Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Những bài hát của một thời (63): Lời ca dâng bác

Nhạc sĩ Trọng Loan anh ruột của nhạc sĩ Trọng Bằng, đều là những tên tuổi lớn trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Tôi đã giới thiệu về ông khá kỹ trong chuyên mục này, nay không nhắc thêm. Ông viết ca khúc Lời ca dâng Bác năm 1969, sau khi cụ Hồ qua đời. Bài hát đã chuyển tải được nỗi niềm của đông đảo người dân lúc bấy giờ đối với vị lãnh tụ, đặc biệt là tình thương mến mà cụ Hồ dành cho miền Nam và đồng bào miền Nam. Ca từ giản dị nhưng gây xúc động mạnh, chẳng hạn "bao núi bao sông, bấy nghĩa bấy tình" lặp đi lặp lại đã in sâu vào tình cảm con người khi ấy.

Năm 1969, lúc đó tôi mới 14 tuổi, đang học lớp 7. Tối 2.9.1969 thấy mấy vị lãnh đạo ủy ban xã triệu tập dân làng ngay tại sân hợp tác trước nhà tôi để thông báo tình hình sức khỏe cụ Hồ. Ông chủ tịch nói bác Hồ bị ốm nặng, yếu lắm, nặng lắm, khó qua khỏi, đề nghị bà con chuẩn bị trước đón tình huống xấu nhất. Ai nghe cũng lo lắng, xúc động. Mãi sau này mới biết đến thời điểm đó cụ đã mất rồi, nhưng có nhẽ ông chủ tịch xã cũng chỉ biết đến thế thôi. Đêm ấy tôi cùng hai đứa cháu họ là Trí và San ngủ ở nhà San để trông nhà, sáng bảnh mắt mới dậy thì nghe ồn ào, người ta báo cho nhau hung tin cụ Hồ qua đời. Với bọn trẻ chúng tôi, cụ là hình ảnh của một con người vĩ đại, nên nghe tin cụ mất thì buồn lắm. Thấy mấy cô giáo trường cấp 2 khóc, mắt đỏ hoe. Cả bọn lúi húi làm băng tang, nửa đỏ nửa đen, to bằng hai ngón tay, có lúc lãng quên nỗi buồn còn thi nhau xem đứa nào làm đẹp nhất. Trẻ con là thế.


Bài hát do nữ ca sĩ Thanh Huyền và tốp ca nữ đài Tiếng nói Việt Nam thể hiện.

Xin cám ơn nhà sưu tầm Zanhanoi.

22.3.2013
Nguyễn Thông


Ai yêu miền Nam như tấm lòng của bác
Có mối tình nào mà thủy chung mà son sắt
Như tấm lòng của Bác nhớ tới đồng bào miền Nam Bao núi bao sông bấy nghĩa bấy tình
Bao núi bao sông mấy nghĩa mấy tình.

Ai yêu miền Nam như tấm lòng miền Bắc
Có mối tình nào mà thủy chung mà son sắt
Như tấm lòng miền Bắc hướng về miền Nam
Bao núi bao sông bấy nghĩa bấy tình
Bao núi bao sông bấy nghĩa bấy tình.

Trong tim miền Nam in bóng hình của Bác,
Tiền tuyến một lòng mà thủy chung mà son sắt
Nhớ tới người từng phút quyết giữ trọn niềm tin
Trên khắp quê hương thắng trận lẫy lừng
Trên khắp quê hương thắng trận lẫy lừng.

Vang lên từ miền Nam vang lên từ miền Bắc
Tiền tuyến thành đồng, mà hậu phương mà lũy thép
Theo tiếng Người giục bước tới thắng lợi vẻ vang
Thống nhất non sông mới thỏa tấm lòng
Thống nhất non sông mới thỏa tấm lòng.

5 nhận xét:

  1. Phải chi bác đừng yêu miền Nam thế thì dân miền Nam đỡ khổ . Không chừng miền Bắc thành Bắc Hàn, và miền Nam thành Nam Hàn, thế có vui cả nhà không .

    Bác yêu miền Nam nên năm 75, qua tới năm 76, cả nước thành Bắc Hàn . ĐKM! (Đảng Kách Mệnh, ai nghĩ bậy là đầu óc người đó bậy bạ) bộ font tiếng Việt của em đánh thành Ka'ch Mệnh, phải mánh mung mới xong .

    Trả lờiXóa
  2. Bài hát có giai điệu hay, dễ nhớ, mượt mà, tình cảm, sâu lắng. Năm đó, em mới học lớp 5 bác Thông ạ. Hôm 3/9/1069, đi học về đến nhà, nghe đài TNVN thông báo Bác Hồ mất, em vứt cặp sách xuống chõng tre, khóc nức nở. Hôm 9/9 cả trường làm lễ truy điệu Bác cùng với Thủ đô, không ai là không khóc. Ai cũng có miếng tang đen đeo ngực

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bây giờ nghĩ lại có hối hận là mình khóc tầm bậy bởi sự nhồi sọ của hệ thống Đảng lúc đó... Đúng phải chi Bác đừng có gắp tâm hay cố tình cùng với thực dân Pháp chia đội việt Nam thì đâu có đổ máu oan uổng cho nhân dân Việt Nam ? Phải chi Bác đừng nhớ Mìền Nam và xua quân xâm chiếm Miền Nam thì Miền Nam Việt Nam thực sự là Rồng rồi chứ chẳng phải như con diều hiện tại đang bay trong gió không biết đứt lúc nào ? xem Bắc và Nam Hàn thì sẽ hiểu cho nổi lòng dân Miền Nam hiện nay ...

      Xóa
  3. Sau khi so sánh băng Video lãnh tụ Việt Triều. Nhà em rút ra một nhận xét đau đớn rằng thì mà là:
    - Dân Bắc Hàn khóc thật tình, khi bố và ông nội anh Ủn chết !

    Trả lờiXóa
  4. Sáng ngày 2/9/1969 khi đóng quân ở Chương mĩ, Hà tây tôi đang cùng đơn vị đi tập thể dục buổi sáng thì nghe thông cáo đặc biệt của BCH TƯ Đảng lao động VN, của cp nước VNDCCH về tình hình sức khỏe của Bác.
    Tất cả đại đội của tôi đều sững sờ, lo lắng nhìn nhau. Bữa sáng, mọi người vừa ăn vừa trao đổi thật nhỏ với nhau: " liệu Bác có qua khỏi không ?"
    Sang chiều ngày 3/9 thì chúng tôi nghe đài thông báo Bác mất vào 11h ngày 3/9.Đài phát thanh liên tục phát bản tin nói về tiểu sử của Bác, hết bản tin lại phát nhạc Chiêu hồn tử sĩ. Và đến ngày 9/9/1969 thì làm lễ truy điệu Bác. Qua loa phát thanh nghe bí thư thứ nhất Lê Duẩn đọc điếu văn tại Ba đình lẫn trong tiếng khóc của đồng bào về dự lễ truy điệu...Tất cả trong tôi như vừa mới xảy ra hôm qua !
    Con người không phải là thánh thần, ai cũng có sai lầm khuyết điểm. Song cụ Hồ thực sự là lãnh tụ của dân tộc ta. Là 1 trong 200 danh nhân thế giới làm lên lịch sử thế giới của thế kỉ 20.

    Trả lờiXóa