Cứ đến tháng tư, nói như ông Sáu Dân-Võ Văn Kiệt, lại không
ít người vui kẻ buồn. Ở một nước trải mấy chục năm chiến tranh, Nam Bắc phân
chia, lòng người ly tán, điều ấy không có gì lạ, dù 37 năm đã trôi qua.
Tháng tư năm ấy với mình, tình thực mà nói, rất vui. Đất nước
thống nhất, chiến tranh chấm dứt, người còn sống đoàn tụ, người chết cũng dần
được tìm về quê để vong hồn khỏi lang thang vất vưởng. Thế là mừng lắm. Trong
cái vui chung của số đông người miền Bắc khi ấy, nhà mình cũng có vui riêng,
anh Uy mình tương đối lành lặn trở về sau mấy tháng nằm trại thương binh Vĩnh Bảo.
Cuộc chiến tranh như một quá khứ rùng rợn dần lui vào dĩ vãng.
Nếu ở trong tâm trạng ấy mới có thể cảm nhận hết cái hay, sự
xúc động, niềm vui sâu sắc, chân thành của các tác giả nhạc sĩ Phan Nhân, Trần
Khánh khi cùng nhau viết ra Tình ca đất
nước. Hãy nhớ họ là đồng tác giả bởi sau này trong khá nhiều lần công bố dưới
dạng này dạng khác, người ta chỉ nhắc Phan Nhân mà quên tên Trần Khánh. Không
chỉ tham gia viết nên ca khúc, ca sĩ Trần Khánh còn chứng tỏ tài nghệ khi vừa
thể hiện được những tâm sự gan ruột của hàng triệu người mà ông đã nói thay bằng
nội dung bài hát, vừa qua giọng hát tuyệt vời. Ca sĩ Quốc Hương, Hữu Nội hát
bài này cũng rất hay nhưng mình nhận xét Trần Khánh đằm sâu nhất. Tiếng đàn piano của nghệ sĩ Hoàng Mãnh, tay pianist trứ danh suốt 3 thập niên 60 - 80 càng làm lời ca, thanh âm thấm sâu, nồng nàn. Rất tiếc bản clip này âm thanh chưa tốt lắm, khi nào có bản hay hơn mình sẽ đổi lại.
Nhạc sĩ Phan Nhân (sinh năm 1930, quê An Giang) nổi danh ở
giai đoạn nửa cuối cuộc chiến tranh chống Mỹ, với nhiều bài ấn tượng như: Hà Nội niềm tin và hy vọng, Tình ca đất nước,
Em ở nơi đâu, rồi cả những bài cho thiếu nhi nữa như Chú ếch con, Hàng cây ơn Bác (hàng cây xinh xinh chúng em trồng/hàng
cây vươn theo lời bác…). Ông được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật
năm 2001, cùng năm với nhạc sĩ Phạm Tuyên nhận giải này (nay cụ Phạm Tuyên được
đặc cách nhận giải Hồ Chí Minh, mình nghĩ cụ Phan Nhân nào có kém gì mà không
được đặc nhỉ).
Thôi, 37 năm đã qua rồi kể từ tháng tư 1975, dẹp lại những
buồn đau, lấn cấn, nghi kị để cùng nhớ lại cái không khí và tâm trạng đón non
sông liền một dải nhé.
Xin cám ơn nhà sưu tầm Zanhanoi.
22.4.2012
Nguyễn Thông
Rằng đã về ta, cỏ cây, sông núi, ruộng đồng
Cửu Long, sông Hồng thỏa bao chờ mong
Sài Gòn mến yêu của ta
Đêm dài đã qua tình quê hương thêm thiết tha
Ngọt ngào hương hoa, đẹp ngàn lần non sông ta ngân vang tiếng ca.
Cửu Long, sông Hồng thỏa bao chờ mong
Sài Gòn mến yêu của ta
Đêm dài đã qua tình quê hương thêm thiết tha
Ngọt ngào hương hoa, đẹp ngàn lần non sông ta ngân vang tiếng ca.
Rằng đã hồi sinh tình yêu non nước hòa bình
Việt Nam tưng bừng khúc ca bình minh
Một lòng sắt son thủy chung
Nghe hồn núi sông mà tình ta thêm sáng trong
Biển trời mênh mông mà lòng ta thêm mênh mông thêm yêu núi sông
Việt Nam tưng bừng khúc ca bình minh
Một lòng sắt son thủy chung
Nghe hồn núi sông mà tình ta thêm sáng trong
Biển trời mênh mông mà lòng ta thêm mênh mông thêm yêu núi sông
Rằng Bác còn đây, tình thương sông nước tràn đầy
Lòng ta ơn Người có bao giờ phai
Đường Hồ Chí Minh đẹp thay mang tình bốn phương
Càng thêm xanh tươi bóng cây
Đường dài quê hương, đường gần lại cho muôn phương bên nhau mến thương.
Lòng ta ơn Người có bao giờ phai
Đường Hồ Chí Minh đẹp thay mang tình bốn phương
Càng thêm xanh tươi bóng cây
Đường dài quê hương, đường gần lại cho muôn phương bên nhau mến thương.
Là đất Hùng Vương dành cho con cháu Lạc Hồng
Việt Nam qua rồi tóc tang mùa đông
Đẹp trời nắng xuân bừng lên
Không gợn bóng mây đời tự do tung cánh bay
Ngạt ngào hương hoa, đẹp ngàn lần non sông ta mênh mang tiếng ca.
Việt Nam qua rồi tóc tang mùa đông
Đẹp trời nắng xuân bừng lên
Không gợn bóng mây đời tự do tung cánh bay
Ngạt ngào hương hoa, đẹp ngàn lần non sông ta mênh mang tiếng ca.
Cảm ơn anh Thông về bài hát Tình ca đất nước. Ngày giải phóng em đang học lớp 8, niềm vui của gia đình em nếu đóng đếm được chắc sẽ đầy hơn và nhiều hơn rất nhiều gia đình khác. Bố em đi bộ đội lúc em học lớp 2 và nhà đã có 4 anh chi em. 7 năm sau, vào cuối năm 1975 ông từ trại an dưỡng của Đoàn 559 về thẳng nhà, lành nguyên. 3 tháng sau ông trở lại đơn vị nhận giấy phục viên. Nhớ lai cảnh lúc ông mới về, cả 4 chị em đều ngại ngùng cứ như có người lạ trong nhà. Mất cả tháng mọi chuyện mới trở lại bình thường. Ông bảo, phần còn lại cuộc đời bố sẽ dành hết cho mấy mẹ con. Mấy chục lá thư ông gửi từ trường sơn về, mẹ mang ra đọc lại 1 lần rồi đem đốt hết.
Trả lờiXóaDũng_NT
bố bạn phui5c vụ cho ai ? Và " giải phóng " khỏi cái gì hở bạn ?
Trả lờiXóaBác Nặc danhApr 25, 2012 03:01 AM thân mến!
Trả lờiXóaĐừng hỏi bạn Dũng_NT như thế chứ. Tất cả đều là tâm tình chân thật của chúng ta khi cùng ngồi đây mà bác.