Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Hải Phòng qua một khúc "tỉnh ca"

Xin kính tặng những người Hải Phòng mà tôi yêu mến.

Trên thế giới, nước nào cũng có quốc ca. Ở Việt Nam ta, già trẻ lớn bé đều thuộc “Đoàn quân Việt Nam đi…” bởi đó là bài hát chung của cả nước. Nhưng nước ta còn có cái lạ là các tỉnh thành đều có “tỉnh ca”, ca khúc mang đặc trưng vẻ đẹp mỗi tỉnh thành. Nhiều bài rất nổi tiếng, chẳng hạn “Quảng Bình quê ta ơi” tỉnh ca Quảng Bình, “Chào sông Mã anh hùng” (Thanh Hóa), “Dáng đứng Bến Tre” (Bến Tre), “Thành phố hoa phượng đỏ” (Hải Phòng), “Người Hà Nội” (Hà Nội), “Tôi là người thợ lò” (Quảng Ninh), “Hà Giang mến yêu” (Hà Giang), “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh” (Hà Tĩnh)… Cứ đến những nơi ấy, vào giờ phát thanh là nghe tỉnh ca vang lên trong nhạc hiệu.
Hải Phòng quê mình, ngoài bài về hoa phượng của hai bác: nhạc sĩ Lương Vĩnh - nhà thơ Hải Như, còn có một bài khác cũng xứng đáng tỉnh ca không kém, là bài “Thành phố chúng ta, nhà máy chúng ta” của nhạc sĩ Hoàng Vân. Thời niên thiếu và thanh niên, chúng tôi đều thuộc bài này, hát với tất cả sự rạo rực, yêu mến tự hào về thành phố quê hương mình.
Nhạc sĩ Hoàng Vân viết bài “Thành phố chúng ta, nhà máy chúng ta” sau chuyến đi thực tế ở Hải Phòng năm 1965. Trong lời bài hát không có nhiều địa danh quen thuộc với người Hải Phòng như sau này ta bắt gặp ở bài “Thành phố hoa phượng đỏ” nhưng chỉ vài hình ảnh thôi cũng đủ làm ta xao xuyến. Vẻ đẹp của thành phố thợ, của đất Hải Phòng, người Hải Phòng khó lẫn vào đâu được: “Đồng lúa đây, nhà máy này, công sức ta hơn mười năm trời. Tay búa đây, nòng súng này, giông tố phong ba thề không rời. Hải Phòng đang tiến lên, đã sẵn sàng”.

Thời tôi sinh viên, có một anh người Thái Bình là nhà thơ Nguyễn Dương Côn học trước tôi hai khóa viết rằng “Hải Phòng/Cái thành phố ăn nằm với biển/Đẻ ra những đứa con cần lao”, tôi thấy sao mà anh ấy lột tả đúng thế. Đúng là đất, là người quê tôi, chỉ bằng chừng ấy chữ.
Các bạn trẻ bây giờ có thể lạ lẫm với ca từ “Thành phố quê ta hát về Đà Nẵng mến yêu, nguyện cùng Gò Công đấu tranh, sống chết không rời bên nhau” bởi lịch sử lùi đã hơi xa. Những năm trước khi xảy ra chiến tranh Mỹ phá hoại miền Bắc, Hải Phòng là thành phố, còn Kiến An là một tỉnh, sau này mới sáp nhập. Hải Phòng kết nghĩa cùng Đà Nẵng, Kiến An kết nghĩa cùng Gò Công trong phong trào hậu phương thi đua với tiền tuyến. Rất nhiều người trai Hải Phòng đã ra đi và nằm xuống trên đất Đà Nẵng và Gò Công. Hải Phòng và lịch sử sẽ không bao giờ quên những người con mãi mãi tuổi đôi mươi ấy.
Tôi xa Hải Phòng đã lâu, nhưng lòng tôi vẫn lang thang trên đất Hải Phòng, bởi “nơi đó là quê chúng ta”, là quê hương yêu dấu của tôi.
Bài hát này do ca sĩ Doãn Thịnh và tốp ca Đài tiếng nói Việt Nam thể hiện từ hồi năm 1965, chỉ tiếc rằng những người hát chẳng hiểu vì lý do gì đã thay một trong những câu hay nhất của bài “Là khi chúng ta mừng vui đón xuân sang” thành “Tin chiến thắng đang vọng về khắp nơi nơi”. Phải giữ câu gốc thì mới thấy sự hiểu biết sâu sắc của nhạc sĩ Hoàng Vân về Hải Phòng, thấy sự giản dị mà lãng mạn tuyệt vời của con người Hải Phòng: “Trên sông Cấm khi sương tan, đàn cò trắng bay sang sông, là khi chúng ta mừng vui đón xuân sang”.
Hải Phòng, đất Phòng mến yêu của chúng ta, là như vậy đó.
Nguyễn Thông


29 nhận xét:

  1. "bởi đó là bài hát chung của cả nước"

    Dạ thưa bác Thông, những người như em không có lựa chọn khác nên đã bỏ phiếu bằng chân rồi ạ .

    “Đồng lúa đây, nhà máy này, công sức ta hơn mười năm trời. Tay búa đây, nòng súng này, giông tố phong ba thề không rời. Hải Phòng đang tiến lên, đã sẵn sàng”

    Ngời ngời khí thế hào hùng cách mạng!

    Làm em nhớ lại bài hát con nít "cháu lên 3"

    Không khóc nhè để mẹ lên nương rẫy, ba vào nhà máy, ông bà vui cấy cày .

    Nhà em bảo già ở tư bẩn thì được nghỉ hiu, già cả ở chủ nghĩa xã hội thì vừa cấy cày, vừa phải vui .

    Công nhận nhạc sĩ Xã Hội Chủ Nghĩa nghĩ ra những bài hát sặc mùi đạo đức Cách mạng, Kinh thật!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. không biết trong đầu bạn nghĩ cái gì mà có thể phát biểu những câu đó, bài hát nó hay, nó ý nghĩa như thế, thể hiện đúng chất con người Việt ta, đúng cái khí thế lao động của nhân dân ta mà bạn xuyên tạc đi đâu vậy bạn, bạn nên nhớ rằng nghỉ hưu ở ta có lương còn ở bên ngoài ko có lương đâu nhé

      Xóa
    2. Đầu tớ không có gì ngoài Bác Hồ vĩ đại, lý tưởng Cộng Sản của Bác Hồ vĩ đại, và đảng Cộng Sản (cũng) của Bác Hồ vĩ đại luôn .

      "bạn nên nhớ rằng nghỉ hưu ở ta có lương còn ở bên ngoài ko có lương đâu nhé"

      Với điều kiện phải là đảng viên . Là quần chúng lao động, theo lời bài hát, không những phải cày cấy lúc tuổi già, mà còn phải vui trong khi cày cấy lúc tuổi già nữa . Không vui thì là mà phản động đấy . Có được nghỉ hiu đâu mà lương với lậu!

      Nhắc tới lương hiu, tớ kể cho chuyện này . Tớ có ông giáo, dạy toán bao nhiêu năm . Tới chừng về hưu, sở cho ổng chọn hoặc lãnh 1 lần, hoặc chia ra trong vòng bao nhiêu năm . Ổng chọn lãnh 1 lần, tiền vừa đủ cho cái ống bô xe máy . Cộng thêm cái đồng hồ để bàn có khắc mấy chữ của đồng nghiệp tặng .

      Nếu tiền hưu đủ sống thì con gái VN không phải lấy chồng già Đài Loan để nuôi cha mẹ đâu .

      Xóa
  2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Thơ hay là thơ dễ nhớ!
    người dễ nhớ là người điên điên!
    kẻ điên mới làm ra thơ dễ nhớ!.

    Trả lờiXóa
  4. Sản phẩm của Bắc kì

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không phải ạ . Sản phẩm Xã Hội Chủ Nghĩa . Miền Nam có Phan Huỳnh Đểu viết nhạc không thua gì mấy tay thấm nhuần đạo đức cách mạng ngoài Bắc đâu ạ .

      Xóa
    2. Thương người nấu món ăn ngon.
      Nhìn đám thực khách mà lòng đớn đau!
      Cũng cùng là bạn qua cầu,
      Gõ mấy chữ để chia đau cùng người.

      Xóa
    3. Bác TMĐ & bác Thông có thể thấy món Xã Hội Chủ Nghĩa là sơn hào hải vị . Nhưng chỉ có những người có đạo đức cách mạng cao vời mới thấy thế thôi . Đạo đức cách mạng phó thường dân chúng em lè tè ngọn cỏ nên thấy những món Xã Hội Chủ Nghĩa kia gớm ghiếc lắm . Nhìn là thấy chợn mửa rồi, chứ nói gì khen lấy khen để món đặc sản Xã Hội Chủ Nghĩa nữa .

      Xóa
    4. Bác TMĐ đừng bi quan thế! Đọc mấy lời còm của dư luận viên phía dưới thấy những Bá Nha cách mạng như các bác cũng có (khá đông) Tử Kỳ là đám dư luận viên rồi .

      Các bác (Thông, TMĐ & dư lợn viên) nên mời nhau (ít nhất) 1 bữa nhậu vào ngày 30-4 mừng Giải Phóng Miền Nam đi . Rượu ngon lại có những người tri kỷ đồng cảm như mớ dư lợn viên ... Thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa là đó chứ cần gì phải kiếm đâu cho xa vời!

      Xóa
  5. Thôi thì để không khí bớt nặng mùi Xã Hội Chủ Nghĩa, em đề nghị bài hát "Ngôi sao cô đơn" của Nhạc Sĩ Thanh Tùng .

    Tớ nghĩ tới bài hát này mỗi khi nhìn lá cờ đỏ (chỉ có 1) sao vàng của Việt Nam mình. Thấy nó cô đơn quá!

    Phải chi "ngôi sao (vàng) cô đơn" đó có thể đứng trong hàng ngũ những vì sao khác của Tổ quốc Xã Hội Chủ Nghĩa được .

    Trả lờiXóa
  6. tôi thấy có một số bạn có suy nghĩ thiếu tích cực quá, những bài hát nó hay nó ý nghĩa như thế tại sao các bạn lại gán mác cho nó là chính trị là xã hội chủ nghĩa này nọ cơ chứ, đó là bài hát thể hiện quê hương, nó thúc đẩy lao động, tạo khí thế cho nhân dân cơ mà

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. " tạo khí thế (tớ thêm) cách mạng cho nhân dân"

      Ơ hay, chủ nghĩa xã hội là rất tốt, là sự chọn lựa của Bác Hồ vĩ đại cho dân tộc, sao bạn lại dùng context khá là tiêu cực -gán mác cho nó là chính trị là xã hội chủ nghĩa này nọ cơ chứ, đó là bài hát thể hiện quê hương-, vả lại yêu quê hương ở Việt Nam ta là yêu chủ nghĩa xã hội rồi!

      Thì tớ đã nói rồi, bác Thông, bác TMĐ, các dư lợn viên & những người có đạo đức cách mạng cao như vầng trán của Bác Hồ vĩ đại mới thích những bài hát tràn đầy khí thế cách mạng thôi . Đạo đức cách mạng của tớ kém cỏi, thấp chủn, đã vậy lại lười trau dồi chủ nghĩa Mác-Lê & tư tưởng Hồ Chí Minh . Nhạc loại này chỉ làm tớ kinh tởm mà thôi .

      One man's steak is another's barf-inducing substance.

      Riệu Mao Đài, gái Thượng Hải của người này là đồ tởm lợm của người khác . Đành chịu vậy!

      Xóa
  7. tôi thấy trong những bài hát đó chẳng có cái gì là chính trị ở trong đó cả, những bài hát đó đều nói về quê hương thôi, đó là mảnh đất mà mỗi người đều mang trong mình tình cảm, chứ không phải là xã hội chủ nghĩa, là bắt người dân này nọ như một số bạn bảo đâu nhé

    Trả lờiXóa
  8. Các anh cớ hò hét zề thế?.Hôm nai em ngun"Toang thẹ",chã biết mít cua bao ổng xã mờ cứ thành chung tung vấy..."Tôi,lãnh đạo nước Việt.Xin thề:Trung thành với lợi ích Tổ quốc,Dân tộc(Ngoài sự bất chính danh),nếu sai phạm,hãy trừng trị Tôi,kẻ liên đới,gia đình Tôi nếu vô mạn gắp máu xương Non sông nầy-Tội gấp ngàn lần Dân đen,chỉ như điều hành,lái chảo khôn hiệu quả-Xin tắt chức ngay,bồi hoàn phí tổn,kể dựa cột Hỷ nhi cũng cam lườn...Từ"Trận đánh"đẹp,đến"Thần ma"của Tể tướng khiến Con đỏ Vẹm suy vi...Hải phòng vưỡn cháy rực hoa phượng bết choác ngàn năm.Kính cơm đất Cảng!.

    Trả lờiXóa
  9. 1969 Chúng mình lên đường ra trận. mùa phượng đỏ, bến Bính, ga Hỗ...Theo mãi nẻo đường chiến tranh qua.
    .
    Nhớ về cái thưở hoa chanh
    Nguyện làm trái mãi trên cành xanh xanh
    Hương thầm quấn bước quân hành
    Nặng lòng nỗi nhớ theo anh chiến trường
    Thân trai ra trận tiền phương
    Đành xin lỗi hẹn con đường rẽ hai
    Thương em gái nhỏ mảnh mai
    Bao mùa phượng đỏ trải dài cách xa
    Nào ai dám trách phôi pha
    Đạn bom ai trách ? Trách mà được không ?
    Bao năm vắng bóng tin hồng
    Bao năm lỗi hẹn qua sông con đò
    Chốn quê đất rộng trời cao
    Bởi yêu anh lại khát khao tìm về
    Quê hương bao nỗi ngóng trông
    Người xưa giờ đã mênh mông phương trời
    Anh về nhặt cánh phượng rơi
    Một chiều ráng đỏ những lời yêu thương

    Trả lờiXóa
  10. Nếu ai đã từng sinh ra và lớn lên tại Hải Phòng những năm 60 -70 của thế kỷ trước hẳn là không thể không xúc động khi nghe lại những bài hát của một thời xa xưa - để như lại thấy bản thân mình như đang sống trong một thời kỳ vừa sôi nổi, hào hùng lại vừa ... ngây thơ ... Bài hát có thể không còn hợp thời với bây giờ nhưng sự chân thành không thể nghi ngờ và sự trong sáng toát lên trong cả lời ca và giai điệu vẫn làm cho ta xúc động và da diết nhớ về một thời quá khứ dù cho là một quá khứ vừa ngây thơ vừa thừa thãi niềm tin...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác TMĐ & những Bá Nha cách mạng chắc sẽ rất hài lòng khi trên đời Xã Hội Chủ Nghĩa vẫn tồn tại những Tử Kỳ dư luận viên đồng cảm với những rung động nghệ thuật đỏ .

      "Nếu ai đã từng sinh ra và lớn lên tại Hải Phòng những năm 60 -70 của thế kỷ trước"

      Ôi, tớ không có được diễm phúc đó, và tớ cũng không có cả diễm phúc đã góp phần đưa loại văn hóa đó vào Miền Nam thay thế cho các thứ nhạc ủy mị, mị dân, tạch tạch sè thành thị thời bị dân chủ tư bẩn tạm chiếm .

      "đang sống trong một thời kỳ vừa sôi nổi, hào hùng lại vừa ... ngây thơ ..."

      Ngây thơ nên mới thấy vừa sôi nổi lại vừa hào hùng .

      "Bài hát có thể không còn hợp thời với bây giờ"

      WTF!!! Nét đẹp văn hóa Đảng "không còn hợp thời với bây giờ"??? Tớ cứ tưởng mình vẫn sống trong thời đại Hồ Chí Minh .

      "sự chân thành không thể nghi ngờ và sự trong sáng toát lên trong cả lời ca và giai điệu"

      Thì tớ đã nói nhiều lần rồi . Muốn làm ra 1 tác phẩm nghệ thuật lớn phải có 1 niềm tin vững chắc . Không ai có thể phủ nhận hàm lượng nghệ thuật trong (1 số) các tác phẩm của các nghệ sĩ phát-xít thời Hitler. Thời nay không có tác phẩm lớn vì niềm tin đó không còn vững chắc như ngày xưa .

      Nhưng cảm giác tởm lợm vẫn đầy ứ khi đi xem 1 buổi triển lãm nghệ thuật thời phát-xít .

      Cái mà chúng ta cần là phải ra sức đào tạo những nghệ sĩ từ đám dư luận viên, vốn có 1 niềm tin vừa thừa thãi, ngây thơ nhưng vững chắc vào các lý tưởng của Đảng & Chính phủ .

      Có điều muốn có 1 niềm tin như vậy, chính Đảng & Chính phủ phải làm gương, tức là lúc nào cũng kiên định những lý tưởng của mình như ngày xưa . Đàng này ... Nội chuyện Trung Quốc với Mỹ, đứa nào là bạn, đứa nào là thù cũng không rạch ròi . Trí thức thì nghĩ Đảng xem Trung Quốc là kẻ thù (they must know something, or wishful thinking, or both), trong khi dân không trí thức lại nghĩ Trung Quốc là đồng chí của Đảng .

      Cứ nhùng nhằng như vậy có dễ gần chục lần từ thời "ngây thơ nên nghĩ là hào hùng" cho tới bây giờ, thằng nghệ sĩ nào mà không nản ?

      Xóa
    2. Chắc bác này trả lời cái còm trên của mình. :)

      Nhưng đúng là bác "chưa từng sinh ra và lớn lên tại Hải Phòng những năm 60 -70 của thế kỷ trước" nên bác ấy không có cảm giác giống mình khi nghe lại bài hát này.

      Trong khi bác lại có sắn các ý thức khác trái ngược với ý tưởng của bài hát thì việc bác có cảm giác dị ứng một cách tiêu cực với bài hát là điều tất nhiên và cũng rất đáng được tôn trọng.

      Chỉ biết nói với bác thế này: Cảm giác không nhất thiết lúc nào cũng bị quan điểm chính trị chi phối. Chẳng hạn, tự nhiên một hình ảnh, âm thanh nào đó làm con người ta tự nhiên nghĩ về một kỷ niệm nào đó của quá khứ thì đấy là một thứ cảm giác. Và tôi không muốn và cũng không thể giải thích gì thêm nữa về điều này.

      Rất thú vị khi có cơ hội được trao đổi ý kiến cùng bác. :)

      Trân trọng.





      Xóa
    3. À, dù không muốn giải thích thêm nữa nhưng để dễ hình dung về cái mà tôi gọi là "cảm giác" thì tôi muốn đưa ra một ví dụ sau, chỉ là ví dụ thôi nhé:

      Ví dụ tự nhiên một đếm nào đó tình cờ lang thang trên một góc phố nhỏ quen thuộc rồi bất chợt được (hay bị là bác) nghe bài "Giải phóng Miển Nam" tại đúng cái gốc cây ngày nào thì tự nhiên thấy xúc động.

      Xúc động là bởi vì cũng chính tại cái gốc cây ấy, vào thời điểm ấy, trong không gian ấy cách đây hàng chục năm mình có nụ hôn đầu đời với người yêu đầu tiên và ở cái thời khắc thiêng liêng đầu đời ấy cũng vang lên bài "Giải phóng miền Nam"

      Cảm giác đơn giản có khi chỉ như vậy bác à. Đấy không phải là cảm giác hừng hực của "đoàn quân giải phóng" mà là cảm giác ngọt ngào của nụ hôn năm nào mà hôm nay bài hát ấy làm cho ta nhớ lại để mà rung động. Lúc ấy mà cũng "chính chị chính em" thì mất hết cả sướng!

      Xóa
    4. Xúc động là bởi vì cũng chính tại cái gốc cây ấy, vào thời điểm ấy, trong không gian ấy cách đây hàng chục năm mình có nụ hôn đầu đời với người yêu đầu tiên và ở cái thời khắc thiêng liêng đầu đời ấy cũng vang lên bài "Giải phóng miền Nam"

      Bây giờ tớ mới hiểu cán bộ đi karaoke mát mẻ toàn request nhạc đỏ . "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng" vẫn là bài hát, đ/v tớ, tốt nhất sau khi "hoàn thành nhiệm vụ". Thuần túy cảm giác.

      Đồng ý với bác, Lúc ấy mà cũng "chính chị chính em" thì mất hết cả sướng!

      Xóa
  11. Nhiều đêm vắt tay lên trán, không ngủ được. Vừa uất, vừa thất vọng về những gì đã và đang diễn ra trong xã hội, khác lạ với hoài bão của mình. Nhưng nghe, thấy, đọc những suy nghĩ, nhận thức của mấy cái ông chuyên, quyết chống lại chế độ, bất chấp đúng sai phải trái thì nghiệm ra, ông trời cũng ay thật, chỉ có CSVN mới trị được loại nửa người nửa ngợm này. Những tiếng nói tử tế, đàng hoàng, nhân văn, không thể!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi, cảm động và kính phục quá! Có điều bác không nên phẫn uất & thất vọng như vậy, mà nên tự hào -như lời bác nói- mới phải . Chế độ này rất xứng đáng để những người thế hệ các bác hy sinh để thiết lập cho cả nước .

      Vả lại đâu phải chỉ có mình bác . Ngày xưa có câu "Nghe Cộng Sản nói, con kiến còn phải bò ra".

      Kiến còn phải bò ra thì những người như bác TMĐ got no chance.

      Xóa
    2. Chính những người như chúng mày càng làm chúng tao xét lại có nên chống CSVN hay phải ủng hộ CSVN tồn tại, ít ra, sẽ khóa mõm hữu hiệu loại không biết đúng sai phải trái như chúng mày.

      Xóa
    3. Tớ ủng hộ bác TMĐ theo đến cùng lý tưởng Cách Mạng, mặc kệ dân với nước ra sao thì ra. Tính kiên định của TMĐ với lý tưởng Cộng Sản làm những người như tớ rất ngưỡng mộ và cảm phục . Cố lên bác TMĐ ơi, chỉ còn chút xíu nữa là bác trở thành người Cộng Sản chân chính gòi .

      Xóa
    4. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  12. Dan hai phong la dan uop bien-gai Hp do cac chang trai noi khac dam lay lam vo vi no ....hon lao.

    Trả lờiXóa
  13. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  14. Em đọc lướt tưởng Hải Phòng hát tình ca cơ, hóa ra bác nói là tỉnh ca :D Mấy bài này hay và hào hùng, nghe mãi không chán.

    Trả lờiXóa