Đối với nhiều người, bài hát Trăng tàn trên hè phố là dấu ấn của một thời. Với tôi thì không phải, đơn giản vì mãi đến sau 1975 tôi mới biết, mới nghe tên nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, nhất là nghe ca khúc xúc động Bông hồng cài áo. Năm 1980, anh trai tôi sau bao năm chinh chiến, trở về học tiếp, gửi từ Mondavia (Liên Xô) về cho tôi chiếc máy quay đĩa mono Melodia, lại có điều kiện nghe thêm những bài khác của Phạm Thế Mỹ, và giật mình với Trăng tàn trên hè phố. Hóa ra người lính, ở bất cứ chiến tuyến nào, cũng có tâm trạng, hoàn cảnh thật đáng thương. Sau này đọc cuốn tiểu thuyết được giải A của Bảo Ninh, Nỗi buồn chiến tranh, lại nghĩ đến và lẩm nhẩm bài Trăng tàn trên hè phố. Nếu bỏ cái câu "cầu mong anh chiến thắng" thì có thể xếp nó vào dạng những ca khúc phản chiến, ca khúc da vàng như của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Đến giờ, 37 năm sau chiến tranh, bài Trăng tàn trên hè phố vẫn chưa thoát khỏi danh mục cấm của cơ quan quản lý văn hóa. Chả biết án treo còn kéo dài đến bao giờ, nhưng theo tôi, cứ kiểu đóng đinh câu rút thế này thì sẽ là vĩnh viễn, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ khó mà ngậm cười nơi chín suối. Giá còn cụ Võ Văn Kiệt, biết đâu... Vậy thì tôi lưu lại đây để nghe một mình thôi, sợ sau này những trang tìm kiếm như youtube, google, yahoo... không còn thì không biết tìm nó nơi đâu.
Bản clip dưới đây ghi giọng hát của ca sĩ Tuấn Vũ.
28.4.2012
Nguyễn Thông
Tôi lại gặp anh
Người trai nơi chiến tuyến
Súng trên vai bước về qua đường phố
Tôi lại gặp anh
Giờ đây nơi quán nhỏ
Tuổi 30 mà ngỡ như trẻ thơ
Nhớ gì từ ngày anh xa mái trường
Nhớ gì từ ngày anh vui lên đường
Lối gầy về nhà anh hoa phượng thắm
Màu xanh áo người thương
Nắng chiều đẹp quê hương
Hay nhạc buồn đêm sương
Tôi lại gặp anh
Trời đêm nay sáng quá
Ánh trăng như hé cười sau màn lá
Tôi lại gặp anh
Đường khuya vui bước nhỏ
Kể nhau nghe chuyện cũ bao ngày qua
Lối gầy về nhà anh hoa vẫn nở
Kỷ niệm từ ngày xưa chưa xóa mờ
Ánh đèn vàng ngoại ô vẫn còn đó
Bạn anh vẫn còn đây
Sống cuộc đời hôm nay
Với bọn mình đêm nay
Anh sống đời trai giữa núi đồi
Tôi viết bài ca xây đời mới
Bờ tre quê hương
Tay súng anh gìn giữ
Tôi hát vang giữa đời để người vui
Thôi mình chia tay
Cầu mong anh chiến thắng
Ánh trăng khuya sắp tàn trên đường phố
Thôi mình chia tay
Rồi mai đây có về
Quà cho tôi anh nhớ chép bài thơ
Nắng đẹp của bình minh đang hé chờ
Nỗi buồn vui biệt ly sẽ xóa mờ
Súng thù từ rừng sâu vẫn còn đó
Đừng lưu luyến gì đây
Thôi bọn mình chia tay
Thôi bọn mình chia tay
Người trai nơi chiến tuyến
Súng trên vai bước về qua đường phố
Tôi lại gặp anh
Giờ đây nơi quán nhỏ
Tuổi 30 mà ngỡ như trẻ thơ
Nhớ gì từ ngày anh xa mái trường
Nhớ gì từ ngày anh vui lên đường
Lối gầy về nhà anh hoa phượng thắm
Màu xanh áo người thương
Nắng chiều đẹp quê hương
Hay nhạc buồn đêm sương
Tôi lại gặp anh
Trời đêm nay sáng quá
Ánh trăng như hé cười sau màn lá
Tôi lại gặp anh
Đường khuya vui bước nhỏ
Kể nhau nghe chuyện cũ bao ngày qua
Lối gầy về nhà anh hoa vẫn nở
Kỷ niệm từ ngày xưa chưa xóa mờ
Ánh đèn vàng ngoại ô vẫn còn đó
Bạn anh vẫn còn đây
Sống cuộc đời hôm nay
Với bọn mình đêm nay
Anh sống đời trai giữa núi đồi
Tôi viết bài ca xây đời mới
Bờ tre quê hương
Tay súng anh gìn giữ
Tôi hát vang giữa đời để người vui
Thôi mình chia tay
Cầu mong anh chiến thắng
Ánh trăng khuya sắp tàn trên đường phố
Thôi mình chia tay
Rồi mai đây có về
Quà cho tôi anh nhớ chép bài thơ
Nắng đẹp của bình minh đang hé chờ
Nỗi buồn vui biệt ly sẽ xóa mờ
Súng thù từ rừng sâu vẫn còn đó
Đừng lưu luyến gì đây
Thôi bọn mình chia tay
Thôi bọn mình chia tay
Em lại nghĩ khác về cái câu "cầu mong anh chiến thắng thày ạ. Thực ra nó cũng rất nhân bản thôi. Phàm làm người, đã làm việc gì thì phải thành công, thành tựu mới thỏa khát vọng. Làm người thợ xây, thì phải có công trình mới, làm người lính thì phải thắng, thắng để toàn mạng trở về và được rũ bỏ cuộc chiến. Cũng giống Nỗi buồn chiến tranh thôi.
Trả lờiXóaVậy em ạ. Nhưng tuyên giáo họ nghĩ khác.
XóaKính gửi anh Thông!
XóaCó lẽ nói "Tuyên giáo họ nghĩ khác" cũng chưa hẳn chính xác một cách trọ vẹn đâu anh ạ.
Ngày nay sự nhận thức của hầu hết cán bộ làm công tác văn hóa tư tưởng đã được đổi mới rất rõ rệt. Sự rắc rối, thiển cận cố hữu cứ dai dẳng ám ảnh nghệ thuật chẳng qua cũng tại cái cơ chế mà thôi (Cái cơ chế của "con ông cháu cha đần độn và chỉ biết ăn bám" vào ngành). Trước đây, sở dĩ nó bị nhìn khác đi chẳng qua là vì địa điểm, nơi hoặc "phía" đã sản sinh ra nó. Nhưng bây giờ điều đó đã là lịch sử. Cái chung cứ xem như là vậy mà trong đó cái riêng của từng con người nó khác anh ạ.
Tôi và cũng như rất nhiều bạn hữu, đồng nghiệp rất mê những bài hát này. Dòng nhạc được cho là "sến" hoặc "nhạc vàng" thực chất là một thể loại trữ tình đậm chất nghệ thuật, mà nghệ thuật đỉnh cao nữa là khác. Mỗi bài nó mang một âm hưởng riêng biệt của cuộc sống, mỗi ca từ nó mang trọn một tấm lòng. Tất cả đó là những mảnh đời được san sẻ bằng lời ca,giai điệu và tất cả chúng ta cũng đều là con người, cũng đều có một cuộc đời có phải không anh?!!!
Vâng, bác nhìn nhận khách quan và nhân văn lắm. Đồng ý với bác. Cám ơn bác nhiều.
XóaĐúng như dự tính, ý kiến của tôi đã được anh chia sẻ và đồng cảm. Cám ơn anh, hẹn gặp lại Sài Gòn sẽ cùng nhau lêu bêu vài xị đế và ê a mấy bài.
XóaTôi tự giới thiệu: Họ tên: HNQ; nghề nghiệp: Lính; Địa chỉ: PleiKu; Thành viên CLB Những người mê nhạc vàng. suongmubiengioi@gmail.com
Thân ái.
Còm một bài nữa : Sương trắng miền quê ngoại. Bài này được ông già lội bộ Sơn Nam dùng để phân tích cái gì mà bị chê bai là nhạc sến, và khát vọng của người dân trong khói lửa chiến tranh.
Trả lờiXóaF 361
còn rất nhiều bài nữa,như câu' uống nước dừa hay nước mắt quê hương'trong bài'những ngày xưa thân ái'của Duy Khánh,rồi 'nếu ! em biết được mẹ già thương con khấn nguyên đêm rằm,vợ yêu chồng đan áo lạnh từng đông,thì duyên tình mình có nghĩa gì không'.những hy sinh lớn lao để bảo vệ quê hương mình và còn nhiều nhiều nữa những bài ca nhạc vàng mang đậm chất nhân văn qua những giai điệu rất trữ tình với sự phối hợp lời và giai điệu bằng nghệ thuật điêu luyện
XóaCảm ơn nhà báo Nguyễn Thông đã chia sẻ sở thích,nhà cháu cũng rất thích bài hát này do Duy Khánh hát.
Trả lờiXóaCảm ơn anh Thông về bài hát hay, bài hát đến giờ (hình như) còn bị cấm hát.
Trả lờiXóaNhớ những năm bên K, mỗi khi có đợt lính ra quân, bài Trăng tàn... lại được lính hát lên để tiễn bạn, nhiều chú vừa hát vừa khóc. Bài hát chất chứa tâm sự của người lính, chẳng kể họ ở phía nào. Riêng em hay đọc tặng đồng đội trở về bài thơ của Phạm Sỹ Sáu, có đoạn:
Mai mầy về với người yêu trong tay
Hãy hôn giùm tao những nụ hôn đời lính
Hãy nói giùm tao trong phút giây trầm tĩnh
Rằng: cảm ơn nàng đã yêu lính biên cương
Gặp cô gái nào mầy thấy dễ thương
Hãy chào giùm tao nụ cười mong nhớ
Mầy đã trải qua những đêm nằm trăn trở
Cái riêng trong lòng đã chia sẻ cho nhau
Vết thương nào không quằn quại cơn đau
Lại mơ thấy đôi tay mềm chăm sóc
Tụi mình con trai lúc lòng chùng, chực khóc
Đâu phải yếu mềm khi vuốt mắt bạn thân.
...
Những kỉ niệm của đời lính luôn là kỉ niệm đẹp và là hàng trang của những người đã từng là lính. Đúng không Anh.
Dũng_Ninh Thuận
Trả lời chung: Mình không ngờ điều mình thích lại được các bạn cảm thông, chia sẻ đến thế. Cám ơn nhiều.
Trả lờiXóaSau 1975 vài năm, nơi tôi ở có hai bố con cùng trong ngành y. Sau đó tôi mới biết ông cụ là một trong những Bác sĩ đã tốt nghiệp ở Pháp và được cụ Hồ mời về tham gia chín quyền hình như Thứ trưởng Bộ Y Tế thời đó. Còn anh con trai thì lưu lạc về vùng quê tôi phụ trách Bệnh viện của Tỉnh. Trong những buổi uống rượu hát hò anh hay đề nghị mọi người hát bài này. Tình hình lúc đó hát nhạc vàng có thể đi cải tạo bọn tôi sợ lắm nhưng vì ỷ có anh là người kháng chiến nên cứ hát tới luôn. Hỏi anh là người từ miền Bắc vô tại sao thuộc bài hát này thì anh kể từ ngày anh là người đầu tiên của chế độ CS đi du học ở một nước tư bản phương Tây nên có các bạn cùng học người miền nam. Những người này hay hát và anh đâm thích từ lúc nào. Nhất là khi về nước , nhớ nhất là "ánh đèn vàng ngoại ô vẫn còn đó" thôi thúc về một miền kỷ niệm xứ trời Tây. Bây giờ anh không còn nữa, nhưng mỗi lần bạn bè ngồi hát với nhau chúng tôi đều hát bài này để tưởng nhớ đến anh, nhớ đến một người có những suy nghĩ tích cực về dân chủ, tự do và hòa hợp dân tộc.
Trả lờiXóaTất cả những gì mộc mạc,gần gũi,nhớ thương đều đã hiện ra trong lời bài hát.Những hình ảnh:bờ tre,đường phố,mái trường,lối gầy,ánh đèn vàng ngoại ô...Những kỷ niệm đẹp với màu xanh áo người thương,nỗi vấn vương với nắng chiều đẹp quê hương...Những lời dặn dò tha thiết trước giờ biệt ly...Giai điệu bài ca thật nhẹ nhàng,mượt mà,sâu lắng,khắc khoải...Nhiều thế hệ,nhất là lớp trung niên ở Miền Nam trước đây,hầu như đều nhớ và đồng cảm với bài ca này.Một đoạn đời của lịch sử,của bình yên và chiến tranh,của gặp gở rồi chia ly,của số phận mỗi người và số phận của quê hương...Còn nhớ thời gian học tiểu học ở 1 tỉnh lỵ nhỏ,đến giờ sinh hoạt văn nghệ học sinh thường đua nhau "chơi" mấy bài hát thời thượng hồi đó như:Trăng tàn trên hè phố,Trường cũ tình xưa,Những đóm mắt hỏa châu,Căn nhà ngoại ô,Chuyện chiếc cầu đã gãy...Từng thế hệ lớn lên,đi qua,chứng kiến,và ngậm ngùi..."dù bụi thời gian có làm mờ đi kỷ niệm..." nhưng vẫn ấp ủ và hằng mong:cái đẹp và chân-thiện-mỹ không bao giờ phai nhạt và chết.
Trả lờiXóaCảm ơn tác giả bài hát và trân trọng tấm lòng anh Nguyễn Thông !
Cám ơn Tí. Những giá trị nhân bản, dù người ta có cố tình vùi dập thế nào, cũng không bao giờ mất được, Tí nhỉ.
XóaCó 1 vài lỗi nhỏ trong lời bài hát,mong anh chịu khó chữa lại.Câu 3:súng trên vai bước về...Câu 15:ánh trăng như hé cười...Câu 21:ánh đèn vàng ngoại ô...
Trả lờiXóaChân thành cám ơn !
Chân thành cám ơn bác. Nhà cháu sửa rồi.
XóaCuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc từ năm 1953 nhưng đến nay (sau 59 năm) các đồng chí Bắc Triều Tiên vẫn luôn ở trong trạng thái chuẩn bị sẵn sàng cao để chiến đấu với Mỹ và tưởng tượng là chiến tranh lại có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Trả lờiXóaCảm ơn bác đã chia sẻ bài hát mà mình thường phải ôm guitar thùng đệm cho bạn bè trong mỗi bữa chén chú chén bác.
Trả lờiXóaHồi 20+, mỗi lần nghe “tuổi 30 mà ngỡ như trẻ thơ” mình thường hay cười chọc thiên hạ. Giờ mình vượt xa tuổi 40 mà vẫn còn muốn “ngỡ như trẻ thơ” nên hết dám cười ai nữa hìhì
Bác search trên Youtube; Phương Diễm Hạnh hát bài này rất hay. Tôi rất mê.
Trả lờiXóaÔng Kiệt nói đúng “chiến thắng của CHÚNG TA vĩ đại”, nhưng sai ở chỗ một triệu người vui một triệu người buồn.
Trả lờiXóaThật sự thì 30 tháng 4 có hai triệu người buồn. Hai triệu đó đại diện chung cho hai miền Nam Bắc. Bỡi 30 tháng tư nước mất nhà tan, đó là ngày khốn nạn chung của dân tộc. Cửa nhà tan nát vì chiến thắng vĩ đại của CHÚNG TA thì cả thế giới đều thấy, riêng CHÚNG TA không thấy. Ba mươi tháng Tư cũng là ngày chánh thức nước ta bị mất vào tay nhà Hán. Cả thế giới đều biết, riêng CHÚNG TA bận ăn bù, uống trả thù nên không biết. Từ đó CHÚNG TA hàng năm ăn mừng chiến thắng cho dù chiến thắng khốn nạn đã làm Nước mất Nhà tan. Bỡi vậy có hai triệu người buồn mà chỉ có CHÚNG TA vui vì vĩnh viễn được làm thái thú cho Tàu. Trí thức CHÚNG TA được đào tạo dưới mái trường XHCN tiếp tục theo lớp cha anh giương cao cờ hồng, theo mẫu cờ Phúc Kiến, đời đời làm con dân nhà Hán đúng như nguyện ước của Hồ chủ tịch!
Hãnh diện thay chiến thắng vĩ đại của CHÚNG TA!
Lại nói thêm chuyện anh hùng và vĩ đại của CHÚNG TA.
Trả lờiXóaTháng 3/1945 Nhật trao trả độc lập và thống nhứt, CHÚNG TA không thích; CHÚNG TA thích làm anh hùng cướp chánh quyền. Rồi tháng 3/1949, Pháp trao trả độc lập và thống nhứt, CHÚNG TA cũng chê; CHÚNG TA muốn làm anh hùng đổ máu đánh Pháp để thế giới khen ngợi Việt nam.
1954, được nửa nước, CHÚNG TA vẫn chưa hài lòng. Máu anh hùng trong ta chưa dứt, theo lời dạy của Mao chủ tịch, ta mở trận CCRĐ vĩ đại, vừa được của vừa nhuộm thêm máu cho cờ hồng thêm tươi. Nhờ có Mác Lê Mao, máu anh hùng trong CHÚNG TA càng chảy mạnh, quyết lòng thi đua đánh Mỹ đánh ngụy cho cả thế giới nễ phục CHÚNG TA.
Năm 1973, CHÚNG TA xé bỏ Hiệp định Paris hoà hợp hoà giải, QUÂN TA anh hùng quyết giết dân Nam, chiếm cả giang sơn. Vừa được của vừa giết dân Nam cho lá cờ hồng bác Mao thêm tươi thêm đẹp.
Bây giờ TA ngồi đây hát ca với bầu rượu thú vui, TA khen TA anh hùng VĨ ĐẠI. TA tôn TA đỉnh cao trí tuệ loài người. Thế giới này bái phục Viêt nam, có ai bằng anh hùng VĨ ĐẠI. Qua cơn say, chợt hỏi:
Tháng Tư VĨ ĐẠI hay KHỐN NẠN?
Dân trả lời KHỐN NẠN người ơi
Khố rách, áo ôm
đi giải phóng
người no ấm
Thế giới này chỉ có CHÚNG TA thôi.
"Ta đánh đây là đánh cho Liên Xô,đánh cho Mẫu Quốc !..ý lộn,đánh cho Trung Quốc !..."
Xóa(lời Thánh nhân)
Đúng vậy!
XóaTA làm anh hùng tứ vô: Vô thần, vô gia đình, vô tổ quốc và VÔ tiền tức tiền vô như nước là TA hoan hô vô, vô.
Tôi cũng thường ngân nga hát bài này và tâm đắt nhất là câu "tuổi ba mươi mà ngỡ như trẻ thơ" thật trong trẻo và nên thơ. Hình ảnh anh lính này mặc dù ở "phía bên kia" nhưng trong bài hát thật dễ thương chắc có lẽ anh cũng không muốn cầm súng làm gì nhưng thời thế buột anh phải làm vậy.
Trả lờiXóaCảm ơn Nguyễn Thông nhé !
Chẳng có kẻ nào lại thích chiến tranh cả. Đó là sự hủy diệt sự sống. Trăng tàn hè phố thì đã sao?!? Đó là một hiện thực của thiên nhiên: Trăng lên, trăng tỏ, trăng tàn...Thế mà cũng quy kết để cấm người nghe những giai điệu và ca từ đầy mỹ cảm! vô học!(MĐ)
Trả lờiXóatoi thì nghĩ bài hát nhạy cảm ở chổ "sùng thù từ rừng sâu vẫn còn đó"...
Trả lờiXóaStalin chết ở tuổi 74. Liên Xô chết ở tuổi 74. Còn 7 năm nữa. Ta cố chờ xem.
Trả lờiXóaĐây là lời của một người từng là đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, từng nhiều lần xông ra lấp hố bom khi khói bom chưa tan ở tuổi 16 với huy hiệu Đoàn trên ngực, từng được đào tạo bài bản ở Liên Xô mười mấy năm trời.
Phí cả một đời. Bị lừa dối cả đời mà không biết. May mà vẫn có thể ngẩng cao đầu vì suốt đời là quần chúng.
Bài hát "Trăng tàn trên hè phố" tôi được biết đến khi còn nhỏ. Chỉ đến khi trưởng thành và có những trải nghiệm trong cuộc sống, ý thơ và giai điệu trong bài hát mới chợt hiện về và trở nên sinh động hơn bao giờ hết. Từ giai điệu cho đến ca từ đều hòa quyện và thể hiện một bức tranh tâm tư chân thật, chất phác như người lính tuổi 30 mà vẫn ngây thơ như đứa trẻ.
Trả lờiXóaTôi rất thích bài hát này, nhưng cũng có đôi chút ngỡ ngàng với câu hát "Súng thù từ rừng sâu vẫn còn đó". Vì trong bối cảnh ấy, từ "thù" ở đây đã vô tình hướng về phía những chiến sĩ giải phóng. Thật đáng tiếc, dẫu biết rằng cố nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ chỉ đơn thuần là viết nên ca khúc để thể hiện cho suy tư của những con người không chung chiến tuyến, và ông đã thể hiện một cách cực kỳ xuất sắc, nhưng để rồi bài hát sẽ rất khó được chấp nhận như một tuyệt phẩm công khai. Bởi lẽ đó, ca khúc sẽ chỉ có thể trở thành "để đời" trong tâm tưởng và tấm lòng mến mộ của những người yêu âm nhạc, những con người mà sẽ tìm thấy một điểm chung nào đó cho riêng mình từ giai điệu tuyệt đẹp của bài ca này.
là lính hay là dân ở bất kỳ quốc gia nào củng có tình yêu quê hương,tổ quốc của mình.nhất là tình yêu đó được thể hiện toàn diện bởi cuộc sống tự do,dân chủ thật sự...Phạm thế Mỹ là con dân miền nam,khi thấy quê hương mình bị quân thù miền bắc bắn giết người thân của mình,cướp bóc dày xéo quê hương mình,vì thế ông đã lên tiếng chỉ trích và gọi quân miền bắc là quân thù củng đâu có gì sai.thậm chí rất có tính nhân văn nữa.giãi phóng,thống nhất củng tốt.chỉ tiếc là.....
Trả lờiXóaNhư bài 'Ngày xưa đó'' mà Trường Vũ hay hát là bài phản chiến,bài VNCH.chính bài hát này đã đưa ca sĩ chế Linh đi tù và nằm trong danh sách ca sĩ bị cho là có tư tưởng chống nhà nước
Trả lờiXóaPhạm Thế Mỹ là cán bộ Việt Cộng nằm vùng
Trả lờiXóaKo quan tâm chính trị, phe phái, vàng đỏ....đây là bài hát cực kỳ hay... Cả chục năm nay tôi vẫn không hiểu từ lối gầy trong bài hát có ý nghĩa gì mà dùng tới 2 lần....vẫn có cảm giác ko có từ nào thay thế hay hơn từ lối gầy đó....
Trả lờiXóa