Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2018

“Tự nguyện” hoàn thành nhiệm vụ (phần 2)

Cùng số phận với đảng Dân chủ là đảng Xã hội, cũng kết cục “tự nguyện chấm dứt”, “hoàn thành nhiệm vụ” vào năm 1988. Bao nhiêu công lao, đóng góp cho sự nghiệp cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc, nhưng khi chim đã hết, thỏ đã không còn thì cung bị bẻ, chim ưng bị giết, thứ quy luật tàn bạo ấy tưởng bị chôn vùi vào mồ ma phong kiến, ai ngờ nó vẫn duy trì trong một xã hội được coi là dân chủ, tự do.

Đảng Xã hội thành lập sau cách mạng tháng 8, cụ thể năm 1946, tới khi tôi biết thì chỉ nghe tên ông Nguyễn Xiển, chứ trước đó, cùng thời với ông Xiển là một loạt những tên tuổi hiển hách, như ông Phan Tư Nghĩa (Tổng thư ký đầu tiên), Hoàng Minh Giám, Nguyễn Văn Huyên, Võ Nguyên Giáp, Phan Anh… Sở dĩ có cả đảng viên cộng sản tham gia bởi thời điểm đó đảng cộng sản đã mưu mẹo dùng chước thoát xác “tự giải tán”. Đảng Xã hội tập hợp những trí thức đáng kính, cũng như đảng Dân chủ, lấy mục tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc, dân chủ làm đích hoạt động. Nó đã sát cánh cùng đảng cộng sản và các chính đảng khác, cùng đông đảo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi.

Hòa bình lập lại, với chủ trương đa đảng, tập hợp tất cả các lực lượng yêu nước, cụ Hồ vẫn chấp nhận các đảng ngoài cộng sản, chia ghế cho lãnh tụ các đảng. Dù thừa hiểu, chức tước, địa vị này nọ cũng chỉ cốt tô vẽ cho đảng cộng sản thôi nhưng dẫu sao nhà cai trị vẫn ít nhiều có sự tôn trọng những đảng chính trị khác tư tưởng quan điểm học thuyết với mình.


Đọc báo hay nghe đài, tôi luôn được biết ông Nghiêm Xuân Yêm – Tổng thư ký đảng Dân chủ, ông Nguyễn Xiển – Tổng thư ký đảng Xã hội (hai đảng này thủ lĩnh cao nhất là chức Tổng thư ký) đều giữ chức Phó chủ tịch Quốc hội. Chủ tịch là ông Trường Chinh. Người lớn thời ấy vẫn đùa với nhau, hai ông phó này chỉ có nhiệm vụ long trọng viên, ngồi cho vui thôi, chứ quốc hội vốn đã chả có vai trò gì, vả lại ông Trường Chinh cầm trịch thì phó hay không phó cũng vậy.

Năm 1988, khối các nước xã hội chủ nghĩa bị lung lay dữ dội, nguy cơ tan rã không tránh khỏi. Bắt đầu từ Ba Lan với công đoàn Đoàn kết (một tổ chức chính trị đối lập đàng cộng sản) đầu thập niên 80, sau đó lan rộng sang các nước Tiệp Khắc, Hungary, Romania, Đức, các nước vùng Baltic thuộc Liên Xô, sau nữa là chính Liên Xô. Sự độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản bị đe dọa, xã hội đa đảng ngày càng thắng thế, dân chúng càng chán đảng cộng sản và hướng niềm tin, niềm hy vọng sang các chính đảng khác, huyệt mộ đào sẵn để chôn đảng độc tôn ngày càng nhiều. Và như chúng ta đã chứng kiến, đảng cộng sản bị hất thẳng cánh ra khỏi vũ đài chính trị, ném vào sọt rác lịch sử. Có nơi nó bị cấm tiệt, lôi ra ngoài vòng pháp luật, có nơi nó cố hắt hơi thở tàn trong cơn hấp hối dai dẳng. Dù gì đi chăng nữa, nó đã chấm dứt vai trò lịch sử, sau nhiều năm làm mưa làm gió, gây nhiều tội ác, kéo lui lịch sử loài người.

Ở xứ ta những năm ấy, nhà cai trị, tức đảng cộng sản giật mình. Trông người lại ngẫm đến ta, “thấy người nằm đó biết sau thế nào”, họ liền vội ra tay, quyết không để sự đa đảng là mối đe dọa, là mầm gây họa. Nhìn qua nhìn lại, thấy kẻ nguy hại cụ thể nhất là đảng Dân chủ và đảng Xã hội. Dùng biện pháp cấm đoán, giải tán, tiêu diệt thì kể cũng kỳ, khó tránh khỏi lời ra tiếng vào. Với mưu mô đầy mình, các lãnh tụ cộng sản, những ông Lê Duẩn, Lê Đức Thọ trước đó, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười… về sau, đã dùng kế bàn tay sắt bọc nhung, đánh không để lại dấu tích. Họ yêu cầu lãnh tụ các đảng, thì những ông Nghiêm Xuân Yêm, Nguyễn Xiển chứ ai, phải ra bản tuyên bố tự giải thể sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử. Buồn cười là hai đảng cùng “tự nguyện” một lúc, cùng hoàn thành nhiệm vụ. Thực ra không tự nguyện cũng không được, nếu không muốn mất mạng, tù tội như ông Hoàng Minh Chính sau này.

Trong cái kết bi hài ấy, có chi tiết đáng ghi nhận. Tôi khi vào đại học, được nghe các thầy tôi kể ông Nguyễn Xiển “tự nguyện” xong thì được gợi ý làm đơn xin gia nhập đảng cộng sản. Cụ Xiển, vị giám đốc tài giỏi lừng lẫy của đài thiên văn Phù Liễn (Kiến An) quê tôi thời Pháp, nhất quyết không vào. Đó là sự tự trọng, nhân cách của kẻ sĩ gặp thời buổi nhố nhăng. (còn tiếp)

Nguyễn Thông

4 nhận xét:

  1. Dung nhu truyen ngu ngon cua La fong Tel Con cho va nguoi di san .Het thu roi thi ta thit cho...........

    Trả lờiXóa
  2. Đọc phần (1) và (2) của Nguyễn Thông cho thấy ông HCM và Đcs chủ trương lợi dụng đảng phái và cá nhân yêu nước nhằm phục vụ cho đảng cộng sản để HCM và đcs nắm độc quyền. Không phải vì ông Hồ yêu nước, thương dân mà thực chất là nhằm phục vụ CSQT Nga Tàu.

    Lịch sử chứng minh từ khi về nước, HCM, VN Giáp,... và các đồng đảng của ông đã cướp chánh quyền, gom thành phần Quốc gia yêu nước vào rọ rồi sát hại. Cụ thể là bán đứng cụ Phan Bội Châu cho Pháp để lãnh thưởng nhằm triệt tiêu cụ Phan, người tài ba và nổi tiếng hơn ông Hồ. Tâm địa và chủ trương của ông Hồ nói riêng và người cộng sản nói chung là như thế. Vì vậy, không có gì lạ sau khi nắm trọn quyền ở Miền Bắc, ông Hồ và đcs đã mở ra trận giết cướp CCRĐ, trù dập tù đày thành phần trí thức yêu nước qua vụ án xét lại NVGP, giải tán hai đảng Dân Chủ, Xã Hội, v.v cũng chỉ để ông Hồ và đcs nắm độc quyền.

    Tương tự như trên, ông Hồ và cộng sản Hà nội lợi dụng MTGPMN phục vụ cho cs Hà nội. Ngay sau ngày chiếm Miền Nam, MTGPMN bị giải tán, thành phần cs Miền Nam nhẹ dạ tin ông Hồ và ca Bắc Việt bị cho ra rìa.

    Đau nhứt là từ ngày ông Hồ về nước thành lập đcs, cướp chánh quyền, phá bỏ Nhà Nguyễn, dân Việt chúng ta chết thảm, đói nghèo nhứt khu vực, tan tác khắp nơi... và nước đang mất dần vào tay Tàu. Vì vậy, nhiều lần Dân Nam nêu sự thật 9 năm kháng chiến và trận Điện Biên phủ vừa không cần thiết vừa sai lầm nghiêm trọng nếu không muốn nói là quá DẠI!” Để chứng minh, Dân Nam gởi lại đây hai phần đầu bài viết tổng hợp Những mốc lịch sử quan trọng khởi từ thập niên 1940, cho thấy nếu không có HCM và đcsVN, nước Việt chúng ta đã thành cường quốc số một Đông Nam Á như ông Lý Quang Diệu lúc còn sống đã nhận xét và tiếc cho Việt Nam đánh mất tất cả cơ hội tốt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những mốc lịch sử quan trọng khởi từ thập niên 1940

      1) Hòa Bình, Độc Lập, Thống Nhứt Lần Thứ Nhứt

      Đệ nhị Thế chiến đã mang lại chết chóc thê thảm cho nhân dân thế giới. Cộng với thương tật, tàn phế, nhà cửa đổ nát, dân chúng mệt mỏi rã rời. Mọi người mong muốn có hòa bình để xây dựng lại căn nhà đổ nát của họ, cùng nhau tái thiết quốc gia. Chủ nghĩa đế quốc, thực dân bắt đầu tàn lụi. Các nước thực dân, đế quốc, quân phiệt bắt đầu trao trả độc lập cho 37 nước Á Phi, trong đó có Việt Nam (VN).

      Đầu năm 1945, chánh phủ Nhựt bổn đồng ý trao trả độc lập và thống nhứt cho triều đình nhà Nguyễn. Vua Bảo Đại tiếp nhận nền độc lập này; đề cử học giả Trần trọng Kim đứng ra thành lập chánh phủ dân sự đầu tiên của VN.

      Chánh phủ do thủ tướng Trần trọng Kim đứng đầu ra đời ngày 17.4.1945. VN độc lập, thống nhứt theo thể chế Quân chủ Lập hiến, giống như Nhựt, Thái Lan, Anh quốc ngày nay. Cờ vàng được dùng làm quốc kỳ cho cả nước.

      Việc cấp bách đầu tiên của Thủ tướng Trần trọng Kim là giương cao cờ vàng, huy động dân Miền Nam đóng góp lúa gạo, đưa ra cứu đói Miền Bắc. Nhờ vậy đồng bào Miền Bắc bớt chết đói trong trận đói Ất dậu 1945. TT Trần Trọng Kim cho áp dụng tiếng Việt làm quốc ngữ, thay thế tiếng Pháp, vào các công văn nhà nước và nền giáo dục mới của nước ta. Cụ Kim lưu dụng một số chuyên viên người Pháp giúp huấn luyện người Việt trong lãnh vực y tế, giáo dục, kinh tế, tài chánh, v.v. Vua Bảo Đại và chánh phủ Trần trọng Kim đoán biết Nhựt sắp bại trận, do đó vua Bảo Đại và TT Trần trọng Kim cố gắng giữ nền độc lập, thống nhứt, mong sớm được tự do tái thiết Việt Nam.

      Nhưng chỉ 4 tháng sau, mùa thu, tháng 8 năm 1945, chính phủ Trần trọng Kim bị HCM và đảng cộng sản Bắc Việt nổi lên cướp mất chánh quyền! Từ đó nước ta không còn cơ hội được độc lập, thống nhứt và tự do kiến thiết.

      Nhìn lại các quốc gia Ấn độ, Phi luật Tân, Mã Lai Á (sau này tách một phần ra Singapore), Brunei, v.v đã lấy lại độc lập không tốn xương máu, người Việt chúng ta buồn rơi nước mắt. Phải chi đừng có mùa Thu 1945 thì nước ta ngày nay đã giàu mạnh có khi ngang bằng nước Nhựt, và chắc phải cao hơn Hàn quốc, Đài Loan, Singapore, Thái lan, v.v.

      Đó là khởi đầu cho những sai lầm lớn nhứt của HCM và cộng sản Bắc Việt đã đem đến sự diệt vong và nỗi thống khổ triền miên cho dân tộc và đất nước Việt Nam.

      Tài liệu tham khảo:

      SỰ THẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM VÀO NĂM 1945
      https://chauxuannguyen.wordpress.com/2012/03/11/sự-thật-lịch-sử-việt-nam-vao-nam-1945-2

      https://chauxuannguyen.wordpress.com/2012/03/11/s%E1%BB%B1-th%E1%BA%ADt-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-vi%E1%BB%87t-nam-vao-nam-1945-2/

      Chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945
      https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/TranTrongKimGovernmentIn1945_MHungTMi-20060415.html

      http://www.ddcvn.info/index.php?option=com_content&view=article&id=296:-...

      http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%BF_qu%E1%BB%91c_Vi%E1%BB%87t_Nam

      Xóa
    2. 2) Hòa Bình, Độc Lập, Thống Nhứt Lần Thứ Hai

      Sau Thế chiến thứ II, từ 1947 đến 1949, dưới thời Tổng Thống Vincent Auriol, Pháp đã thương nghị với phe Quốc Gia Việt Nam, và đã ký với Quốc Trưởng Bảo Đại 3 hiệp ước: Hiệp Ước Sơ Bộ Vịnh Hạ Long (tháng 12-1947), Thông Cáo Chung Vịnh Hạ Long (tháng 6-1948) và Hiệp Định Élysée ngày 8-3-1949 đồng ý trao trả độc lập và thống nhất cho Việt Nam.

      Ngày 23-4-1949, với 45 phiếu thuận và 6 phiếu chống, Quốc Hội Nam Kỳ biểu quyết giải tán chế độ Nam Kỳ Tự Trị, để sát nhập Nam Phần vào lãnh thổ Quốc Gia Việt Nam Độc Lập và Thống Nhất.

      Trong lịch sử ngoại giao thế giới, Hiệp Định Élysée là một hiệp ước đặc biệt. Bình thường các hiệp ước quốc tế chỉ do các ngoại trưởng ký kết. Riêng Hiệp Định Élysée ngày 8-3-1949 đã được chính Tổng Thống Vincent Auriol ký.

      Nhân danh Cộng Hòa Pháp, Tổng Thống Vincent Auriol long trọng trao trả độc lập cho Việt Nam trước quốc dân Việt Nam, trước quốc dân Pháp và trước Cộng Đồng Thế Giới. Và nhân danh Chủ Tịch Liên Hiệp Pháp, Tổng Thống Vincent Auriol yêu cầu Quốc Gia Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Pháp trong tinh thần bình đẳng, hợp tác và hữu nghị (như trong các tổ chức Liên Hiệp Anh, Liên Hiệp Quốc và Khối Liên Hiệp Âu châu ngày nay).

      Vua Bảo Đại tiếp nhận nền độc lập này, Quốc Gia Việt Nam ra đời với chánh phủ Nguyễn văn Xuân và kế tiếp là chánh phủ Trần văn Hữu và sau này là VNCH. Từ nay Việt Nam được hoàn toàn thống nhứt, độc lập về chính trị, kinh tế, văn hóa và có quân đội riêng.

      Theo quy chế Liên Hiệp Pháp, Việt Nam và Pháp có chính sách ngoại giao chung (trong việc thiết lập bang giao với các quốc gia trên thế giới hay tham dự những hội nghị quốc tế).

      Nhưng một lần nữa HCM phủ nhận và bác bỏ cơ hội độc lập, thống nhứt mà không tốn xương máu này. HCM và ĐCS quyết dùng bạo lực kháng chiến dẫn đến trận Điện Biên Phủ; mù quáng nướng dân quân vào lửa đạn không cần thiết để rồi lọt sâu vào gọng kềm Tàu. Bởi trận ĐBP do tướng Tàu Lã quí Ba chỉ huy và mọi sơ đồ, địa điểm chiến lược quan trọng vùng Việt Bắc đã bị Tàu nắm giữ, giúp cho chúng dễ tấn công và thôn tính VN sau này. Dẫn đến việc đất nước bị chia hai để ông Hồ có được nửa nước (!); làm đầu cầu cho kế hoạch xâm lăng Miền Nam theo chỉ đạo của Nga Tàu là Nhuộm Đỏ Đông Dương.

      Để thực hiện ý đồ dâng Việt Nam cho CSQT, ông Hồ đã núp dưới Chánh Phủ Quốc Gia Liên Hiệp thời 1946, âm thầm cho đàn em triệt tiêu phe Quốc gia, kể cả bán đứng phe Quốc gia cho Pháp. HCM quyết tâm làm nát tình tự dân tộc, phá bỏ truyền thống gắn bó của đồng bào, của anh em Nam Bắc, chỉ để phục vụ CSQT Nga Tàu.

      Kết luận HCM không phải là người yêu nước, thương dân. Trái lại HCM và đcs đã sai lầm gây ra tội ác lớn nhứt trong lịch sử VN; ngay cả những người theo ông Hồ thời kháng chiến như các vị Bùi Tín, Tô Hải, Nguyễn minh Cần, Hoàng minh Chính, Nguyễn văn Trấn, Nữ bác sĩ Dương quỳnh Hoa, v.v đều thấy rõ như vậy.

      Mời xem tài liệu sau:

      THUYẾT TRÌNH GIẢI THỂ CỘNG SẢN
      http://www.baocalitoday.com/index.php?option=com_content&view=article&id...

      SỰ THẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM VÀO NĂM 1945
      https://chauxuannguyen.wordpress.com/2012/03/11/sự-thật-lịch-sử-việt-nam-vao-nam-1945-2/
      HIỆP ĐỊNH ÉLYSÉE (8-3-1949)
      http://www.phanchautrinhdanang.org/quocgiavietnam3.html

      HOÀN CẢNH LỊCH SỬ
      http://quanvan.net/index.php?view=story&subjectid=26487

      Xóa