Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2022

Nhắc lại chuyện cũ

Đúng 8 giờ sáng ni, 19.2, "nó" (chả biết đứa chết mẹ nào) mới chịu mở khóa cho tôi vào nhà phây. Mày bắt ông nghỉ như thế cũng hơi lâu đấy, con ạ.

Đã trôi qua cái không khí tưởng nhớ ngày 17.2, ngày chính thức mở màn cuộc chiến đấu bị động trước quân Trung Quốc xâm lược. Có bao điều cần nói, nhưng cũng như thiên hạ, mọi thứ cứ ồn lên một nhát rồi lại bị chìm đi, bị thay thế bằng những thứ khác. Nhà cháu đã từng sống trong không khí tháng 2 năm 1979 ấy, sẽ kể sau vậy.

Nhiều năm rồi, nhà cháu đã tự xác định: 1. Bất cứ tờ báo quốc doanh mậu dịch nào tới dịp tưởng nhớ ngày 17.2 hằng năm mà không dám hó hé một chữ một dòng nào, thì dứt khoát không đọc nó nữa. Với bọn hèn như thế, không chơi. 2. Những tờ nào lấp la lấp ló, thò thụt, "vừa đéo vừa run", chỉ dám ú ớ về "chiến tranh biên giới", về kẻ "địch", bọn "xâm lược" chung chung... cũng cho chúng theo đám số 1 kia để nước trong. Loại số 2, nói thật, vừa hèn vừa đểu, coi làm gì.

Phần đông dư luận xã hội chỉ nhắc tới ngày 17.2 và hơn 1 tháng quân ta đánh nhau với bọn Tàu cộng xâm lược mà quên rằng đám giặc anh em hữu nghị môi răng đó còn đánh ta giết ta tới tận năm 1989, tức là 10 năm sau, gây biết bao nhiêu đau thương chết chóc. Những thiệt hại nhân mạng - binh sĩ và dân chúng, ghê gớm nhất, kinh khủng nhất của ta không phải trong hơn tháng đầu cuộc chiến, mà chính là những năm sau, trên những chiến trường ác liệt như Vị Xuyên chẳng hạn. 

Điều khá lạ là, phần đông dân chúng cứ tưởng khi quân giặc Trung cộng rút vào tháng 3.1979 thì chiến tranh kết thúc. Ngoài bộ đội và người dân vùng 6 tỉnh biên giới phía bắc, gần như dân chúng không nghĩ rằng máu vẫn đổ, lính vẫn hy sinh, người vẫn chết, kéo dài cả chục năm sau. Bộ máy truyền thông thời đó đã giấu diếm khiến dân ảo tưởng về hòa bình, về kẻ thù, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Mỗi lần về quê, lên nghĩa trang xã, tôi cứ lẩn mẩn đếm những cái tên liệt sĩ là bạn bè, người thân, người làng xã mình hy sinh từ năm 1980 tới 1988 tại "biên giới phía bắc" lại ứa nước mắt.

Nguyễn Thông

1 nhận xét:

  1. Thôi bác ạ, nên khép lại quá khứ, quên đi hận thù để còn hòa giải hòa hợp tiến tới 1 tương lai thịnh vượng chung . Trên con đường đi lên thịnh vượng, hổng có Trung Quốc là Việt Nam mình chới với liền luôn .

    Thay vì đếm những người cùng làng hy sinh trong cuộc nội chiến, bác có thể đếm những người làng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đuổi Ngụy . Sợ hết ngày hết giờ luôn .

    Chỉ nói thế này, chỉ có bên kia họ mới chia sẻ niềm kính trọng của gia đình bác với Chủ tịch Hồ Chí Minh, với những người đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đuổi Ngụy . Chớ dân Ngụy, mấy thứ đó chúng hổng mặn mà lắm .

    Trả lờiXóa