Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bao nhiêu năm nay, dù hình thức là hữu nghị, 4 tốt 16 chữ vàng nhưng thực chất luôn căng thẳng, thậm chí đối địch, tiềm ẩn quá nhiều bất ổn. Nguyên do thì nhiều, nhưng có thể thấy rõ trước hết là bởi những mưu đồ, dã tâm của giới cầm quyền Trung Quốc, ngoài ra là do cách ứng xử "khôn khéo" của những người đang lãnh đạo Việt Nam. Phải nhìn cho rõ để xác nhận bản chất của vấn đề, chứ không phải cái gì cũng đổ tại "thùng rác" Trung Quốc.
Xét về bản chất, từ bao lâu nay, ý đồ mở rộng lãnh thổ, bành trướng trên biển, thực hiện mộng bá quyền (thực chất là đế quốc) của giới cai trị Trung Quốc không hề thay đổi. Càng về sau càng lộ rõ. Và rõ nhất là khi những kẻ đóng mác cộng sản nắm quyền thống trị xứ ấy. Chỉ có điều chúng có sách lược tinh vi, biết che đậy đánh lừa dư luận, cương nhu đầy đủ, bài bản rõ ràng. Mức độ ngày càng tăng, bản chất ngày càng nghiêm trọng, hành động ngày càng dồn dập, ý đồ ngày càng lộ rõ. Những hành vi, vụ việc xâm chiếm lãnh thổ, chủ quyền Việt Nam là chứng minh hùng hồn nhất, không thể chối cãi về thủ đoạn "miệng nam mô, bụng một bồ dao găm" của bè lũ cầm quyền Bắc Kinh.
Không bàn chuyện chính trị. Chỉ quan tâm các vấn đề xã hội. Đá để xây chứ không để ném. nguyenthong8355@gmail.com
Bạn bè
Tổng số lượt xem trang
Tìm kiếm Blog này
Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013
Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013
Trung tá Lê Khiêm qua đời
Trung tá Lê Khiêm là anh cả (miền Nam gọi bằng anh hai), anh ruột của bà xã tôi. Hồi 1 giờ 15 nửa đêm về sáng 27.3 anh đã vĩnh viễn ra đi. Chuyến này đi xa, đi mãi, chứ không phải như dạo cùng đoàn quân văn nghệ giải phóng xé rừng vượt Trường Sơn vào Nam hồi năm 73 ấy.
Anh Khiêm sinh năm 1934 ở vùng đất nổi tiếng Nam Bộ: huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Dải đất cù lao sông Tiền này góp cho đất nước khá nhiều trí thức, tướng lĩnh có tên tuổi, tài hoa, nhất là văn nghệ sĩ, như bộ trưởng Ung Văn Khiêm, bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, nhạc sĩ Hoàng Hiệp (vừa mất), nhà văn Nguyễn Quang Sáng, thiếu tướng Từ Tấn Phát, họa sĩ Chóe (Nguyễn Hải Chí), nhạc sĩ Trần Tấn Lộc... và anh tôi. Anh Khiêm đi bộ đội từ 1949, tập kết ra Bắc học tại Nhạc viện Hà Nội, tu nghiệp tại Nhạc viện Novosimbirsk (Liên Xô). Năm 1973 anh khoác ba lô vào thẳng chiến trường làm phó đoàn văn công Quân giải phóng miền Nam, Sau 1975 được thăng trung tá, trưởng đoàn Văn công Quân khu 7, năm 1987 chuyển ngành rồi về hưu.
Anh Khiêm sinh năm 1934 ở vùng đất nổi tiếng Nam Bộ: huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Dải đất cù lao sông Tiền này góp cho đất nước khá nhiều trí thức, tướng lĩnh có tên tuổi, tài hoa, nhất là văn nghệ sĩ, như bộ trưởng Ung Văn Khiêm, bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, nhạc sĩ Hoàng Hiệp (vừa mất), nhà văn Nguyễn Quang Sáng, thiếu tướng Từ Tấn Phát, họa sĩ Chóe (Nguyễn Hải Chí), nhạc sĩ Trần Tấn Lộc... và anh tôi. Anh Khiêm đi bộ đội từ 1949, tập kết ra Bắc học tại Nhạc viện Hà Nội, tu nghiệp tại Nhạc viện Novosimbirsk (Liên Xô). Năm 1973 anh khoác ba lô vào thẳng chiến trường làm phó đoàn văn công Quân giải phóng miền Nam, Sau 1975 được thăng trung tá, trưởng đoàn Văn công Quân khu 7, năm 1987 chuyển ngành rồi về hưu.
Đúng là tin tặc
Bài sau đây đăng trên báo Thanh Niên ngày 27.3 rất đáng quan tâm. Đừng tưởng bạn vàng Trung cộng nó thân với mình, nể mình thì tha mình. Chớ vội mừng. Chính bác đại tá công an kể chứ không phải mình nói đâu nhé.
Nhưng có một điều, Trung cộng nó chơi các bác, vậy còn nhiều người sử dụng internet xứ ta chả thù hằn gì nó mà thỉnh thoảng cũng nhận được vài món quà tương tự. Băn khoăn tự hỏi, nếu không Trung cộng thì ai?
Nhưng có một điều, Trung cộng nó chơi các bác, vậy còn nhiều người sử dụng internet xứ ta chả thù hằn gì nó mà thỉnh thoảng cũng nhận được vài món quà tương tự. Băn khoăn tự hỏi, nếu không Trung cộng thì ai?
Hacker Trung Quốc đánh cắp dữ liệu VN
27/03/2013 3:35Đại tá Trần Văn Hòa, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), vừa trở thành đối tượng tấn công có chủ ý của hacker Trung Quốc.
Đây là thông tin được chính đại tá Trần Văn Hòa công bố tại Hội thảo về an toàn thông tin Security World 2013 được tổ chức hôm qua (26.3) tại Hà Nội.
Nguồn gốc tấn công vào email của lãnh đạo Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao được xác định đến từ Trung Quốc - Nguồn: Đại tá Trần Văn Hòa |
Giải mã một email lạ
Cụ thể vào ngày 5.3, ông Hòa có nhận được một thư điện tử gửi đích danh “TS Trần Văn Hòa, C15, BCA” từ địa chỉ email mang tên của một cán bộ thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ. Email có chữ ký với đầy đủ thông tin, số điện thoại di động của người gửi, kèm theo một tập văn bản đính kèm là công văn mang tên “CV xin xác nhận LLKH-CN.doc”.
Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013
Điểm tin 25.3
Bộ giao thông của anh Thăng quyết bãi bỏ việc phạt xe không
chính chủ
Ca sĩ Cao Thái Sơn một mực đòi lên giường với bất cứ ai
Đại diện ngân hàng Morgan cho rằng lãi suất ở Việt Nam sẽ còn hạ
thêm, hạ nữa
Tổng thống Trung Phi trốn biệt tăm khi quân nổi dậy đuổi
chạy dài
Cha bố thằng Tàu dám bắn cháy thuyền của ngư dân ta làm ăn
lương thiện
Sau mấy ngày lặng im, bữa nay chú Thanh Nghị đã mở mồm:
“Vụ việc hết sức nghiêm trọng, yêu cầu Trung Quốc phải điều
tra, xử lý”
Chả biết bạn vàng Tập Cận Bình có chịu nghe không?
Chưa hè đã nóng mắt vì quần lộ… nửa mông của thiếu nữ *
Quyết định điều tra coi Giám đốc sở ở Kon Tum vàng bị mất bi
nhiêu
Phụ huynh biểu tình đòi hiệu trưởng phải được ngồi nguyên ghế
Tin đồn nhảm 6 môn thi hóa ra cũng lừa được khá nhiều.
25.3.2013
Nguyễn Thông
*Đó nguyên văn cái tít trên mạng Kênh 14.
Một số ý kiến của bạn đọc sau khi đọc bài "Không thể không lo" trên báo Thanh Niên
Báo Thanh Niên ra ngày chủ nhật 24.3.2013 trong mục Lăng kính cuối tuần (trang 1) đã đăng bài Không thể không lo. Bài này trên blog nhà có tít Đó mới chính là sự suy thoái, thưa ông Tổng bí thư. Hàng trăm bạn đọc báo Thanh Niên đã gửi ý kiến bày tỏ sự lo lắng, bức xúc trước những vấn đề mà bài báo nêu. Xin nhặt ra đây một số ý kiến của bạn đọc.
NHỮNG SUY NGHĨ TỪ BẠN ĐỌC
Còn bây giờ, do đâu mà có nhiều chuyện tiêu cực trong xã hội như bài báo nêu lên? Tôi nghĩ rằng, chính sự vô cảm của xã hội ngày nay đã đẩy nhiều con người sa vào vòng tội lỗi, chính chúng ta đã vô cảm với mọi tiêu cực nảy sinh. Chúng ta chỉ nhăm nhăm vào những vấn đề phát triển kinh tế mà bỏ qua việc giáo dục nhân cách làm người cho lớp trẻ, chính quyền thờ ơ trong quản lý xã hội, giáo dục không quan tâm đến dạy cho lớp trẻ cách làm người, tôi vô cùng đau lòng khi chứng kiến một đứa trẻ lên 7 tuổi đã biết nói với mẹ rằng "mẹ ơi hãy cho quà cho cô giáo nhân ngày 20.11 để cô giáo đừng ghét con”, vậy thì chúng ta tin cậy vào ai, tin cậy vào cái gì đây để rồi hòng mong được một xã hội tốt hơn nếu chúng ta chỉ nhăm nhăm nhìn vào những con số, những bản báo cáo rỗng tuếch hàng năm đưa ra ở mỗi địa phương, ban ngành?".
Trần Văn Quang
NHỮNG SUY NGHĨ TỪ BẠN ĐỌC
Lương Tri
Trong
thời kỳ "bao cấp", chúng ta tuy đói kém thiếu thốn một chút nhưng mọi
người đều trọng chữ "danh", mỗi con người khi làm bất cứ việc gì cũng
phải nghĩ đến uy tín gia đình và bản thân, từ cấp trên đến cấp dưới
không ai có quyền được hưởng lợi lộc hơn ai. Tôi không đề cao thời bao
cấp nhưng chính thời đó nó đã để lại trong chúng ta, những người sống
trong giai đoạn ấy biết trọng danh dự của bản thân và gia đình mình,
người lính khi ra chiến trường luôn nung nấu trong lòng một ý chí sắt đá
“chết xanh cỏ, sống đỏ ngực”, không bao giờ đầu hàng, khuất phục trước
những khó khăn, gian khổ. Người ở hậu phương sẵn lòng nhịn ăn, nhịn mặc
để đóng góp của cải cho tiền tuyến với lòng tin sắt đá vì một ngày mai
chiến thắng, không ai nghĩ rằng minh phải đút lót cho ai để mưu cầu tiến
thân, ai làm gì sai sót một chút đều bị dư luận lên án, bản thân người
sai sót cảm thấy mình lạc lõng và tự xấu hổ để rồi sửa đổi cho mình tốt
hơn.
Còn bây giờ, do đâu mà có nhiều chuyện tiêu cực trong xã hội như bài báo nêu lên? Tôi nghĩ rằng, chính sự vô cảm của xã hội ngày nay đã đẩy nhiều con người sa vào vòng tội lỗi, chính chúng ta đã vô cảm với mọi tiêu cực nảy sinh. Chúng ta chỉ nhăm nhăm vào những vấn đề phát triển kinh tế mà bỏ qua việc giáo dục nhân cách làm người cho lớp trẻ, chính quyền thờ ơ trong quản lý xã hội, giáo dục không quan tâm đến dạy cho lớp trẻ cách làm người, tôi vô cùng đau lòng khi chứng kiến một đứa trẻ lên 7 tuổi đã biết nói với mẹ rằng "mẹ ơi hãy cho quà cho cô giáo nhân ngày 20.11 để cô giáo đừng ghét con”, vậy thì chúng ta tin cậy vào ai, tin cậy vào cái gì đây để rồi hòng mong được một xã hội tốt hơn nếu chúng ta chỉ nhăm nhăm nhìn vào những con số, những bản báo cáo rỗng tuếch hàng năm đưa ra ở mỗi địa phương, ban ngành?".
Trần Văn Quang
Câu
chuyện "cơm, áo, gạo, tiền, tình yêu và hạnh phúc" tạo nên sự đau
lòng này. Mọi người đừng hành động khi nóng tính, vì mọi hành động lúc
nóng tính đều là sai. Đàn ông có trách nhiệm hơn và đàn bà đừng nói
nhiều nữa. Chắc chắn sẽ không có những chuyện đau lòng này.
Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013
Đây mới chính là sự suy thoái, thưa ông Tổng bí thư
Tôi tự hỏi "cớ sao lại ra nông nỗi này?".
Dồn dập trong thời gian gần đây, trên báo chí truyền thông có
quá nhiều tin tức về những vụ việc đau lòng xảy ra trong phạm vi gia đình, giữa
những người ruột thịt: bị chồng hành hạ, người vợ cột con vào mình nhảy xuống
sông tự tử; mang công mắc nợ, chồng ép vợ và con uống thuốc trừ sâu cùng chết; con trai
giận dỗi, đổ xăng đốt sống cả bố, vợ, con 6 mạng người; vợ đầu độc chồng, cha mẹ giết con
ruột, anh chị em ruột hại nhau; bán người yêu như bán rau… Sự bất an, nguy hiểm, tàn bạo, táng tận lương
tâm đã mò vào tận từng gia đình, nơi được coi là tế bào xã hội, là pháo đài cố thủ
của đạo đức. Nguy lắm thay. Đáng sợ lắm thay.
Phải nói thẳng ra rằng đây là tình trang cực kỳ nguy hiểm,
báo hiệu sự xuống cấp cùng cực của đạo đức, nhân tính. Nếu chỉ nơi này
nơi kia, thi thoảng người này người khác mới xảy ra sự tha hóa ấy cũng đã đáng sợ
rồi, chứ đâu lại dồn dập, cấp tập thế. Rõ ràng là đạo đức xã hội đang bị khủng
hoảng nghiêm trọng, vọng lên hồi chuông cấp báo. Một chút liên tưởng: hằng năm
vào mùa khô, ngành lâm nghiệp mỗi ngày đều đưa ra mức cảnh báo mối nguy cháy rừng,
từ cấp nguy hiểm, rất nguy hiểm, đến cực kỳ nguy hiểm. Vậy thì rừng đạo đức xã hội,
nhân tính đang rơi vào mức cuối cùng.
Bài hát tặng bạn ngày chủ nhật: Ngồi tựa mạn thuyền
Khi nghe nói người ta đã làm hồ sơ đề nghị UNESCO xét xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể cho Dân ca quan họ, tôi thấy chẳng vui cũng chẳng buồn. Bởi lẽ ở cái xứ mình, người ta hơi bị quáng mắt với đủ thứ hoa hòe hoa sói, thích màu mè lòe loẹt quá rồi, bệnh hình thức thành căn mạn tính khó chữa rồi. Nhưng dửng dưng thế thì cũng không công bằng cho Quan họ. Trải biết bao đời, quan họ là một phần của đời sống người dân vùng Kinh bắc, vùng đồng bằng Bắc Bộ. Từ lâu tôi đã bỏ lòng cho quan họ, thầm thương trộm nhớ nó, từ hồi còn bé, lâu lâu lại được nghe vài bài phát qua làn sóng đài Tiếng nói Việt Nam, qua cái loa đơn sơ nho nhỏ như hộp mứt màu xanh treo trên tường. Cả nhà quý chiếc "đài" ấy lắm, nó là cổng thông tin mở ra cuộc sống ngoài lũy tre làng. Quan họ ngấm từ dạo đó. Thế mà hồi sơ tán ở chính vùng quan họ lại chẳng được nghe bao nhiêu, suốt ngày chỉ bom đạn ì ầm, nghe tiếng thở dài lo lắng buồn bã của người dân ven sông Cầu mong chiến tranh chấm dứt, chồng con được trở về.
Nhưng thôi, gác lại chuyện cũ, kể cả những kỷ niệm buồn, để nghe lại Ngồi tựa mạn thuyền, một trong những làn điệu, mà theo mình, hay nhất của quan họ Bắc Ninh.
Nhưng thôi, gác lại chuyện cũ, kể cả những kỷ niệm buồn, để nghe lại Ngồi tựa mạn thuyền, một trong những làn điệu, mà theo mình, hay nhất của quan họ Bắc Ninh.
Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013
Các nhà báo tiếp tục tố cáo tham nhũng
*Hai nhà báo Hữu Nguyên và Nguyễn Mạnh Thắng (báo Đại đoàn kết) vừa tiếp tục chuyển cho tôi bài viết tố cáo những vụ tham nhũng tiêu cực xảy ra ở cơ quan báo chí này. Xin đưa lên đây với chập chờn hy vọng biết đâu những vị lãnh đạo MTTQ Việt Nam, Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương, Ban Nội chính trung ương đọc và quan tâm xử lý.
Chính ông
Đinh Đức Lập mới là đối tượng có hàng loạt sai phạm cần phải đình chỉ công tác
để xem xét kỷ luật
HỮU NGUYÊN
Trước
tình hình hết sức nhức nhối và đáng quan ngại tại báo Đại Đoàn Kết, cũng như
tâm lý của những người đang làm việc tại báo Đại Đoàn Kết và trong giới báo
chí, với trách nhiệm của một người làm báo, hơn thế nữa trách nhiệm của một
công dân khi phác giác ra những hành vi tiêu cực nghiêm trọng, vi phạm pháp
luật của người có chức có quyền, ngày 17/6/2012 tôi đã gởi bức thư trình bày
các nội dung sai phạm mang tính hệ thống của ông Đinh Đức Lập (lúc đó đang là
bí thư chi bộ) tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết, tới các vị lãnh đạo cao nhất của
cơ quan chủ quản báo Đại Đoàn Kết là MTTQ VN.
Ngay sau khi bức thư gởi Chủ tịch MTTQVN Huỳnh Đảm nói về một số sai phạm nghiêm trọng của tổng biên tập Đinh Đức Lập
tại báo Đại Đoàn Kết được gởi đi nhân kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
tháng 6/2012 tôi đã nhận được nhiều lời đe dọa từ ông Lập. Đầu tiên là
những phát biểu của ông Lập tại các cuộc họp giao ban chuyên môn hàng ngày với
các lãnh đạo ban. Ông Lập dùng nhiều thủ đoạn nhằm công kích cá nhân tôi và phủ
nhận 100% những điều tôi nói trong thư gởi Chủ tịch Huỳnh Đảm đều sai sự thật.
Căn cứ vào những tuyên bố “hùng hồn” ồn ào bất chấp sự thật và cơ sở pháp lý nhưng
mang đầy chất cảm tính như vậy, ông Lập đòi sẽ “xử lý” tôi.
Những bài hát của một thời (63): Lời ca dâng bác
Nhạc sĩ Trọng Loan anh ruột của nhạc sĩ Trọng Bằng, đều là những tên tuổi lớn trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Tôi đã giới thiệu về ông khá kỹ trong chuyên mục này, nay không nhắc thêm. Ông viết ca khúc Lời ca dâng Bác năm 1969, sau khi cụ Hồ qua đời. Bài hát đã chuyển tải được nỗi niềm của đông đảo người dân lúc bấy giờ đối với vị lãnh tụ, đặc biệt là tình thương mến mà cụ Hồ dành cho miền Nam và đồng bào miền Nam. Ca từ giản dị nhưng gây xúc động mạnh, chẳng hạn "bao núi bao sông, bấy nghĩa bấy tình" lặp đi lặp lại đã in sâu vào tình cảm con người khi ấy.
Năm 1969, lúc đó tôi mới 14 tuổi, đang học lớp 7. Tối 2.9.1969 thấy mấy vị lãnh đạo ủy ban xã triệu tập dân làng ngay tại sân hợp tác trước nhà tôi để thông báo tình hình sức khỏe cụ Hồ. Ông chủ tịch nói bác Hồ bị ốm nặng, yếu lắm, nặng lắm, khó qua khỏi, đề nghị bà con chuẩn bị trước đón tình huống xấu nhất. Ai nghe cũng lo lắng, xúc động. Mãi sau này mới biết đến thời điểm đó cụ đã mất rồi, nhưng có nhẽ ông chủ tịch xã cũng chỉ biết đến thế thôi. Đêm ấy tôi cùng hai đứa cháu họ là Trí và San ngủ ở nhà San để trông nhà, sáng bảnh mắt mới dậy thì nghe ồn ào, người ta báo cho nhau hung tin cụ Hồ qua đời. Với bọn trẻ chúng tôi, cụ là hình ảnh của một con người vĩ đại, nên nghe tin cụ mất thì buồn lắm. Thấy mấy cô giáo trường cấp 2 khóc, mắt đỏ hoe. Cả bọn lúi húi làm băng tang, nửa đỏ nửa đen, to bằng hai ngón tay, có lúc lãng quên nỗi buồn còn thi nhau xem đứa nào làm đẹp nhất. Trẻ con là thế.
Năm 1969, lúc đó tôi mới 14 tuổi, đang học lớp 7. Tối 2.9.1969 thấy mấy vị lãnh đạo ủy ban xã triệu tập dân làng ngay tại sân hợp tác trước nhà tôi để thông báo tình hình sức khỏe cụ Hồ. Ông chủ tịch nói bác Hồ bị ốm nặng, yếu lắm, nặng lắm, khó qua khỏi, đề nghị bà con chuẩn bị trước đón tình huống xấu nhất. Ai nghe cũng lo lắng, xúc động. Mãi sau này mới biết đến thời điểm đó cụ đã mất rồi, nhưng có nhẽ ông chủ tịch xã cũng chỉ biết đến thế thôi. Đêm ấy tôi cùng hai đứa cháu họ là Trí và San ngủ ở nhà San để trông nhà, sáng bảnh mắt mới dậy thì nghe ồn ào, người ta báo cho nhau hung tin cụ Hồ qua đời. Với bọn trẻ chúng tôi, cụ là hình ảnh của một con người vĩ đại, nên nghe tin cụ mất thì buồn lắm. Thấy mấy cô giáo trường cấp 2 khóc, mắt đỏ hoe. Cả bọn lúi húi làm băng tang, nửa đỏ nửa đen, to bằng hai ngón tay, có lúc lãng quên nỗi buồn còn thi nhau xem đứa nào làm đẹp nhất. Trẻ con là thế.
Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013
Bản lĩnh như Myanmar
BÁ TÂN
Myanmar đang là điểm sáng của thế giới về sự tiến bộ xã hội và dân chủ. Sau thời gian ngắn thay đổi thể chế chính trị, từ ao tù nước đọng, Myanmar hòa vào dòng chảy biển lớn của thế giới . Trước đây như là cái sân sau của Trung Quốc, hiện thời Myanmar coi Bắc Kinh chỉ là đối tác bình đẳng như mọi đối tác khác. Myanmar đã thay đổi về chất trong quan hệ với Trung Quốc.
Myanmar đang là điểm sáng của thế giới về sự tiến bộ xã hội và dân chủ. Sau thời gian ngắn thay đổi thể chế chính trị, từ ao tù nước đọng, Myanmar hòa vào dòng chảy biển lớn của thế giới . Trước đây như là cái sân sau của Trung Quốc, hiện thời Myanmar coi Bắc Kinh chỉ là đối tác bình đẳng như mọi đối tác khác. Myanmar đã thay đổi về chất trong quan hệ với Trung Quốc.
Tháng 3.2009 tại Bắc Kinh, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc
với Bộ trưởng ngoại giao Myanmar ký bản thỏa thuận song phương về việc xây dựng
đập thủy điện trên sông Irrawaddy. Thực ra siêu dự án này được “mang thai” từ
tháng 4.2005 giữa tướng Than Shwe, người đứng đầu chế độ quân phiệt hà khắc của
Myanmar thời đó, với “đồng chí” Hồ Cẩm Đào trong cuộc gặp nhau tại hội nghị thượng
đỉnh Á-Phi.
Sông Irrawaddy hội đủ 3 cái nhất: dài nhất, lưu vực lớn nhất,
lưu lượng nước lớn nhất trong tất cả các con sông của Myanmar. Đại dự án thủy
điện này khởi công từ tháng 11.2009. Phía Trung Quốc ôm trọn từ thiết kế,
thiết bị, nguồn nhân lực, kinh phí đầu tư, lợi nhuận… Tổng mức đầu tư cho dự án lên đến 3,6 tỉ USD. Sau khi đập thủy
điện hoàn thành sẽ có hơn 765 km2 bị ngập nước quanh năm. Hơn 10.000
người dân đã phải di dời trước sự cưỡng
bức của lực lượng quân đội. Trong khi đó, tại thời điểm nóng nhất, gần 40.000
công nhân Trung Quốc có mặt tại công trình này.
Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013
Nhiệt liệt
Bữa ni, theo Hội Quốc Liên (còn được gọi là Liên Hiệp Quốc), là ngày Hạnh phúc thế giới - 20.3. Mình định hô "nhiệt liệt chào mừng ngày hạnh phúc" nhưng chợt giật mình, thôi. Chả là...
Chả biết bọ Lập kiếm đâu ra bức hình tếu quá. Và mình rất thông cảm với ông bọ khi lão ta phải văng ra câu "Cái đéo gì cũng nhiệt liệt". Thôi, em xin, bác bớt giận, ở nước ta nó thế.
20.3.2013
Nguyễn Thông
Chả biết bọ Lập kiếm đâu ra bức hình tếu quá. Và mình rất thông cảm với ông bọ khi lão ta phải văng ra câu "Cái đéo gì cũng nhiệt liệt". Thôi, em xin, bác bớt giận, ở nước ta nó thế.
20.3.2013
Nguyễn Thông
Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013
Chờ nhân dân đóng thuế trả nợ?
Hàng nghìn tỷ đồng trôi dạt xứ người
Dự kiến phá sản trong năm 2013 theo đề án tái cơ cấu
tổng công ty mẹ, Vinashinlines vẫn còn gần 10 con tàu vất vưởng ở nước
ngoài, cùng với đó là số phận của hàng trăm thủy thủ.
> Thủy thủ tàu Hoa Sen tiếp tục cầu cứu
> Xin cơ chế phá 22 ‘tàu hoang’ treo cờ nước ngoài
Theo Cục Hàng hải, tính đến cuối tháng 1/2013, đội tàu
của Công ty Vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines) có 7 chiếc nằm
trong danh sách neo đậu dài ngày ở nước ngoài (chiếc lâu nhất từ năm
2007). Tổng trọng tải của những con tàu này lên tới hơn 210.000 tấn,
chiếm 3% tổng năng lực đội tàu quốc gia.
Mặc kẹt cùng 7 con tàu là khoảng 100 thủy thủ, đang
phải tồn tại trong cảnh thiếu nhiều điều kiện sinh hoạt
Thà rằng đừng viết
Cổ vũ tinh thần yêu nước chống ngoại xâm, ca ngợi biết ơn những người lính đã chiến đấu hy sinh trong công cuộc bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của mọi công dân, mọi cơ quan báo chí truyền thông. Vậy nên tôi hoàn toàn sửng sốt khi đọc bài báo dưới đây trên báo Đại đoàn kết ngày 19.3.2013 bởi không hề có một chữ nào nhắc đến bọn xâm lược Trung Quốc, những kẻ đã xâm chiếm biển đảo của Việt Nam, bắn giết chiến sĩ Việt Nam. Yêu nước sọc dưa, nửa vời như thế để làm gì?
Thà rằng không viết thì thôi
Chữ hèn định tính để đời hay sao?
Nguyễn Thông
Dưới đây là bài trên báo Đại đoàn kết:
Thà rằng không viết thì thôi
Chữ hèn định tính để đời hay sao?
Nguyễn Thông
Dưới đây là bài trên báo Đại đoàn kết:
“Máu thịt Việt Nam!” (19/03/2013) |
Ngày 18-3 năm nay là tròn 34 năm kết thúc cuộc chiến bảo vệ biên
giới phía Bắc, khắc ghi chiến công của quân và dân ta khi đẩy lùi gần
nửa triệu quân đối phương về bên kia biên giới. Tháng 3 năm nay với
người dân Việt Nam lại là một tháng 3 đáng nhớ không chỉ bởi chiến thắng
trên biên giới phía Bắc 34 năm về trước; mà còn đáng nhớ bởi năm nay
cũng là năm chúng ta kỷ niệm tròn ¼ thế kỷ chiến đấu và chiến thắng của
các chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam tại các đảo Cô Lin, Gạc Ma, Len
Đao thuộc quần đảo Trường Sa. Ngày ấy, cách nay 25 năm, 64 chiến sĩ hải
quân của ta, phần lớn trong số họ tuổi đời mới đôi mươi đã cùng nhau
viết nên một bản hùng ca giữa biển khơi; viết nên một huyện thoại sống
về "vòng tròn bất tử”. |
Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng còn chờ gì nữa?
Vụ việc có liên quan đến những tố cáo của cán bộ-công nhân viên, phóng viên báo Đại đoàn kết đối với Tổng biên tập Đinh Đức Lập diễn ra đã khá lâu, báo chí cũng đã vào cuộc phanh phui nhiều chuyện nhưng rất lạ là cho đến thời điểm này các cơ quan, các cấp có trách nhiệm hầu như vẫn bình chân như vại. Nhà nước luôn kêu gọi chống tham nhũng, khuyến khích công dân chống tham nhũng, tiêu cực; tuy nhiên khi công dân thực hiện lời kêu gọi ấy thì lại bị trù dập, bị đàn áp mà không ai đứng ra bênh vực, trái lại người bị tố cáo vẫn chẳng suy chuyển gì.
Chúng ta đang có cả bộ máy phòng chống tham nhũng dày đặc, cao nhất là Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng; lại có thêm Ban Nội chính đứng đầu là ông Nguyễn bá Thanh có nhiệm vụ xử lý tất cả những gì liên quan đến tham nhũng, tiêu cực. Thêm nữa là đủ ban bệ thanh tra kiểm tra các cấp. Người dân đang chờ đợi với sự sốt ruột và ít nhiều hy vọng. Những vụ việc cụ thể như thế này, sao chưa thấy "các vị Bao công" ra tay. Đúng sai thế nào cũng phải xử lý và có kết luận chứ. Tôi đồ rằng những gì xảy ra ở báo Đại đoàn kết không thể trông cậy vào lãnh đạo Trung ương MTTQ VN được nữa (vì sao thì nhiều người đã rõ), vậy nên Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương, Ban Nội chính trung ương còn chờ gì nữa mà không vào cuộc. Hay là còn bận họp hành, bận lo những việc lớn hơn?
Chúng ta đang có cả bộ máy phòng chống tham nhũng dày đặc, cao nhất là Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng; lại có thêm Ban Nội chính đứng đầu là ông Nguyễn bá Thanh có nhiệm vụ xử lý tất cả những gì liên quan đến tham nhũng, tiêu cực. Thêm nữa là đủ ban bệ thanh tra kiểm tra các cấp. Người dân đang chờ đợi với sự sốt ruột và ít nhiều hy vọng. Những vụ việc cụ thể như thế này, sao chưa thấy "các vị Bao công" ra tay. Đúng sai thế nào cũng phải xử lý và có kết luận chứ. Tôi đồ rằng những gì xảy ra ở báo Đại đoàn kết không thể trông cậy vào lãnh đạo Trung ương MTTQ VN được nữa (vì sao thì nhiều người đã rõ), vậy nên Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương, Ban Nội chính trung ương còn chờ gì nữa mà không vào cuộc. Hay là còn bận họp hành, bận lo những việc lớn hơn?
Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013
Ba bộ đồng tình bóp... mũ con tôi
Lâu nay cứ đinh ninh chắc mẩm chỉ con người mới phát sinh lắm
chuyện. Té ra không phải. Mấy bữa ni cái mũ bảo hiếm nảy ối điều khiến thiên hạ
om xòm. Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay. Ai ngờ xung quanh cái mũ đội đầu mà lằng
nhằng dây điện, phức tạp thế. Cứ tưởng sau khi có quy định của nhà nước về đội mũ bảo hiểm,
phần tiếp theo là thực hiện cho ngoan, chả cần bàn cãi nữa. Nhưng không…
Lại nhớ cái đận cách đây hơn 5 năm (cuối năm 2007) các cơ
quan chức năng nhà nước đề xuất quy định người chạy xe máy phải đội mũ bảo hiểm.
Nâng lên đặt xuống, đánh tiếng mấy lần. Ồn ào cả thời gian dài, người ủng hộ,
người băn khoăn, kẻ chống đối. Thậm chí người ta còn đưa ra ví dụ rất thuyết phục
rằng những phụ nữ Thái với búi tóc “tằng cẩu” trên đầu theo phong tục truyền đời
thì làm sao mà đội mũ bảo hiểm. Chả nhẽ luật cũng có trường hợp ngoại lệ, đối
tượng chính sách. Rất nhiều người không tin có thể thực hiện được. Kể cũng chả
lạ bởi ở một nước mà người ta quen thói ra đường để đầu trần, tót lên xe máy
phóng ào ào, không có thói quen úp chiếc “nồi cơm điện” lên đầu, và cơ bản nhất
là pháp luật không hề quy định. Những gì pháp luật không cấm thì được phép làm.
Nhưng rồi điều phải đến vẫn đến, quy định được ban hành, đại bộ phận nhân dân
chấp hành nghiêm chỉnh, chiếc mũ bảo hiểm mau chóng trở thành hình ảnh quen thuộc
ở một đất nước mà “văn minh xe máy” phổ biến đến từng góc phố, làng quê. Có gì
đâu, bảo hiểm cho chính mình chứ cho ai, cớ chi mà phản đối. Trong chuyện này,
chính phủ chắc chắn rút ra một điều, bất cứ thứ quy định pháp luật nào vì lợi
ích của người dân đều mau chóng được dân chấp nhận, đồng tình.
Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013
Tướng Thước cũng bảo cần chính danh
Hôm qua tôi có viết bài Cần chính danh góp ý về cách tổ chức kỷ niệm những sự kiện lịch sử của dân tộc, tưởng nhớ những người lính đã hy sinh vì đất nước. Sau đó, một số bạn đọc (mà tôi cho rằng là dư luận viên) đã giận dữ, thậm chí mạt sát, quy cho tôi tội nói xấu nhà nước. Tôi không tranh luận, bởi mỗi người do tầm nhận thức của mình có thể hiểu vấn đề khác nhau. Bữa nay trên báo Giáo dục Việt Nam đăng bài phỏng vấn trung tướng Nguyễn Quốc Thước có nội dung liên quan đến vấn đề tôi đã nêu. Nhiều ý kiến của tướng quân, may cho tôi, rất trùng khớp với nội dung tôi viết trong bài Cần chính danh. Xin giới thiệu lại với mọi người, nhất là với các bạn dư luận viên.
Tướng Thước: Chúng ta phải thẳng thắn trong mối quan hệ với Trung Quốc
Chủ nhật 17/03/2013 07:16
(GDVN) - Việc tuyên truyền những ngày mang ý nghĩa lịch sử của các cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược năm 1974, năm 1979 và năm 1988 không phải là để khiêu khích TQ mà là sự thẳng thắn. Sự thẳng thắn này sẽ góp phần làm cho mối quan hệ này thêm tốt đẹp bởi vì đã là các sự kiện lịch sử thì không thể bóp méo và phải được tuyên truyền cho nhân dân được biết”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nói.
Bài hát tặng bạn ngày chủ nhật: Tình em
Nhạc sĩ Huy Du tôi đã giới thiệu khá nhiều lần trên blog này nên không nhắc lại nữa. Ông sáng tác ca khúc Tình em năm 1962, lời phổ từ bài thơ của Ngọc Sơn viết từ miền Nam gửi ra. Theo tôi từng đọc, trong tuyển thơ VN 45-75 thì bài thơ có tên gốc Gửi em dưới quê làng. Trong phần đọc thêm của sách giáo khoa Trích giảng văn học lớp 10 những năm 60-70 cũng có bài thơ này. Một giọng thơ rất lạ, khác hẳn với giọng điệu hào hùng, hừng hực khí thế cách mạng, dồn nén hờn căm lúc bấy giờ. Tiếng thơ trong trẻo, tình cảm đằm thắm, da diết, đầy lưu luyến nhớ thương. Điều lạ là nó đã tồn tại, trụ được trong nền văn chương anh hùng ca thuở ấy. Sau này trong nhiều năm dạy học, tôi cũng cố ý tìm hiểu về nhà thơ Ngọc Sơn nhưng do điều kiện thiếu thốn nên không có kết quả. Sau thì bận bịu. Cứ tạm gọi đó là tác giả một bài, một bài nhưng sức sống lan tỏa, lâu bền.
Nhiều người từng nghe bài hát Tình em trong những năm chiến tranh nói rằng khó ai vượt qua được giọng ca của NSND Quý Dương khi thể hiện ca khúc Tình em. Nếu Huy Du tạo cho Gửi em dưới quê làng một bệ phóng quý giá thì cũng có thể nói giọng hát Quý Dương là thứ thuốc phóng cực kỳ hiệu quả. Cái tình của nhà thơ, giai điệu mượt mà của nhạc sĩ, giọng ấm áp trữ tình của ca sĩ gắn kết với nhau tự nhiên vô cùng. Chia ly nhưng không buồn thảm âu sầu, đó là nét đẹp vô cùng của những người trẻ tuổi thời đánh Mỹ.
Làm nên sự say đắm lòng người của bài hát này, có lẽ cũng cần phải nhắc đến bàn tay tài hoa trên phím piano của nghệ sĩ Hoàng Mãnh và tốp ca nữ đài Tiếng nói Việt Nam.
Nhiều người từng nghe bài hát Tình em trong những năm chiến tranh nói rằng khó ai vượt qua được giọng ca của NSND Quý Dương khi thể hiện ca khúc Tình em. Nếu Huy Du tạo cho Gửi em dưới quê làng một bệ phóng quý giá thì cũng có thể nói giọng hát Quý Dương là thứ thuốc phóng cực kỳ hiệu quả. Cái tình của nhà thơ, giai điệu mượt mà của nhạc sĩ, giọng ấm áp trữ tình của ca sĩ gắn kết với nhau tự nhiên vô cùng. Chia ly nhưng không buồn thảm âu sầu, đó là nét đẹp vô cùng của những người trẻ tuổi thời đánh Mỹ.
Làm nên sự say đắm lòng người của bài hát này, có lẽ cũng cần phải nhắc đến bàn tay tài hoa trên phím piano của nghệ sĩ Hoàng Mãnh và tốp ca nữ đài Tiếng nói Việt Nam.
Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013
Cần chính danh
Những ngày qua, việc tổ chức kỷ niệm tưởng nhớ trận chiến và
những người lính hy sinh ở đảo Gạc Ma (Trường Sa) được tổ chức khá hoành tráng,
ấn tượng. Tất tật do các tổ chức, đoàn thể, địa phương thực hiện, dĩ nhiên có sự
bật đèn xanh của nhà nước. Nhưng tôi không thích, không đồng tình kiểu cách như
thế. Cái đó có thể gọi là trò khôn vặt, lỗi thời rồi. Làm thế để rằng nếu bọn
Trung Quốc lên tiếng phản ứng thì nhà nước đứng ra
đổ lỗi cho dân, bảo rằng chúng tôi đâu có chủ trương vậy (bọn Tàu ngu không biết chắc?). Với nhân dân, có dịp
ghi điểm, này nhé, chúng tôi biết ơn anh hùng liệt sĩ đó, còn trách nữa thôi.
Thế không đàng hoàng. Một việc đại chính nghĩa mà không dám làm sao gọi là
chính danh. Đó chỉ là sự láu cá của kẻ tiểu nhân. Nhà nước của dân phải thay
mặt dân chứ đừng núp bóng nhân dân.
Khôn khéo đâu chả thấy, chỉ thấy cả chúng nó (Tàu cộng) lẫn dân xem thường. Thử làm khác đi một lần coi nào, liệu có tốt hơn không nào. Tốt là cái chắc.
16.3.2013
Nguyễn Thông
Dành cho K17: Bọ Bính học người xưa
Lời chủ trang: Lâu lâu mới thấy bọ Bính xuất hiện trên báo chí, mà lại ngay ở tờ báo mình đang làm loong toong. Nói cho vuông, quan đầu tỉnh một cái tỉnh nghèo như Quảng Bình cũng chả sung sướng gì, nhưng dẫu sao Bính cũng là niềm hãnh diện của K17, các cụ nhỉ.
Bí thư Tỉnh ủy “vi hành” quán cà phê
16/03/2013 3:20Tình trạng cán bộ, công chức bỏ bê công việc la cà quán xá trong giờ hành chính ở Quảng Bình khiến dư luận bức xúc. Để giải quyết triệt để vấn đề này, Bí thư Tỉnh ủy Lương Ngọc Bính đã đích thân đi kiểm tra đột xuất tại... các quán cà phê.
Chẳng ai biết họ đi đâu, làm gì…
Rất nhiều người, đặc biệt là người lao động, doanh nghiệp… ngán ngẩm kêu ca mỗi khi có việc gì liên quan phải đến các cơ quan hành chính. Nhiều người có việc gấp nhưng cũng phải đợi đến giữa buổi làm việc mới gặp được cán bộ phụ trách, nhiều lúc phải đợi sang buổi khác.
Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013
Mưa
Mưa đã đến đúng khi oi bức nhất
Sấm nổ ì ầm, gió cuộn hàng cây
Ào ạt nước, ào ạt mưa, ào ạt...
Mưa ơi mưa, rửa sạch xứ sở này.
Viết lúc đang mưa, cơn mưa đầu mùa 2013, chiều 15.3
Nguyễn Thông
Sấm nổ ì ầm, gió cuộn hàng cây
Ào ạt nước, ào ạt mưa, ào ạt...
Mưa ơi mưa, rửa sạch xứ sở này.
Viết lúc đang mưa, cơn mưa đầu mùa 2013, chiều 15.3
Nguyễn Thông
Khói
Khói đen lần thứ 2 lại tỏa trên ống
khói
Bầu giáo hoàng mà cũng khó thế sao
Xin mách nhỏ sang Việt Nam mà học
Chưa mật nghị, chưa bầu đã khói trắng bay cao.
Xin mách nhỏ sang Việt Nam mà học
Chưa mật nghị, chưa bầu đã khói trắng bay cao.
13.3.2013
Nguyễn Thông
(Ghi chú: Cuối cùng thì ngày 14.3 khói trắng đã bốc lên, Giáo hoàng mới là đức Hồng y Jorge Mario Bergoglio người Argentina, lấy tên hiệu là Francis I. Kết quả này hoàn toàn bất ngờ, trái với mọi dự tính, đồn đoán).
Tin vào những điều mà giới lãnh đạo cấp cao ở Bắc Kinh nói không khác gì chuyện “gửi trứng cho ác”!
Bài dưới đây được đăng trên báo Thanh Niên (xem nguyên xi) với cái tít "Tại sao Trung Quốc đánh chiếm các đảo của Việt Nam vào tháng 3.1988?". Tít trên blog này do Nguyễn Thông đặt, được trích nguyên văn 1 câu trong bài.
Tại sao Trung Quốc đánh chiếm các đảo của Việt Nam vào tháng 3.1988?
(TNO) Từ đầu năm 1988, Trung Quốc đã sử dụng một lực lượng lớn hải quân gồm nhiều tàu chiến chiếm đóng một loạt đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Cao trào của hành động xâm lược này diễn ra vào ngày 14.3.1988 khi biên đội gồm 6 tàu chiến, trong đó có 3 tàu hộ vệ có trang bị tên lửa và pháo 100 mm, của Trung Quốc đã bắn chìm và cháy 3 tàu vận tải của Việt Nam tại bãi đá ngầm Gạc Ma trong cụm đảo Sinh Tồn của Việt Nam.
Trong vụ thảm sát này, 64 binh sĩ Việt Nam đã anh dũng hy sinh. Sau đó Trung Quốc còn ngăn chặn không cho tàu mang cờ chữ thập đỏ ra cứu những người bị thương, bị nạn.
Điều phải lưu ý là đây là lần đầu tiên người Trung Quốc (lục địa) đặt chân đến Trường Sa. Trước đó, với tư cách quan phương, Trung Quốc chưa bao giờ có mặt ở vùng biển này.
Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013
Hãy giúp những người lính từng đổ máu bảo vệ Trường Sa
Bài sau đây của nhà báo Dương Minh Phong (chủ blog Cu làng cát). Nghĩ rằng lời kêu gọi của anh Phong xuất phát từ tấm lòng biết ơn những người lính đã đổ máu hy sinh, hiến dâng tuổi xuân cho đất nước, tôi đăng lại lên đây để bày tỏ sự đồng tình, hưởng ứng. Riêng cá nhân, tôi sẽ sớm gửi vào tài khoản của anh Phong số tiền 500.000 (năm trăm ngàn) đồng. Nguyễn Thông
Mong bà con góp tiền làm nhà cho cựu binh Gạc Ma
Trong số 9 người
lính Hải quân Việt Nam bị Trung Quốc bắt một cách trái phép tại trận chiến giữ
đảo Gạc Ma ngày 14.3.1988 thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam chúng ta thì
Quảng Bình có 3 người. Gồm anh Nguyễn Văn Thống (Nhân Trạch), Lê Văn Đông (Tây
Trạch), Mai Xuân Hải (Liên Trạch) đều ở huyện Bố Trạch.
Vợ chồng anh Hải trước căn nhà nghèo của mình
Tôi
đã tìm gặp rất nhiều cựu binh Gạc Ma và thấy nhiều mảnh đời còn vật lộn mưu
sinh. Nhưng với cựu binh Mai Xuân Hải là một số phận nghiệt ngã, cay cực. Một
số phận éo le luôn giày vò anh mỗi ngày. Cái nghèo cứ cuốn lấy số phận người
lính đảo. Trần ai cứ bám riết lấy anh.
Thương Basam hay thương cho nhân dân bị khuất phục
Mấy ngày nay, cộng đồng xã hội nhao nhác vì trang mạng có tên Thông tấn xã vỉa hè (hay còn gọi là anh Ba sàm) bị hack, bị bọn tin tặc khống chế, chiếm đoạt. Thái độ đối với sự kiện này cũng khác nhau, người buồn kẻ vui. Người ta truyền nhau tin buồn với sự lo lắng, tiếc nuối, hy vọng. Không ít kẻ hả hê, đắc chí, được thể dọa dẫm những ai đã từng nghiện món thông tin "không chính thống" này.
Đây không phải lần đầu Ba sàm gặp nạn. Đã mấy lần lao đao, xoay xở chống đỡ cường quyền để tồn tại. Cứ mỗi lần vượt sóng như thế, Ba sàm lại củng cố thêm chỗ đứng vững chắc trong lòng bạn đọc, trong lòng người khao khát thông tin chân thực khách quan. Chả gì hãnh diện hơn khi biết bao người bắt đầu ngày mới bằng việc mở internet để vào Ba sàm "xem hôm nay có gì mới không". Khi hàng trăm tờ báo giấy và trang thông tin điện tử vất vả lắm mới có thêm người đọc thì ở Ba sàm cứ tự nhiên nhi nhiên, người ta chen vai thích cánh ùa vào chẳng khác gì đi hội. Thế nên càng hiểu bất luận chính thống hay không chính thống, nếu cứ đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của đông đảo nhân dân thì sẽ được yêu mến, phát triển, chẳng cần hoa hòe hoa sói, núp bóng mượn danh.
Theo lẽ thường tình, có người yêu thì cũng chả thiếu chi kẻ ghét. Ba sàm, nhất là thời điểm này, trong bối cảnh xã hội này, không tránh khỏi quy luật đó. Bi kịch ở chỗ, người yêu chỉ có lòng yêu mến, trân trọng, kính phục, khi Ba sàm gặp nạn không biết làm gì hơn để sẻ chia, giúp đỡ; còn kẻ ghét lại thừa thủ đoạn, dã tâm, mưu ma chước quỷ, sự tàn độc, tiền bạc, sức mạnh... để triệt hạ đối thủ đến cùng. Điều ấy được chứng minh rất rõ trong những ngày qua khi chúng chiếm đoạt được quyền của Ba sàm, đăng lên đó những thứ rác rưởi do chúng chế nặn ra. Đọc cái bài vu vạ Ba sàm và biên tập viên của trang này, ai cũng thừa hiểu bọn tin tặc dù khéo đến mấy cũng vẫn lộ ra cái dã tâm đen tối, hèn hạ. Chúng muốn bắn nhiều mũi tên: chẳng có ai thoát khỏi sự theo dõi của chúng, chúng muốn làm gì cũng được, đừng có ho he, hãy liệu cái thần hồn, chưa đến lượt chúng bay đấy, nhìn gương Ba sàm mà lo cho thân mình...
Tôi chẳng biết liệu rồi Ba sàm có đủ sức vượt qua cái đận dữ dội này không, như những lần trước không. Trong cơn sóng gió phũ phàng, ai người chèo lái vững vàng hỡi ai? Nhưng tôi tin ở Ba sàm, tin ở anh Nguyễn Hữu Vinh. Tôi chưa gặp anh bao giờ nhưng đã lâu có sự mến phục anh. Nhớ một chuyện cũ: lần ấy tôi có được văn bản hiếm, anh Vinh xem trên mạng xong rồi nhắc nhẹ "cẩn thận" khiến tôi rất cám ơn. Tôi cũng từng có nhiều năm dạy học chung với chị Hiếu Thiện chị gái anh. Chị Thiện là người rất thẳng thắn, quyết liệt. Tôi hiểu những người con của bác Nguyễn Hữu Khiếu, một nhà cách mạng được cụ Hồ rất yêu mến, thì khó mà là người xấu được.
Tôi chắc ngay cả những người đánh phá trang Ba sàm, kể cả những vị cấp cao đang nắm quyền ở xứ này, đều có đọc Ba sàm và rút ra từ đó nhiều điều bổ ích, cần thiết cho công cuộc cai trị của mình. Họ biết, họ thừa hiểu Ba sàm rất nguy hiểm cho chính sách ngu dân, cái chính sách mà họ tuyên bố chỉ có ở bọn thực dân phong kiến. Người ta luôn rêu rao sự khai hóa, mở mang dân trí nhưng người ta lại quyết đánh sập trang Ba sàm. Thật không hiểu nổi. Nhưng chả có gì khó hiểu.
Tôi nghĩ trang Ba sàm sẽ không chết. Cao nhân tất hữu cao nhân trị. Có kẻ đủ sức đánh sập Ba sàm thì cũng có người thừa tài trí phục dựng, bảo vệ Ba sàm. Mà ngay cả nếu nó có "chết" như hiện tại đi nữa thì nó cũng sống lâu bền trong lòng đông đảo người dân-bạn đọc đã từng yêu quý nó.
14.3.2013
Nguyễn Thông
Đây không phải lần đầu Ba sàm gặp nạn. Đã mấy lần lao đao, xoay xở chống đỡ cường quyền để tồn tại. Cứ mỗi lần vượt sóng như thế, Ba sàm lại củng cố thêm chỗ đứng vững chắc trong lòng bạn đọc, trong lòng người khao khát thông tin chân thực khách quan. Chả gì hãnh diện hơn khi biết bao người bắt đầu ngày mới bằng việc mở internet để vào Ba sàm "xem hôm nay có gì mới không". Khi hàng trăm tờ báo giấy và trang thông tin điện tử vất vả lắm mới có thêm người đọc thì ở Ba sàm cứ tự nhiên nhi nhiên, người ta chen vai thích cánh ùa vào chẳng khác gì đi hội. Thế nên càng hiểu bất luận chính thống hay không chính thống, nếu cứ đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của đông đảo nhân dân thì sẽ được yêu mến, phát triển, chẳng cần hoa hòe hoa sói, núp bóng mượn danh.
Theo lẽ thường tình, có người yêu thì cũng chả thiếu chi kẻ ghét. Ba sàm, nhất là thời điểm này, trong bối cảnh xã hội này, không tránh khỏi quy luật đó. Bi kịch ở chỗ, người yêu chỉ có lòng yêu mến, trân trọng, kính phục, khi Ba sàm gặp nạn không biết làm gì hơn để sẻ chia, giúp đỡ; còn kẻ ghét lại thừa thủ đoạn, dã tâm, mưu ma chước quỷ, sự tàn độc, tiền bạc, sức mạnh... để triệt hạ đối thủ đến cùng. Điều ấy được chứng minh rất rõ trong những ngày qua khi chúng chiếm đoạt được quyền của Ba sàm, đăng lên đó những thứ rác rưởi do chúng chế nặn ra. Đọc cái bài vu vạ Ba sàm và biên tập viên của trang này, ai cũng thừa hiểu bọn tin tặc dù khéo đến mấy cũng vẫn lộ ra cái dã tâm đen tối, hèn hạ. Chúng muốn bắn nhiều mũi tên: chẳng có ai thoát khỏi sự theo dõi của chúng, chúng muốn làm gì cũng được, đừng có ho he, hãy liệu cái thần hồn, chưa đến lượt chúng bay đấy, nhìn gương Ba sàm mà lo cho thân mình...
Tôi chẳng biết liệu rồi Ba sàm có đủ sức vượt qua cái đận dữ dội này không, như những lần trước không. Trong cơn sóng gió phũ phàng, ai người chèo lái vững vàng hỡi ai? Nhưng tôi tin ở Ba sàm, tin ở anh Nguyễn Hữu Vinh. Tôi chưa gặp anh bao giờ nhưng đã lâu có sự mến phục anh. Nhớ một chuyện cũ: lần ấy tôi có được văn bản hiếm, anh Vinh xem trên mạng xong rồi nhắc nhẹ "cẩn thận" khiến tôi rất cám ơn. Tôi cũng từng có nhiều năm dạy học chung với chị Hiếu Thiện chị gái anh. Chị Thiện là người rất thẳng thắn, quyết liệt. Tôi hiểu những người con của bác Nguyễn Hữu Khiếu, một nhà cách mạng được cụ Hồ rất yêu mến, thì khó mà là người xấu được.
Tôi chắc ngay cả những người đánh phá trang Ba sàm, kể cả những vị cấp cao đang nắm quyền ở xứ này, đều có đọc Ba sàm và rút ra từ đó nhiều điều bổ ích, cần thiết cho công cuộc cai trị của mình. Họ biết, họ thừa hiểu Ba sàm rất nguy hiểm cho chính sách ngu dân, cái chính sách mà họ tuyên bố chỉ có ở bọn thực dân phong kiến. Người ta luôn rêu rao sự khai hóa, mở mang dân trí nhưng người ta lại quyết đánh sập trang Ba sàm. Thật không hiểu nổi. Nhưng chả có gì khó hiểu.
Tôi nghĩ trang Ba sàm sẽ không chết. Cao nhân tất hữu cao nhân trị. Có kẻ đủ sức đánh sập Ba sàm thì cũng có người thừa tài trí phục dựng, bảo vệ Ba sàm. Mà ngay cả nếu nó có "chết" như hiện tại đi nữa thì nó cũng sống lâu bền trong lòng đông đảo người dân-bạn đọc đã từng yêu quý nó.
14.3.2013
Nguyễn Thông
Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013
Nén hương cho 64 anh hùng
Ngày mai 14 tháng ba
64 người lính Trường Sa trở về
Thương anh biết mấy cách chia
Mỗi nhà một nén hương quê ấm lòng
Xác thân vùi dưới sóng cồn
Hình hài đã tạc nên non nước này.
64 người lính Trường Sa trở về
Thương anh biết mấy cách chia
Mỗi nhà một nén hương quê ấm lòng
Xác thân vùi dưới sóng cồn
Hình hài đã tạc nên non nước này.
13.3.2013
Nguyễn Thông
*Nhà nước không tổ chức tưởng niệm các anh, 64 liệt sĩ hy sinh oanh liệt ở đảo Gạc Ma (quần đảo Trường Sa) trong cuộc chiến không cân sức với quân Trung cộng xâm lược ngày 14.3.1988, đó là chuyện của nhà nước. Chỉ đề nghị mỗi nhà thắp nén hương quê để tưởng nhớ các anh, khấn hương hồn liệt sĩ linh thiêng phù hộ, độ trì cho đất nước, nhân dân, dân tộc. Mong lắm thay.
Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013
Dân tộc VN không thể quên cuộc chiến chống quân TQ xâm lược
PHONG VŨ (Nguyễn Văn Thủy, cựu chiến binh đặc công)
Trong mỗi gia đình, dòng tộc đều có gia phả để ghi lại lịch
sử dòng họ mình. Cuốn gia phả ghi chép lưu truyền từ đời thượng
tổ đến các thế hệ tiếp theo, để con cháu biết về cội nguồn tổ tiên.
Một quốc gia dù to hay nhỏ, yếu hay mạnh, dù ở bất cứ vị trí
địa lý nào, song nước nào cũng có Quốc sử của nước đó. Quốc sử ghi
lại lịch sử hình thành, phát triển và quá trình đấu tranh chống thiên tai,
chống giặc ngoại xâm gìn giữ nền độc lập của đất nước. Có quốc
gia lịch sử hàng ngàn năm, cũng có quốc gia lịch sử chỉ vài trăm hoặc vài chục
năm. Nhưng không phải vì thời gian lâu dài hay ngắn ngủi đã trôi qua mà lịch sử
của quốc gia đó bị lãng quên hay bị làm cho mất đi tính chân thực.
Có đáng hành xử thế không?
Báo Tuổi Trẻ bữa ni (xem ở đây) đăng tiếp bài ghi nhận những ý kiến thảo luận về cái dự thảo nghị định mà Bộ Công an đang đề xuất: công an được phép bắn người chống người thi hành công vụ. Về vấn đề này, còn nhiều bàn cãi, đúng sai chưa tỏ.
Riêng tôi, với thiển ý mình, tôi thấy tình trạng chống người thi hành công vụ quả đáng lo ngại. Việc công, việc nhà nước, nếu mục đích vì nước vì dân, vì mọi người lương thiện mà bị cá nhân nào đó chống thì nên xử lý. Để giữ nghiêm phép nước. Bất kể thân sơ, mức độ, bất kể người vi phạm là ai. Ông chủ tịch nước mà chống người thi hành công vụ cũng phải xử lý như đứa dân đen. Việc công ta cứ phép công mà làm.
Tuy nhiên, cần phân biệt rõ cái gọi là công vụ. Chả thiếu gì kẻ núp bóng công vụ, khoác áo công vụ để làm bậy làm càn. Chả thiếu gì vụ việc mang danh công vụ nhưng thực chất là khốc hại dân lành, đẩy dân đến bước đường cùng. Cổ nhân đúc kết: tức nước vỡ bờ. Thứ "công vụ" ấy đã khiến người ta phải vùng lên chống lại. Hãy tự xem lại mình trước khi trách dân. Họ vi phạm, nhưng vi phạm do đâu? Anh em nhà Vươn (Tiên Lãng, Hải Phòng) bị khép tội "giết người, chống người thi hành công vụ" là do đâu. Không có lửa, sao có khói.
Ừ thì chống người thi hành công vụ. Nhưng cái công vụ đó sai, ngược lòng dân, ngược quyền lợi dân tộc, buộc người ta phải chống, thế thì vẫn cho phép bắn ư? Rồi sửa sai lúc người ta đã chết ư? Không chống thì chết, mà chống cũng chết. Bài học cải cách ruộng đất còn sờ sờ ra đó. Chỉ khổ dân.
Chú thích của báo Tuổi Trẻ: Cảnh sát cơ động khống chế một cổ động viên Hải Phòng quá khích ở góc phố Hàng Cháo-Nguyễn Thái Học (Hà Nội). Ảnh: N.NHẬT
Riêng tôi, với thiển ý mình, tôi thấy tình trạng chống người thi hành công vụ quả đáng lo ngại. Việc công, việc nhà nước, nếu mục đích vì nước vì dân, vì mọi người lương thiện mà bị cá nhân nào đó chống thì nên xử lý. Để giữ nghiêm phép nước. Bất kể thân sơ, mức độ, bất kể người vi phạm là ai. Ông chủ tịch nước mà chống người thi hành công vụ cũng phải xử lý như đứa dân đen. Việc công ta cứ phép công mà làm.
Tuy nhiên, cần phân biệt rõ cái gọi là công vụ. Chả thiếu gì kẻ núp bóng công vụ, khoác áo công vụ để làm bậy làm càn. Chả thiếu gì vụ việc mang danh công vụ nhưng thực chất là khốc hại dân lành, đẩy dân đến bước đường cùng. Cổ nhân đúc kết: tức nước vỡ bờ. Thứ "công vụ" ấy đã khiến người ta phải vùng lên chống lại. Hãy tự xem lại mình trước khi trách dân. Họ vi phạm, nhưng vi phạm do đâu? Anh em nhà Vươn (Tiên Lãng, Hải Phòng) bị khép tội "giết người, chống người thi hành công vụ" là do đâu. Không có lửa, sao có khói.
Ừ thì chống người thi hành công vụ. Nhưng cái công vụ đó sai, ngược lòng dân, ngược quyền lợi dân tộc, buộc người ta phải chống, thế thì vẫn cho phép bắn ư? Rồi sửa sai lúc người ta đã chết ư? Không chống thì chết, mà chống cũng chết. Bài học cải cách ruộng đất còn sờ sờ ra đó. Chỉ khổ dân.
Hỡi các nhà cầm quyền cai trị, mỗi khi ban hành chính sách gì đó, trước hết hãy nghĩ
đến dân, rồi hãy quan tâm đến sự tồn vong của chế độ. Đừng để họ phải thốt lên "mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem". Lúc đó thì đã muộn.
Trên báo Tuổi Trẻ hôm nay có bức ảnh rợn người. Chả biết cái anh chàng cổ động viên bóng đá gầy gò loẻo khoẻo như anh Dậu ấy nguy hiểm đến mức nào, hành vi chống người thi hành công vụ nghiêm trọng đến mức nào nhưng huy động 8 anh chức việc to con quây lại đánh đạp xử lý tàn bạo như thế, liệu có đáng không? Nếu cho phép bắn, lấy gì đảm bảo khẩu súng trong tay mấy nhà chức việc hung hăng ấy không cho kẻ chống người thi hành công vụ kia xơi vài viên kẹo đồng.
12.3.2013
Nguyễn Thông
Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013
Dành cho K17: Thơ của bạn Nguyễn Huy Tưởng
Hôm 3.3.2013, trời se lạnh. Bọn mình kéo nhau về nhà ông bạn Nguyễn Huy Tưởng ở xã Yên Phong, huyện Ý Yên, Nam Định. Cuộc hội ngộ thật cảm động. Mình sẽ biên lại cụ thể thời khắc trùng phùng ấy trong bài sau. Tưởng rất khỏe, vui, cùng vợ ra đón bạn bè, tặng bọn mình những bài thơ do y sáng tác trong nhiều chục năm qua. Xin giới thiệu cùng các bạn 1 bài.
Xuân Ba đang thể hiện diễn cảm thơ Nguyễn Huy Tưởng ngay tại nhà đương sự (ảnh Thu Hà)
Nhóm phá đám cuộc ẩn cư của thi sĩ Nguyễn Huy Tưởng trong phút đổ quân ngay tại cổng nhà y. Tưởng đứng ngoài cùng bên phải. (ảnh Xuân Ba chụp)
Đón đọc: Đi ngang phố Cháy.
11.3.2013
Nguyễn Thông
Quê tôi
(tặng quê hương Yên Phong yêu dấu)
Đất quê tôi là đất đồng chiêm
Da con gái đen giòn anh ạ
Đất đồng chiêm rất lạ
Chỉ ưa người siêng năng
Cô gái nào khi biết chạy tung tăng
Cũng thích ra đồng bắt cua bắt cáy
Chẳng sợ bùn hoen đỉa bám chân tay
Nói nhỏ với anh câu này
Gái đồng chiêm cô nào cũng khỏe
Vít cong ngọn sào con thuyền đi rất lẹ
Tiếng cười đầy hương sen…
Nguyễn Huy Tưởng
Lời thêm: Nhạc sĩ nào muốn phổ nhạc thi phẩm dễ thương này, xin liên hệ với ông bạn tôi: Nguyễn Huy Tưởng - xã Yên Phong, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, điện thoại số 01672.725707. Đảm bảo sẽ có ca khúc hay về đề tài tam nông.
Nhóm phá đám cuộc ẩn cư của thi sĩ Nguyễn Huy Tưởng trong phút đổ quân ngay tại cổng nhà y. Tưởng đứng ngoài cùng bên phải. (ảnh Xuân Ba chụp)
Đón đọc: Đi ngang phố Cháy.
11.3.2013
Nguyễn Thông
Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013
Trung cộng dồn dập khiêu khích ở khu vực Hoàng Sa, Trường Sa
Theo TTXVN, chiều 8.3, một đội tàu hải giám của Trung Quốc đã rời Tam Á thuộc tỉnh Hải
Nam, miền Nam Trung Quốc, để thực hiện cái gọi là "tuần tra định kỳ" ở biển
Đông.
Đội tàu trên gồm ba chiếc mang số hiệu Hải giám 83, Hải giám 262 và Hải giám 263, cùng một trực thăng mang số hiệu Hải giám B-7103, được giao nhiệm vụ tiến hành tuần tra các vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong 9 ngày.
Chen Huaibei, chỉ huy nhóm tàu trên cho biết đây là lần đầu tiên các tàu và máy bay lên thẳng được điều động tuần tra khu vực quần đảo Hoàng Sa cùng một lúc kể từ khi thành phố Tam Sa được thành lập trái phép hồi tháng 7.2012. Nhiệm vụ của đội tàu này là kiểm tra các hòn đảo, tài nguyên biển và hệ sinh thái, lập hồ sơ cho từng đảo.
Chỉ trước đó một ngày, ngày 7.3, Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và nói mọi hoạt động tại các khu vực này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ như vậy khi trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc vừa qua một số tàu hải tuần của Trung Quốc thực hiện tuần tra tại biển Đông, trong đó có khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. “Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động tại các khu vực này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và chúng tôi kiên quyết phản đối,” người phát ngôn nhấn mạnh tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao.
(TTXVN)
Đội tàu trên gồm ba chiếc mang số hiệu Hải giám 83, Hải giám 262 và Hải giám 263, cùng một trực thăng mang số hiệu Hải giám B-7103, được giao nhiệm vụ tiến hành tuần tra các vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong 9 ngày.
Chen Huaibei, chỉ huy nhóm tàu trên cho biết đây là lần đầu tiên các tàu và máy bay lên thẳng được điều động tuần tra khu vực quần đảo Hoàng Sa cùng một lúc kể từ khi thành phố Tam Sa được thành lập trái phép hồi tháng 7.2012. Nhiệm vụ của đội tàu này là kiểm tra các hòn đảo, tài nguyên biển và hệ sinh thái, lập hồ sơ cho từng đảo.
Chỉ trước đó một ngày, ngày 7.3, Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và nói mọi hoạt động tại các khu vực này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ như vậy khi trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc vừa qua một số tàu hải tuần của Trung Quốc thực hiện tuần tra tại biển Đông, trong đó có khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. “Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động tại các khu vực này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và chúng tôi kiên quyết phản đối,” người phát ngôn nhấn mạnh tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao.
(TTXVN)
Họ quyết hành ông bạn Từ Khôi- Nguyễn Mạnh Thắng
Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
TRẢ LỜI KẾT
LUẬN GIẢI QUYẾT ĐƠN TỐ CÁO BẰNG VĂN BẢN
(LẦN III)
Kính gửi: -
Đảng đoàn Ủy BanTrung ương MTTQ Việt Nam
- Đảng ủy cơ quan
Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam
- Ban Thường trực
Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam
- Ủy Ban Kiểm tra
Đảng ủy Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam
- Ban Thường vụ
Công đoàn Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Tôi là: Nguyễn Mạnh
Thắng - Phó Trưởng Ban Văn hóa – Nghệ thuật báo Đại Đoàn Kết.
Ngày 12/1/2013 và
ngày 18/2/2013 tôi đã có Đơn đề nghị nhưng chưa được giải quyết, vì vậy tôi tiếp
tục làm Đơn lần 3 đề nghị lên quý vị như sau:
Kết luận giải quyết
đơn tố cáo các sai phạm của nguyên Bí thư chi bộ Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết
Đinh Đức Lập đã có từ trước ngày 8/1/2013. Thế nhưng, đến nay, sau nhiều lần đề
nghị, Đảng ủy cơ quan MTTQ Việt Nam vẫn không gửi Kết luận giải quyết
đơn tố cáo bằng văn bản cho người tố cáo theo Điều 26 Luật tố cáo quy định.
Tiến hóa khập khiễng
Con người là loài động vật khó hiểu.
Ở nước nọ một ông bị ung thư ra vào bệnh viện như đi chợ, giấu bệnh án như mèo giấu cứt nhưng vẫn cầm quyền đến sau khi chết; ở nước khác một chú em vắt mũi chưa sạch ngồi ghế thượng đỉnh cứ hết nay lại mai dọa đánh nước này nước nọ, làm cỏ thiên hạ, không cho dân xài internet; ở nước khác nữa anh em ông già cập miệng lỗ nhưng một mực khăng khăng ghế của riêng họ nhà tao... Vậy mà mỗi nơi ấy có hàng chục triệu con người cứ cung cúc tuân theo, cắm cúi bước, bảo gì nghe nấy. Rồi than khổ.
Thì hãy ngửng đầu lên một lần xem nào. Đứng thẳng lưng một lần xem nào, hỡi nhân dân Cuba, Triều Tiên, Venezuela. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Xứ tôi có câu nói ấy, truyền từ đời này qua đời khác, nay xin tặng lại các bạn. Nhà cách mạng Pháp Jean-Paul Marat (1789) chả từng khuyên "Hỡi nhân dân, hãy đứng thẳng lên" là gì. Cụ Hồ nước tôi cũng từng nhắc "Một hữu đông hàn tiều tụy cảnh/Tương vô xuân noãn đích huy hoàng" (Ví không có cảnh đông tàn/Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân). Sướng hay khổ là bởi mình thôi.
Hóa ra trong sự tiến hóa của loài người, hầu hết giống nhau tiến hóa ở phần thể xác, nhưng phần lý trí tinh thần thì lệch nhau biết bao nhiêu kỷ, bao nhiêu triệu năm.
9.3.2013
Nguyễn Thông
Ở nước nọ một ông bị ung thư ra vào bệnh viện như đi chợ, giấu bệnh án như mèo giấu cứt nhưng vẫn cầm quyền đến sau khi chết; ở nước khác một chú em vắt mũi chưa sạch ngồi ghế thượng đỉnh cứ hết nay lại mai dọa đánh nước này nước nọ, làm cỏ thiên hạ, không cho dân xài internet; ở nước khác nữa anh em ông già cập miệng lỗ nhưng một mực khăng khăng ghế của riêng họ nhà tao... Vậy mà mỗi nơi ấy có hàng chục triệu con người cứ cung cúc tuân theo, cắm cúi bước, bảo gì nghe nấy. Rồi than khổ.
Thì hãy ngửng đầu lên một lần xem nào. Đứng thẳng lưng một lần xem nào, hỡi nhân dân Cuba, Triều Tiên, Venezuela. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Xứ tôi có câu nói ấy, truyền từ đời này qua đời khác, nay xin tặng lại các bạn. Nhà cách mạng Pháp Jean-Paul Marat (1789) chả từng khuyên "Hỡi nhân dân, hãy đứng thẳng lên" là gì. Cụ Hồ nước tôi cũng từng nhắc "Một hữu đông hàn tiều tụy cảnh/Tương vô xuân noãn đích huy hoàng" (Ví không có cảnh đông tàn/Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân). Sướng hay khổ là bởi mình thôi.
Hóa ra trong sự tiến hóa của loài người, hầu hết giống nhau tiến hóa ở phần thể xác, nhưng phần lý trí tinh thần thì lệch nhau biết bao nhiêu kỷ, bao nhiêu triệu năm.
9.3.2013
Nguyễn Thông
Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013
Kỷ niệm 34 năm đánh bại hoàn toàn quân Trung cộng xâm lược
PHONG VŨ ( Nguyễn Văn Thủy, cựu chiến binh đặc công)
Toàn quân toàn dân Việt Nam
hãy tổ chức kỷ niệm:
Cuộc chiến chính nghĩa của dân
tộc ta đánh bại quân xâm lược Trung Quốc ở biên giới phía Bắc năm 1979
***
Ngày 17/2/1979 bọn lãnh đạo Bắc Kinh đã xua 60 vạn quân nổ súng tấn
công đánh chiếm toàn tuyến biên giới phía bắc nước ta. Tên cầm đầu tập đoàn
lãnh đạo Bắc Kinh là Đặng Tiểu Bình khi đó đã huyênh hoang tuyên bố: “phải dạy
cho Việt Nam 1 bài học”!
Nhưng bọn xâm
lược Trung Quốc đã thất bại thảm hại trước tinh thần chiến đấu ngoan cường của
quân và dân ta. Sau 1 tháng giao chiến, quân Trung Quốc đã bị tổn thất nặng nề:
26.000 tên đã bị tiêu diệt, 37.000 tên bị thương. 280 xe tăng bị phá hủy.
Trước dư luận
quốc tế phản đối mạnh mẽ, trên chiến trường bị tổn thất nặng nề, bọn cầm
quyền Bắc Binh đã phải ra lệnh rút quân về nước.
Đến ngày
18/3/1979 bọn xâm lược Trung Quốc đã phải hoàn toàn rút quân khỏi Việt Nam.
Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013
Không có đề
PHẠM CHUYÊN
“Con cóc là cậu ông trời
………………………….”
Hoàn cảnh: Vào hồi 9 đến 10 giờ sáng ngày 7/10/2010, tức
ngày thứ bảy của mười ngày đại lễ một nghìn năm Thăng Long -Hà Nội. Tại bất cứ địa
điểm nào thuộc quận Tây Hồ, đang lúc trời quang mây tạnh, mà tiếng sấm rền
vang. Vào thời khắc ấy, tôi như bị ma làm, mà ghi lại những cảm xúc sau đây.
Thăng Long Hà Nội những ngày đại lễ
Có một cái gì đó
Không của riêng ai
Cóc đã mở miệng
trút bỏ bộ da xấu xí xù xì
trút bỏ những nỗi lo toan dằn vặt vu vơ
Cóc nghiến răng ken két
Sấm vang chớp giật giữa trời.
Sấm vang chớp giật lòng người.
Thu Hà Nội
Đến rồi
Đấy nhỉ mình ơi.
7/10/2010
Phạm Chuyên
Lời của chủ trang
Tối 4.3.2013, thiếu tướng Phạm Chuyên gọi tôi, bảo em ơi, có chai rượu ngon đây, anh chị chờ em đến nhé. Tôi dạ, rủ thêm ông bạn Xuân Ba đến hầu rượu ông anh mà chúng tôi rất kính phục, quý mến (cuộc gặp này tôi sẽ biên trong bài khác). Tửu không thể thiếu thi. Thiếu tướng Chuyên tặng tôi bài thơ bác viết cách nay đã hơn 2 năm, chưa hề đăng chỗ nào, bảo tôi toàn quyền sử dụng, như một thứ ưu đãi đặc biệt cho đứa em ở xa lâu lâu mới gặp. Tôi chả dám giữ một mình thứ tài sản ý tại ngôn ngoại quý hiếm này, xin đưa lên đây cho mọi người cùng thưởng thức.
7.3.2013
Nguyễn Thông
Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013
Quyền xem pháo hoa
Tết đã qua. Nhưng dư âm của tiếng pháo phi pháp vẫn còn. Thủ tướng vừa chính thức phê bình. Phải nói ngay rằng tình trạng đốt pháo dịp tết năm nay chỉ diễn ra ở vài tỉnh miền Bắc, chủ yếu là vùng nông thôn, chưa đến mức nghiêm trọng có thể tạo nên phản ứng dây chuyền vào những năm sau. Dư luận, báo chí đã nêu, phân tích nhiều khía cạnh khác nhau của hành vi đó, nhìn chung là phê phán sự vô chính phủ, coi thường kỷ cương phép nước của một bộ phận dân chúng trong khi cả nước nghiêm túc thực hiện. Bài viết này chúng tôi xin đi vào một khía cạnh khác.
Chúng
ta đều biết việc cấm đốt pháo đã được Chính phủ ban hành cách nay gần hai chục
năm. Cụ thể, sau rất nhiều cân nhắc lợi hại, thăm dò dư luận nhận được sự đồng
tình ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân, cộng với sự kiên quyết của Chính
phủ, tháng 8.1994 Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ký ban bố Chỉ thị về việc cấm sản xuất,
buôn bán và đốt pháo. Kể từ tết nguyên đán Ất Hợi 1995 cả nước dường như im tiếng
pháo. Các làng pháo cổ truyền như Bình Đà, Đồng Kỵ, Nam
Ô… chuyển đổi sản xuất, cửa hàng không bán pháo, người dân không đốt pháo, các
lực lượng chức năng làm việc tích cực, nên việc thực hiện chỉ thị rất nghiêm
túc. Dĩ nhiên không tránh khỏi nảy sinh sự tiếc nuối khi một nét đặc trưng của
tết đã không còn, nhớ tràng pháo trong “cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”,
tiếng pháo nổ “mơ tết mơ xuân mơ tiếng pháo”. Không tiếng pháo giòn rã lúc giao
thừa, liệu tết có kém vui? Dường như lường trước được tâm trạng đó, chỉ thị của
Chính phủ cũng nêu rõ “Trong các ngày lễ lớn, các ngày tết, ngày hội có tổ chức
bắn pháo hoa, đốt pháo hoa thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phải thông báo
cho nhân dân biết thời gian, địa điểm bán pháo hoa, đốt pháo hoa”. Từ đó, pháo
hoa đã thế chỗ cho tiếng pháo nổ để đem lại niềm vui cho cộng đồng ngày tết.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)