Năm nay, Đinh Dậu 2017 nhuận những 2 tháng sáu nên tháng bảy tới trễ. Với người trần thế dương gian, nhuận vậy chứ nhuận nữa cũng chả sao, vẫn làm việc ăn uống vui chơi, nhưng với cõi âm thì khác. Theo quan niệm của các cụ ngày xưa, tháng bảy ta (âm lịch) là tháng của vong, của thế giới phần hồn, nên năm nào có tháng nhuận sẽ bắt các vong phải chờ đợi ngày mà họ mong mỏi: ngày được xá tội vong nhân (diêm vương tha tội cho vong hồn, cho người cõi âm) mỗi năm chỉ đúng một ngày. Ngày ấy trúng vào rằm tháng bảy.
Xứ ta nằm trong vùng văn hóa phương Đông, nơi chịu ảnh hưởng sâu nặng của văn hóa Trung Hoa, cả phong tục, tập quán, lễ lạt, đời sống tâm linh, nghi thức cúng bái… nên dường như thời xưa người Tàu có gì thì ta cũng có thứ ấy. Đủ các thứ tết, từ đầu năm tới cuối năm, nào là tết Nguyên đán, tết Thanh minh, tết Đoan ngọ, tết Trung nguyên, tết Trung thu, tết Táo quân…, rồi thì mùng một (đầu tháng), ngày rằm (giữa tháng) đều cúng kiếng, thắp hương kính cẩn. Tết Trung nguyên tức tết cúng rằm tháng bảy. Còn tại sao gọi là Trung nguyên, hồi tôi còn bé có nghe thày (bố) tôi cắt nghĩa, nhưng giờ quên rồi, chỉ nhớ 3 ngày rằm trong năm ứng với 3 “nguyên” là rằm tháng giêng (thượng nguyên), rằm tháng bảy (trung nguyên) và rằm tháng mười (hạ nguyên). Cùng gắn với cúng rằm tháng bảy là lễ báo hiếu (cha mẹ) có tên chữ lễ Vu lan, vào dịp này con cái thường bày tỏ sự biết ơn, tưởng nhớ đến hai bậc sinh thành mình đã khuất. Hồi tôi mới vào miền Nam sau 1975 được nghe bài hát Bông hồng cài áo của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, lời phổ từ bài thơ của nhà sư Thích Nhất Hạnh, thật hay và cảm động, sau mới biết cứ mỗi tháng bảy ta, nhất là dịp cúng rằm tháng bảy hằng năm người ta thường hát bài này.
Người xưa bảo “phú quý sinh lễ nghĩa”, tôi sống trải qua thời loạn lạc, nghèo khó nên nghiệm ra thật đúng. Suốt tuổi thơ ở miền Bắc, những lễ tết kia tôi đều biết nhưng có cảm giác người dương gian chỉ làm cho có bởi không thể không làm. Đời sống tâm linh có cái gì huyền bí lắm, trời phật, thánh thần, tổ tiên, hồn vía vong nhân luôn ở bên người sống, chả dám xao nhãng, nhưng bày vẽ hoành tráng thì không thể. Đơn giản là nghèo. Nuôi cái thân sống còn chưa xong, tự nghĩ chắc các đấng bậc siêu linh cũng thể tất mà tha thứ.
Bu tôi ít học nhưng sinh ra trong gia tộc nền nếp, lại có người chồng (tức thày tôi) dính tí nho học, nên rất nghiêm cẩn việc cúng bái. Phong tục ở miền Bắc không cúng mùng một, chỉ cúng rằm. Rằm nào cũng vậy, bu tôi lại nhắc thày tôi nấu chõ xôi nhỏ đơm được vài đĩa, hoặc đơn giản hơn là nấu nồi cơm nếp, mua nải chuối, có khi thịt cả con gà đem luộc, bày lên bàn thờ, kính cẩn thắp hương mời thánh thần, tổ tiên, ông bà cha mẹ về hưởng và phù hộ cho con cháu. Suốt tháng, quanh năm ăn uống kham khổ nên mấy chị em tôi đứa nào cũng mong mau đến rằm. Có năm bu tôi lên nhà thím Nụ mua chuối, lúc về kể thím vừa bị bỏng, thì ra thím thường rấm chuối trong cái chum sành lớn, bỏ cục đất đèn vào cho nóng, chuối mau chín. Buổi tối thím mở cóng xem chuối đã chín chưa để mai bán cúng rằm, ai ngờ sơ sẩy quên mất có đất đèn, vừa đưa cái đèn dầu hỏa vào soi, khí đá bốc lên cháy phụt, cháy hết cả tóc tai mặt mũi, sau chữa mãi mới khỏi.
Thích nhất là dịp cúng rằm tháng bảy. Rằm này của người lớn, còn rằm tháng tám của trẻ con. Rằm tháng bảy thường làm cỗ to hơn mọi rằm, chỉ kém tết Nguyên đán. Thời ấy người ta truyền tụng nhau câu “Cả năm có một rằm tháng bảy”, tôi tham ăn nên cứ phăng ra chắc người đời cho rằng cúng rằm tháng bảy là to nhất, về sau đọc cuốn Việt Nam phong tục của cụ cử Phan Kế Bính mới vỡ lẽ chỉ có rằm đó các vong cõi âm mới được tha tội cho về nơi trần thế, người trần phải tranh thủ cúng kiếng, cung cấp thực phẩm, đồ dùng cho vong lấy đem về âm phủ có cái mà dùng dần.
Rằm tháng bảy, hợp tác xã thường xem có con trâu nào già, không kéo cày được nữa thì thịt, bán cho xã viên. Hầu như chỉ rằm tháng bảy mới được ăn thịt trâu. Có năm thày tôi mua được gần ký, sai tôi sang làng Phương Đôi kế bên mua rau cần (làng này nhiều ao trũng, trồng rau cần quanh năm), đem về xào với thịt trâu. Món thịt trâu xào rau cần bám chắc khừ vào trí óc tôi mỗi khi nhớ về rằm tháng bảy.
Thời ấy, rằm tháng bảy tiếng là cúng to nhưng cũng chỉ làm một mâm, có thêm chút thịt cá, món này món nọ, cúng xong cả nhà quây quần ăn uống chuyện trò. Thày tôi khéo tay nấu nướng, còn bu tôi mải lo vòng ngoài gạo nước rau cỏ lợn gà. Đám con chỉ biết ăn rồi khen ngon. Sau này nhớn lên nghĩ lại biết thương thày bu thì thày bu đã già, rồi quy tiên, mình chả có dịp đền đáp cho trọn đạo làm con. Bài hát Bông hồng cài áo của Phạm Thế Mỹ-Thích Nhất Hạnh chỉ nói về mẹ, chứ thực ra phải nhớ đến cả hai bậc sinh thành.
Chả biết ai thế nào, chứ trong lòng tôi lúc nào cũng nhớ về thày bu tôi, chả cứ gì phải đến dịp rằm tháng bảy, lễ Vu lan.
Nguyễn Thông
Anh Thông ơi, thế thì bà con Thiên chúa giáo thiệt quá nhỉ, không được diên vương Ân xá.
Trả lờiXóaThật là U MÊ hết nói!!!
Có 1 chuyện vui thời còn mồ ma Liên Xô, là Các Mác & Lê Nin khi xuống dưới đó đã làm cách mạng dưới âm phủ, lật đổ Diêm Vương & biến âm phủ còn tệ hơn âm phủ dưới thời Diêm Vương, giống như Liên Xô trên dương gian . Nên dân Liên Xô có chết cũng chả trốn đi đâu được .
Trả lờiXóaLiên hệ tới bản di chúc Cụ Hồ, Cụ mong muốn sau khi nghe bài dân ca Trung Quốc sẽ xuống gặp Các Mác & Lê Nin . Nói nhỏ các bác cái lày, các cụ Mác Lê rất khó tính về tính Cộng Sản . Các bác trí thức cứ bịa ra Cụ Hồ nhà mình không phải Cộng Sản chân chính mà chỉ là chân phụ hoặc chân trong chân ngoài, xuống cõi Mác Lê sẽ bị 2 ông ý đì sói trán, nevermind, -Cụ Hồ trán cao muôn trượng sẵn- đì như hồi bị Tàu Tưởng (không phải Tàu Mao, nói cho rõ) "tạm giữ". Có thương Cụ thì nên nói đúng rằng Cụ là người Cộng Sản chân chính, 2 ông Mác Lê bỏ qua, thậm chí thương tình đưa Cụ Hồ nhà mềnh lên cai quản đám địa chủ xuống đó thời Cải cách ruộng đất . Các bác trí thức liệu khéo khéo, cả 2 ông Mác lẫn Lê đều rất khó chịu đ/v những người Cộng Sản chân phụ hoặc chân trong chân ngoài . Các bác nói điêu quá chỉ khổ Cụ Hồ của chúng ta thôi!
Thượng nguyên. Rằm đầu của năm. 15/giêng. Lễ hội hoa đăng.
Trả lờiXóaTrung nguyên. Rằm giữa của năm. 15/7. Vu lan báo hiếu.
Hạ nguyên. Rằm áp cuối của năm. Cuối thu đầu đông. 15/10. Cơm mới.
Đã qua cái thời khốn nạn, đói ăn ,rách mặc,song lại đốí mặt với những thứ còn khốn nạn hơn,họ tìm mọi cách hủy diệt người dân.Ô nhiễm cả cuộc sống,thực phẩm bẩn,thuốc chữa bệnh giả, chả còn mấy cái thật.Dương thế đã quá suy!Do vâỵ người trần không còn biết tin vào đâu,để hóa giải những ngang trái,bất công,mong một ngày có công bằng,chỉ còn biết cầu xin các đấng thần linh,gia tiên ,tiền tổ,phù hộ cho gia đình thoát được kiếp nạn trần thế đã giáng họa xuống,mong một ngày được bình an vì dương đã quá suy,chỉ còn biết dựa vào âm.N Đ,
Trả lờiXóaAnh Thông ơi, sao anh nghiện ma Tàu thế? Tôi tưởng chỉ mấy anh thầy cúng bói, tướng số, tử vi phong thủy thôi chứ ! Họ giàu nhanh nhờ quanh năm dâng sao, giải hạn, cúng thuê, xem ngày tốt xấu ... làm mấy anh ngồi tù cứ mong họ vào giải cho để thoát án mà chờ mỏi cổ hoài k thấy. Nhắn họ đừng chê mấy anh ngồi tù k có tiền, họ nhiều tiền lắm đầy các bao tải, nếu giải được thì vác về không cần đếm. Muốn đếm thì mang về nhà gọi các em sinh viên đến giúp như mấy chùa ở HN vào các ngày này.
Trả lờiXóaDân u mê bởi mấy anh có chữ, nhất là Hán nôm. Bên công giáo không dùng Hán nôm nên không u mê.
U mê phải kể trước nhất những đứa quyền cao chức trọng, cướp đất của dân, bán tài nguyên đất nước cho ngoại bang, mang tài sản đất nước đi mua rác thải, làm dự án lỗ nghìn tỷ, và đánh đập bỏ tù những ai kể tội chúng. Rồi chúng cho vợ con đi chùa này đền nọ dâng sao giải hạn, tội càng cao thì lễ càng lớn mong mua chuộc thần linh. Rồi chúng đúc tượng lãnh tụ của chúng đưa vào thờ chung với trời phật, những mong lãnh tụ có chức tước ở chốn linh thiêng mà bao che cho chúng.
Trả lờiXóaU mê là những đứa thấy những điều đó hằng ngày nhưng bịt mắt, che tai.
U mê là những đứa không nhận ra rằng trong một xã hội mà đạo đức suy đồi, chân lý là quyền và tiền thì tôn giáo tuy có nhiều thiếu sót nhưng vẫn có tính răn đe và hướng thiện
U mê là những đứa căm thù tôn giáo, theo lệnh ai đó, giả vờ đứng ở phía tôn giáo này để đâm thọc, gây hiềm khích với tôn giáo khác. Hiểm độc nhưng hèn hạ!
Nhà cháu thấy "chỗ” thì vào
Trả lờiXóaCớ sao ông lại muốn đào bỏ đi
Duyên phận là cái chi chi
Nhà cháu đầu bảy có khi chạm rồi
Thượng tầng bạc trắng như vôi
Hạ tầng lõng thõng một vòi nước trong
Thế sự vẫn mãi long đong
Mà nào dám nghĩ tính công với đời
Ngục âm đâu có ông ơi
Mà bảo mở ngục cho người báo ân
Đã là người có nghĩa nhân
Tháng nào cũng vậy đong cân cho đều
Làm người phân định ghét yêu
Ghét nên dần bỏ, yêu nhiều dần lên
Ai cũng nên dưỡng tâm hiền
Làm lành tránh dữ mới nên con người
Cuộc nào rồi cũng kết thôi
Đời người không phải nổi trôi một lần
Luật Trời luôn rõ mực phân
Sống sao chịu vậy muôn phần tại ta
Hết hạn trần lại về nhà
Sống thiện Tiên tổ ai mà chẳng yêu
Những kẻ bạc ác dối điêu
Chết làm kiếp vật nay nhiều khắp nơi
Họ tưởng chỉ sống một đời
Thế là đục khoét tả tơi không ngừng
Loài kền kền cứ tửng tưng
Luôn hành điều ác dửng dưng kệ đời
Một tháng bảy chứ cả đời
Ân oán không thể mấy lời mà qua
Nghe vậy thôi đã ông nha!!!