Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Bác Huân và báo Văn nghệ

Dù ít quan tâm đến Hội nhà văn Việt Nam dưới triều đại Hữu Thỉnh, nhất là vừa rồi họ lại đứng ra tổ chức những cuộc hội thảo tâng bốc rất vô bổ, một chiều, phản khoa học với sự tham gia của nhiều nhà xu nịnh nhưng, nói của đáng tội, nhà cháu vẫn đọc báo Văn nghệ (trung ương) đều đặn. Thế mới chết, lý ra phải "rằng yêu thì bảo là yêu/không yêu thì nói một điều cho xong", vậy mà nhùng nhằng mãi. Cũng tại mình còn tí men văn nghệ trong người. Nhớ hồi tết xa ngái, lúc còn bé học cấp 1, bu mình giao cho trông nồi luộc bánh chưng tết, mình mê đọc tờ báo văn nghệ quá quên châm thêm nước, cháy mất cái nồi đồng điếu, năm ấy cả nhà ăn tết kém ngon.

Còn mê tờ Văn nghệ, có nhẽ một phần nó đang do bác Nguyễn Trí Huân cầm trịch. Bác này hiền, chỉ chuyên chú chuyện văn chương, dường như không thích chường mặt ra những chốn ồn ào khoe mẽ phô trương như bác Thỉnh, chú Thiều. Nhớ hồi nẳm, Xuân Ba rủ mình đến văn phòng đại diện báo Văn nghệ tại Sài Gòn chơi. Bác Nguyễn Duy thì mình biết rõ, đồng môn, ở đất này anh em thỉnh thoảng gặp nhau, nói chuyện với bác Duy khoái củ tỉ, nhiều thứ hay ơi là hay. Người chủ nhà Duy đang bận rộn tiếp khách, điểm mặt thấy có GS Tương Lai, nhà báo Thế Thanh, Thúy Nga, mấy chị bên Fahasa, và một bác cứng tuổi. Thằng Ba hỏi mày có biết ai đây không, mình thẹn ếch ngồi đáy giếng có mấy khi được giao du với các nhân
vật tiếng tăm đâu mà biết. Nó giới thiệu, anh Nguyễn Trí Huân, nhớ nhé. Mình à một tiếng, em chào anh, giờ em mới biết anh nhưng em đã đọc của anh khá nhiều, nào Năm 1975 họ đã sống như thế, Mùa chim én bay... Bác Huân nhè nhẹ gật đầu, được được, chú nhớ thế anh mừng vì vẫn còn có người đọc mình. Suốt buổi chỉ thấy bác ấy nghe người khác nói, nhất là hai bác Tương Lai và Nguyễn Duy hăng lắm. Bác Duy kể chuyện sang Pháp thế nào, gặp Madeleine Riffaud ra sao, bà quan hệ với ông Nguyễn Đình Thi ra sao, còn bác Tương Lai (mình gọi thành bác Future) nhắc lại hồi về Thái Bình điều tra xã hội học sau vụ nổi dậy Thái Bình năm 1997. Tuyền chuyện hay, mình cứ há hốc mồm ngồi nghe. Thằng Ba phải vả cho một cái, mình mới tỉnh, hì hì.


 Bác Nguyễn Trí Huân và cu Xuân Ba (tháng 7.2008). Thông chụp



 Hai bác Tương Lai và Nguyễn Duy kể quá nhiều chuyện hay (tháng 7.2008). Thông chụp


Từ cái đận ấy, mình quý bác Huân, con người hiền hậu, ít đua tranh co kéo với đời. Chỉ có điều từ năm 2006 bác từ Văn nghệ quân đội về làm tổng quản tờ báo Văn nghệ trung ương, nó cũng có nhúc nhích, nhưng chỉ hơn hồi chánh tổng Hữu Thỉnh chút chút, chứ chưa tạo sự đột phá nào. Kể cũng khó, phải gặp thời, lại phải có bản lĩnh, lâu lắm mới có được một Nguyên Ngọc và Văn nghệ thăng hoa như dạo những năm cuối 80.

Hôm nay thì cảm nhận đã khác đi. Hình như bác Huân đang muốn làm cái gì đó cho Văn nghệ. Bằng chứng là đọc tờ Văn nghệ số 34 ra ngày 25.8 thấy hay hơn hẳn. Và tuyệt vời bài bút ký của nhà văn Ngọc Bái, Đồng hành cùng ký ức. Đã lâu lắm mình mới được chìm vào một tác phẩm hay, cảm động như thế. Rất chân thực, sâu tình người. Em xin cám ơn bác, bác Ngọc Bái ạ. Em cũng xin cám ơn bác Huân. Giá không phải bác, mà là người khác cho in nhưng biên tập tròn trịa cái bút ký này thì nó sẽ chẳng để lại ấn tượng gì.


Đây là bản chụp lại 2 trang bài bút ký Đồng hành cùng ký ức của nhà văn Ngọc Bái trên báo Văn nghệ


Điều đáng tiếc nhất, cho đến giờ mang danh là tờ báo văn nghệ trung ương, lâu đài đền thánh của nhà văn nhà thơ cả nước nhưng báo Văn nghệ vẫn chỉ nhõn ấn bản giấy (mà nghe nói số lượng in rất hạn chế vì ít người đọc, ở miền Nam tìm được tờ báo này như đáy bể mò kim), không có bản điện tử, quen gọi là oép-sai (website). Chắc chả phải chuyện ngân sách hạn hẹp, vì nhà nước có thiếu thốn đến mấy cũng chẳng để Hội nhà văn phải chịu thua chị kém em. Nào có bao nhiêu cho việc thiết kế trang báo điện tử, thậm chí chỉ cần hô lên một tiếng các doanh nghiệp lại không xung phong tài trợ ầm ầm ấy lị. Thế thì do cái gì. Sợ có bản điện tử thì không ai mua báo in chăng? Nếu vậy nhầm to. Có web nhiều người biết đến báo Văn nghệ, người ta càng đổ xô mua báo giấy (nếu nó hay). Gì chứ, có thể đọc báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên... qua internet rồi thôi chứ với báo Văn nghệ, phải được cầm tờ báo in mới thích, mới đúng điệu. Không sợ mất bạn đọc đâu. Website sẽ làm tăng số lượng bạn đọc báo giấy chứ không phải kéo giảm, mình chắc như vậy.

Một tờ báo có bề dày lịch sử như thế, từng vang bóng nhiều thời như thế, vẫn chủ trương đổ bê tông khung thành, xa lạ với công nghệ thông tin, kể cũng lạ.

29.8.2012
Nguyễn Thông

13 nhận xét:

  1. Nguyễn Đình Cửlúc 23:12 29 tháng 8, 2012

    Hồi còn ỏ Hà nội ,cứ thứ 5 là mình ra sạp báo ở hè phố Dại la mua tờ VĂN NGHỆ .Báo ra thứ 6 nhưng thứ 5 đã có bán .Bây giờ ở Sài gòn ,đúng như Nguyễn Thông nói ,khó kiếm tờ Văn nghệ quá .Vẫn nhớ dòng chữ VÌ TỔ QUỐC ,VÌ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI duy nhất của tờ báo này .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em rất mừng là bác vẫn kiên định với lý tưởng chủ nghĩa xã hội, với lý tưởng chủ nghĩa cộng sản . Đất nước ta sẽ nhất định tiến lên chủ nghĩa cộng sản với những người cộng sản kiên định như bác . Với những người cộng sản kiên cường như bác, chắc chắn bọn tư bản sẽ phải run rẩy quỳ mọp xuống để xin tha tội .

      PS: ai nói tư bản đã xây dựng xong chủ nghĩa xã hội và đất nước mình chỉ cần tiến lên tư bản là chứng minh đúng câu nói hài hước "chủ nghĩa xã hội/cộng sản là con đường dài nhất, cong queo nhất, tốn kém nhất, và vì thế, dại nhất để đi lên tư bản"

      Xóa
  2. Tui chỉ mua báo VN, không mua báo nào khác. Tui phải ra phố tìm mua vì nhà tui ở trong một ngõ nhỏ ở Hanoi,có một quầy báo nhỏ bán đủ các loại báo nhưng không có báo VN,các loại báo của Hữu Ước thì rất nhiều.
    Tuy vậy chỉ thỉnh thoảng mới đọc được một bài minh thich, nhiều khi rất bực mình vì nhiều truyện ngắn, nhiều bài thơ quá dở,và một chi tiết nhỏ về trình bày làm tui khó chịu là tờ báo này rất hay đóng khung đen, có lần tui thấy đóng khung đen ảnh và bài của Trần Đăng Khoa tui tưởng TĐK chết.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hi hi, bác tinh thật đấy. Đúng là như vậy.

      Xóa
    2. Thực tế , nhiều người trong số họ cũng đã " chết " trong lòng bạn đọc rồi , dù ngoài đời họ vẫn sống sờ sờ và thỉnh thoảng cũng chường mặt lên các phương tiện truyền thông đại chúng !

      Xóa
    3. Người chết đi đằng trước...
      Người sống đi đằng sau...
      Một lũ lau nhau vừa mếu vừa khóc...Hề...hề...
      Bây giờ đọc báo giấy chán vô cùng , lên mạng xem vài tờ vietnam nát , tàu nhanh, dân trí thấp cao...trang nào cúng na ná, nên chỉ đọc Blog, lại còn được mở miêng nói dăm ba câu cho đỡ tăng xông, chờ lên thiên đàng XHCN...Hề...hề

      Xóa
  3. Bạn Nặc danh 01.56 ơi ,tôi lại nghĩ rằng ông Nguyyễn đình Cử nhăc lại dòng chữ VÌ TỔ QUỐC ,VÌ CNXH của báo Văn nghệ với ý châm chích đấy .Không biết Nguyễn đình Cử có là em hay con ông NGUYỄN ĐÌNH THInhỉ ?Thi với Cử ?

    Trả lờiXóa
  4. Cựa quậy téo thôi chứ báo VN phải thôi bú và (được) mớm thì mới lớn được. Sự hỗ trợ XH cho các hội đoàn VHNT vật chất tiền bạc là cần nhưng tuyệt đối không thể chỉ đạo;bởi tư tưởng hàm chứa trong nghệ thuật (văn thơ họa nhạc điêu khắc...) vốn dĩ là tự do, :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính xác. Nhưng khổ nỗi rất nhiều nhà văn ta chỉ thích bị áp bức, trói buộc. Họ sợ tự do.

      Xóa
    2. Bác Thông yêu quý: Thế bác có sợ tự do không?

      Xóa
  5. tôi biết nhiều nhà văn VN tính đảng cao lắm ,nhất là ở các tỉnh lẻ ,tất nhiên tính văn chương của các vị ấy vì thế mà chẳng có gì .

    Trả lờiXóa
  6. Cụ Xuân Ba trông đẹp trai ra phết, thế mà con gái K17 không đứa nào yêu. Bây giờ thấy tiếc quá.
    TTS - K17

    Trả lờiXóa
  7. Báo Văn nghệ có dự kiến ra bản điện tử từ tháng 8/2009 nhưng vì cán bộ của báo đều yếu về công nghệ nên kg làm nổi, rồi sau đó chìm xuồng luôn, chắc chị Hồng (Trinh Bảo) bận chăm bác Tổng BT quá

    Trả lờiXóa