Nói đâu xa, những Đào Duy Anh, Thiều Chửu đều tự một mình soạn ra "Từ điển Hán Việt" đồ sộ tới giờ vẫn chưa ai qua mặt, Trần Trọng Kim một mình biên chép bộ "Việt Nam sử lược" sách gối đầu giường cho người mê sử, Dương Quảng Hàm với công trình "Việt Nam văn học sử yếu" truyền thụ kiến thức cho bao nhiêu đời... Họ đều là những cá nhân xuất chúng, làm một mình, gây dựng sự nghiệp, công trình bằng tài năng của mình, không cần phải ban này viện nọ, không dựa vào ngân sách ngân siếc. Điều may mắn ở chỗ họ được sống vào cái thời biết trọng dụng, tôn kính tài năng con người. Hoàng Tuấn Công là một dạng hiền tài như vậy, nhưng không may bị rơi vào thời khác, thời của lý luận sáo rỗng chỉ sử dụng những giả dối, tầm thường.
Đọc bài "dọn vườn" của anh Công rồi, tôi thấy không cần phải đi sâu nữa. Chỉ kể lại rằng, khi anh chàng cầm trịch-dẫn chương trình Xuân Bắc mời ban cố vấn gồm nhà thơ Lữ Thị Mai và nhà báo-nhà văn Hữu Việt có ý kiến, nghe nữ thi sĩ giải thích về "nằm gai nếm mật" mà không nhịn được cười. Đến khổ, cái điển cố tuy xuất xứ tàu ấy nhưng những ai đã đi học, học hết phổ thông, đều biết cả. Nếu không đọc bộ "Đông Chu liệt quốc" của Phùng Mộng Long (một trong tứ thư, 4 bộ sách lừng danh của văn học cổ tàu) thì ít nhất cũng đã từng học, đọc ra rả bài "Bình Ngô đại cáo" của cụ Nguyễn Trãi, trong đó có câu "Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời/Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối".
Và buồn cười hơn nữa, Mai nữ thi sĩ hùng hồn giải thích xong, thì cả cố vấn Hữu Việt, người điều khiển Xuân Bắc và rất đông người dự vỗ tay rào rào tán thưởng. Tôi ngơ ngác, cấu vào tay mình coi có phải mình mơ ngủ không. Tôi đồ rằng đám Xuân Bắc, Hữu Việt, Lữ Mai kia, có danh có tiếng, ông nọ bà kia, nhưng biết đâu chưa học hết lớp 11 hệ 12 năm, trước kia là lớp 7 hệ 10 năm (chương trình có bài "Bình Ngô đại cáo") chứ chả hy vọng gì họ đã đọc "Đông Chu liệt quốc", biết về Câu Tiễn, Phù Sai, Phạm Lãi, Văn Chủng, Ngũ Viên. Ban cố vấn và người dẫn chương trình mà vậy thì xoàng quá, tiến sĩ, cử nhân nhưng trình độ không bằng những người ít chữ, bằng đứa lớp 7 thời tôi đi học.
Vừa rồi, báo chí đưa tin nhà báo Tạ Bích Loan về hưu, ca ngợi cô Loan nhiều điều, nhiều công trạng, trong đó "tổ quốc ghi công" cô ấy tạo nên chương trình "Vua tiếng Việt", gắn bó với nó từ lúc nó ra đời tới khi về hưu. Giời ạ, đây là điểm trừ đối với cô Loan chứ công trạng công sá gì.
Phải nói thêm rằng, nghệ sĩ diễn viên Xuân Bắc là người có tài, hoạt ngôn, mau mồm mau miệng. Khi anh ta đồng hành với Đinh Tiến Dũng thực hiện chương trình "Hỏi xoáy đáp xoay", rất được. Nhưng chẳng biết ma xui quỷ khiến thế nào, anh ta dẫn chương trình "Vua tiếng Việt" chỉ từ hỏng tới hỏng, đầy tai tiếng. Chẳng qua kiến thức mỏng ở lĩnh vực này, không hỏng mới lạ. Hoạt ngôn mấy cũng thua. Ông hàng xóm nhà tôi còn bảo thế ông có nhớ hồi nó mắng khán giả vụ "Gặp nhau cuối năm" không, tôi cười nên thể tất, cho qua tiền án tiền sự. Nhưng ổng thắc mắc, nó chỉ chuyên đi đánh thuê các gameshow kiếm tiền chứ có phải phục vụ quần chúng công nông binh đâu, mà nhà nước cũng coi đó là thành tích, cống hiến rồi phong danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân cho nó.
Ông hàng xóm giải thích, muốn được phong tặng danh hiệu cao quý của chế độ này, phải căn cứ vào sự phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân một cách không vụ lợi, vô tư, trong sáng, chứ không phải kiếm tiền, cát sê bỏ túi riêng. Có nhớ nghệ sĩ tài năng Văn Hiệp ăn lương người làm nghệ thuật cả đời diễn kịch, đóng phim phục vụ đất nước nhân dân mà lúc chết vẫn không được phong Nghệ sĩ ưu tú không (về sau được ban phát bằng cách truy tặng). Có nhớ nhạc sĩ Văn Dung suốt đời công lao hãn mã mà mãi mới được giải thưởng nhà nước không, chứ giải Hồ Chí Minh thì xa vời. Ngay ông Phạm Tuyên, qua mấy đợt xét giải cũng chỉ được giải nhà nước, trong số tác phẩm được xét không có bài "Như có bác trong ngày vui đại thắng", tới lần xét cuối ân huệ thì người ta lại nhớ tới bài ầm ĩ ấy. Rất buồn cười. Nó đã chỉ xứng giải nhân dân thì sao lại còn được giải ông cụ. Ông hàng xóm chốt lại, đám hội đồng xôi thịt xét danh hiệu, xét giải bấy lâu nay đều không tin cậy được. Danh hiệu NSND cho Xuân Bắc, cho Thanh Lam cũng vậy thôi. Đừng thấy đỏ mà tưởng chín, nha nha.
Nguyễn Thông
Đọc bài "dọn vườn" của anh Công rồi, tôi thấy không cần phải đi sâu nữa. Chỉ kể lại rằng, khi anh chàng cầm trịch-dẫn chương trình Xuân Bắc mời ban cố vấn gồm nhà thơ Lữ Thị Mai và nhà báo-nhà văn Hữu Việt có ý kiến, nghe nữ thi sĩ giải thích về "nằm gai nếm mật" mà không nhịn được cười. Đến khổ, cái điển cố tuy xuất xứ tàu ấy nhưng những ai đã đi học, học hết phổ thông, đều biết cả. Nếu không đọc bộ "Đông Chu liệt quốc" của Phùng Mộng Long (một trong tứ thư, 4 bộ sách lừng danh của văn học cổ tàu) thì ít nhất cũng đã từng học, đọc ra rả bài "Bình Ngô đại cáo" của cụ Nguyễn Trãi, trong đó có câu "Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời/Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối".
Và buồn cười hơn nữa, Mai nữ thi sĩ hùng hồn giải thích xong, thì cả cố vấn Hữu Việt, người điều khiển Xuân Bắc và rất đông người dự vỗ tay rào rào tán thưởng. Tôi ngơ ngác, cấu vào tay mình coi có phải mình mơ ngủ không. Tôi đồ rằng đám Xuân Bắc, Hữu Việt, Lữ Mai kia, có danh có tiếng, ông nọ bà kia, nhưng biết đâu chưa học hết lớp 11 hệ 12 năm, trước kia là lớp 7 hệ 10 năm (chương trình có bài "Bình Ngô đại cáo") chứ chả hy vọng gì họ đã đọc "Đông Chu liệt quốc", biết về Câu Tiễn, Phù Sai, Phạm Lãi, Văn Chủng, Ngũ Viên. Ban cố vấn và người dẫn chương trình mà vậy thì xoàng quá, tiến sĩ, cử nhân nhưng trình độ không bằng những người ít chữ, bằng đứa lớp 7 thời tôi đi học.
Vừa rồi, báo chí đưa tin nhà báo Tạ Bích Loan về hưu, ca ngợi cô Loan nhiều điều, nhiều công trạng, trong đó "tổ quốc ghi công" cô ấy tạo nên chương trình "Vua tiếng Việt", gắn bó với nó từ lúc nó ra đời tới khi về hưu. Giời ạ, đây là điểm trừ đối với cô Loan chứ công trạng công sá gì.
Phải nói thêm rằng, nghệ sĩ diễn viên Xuân Bắc là người có tài, hoạt ngôn, mau mồm mau miệng. Khi anh ta đồng hành với Đinh Tiến Dũng thực hiện chương trình "Hỏi xoáy đáp xoay", rất được. Nhưng chẳng biết ma xui quỷ khiến thế nào, anh ta dẫn chương trình "Vua tiếng Việt" chỉ từ hỏng tới hỏng, đầy tai tiếng. Chẳng qua kiến thức mỏng ở lĩnh vực này, không hỏng mới lạ. Hoạt ngôn mấy cũng thua. Ông hàng xóm nhà tôi còn bảo thế ông có nhớ hồi nó mắng khán giả vụ "Gặp nhau cuối năm" không, tôi cười nên thể tất, cho qua tiền án tiền sự. Nhưng ổng thắc mắc, nó chỉ chuyên đi đánh thuê các gameshow kiếm tiền chứ có phải phục vụ quần chúng công nông binh đâu, mà nhà nước cũng coi đó là thành tích, cống hiến rồi phong danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân cho nó.
Ông hàng xóm giải thích, muốn được phong tặng danh hiệu cao quý của chế độ này, phải căn cứ vào sự phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân một cách không vụ lợi, vô tư, trong sáng, chứ không phải kiếm tiền, cát sê bỏ túi riêng. Có nhớ nghệ sĩ tài năng Văn Hiệp ăn lương người làm nghệ thuật cả đời diễn kịch, đóng phim phục vụ đất nước nhân dân mà lúc chết vẫn không được phong Nghệ sĩ ưu tú không (về sau được ban phát bằng cách truy tặng). Có nhớ nhạc sĩ Văn Dung suốt đời công lao hãn mã mà mãi mới được giải thưởng nhà nước không, chứ giải Hồ Chí Minh thì xa vời. Ngay ông Phạm Tuyên, qua mấy đợt xét giải cũng chỉ được giải nhà nước, trong số tác phẩm được xét không có bài "Như có bác trong ngày vui đại thắng", tới lần xét cuối ân huệ thì người ta lại nhớ tới bài ầm ĩ ấy. Rất buồn cười. Nó đã chỉ xứng giải nhân dân thì sao lại còn được giải ông cụ. Ông hàng xóm chốt lại, đám hội đồng xôi thịt xét danh hiệu, xét giải bấy lâu nay đều không tin cậy được. Danh hiệu NSND cho Xuân Bắc, cho Thanh Lam cũng vậy thôi. Đừng thấy đỏ mà tưởng chín, nha nha.
Nguyễn Thông
Công trạng "tổ quốc ghi công" là đúng gòi . Tổ quốc ghi công phần lớn dành cho những người đã có công trong đánh cho Mỹ cút, cho Ngụy nhào . Đánh đổ tiếng Việt của Ngụy cũng đáng để cho Tổ quốc của các bác ghi công lém chớ
Trả lờiXóa