Tiếp bài "Người ngựa, ngựa người"
*Nói chung, bây giờ rất kỵ đề cập đến tuổi. Nhạy cảm. Cái bài báo có chi tiết ông N. trên báo Tuổi Trẻ để ông ấy tự nói về tuổi (ổng nói rằng vả lại tôi cũng gần 60 rồi, già yếu rồi, nhờ cõng một tí có sao đâu), thừa nhận tuổi ấy tức vào ngưỡng già yếu, bị lột là phải.
Để nói thế thì khác chi làm mồi mắng cho thiên hạ ăn theo:
-Gần 60, không về đi, còn ham hố gì mà đeo bám rồi than thở.
-Học cụ, cụ bảo "60 tuổi vẫn còn xuân chán/So với ông Bành vẫn thiếu niên", giờ chưa 60 mà than già, chỉ học cái mồm, bị mắng là còn nhẹ.
-Người ta ngoài 70 còn phăm phăm lo dân lo nước kia, vừa được dân tín nhiệm trúng cử đại biểu kia, mới gần 60 ngồi đó mà than.
*Không phải cứ cõng nhau là xấu. Trái lại, nhiều trường hợp rất đẹp, rất cảm động. Con cái cõng cha mẹ, cháu chắt cõng ông bà... khi cha mẹ, ông bà yếu không đi lại được. Bạn bè cõng nhau đi học khi bạn bị liệt không thể tự đến trường. Đó là chữ hiếu, chữ tình. Là việc đương nhiên, không cần phải chứng tỏ với ai, mà cũng chẳng ai dám phê phán. Ngày tôi còn bé đi học cấp 2, nghe kể về hai bạn nữ ở Thái Bình, bạn Tứ cõng bạn Hồng (lâu quá tôi quên mất họ tên đầy đủ) suốt 3 năm, xúc động lắm. thời ấy làm gì có xe đạp, cả làng chỉ vài người có xe đạp thôi, cõng nhau - cái lưng là phương tiện chính, ngày nắng cũng như ngày mưa, cõng không bỏ buổi học nào. Cứ nghĩ đến cái tình ấy mà phát khóc lên được.
*Dù rằng cán bộ cũng là người, nhưng nhất cử nhất động của cán bộ đều có tác dụng làm gương. Người dân đóng thuế góp tiền nuôi bộ máy cai trị thì họ cũng có quyền yêu cầu mọi hành vi, cử chỉ, lời nói... đều phải chuẩn mực, gương mẫu. Nếu không chấp nhận thì hãy từ quan về làm dân, làm người thường, không tốn tiền dân nuôi nữa, rồi muốn ai cõng thì cõng. Tại sao dư luận khó tính lên tiếng chê cười vị được cõng nọ? Chỉ bởi vì ông ấy là cán bộ, vậy thôi. Là dân thường, ai thèm quan tâm.
*Từ vụ cõng cán bộ, tôi khẳng định rằng kỹ năng sống của cán bộ - những nhà chức việc xứ này, và việc xử lý tình huống khẩn cấp của các cơ quan công quyền, tất cả đang có vấn đề, nếu không nói thẳng ra là quá dở, quá tệ. Biết mưa ngập như vậy, ngoài chuyện ông cán bộ chỉ cần tháo giày ra và xắn quần lên lội, thì cái học viện kia chỉ cần đem sẵn cái ghế gỗ dài (đồng chí AQ gọi là trường kỷ) để đó, giống như cầu tàu, ô tô tấp vào, cán bộ cứ thế leo lên, bố đứa nào dám này nọ.
Chỉ một việc cỏn con như thế mà không biết làm, lại cứ đòi vĩ mô, gánh trách nhiệm với dân với nước.
Nguyễn Thông
Lái xe:
Trả lờiXóa-Giáo vụ học viện chính trị phải không ạ?
Giáo vụ:
-Đúng rồi. Có gì không ạ?
Lái xe:
-Giáo sư thỉnh giảng N. , phân môn triết học Mác sắp đến học viện. Trước sân học viện, nước thoát không kịp, cao hơn nửa mét, có thể giáo sư vào khó khăn.
Giáo vụ:
-Anh cứ lái xe đến để giáo sư kịp giờ lên lớp. Việc nước ngập, không vào được, nhờ anh thưa lại giáo sư, chúng tôi lo ngay.
Vẫn giáo vụ:
-Đ/c A mang mấy chiếc ghế ra chỗ ngập. Đ/c B đến cửa ô-tô, cõng giáo sư vào sân. Chấp hành nhanh lên.
Và thế là...cõng!!!
và thế là bò nào vào chuồng đó
XóaRất tự hào cho những người được sống dưới chế độ những tinh tinh, lộn, hoa thế hệ trước đã hy sinh để thiết lập cho cả nước!
XóaĐi làm thì có xe công đưa đón! trời mưa thì có người che mưa! Lội nước thì có đày tớ cõng! Quan cách mạng là thế đó ư! Trảm.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaTrích hồi ký Lê Phú Khải -truyền thống tốt đẹp của Đảng í mà
Trả lờiXóađo may quần áo cho ông rồi, chiến sỹ của tôi khi đem quần áo đến nhà thì phải chở theo một cái gương rất to. Ông mặc thử rồi đứng trước gương soi. Hai cảnh sát đứng sau lưng ông cầm cái gương để ông ngắm xem phía sau có “chuẩn” không. Chỉ cần cái tà áo phía sau hơi cong một chút là đem về may lại! Trên Tam Đảo, tôi đã bố trí một cảnh sát cắt tóc có nghề để phục vụ cán bộ cao cấp khi nghỉ mát cần cắt tóc. Đến Bác Hồ cũng từng để cậu này cắt tóc, cạo mặt cho. Vậy mà khi cần cắt tóc ở Tam Đảo, theo yêu cầu của ông Trường Chinh, chúng tôi phải đánh một cái xe chở cậu cắt tóc quen thuộc của ông từ Hà Nội lên để cắt tóc cho ngài!
Quá khứ tươi đẹp của bác Thông đây rồi .
"Chỉ một việc cỏn con như thế mà không biết làm, lại cứ đòi vĩ mô, gánh trách nhiệm với dân với nước."
Trả lờiXóaBố tổ sư chúng mày !
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa