Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2023

Văn mẫu

Thế hệ tôi (sinh giữa thập niên 50) học phổ thông hệ 10 năm, khi vào cấp 2, kể từ lớp 6 bắt đầu làm văn nghị luận (các kiểu chứng minh, giải thích, phân tích, bình giảng, bình luận).

Dù làm bài theo kiểu nào, dù đề bài về cái gỉ gỉ gì đi chăng nữa, cũng thường văn mẫu phần mở bài (sau này gọi là đặt vấn đề), kết luận (kết thúc vấn đề) như sau:

Mở bài: 
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại kết thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ, phá Tống bình Nguyên diệt Minh đạp Thanh đánh Pháp, nhấn chìm lũ cướp nước và bán nước...

Ở cái mở bài mẫu này, có nhẽ phải giải thích thêm, nội dung phần nhớn lấy từ mấy câu mở đầu từ một bài của ông cụ, có chen vào câu "phá Tống bình Nguyên..." của học sinh giỏi được giải nhất văn lớp 10 toàn miền Bắc (hình như năm 1968), anh Nguyễn An Định. Anh Định về sau là nhà báo nổi tiếng của báo Lao Động. Chỉ có điều, anh Định viết tới "đánh Pháp" là ngưng, bởi có lẽ khi ấy đang chống Mỹ, chẳng biết có thắng hay không mà đèo thêm Mỹ vào.

Đám học trò lớp 7 suốt thời cuối thập niên 60 tới thập niên 70 chả đứa nào không thuộc đoạn văn mẫu mở bài này.

Kết luận: 
Là một học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, em nguyện học tập rèn luyện tu dưỡng thật tốt, xứng đáng với công ơn Đảng Bác, nguyện sẽ đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi tổ quốc cần. Trước mắt, em sẽ... (chẳng hạn chăm sóc lợn gà, nuôi bèo hoa dâu, làm thủy lợi, ủ phân xanh bón ruộng).

Giờ ngẫm lại, con người mới xã hội chủ nghĩa chỉ có phần chung chứ không có phần riêng, như một cái máy, trăm đứa như một. Càng về sau càng hiểu rằng tại sao người ta phải lôi đám trẻ con vào đội thiếu nhi đeo khăn quàng đỏ cho bằng được, bắt thanh niên vào đoàn xin thề thốt này nọ cho bằng được, học trò phải thuộc mấy thứ văn mẫu kia bằng được.

Sức mạnh của nhiều thế hệ đã được tạo nên bằng sự đè nén u mê như vậy, để rồi bị lợi dụng "góp thây trăm họ nên công vài người" mà không biết rằng mình bị cướp đi quyền tự do cá nhân nhẽ ra phải có.

Nguyễn Thông

1 nhận xét:

  1. "góp thây trăm họ nên công vài người" mà không biết rằng mình bị cướp đi quyền tự do cá nhân nhẽ ra phải có"

    Vấn đề là nếu có "quyền cá nhân" mà không có Trung Quốc, các bác chả làm được con mịa gì cả . Mà không làm được gì thì các trí thức miền Nam lấy đâu ra niềm tin để đánh Mỹ đuổi Ngụy ?

    Nên mừng vì đã góp phần vào giải phóng dân tộc mới phải . Đàng này ... Nhà báo Nguyễn Thông nói quá đúng, dân bây giờ tệ quá .

    Thôi thì nhà thơ Bùi Minh Quốc đã nhận thức Đảng "Ta" sau Đổi Mới đã biến thành Đảng "Nó", có vẻ dân cũng thế . Trước Đổi Mới là dân TA, sau ĐM, thoái hóa thành dân (chúng) nó hít rùi

    Trả lờiXóa