Rất buồn cười.
Có mấy cái cục tròn tròn bằng sắt từ trên giời rơi xuống ở, cục thì rơi ở Tuyên Quang, cục thì Yên Bái, đã 2 ngày trôi qua, mỗi ông nói một phách. Ông thượng tướng Phó tổng tham mưu trưởng Võ Văn Tuấn bên Bộ Quốc phòng thì khẳng định dứt khoát nó không phải của VN, Bộ còn đang... chờ báo cáo; ông đầu đảng Tuyên Quang thì bảo nó là mảnh vỡ của khinh khí cầu; ông khí tượng lại bảo nó không liên quan gì đến ngành khí tượng của tôi; thậm chí còn có một bạn trẻ trên FB tên là Phạm Nam Phong còn tỏ ra rất am hiểu, khẳng định dứt khoát đó là một phần của tên lửa S-75 do Nga Xô chế tạo, "mắng" tôi không biết thì đừng bàn ra tán vào gì. Cứ thông tin rối như tổ cú thế này, đám dân đen chúng tôi chóng mặt quá.
-Trước hết, vị đại diện Bộ Quốc phòng bảo không phải của VN, vậy nếu là tên lửa gì đó như bạn Phong kia nói, vậy ai phóng mà rơi ra cục tròn ấy? Không khẩn trương xác minh ngay lập tức, xem nó có liên quan gì đến an ninh quốc gia hay không, lại còn ngồi đó mà chờ báo cáo, đến khổ.
-Tôi không tin nó là mảnh vỡ của khinh khí cầu bởi đó không phải là mảnh mà là một bộ phận rõ ràng. Vậy khinh khí cầu có cái cục tròn này không? Nếu là của khinh khí cầu, nó bay từ đâu vào? Cần biết rằng ở xứ ta mọi phương tiện bay đều phải thông qua Bộ Quốc phòng, được quản lý rất chặt chẽ (bằng chứng là một anh nông dân ở Tây Ninh chế ra máy bay nhưng đếch được bay thử nghiệm, bởi Bộ Quốc phòng không cho phép), mà dân ta thì chưa đến mức chơi khinh khí cầu. Ông đảng trưởng Tuyên Quang khẳng định nó là của khinh khí cầu, vậy hãy cho biết khinh khí cầu ấy của ai?
-Cả một nước có bao nhiêu cơ quan nghiên cứu khoa học, bao nhiêu binh chủng kỹ thuật quân đội, thậm chí còn được nhận huân chương, được phong anh hùng, nhưng suốt 2 ngày không biết mấy cục sắt tròn nó là cái gì. Khỏi bình luận.
-Không ít người tỏ ra hiểu biết bảo rằng đó là "rác vũ trụ", tôi thấy không thông. Nếu nó là thứ ấy thì khi bay vào bầu khí quyển trái đất chắc cháy bà nó rồi, còn đâu mà tròn trịa đẹp đẽ thế. Giả dụ nó có đâm được xuống đất từ độ cao mấy chục cây số thì phải phá ra một lỗ rất lớn chứ sao lại chỉ rộng bằng cái thúng, sâu có gang tay? Rác vũ trụ thì làm sao lại nổ ầm như tiếng sấm ngay trên bầu trời mà bà con ai cũng nghe thấy?
-Chả có sản phẩm công nghiệp nào mà chữ viết (tiếng Nga) lại ghi xiên xẹo, tùm lum không hàng không lối, và thủ công vậy (chữ rất xấu, như là viết tay).
-Chắc không ít người còn nhớ chuyện ngày 28.5.1987, cậu thanh niên người Đức 19 tuổi tên là Mathias Rust tự lái chiếc máy bay Cessna đáp xuống quảng trường Đỏ, ngay cạnh điện Kremlin mà toàn bộ hệ thống phòng không Liên Xô chết đơ, không hề phát hiện ra. Ngay sau đó, NATO hiểu rằng cần phải làm gì. Nếu cái vật thể bay chứa mấy cục tròn kia đã bay lượn thoải mái trên bầu trời Việt Bắc, Tây Bắc, tôi chạnh nghĩ nó cũng chả khác gì chiếc Cessna của Đức. Phen này ối anh phải kiểm điểm nghiêm khắc chứ chả đùa.
Nguyễn Thông
Các chữ trên quả cầu rất mờ nên tôi chỉ đọc được vài chữ “khai thác”, “350 kg/cm2”, “nhiệt độ”.
Trả lờiXóaVụ chiếc máy bay Cessna năm 1987 thì LX có phát hiện ra, cho máy bay tiêm kích phản lực lên, nhưng cái Cessna bay thấp và chậm nên máy bay phản lực không “ốp” nó được, phi công báo về “hình như là máy bay thể thao” và nhận được lệnh quay về căn cứ. LX không bắn hạ cái Cessna có thể vì năm 1983 mới bắn hạ máy bay hành khách của Hàn Quốc gây chuyện ầm ĩ, mà cũng có thể vì không có cách nào bắn hạ nó – một hệ thống phòng không hiện đại toàn tên lửa và máy bay tiêm kích đánh chặn không xử lý nổi cái máy bay bằng nhựa bay thấp (ở VN thì các cụ dân quân cho nó toi rồi!).
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaĐấy là cái U con bò,có gì lạ đâu
Trả lờiXóaCó thể chỉ là trò chơi của mấy anh nào đó.
Trả lờiXóaQua đây để thấy tài năng của các chú được giao bảo vệ Tổ quốc như thế nào thôi.
Thật buồn cười.
Tôi nghĩ cục này nó mang đến nơi rồi thả chứ chẳng có chuyện rơi từ trên trời rơi xuống đâu. Nhìn vết lõm là biết rồi.
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaNó là một trong hai cái: một là cái ti của bà dân vận; hai là cái bi của cụ tổng!
Trả lờiXóaCái cục hình cầu này nếu thình lình gọi các ông PQT, NXL, ĐBT mà hỏi thì dứt khoát không ông nào biết cục ấy là cái chi chi. Nhưng nếu chuyển về BQP thì vài hôm sau sẽ có thông tin chính xác về tên gọi cái cục ấy. Gia tốc giúp ta biết cục ấy không phải rơi từ trên trời cao mà phải rơi từ bàn tay con người ở mặt đất. Làm thế để chi? Cách chức thì đã cách chức khéo rồi cái ông không cổ. Chỉ còn một điều: Tạo lý do để nhắc nhở, cảnh báo quân đội đề phòng nội biến.
Trả lờiXóa