến vào giải phóng hơn một nửa Nam Triều Tiên. Sau 4, 5 ngày chỉ còn tỉnh Bu San, là tỉnh bé tí ti ở phía Tây Nam. Điều đó chứng tỏ phải có sự chuẩn bị từ trước. Mỹ đứng ra cáng đáng cho Nam Triều Tiên, Mỹ đề nghị Hộ đồng bảo an Liên hợp quốc họp. Mỹ xin được quân của Liên hợp quốc. Quân của Liên hợp quốc đã giúp Nam Triều Tiên để chống lại Bắc Triều Tiên, thì phải có lý do gì đó. Qua 2 ví dụ đó, người ít có điều kiện tiếp xúc với tài liệu cũng có thể suy luận được rằng miền Bắc tấn công miền Nam.

Thế của Nam Triều Tiên lúc đó cũng giống như thế của Đài Loan với Trung Quốc. Họ chưa có tham vọng quay trở lại để giải phóng cả đất nước.

Đường lối giải phóng Nam Triều Tiên của Bắc Triều Tiên không được suôn sẻ. Khi quân của Liên hợp quốc tấn công trở ra, toàn bộ quân miền Bắc bắt buộc phải hậu thoát lui về phía Bắc, tận Ap-Lục giáp với Trung Quốc. Sau đó tràn trở xuống và giữ đúng vĩ tuyến 38 như hồi đầu chiến tranh, chết rất nhiều quân, nhiều tướng tài.

Đường lối đấu tranh thống nhất của Đảng có rất nhiều nan giải, vì khi rút khỏi miền Nam thì đã rút toàn bộ quân đội và những cơ sở cách mạng vốn đã có ở miền Nam. Cuối cùng ở miền Nam là khu vực rất trống, không còn một cơ sở hạt giống cách mạng nào, không giống như cuộc cách mạng giải phóng miền Nam của Việt Nam. Cách mạng giải phóng miền Nam của Việt Nam đã tác động rất nhiều vào đường lối cách mạng của Đảng Lao động Triều Tiên. Nhiều người thấy rằng việc đánh tràn vào Nam Triều Tiên năm 1950 là rất khó khăn mà phải theo kiểu Việt Nam, để cho nhân dân miền Nam tự phát động, miền Bắc ủng hộ, trong đánh ra ngoài đánh vào mới giành thắng lợi. Chính vì thế mà đã gây ra các cuộc tranh cãi và thanh trừng nội bộ Đảng rất gay gắt. Bao nhiêu người đã từng có tư tưởng mới và đã sang Việt Nam để học tập về đều bị thanh trừng hết, có đợt thanh trừng 6, 7 cán bộ cao cấp của quân đội, của Đảng. Cho nên trong nội bộ Đảng có rất nhiều rạn nứt trong việc đấu tranh thống nhất nước nhà thời gian đầu.

Về đường lối xây dựng kinh tế, cân đối giữa phát triển kinh tế với phát triển quốc phòng trong Đảng cũng rất nhiều tranh cãi và phe của Kim Nhật Thành vẫn là phe thắng. Ông Kim đã gạt bỏ những người có tư tưởng cho là hữu khuynh, không nhìn rõ kẻ thù, ảo tưởng về hòa bình. Đảng kiên quyết phát triển công nghiệp nặng, sau đó mới đến phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp, do đó rất tốn kém tiền của, vì thế mà sự tin tưởng của nhân dân ở Đảng ngày càng giảm. Cũng chính vì đường lối phát triển không hợp lý, do vậy không thể thực hiện được ước mơ của Chủ tịch Kim Nhật Thành là “Toàn dân được ăn cơm trắng và chan canh thịt” cho đến tận bây giờ. Về mặt tổ chức của Đảng cũng không hoàn chỉnh. Trước năm 1980 thì cứ 5 năm đại hội Đảng một lần. Nhưng từ Đại hội VI (10/1980) đến nay – 23 năm không họp Đại hội Đảng. Vậy các chi bộ sinh hoạt kiểu gì? Bầu bán ông Kim lên làm Tổng bí thư như thế nào? Đó là chuyện rất lạ.

Quá trình đưa ông Kim con lên làm lãnh tụ, sẽ nói sau. Riêng chuyện bầu ông làm Chủ tịch Đảng là cách làm rất độc đáo, không có Đảng nào làm như thế cả. Theo như báo Đảng cho biết, ông Kim sinh hoạt trong một chi bộ, được chi bộ suy tôn lên làm Tổng bí thư. Một người có ý kiến như vậy, chả ai dám phản đối cả. Ai mà phản đối là phải rút thẻ Đảng ngay. Cuối cùng cả chi bộ phải đồng ý. Chi bộ báo cáo lên Đảng ủy khu. Đảng ủy khu lại phổ biến cho các chi bộ khác. Cũng không có chi bộ nào dám phản đối cả, cứ theo vết dầu loang đó, cả nước suy tôn ông Kim Châng In làm Tổng bí thư của Đảng, không có một cái phiếu bầu, không có một cái biên bản, không cần có một Đại hội nào cả. Tự dưng ông làm Tổng bí thư, kỷ luật Đảng, tổ chức Đảng không chặt chẽ, theo một sự duy ý chí. Tất nhiên là ông ấy đã bật đèn xanh cho một tay nào đó làm. Bên trong thì không ai có thể hiểu được, nhưng hình thức bên ngoài thì là chuyện có thật, viết ở trên báo.

Quá trình lên nắm chính quyền của Kim con là do Kim Nhật Thành (Kim bố) chọn làm người thừa kế.

Về gia đình của Kim Nhật Thành: Bà vợ trước có 3 con trai. Kim Châng In là thứ 3. Ông rất lười học, chỉ thích chơi. Ông đã phá không biết bao nhiêu xe Mercedes của bố. Ông tập cả lái máy bay phản lực, tập cả phi ngựa. Nhìn ảnh ông thì ta thấy rất xấu tướng, bẩn tướng, tóc lúc nào cũng dựng ngược lên, môi thì thâm như có bệnh tim, da dẻ thì xỉn. Cho nên mỗi khi ông xuất hiện, các phóng viên ảnh thi nhau chụp và tập trung chụp vào cái môi để chứng minh là ông ta có bệnh tim. Chỉ được cái Kim con rất hăng hái với phụ nữ. Các cô diễn viên điện ảnh xinh xinh, đẹp đẹp là được tướng quân “chỉ đạo” tại chỗ, nhiều lắm. Tại sao tôi nói vậy, vì từ thời anh Nguyễn Văn Trọng, phó ban đối ngoại Trung ương Đảng làm Đại sứ ở bên ấy, có một cô con gái học ở Trường Đại học Kim Nhật Thành có mấy bạn gái người Triều Tiên rất xinh. Một cô đã nói với con gái anh Trọng: Làm con gái đẹp ở Triều Tiên nhục lắm. Tao đã bị tướng quân đưa lên “chỉ đạo” ở trên đó một đêm. Giờ tao chỉ muốn chết. Chỗ nào có bông hoa đẹp là ông ấy hái ngay.

Bà vợ hiện nay của ông Kim Châng In cũng là một diễn viên điện ảnh. Bà này đã có chồng, có con rồi. Ông Kim thích, thế là bà ta dứt khoát bỏ chồng để lấy ông Kim Châng In.

Nói rộng ra thì Kim Nhật Thành cũng thế. Bố nào con nấy. Trong nhà Kim Nhật Thành có cái bể tắm bát tiên, bể tắm lục tiên, tức là 6 hoặc 8 cô gái trẻ cùng tắm với ông ta. Về sau khi tuổi già, bác sỹ riêng của ông ta luôn luôn phải thay máu của ông ta bằng máu của các cô gái trẻ. Vì máu là cái quyết định sinh khí của con người, máu đó sẽ quyết định anh già hay trẻ, thay được máu trẻ vào thì khả năng sống và sức trẻ của con người sẽ rất tốt và mạnh mẽ hơn. Vì vậy cứ định kỳ là thay máu để kéo dài tuổi thọ. Thứ hai là tại sao lại bắt 8 cô, 6 cô cùng tắm với ông ta, vì để trao đổi iông giữa người già và người trẻ, sẽ tăng cường sức trẻ của người già. Kim con được chọn là người thừa kế duy nhất và đã được Kim bố chuẩn bị rất chu đáo. Khi còn sống Kim bố đã tuyên bố: “Tôi sẽ chọn đồng chí Kim Châng In làm người thừa kế, vì tôi thấy đồng chí Kim Châng In có rất nhiều phẩm chất và năng lực công tác, đạo đức cách mạng, có nhiều khả năng thay thế tôi làm việc, cho nên tôi tin rằng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ủng hộ để đồng chí Kim Châng In làm việc”.

Vì vậy khi Kim Châng In lên là nghĩ ngay muốn giữ gìn được an ninh chính trị phải nắm được 3 lực lượng: một là quân đội để có sức mạnh trị vì đất nước; thứ hai là lực lượng an ninh để phát hiện được những chỗ hỏng hóc trong xã hội để chấn chỉnh, để dẹp. Nhưng quan trọng nhất vẫn là phải nắm được lực lượng trẻ, đó là lực lượng thanh niên. Nhưng khi lên nắm quyền thì mạnh nhất là nắm được quân đội và một nửa thanh niên. Còn an ninh thì không nắm được. Ông ta nghĩ rằng cũng như các thời đại vua chúa khác, không có quân mạnh thì không trấn yên được bờ cõi, không dẹp được loạn trong nước. Vả lại quân đội là loại nước sông công lính, tuyển vào không phải trả lương, bắt đi lao dịch ở đâu là phải đi. Cho nên rất nhiều công trình lớn của Triều Tiên phần lớn đều do lực lượng quân đội làm, kể cả đập chắn nước lớn bên bờ biển Tây. Thời hạn nghĩa vụ của Bắc Triều Tiên hiện nay tăng từ 7 năm lên 14 năm. 14 năm thì coi như hết cả đời thanh xuân của họ.

Quá trình đưa Kim Châng In lên nắm quyền (1975) trong nội bộ Đảng đã có rất nhiều thắc mắc. Những năm đó số cán bộ cốt cán của triều đình còn rất nhiều, về tuổi đời, năng lực làm việc, công lao với cách mạng rất lớn. Thế mà lại đưa một anh còn trẻ măng mới học trong trường – khoa kinh tế – để thay thế, không khỏi có nhiều người phản đối. Vì vậy muốn duy trì được ý định của mình, Kim Nhật Thành phải thay đổi rất nhiều cán bộ để duy trì chế độ cha truyền con nối.

Khi ông Kim Nhật Thành chết đột ngột ngày 8 tháng 7 năm 1994, người ta tưởng đây là cơ hội thuận lợi để ông Kim con lên nắm tất cả các chức quyền trong Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ. Nhưng đến tháng 5 năm 1998, tức là 4 năm sau Quốc hội mới họp, lúc đó ông Kim Châng In mới lên nắm các chức vụ Tổng bí thư Đảng, Chủ tịch Hội đồng quân sự Nhà nước. Theo Hiến pháp sửa đổi năm 1998 thì Hội đồng quân sự Nhà nước thâu tóm toàn bộ quyền hành kể cả về Đảng lẫn chính quyền trong đất nước. Người làm Chủ tịch Hội đồng quân sự Nhà nước thâu tóm toàn bộ các quyền, kể cả quyền phát động chiến tranh. Như vậy ông Kim con đã giữ hai chức vụ to nhất của đất nước. Theo Hiến pháp sửa đổi năm 1998, toàn Đảng, toàn dân Triều Tiên suy tôn đồng chí Kim Nhật Thành làm Chủ tịch nước vĩnh viễn của Nhà nước Triều Tiên, không có ghế Phó chủ tịch nước. Kim con cũng muốn giữ chức vụ chủ tịch nước nhưng trong quá trình đấu đá nhau không thể ngồi được, nên quy cho ông Kim bố làm chủ tịch vĩnh viễn, mặc dù ông ta đã chết, đang nằm dưới đất. Như vậy không ai nhảy được vào chiếc ghế này. Như vậy, tất cả các quyền hành đều nằm trong tay Kim con. Cho nên có chuyện vui khi ông Đại sứ Bắc Triều Tiên sang nhậm chức tại nước ta năm 1997, trình quốc thư: Trong thư trình thì người ký lại là ông Kim Nhật Thành, mặc dù ông đã chết được 3 năm rồi. Bộ Ngoại giao ta không chấp nhận, đề nghị bạn về báo cáo, sau đó thông tin cho Việt Nam biết. Sau đó Bộ Ngoại giao bạn đề nghị ta chấp nhận vì nước bạn lúc đó chưa có chủ tịch nước chính thức nên cứ tạm thời để Kim Nhật Thành ký. Bạn cho biết một số nước khác đã chấp nhận như vậy. Cuối cùng Bộ Ngoại giao xin ý kiến Trung ương. Trung ương chấp nhận mặc dù người đã chết vẫn ký văn bản cho người đang sống. Qua đó ta thấy trong Đảng bạn cũng đấu tranh quyền lực ghê gớm lắm.

Khi Kim Châng In tốt nghiệp cấp III, ông có sang Liên Xô vào Trường Đại học Lômônôxốp tham quan. Sau đó ông ta về nước và nói học ở trong nước cũng tốt. Câu nói “học ở trong nước cũng tốt” của ông đã trở thành phương châm giáo dục của Bắc Triều Tiên. Từ đó trở đi không gửi lưu học sinh ra nước ngoài. Mãi gần đây có một số học sinh do các tổ chức quốc tế mời đi tham quan, hoặc đi du lịch 1, 2 tháng rồi về, nhưng thường không được trọng dụng. Phương châm giáo dục của Kim Châng In đưa ra là phải đào tạo trở thành những trung thần chỉ biết có trung thành với một lãnh tụ là Kim Châng In mà thôi.

Vấn đề tự hào dân tộc thì rất quá đáng. Lãnh tụ Kim Nhật Thành đã nói chỉ có đúng, chứ không bao giờ không đúng vì Hiến pháp năm 1998 sửa đổi đã ghi rõ đường lối kinh tế là theo đường lối Thanh Sơn Lý (Làng Thanh Sơn). Đường lối Thanh Sơn Lý do ông Kim Nhật Thành đề ra năm 1959. Đường lối này là Đảng lãnh đạo kinh tế, tất cả đảng viên tập trung vào thực hiện nghị quyết của Đảng về kinh tế. Bí thư chi bộ của làng đứng ra phân công lao động: Tổ này đi bới cỏ, tổ kia đi bắt sâu. 8 giờ ra đồng, đến 10 giờ giải lao 15 phút hát mấy câu, cờ lá chuối cắm khắp cả cánh đồng, đánh trống ầm ĩ. 11 giờ nghỉ về ăn cơm. Như vậy thì làm sao nông nghiệp phát triển được.

Thí dụ thứ 2: Năm 1999, anh Trần Văn Đăng sang thăm Bắc Triều Tiên, đi thăm rất nhiều nơi, có những tòa nhà diện tích mặt bằng 2000 m2 , cao 5, 6 tầng. Hỏi ai thiết kế. Họ nói chúng tôi thiết kế, xây dựng trong một năm. Đến đâu hỏi đều được bạn trả lời trong một năm. Đến tàu điện ngầm, anh Đăng hỏi: Ga tàu điện ngầm xây trong bao lâu. Họ lại nói trong một năm. Ở nhà máy sản xuất xi măng, máy móc đều nhập của Hà Lan, đều dán tem sản xuất tại Hăm Buốc (Tây Đức) và Hà Lan. Khi phóng viên hỏi họ nói chúng tôi tự sản xuất lấy. Trong khi đó các chuyên gia Hà Lan đang cầm máy bộ đàm để chỉ đạo sản xuất, lắp ráp. Họ vẫn bảo tất cả kỹ thuật của Triều Tiên. Chúng tôi thiết kế, thi công, lắp đặt, vận hành. Tất cả là theo đường lối chỉ đạo của Kim Châng In.

Ông Kim Châng In cũng rất thích có tiếng tăm. Năm 1989 có Đại hội Thanh niên thế giới họp tại Bình Nhưỡng, ông chỉ đạo xây khách sạn Liễu Cảnh 105 tầng, hình tháp có 3 chân chĩa ra như đuôi của cái tên. Xây được một năm thì móng đã bị nghiêng. Báo chí ngày nào cũng đăng tin: Hôm nay xây được một tầng, hôm nay xây được hai tầng. Sau đó bỗng thấy báo chí im hẳn. Hóa ra móng nghiêng, không làm nữa. Đến bây giờ xi măng đã mọc rêu, trên đỉnh vẫn còn có cái cần cẩu để trên đó. Rất nhiều nước xin vào gia cố, nhưng họ không cho. Lãnh tụ đã làm, đã nói là đúng, có sai cũng để đấy thôi.

Hiện nay xã hội Triều Tiên nói Đảng là gì: Đảng là lãnh tụ, lãnh tụ là Đảng. Nhìn vào lãnh tụ là biết Đảng ra sao.

Về giáo dục của bạn là hình thức chủ nghĩa, hời hợt. Bạn đã biết trên thế giới đang phát triển về mọi mặt, nên bạn cũng rất lo, đang tìm cách giải quyết, không thể để mãi tình trạng hiện tại, sợ sẽ đảo chính. Tin đảo chính thì nhiều, nhưng chúng tôi cũng không nắm được chính thức. Nhưng tự dưng có vụ nổ, họ nói đó là đảo chính.

Bắc Triều Tiên cũng đang tìm cách để thoát ra khỏi khó khăn. Kim Châng In khẳng định: Trên thế giới này chỉ có một siêu cường, đó là Mỹ. Khi mà khai thông được với Mỹ thì khâu trung tâm sẽ khai thông được tất cả các quan hệ khác. Đó là tư tưởng thông suốt chỉ đạo của Kim Châng In. Vì không mặc cả được với Mỹ và Hàn Quốc về kinh tế, phải mặc cả với Mỹ bằng vũ khí hạt nhân. Năm 1985 đã xây dựng phát triển vũ khí hạt nhân. Còn việc Bắc Triều Tiên đã có vũ khí hạt nhân chưa thì hiện tại chưa ai khẳng định được. Nhưng Mỹ cũng phải nể và Bắc Triều Tiên cũng đã kéo được Mỹ vào bàn hội đàm và ký được hiệp định khung năm 1994. Qua hiệp định, Mỹ yêu cầu Bắc Triều Tiên không sản xuất vũ khí hạt nhân nữa, Mỹ sẽ xây dựng cho Bắc Triều Tiên một nhà máy phát điện bằng năng lượng hạt nhân nguyên tử, trị giá năm 1994 khoảng 4,6 tỷ USD, tính trượt giá đến bây giờ phải non 10 tỷ USD.

Trên đà thắng đó, Bắc Triều Tiên tiếp tục dùng con bài hạt nhân để mặc cả với Mỹ với mục đích bắt Mỹ phải ngồi bàn trực tiếp với Bắc Triều Tiên như thiết lập quan hệ đối ngoại, viện trợ kinh tế cho Bắc Triều Tiên. Từ chuyện đó bắt buộc Nhật cũng phải thiết lập quan hệ ngoại giao, phải viện trợ cho Bắc Triều Tiên.

Bây giờ Mỹ và thế giới cứ phải quan tâm đến vũ khí hạt nhật của Bắc Triều Tiên, mặc dù không biết thực hư sẽ ra sao. Nhiều người cho rằng Bắc Triều Tiên nói vậy chứ làm gì có vũ khí hạt nhân vì tiềm lực kinh tế yếu, tổng sản phẩm quốc dân có 15 tỷ USD. Trong khi đó, Hàn Quốc có 500 tỷ USD. Nhưng mà ai cũng sợ vì tính khí của họ là tên khủng bố quốc tế rồi. Nhật và Hàn Quốc rất sợ vì họ có một cơ ngơi khang trang đẹp đẽ, rất cần có một không khí hòa bình ổn định để phát triển làm ăn kinh tế. Họ rất sợ chiến tranh. Cho nên nếu mà Mỹ làm căng với Bắc Triều Tiên thì Hàn Quốc và Nhật Bản lại phải lạy van Mỹ vì Mỹ đánh nhau với Bắc Triều Tiên thì chỉ thanh lý được một số vũ khí từ chiến tranh thế giới thứ hai đến giờ. Còn nếu chiến tranh nổ ra thì Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ bị thiệt hại trước tiên và rất lớn. Mỹ cũng rất muốn đánh Bắc Triều Tiên. Có 2 lần, đó là cuối năm 1994, Mỹ đã định dội bom nguyên tử xuống Bắc Triều Tiên. Thông tin này đã được kết luận. Tháng 12 năm ngoái, Mỹ cũng đã định đánh Bắc Triều Tiên một lần nữa, nhưng Hàn Quốc và Nhật Bản lại can.

Tại sao lại gọi Bắc Triều Tiên là khủng bố quốc tế vì ngay từ lâu đã có tư tưởng dùng bạo lực để ám sát, triệt lãnh đạo của Hàn Quốc. Năm 1988, Tổng thống Hàn Quốc đi thăm Rang-un (Miến Điện), đến thăm nghĩa trang Nhà nước. Bắc Triều Tiên đã cử 2 đặc công sang cài mấy quả mìn ở cổng nghĩa trang. Rất may xe của Tổng thống vừa đi qua thì mìn nổ, 4 xe tiếp theo chở các Bộ trưởng và tùy tùng thì chết. Xe của Tổng thống thì thoát. Sau đó an ninh Miến Điện cho lùng soát và bắt được 2 người Bắc Triều Tiên. Sau đó là vụ “quả bom nước 20 tỷ tấn” định dội vào Hàn Quốc. Vì khu vực núi Kim Cương Sơn do rất nhiều trái núi hợp thành hệ thống núi. Bắc Triều Tiên cho xây chắn núi nọ với núi kia thành ra một cái bể chứa 20 tỷ mét khối nước. Mỗi mét khối nước nặng 1 tấn. Người ta gọi là 20 tỷ tấn. Đập đó cách thủ đu Xê-un 100 km và cao hơn thủ đô Xê-un hơn 1000 mét. Nếu Bắc Triều Tiên cho đặt 1 tấn bộc phá ở dưới chân đập và cho nổ đồng thời thì 20 tỷ tấn nước này sẽ thổi thủ đô Xê-un bay sang biển Đông như ta lấy một thùng nước hắt một cái lá tre xuống cống. Cho nên thế giới gọi Bắc Triều Tiên là tên khủng bố quốc tế và phản đối kịch liệt. Thế giới đã giúp thành phố Xê-un xây một cái đập, gọi là đập Hòa Bình cong cong để chắn lượng nước từ bên kia tràn sang, sẽ tóe sang hai bên.

Sau đó lại có vụ nổ máy bay của hãng hàng không Koreairlines của Hàn Quốc năm 1988 làm chết mấy trăm người. Rồi là bắt cóc người Nhật về Bắc Triều Tiên. Rồi việc thanh trừng nội bộ rất nhiều. Cuối cùng Mỹ đã quy Bắc Triều Tiên vào danh sách nước ủng hộ khủng bố quốc tế.

Bắc Triều Tiên quan hệ với Việt Nam cũng có rất nhiều trắc trở. Bắc Triều Tiên rất cơ hội chủ nghĩa và vì quyền lợi dân tộc hẹp hòi, chẳng có vì quốc tế cộng sản hay vì cái gì hết. Thời gian cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, Bắc Triều Tiên cũng ủng hộ nhưng với tinh thần là để chia lửa với Hàn Quốc, để Mỹ tập trung quân đánh Nam Việt Nam, để cho Nam Triều Tiên rảnh tay đỡ chuyện tranh giành khu vực bán đảo Triều Tiên. Chính vì thế nhiều khi Việt Nam cần thì Bắc Triều Tiên không ủng hộ, lúc không cần thì lại dương cao ngọn cờ yêu cầu Việt Nam theo Bắc Triều Tiên lập ra Mặt trận châu Á chống Mỹ vào khoảng 1968-1970 là lúc cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam đang rất quyết liệt.

Khi Việt Nam giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước năm 1975, sáu tháng sau báo chí Bắc Triều Tiên vẫn không đưa tin thắng lợi vĩ đại của Việt Nam. Cả thế giới người ta hân hoan vui mừng, trống dong cờ mở để hoan hô Việt Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, nhưng ông bạn Bắc Triều Tiên vẫn cứ im lặng. Sau đó ta vận động, lúc đó báo chí mới đưa tin, nhân dân mới biết Việt Nam giải phóng rồi. Sau đó lại thôi luôn cho nên rất nhiều người về sau này không biết được Việt Nam đã giải phóng. Họ cho rằng các đồng chí Việt Nam không chịu chờ đợi để giải phóng Nam Triều Tiên đồng thời giải phóng Nam Việt Nam, như vậy là các đồng chí dồn hết khó khăn sang cho chúng tôi. Mỹ xong bên đó rồi sẽ quay sang đánh chúng tôi. Các đồng chí không có tinh thần quốc tế. Họ lập luận quái gở như vậy. Còn vấn đề vì lợi ích dân tộc hẹp hòi theo đuôi Trung Quốc trong vấn đề Campuchia chống Việt Nam thì rất lớn. Nhưng vì ta không bắt được tài liệu, không bắt được chuyên gia tại đấy, vì ta đánh Pôn Pốt theo kiểu xua chân, nếu đánh chụp, đánh bao vây thì chắc chắn bắt được nhiều chuyên gia của Bắc Triều Tiên. Bắc Triều Tiên thực ra cũng chẳng tốt gì với Việt Nam, nhưng lúc nào cũng có tư tưởng đòi nợ Việt Nam: trước kia, chúng tôi giúp các đồng chí trong chiến tranh chống Mỹ, bây giờ các đồng chí phải giúp chúng tôi. Các đồng chí không được quan hệ với Nam Triều Tiên. Nhưng do xu thế không thể đảo ngược được, các nước XHCN, Liên Xô, Trung Quốc đều đặt quan hệ với Nam Triều Tiên. Việt Nam cũng là nước XHCN cuối cùng đặt quan hệ với Nam Triều Tiên cho nên bạn đỡ hậm hực. Khi ta lập được quan hệ ngoại giao rồi thì lại khuyên ta chỉ đặt quan hệ ngoại giao, đừng đặt về quan hệ kinh tế, quan hệ với Đảng cầm quyền ở Hàn Quốc. Sau này, Tổng bí thư Đảng ta đi thăm Hàn Quốc, thiết lập quan hệ với Đảng cầm quyền của Hàn Quốc. Bạn cũng chẳng thể đảo ngược lại được, đành phải ngậm ngùi. Mặc dù vậy họ vẫn có những trắng trợn, thí dụ: viên đại sứ Bắc Triều Tiên hiện nay ở Việt Nam, khóa trước làm tham tán Sứ quán Triều Tiên ở Việt Nam, lúc đó là năm 1995, anh ta lên Bộ Ngoại giao khuyên chúng tôi: Các đồng chí đừng có tin Nam Triều Tiên kinh tế phát triển, họ không làm được ô tô, tivi…, mà họ mua của các nước khác về để tuyên truyền.

Trong khi đó, Việt Nam đã buôn bán với Hàn Quốc, các công ty của Hàn Quốc đã vào đầu tư ở Việt Nam và họ cũng biết chúng tôi đã từng công tác, học tập ở Hàn Quốc nhiều năm. Tóm lại, con người Bắc Triều Tiên là rất khó chịu, xã hội, lãnh đạo rất khó chịu, không hiểu nó là cái gì? Chúng tôi đã công tác ở Bắc Triều Tiên mấy chục năm, nhưng bây giờ nói Bắc Triều Tiên là cái gì thì rất khó.

Bắc Triều Tiên đưa ra tư tưởng chủ thể. Vậy tư tưởng chủ thể là gì? Đó là tư tưởng cho con người là chủ thể của cách mạng, cũng là chủ thể của vận mệnh của mình, của chính bản thân mình. Đó là nội dung của tư tưởng chủ thể. Nhưng mà việc thực hiện tư tưởng chủ thể thì lại thực hiện theo một ý đồ đằng sau những danh từ của tư tưởng chủ thể. Cho nên thế giới đánh giá tư tưởng chủ thể là loại tư tưởng đóng cửa, không tin vào bất cứ một ai, không tin vào bạn bè, đóng cửa chặt. Có người nước ngoài nói tư tưởng chủ thể là một loại tư tưởng phản động. Xã hội càng phát triển, càng văn minh lên thì tư tưởng chủ thể càng bộc lộ rõ tính phản động, kìm hãm sự phát triển. Nghe họ nói thì rất hay, nhưng làm thì rất dở. Thế giới sợ và ghét, ngại không muốn đến gần.

Tư liệu sưu tầm của Triệu Xuân