Chẳng hạn, ngày 14.3 là tròn 33 năm ngày quân xâm lược Tàu cộng (tục gọi là Trung Quốc) ngang nhiên chiếm phi pháp các đảo trong quần đảo Trường Sa của nước ta, giết chết dã man 64 binh lính hải quân Việt Nam trên đảo Gạc Ma. Những tờ báo, tivi, đài phát thanh mậu dịch im hơi lặng tiếng không dám ho he hó hé đã đi một nhẽ, dân chả quan tâm bởi chúng đã chết trong lòng dân từ lâu rồi, nhưng ngay cả những tờ báo (in và điện tử) rụt rè, ngó trước ngó sau, nửa nạc nửa mỡ, thì dù có viết 10 vạn chữ mà không một lần dám nhắc, chỉ đích danh "quân xâm lược Trung Quốc" cũng chả ai thèm đọc, thậm chí còn khinh. Và tất nhiên là nó bị tẩy chay, sẽ mất điểm trong lòng người đọc.
Tôi có kinh nghiệm, cứ lướt nhanh qua, không thấy chữ "Trung Quốc" nào trong bài là chuyển ngay, ngắt cái phụp. Không ai rỗi hơi quan tâm tới thứ đồ hèn.
Hèn cũng phải có mức độ, đừng có hèn quá thể như thế. Nói ra thì hơi thô, nhưng như các cụ xưa bảo, hay ho gì cái kiểu "vừa đéo vừa run". Thà không viết gì có khi lại còn được thông cảm hơn.
Nguyễn Thông
Bác Thông nói chính xác quá các thể loại báo quốc doanh không còn là báo chí nữa nên đã chết trong lòng người đọc từ lâu lắm rồi. Chả phải điều tra làm gì cho lớn chuyện chỉ đến mấy quầy thuốc bắc thì thấy nguyên cả xê-ry các loại báo mậu dịch ấy.
Trả lờiXóaNên nhìn tổng thể của báo chí; tránh lấy số ít để đánh giá chung
Trả lờiXóa