Số phận của đại biểu quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến sẽ đi đến hồi kết như thế nào, việc đó còn phải chờ “chiếu chỉ” của quốc hội. Dù vậy, qua một số quy trình vừa thực hiện ở địa phương và kể cả trung ương, có thể dự đoán vị đại biểu này rất có thể “đứt gánh giữa đường”.
Nếu không còn là nghị viên, trước hết đó là nỗi buồn của bà Hoàng Yến. Nhưng cử tri nói chung và nhất là người dân Long An tự dưng có thêm nỗi buồn, trong khi cuộc sống đang rất cần có thêm niềm vui và lòng tin. Kể cả quốc hội khóa 13 cũng chẳng hay ho gì khi đưa ra thảo luận và đi đến quyết định còn hay mất tư cách của một vị đại biểu.
Với cử tri, ngoài nỗi buồn, họ còn bị oan. Vâng, trong vụ việc này, gánh nặng nỗi oan tự dưng vô cớ ập đến với người bỏ phiếu, trước hết là cử tri tỉnh Long An.
Về mặt pháp lý, cử tri quyết định người trúng cử đại biểu quốc hội (cũng như đại biểu hội đồng nhân dân các cấp). Bầu ai, gạch tên ai, dó là quyền và công việc của người dân khi đi bầu cử. Thế hệ chúng tôi đã từng làm nghĩa vụ công dân từ thời Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bà Yến cũng như bất cứ người nào, sẽ không trở thành đại biểu quốc hội nếu không đủ số phiếu do cử tri bầu. Về mặt này mà nói, đại biểu quốc hội đúng là của dân, do dân. Của dân bầu, do dân bầu.
Về mặt pháp lý chẳng có gì phải bàn cãi. Nhưng, vấn đề đáng nói là ở cái nhưng này đây. Cái logic hình thức (ngoại biên) đúng là như vậy. Thực chất của vấn đề chưa hẳn đã vậy. Cử tri bị oan là ở chỗ này.
Khi đi bầu cử, số đông cử tri ở trong tình trạng chỉ biết loáng thoáng về người được chọn lựa. Tiểu sử vắn tắt, đọc qua đều thấy sáng ngời. Giá như trang bị kính hiển vi hiện đại nhất cũng không nhìn thấy khuyết tật, sai phạm của người có trong danh sách đại biểu. Hồ sơ ghi thiếu hay thừa? Tại sao ghi thêm hoặc bớt đi? Cử tri làm sao biết được. Đưa 5 bầu 3. Đưa 3 bầu 2. Cử tri chỉ được giơ lên đặt xuống trong số đó. Hồ sơ của đại biểu đúng hay sai? Việc đó trở thành bài toán vô nghiệm đối với cử tri. Cầm lá phiếu bầu cho đại biểu cố ý gian lận (nếu có) như thế không chỉ bị oan mà còn là bi kịch trong trò bầu bán.
Trong các kỳ bầu cử đều có hội đồng bầu cử. Cả nước có hội đồng bầu cử trung ương. Từng địa phương có hội đồng bầu cử của địa phương. Bầu cử giống như một cuộc thi. Hồi đồng bầu cử, về thực chất, như là ban giám khảo. Sinh ra hội đồng bầu cử là để “giám định” mọi mặt của người đại biểu cả trong cuộc sống thường ngày cũng như trong hồ sơ lý lịch. Hội đồng bầu cử là và phải là bộ lọc tinh khiết đưa đến cho cử tri những “sản phẩm” hoàn hảo để họ lựa chọn nhân lực cho bộ máy quyền lực cao nhất của đất nước. Xảy ra sai phạm (nếu có) tầng nấc phải chịu trách nhiệm trước hết và cơ bản chính là hội đồng bầu cử. Nếu cười trừ cho qua, đổ vấy sai phạm cho cử tri; nếu hành xử kiểu đó thì hóa ra cử tri trở thành nạn nhân. Lập luận phản biện thế thôi, thực ra tôi vẫn tin sẽ không xảy ra cách hành xử mất lòng tin như thế.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến là doanh nhân có tầm cỡ. Doanh nhân lớn lên trên thương trường, va chạm nhiều, rủi ro lắm. Trên thương trường, bà là người từng trải, nếm trải đủ loại va vấp. Sóng gió tình trường cũng không loại trừ bà. Bây giờ đến lượt chính trường thử sức chịu đựng của bà. Sự vĩ đại của con người là sau khi vấp ngã, tự đứng dậy và đi tiếp. Phật đã khuyên dạy như vậy. Lời của phật chắc đã thấm vào máu của doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến.
Va vấp của bà Đặng Thị Hoàng Yến chỉ ở mức 1 tảng đá. Va vấp của ông Chu Dung Cơ là 1 quả núi. Thế mà ông Chu Dung Cơ đã vượt qua, trở thành vị thủ tướng nổi danh vào loại bậc nhất của đất nước Trung Hoa thời hiện đại. Tư cách đại biểu quốc hội có thể không còn. Nhưng con đường doanh nhân vẫn là đại lộ đối với bà Yến.
Bá Tân
Bác Thông ơi, trước đây mấy thằng sĩ quan trẻ chúng tôi thường gọi là đi bỏ phiếu chứ không gọi là đi bầu cử vì bao giờ chúng tôi cũng được "gợi ý" trước là cần gạch ai, để ai. Dù mấy chục năm đã qua nhưng cung cách vẫn như vậy, rất kiên định và không có gì thay đổi.
Trả lờiXóaĐúng rồi, nhà cháu cũng toàn đi bỏ phiếu, nhưng ông Bá Tân viết vậy nên nhà cháu cứ để nguyên. Mà nào có bầu biếc gì, toàn những người do họ chọn trước ấy mà.
XóaCách em đi bỏ phiếu thì cực kỳ đơn giản. Sáng ngày bầu cử thì việc đầu tiên là nhanh nhanh đi bỏ phiếu, xong về còn làm xe ôm chở vợ đi chợ (về muộn thì vợ nó la cho cũng chết). Vì vậy, em cứ gạch 2 người có tên ở cuối danh sách bỏ phiếu. Nghĩ lại, nhiều khi cũng oan cho mấy cô bác ứng cử viên có tên vần cuối bảng chữ cái (T, U, V, X, Y, Z). . . như em Yến!
Trả lờiXóaQuốc hội Việt nam, nói cho chính xác chỉ là một thứ cây cảnh, để cho đẹp đội hình mà thôi, chẳng có tích sự gì. Bằng chứng vụ Vinashin, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đề nghị Quốc hội đình chỉ chức vụ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để Quốc hội điều tra, ông Nguyễn Sinh Hùng tuyên bố thẳng thừng trước Quốc hội rằng: Vụ Vinashin Bộ chính trị quyết định không kỷ luật ai. Năm nay tôi 65 tuổi rồi, đi bầu cử QH quá nhiều lần rồi, nhưng nhà máy của tôi họ nói: bầu nó cũng trúng, không bầu nó cũng trúng, cứ gạch bừa đi, ko cần biết ứng viên là ai. Cử tri cũng chẳng biết tên đại biểu của mình là gì, nói chung bầu cử ở VN là một trò hề mà thôi.
Trả lờiXóaĐối với chị Hoàng Yến, hoàn cảnh gia đình như vậy, đã có thời gian làm hành chính như vậy mà rũ bỏ để trở thành Chủ tịch tập đoàn Tân Tạo. Là người đã từng làm Giám đốc DN tôi kính phục chị. Nhưng chị HY nhầm vì cho rằng chính trị cũng như kinh tế, đấy là sai lầm của chị. Mưu mẹo ở thị trường khác mưu mẹo ở chính trường. Việc chị đắc cử nhị sỹ thôi ta không bàn, vì nó cũng chỉ là danh hão mà thôi. Chị hãy phát huy khả năng của mình mà làm cho Tập đoàn Tân tạo thật vững mạnh và phát triển bền vững. Đấy là của chị và cái đóng góp ấy chính là đóng góp nhiều nhất cho Tổ quốc. Chính trị dù có đạt tột đỉnh cao sang như Gadaphi, như Mubarac, như Xeauxexcu, hay như Mao Trạch Đông cũng bị người đời nguyền rủa mà thôi. Những người như Bilgate, như Steven Job nhân laoij sẽ mãi biết ơn, ghi nhơ họ. Hãy đứng dậy và đi tiếp Hoàng Yến.
Tại sao khi bầu thì lấy ý kiến cử tri mà khi bỏ thì lại không lấy ý kiến của cử tri nhỉ?Ít ra muốn làm thế thì cũng phải có người đứng ra xin lỗi cử tri vì đã không làm tròn trách nhiệm về nhân thân của đại biểu đó,làm mất thời gian và công sức của dân chứ.Ai giới thiệu,ai kiểm tra hồ sơ không lẽ vô sự sao?
Trả lờiXóa"Va vấp của bà Đặng Thị Hoàng Yến chỉ ở mức 1 tảng đá. Va vấp của ông Chu Dung Cơ là 1 quả núi. Thế mà ông Chu Dung Cơ đã vượt qua, trở thành vị thủ tướng nổi danh vào loại bậc nhất của đất nước Trung Hoa thời hiện đại. Tư cách đại biểu quốc hội có thể không còn. Nhưng con đường doanh nhân vẫn là đại lộ đối với bà Yến".
Trả lờiXóaBác Bá Tân này hóm quá đi mất, ai lại lấy ông Chu bên Tàu so với cô Đặng bên ta. So sánh thế khác nào "bì phấn với vôi". Hơn nữa, bác Bá Tân xem ra chưa thuộc câu "dậu đổ bìm leo", Nghị Yến mất ghế, mất thế, mất "mấy anh chống lưng"... thì sự nghiệp kinh doanh của Yến có khi cũng "tẻo". Cứ xem cách Yến cười, cách hành xử "cậy tiền, cậy quyền" của Yến, mẹ này cũng chẳng phải danh giá, nết na gì.
Nhưng dẫu sao, Oan cho dân tôi lắm thì vẫn đúng muôn đời.
Mấy cái vụ bầu cữ ai không biết là giả trá (ra vẽ dân chủ).
Trả lờiXóaDân chủ cái con khỉ mốc xì !
Lần nào bị bắt phải đi gọi là bỏ phiếu tôi toàn nhờ người trong nhà bỏ dùm vì tôi rất xấu hổ khi biết mình bị lừa, mọi người bị lừa ( Ai cũng biết nhưng không ai mở miệng... vì họ...sợ đủ thứ!)
đân Việt ta ngu nghe xúi bẩy đi bầu cử giả hiệu nên hùng hục đi để cho một bọn người xỏ xiên hãy tiến lòe thế giới rằng họ là đại diện cho Việt Nam. Tỉnh ngộ mau mau!!!!!!!!
Trả lờiXóaNước ta dân chủ gấp vạn lần các nước dân chủ.
Trả lờiXóaMình kô có kinh nghiệm bầu bán của nước Việt vì hồi đó chưa đủ tuổi. Tuy nhiên, với cái bọn tư bản dãy chết thì quả thật anh dân đen như mình đôi lúc cũng oai ra phết, tỷ dụ như năm nay là năm bầu cử ở Mỹ. Dẫu biết phiếu mình chỉ là 1 con số nhỏ nhoi, nhưng mình vẫn luôn đi bầu dù cho kết quả người mình chọn không đắc cử mình vẫn không buồn.
Trả lờiXóaỞ Mỹ, ngày bầu cử chung kết là thứ 3 ngay sau thứ 2 đầu của tháng 11; nghĩa là, sớm nhất là ngày 2 và trễ nhất là ngày 8 tháng 11. Lúc đầu, mình đi bầu ngay sau khi đi làm về: 5g tan sở, ghé ngang phòng phiếu gần nhà khoảng 6g, loay hoay mươi lăm phút là xong. Đầu tháng 11 thời tiết ở nam Cali cũng bắt đầu se lạnh nên sau này mình lười đi đến thùng phiếu. Thay vào đó, mình bỏ phiếu qua bưu điện. Cứ cỡ 1 tháng trước ngày bầu cử, phiếu khiếm diện được gởi tới nhà cùng với phong bì có in sẵn địa chỉ; mình chờ 1 ngày đẹp trời ngồi hí hoáy chọn rồi bỏ theo thùng thơ trước nhà. Xong!
Bỏ phiếu khiếm diện cũng có cái hay, cái dở của nó:
hay:
1) không phải đến phòng phiếu
2) không phải chờ đến ngày bầu cử
3) thong thả: nhiều giờ để chọn lựa
4) dù phải đi công tác xa, mình cũng không bị hụt phần phiếu
dở:
1) bớt đi phần nào cái cảm giác cửa chủ nhân ông: này tôi bầu cho bác đấy nhá, liệu mà làm cho được việc kẻo phí công tôi bầu cho bác
2) tốn mất 43 xu (gần VNĐ10K) tiền tem dù chạy xe tới phòng phiếu cũng tốn tiền xăng nhưng hỏng kể, hìhì
Tóm lại, mình không nịnh đất nước này vì nó cũng chưa hoàn hảo, nhưng quả thật trên phưong diện bầu bán thì mình thật thích dù nó cũng có những mặt trái khác như bất cứ 1 đất nước nào trên thế giới. Các ứng cử viên luôn phải ve vuốt và chiều lòng tất cả cử tri (aka người dân) để kiếm phiếu mặc dầu chỉ hơn 60% công dân Mỹ đầu phiếu. Lấy tỷ dụ như gần đây, anh Ô Ba nhà mình cũng đang sốt vó lên vì giá xăng dầu tăng ở Mỹ dù giá hiện tại cũng chỉ khoảng VNĐ22K/lít (hay $4/gallon) trong khi lương tối thiểu ở Cali là khoảng hơn VNĐ160K/giờ (hay $8/giờ.) Sợ chứ! Năm cần phiếu mà mấy đứa đại gia nó giật giây cho xăng lên làm dân cứ nhè ông tổng thống mà cho là bất tài.
Hy vọng 1 ngày nào đó mình được nghe 1 cử tri Việt chia sẻ cảm giác đích thực của “chủ nhân ông/bà.”
Phải có một Đặng Thị Hoàng Yến để lịch sử QH Việt Nam ghi nhận lại một điều
Trả lờiXóarất hài hước, đó là ra khỏi đảng là chuyện bình thường nhưng vào thời
điểm 2012 lại trở thành kẻ tội đồ, bị người ta ném đá như
người dàn bà ngoại tình trong Kinh thánh Cựu ước.
Chuyện còn lại ngày mai trên báo chí, dư luận và công quyền, nó sẽ diễn tiến như nó phải diễn tiến. Cơn sinh nở của xã hội dân chủ
như cơn đau đẻ của người đàn bà. "Cửa hạnh phúc đầy tiếng rên la". Để
có được đứa con dân chủ thì đất nước phải trả giá bằng tiếng khóc và
máu từ "cửa mình" của dân tộc.
Quyền con người là giá trị phổ quát mà toàn nhân loại tôn
lên làm giá trị hàng đầu. Nếu như quyền đó không được bảo vệ thì làm
Đại biểu Quốc Hội hay làm bất cứ ngành nghề gì khác cũng chỉ là vô nghĩa,
bởi vì con người sẽ bị xâm phạm đến nơi sâu thẳm nhất, đó chính là
phẩm giá. Con người hạnh phúc hay không, có làm được điều gì cho đất nước, cho dân tộc, không phải là nhiều tiền hay quyền
thế, mà được tôn trọng phẩm giá.
Samurai Nhật Bản có một câu: "Chiều hôm qua một đạo quân không làm tôi
sợ. Tối hôm nay tôi sợ bóng mình". Nếu như mình không làm điều gì có
lỗi với thiên lương thì không sợ ai cả. Kể cả thế giới lên án.
Giê Su xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại. Thế mà loài người
lại đóng đinh ngài trên cây thập giá. Mắng chửi, bêu rếu, đi suốt 12
chặt đường đẫm máu cho đến khi treo trên đỉnh đồi Golgotha. Đại đệ tử
của ngài là Phê Rô sợ hãi chối chúa, nói rằng không phải là học trò
của ngài để khỏi bị liên can. Yu Đa bán ngài chỉ với ba mươi đồng
bạc.Trên 12 chặng đường thập giá đó, chỉ có một người đàn bà đến lau
mặt cho ngài. Người đó tên là Madalina - một người làm nghề gái điếm
lúc bấy giờ, không biết ngài là ai. Hóa ra, nhân cách và bản lĩnh của
một cô gái điếm còn hơn cả thánh Phê Rô.