Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Chuyện đại học

Tôi hồi bé, nhà tuy nghèo, sống rặt ở nông thôn nhưng may mắn được thày bu tôi nhịn ăn nhịn mặc cho đi học nên biết tí chữ. Hết lớp 10, lại may nữa là nhà có 2 con trai thì anh tôi đã đi bộ đội cho nên tôi được tạm hoãn, có thể thi vào đại học.
Từ tháng 4.1972, máy bay Mỹ lại đánh bom miền Bắc. Ngày 16.4 nó rải thảm trận địa pháo sát cầu Niệm, bom trúng nhà dân chết mấy chục người. Bọn lớp 10 chúng tôi vừa học vừa tránh bom. Ngoài giờ các thầy cô dạy cho trên lớp, chỉ tự học, chứ không hề biết học thêm học nếm gì. Mà giả dụ có đứa nào định học thêm, học kiểu thầy cô bồi dưỡng, luyện thi như bây giờ cũng đành chịu bởi chả thầy cô nào mở lớp. Hết giờ dạy, các thầy cô chỉ chăm bẵm vào việc nuôi lợn, xỏ mành trúc, đan len, dệt thảm… chứ không dạy. Hồi ấy không có khái niệm luyện thi.
Tháng 7.1972, tôi đi thi đại học, sau khi biết chắc chắn đã đậu tốt nghiệp phổ thông. Tôi nộp hồ sơ đăng ký thi vào khoa Văn trường đại học Tổng hợp Hà Nội, lý do đơn giản bởi tôi rất dốt toán lý hóa, hồi nhỏ cũng hay đọc truyện, hồi lớp 7 thi học sinh giỏi văn toàn thành phố Hải Phòng được giải… khuyến khích, phần thưởng là cái bút máy con trâu của Trung Quốc. Kể lể như vậy không phải để khoe (vinh dự hạng ao làng thì khoe quái gì) mà nhằm đi đến kết luận, chả biết có phải ông bà phù hộ hay giời thương nên trúng tuyển.

Hồi ấy thi cử khá đơn giản. Các trường đại học được tự chủ, được tự tổ chức thi tuyển sinh phù hợp với đặc điểm, điều kiện của trường mình. Nhận giấy báo thi, tôi chuẩn bị lều chõng gọn nhẹ. Trường thi mãi bên huyện Vĩnh Bảo cách nhà gần 30 cây số, sơ tán về đó để tránh máy bay. Mượn ông anh họ chiếc xe đạp, bơm căng. Thi 2 ngày, cộng thêm 1 ngày đến sớm làm thủ tục là 3 ngày, đem theo 3 ký gạo, chục con cá khô, bu tôi vết voi hết các khoản dành dụm dúi cho 12 đồng (trong bài tôi viết trên Facebook tôi nhớ nhầm là 20 đồng,  tuổi tác rồi nên đầu óc mụ mị, ai từng đọc bài này cho tôi thành thật xin lỗi). Hội đồng thi xếp tôi và 2 anh nữa ở chung một nhà dân, mượn xoong nồi tự nấu lấy ăn. Tiết kiệm đến mức, lúc về vẫn còn 2 đồng. Ba đứa, cái anh người nội thành kính cận mấy đi ốp, nói năng hoạt bát tên Ngọc Thành, học sinh giỏi văn từng đi thi miền Bắc thì trượt, còn tôi và thằng Hoàng Tăng (người Tiên Lãng) may mắn đỗ, cùng vào khoa Văn, nó đổi tên thành Hoàng Hải, học ngôn ngữ, còn tôi học văn. Đúng là học tài thi phận. Nhẽ ra người đỗ phải là anh Ngọc Thành mới đúng.
Kể lể vậy để nói rằng thời ấy thi cử đơn giản lắm. Phụ huynh một phần bận rộn sản xuất, đánh nhau với Mỹ, phần khác quen nếp cứ để con cái tự lo nên không có chuyện nhao nhác vất vả vì con.
Trường đại học thì trường nào trường nấy tự chủ động nên cũng chỉ bận rộn tí chút, còn Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp do cụ Tạ Quang Bửu đứng đầu chả hề can thiệp nhí nhố như bây giờ. Ít tốn kém, gọn nhẹ, không ầm ĩ nhưng chất lượng đâu ra đấy. (còn tiếp, mỗi kỳ chừng này cho dễ đọc).

Nguyễn Thông

9 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Cung hoc tong hop van, bay gio ma la tong bi thu anh Thong lai co ten la "Thong lu"roi.Cung may cho anh.

    Trả lờiXóa
  3. Them tu lieu anh: Obama voi nghe sy Viet.
    https://www.facebook.com/myta.nguyen.3?fref=pb&hc_location=profile_browser
    https://www.facebook.com/phuonglinh.nguyen.1000?fref=pb&hc_location=profile_browser
    https://www.facebook.com/vudoanscarlett

    Trả lờiXóa
  4. Tôi nhớ trước 1975 trong Saigon chúng tôi đi thi củng đơn giàn lắm , tới ngày thi là đi thi cha me không phải bận tâm như bây giờ. Bây giờ cha me bị trôi dạt theo khi con cái đi thi. Cả xả hội nhốn nháo trông phát khiếp !!!!!!

    Trả lờiXóa
  5. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  6. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  7. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  8. "Trường đại học thì trường nào trường nấy tự chủ động nên cũng chỉ bận rộn tí chút, còn Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp do cụ Tạ Quang Bửu đứng đầu chả hề can thiệp nhí nhố như bây giờ. Ít tốn kém, gọn nhẹ, không ầm ĩ nhưng chất lượng đâu ra đấy"

    Đúng . Thế hệ thứ I của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là thế hệ vàng . Thế hệ "Chỉ biết Mác thôi, cóc (cần) biết gì" đã viết nên những trang sử (cực kỳ) ngây thơ nhưng (nghĩ là) hào hùng, thế hệ tận trung cho lý tưởng Cộng Sản mà Bác Hồ đã chọn cho dân tộc & đất nước .

    Ôi, tớ cảm động đến muốn khóc lên vì tự hào đây này!

    Trả lờiXóa
  9. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa