Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2023

Chiến tranh thực và xung đột hèn

Cách nay đúng 1 năm, ngày 24.2.2022, bọn phát xít mới do Putin cầm đầu đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, một đất nước độc lập, có chủ quyền, thành viên của Liên Hợp Quốc.

Dù bè lũ Putin khốn nạn và những kẻ xu nịnh nó có bẻ quanh bẻ queo, uốn éo chữ nghĩa từ ngữ kiểu gì đi chăng nữa, thì vẫn lộ ra thực chất: Đó là chiến tranh, là xâm lược, là phi nghĩa, là chống lại loài người.

Gần như cả thế giới đều nhận thức được điều ấy, bằng chứng rõ nhất là những cuộc bỏ phiếu trong năm 2022 của Liên Hợp Quốc. Đám dùng phiếu chống lại nghị quyết lên án Nga, dùng phiếu trắng ngầm ủng hộ Nga, đám ăn theo nói nịnh bọn Nga gọi cuộc xâm lược là “chiến dịch quân sự đặc biệt”, là cuộc “xung đột”, lệnh cho báo chí truyền thông phải tìm cách khen Nga, dìm hàng Ukraine, lấy thông tin từ báo đài Nga… đã ngày càng bộc lộ sự khốn nạn của chúng. Loại tướng Cương tá Mẫu thời nào chả có nên dù chúng có che mặt mo, người đời vẫn sớm nhận ra.

Coi các kênh thời sự thế giới, chỉ trừ bọn Nga và vài nước “ngưu tầm ngưu”, ta thấy khi nói về cuộc chiến tranh tại Ukraine, đề mục đều dùng cụm từ “War in Ukraine”. Người trình độ nửa chứng chỉ A tiếng Anh cũng có thể dịch chính xác là “Cuộc chiến tranh tại Ukraine” hoặc ngắn gọn “Chiến tranh tại Ukraine”.

Vậy nhưng, có những quân ngợm ngầm chỉ đạo không được gọi là chiến tranh mà chỉ dùng từ “xung đột”, xung đột tại Ukraine. Cũng giống như không được nói cuộc xâm lược mà chỉ được dùng “chiến dịch quân sự đặc biệt”. Xung xung đột đột cái con bà nhà nó. Tởm.

Làm xiếc ngôn từ, biến “chiến tranh” thành “xung đột” là chạy tội cho bọn xâm lược Nga, bênh thằng ăn cướp.

Trong tiếng Anh có những từ “conflict”, “strife” để chỉ sự xung đột, tranh giành, va chạm, đối lập, mâu thuẫn, cãi nhau, bất hòa, giận dữ, tranh chấp, tranh cãi… Tiếng Việt cũng có từ “xung đột” nghĩa tương tự. Nói chung là không hài lòng nhau, thậm chí có thể nện thụi nhau, nhưng tầm mức thường chỉ trong cá nhân, gia đình, xóm giềng, làng xã, phạm vi hẹp. Giải quyết xung đột cũng chả cần đao to búa lớn ùng oàng. Nhưng một khi nước này kéo quân sang xâm lược, chiếm đất, tàn phá, giết chóc nước khác thì phải gọi là “war”, chiến tranh. Chỉ những quân khốn nạn mới gọi cuộc chiến tranh là cuộc xung đột.

Cứ thử lẩn mẩn, nếu có ai gọi cuộc chiến tranh Mỹ tiến hành (cứ tạm cho là vậy đi) ở Việt Nam trước kia, “War in Vietnam” là xung đột, lại chả đầy đứa nhảy lên như choi choi phản đối. Chúng từng gọi Mỹ là quân xâm lược, gọi cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành là… chiến tranh, gọi cuộc chiến đấu chống kẻ xâm lược là chính nghĩa, “hãy kiêu hãnh trên tuyến đầu chống Mỹ”, đều đúng cả, nhưng lại im thin thít không dám nhắc đến cuộc xâm lược của quân Trung Quốc năm 1979 mà chỉ dám nói chung chung là “cuộc chiến tranh biên giới phía bắc”, vô hình trung làm nhòe, xóa nhòa kẻ gây chiến và người chống lại bọn xâm lược, kiểu như bên nào cũng có lỗi. Thế thì đừng đòi hỏi gì ở đám ấy việc phải chỉ thẳng thực chất “War in Ukraine” là chiến tranh ở Ukraine.

Cuộc chiến tranh ở Ukraine như một cái sàng, sàng lọc tư cách quốc gia. Lọt xuống nia, chắc chắn có Việt Nam.

Dân Việt lúc này nhiều người giỏi ngoại ngữ, nhất là những vị làm ngoại giao hoặc đám báo chí truyền hình. Chưa cần phải thạo 29 thứ tiếng, chỉ tiếng Anh thôi, đọc/nghe “War in Ukraine” là rõ chiến tranh ở Ukraine, chứ không phải xung đột, cãi nhau hàng tôm hàng cá. Có phải thế không, hở ngài Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn người đất thuốc lào?

Nguyễn Thông

Ảnh: Tác phẩm của cuộc "xung đột" do quân phát xít xâm lược Nga gây ra tại thành phố Mariupol ở Ukraine tháng 4.2022 (nguồn CNN)



3 nhận xét:

  1. Sao không gọi là "giải phóng"? Putin ta đó, ici Bác Hồ

    Trả lờiXóa
  2. Bỏ phiếu trắng năm 2022 bác Thông ơi , lộn xíu!

    Trả lờiXóa
  3. “cuộc chiến tranh biên giới phía bắc” cực đoan, bạo lực, và vì vậy, vô học quá

    Tại sao không gọi nó là "sự cố va chạm lý tính đáng tiếc"?

    Trả lờiXóa