DẬY MÀ ĐI
Tố Hữu
Dậy mà đi! Dậy mà đi!
Đừng tiếc nữa, can chi mà tiếc mãi?
Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?
Đừng tiếc nữa, can chi mà tiếc mãi?
Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?
Huống đường đi còn lắm bước gian truân
Đây chưa phải trận sau cùng chiến đấu!
Thì đứng dậy, xoa tay và tự bảo:
Chỉ còn đây sức lực hãy còn đây!
Đây chưa phải trận sau cùng chiến đấu!
Thì đứng dậy, xoa tay và tự bảo:
Chỉ còn đây sức lực hãy còn đây!
Lòng không nghèo tin tưởng ở tương lai
Chân có ngã thì đứng lên, lại bước.
Thua ván này, ta đem bầy ván khác,
Có can chi, miễn được cuộc sau cùng
Chân có ngã thì đứng lên, lại bước.
Thua ván này, ta đem bầy ván khác,
Có can chi, miễn được cuộc sau cùng
Dậy mà đi, hy vọng sẽ thành công
Rút kinh nghiệm ở bao lần thất bại:
Một lần ngã là một lần bớt dại
Để thêm khôn một chút nữa trong người.
Rút kinh nghiệm ở bao lần thất bại:
Một lần ngã là một lần bớt dại
Để thêm khôn một chút nữa trong người.
Dậy mà đi, hỡi bạn dân nghèo ơi!
Tháng 5.1941
Dậy mà đi, hỡi bạn dân nghèo ơi!
Trả lờiXóaCó chiến thắng nào mà không mất mát
Sống sao đây khi mảnh đất không còn.
Tui nghe nói căn biệt thự của cố thi nhân ở thủ đô đã gả cho người khác lâu rùi,giá đâu tầm 7 triệu đô thì phải.Thật là ra tấm,ra món.
XóaGiảng dạy, nghiên cứu về thơ Tố Hữu nhiều, Bác Nguyễn Thông có biêt câu thơ:
Trả lờiXóa"Vui biết mấy khi nghe con học nói
Tiếng đầu đời con gọi Sta-lin"
được sáng tác năm nào không nhỉ???
Cám ơn Bác!
Ông này công nhiều mà tội cũng lắm. Ông đàn áp Nhân văn giai phẩm không biết khi sang thế giới bên kia anhy em văn nghệ sỹ có để cho ông yên không
Trả lờiXóaSùng bái lãnh tụ (kiểu: Ngày xưa đói rét tơi bới/ Có Người mới có được nồi cơm to), tô hồng chế độ (như: Miền Bắc thiên đường của các con tôi), gieo tắc ảo tưởng cho người dân (như: Đời hết kẻ sống lười ăn bám/ Đời của ai dũng cảm hy sinh/ Kiếp người lao động quang vinh/ Chúng ta là chủ của mình từ đây), là chủ đề chính trong thơ Tố Hữu, ngoài chuyện mô tả cảnh chiến trường thật hùng vĩ (Trường Sơn Đông nắng Tây mưa/ Ai chưa đến đó thì chưa biết gì), hoặc hình ảnh anh giải phóng quân quá vĩ đại (Kính chào anh giải phóng quân, con người đẹp nhất/ Tổ quốc hôn anh, chàng trai chân đất/ Sống hiên ngang bất khuất ở trên đời). Ta có thể thông cảm với ông về nội dung cần tuyên truyền trong thời điểm bấy giờ, nhất là ở cương vị một người lãnh đạo văn hoá văn nghệ như ông. Nhưng ta không thể chấp nhận thứ thơ thiếu nghệ thuật và xa rời thực tế, nhất là thái độ đối xử nhẫn tâm đối với những văn nghệ sĩ đã có nhiều đóng góp cho nghệ thuật như ông (kể cả Phùng Quán, cháu ruột ông). Cho nên, chẳng việc gì phải ca ngợi một con người đã hưởng quá nhiều vinh quang nhưng thiếu tính nhân văn như ông ta. Nên thương cái thân phân bèo bọt, đầy khổ đau của chúng mình, ông Thông ạ!
Trả lờiXóaVă Trường Lưu
Chẳng có gì đáng ca ngợi ông ta cả. Ý tưởng thơ nghèo (ngoài chuyện sùng bái lãnh tụ, tô hồng chế độ, gieo rắc ảo tưởng về một cuộc đời lý tưởng cho nhân dân, nhất là thanh niên). Nghệ thuật thơ cổ lỗ, thiếu sáng tạo. Ngoài ra, trên cương vị lãnh đạo văn hoá- văn nghệ trong nhiều năm, trong khi bản thân hưởng quá nhiều vinh hoa phú quý, ông ta đã hết sức nhẫn tâm đối với đồng nghiệp, kể cả những người có nhiều đóng góp cho cách mạng. Đừng nên tôn vinh một con người như vậy, ông Thông ạ.
Trả lờiXóaGạt TH, gạt chuyện tầm phào trong những bài thơ bợ đít của TH, gạt mọi vấn đề khác sang bên đi, chỉ cần mọi dân nghèo thuộc và làm theo bài "dậy mà đi" là đủ.
Trả lờiXóa