Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Mỗi tuần một từ Hán Việt: Cống sinh

Tôi vừa đọc một bài trên báo Thanh Niên, viết về thành nhà Hồ ở Thanh Hóa. Trong bài có từ Hán Việt mà tôi cho rằng người viết dù viết ra vậy nhưng không hiểu rõ nghĩa.

Tôi có ý thức cẩn trọng khi dùng những từ loại này một phần chịu ảnh hưởng của bậc cao nhân mà tôi luôn coi là thầy mặc dù chưa được học thầy một buổi nào. Đó là GS Phan Ngọc. Tôi sẽ viết rõ hơn về nhân vật này trong kỳ sau.


Bài báo nói trên kể về một huyền tích xây thành nhà Hồ, đề cập chuyện quan đốc xây thành là Cống Sinh bị chôn sống do thành xây chậm. Mặc dù bài cũng có nhắc tên đầy đủ của ông là Trần Công Sỹ nhưng vẫn làm cho bạn đọc hiểu rằng Cống Sinh là một tên khác của ông.


Thực ra cống sinh là người đi thi đã đỗ hương cống. Sinh tức là học trò, sĩ tử. Người đỗ trong kỳ thi hương (kỳ thi này được tổ chức cho một vùng nhất định gồm vài tỉnh, là kỳ thi đầu trong 3 kỳ thi: hương, hội, đình) thì được gọi là hương cống. Gọi như vậy bởi vì người thi đỗ hạng cao trong kỳ thi hương được dâng lên, cống lên cho triều đình để nhà vua bổ làm quan. Chính vì vậy, họ được gọi là cống sinh, tức người học trò được tiến cống lên vua. Từ thời nhà Lê về trước đều dùng từ này, đến thời nhà Nguyễn thì bị đổi thành cử nhân, có nghĩa là người được đề cử làm quan.


Ngày xưa, học hành để đi thi, đi thi chỉ để đỗ đạt, mong được làm quan. Nếu đỗ hạng cống sinh, cử nhân thì sẽ do triều đình phân bổ, sắp đặt làm quan chức cấp huyện trở lên, còn đỗ tú tài thì phải thi lại, hoặc về quê tham gia vào bộ máy hương lý ở nông thôn cấp xã tổng, như chánh tổng, lý trưởng chẳng hạn.


Trở lại bài báo trên, cống sinh chỉ viết bình thường chứ không phải là cái tên riêng của nhân vật.


Nguyễn Thông

7 nhận xét:

  1. Rất hoan nghênh sáng kiến "Mỗi tuần một từ Hán Việt" của bác Thông!

    Đảng & Chính phủ cũng nên học tập người xưa, chậm trễ xây tượng Bác Hồ thì chôn sống quan đốc .

    Và để phù hợp với thực tiễn Sầm Đức Sương, nên đặt thêm danh hiệu "nữ cống sinh", tức là nữ học trò tiến lên vua . Ngoại trừ vua kiểu Minh Béo thì giữ nguyên chữ "cống sinh".

    Trả lờiXóa
  2. Kỳ thi Hương diễn ra trong một tháng. Người ứng thí được sát hạch các năng lực văn chương. Cụ thể:
    -Ngữ nghĩa từ vựng.
    -Xây dựng văn bản.
    -Làm thơ phú.
    -Viết sách.
    Người ứng thí nào chỉ đạt đến 2 tiêu chí đầu thì cho về. Đạt đến tiêu chí thứ 3 thì đỗ sinh đồ(tú tài). Đạt đến tiêu chí thứ 4 thì đỗ cống sinh, còn gọi là hương cống(cử nhân). Đỗ xong nhưng còn chịu xét duyệt nhiều mặt khác để phân loại. Xuất thân thì được bổ làm quan ngay. Đãi chiếu thì về nhà mà chờ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  3. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  4. Dzậy thì, ông biên tập của báo đâu mất rồi, anh Thông ??? Anh viết về trường hợp này mới nhớ lại có những trường hợp tương tợ như thế nhưng ở tiếng Anh . Ví dụ : Warden có nghĩa là Cai ngục hay Quản giáo (nếu ở VN ta) hay Reverend có nghĩa là Đáng kính (dùng để tôn xưng các vị chức sắc tôn giáo) .. Thế nhưng có nhiều người sử dụng không hiểu hết nên cứ cho đó là tên gọi vì thấy đứng trước cái .. họ !! Ví dụ : Warden Clinton hay Warden Trump và từ đó mà dịch : Ông Warden Clinton ... hay là Ngài Reverend Obama ...

    Trả lờiXóa
  5. Theo lệ thời Minh Thanh:
    Cống sinh vẫn chưa phải Cử nhân (được dự thi Hội), mà chỉ là Tú tài hạng ưu, được (đậu) vào học Quốc tử giám nên gọi là sinh tức "học sinh".
    Cử nhân nếu đậu thi Hội gọi là Cống Sĩ.
    Cống sĩ đậu thi đình gọi là Tiến sĩ.

    Trả lờiXóa
  6. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa